Việc các bạn tiêm phòng vắc xin 4 bệnh cho mèo, không chỉ giúp bảo vệ chúng mà còn hỗ trợ tăng thêm sức đề kháng cho Boss để chống lại những căn bệnh đe dọa đến sự sống của chúng. Tuy nhiên, đi đôi với lợi ích thì cũng tiềm ẩn một vài rủi ro nhất định. Gần đây, đã có không ít các vụ tranh cãi về thời hạn phòng ngừa và thời điểm thích hợp để đi tiêm phòng vắc xin 4 bệnh cho mèo. Chính vì thế, thông qua bài viết ngày hôm nay Dogily muốn chia sẻ và giúp các bạn hiểu rõ hơn về đặc tính của những loại vắc xin này.
Trước khi tiêm phòng vắc xin cho mèo cưng của mình các bạn cần lưu ý những gì?
Vắc xin tiêm phòng cho mèo chính xác là gì?
Vacxin tiêm phòng cho mèo sẽ giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể mèo ngăn ngừa được những sự xâm nhập của các loài sinh vật gây bệnh. Trong vacxin cũng chứa những kháng nguyên giống như sinh vật đang gây bệnh, nhưng chúng không thực sự gây ra bệnh.
Chính điều này, đã giúp cho hệ miễn dịch nhận biết và tấn công các tác nhân gây bệnh hoặc nó giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh. Khi tiêm vacxin vào cơ thể, thì hệ miễn dịch sẽ bị kích thích nhẹ.
Hiện nay, các loại vacxin đặc biệt này rất quan trọng trong việc chăm sóc mèo . Tuy nhiên không phải tất cả những loài mèo đều cần được tiêm phòng bệnh. Các bạn nên hỏi đáp với thú y hay những người có chuyên môn về phương pháp tiêm phòng phù hợp nhất.
Những nhân tố cần được xem xét, trong đó bao gồm: Độ tuổi của mèo, tiền sử bệnh, lối sống và môi trường. Hầu hết các bác sĩ thú y đều khuyên các bạn nên tiêm phòng cho mèo những loại vacxin chính, để nhằm bảo vệ sức khỏe cho mèo cưng của bạn.
Tiêm vắc xin 4 bệnh cho mèo sẽ giúp ngừa những căn bệnh nào?
Các bạn hay nhớ tiêm phòng vắc xin 4 bệnh cho mèo của mình nhé! Đây có thể nói là cách nuôi tiết kiệm chi phí nhất và cũng là cách bạn phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khi tiêm vắc xin 4 bệnh cho mèo sẽ giúp chúng ngừa được những căn bệnh như sau:
Tiêm vắc xin 4 bệnh cho mèo để ngừa bệnh suy giảm bạch cầu – FPV
Bệnh suy giảm bạch cầu ở mèo do virus Parvo gây ra với những triệu chứng như viêm ruột, cùng tốc độ lây lan rất nhanh khi mèo tiếp xúc với dịch tiết từ mầm bệnh. Việc điều trị muốn có kết quả tốt phải tích cực và thường xuyên.
Căn bệnh này sẽ phát triển rất nhanh có khi sau 24h là mèo cưng của bạn có thể tử vong. Một số triệu chứng cụ thể bỏ ăn, ủ rũ, sốt, suy nhược đột ngột, mèo bị tiêu chảy trầm trọng, có khi tiêu chảy có nhớt,… Đối với thần kinh: Chúng đi loạng choạng và mất thăng bằng, có khi động kinh co giật và run.
Tiêm vắc xin có lợi ích gì?
Tiêm vắc xin để ngừa bệnh do Calicivirus – FCV
FCV là căn bệnh do Calicivirus gây ra. Nó mang một số triệu chứng về hô hấp như: hắt hơi, chảy dịch mũi, viêm kết mạc, giảm ăn hoặc bỏ ăn, sốt, loét lưỡi… Đường lây chính là do tiếp xúc với dịch tiết, giọt bắn ở trong không khí và môi trường sống bị ô nhiễm
Tiêm vắc xin 4 bệnh cho mèo để ngừa căn bệnh viêm mũi khí quản – FRV
FRV là căn bệnh do Herpesvirus gây ra, nó có khả năng lây cao và được lây truyền giữa cá thể mèo khi tiếp xúc với dịch hắt hơi, giọt bắn, hay sử dụng chung tô thức ăn, khay vệ sinh và môi trường sống bị ô nhiễm,…
Virus loại này thường ở dạng tiềm ẩn trong các tế bào thần kinh. Chúng có thể tồn tại suốt đời ở cơ thể của những chú mèo. Triệu chứng thường xuất hiện ở da trong thời gian dài, da bị sưng đỏ và loét, loét mũi và miệng, viêm kết mạc mắt, loét chân trước… Khi tiêm vắc xin 4 bệnh cho mèo dù chỉ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh, nhưng nó cũng giúp việc phòng ngừa và điều trị sau này sẽ dễ dàng hơn.
Ngừa bệnh viêm kết mạc, viêm nhiễm mắt trên mèo
Căn bệnh gây ra do vi sinh nội bào Chlamydia, nguyên nhân lây truyền chính là từ các nguồn thức ăn có nhiễm Chlamydia, bị lây nhiễm trực tiếp từ mèo bệnh. Triệu chứng của căn bệnh này ít và rất khó để phân biệt. Chính vì vậy, khiến nhiều chủ nuôi không thể phát hiện và điều trị kịp thời. Dấu hiệu của bệnh nặng đó là chảy nước mắt, có dịch nhầy, viêm kết mạc nhanh, màng mắt đỏ….
Giai đoạn nào thích hợp để tiêm phòng vắc xin cho mèo?
Lịch chích ngừa vắc xin 4 bệnh cho mèo như sau:
- Mũi tiêm đầu tiên của vắc xin 4 bệnh cho mèo: Từ 6 đến 8 tuần tuổi
- Mũi tiêm thứ 2 tiêm để nhắc lại cho mèo con nên từ khoảng 9 – 11 tuần tuổi
- Đếm mũi tiêm thứ 3 cũng là mũi tiêm nhắc lại cho mèo con từ giai đoạn 13 – 15 tuần tuổi
Sau khi tiêm đủ vắc xin cho mèo trong năm đầu tiên. Các năm tiếp theo các bạn chỉ cần tiêm nhắc lại 1 lần mũi 4 bệnh. Hãy nhớ rằng, vắc xin dại chỉ tiêm được khi mèo con đã đạt từ 3 tháng tuổi trở lên. Việc tiêm nhắc lặp lại mỗi năm ít nhất 1 lần.
Dogily – Đơn vị chuyên đồng hành cùng các bạn trong việc chăm sóc thú cưng của mình
Thông qua những chú ý trên Dogily hy vọng các bạn gia chủ sẽ phải biết làm gì là tốt nhất cho thú cưng của mình. Mọi chi tiết cần trao đổi hay thắc mắc thêm các bạn đều có thể liên hệ qua Hotline của chúng tôi nhé!
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn chó mèo cảnh thuần chủng.
Hình ảnh cửa hàng, nông trại
Địa chỉ liên hệ:
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.