Cách đỡ đẻ cho mèo tại nhà

Một ngày nọ, bỗng dưng bạn thấy bụng chú mèo của bạn to hơn bình thường. Có thể mèo của bạn đang mang thai một bầy mèo con dễ thương và sắp trở thành bà mẹ tương lai. Cần lưu ý những gì trong thai kỳ? Cần làm gì trước, trong và sau khi mèo mẹ sinh con? Chăm sóc mèo mẹ, và mèo con sau khi sinh như thế nào? Trong bài viết này, Chomeocanh.com sẽ chia sẻ cho bạn cách để đỡ đẻ cho mèo mẹ an toàn và lành mạnh. Chuẩn bị cho bạn sẵn sàng mọi thứ để chào đón những bé mèo con trong tương lai.

Hai bé mèo Toyger con mới đẻ bố mẹ nhập châu Âu tại Trại mèo Chomeocanh.com. Màu mảng đẹp và sắc nét ngay từ khi mới sinh.
Hai bé mèo Toyger con mới đẻ bố mẹ nhập châu Âu tại Trại mèo Chomeocanh.com. Màu mảng đẹp và sắc nét ngay từ khi mới sinh.

Những điều cần quan tâm trong thai kỳ?

Thời gian

  • Thời gian mèo mang thai kéo dài từ 64 đến 71 ngày. Hầu hết các chú mèo mẹ hạ sinh mèo con trong khoảng từ ngày 63 đến 65.
  • Ngày phối giống nên được ghi lại để có thể dự đoán ngày đẻ. Nên đi kiểm tra thú y từ ba đến bốn tuần sau khi phối giống để xác nhận việc mang thai của mèo cái.
Phối giống tại trại mèo Chomeocanh.com Đà Lạt.
Phối giống tại trại mèo Chomeocanh.com Đà Lạt.

Chế độ ăn uống

  • Mèo cái nên được cho ăn một nhãn hiệu hạt cao cấp về dinh dưỡng trong suốt thời kỳ mang thai và trong một tháng sau khi mèo con cai sữa. Các cửa hàng thú cưng hay các bác sĩ thú y luôn có sẵn chế độ ăn phù hợp cho cả mẹ và bé. Chế độ ăn rất quan trọng vì cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho mèo mẹ và lứa con. Bên cạnh những chế độ ăn phù hợp thì không cần bổ sung canxi, vitamin hoặc khoáng chất. Tất cả để có một lứa con sinh ra an toàn và khỏe mạnh nhất.
  • Khi mang thai, mức tiêu thụ thức ăn của mèo mẹ thường sẽ nhiều hơn 50% so với mức của mẹ trước khi mang thai. Vào cuối thời kỳ cho con bú, nó có thể nhiều hơn gấp đôi so với trước khi mang thai. Có thể chúng ta sẽ cần tăng số lần cho ăn mỗi ngày để giúp mèo con ăn đủ nhu cầu của mình và của mèo con.

Xem thêm video cách nuôi và chăm sóc mèo con từ khi mới đẻ cho đến lúc trưởng thành.

Cần chuẩn bị gì cho quá trình sinh nở của mèo mẹ?

  • Sau khi phối giống thành công, nhiều những con mèo có biểu hiện thay đổi hành vi. Hầu hết đều phát triển tính cách ngọt ngào và yêu thương bất thường. Vì chúng đòi hỏi nhiều tình cảm và sự quan tâm hơn trong thai kỳ.
  • Trong giai đoạn sau của thai kỳ, mèo mẹ tương lai thường bắt đầu tìm kiếm một nơi an toàn để sinh.
Một bé mèo cái trưởng thành giống đang mang thai gần 2 tháng sắp đẻ tại trại mèo Chomeocanh.com.
Một bé mèo cái trưởng thành giống đang mang thai gần 2 tháng sắp đẻ tại trại mèo Chomeocanh.com.
  • Trước thời điểm này, một thùng sinh nên được chọn và đặt ở một nơi yên tĩnh, chẳng hạn như tủ quần áo hoặc góc tối. Chiếc thùng phải đủ rộng để mèo có thể tự do di chuyển. Nhưng phải đủ thấp để mèo có thể nhìn ra ngoài và bạn có thể thò tay vào bên trong để trợ giúp cần thiết. Đáy hộp nên lót nhiều lớp báo hoặc vật liệu thấm hút dùng một lần khác. Mục đích để tạo chỗ ẩn náu riêng tư cho bà mẹ tương lai. Chúng có thể dễ dàng lấy ra và vứt bỏ sau khi hấp thụ dịch tiết trong quá trình sinh.

Điều gì sẽ xảy ra trong một cuộc chuyển dạ và sinh?

  • Các biểu hiện sắp chuyển dạ thường bao gồm lo lắng, căng thẳng và thở hổn hển. Đôi khi mèo mẹ sẽ bỏ ăn trong ngày cuối cùng của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp, nhiệt độ trực tràng giảm xuống dưới 100 ° F (37,5 ° C) xảy ra trong 24 giờ qua và báo hiệu chuyển dạ sắp xảy ra. Sữa sẽ được tiết ra ở các tuyến vú từ 24-48 giờ trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nhiều con mèo sẽ thích được một mình trong quá trình sinh nở.
  • Khi bắt đầu chuyển dạ, hầu hết mèo đều trải qua cuộc sinh nở khá an toàn và dễ dàng. Tuy nhiên, nếu đây là lứa đầu tiên của mèo, bạn nên theo dõi chặt chẽ cho đến khi ít nhất một hoặc hai chú mèo con được sinh ra. Nếu những chú mèo con đầu tiên này được sinh ra nhanh chóng và không có biến chứng. Có thể không cần thiết phải đi khám bác sĩ thú y. Mặc dù tốt nhất là luôn sẵn sàng nếu có trường hợp khẩn cấp hay chuyển biến xấu. Nếu rời khỏi phòng, mèo mẹ có thể bỏ mặc mèo con và có khả năng làm gián đoạn quá trình chuyển dạ. Nên nếu đã quyết định đỡ đẻ cho một cô mèo mẹ, nên ở lại với chúng đến khi mọi thứ xong xuôi.
  • Thời gian giữa các lần đẻ có thể khác nhau ở các giống. Với mèo mẹ, thời gian giữ các đứa con từ 30 – 60 phút. Rất hiếm khi một con mèo có thể đẻ một hoặc hai con sau đó gián đoạn quá trình chuyển dạ. Trong khoảng thời gian hai mươi bốn giờ trước khi phần còn lại của lứa được sinh ra. Theo quy định, nếu quá trình chuyển dạ không tiếp tục trong vòng vài giờ sau khi sinh những chú mèo con đầu tiên, thì nên tới gặp bác sĩ thú y. Nếu quá trình chuyển dạ bị gián đoạn từ hai mươi bốn giờ trở lên, chắc chắn phải nhờ đến sự trợ giúp của thú y.

Một đàn mèo con khỏe mạnh được nhân giống, sinh đẻ tại trại mèo Chomeocanh.com.

Làm sao để biết có chuyện gì không ổn xảy ra?

  • Nếu mèo con hoặc một chiếc túi chứa đầy chất lỏng nhô ra khỏi âm đạo. Nhưng không được sinh trong vòng vài phút, bạn nên hỗ trợ sinh. Có thể dùng gạc thấm nước hoặc khăn mỏng để làm vỡ chiếc túi và nắm chặt đầu hoặc bàn chân. Khi cơn co thắt tiếp theo xảy ra, hãy kéo nhẹ nhàng nhưng dứt khoát theo hướng đi  xuống. Tức là kéo ra ngoài và xuống về phía chân sau của chú mèo.
  • Không thể kéo mèo con ra ngoài dễ dàng hoặc nếu mèo mẹ khóc dữ dội trong suốt quá trình này. Có thể mèo con đã bị từ bỏ bởi mèo mẹ. Cần có sự can thiệp của bác sĩ thú y ngay lập tức.

Có nên để mèo con lại với mèo mẹ sau khi sinh không?

  • Việc có một chiếc thùng nhỏ hơn lót khăn ấm cho mèo con mới sinh sẽ tốt hơn. Làm khăn ẩm, ấm bằng các quay sơ trong lò vi sóng.
  • Chờ cho đến khi mèo con đã ổn định và khô ráo. Sau đó đặt chúng vào thùng lồng ấp trong khi mèo mẹ hoàn thành việc đỡ đẻ cho những chú mèo con khác.

Sau khi đỡ mèo mẹ sinh con

  • Mỗi con mèo con được bao bọc trong một túi là một phần của nhau thai. Sau khi sinh, mèo mẹ nên dùng lưỡi để xé túi và để lộ miệng và mũi của mèo con. Chúng sẽ liếm sạch chất lỏng và mô nhau thai. Mèo mẹ sẽ cắt đứt dây rốn bằng cách cắn nhai. Sau đó, nó tiến hành làm sạch cơ thể bằng cách liên tục liếm láp.
  • Điều này giúp kích thích tuần hoàn và khiến mèo con bắt đầu thở. Chải chuốt cũng làm bộ lông sau sinh. Sau mỗi lần sinh nở, phần còn lại của nhau thai thường được tống ra khỏi tử cung. Mèo mẹ thường sẽ ăn những chiếc nhau thai này. Bạn không cần quá lo lắng nếu thấy mèo mẹ làm những hành động này. Đây hoàn toàn là hành động tự nhiên.

Cần làm gì sau khi mèo mẹ đã hoàn thành việc sinh đẻ.

  • Sau khi hoàn tất việc đỡ đẻ, những tờ báo bị bẩn nên được lấy ra khỏi chiếc thùng của mèo mẹ. Thùng đã làm sạch nên được lót bằng bộ  giường mềm trước khi đưa mèo con trở về. Khi này, mèo mẹ nên sẵn sàng chấp nhận mèo con và nằm nghiêng để cho con bú.
  • Tốt nhất nên có bác sĩ thú y kiểm tra mèo mẹ và lứa con của nó trong vòng hai mươi bốn giờ sau khi sinh. Việc kiểm tra này nhằm đảm bảo rằng không có mèo con nào chưa được sinh ra. Và cũng để xác định xem sản lượng sữa có đủ hay không. Người mẹ có thể được tiêm hormone oxytocin để co thóp tử cung và kích thích sản xuất sữa.
  • Mèo mẹ có thể sẽ bị ra máu ở âm đạo trong vài ngày sau khi sinh. Nếu việc tiếp tục kéo dài hơn một tuần, bác sĩ thú y của bạn nên khám cho nó. Có thể nó đang gặp các biến chứng sau sinh như có nhau thai còn sót lại.

Cần làm gì khi mèo gặp vấn đề khó sinh?

  • Mặc dù hầu hết mèo sinh con mà không cần sự hỗ trợ của con người. Các vấn đề phát sinh hay các chuyển biến xấu cần sự hỗ trợ của bác sĩ thú y chuyên nghiệp. Nếu một trong các hiện tượng sau đây xảy ra, cần ngay lập tức liên lạc với bác sĩ thú y:
  • Sau 20 phút chuyển dạ căng thẳng với mèo mẹ xảy ra mà không có một con mèo con nào được sinh ra.
  • Một chiếc túi chứa đầy chất lỏng có thể nhìn thấy ở cửa âm đạo.
  • Người mẹ trở nên trầm cảm đột ngột hoặc hôn mê sâu khi đang đẻ.
  • Nhiệt độ trực tràng của mẹ vượt quá 39,4ºC, mèo mẹ có thể đang sốt.
  • Âm đạo mèo chảy ra máu tươi kéo dài hơn mười phút.
  • Chứng khó sinh có thể được quản lý bằng phẫu thuật hoặc không cần phẫu thuật. Tình trạng của mẹ, kích thước của âm hộ đẻ và kích thước của mèo con là những nhân quyết định. Nên hay không nên mổ.

Chăm sóc mèo con sau sinh

  • Mèo con sơ sinh có thể hút chất dịch tiết khi sinh vào phổi. Bạn sẽ nhận thấy bằng tiếng kêu khàn khàn khi thở. Chất lỏng này có thể được loại bỏ bằng cách sau:
  • Đầu tiên, giữ mèo con trong lòng bàn tay. Đầu mèo con nên được nâng vào giữa hai ngón tay cái. Thân của nó phải được giữ chặt vào lòng bàn tay của bạn bằng tay kia.
  • Tiếp theo, vung tay nhanh chóng theo chiều từ trên xuống dưới. Theo chuyển động này sẽ khiến mèo con thở há miệng. Trọng lực sẽ giúp chất lỏng và chất nhầy được đẩy ra khỏi phổi. Quá trình này có thể được lặp lại nhiều lần cho đến khi tiếng thở ra từ phổi rõ và trong.
  • Có thể quan sát màu sắc của lưỡi để xem coi bạn đã thành công hay chưa. Đây là kim chỉ đáng tin cậy. Nếu mèo con được cung cấp đầy đủ oxy. Lưỡi nó sẽ có màu hồng đến đỏ. Lưỡi có màu hơi xanh cho thấy phổi không đủ oxy. Báo hiệu rằng quy trình vung cần được lặp lại. Cần phải thật cẩn thận khi thực hiện thao tác này. Không đung đưa mèo con quá mạnh. Hoặc vô tình để mèo con tuột ra khỏi tầm tay của bạn.

Xem video hướng dẫn cách nuôi mèo con trên kênh Youtube Chomeocanh.com. Đăng ký kênh tại đây.

Việc sinh non có phổ biến ở mèo không?

  • Đôi khi, mèo mẹ có thể sinh con non. Trong trường hợp trên, mèo con có thể nhỏ, gầy và ít hoặc không có lông. Mặc dù chúng có thể sống sót với sự chăm sóc chu đáo và cẩn thận. Nhưng hầu hết mèo con chết yểu bất kể bạn đã nỗ lực hết sức. Nếu bạn muốn cố gắng cứu sống mèo con bị sinh non.
  • Bác sĩ thú y tại Chomeocanh.com có thể cung cấp cho bạn những hướng dẫn cụ thể và chi tiết. Bao gồm cả cách cho mèo con bú sữa mẹ khi chúng quá yếu để tự ăn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *