Màu lông mèo Ba Tư

Được biết đến như mèo lông dài ở Anh và mèo Ba Tư Bắc Mỹ. Những con mèo cảnh dễ thương và hiền này trở nên phổ biến từ thời Victoria. Các màu lông mới không ngừngxuất hiện. Vẻ bên ngoài của chúng có một số thay đổi so với thời gian đầu. Hiện nay, chúng có khuôn mặt tròn và bằng hơn tai nhỏ hơn. Bộ lông trở nên rậm hơn và cần được chải lông hàng ngày để không bị rối. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu các màu lông của mèo Ba Tư nhé!

  • Nước xuất xứ: Anh.
  • Tổ tiên: Angora x Ba Tư.
  • Xuất hiện:Những năm 1880

Mèo Ba Tư màu trắng mắt cam

Mèo Ba Tư màu trắng nhân giống tại Chomeocanh.com
Mèo Ba Tư màu trắng nhân giống tại Chomeocanh.com

Những con mèo Ba Tư lông dài đầu tiên ở châu Âu vào màu trắng, mắt thường màu xanh lam. Loại mèo mắt cam là kết quả của việc lai tạo giữa các loài lông dài màu xanh, crème và đen.

ĐẶC ĐIỂM: Bộ lông dày, màu trắng, sợi dài. Loài mèo này có thân hình to lớn, mập và chắc. Khi mới sinh, mèo con thường có nhiều vết đậm màu trên đầu. Tuy nhiên, chúng sẽ mất đi khi mèo trưởng thành.

GHI CHÚ: Chỉ đến năm 1938, ở Anh, mèo trắng mắt xanh lam và mắt cam mới được chia thành hai nhóm riêng biệt

Mèo Ba Tư màu trắng mắt xanh lam

Thật không may, mắt xanh lam của loại mèo trắng lông dài thường liên quan đến tật điếc và chưa có một bằng chứng nào cho thấy có thể hạn chế được nhược điểm này.

ĐẶC ĐIỂM: Tất cả mèo trắng lông dài khi mới sinh đều có mắt màu xanh lam. Điều này thực sự gây khó khăn trong việc xác định ngay từ đầu những con sẽ bị dị tật sau này.

GHI CHÚ: Loài mèo gốc được đem từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Pháp trong những năm 1500 và được biết đến với tên Angora, lấy từ tên thủ đô của     Thổ Nhĩ Kỳ là Ankara.

Mèo Ba Tư màu trắng hai màu mắt (mắt lẻ, hai mắt không giống nhau)

Loại này có thể được lai tạo từ cha mẹ mắt xanh hoặc từ giao phối khác giống. Chứng bị điếc nếu có sẽ ở bên tai phía mắt màu

ĐẶC ĐIỂM: Mắt có quầng sẩm màu tương ứng lông trắng

GHI CHÚ: Sự lai tạo này được phát hiện tại Mỹ trong những năm 1950.

Mèo Ba Tư màu CRÈME

Màu crème là kết quả phối giống từ những cặp mèo có đốm vàng và mèo vằn màu hung. Tuy nhiên, mèo con sinh ra phần lớn là con đực

ĐẶC ĐIỂM: Màu crème nhạt rất được ưa chuộng và không có lông tơ màu trắng. Các vằn ở mèo con sẽ nhạt dần theo thời gian.

GHI CHÚ: Mèo crème lông dài đầu tiên được lai tạo có màu sậm hơn bây giờ, một số có các quềng màu nâu vàng

Mèo Ba Tư màu Hung

Đầu tiên rất khó lai tạo giống mèo này. Chúng được biết đến với tên gọi “Màu cam” , không có các vết đậm màu.

ĐẶC ĐIỂM: Lông màu hung rất đẹp và tất nhiên không có sợi lông màu trắng. Mèo con thường có các vết lông vằn, tuy nhiên khi lớn lên, chúng sẽ mất đ

GHI CHÚ: Việc thiếu mèo hung cái đã được khắcphục bằng cách cho lai tạo giữa mèo hung đực và mèo cái lông màu đốm vàng.

Mèo Ba Tư màu Lilac

Lilac là màu sô-cô-la nhạt và hai giống mèo này cùng phát triên theo hai nhánh tương tự nhau.

ĐẶC ĐIỂM: Rất khó để tạo ra màu lông xám xanh nhạt và lông cùng có chỗ đậm chỗ nhạt.

GHI CHÚ: Giống mèo này mới được lai tạo và được bổ sung vào nhóm lông dài. số lượng loại này không nhiều.

Mèo Ba Tư màu xám xanh

Mèo lông màu xanh đầu tiên là kết quả lai tạo giữa lông trắng và đen và sau đó được chọn lại để loại bỏ bớt phần lông màu trắng. Nữ hoàng Victoria đã giữ loại mèo này vì thế mà chúng được phổ biến.

ĐẶC ĐIỂM: Mèo con thường có các vết vằn, tuy nhiên khi lứn các vết này sẽ mất.

GHI CHÚ: Mèo xanh có nguồn gốc từ Nga, Ba Tư (ngày nay là Iran) và các nước láng giềng.

Mèo 34 màu sô cô la

Màu sô-cô-la có nguồn gốc từ việc phối giống giữa mèo Havana và lông dài màu xanh. Kết quả lai tạo đầu tiên dược công bố vào năm 1961.

ĐẶC ĐIỂM: Mục tiêu là tạo ra giống mèo có lông thuần màu sô-cô-la nâu và không có bất kỳ một vết màu nào khác.

GHI CHÚ: Việc dùng mèo Havana đà cho các thế hệ đầu tiên có mặt dài và tai rộng. Tuy nhiên những khuyết điểm này được khắc phục bằng cách tuyển chọn thật kỹ để cho ra giống mèo như ngày nay.

Mèo 34 màu đen

Đây là màu đầu tiên có ở Anh. Những con mèo này đã được triển lãm trong cuộc trình diễn mèo lần đầu ở Anh năm 1871. Chúng cũng khá phổ biến ở Mỹ trong cùng thời gian.

ĐẶC ĐIỂM: Màu lông đen tuyền, không có vết hay màu lông nào khác. Mèo con thường có màu xám. Tuy nhiên, màu này sẽ chuyển sang đen khi mèo được tám tháng tuổi.

GHI CHÚ: Những con mèo đen lông dài đầu tiên khác xa so với loài mà chúng ta thấy ngày nay.

Mèo Ba Tư màu Creme và trắng

Lúc đầu, mục đích lai là nhằm tạo giống mèo có màu lông giống như thỏ Hà Lan. Tuy nhiên, điều này không thể thực hiện được.

ĐẶC ĐIỂM: Màu crème nhạt cùng với màu lông trắngchiếm một phần ba hoặc một nữa.

GHI CHÚ: Mèo hai màu lông có một lịch sư dài trong thế giới của loài mèo. Tuy nhiên chúng chưa bao giờ được phổ biến rộng rãi trong thời kỳ đầu tiên.

Mèo 34 màu hung và trắng

Loại này rất khó để lai tạo thành công vì có rất nhiều vết xuất hiện ở phần lông màu hung bị xem như những khiếm khuyết về bộ lông.

ĐẶC ĐIỂM: Yêu cầu chính ở lông màu hung đậm và nhiều. Phần màu trắng phải thật sáng. Loại mèo này không nên quá khác biệt so với những con mèo Ba Tư lông dài khác.

GHI CHÚ: Sự thay đổi về tiêu chuẩn hai màu lông ở Anh năm 1971 đã làm cho rất nhiều người thích loại mèo này. Tuy nhiên, rất khó đế có thể tạo ra loại mèo có màu lông như mong muốn.

Mèo Ba Tư màu Lilac và trắng

Đầu tiên, chỉ một số màu truyền thống (đen, xanh, hung và crème) mới được kết hợp với trắng, tạo thành mèo hai màu. Đến năm 1971, điều này đã thay đổi và bạn có thể quan sát loại mèo dưới đây.

ĐẶC ĐIỂM: Chân chủyếu là màu trắng và một ít màu trắng được phép có ở đuôi.

GHI CHÚ: Loại mèo này Lạo ra rất dề vì một khi lông dài màu Lilac sẽ cho phối với mèo màu trắng.

Mèo 34 màu xám xanh và trắng (bicolor)

Nhìn chung, mèo hai màu phần lớn đều khỏe mạnh. Tuy nhiên, lông của chúng cần được chải một cách kỳ lưỡng để các vùng lông được phô bày ra một cách ấn tượng nhất

ĐẶC ĐIỂM: Mèo đực thường phát triển rất to, trong khi mèo cái có thân hình nhỏ hơn. Bộ lông không nên có các vằn vệt. Lông dày tạo thành diềm ở phần vai và giữa hai chân trước.

GHI CHÚ: Mọi người thích mèo này với bộ lòng đậm hơn như trong hình minh họa.

Mèo Ba Tư màu sô cô la và trắng

Loại này được lại tạo từ mèo màu sô-cô-la và màu trắng

ĐẶC ĐIỂM: Khu vực có màu nên chiếm một phần hai hoặc một phần ba bộ lông.

GHI CHÚ: Bắt nguồn từ những thay đổi trong tiêu chuẩn của Anh năm 1971 mà loại này dược khuyến khích phát triển.

Mèo 34 màu đen và trắng (Tuxedo)

Lúc đầu, mèo có hai màu này bị xem là điềm xui

ĐẶC ĐIỂM: Cùng như các loại hai màu khác, một tỉ lệ cân đối giữa các vệt rất được ưa chuộng, chẳng hạn như vệt màu trắng trên mặt. Hình dáng của loại mèo này không khác so với những con mèo Ba Tư lông dài khác.

GHI CHÚ: Mèo hai màu không được công nhận khi tham gia tranh tài tại Anh cho đến năm 1966 và chỉ đến năm 1971 khi mà những tiêu chuẩn thực tế hơn về các đốm trên lông được thông qua.

Mèo Ba Tư màu xanh và creme

Kể từ lần đầu tiên được công nhận vào năm 1929, một số mèo xanh-crème đã được nuôi tại Anh

ĐẶC ĐIỂM: Màu lông yêu thích cua những con mèo này khác nhau theo từng quốc gia. Chẳng hạn như theo tiêu chuẩn của Anh, màu đẹp là màu pha trộn giữa hai màu, trong khi ở Mỹ, hai màu phân biệt rõ lại được ưa thích hơn

GHI CHÚ: Những con mèo này thường là mèo cái và bất kỳ mèo đực nào sinh ra đều không có khả năng sinh sản.

Mèo 34 màu đốm vàng

Mèo đốm vàng rất hiền. Tuy nhiên, không dễ để nuôi được mèo loại này theo các tiêu chuẩn trình diễn.

ĐẶC ĐIỂM: Màu lông bao gồm đen và hung đậm.

GHI CHÚ: Màu lông này được phát triển lần đầu vào cuối những năm 1890 và nhanh chóng trở thành màu yêu thích ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương.

Mèo Ba Tư màu xám xanh – creme và trắng

Rất khó để có thể tạo ra một loại mèo màu xanh-crème mà các màu lông trộn lẫn vào nhau.

ĐẶC ĐIỂM: Những con mèo đặc biệt này, lông màu trắng phải chiếm một nửa hay một phần ba bộ lông và phần còn lại là màu xanh-crème. Các vùng lông phải được phân rõ và không có lông trắng lẫn trong vùng xanh-crème.

GHI CHÚ: Chải chuốt kỹ bộ lông trước khi triển lãm sẽ giúp các màu phô bày ra một cách rõ ràng nhất.

Mèo 34 màu xanh đốm, vàng nhạt

Đầu tiên rất khó để phân biệt loại mèo này từ những con xanh-crème do các màu sáng ở phần dưới lông chỉ xuất hiện khi mèo con được ít nhất là ba tuần tuổi.

ĐẶC ĐIỂM: Trong trường hợp này, đầu sợi lông là màu xanh với một số vệt màu crème. Lông tơ có màu trắng càng tốt. Da ở mùi có thể là màu hồng hoặc xanh hoặc là kết hợp của cả hai màu.

GHI CHÚ: Bên cạnh đó, những con mèo màu xanh đốm vàng nhạt là dạng nhạt hơn của màu đốm vàng nhạt.

Mèo Ba Tư đốm vàng và trắng

Bắc Mỹ, những con mèo này rất hiếm trước khi chúng được công nhận vào năm 1950.

ĐẶC ĐIỂM: Lông trắng chiếm một phần ba hoặc một nửa bộ lông và không có lông màu trắng trong các vùng lông màu.

GHI CHÚ: Tiêu chuẩn đánh giá cùng khác nhau ở các nơi trong đó có Bắc Mỹ, nơi yêu thích màu trắng ở phần dưới bụng.

Mèo 34 đốm vàng và trắng vằn

Loại mèo này dựa trên mèo Van Thổ Nhĩ Kỹ. Đậy là loại mèo màu trắng có một số màu hạn chế ở khu vực đầu, tai và đuôi. Các màu này hiện nay vẫn tiêp tục được phát triển.

ĐẶC ĐIỂM: Loại mèo này gồm ba màu và con mèo trong hình minh họa có màu chủ đạo là đốm vàng gồm hai màu đen và hung. Ngày nay, hai màu này trở nên rất phổ biến.

GHI CHÚ: Loại mèo này dược công nhận vào năm1986 dưới cái tên “Harlequin”

Mèo Ba Tư sô cô la đốm vàng

Đây là một những kết hợp màu mới, màu sô-cô-la đốm vàng cho kết quả tốt nhất trong mùa đông khi bộ lông dày nhất.

ĐẶC ĐIỂM: Ở đây, màu cơ bản là sô-cô-la, kèm theo những vệt màu hung đậm nhạt khác nhau, về hình dáng, những con mèo này giống mèo Ba Tư lông dài thông thường với đầu to.

GHI CHÚ: Sau khi lai tạo thành công mèo lông dài sô- cô-la thì việc kết hợp các màu với sô-cô-la trở nên dễ dàng hơn.

Mèo Ba Tư sô cô la đốm vàng vằn

Đa số mèo vằn lông dai đều có bộ lông kiểu cổ điển, mèo lông dài các vệt có xu hướng ngày càng khó phân biệt.

ĐẶC ĐIỂM: Trong trường hợp này, vệt màu sô-cô-la kết hợp với màu đốm vàng dưới dạng mau hung đậm va nhạt. Chân có thể là màu sô-cô-la, màu hồng hoặc kết hợp cả hai.

GHI CHÚ: Ở Mỹ, loại mèo này được biết đến với tên gọi “mèo vằn đốm”

MÈO 34 LILAC VẰN

Mặc dù được lai tạo từ mèo lilac lông dài khoảng trước những năm 1960, tuy nhiên, đến nay, loại mèo này mới dược bổ sung vào danh mục mèo Ba Tư lông dài.

ĐẶC ĐIỂM: Toàn thân màu nâu nhạt, lẫn trong đó là các vệt màu lilac. Tất nhiên, những vệt này ở hai bên hông, chạy xuôi ra đằng sau dưới dạng vằn.

GHI CHÚ: Các vằn trên mèo lông dài được giới thiệu kèm theo những màu mới khi chúng trở nên phổ biến.

MÈO 34 XANH VẰN

Những con mèo xanh vằn đầu tiên được phát hiện trong ổ của mèo nâu vằn lông dài. Tuy nhiên, loại này cùng có thểđược lai tạo bằng cách cho phối giữa mèo xanh và mèo nâuvằn.

ĐẶC ĐIỂM: Loại mèo này có sự tương phản rõ nét, các vệt màu xanh đậm xen lẫn màu xanh nhạt quanh thân.

GHI CHÚ: Ở Mỹ, loại mèo nay được chấp nhận vào năm 1962. Tuy nhiên, ở Anh, chúng chỉ mới đạt được nhưng bước đầu trong quá trình được công nhận.

MÈO 34 HUNG VẰN

Mèo hung vằn lông dài được trình diễn vào thế kỷ trước. Tuy nhiên, số lượng loại này đã giảm nhiều kể từ sau Chiến tranh Thế giới II.

ĐẶC ĐIỂM: Màu cơ bản là màu hung và một số vệt màu đậm hơn.

GHI CHÚ: Đầu tiên được gọi là mèo vàn cam, loại này rất phổ biến ở Bắc Mỹ.

MÈO BA TƯ BẠC VẰN

Mèo bạc vằn con thường có màu đen khi mới sinh và có lột sô vệt sẽ trở nên rất rõ khi chúng lớn.

ĐẶC ĐIỂM: Toàn thân màu bạc với một sô vệt màu đen, không được có vệt trắng hay nâu trên bộ lông.

GHI CHÚ: Cuối những năm 1880, loại mèo này mới trở nên phổ biến.

MÈO BA TƯ NÂU CỔ ĐIỂN VẰN

Màu lông này rất ấn tượng bởi bộ lông màu nhạt xen lẫn những vệt màu đậm.

ĐẶC ĐIỂM: Màu cơ bản là màu lông chồn với những vệt màu đen đậm. Mắt phải là màu cam hay đồng và không có màu xanh trong con ngươi mắt. Da mũi phải có màu đỏ gạch. Chân có thể màu đen hoặc nâu.

GHI CHÚ: Một câu lạc bộ chuyên về loại mèơ này có ở Anh, tổ chức mèo Ba Tư nâu vằn, được thành lập để quảng bá cho loại mèo này từ thời Victoria.

