Mèo Bengal (hay còn gọi là mèo báo) là giống mèo được nhiều người yêu thích vì vẻ ngoài ấn tượng giống mèo rừng nhưng tính cách lại vô cùng thân thiện và gần gũi. Trong bài viết này, hãy dùng Dogily.vn cùng tìm hiểu về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, cách nuôi và chăm sóc giống mèo này, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến giá bán của chúng.
Thông tin chung giống mèo Bengal
- Nguồn gốc: Hoa Kỳ
- Trọng lượng: Trung bình 5 – 7 kg, có cá thể nặng tới 9 – 10 kg
- Chiều dài: Khoảng 45 – 50 cm
- Tính cách: Thông minh, năng động, thân thiện, tình cảm và hòa đồng
- Bộ lông: Lông ngắn hoặc dài (dạng biến thể), các màu phổ biến như nâu (brown), bạc (silver), tuyết (snow)
- Mắt: Vàng đồng, xanh lục
- Tuổi thọ: Trung bình 12 – 15 năm
- Dị ứng: Ít gây dị ứng hơn một số giống mèo khác
- Mức độ rụng lông: Trung bình
- Số con mỗi lứa: Trung bình 3 – 5 con
- Trưởng thành: Sau 1 năm tuổi, phát triển cả về kích thước và tính cách
- Nhu cầu vận động: Mức năng lượng cao, cần không gian và thời gian chơi đùa, tập thể dục thường xuyên.
Nguồn gốc, lịch sử
Mèo Bengal hiện đại bắt đầu xuất hiện từ những năm 1960 và phát triển mạnh mẽ từ thập niên 1980. Tuy nhiên, các ghi chép về việc lai tạo giữa mèo báo rừng và mèo nhà đã có từ thế kỷ 19. Dưới đây là những cột mốc quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển giống mèo Bengal.
Giai đoạn thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20
- 1871: Tại triển lãm mèo quốc tế đầu tiên ở cung điện Crystal Palace (London, Anh), đã có sự xuất hiện của “mèo nhà lai mèo hoang”, bên cạnh các giống mèo khác như mèo Ba Tư, mèo Angora, và mèo Xiêm.
- 1927: Nhà động vật học Cecil Boden-Kloss ghi nhận sự lai tạo giữa mèo báo hoang và mèo nhà tại Malaysia.
- 1934 – 1941: Các bài viết trên các tạp chí khoa học ở Bỉ và Nhật Bản ghi nhận nỗ lực lai tạo giữa mèo báo châu Á và mèo nhà.
Đóng góp của Jean Mill và các nhà lai tạo khác
- 1946: Jean Mill (hay còn gọi là Jean Sugden) bắt đầu nghiên cứu về di truyền và lai tạo mèo tại Đại học California. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển giống mèo Bengal hiện đại.
- 1960s: Các nhà lai tạo như William Engler, Robert Boudy, Delores Newman và Ethel Hauser ở Mỹ bắt đầu lai tạo giữa mèo báo và mèo nhà, dù những nỗ lực ban đầu chỉ đạt đến thế hệ F1.
- 1961: Khởi đầu của Jean Mill: Jean Mill (Sugden), nhà sinh học di truyền, bắt đầu quan tâm đến việc lai tạo mèo khi còn học đại học. Một trong những dự án của bà là nghiên cứu về lai tạo giữa mèo Xiêm và mèo Ba Tư. Sau khi tốt nghiệp, Jean tiếp tục nghiên cứu, phát triển các giống mèo cảnh, trong đó có mèo Himalaya. Trong một chuyến công tác tại Bangkok, Thái Lan, bà phát hiện loài mèo báo châu Á Felis Bengalensis, đang bị đe dọa tuyệt chủng do săn bắn. Jean mua một chú mèo cái và đặt tên là Malaysia.
- 1963: Lứa mèo lai đầu tiên: Malaysia giao phối với một chú mèo đen nhà và sinh ra chú mèo lai Kin-Kin với hoa văn đốm báo. Jean bắt đầu ý tưởng lai tạo giống mèo hoang dã nhưng có tính cách thân thiện. Tuy nhiên, việc lai tạo bị tạm dừng khi chồng Jean qua đời, Malaysia được chuyển đến vườn thú, còn Kin-Kin không may qua đời vì viêm phổi.
- Năm 1965, trong “Niên giám vườn thú quốc tế” của Hiệp hội động vật học London ghi chép lại có 5 con mèo lai được sinh ra ở vườn thú Tallinn, Estonia (Liên Xô cũ) vào năm 1963 bởi một con mèo nhà cái và một con mèo báo châu Á đực.
Nghiên cứu và phát triển trong thập niên 1970-1980
- 1970s: Tiến sĩ Willard Centerwall thực hiện nghiên cứu lai tạo giữa mèo báo châu Á và mèo nhà với mục đích tìm hiểu khả năng miễn dịch của chúng với các bệnh như FIV. Ông đã đóng góp rất lớn vào việc tạo ra những thế hệ mèo Bengal đầu tiên.
- 1975 (hoặc 1980): Jean Mill tái khởi động dự án lai tạo mèo Bengal với sự hỗ trợ từ người chồng mới, Bob Mill. Bà đã nhận một số mèo F1 từ chương trình nghiên cứu của tiến sĩ Centerwall và tiếp tục lai tạo chúng để phát triển giống mèo Bengal.
- 1982: Delhi – Chú mèo đực lý tưởng: Jean tìm thấy chú mèo hoang Delhi tại một vườn thú ở New Delhi và sử dụng Delhi làm giống lai tạo. Các lứa mèo Bengal từ Delhi nổi bật với bộ lông sáng bóng đặc trưng gọi là “glitter”.
Sự công nhận và phát triển của giống mèo Bengal
- 1983: Jean Mill đăng ký giống mèo Bengal đầu tiên với Hiệp hội mèo quốc tế (TICA).
- 1986: TICA công nhận giống mèo Bengal và đến năm 1991, giống mèo này đạt vị thế vô địch, đủ điều kiện tham gia các cuộc thi Cat Show. Chủ trại mèo Gogees, Gene Ducote được giám khảo TICA Larry Paul giới thiệu giống mèo Bengal. Năm 1986, bà đã mua1 con mèo đực (tên Rajun’ Cajun) và 2 con mèo cái từ Jean Mill. Sau đó, Ducote đã trở thành một trong những nhà là tạo mèo Bengal nổi tiếng nhất và có sự đóng góp to lớn vào sự phát triển của giống mèo này.
- 1987: Jean Mill tạo ra chú mèo Bengal đầu tiên với họa tiết marble (vân đá cẩm thạch), đánh dấu bước tiến mới trong sự đa dạng của giống mèo này.
- 1988: Gene Ducote phát triển dòng mèo Bengal có lông vàng óng ánh (glittered), góp phần làm tăng thêm sự nổi tiếng của giống mèo này.
- 1991: Những chú mèo Bristol cuối cùng, một giống mèo lai giữa mèo nhà và mèo đốm Margay, được sử dụng để bổ sung gen cho mèo Bengal, giúp cải thiện sức khỏe và tính ổn định của giống mèo.
- 2004: Màu bạc (silver) của mèo Bengal được TICA chấp thuận tham gia giải vô địch Cat Show.
Biến thể Cashmere
- Một số mèo Bengal có lông dài, ban đầu bị loại khỏi chương trình lai tạo nhưng hiện nay được yêu thích với tên gọi Cashmere hoặc Silk Bengal.
Sự công nhận toàn cầu
- 2016: Hiệp hội những người yêu mèo CFA chính thức công nhận giống mèo Bengal. Hầu hết các tổ chức mèo giống trên thế giới như FIFe, WCF, và GCCF cũng đã công nhận giống mèo này, khẳng định vị thế của nó trong cộng đồng mèo giống quốc tế.
Mèo Bengal là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của nhiều nhà lai tạo trong hơn một thế kỷ qua, đặc biệt là những đóng góp to lớn của Jean Mill. Giống mèo này không chỉ sở hữu vẻ đẹp hoang dã của mèo báo châu Á mà còn mang tính cách thân thiện, dễ gần của mèo nhà, tạo nên sức hút đặc biệt đối với những người yêu mèo trên khắp thế giới.
Đặc điểm ngoại hình
Mèo Bengal sở hữu vẻ ngoài mạnh mẽ với thân hình cơ bắp, bộ lông đẹp mắt và hoa văn độc đáo. Dưới đây là các đặc điểm ngoại hình nổi bật của giống mèo này.
1. Kích thước và hình dáng
- Kích thước: Trung bình đến lớn.
- Thân hình: Cơ bắp, săn chắc.
- Trọng lượng:
- Mèo đực: 4,5 – 6,8 kg.
- Mèo cái: 3,6 – 5,4 kg.
- Đặc điểm khác: Đuôi dài, tai lớn và nhọn.
2. Màu sắc và màu mắt
Mèo Bengal có hai nhóm màu chính: màu tiêu chuẩn và màu không tiêu chuẩn.
2.1 Màu tiêu chuẩn
Màu lông | Màu mắt |
---|---|
Mèo Bengal nâu (brown) | Xanh lá cây, vàng, nâu |
Mèo Bengal bạc (silver) | Xanh lá cây, vàng |
Mèo Bengal tuyết (Snow) | |
– Lynx Point | Xanh dương |
– Mink | Xanh lam lục, xanh biển |
– Sepia | Vàng |
2.2 Màu không tiêu chuẩn
Màu lông | Màu mắt |
---|---|
Mèo Bengal màu than (Charcoal) | Vàng, xanh lá cây |
Mèo Bengal xanh (Blue ) | Vàng, xanh lá cây |
Mèo Bengal đen tuyền (Melanistic ) | Vàng, xanh lá cây |
3. Các đặc điểm đặc biệt khác
Đặc điểm | Mô tả |
---|---|
Lông lấp lánh (Glitter) | Lông có hiệu ứng lấp lánh khi di chuyển. |
Patina | Hoa văn bị mờ đi do các sợi lông đen làm nhòe. |
Ticking | Sợi lông nhiều màu làm hoa văn trông như bị nhòe. |
4. Hoa văn
Loại hoa văn | Mô tả |
---|---|
Rosette (Hoa hồng) | Đốm tròn dài, gồm ba loại: Mũi tên ((Arrowhead), Đốm kép (Paw-print, hay dấu chân), Hạt xoài (hay Donut) |
Marble (Vân đá cẩm thạch) | Vân lớn chạy ngang dọc thân mèo. |
Spotted (Đốm) | Đốm nhỏ rải đều trên cơ thể. |
Spotted Tabby (Sọc vằn) | Đốm xen kẽ sọc vằn dài. |
Snow Spotted (Đốm bông tuyết) | Đốm trắng sáng, phổ biến ở Bengal tuyết. |
5. Mèo Bengal có rụng lông và gây dị ứng không?
Rụng lông:
Mèo Bengal rụng lông rất ít, ít hơn nhiều so với các giống khác. Tuy nhiên, chúng có thể rụng nhiều hơn do căng thẳng, thay đổi thời tiết hoặc dinh dưỡng kém.
Cách xử lý rụng lông:
- Giải quyết nguyên nhân căng thẳng, thay đổi môi trường.
- Đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, bổ sung Omega-3 nếu cần.
- Chải lông hàng tuần và tắm khi cần.
Ít gây dị ứng
Mèo Bengal ít gây dị ứng vì chúng sản sinh ít protein Fel d 1 trong nước bọt, nguyên nhân chính gây dị ứng:
- Ít rụng lông, giảm phát tán gàu.
- Phù hợp với người bị dị ứng nhẹ.
- Chải lông thường xuyên giúp giảm gàu.
- Nước bọt và vết cào có thể gây dị ứng, nhưng mèo Bengal dễ huấn luyện để hạn chế cắn và cào.
Mèo Bengal thuần chủng và Bengal F (Bengal lai) là gì?
Mèo Bengal F (Foundation Bengal) là những thế hệ đầu tiên được lai giữa mèo báo châu Á (ALC) và mèo nhà. Gồm các thế hệ F1, F2, F3, với F1 là thế hệ trực tiếp từ ALC và mèo nhà, F2 và F3 là thế hệ tiếp theo. Đến thế hệ F4 trở đi, mèo Bengal được coi là thuần chủng (SBT).
Phân loại F1, F2, F3, SBT:
- F1: Lai giữa mèo ALC và mèo Bengal.
- F2: Lai giữa mèo F1 và Bengal.
- F3: Lai giữa mèo F2 và Bengal.
- SBT: Từ thế hệ F4 trở đi, mèo được coi là Bengal thuần chủng và đủ điều kiện thi đấu.
Mèo Bengal F có xu hướng mang đặc tính hoang dã hơn, như sự cảnh giác và khó thích nghi với môi trường mới.
Mèo Bengal không chỉ có thân hình khỏe khoắn mà còn nổi bật với màu sắc và hoa văn độc đáo. Đặc điểm ít gây dị ứng và sự đa dạng về ngoại hình khiến chúng trở thành giống mèo lý tưởng cho những người yêu thích mèo.
Về tính cách
- Thông minh, tò mò, năng động: Mèo Bengal rất năng động, thông minh, đòi hỏi nhiều sự tương tác và không phù hợp cho người mới nuôi.
- Thích được chú ý: Chúng luôn tìm cách thu hút sự chú ý của chủ và có thể lặp lại hành vi không mong muốn nếu biết bạn phản ứng với nó.
- Hòa đồng với các loài thú cưng khác: Mèo Bengal thường hòa thuận với chó và thú cưng khác, đặc biệt phù hợp với gia đình có trẻ em lớn.
- Thích leo trèo và nghịch nước: Mèo Bengal cần không gian cao để leo trèo và thích nghịch nước, thậm chí có thể cố tham gia khi bạn tắm.
- Dễ huấn luyện: Với trí thông minh cao, chúng dễ huấn luyện bằng clicker và thích các trò chơi thử thách trí tuệ.
- Chọn nuôi từ các thế hệ F4 trở lên: Nên chọn nuôi mèo Bengal đã qua ít nhất 4 thế hệ lai tạo (F4) để có tính cách dễ nuôi hơn.
- Tình cảm và thích gần gũi: Mèo Bengal thường rất tình cảm và thích giao tiếp với con người hơn so với mèo nhà thông thường.
Mèo Bengal có thái độ khác biệt với nước so với các giống mèo khác:
- Tò mò, thích nghịch nước: Mèo Bengal không sợ nước mà thích chơi với nước trong bát, vòi nước, và bồn tắm.
- Thích bơi: Chúng biết bơi và rất thích thú khi được bơi trong bồn hoặc bể bơi.
Điều này khiến chúng trở nên đặc biệt và thú vị hơn so với mèo nhà thông thường.
Cách nuôi và chăm sóc mèo Bengal
Mèo Bengal là một trong những giống mèo đẹp và năng động, đòi hỏi sự chăm sóc đặc biệt để phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách nuôi và chăm sóc mèo Bengal.
1. Tập thể dục và vận động
- Thời gian vận động: Ít nhất 30-60 phút/ngày.
- Hoạt động: Chơi bắt mồi, leo trèo, dùng cây leo mèo, bắt bóng, nhảy qua chướng ngại vật, hoặc sử dụng đồ chơi như lông vũ, chuột nhồi bông.
- Mèo con dưới 6 tháng: Vận động nhẹ nhàng, tránh quá sức.
2. Chải lông và vệ sinh
Mặc dù mèo Bengal có lông ngắn, nhưng chúng vẫn cần được chăm sóc lông và vệ sinh cơ thể thường xuyên để duy trì sự khỏe mạnh và tránh các bệnh về da.
- Chải lông: 1-2 lần/tuần.
- Tắm: Khi cần thiết, dùng dầu gội chuyên dụng.
- Cắt móng: 2-3 tuần/lần.
- Đánh răng: 2-3 lần/tuần.
- Vệ sinh tai, mắt, mũi, miệng và hậu môn: Vệ sinh nhẹ nhàng các vùng này bằng khăn ẩm hoặc bông gòn. Đặc biệt chú ý đến tai và mắt để phòng ngừa nhiễm trùng.
- Vắt tuyến hôi: Mèo Bengal ít gặp vấn đề với tuyến hôi, nhưng bạn có thể nhờ bác sĩ thú y kiểm tra và vắt tuyến hôi định kỳ nếu cần.
3. Cho mèo Bengal ăn gì, chế độ dinh dưỡng phù hợp?
Dưới đây là hướng dẫn chế độ ăn và cách xử lý thực phẩm để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt cho mèo Bengal:
Loại thức ăn | Khuyến nghị |
---|---|
Thức ăn thương mại | Sử dụng thức ăn khô cao cấp với tối thiểu 26% protein và 9% chất béo. Một số sản phẩm gợi ý: Royal Canin Bengal, Purina One Grain-Free. |
Thức ăn tự nhiên | Khẩu phần nên bao gồm 70% thịt nạc sống (đông lạnh trước), như thịt bò, gà, thỏ. Tránh thịt lợn, cừu, thức ăn có gia vị hoặc đồ chiên. |
Nội tạng | Tim, gan, phổi, thận: Cung cấp protein và vitamin. Hạn chế gan dưới 5% khẩu phần để tránh dư thừa vitamin A gây tiêu chảy. |
Rau củ | Thêm bí đỏ, cà rốt để bổ sung chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa. Tránh khoai tây, hành, tỏi, đậu vì khó tiêu và có thể gây hại cho mèo. |
Cá | Cho ăn ít, cần đông lạnh hoặc nấu chín kỹ để diệt ký sinh trùng. Cá nhiều dầu như cá hồi, cá thu cung cấp Omega-3 nhưng chỉ nên ăn bổ sung. |
Nước | Luôn đảm bảo có nước sạch 24/24, đặc biệt khi dùng thức ăn khô. |
Cách cho ăn:
- Khẩu phần: Mèo trưởng thành cần ăn 3-5% khối lượng cơ thể/ngày; mèo con cần 8-10%.
- Tần suất: Cho ăn 2 lần/ngày (sáng và tối). Mèo con có thể ăn từ 3-4 bữa/ngày.
Kiểm soát ký sinh trùng:
- Đông lạnh thực phẩm: Thịt sống nên được đông lạnh ít nhất 3 ngày ở nhiệt độ -18°C hoặc 72 giờ ở -25°C để diệt trứng giun sán và các loại ký sinh trùng.
- Tẩy giun: Nếu mèo ăn thịt sống, nên tẩy giun định kỳ 3-6 tháng/lần bằng thuốc theo chỉ định bác sĩ thú y.
Lưu ý quan trọng:
- Xương: Chỉ cho mèo ăn xương sống (như cổ gà, cổ chim) để bổ sung canxi và hỗ trợ làm sạch răng. Không dùng xương nấu chín vì dễ gây tắc ruột và tổn thương dạ dày.
- Thực phẩm nguy hiểm: Không cho mèo ăn thực phẩm có gia vị, hành, tỏi, chocolate, hoặc thức ăn thừa của con người.
Câu hỏi thường gặp:
- Có nên cho mèo ăn cơm, cháo không?: Không, vì mèo không tiêu hóa được tinh bột.
- Cần bổ sung vitamin không?: Chỉ bổ sung nếu cần thiết theo chỉ định bác sĩ thú y.
Chế độ dinh dưỡng và kiểm soát ký sinh trùng đúng cách sẽ giúp mèo Bengal khỏe mạnh, phát triển tốt và hạn chế bệnh tật.
4. Huấn luyện và đào tạo
Huấn luyện mèo Bengal không chỉ giúp chúng phát triển trí tuệ mà còn giúp cải thiện hành vi.
- Huấn luyện vâng lời: Bạn có thể huấn luyện mèo Bengal làm theo các lệnh đơn giản như “ngồi”, “đến đây” hoặc sử dụng hộp vệ sinh đúng chỗ.
- Phương pháp huấn luyện: Sử dụng phương pháp khuyến khích bằng phần thưởng, như đồ ăn hoặc lời khen ngợi khi chúng làm đúng.
- Xã hội hóa: Mèo Bengal cần được xã hội hóa sớm với người và vật nuôi khác để phát triển tính cách thân thiện và không sợ hãi.
5. Sức khỏe và bệnh thường gặp
Mèo Bengal thường khỏe mạnh, nhưng có thể mắc một số vấn đề sức khỏe đặc trưng. Dưới đây là những bệnh di truyền bạn cần lưu ý khi nuôi mèo Bengal:
Bệnh thường gặp | Triệu chứng | Lưu ý chăm sóc |
---|---|---|
Viêm phúc mạc (FIP) | Sốt, sưng bụng, khó thở | Bệnh do virus corona, tỷ lệ tử vong cao |
Cơ tim phì đại | Khó thở, mệt mỏi, giảm vận động | Bệnh tim phổ biến, cần khám định kỳ |
Rối loạn nhiễm sắc thể | Mù lòa sớm ở mèo con | Di truyền, nên kiểm tra kỹ trước khi mua mèo con |
Entropion (lộn mí mắt) | Mí mắt bị lộn vào trong, gây kích ứng mắt | Phẫu thuật chỉnh hình mí mắt là phương pháp điều trị |
Giảm bạch cầu | Sốt cao, tiêu chảy, mất nước | Không có miễn dịch tự nhiên, phải tiêm phòng đầy đủ |
Ngoài ra, mèo Bengal dễ mắc một số bệnh nếu không chăm sóc kỹ lưỡng.
Vấn đề sức khỏe | Chi tiết |
---|---|
Bệnh tiêu chảy | Do hệ tiêu hóa nhạy cảm. Cần chú ý chế độ ăn và tránh thức ăn không phù hợp. |
Bệnh da liễu | Chải lông và giữ vệ sinh giúp phòng ngừa bệnh da. |
Tiêm phòng và tẩy giun | Tiêm phòng đầy đủ và tẩy giun 3-6 tháng/lần. |
- Tiêm phòng và tẩy giun: Mèo Bengal cần tiêm vắc-xin và tẩy giun định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
- Di truyền: Do nguồn gen hạn chế, mèo Bengal có nguy cơ mắc các bệnh di truyền cao hơn.
6. Tương tác với trẻ em và vật nuôi
Mèo Bengal thường rất thân thiện và dễ hòa hợp với trẻ em và các vật nuôi khác trong gia đình, nếu được xã hội hóa đúng cách.
Tương tác | Chi tiết |
---|---|
Với trẻ em | Rất thích chơi đùa, nhưng cần dạy trẻ cách tương tác nhẹ nhàng. |
Với vật nuôi khác | Sống hòa hợp với chó và mèo khác, nhưng cần lưu ý khi ở gần các loài động vật nhỏ như chim, chuột. |
Tóm lại, mèo Bengal là giống mèo độc đáo và năng động, yêu cầu sự chăm sóc kỹ lưỡng từ chế độ ăn uống, vệ sinh, cho đến tập luyện và huấn luyện. Với sự quan tâm và chăm sóc đúng cách, mèo Bengal sẽ trở thành một thành viên đáng yêu và trung thành trong gia đình bạn.
Giá mèo Bengal và các yếu tố ảnh hưởng
Mèo Bengal có giá dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là các yếu tố chính ảnh hưởng đến giá mèo Bengal và bảng giá tham khảo giúp bạn dễ dàng lựa chọn khi muốn nuôi giống mèo đặc biệt này.
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá mèo Bengal
Yếu tố | Mô tả |
---|---|
Ngoại hình | Mèo Bengal có hoa văn rõ nét, màu sắc nổi bật, tương phản cao sẽ có giá cao hơn. Đặc biệt, mèo có hoa văn hoa hồng (rosette) hoặc vân marble sẽ đắt hơn. |
Nguồn gốc | Mèo nhập khẩu từ các trại giống quốc tế uy tín, có phả hệ tốt, sẽ đắt hơn mèo sinh sản trong nước. |
Màu sắc | Mèo Bengal màu Brown phổ biến có giá thấp hơn các màu hiếm hơn như Silver, Snow. |
Độ tuổi | Mèo con từ 2-4 tháng tuổi thường đắt hơn mèo trưởng thành. Đây là độ tuổi lý tưởng để nuôi dưỡng và huấn luyện. |
Giới tính | Mèo cái thường đắt hơn mèo đực do khả năng sinh sản. |
Chế độ bảo hành và chăm sóc | Trại mèo uy tín thường kèm theo chế độ bảo hành sức khỏe, tiêm phòng đầy đủ, làm tăng giá trị của mèo. |
Uy tín của người bán | Người bán uy tín có giấy tờ rõ ràng về nguồn gốc và sức khỏe mèo sẽ có giá bán cao hơn. |
2. Bảng giá mèo Bengal tham khảo
Màu sắc | Giá tại Việt Nam | Giá nhập khẩu |
---|---|---|
Brown | 6+ | 4.500+ |
Snow | 12+ | 4.500+ |
Silver | 15+ | 4.500+ |
Đơn vị tính: Triệu VNĐ (giá tại Việt Nam) / USD (giá nhập khẩu)
Mèo Bengal lai có giá rẻ hơn, chỉ từ 2-5 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi mua mèo không có giấy tờ để tránh mua phải mèo bệnh hoặc không rõ nguồn gốc.
3. Có nên mua mèo Bengal giá rẻ?
Việc mua mèo Bengal với giá quá rẻ, từ 100k, 200k, 300k, 500k đến dưới 1-2 triệu đồng, tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn. Dưới đây là các lý do:
- Chi phí nuôi dưỡng cao: Mèo Bengal cần chế độ chăm sóc tốt, thức ăn giàu dinh dưỡng và tiêm phòng định kỳ. Mua mèo giá rẻ thường không bao gồm các chi phí này, dễ dẫn đến việc tốn kém cho việc chữa bệnh sau này.
- Nguy cơ lừa đảo: Những tin rao bán mèo Bengal với giá 100k, 200k, 500k trên mạng xã hội hoặc các trang mua bán online thường là chiêu trò lừa đảo. Mèo có thể mắc bệnh hoặc không phải mèo Bengal thuần chủng.
- Nguy cơ mua phải mèo bệnh: Mèo giá rẻ thường không được tiêm phòng đầy đủ, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, tiêu chảy hoặc bệnh di truyền, và chi phí chữa trị rất tốn kém.
- Mèo lai hoặc không rõ nguồn gốc: Mèo Bengal giá rẻ có thể là mèo lai hoặc không có giấy tờ xác nhận, dễ bị nhầm lẫn với các giống mèo khác và ảnh hưởng đến chất lượng giống.
- Rủi ro liên quan đến động vật hoang dã: Vì mèo Bengal có ngoại hình rất giống mèo rừng Việt Nam, việc mua nhầm mèo rừng bị săn trộm là rất dễ xảy ra. Điều này vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Mua mèo Bengal ở đâu tại TP.HCM, Hà Nội?
Mèo Bengal là một giống mèo quý hiếm và được nhiều người yêu thích bởi vẻ ngoài hoang dã, đẹp mắt. Tuy nhiên, việc tìm mua mèo Bengal cần phải cân nhắc kỹ lưỡng để tránh rủi ro về sức khỏe và nguồn gốc. Dưới đây là một số gợi ý và kinh nghiệm giúp bạn tìm mua mèo Bengal an toàn và hợp lý tại TP.HCM, Hà Nội, và các tỉnh thành khác.
1. Mua mèo Bengal online
Các nền tảng phổ biến:
- Google, các trang rao vặt như Chợ Tốt, Chợ Pet, Rồng Bay, Én Bạc.
- Mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Instagram, YouTube.
Ưu điểm:
- Dễ dàng tiếp cận thông tin từ nhiều người bán khác nhau.
- Đa dạng lựa chọn về giá và địa điểm.
- Tiện lợi cho việc tìm kiếm nhanh chóng.
Nhược điểm:
- Rủi ro lừa đảo: Mua hàng online thường gặp tình trạng bán mèo không đúng như mô tả, lừa đảo tiền cọc hoặc bán mèo bệnh.
- Khó kiểm chứng sức khỏe: Không thể trực tiếp kiểm tra mèo trước khi mua, khó đảm bảo sức khỏe và nguồn gốc mèo.
Lưu ý:
- Luôn yêu cầu gặp trực tiếp mèo hoặc video call trước khi thanh toán.
- Kiểm tra kỹ thông tin người bán và yêu cầu giấy tờ sức khỏe của mèo trước khi mua.
2. Mua mèo Bengal tại các chợ chó mèo
Ở TP.HCM và Hà Nội có những khu chợ nổi tiếng chuyên buôn bán chó mèo cảnh, trong đó có thể tìm thấy mèo Bengal. Tuy nhiên, việc mua mèo tại các chợ này cần thận trọng.
TP.HCM:
- Đường Lê Hồng Phong (quận 10)
- Các tuyến đường Cộng Hòa, Trường Chinh, Phạm Văn Bạch (quận Tân Bình).
Hà Nội:
- Đầu dốc Bưởi, đường Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Tây Hồ)
- Đường Hồng Mai (quận Hai Bà Trưng)
- Chợ Hà Đông (quận Hà Đông)
Ưu điểm:
- Có nhiều loại mèo cảnh để chọn lựa.
- Có thể trực tiếp xem mèo trước khi mua.
Nhược điểm:
- Nguồn gốc không rõ ràng: Mèo ở chợ có thể bị bắt trộm hoặc không được tiêm phòng đầy đủ.
- Sức khỏe không đảm bảo: Mèo dễ mắc bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm như bệnh dại.
Lưu ý:
- Hỏi rõ về nguồn gốc mèo, yêu cầu giấy tờ sức khỏe và tiêm chủng trước khi mua.
- Tránh mua mèo giá quá rẻ vì có thể gặp phải mèo bệnh hoặc bị lừa đảo.
3. Mua mèo Bengal tại các cửa hàng, trại mèo uy tín
Đây là phương án an toàn nhất khi mua mèo Bengal, đặc biệt với những ai muốn sở hữu mèo thuần chủng và có sức khỏe tốt.
Ưu điểm:
- Nguồn gốc rõ ràng: Mèo được sinh sản tại các trại giống uy tín, có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc.
- Sức khỏe đảm bảo: Mèo được tiêm phòng, kiểm tra sức khỏe kỹ càng trước khi giao cho người mua.
- Chế độ bảo hành: Các trại uy tín thường cung cấp chế độ bảo hành về sức khỏe từ 15 ngày đến 1 năm.
Nhược điểm:
- Giá cao: Mèo Bengal từ các trại giống thường có giá cao hơn so với việc mua ở chợ hoặc online.
Lưu ý:
- Luôn chọn những cơ sở có uy tín, có giấy tờ hợp lệ.
- Kiểm tra sức khỏe và nguồn gốc mèo trước khi mua, hỏi kỹ về chế độ bảo hành.
4. Nhận nuôi mèo Bengal từ các trạm cứu hộ
Ngoài việc mua, bạn có thể tìm đến các trạm cứu hộ để nhận nuôi mèo Bengal. Đây là một lựa chọn nhân văn và có nhiều lợi ích.
Lợi ích:
- Chi phí thấp: Nhận nuôi mèo từ các trạm cứu hộ thường không tốn kém như mua.
- Giúp đỡ động vật: Bạn đang giúp những chú mèo vô gia cư tìm được mái ấm mới.
Lưu ý:
- Có thể mèo Bengal nhận nuôi không phải thuần chủng 100%, nhưng vẫn là một người bạn đáng yêu và trung thành.
- Kiểm tra sức khỏe và tình trạng tiêm phòng của mèo trước khi nhận nuôi.
5. Kinh nghiệm khi mua mèo Bengal
- Kiểm tra ngoại hình: Chọn mèo có hoa văn rõ nét, màu sắc tương phản. Mèo khỏe mạnh thường nhanh nhẹn, không quá nhút nhát.
- Kiểm tra giấy tờ sức khỏe: Đảm bảo mèo đã được tiêm phòng đầy đủ và không mắc các bệnh di truyền.
- Quan sát hành vi: Mèo Bengal khỏe mạnh sẽ có hành vi vui tươi, hoạt bát, không quá hung dữ hay nhút nhát.
- Lựa chọn nơi mua uy tín: Nên chọn những trại giống uy tín, hoặc các cửa hàng có giấy tờ rõ ràng về nguồn gốc và sức khỏe mèo.
Mua mèo Bengal có thể thực hiện qua nhiều kênh như online, chợ mèo, hoặc các trại giống uy tín. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi lựa chọn để tránh gặp phải rủi ro về sức khỏe mèo hoặc bị lừa đảo. Nhận nuôi mèo Bengal từ các trạm cứu hộ cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc. Hãy luôn tìm hiểu kỹ và kiểm tra mọi thông tin trước khi quyết định mua hoặc nhận nuôi chú mèo Bengal mà mình yêu thích.
Tổng kết
Mèo Bengal là giống mèo độc đáo với vẻ ngoài hoang dã nhưng tính cách thân thiện. Chúng yêu cầu sự chăm sóc kỹ lưỡng và không gian để vận động. Việc chọn mua mèo Bengal nên được thực hiện cẩn thận để tránh các rủi ro liên quan đến sức khỏe và nguồn gốc.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về giống mèo Bengal. Chúc bạn tìm được một bé mèo Bengal phù hợp để nuôi dưỡng và yêu thương.
27 sự thật về mèo Bengal
- Nguồn gốc hoang dã: Mèo Bengal là giống lai giữa mèo báo châu Á và mèo nhà.
- Thân thiện với chó: Chúng có thể kết bạn với chó và các thú cưng khác (trừ loài gặm nhấm nhỏ).
- Thích nước: Mèo Bengal rất thích chơi với nước và thậm chí còn bơi.
- Tính “trộm cắp”: Chúng thường giấu đồ như kẹp tóc, bút, và đồ trang sức.
- Săn mồi giỏi: Đặc biệt có kỹ năng săn chim.
- Giống chó: Bengal thích chơi như chó, thậm chí có thể được dắt đi dạo.
- Theo chủ: Chúng thích theo chủ mọi nơi, kể cả vào phòng tắm.
- Dễ huấn luyện dây dắt: Bengal dễ quen với việc dùng dây dắt hơn so với các loài mèo khác.
- Rất năng động: Chúng luôn di chuyển và khám phá mọi nơi trong nhà.
- Leo trèo giỏi: Bengal có thể leo trèo rất cao, thích leo lên cây và kệ cao.
- Thích sự chú ý: Bengal luôn muốn được chủ chú ý và chơi cùng.
- Cần đồ chơi mới thường xuyên: Chúng dễ chán và cần nhiều đồ chơi mới để giữ sự hứng thú.
- Tính cách phụ thuộc vào thế hệ: Bengal F4 (thế hệ thứ tư) có tính cách hiền lành hơn so với các thế hệ F1, F2.
- Thông minh: Bengal rất thông minh và dễ huấn luyện.
- Khi còn nhỏ, dễ phá phách: Bengal con có thể nghịch ngợm, phá đồ trong nhà.
- Bộ lông bóng đẹp: Bengal có lông lấp lánh, thêm phần quý phái.
- Sạch sẽ: Chúng thích hộp vệ sinh luôn sạch sẽ và có thể được huấn luyện dùng nhà vệ sinh.
- Thích cắn: Bengal có thể cắn khi chán, vì vậy cần dùng đồ chơi thay vì tay khi chơi với chúng.
- Thân thiện: Chúng rất thân thiện, thường gắn bó với một người chủ.
- Cần chải lông hàng tuần: Lông ngắn và dày cần được chải để giữ sạch.
- Có tính lãnh thổ: Bengal cần không gian riêng, nên cần có khu vực cá nhân cho chúng.
- Cần nhiều không gian: Chúng thích chạy nhảy, leo trèo và cần nhiều không gian để tiêu hao năng lượng.
- Nói nhiều: Bengal rất “nói”, chúng kêu để bày tỏ nhu cầu và cảm xúc.
- Tình cảm: Chúng thường rất tình cảm và thích chơi đùa với con người.
- Tham ăn: Bengal yêu thích thức ăn và có thể mở bao thức ăn nếu để trong tầm tay.
- Bản năng sinh sản mạnh: Nếu không triệt sản, Bengal có thể gây rắc rối vì bản năng sinh sản.
- Mờ lông khi nhỏ: Bengal con có thể trông lông mờ ở giai đoạn nhỏ, nhưng sẽ trở nên rõ nét hơn khi lớn.