MÈO BA TƯ ĐỐM VÀNG VẰN

Những con mèo lông dài này cũng có các vệt tương tự màu đốm vàng và hung, cả hai màu này đều có thể dễ dàng quan sát được

ĐẶC ĐIỂM: Trong trường hợp này, vệt vằn màu đen hòa lẫn rèn nền lông màu nâu đồng. Màu đốm vàng cũng nhìn thấy được.

GHI CHÚ: Vằn đốm vàng thường là mèo cái.

MÈO BA TƯ BẠC ĐẬM

Trước đây có một sự nhầm lẫn giữa màu bạc đậm và màu Chinchilla. Mèo con của hai màu này có thể xuất hiện trong cùng một ổ và những con có màu đậm hơn sẽ trở nên nhạt hơn và đó là màu Chinchilla.

ĐẶC ĐIỂM: Trong trường hợp mèo bạc đậm,màu đen thường chiếm một phần ba chiều dài sợi lông.

GHI CHÚ: Những nhà lai tạo đã tập trung tách hai loại xác định rõ ràng bằng cách chọn giống.

MÈO 34 CHINCHILLA

Sự phân chia hai màu bạc tối và màu Chinchilla đà được sắp đặt lại.

ĐẶC ĐIỂM: Các vết trên mèo Chinchilla thường nhạt hơn so với mèo bạc tối.

GHI CHÚ: Loài mèo này được phát triển bắt nguồn từ mèo bạc vằn trong những năm 1800.

MÈO 34 CRÈME NHẠT

Sự tương phản trong trường hợp này không hoàn toàn rõ ràng như những màu đậm hơn. Tuy nhiên, màu lông này vẫn rất cuốn hút.

ĐẶC ĐIỂM: Màu cơ bản là màu crème nhạt dần thành màu trắng ở hai bên hông và sườn. Lông tơ rõ nhất khi mèo di chuyển.

GHI CHÚ: Loại mèo này cần thường xuyên được chải lông để bộc lộ hết vẻ đẹp của bộ lông màu nhạt. Với loại này, mèo con cần ít nhát là sáu tháng tuổi trước khi chúng được mang ra trình diễn.

MÈO 34 XANH NHẠT

Tất cả mèo lông dài đều cần được chải lông mỗi ngày. Lượng dầu thừa trong lông có thể giải quyết bằng cách chà bột ngô vào lòng sau đó chải đi hết.

ĐẶC ĐIỂM: Màu xanh nhạt dần thành màu bạc ở hai bên thân mèo. Lông tơ nên là màu trắng càng tốt để tạo sự tương phản ấn tượng. Đầu và chân có màu xanh đậm.

GHI CHÚ: Số lượng mèo xanh nhạt không ổn định vì có sự tăng giảm thất thường qua các năm.

MÈO 34 ĐEN NHẠT

Có một số ý kiến khác nhau về độ đậm của màu đen ở những con mèo này. Người Anh thích những con có màu đậm hơn. Sự tương phản giữa lông tơ màu trắng và đầu đen trên mỗi sợi lông tạo ra màu đen nhạt. Nên thường xuyên chải lông để bộc lộc hết vẻ đẹp của những chú mèo này.

ĐẶC ĐIỂM: Loại mèo này cũng tương tự như những con mèo lông dài khác về hình dáng phải có đầu tròn, rộng và thân chắc, mập. Màu mắt nên là màu cam hay đồng.

GHI CHÚ: Trở lại những năm 1860, màu đen nhạt là màu truyền thống.

MÈO 34 XANH-CRÈME NHẠT

Khi chọn mèo con lông dạng nhạt, hãy tìm những con có lông tơ màu sáng nhất vì chúng thường có màu lông đẹp khi trưởng thành. Chải lông thường xuyên cùng rất quan trọng trong việc duy trì và làm tôn thêm vẻ bề ngoài của những con mèo này.

ĐẶC ĐIỂM: Trong trường hợp màu xanh-crème nhạt, đầu sợi lông nên là sự pha trộn giữa màu xanh và crème, hòa lẫn vào nhau để tạo một vẻ bề ngoài cuốn hút. Lông tơ bên dưới càng trắng càng tốt.

GHI CHÚ: Trước đây, việc lai tạobao gồm mèolông dài màu xanh-crème đã được sử dụng để cải       thiện hình dáng của những con mèo lông dạng nhạt khác.

MÈO BA TƯ ĐỐM VÀNG NHẠT

Như những mèo lông màu nhạt khác, các vệt ở đây mở rộng hơn so với mèo lông dài màu tối, làm cho các màu này dễ nhìn thấy hơn. Loại mèo này phần lớn là mèo cái.

ĐẶC ĐIỂM: Những con mèo này nên tương tự loại mèo lông dài đốm vàng với những vệt màu hung, crème và đen. Tuy nhiên, khi chúng di chuyển các lông tơ màu trắng trở nên dễ quan sát và tạo ra một sự tương phản rõ rệt.

GHI CHÚ: Lai chéo giữa mèo lông màu nhạt và lông dài đốm vàng sẽ tạo ra loại mèo này.

MÈO BA TƯ HỢP KIM THIẾC

Nhìn bề ngoài, cả mèo màu hợp kim thiếc và màu bạc tối lông dài rất giống nhau. Do đó, chỉ có thể phân biệt hai loại này qua màu mắt của chúng.Mèo màu hợp kim thiếc có mắt màu cam hoặc đồng.

ĐẶC ĐIỂM: Bộ lông màu trắng với những vệt màu đen. Lông tơcũng có màu trắng, ở chân có những vệt màu đậm hơn. Mùi màu đỏ gạch với đường viền đen xung quanh.

GHI CHÚ: Mèo màu hợp kim thiếc lông dài được lai từ mèo màu Chinchilla.

MÈO 34 VÀNG BA TƯ

Màu đặc trưng của loại mèo này là kết quả của những vệt trên từng sợi lông.

ĐẶC ĐIỂM: Lông tơ thay đổi từ màu apricot đến vàng với lông màu nâu sẫm hay đen ở đầu, lưng, sườn và đuôi. Chân có thể là màu nâu sẫm hay đen.

GHI CHÚ: Ở Mỹ, loại mèo này chi được chấp nhận khi có màu nâu sẫm.

MÈO BA TƯ ĐỐM VÀNG CAMEO

Sự tương phản rõ nét trên bộ lông của mèo màu đốm vàng cameo, cả ở lông tơ lẫn lông chính phủ ngoài.

ĐẶC ĐIỂM: Màu crème, hung và đen đốm vàng nén tạo thành những vệt. Không được có màu nào quá đậm trên chản hoặc bàn chân.

GHI CHÚ: Chải lông hàng ngày là cần thiết, khôngchỉ nhằm mục đích trình diễn bộ lông mà còn giúp tránh bị rối.

MÈO BA TƯ CRÈME CAMEO ĐẬM

Một vẻ bề ngoài thật lôi cuốn cua những con mèo này là kết quả của sự tương phản giữa lông tơ màu trắng và lông dài màu crème.

ĐẶC ĐIỂM: Vùng lông màu crème rõ nhất là trên mặt và dọc theo lưng cho đến tận đuôi. Chân và bàn chân cũng có màu tối. Lông tai, hai bên sườn, diềm và phần dưới bụng có màu nhạt hơn.

GHI CHÚ: Loại mèo này được phát triển ở Mỹ trong những năm 1950.

MÈO BA TƯ CRÈME SHELL CAMEO

Lông của loại mèo này có màu sáng hơn so với mèo màu crème đậm hay màu nhạt đậm. Sự khác nhau là do màu ởđầu sợi lông ngắn hơn.

ĐẶC ĐIỂM: Vẻ ngoài hấp dân là do sự kết hợp giữa lòng trắng và lông màu crème. Bàn chân và mũi nên có màu hồng.

GHI CHÚ: loại này được hfinh thành ở Úc, New Zealand và Bắc Mỹ trong những năm 1960. Mèo màu đá đầu tiên ở châu Âu được lai tạp ở Hà Lan năm 1962, hai năm sau khi Mỹ công nhận.

MÈO BA TƯ HUNG CAMEO ĐẬM

Mặc dù một sô mèo màu cameo đã được biết đến trong nhiều năm. Tuy nhiên, mãi đến những năm 1950, tiến sĩ Rachel Salisbury mới bắt đầu nghiên cứu để phát triển chúng. Hiệp hội mèo Hoa Kỳ chấp nhận những con mèo này vào năm 1960. Kể từ đó, loại mèo này ngày càng trở nên phổ biến.

ĐẶC ĐIỂM: Lông tơ màu trắng, đầu sợi lông màu hung tạo nên một sự tương phản trên bộ lông. Màu hung chiếm phần lớn ở thân trên, trải rộng từ đầu cho đến đuôi. Phần dưới bụng có màu nhạt hơn.

GHI CHÚ: Không nên xuất hiện các vằn trên bộ lông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *