Cách xử lý khi bị chó cắn

Tại Việt Nam, việc nuôi thú cưng rất phổ biến và được những người yêu mến động vật đặc biệt yêu thích. Có những người thích nuôi các bé chó cảnh đáng yêu. Nhưng cũng có nhiều người thích nuôi các bé dữ tợn, dũng mãnh. Và dù nuôi giống chó cảnh nào thì có một hiện tượng rất dễ xảy ra với người nuôi. Đó là bị chó cắn. Vậy cách xử lý khi bị chó cắn ra sao hiệu quả bạn có biết?

1 Các bước xử lý vết thương ngay sau khi bị chó cắn

Chó cắn người là một việc xảy ra không hiếm đối với người nuôi chó. Đồng thời, việc chó cắn cũng có thể xảy ra ngay cả khi bạn chỉ là người qua đường và gặp các bé cún ở ngoài. Có thể do nhiều yếu tố khác nhau từ bản tính, sự tác động hay cảnh giác mà các bé cún thường tấn công người khác để bảo vệ mình. Và đa phần những người nuôi thú cưng đều không quá quan tâm đến những nguy hại khi bị chó cắn.

 Các bước xử lý vết thương ngay sau khi bị chó cắn
Các bước xử lý vết thương ngay sau khi bị chó cắn

Và thực tế, suy nghĩ này đã khiến rất nhiều người gặp nguy hiểm hay thậm chí là tử vong. Việc bị chó cắn là điều không thể xem thường và bất cứ ai cũng nên tìm hiểu cặn kẽ những cách xử lý khi bị chó cắn để đảm bảo sự an toàn cho bản thân. Không chỉ vết cắn, cả những vết xước khi chơi đùa với thú cưng bạn cũng cần hết sức chú ý. Vậy ngay sau khi bị cắn, bạn nên tiến hành xử lý các vết thương như thế nào ?

1.1 Kiểm tra vết cắn

Có rất nhiều người hoang mang không biết làm gì khi bị chó cắn vì thiếu kiến thức cơ bản. Điều duy nhất mọi người thường làm chính là băng kín vết thương để cầm máu. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, cách xử lý khi bị chó cắn này được đánh giá là không khoa học và có thể gây ra những tác dụng ngược. Trong cách xử trí khi bị chó cắn, kiểm tra vết thương chính  cách xử lý khi bị chó cắn là điều đầu tiên bạn cần thực hiện.

Việc xác định tình trạng của vết thương sâu hay nông sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc xử lý vết thương. Nếu chỉ là những vết xước nhẹ ngoài da. Bạn hoàn toàn có thể khử trùng và băng bó bằng kỹ năng sơ cứu cơ bản. Tuy nhiên nếu là vết cắn sâu thì bạn không thể tự xử lý một mình được. Vậy không thể tự xử trí khi bị chó cắn ở những vết thương nào bạn có biết ?

Vết thường gây ra do chó cắn
Vết thương gây ra do chó cắn

Nếu các bé cún gây cho bạn những vết thương dưới đây. Thì cách giải quyết an toàn nhất chính là đến các trung tâm y tế:

  • Bị chó cắn sâu đến 2cm hoặc hơn
  • Vết cắn ở gần các khu vực quanh đầu hay cơ quan sinh dục
  • Sau 15 phút vết cắn vẫn có hiện tượng chảy máu nhiều.

1.2 Vệ sinh vết thương do chó cắn gây ra

Sau khi kiểm tra vết thương xong thì bạn có biết bị chó cắn phải làm gì tiếp theo hay không ? Đó chính là vệ sinh miệng vết thương đấy.

Một bé cún con, dù được chăm sóc sạch sẽ và cẩn thận đến đâu. Cũng tiềm ẩn những mầm bệnh mà con người không lường trước được. Bởi vậy khi bị chó cắn, những mầm bệnh hay vi khuẩn có hại có thể theo vết thương và xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Hoặc không, việc miệng vết thương bị hở rất dễ bị nhiễm trùng và gây khó khăn trong xử lý khi bạn đến các trung tâm y tế. Vậy những thao tác cơ bản mà bạn cần nắm vững là gì ?

Vệ sinh vết thương do chó cắn gây ra
Vệ sinh vết thương do chó cắn gây ra

1.2.1 Các thao tác sơ cứu cơ bản:

Trước hết, hãy dùng một vòi nước mạnh để rửa sạch vết thương của bạn. Điều này có thể khiến cho bạn cảm thấy rất xót và đau. Tuy nhiên chỉ có như vậy, bạn mới có thể rửa trôi hoàn toàn nước dãi của các bé cún khi cắn. Nếu không làm sạch, vi khuẩn trong nước dãi cún có thể xâm nhập vào cơ thể bạn và gây ra những hậu quả khôn lường đấy.

Để hiệu quả hơn, bạn hãy dùng xà phòng chà lên vết bị cắn. Hoặc không, bạn có thể thay thế bằng thuốc khử trùng hoặc nước muối. Mới nghe thôi đã cảm thấy vô cùng đau đớn phải không nào? Tuy nhiên nhiều trường hợp, nước không thể loại bỏ hoàn toàn những mầm bệnh có trong nước dãi chó. Vì thế, bạn cần khử trùng, làm sạch vết thương bằng các phương pháp này. Có như vậy, bạn mới giảm tình trạng nguy kịch của vết cắn xuống mức thấp nhất.

1.2.2 Một số chú ý khi vết thương nằm trong quần áo:

Trong một số trường hợp,bạn có thể bị cún cắn xuyên qua lớp quần áo. Để kịp thời xử lý, bạn nên tách quần áo ra khỏi vết thương, tránh để sợi vải bán vào thịt sẽ gây cảm giác đau đớn. Nếu vết cắn nằm sâu bên trong và khó xử lý, bạn có thể cắt bỏ phần vải che đi vết thương đó.

Sau khi làm thoáng bề mặt vết thương, bạn có thể tiến hành sơ cứu khi bị chó cắn như cách hướng dẫn trên. Việc tách quần áo ra khỏi vết thương có thể giúp bạn tránh được việc nước bọt dính trên quần áo sẽ nhiễm vào vết cắn nữa đấy !

1.3 Tiến hành băng bó vết thương chó cắn

Với những người không nắm vững kiến thức căn bản về sơ cứu. Họ sẽ trở nên hoang mang không biết chó cắn phải làm gì. Tuy nhiên bạn đừng lo lắng quá ! Sau khi rửa sạch miệng vết thương. Bạn có thể thực hiện băng bó theo cách mà Chomeocanh.com bật mí dưới đây để kịp xử lý tạm thời vết cắn nhé !

+ Cố định vết thương

Với vết thương bị chó cắn, bạn có thể sử dụng một chiếc ăn bông mềm, sạch hoặc gác để cố định miệng vết cắn. Cố định xong, bạn có thể dùng băng gạc y tế để băng lại. Tránh để gác bị lệch khỏi miệng vết thương, đồng thời hạn chế khả năng nhiễm khuẩn. Việc cố định vết thương như vậy sẽ giúp bạn cầm được máu.

+ Cách quấn băng

Khi quấn băng gạc quanh vết thương, bạn nên sử dụng một lực vừa đủ. Việc dùng lực quá mạnh có thể làm máu khó lưu thông trong cơ thể. Tuy nhiên nếu quá lỏng tay, bạn cũng sẽ không thể cầm được máu ở vết thương. Đồng thời, khi quấn bạn nên đi gạc từ từ, tránh việc vội vã khiến các vòng quấn trở nên rối. Như vậy vừa mất thẩm mỹ, khi tới cũng sẽ gây khó khăn cho bác sĩ trong việc tháo băng.

Tiến hành băng bó vết thương chó cắn
Tiến hành băng bó vết thương chó cắn

+ Để ý những dấu hiệu khẩn cấp

Có khá nhiều người phân vân liệu bị chó cắn có sao không khi đột nhiên bị các bé cún tấn công. Phần lớn mọi người không quá quan tâm và chỉ coi việc bị cắn là một vết thương nhẹ. Bởi vậy nên sau khi băng bó, dù xảy ra dấu hiệu bất thường nhưng cũng không có quá nhiều người quan tâm. Và điều này là không hề tốt đâu nhé.

Nếu như băng bó xong mà có hiện tượng máu chảy liên tục, không ngừng thì bạn cần đến các trung tâm y tế càng sớm càng tốt. Tình trạng này để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn vì mất máu quá nhiều đấy !

1.4 Dùng thuốc

Dù bị chó cắn chảy máu hay không thì việc sơ cứu kịp thời là rất cần thiết. Đặc biệt với những dấu chó cắn không chảy máu, bạn có thể đến các quầy thuốc và tìm thuốc mỡ khác sinh để bôi. Dùng những loại thuốc này có thể giúp bạn kháng khuẩn, ngăn cản khả năng nhiễm trùng xảy ra sau khi xử lý vết bị chó cắn.

Tuy nhiên nếu là một vết cắn sâu thì bạn không nên tự mình xử lý. Khác với việc bị chó cắn nhưng không chảy máu, những vết thương sâu thường khó xử lý hơn rất nhiều. Vì thế bạn không được tuỳ tiện bôi thuốc mà nên đến các trung tâm y tế để khám chữa. Tại đây bác sĩ sẽ khám và tư vấn cho bạn biết bị chó cắn nên làm gì, uống thuốc gì là tốt nhất.

Bạn cần đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời thay vì tự chữa theo kinh nghiệm dân gian
Bạn cần đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời thay vì tự chữa theo kinh nghiệm dân gian

Với việc khi bị chó cắn phải làm gì, có khá nhiều bài thuốc dân gian có nói về vấn đề này. Dù vậy, bạn không nên áp dụng khi không hiểu rõ bản chất và hiệu quả của nó. Bởi đôi khi, những cách này có thể phản lại tác dụng đấy !

1.5 Thay băng

Khi băng vết thương, bạn vẫn phải tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Và điều này dễ khiến băng bị bẩn. Hoặc khi vận động nhiều, máu từ vết thương cũng có thể thấm ra băng.

Do đó, bạn nên thay bằng thường xuyên. Mỗi lần tháo băng, bạn cần rửa sạch và bôi thuốc kháng sinh để vết thương mau lành. Sau đó cùng băng gạc mới quấn quanh vết thương. Một ngày, bạn nên thay băng khoảng 2 lần để đảm bảo vệ sinh, cũng để giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn.

1.6 Theo dõi vết thương

Nếu bạn nghĩ băng bó vết chó cắn là xong thì bạn sai hoàn toàn rồi nhé. Vậy sau khi băng vết thương bị chó cắn thì phải làm sao bạn có biết không? Đó là hãy theo dõi vết thương thường xuyên.Thông thường, cứ mỗi lần thay bằng, bạn sẽ thấy miệng vết thương dần lành lại. Cho đến khi gần khỏi hẳn thì miệng vết thương sẽ khô và có vảy.

Tuy nhiên cũng có những người sau một thời gian dài, vết cắn vẫn chưa lành miệng mà còn có hiện tượng bất thường. Vậy những hiện tượng như có mủ, miệng vết thương vẫn hở sau khi bị chó cắn có nguy hiểm không ? Thật đáng tiếc vì khả năng có là rất cao bạn nhé ! Những dấu hiệu này đều có thấy tình trạng vết cắn của bạn đang xấu đi. Vì vậy hãy đi khám ngay nếu cảm thấy có điều gì bất thường bạn nhé !

1.7 Tiêm phòng uốn ván

Tiêm phòng uốn ván là một trong những biện pháp được rất nhiều các y bác sĩ khuyên nên áp dụng khi bạn bị chó cắn. Dù bị chó cắn không chảy máu hay bị cắn sâu thì việc tiêm phòng uốn ván là rất cần thiết đấy. Việc tiêm phòng sẽ giúp bạn tăng khả năng phòng tránh các bệnh truyền nhiễm khi bị cún cắn. Đồng thời phương pháp này cũng rất an toàn nên bạn không cần quá lo lắng khi tiêm đâu nhé.

Với những người đã tiêm phòng uốn ván thì sau khoảng thời gian là 5 năm, bạn vẫn nên đi tiêm lại thêm 1 lần nữa nhé !

1.8 Theo dõi chú chó

Một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn biết bị chó lạ hay bị chó nhà cắn có sao không thì bạn cần phải theo dõi các bé đó. Nhờ đó, bạn có thể xác định được đây là những bé lành tính khoẻ mạnh hay là chó dại, mang trên mình mầm bệnh.

Bịt mõm và theo dõi sức khỏe của chú chó
Bịt mõm và theo dõi sức khỏe của chú chó

+ Cách theo dõi chó

Trong trường hợp chó nhà, sẽ khá đơn giản trong việc theo dõi. Bạn có thể biết được rõ những mầm bệnh tiềm ẩn trong cơ thể các bé cưng của mình để có cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên với những chú chó lang thang thì điều này lại khó hơn rất nhiều.

Nếu như bị những bé chó lạ trên đường tấn công, điều quan trọng nhất, an toàn nhất mà bạn phải làm chính là đi tiêm phòng dại. Bởi việc các bé chó lang thang đó đã được tiêm phòng dại hay chưa, có chủ không là điều bạn không thể biết.

Theo dõi các bé cún sau khi cắn người là điều cực kỳ quan trọng. Việc theo dõi này  cần phải quan sát trong khoảng 15 ngày. Sau 2 tuần, nếu các bé vẫn hoạt động, sinh hoạt bình thường vì mọi chuyện sẽ khá ổn. Tuy nhiên nếu có hiện tượng cún của bạn không ăn uống gì, sùi bọt mép thì ngay lập tức, bạn cần đến bệnh viện ngay.

+ Nên đến bệnh viện trong những trường hợp nào ?

“Khi bị chó cắn nên làm gì?” Đó là câu hỏi Chomeocanh.com đã nhận được rất nhiều từ những người thiếu kinh nghiệm xử lý khi bị chó tấn công. Mặc dù có theo dõi các bé sau khi bị cắn, tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ được những điều bất thường để kịp thời xử lý. Do đó, dưới đây là những trường hợp sau khi cắn mà bạn cần lưu ý và đến bệnh viện ngay nếu như phát hiện ra nhé:

  • Nếu chó cắn bạn có hiện tượng chảy nước dãi, bọt mép sủi bọt, trong mắt đỏ đáng sợ và gương mặt lúc nào cũng ủ rũ thì đây chính là chó bị dãi
  • Nếu bạn bị tấn công tại những khu vực đang xảy ra dịch bệnh ở chó hoặc mèo thì những bé cún cắn bạn hẳn cũng đang mang mầm bệnh
  • Vết cún cắn sâu, chảy nhiều máu không ngừng
  • Nếu bản thân bạn cắc các loại bệnh về gan, cao huyết áp, ung thư. Hay tiểu đường thì việc bị cún cắn lại càng trở nên nguy hiểm. Để an toàn cho bản thân, hãy đến các trung tâm y tế để nhận được sự điều trị hợp lý từ các y bác sĩ.

2 Các trung tâm tiêm phòng dại uy tín

Bên cạnh chó trưởng thành, việc bị chó con cắn cũng xảy ra khá thường xuyên. Và có lẽ vì nhỏ con nên không nhiều người quan tâm đến việc bị chó con cắn có sao không ? Trên thực tế, dù độ tuổi và hiện trạng các bé gây ra như thế nào thì bên cạnh việc sơ cứu cơ bản. Bạn đều nên đến các trung tâm phòng dại để được điều trị.

Đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín
Đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín

Khi nhu cầu nuôi thú cưng ngày càng tăng thì những các trường hợp bị chó cắn cũng xảy ra nhiều hơn. Nếu là người không có kỹ năng xử lý tốt, bạn sẽ hoang mang không biết bị chó cắn phải làm sao để chữa trị.

Tuy nhiên đừng lo lắng quá. Về cơ bản, bạn chỉ cần áp dụng những thao tác mà Chomeocanh.com giới thiệu ở trên. Và để đảm bảo hơn, sau đó bạn nên đến các trung tâm tiêm phòng dại uy tín để kiểm tra và xử lý. Vậy tên những trung tâm đang được đánh giá cao hiện nay là gì bạn có biết ?

2.0.1 Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học Kỹ thuật và Y tế Dự phòng

Nhắc đến dực phòng y tế công cộng, một cái tên rất uy tín mà chúng ta không thể bỏ qua. Chính là viện vệ sinh dịch tễ Trung ương – Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật và Y tế dự phòng. Địa chỉ hiện nay của trung tâm là 131 phố Lò Đúc, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Đây là nơi không chỉ nổi tiếng với dàn giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên nghiệp. Và tài năng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Họ đều là những người đến từ các khoa phòng, vệ sinh Dịch tễ uy tín khác nhau.

Vì vậy năng lực của các vị y bác sĩ này là điều mà bạn có thể an tâm. Khi đến khám chữa trị, bạn sẽ được giải đáp một số vấn đề như chị chó cắn sâu. Hay bị chó cắn nhưng không chảy máu có sao không ?, những điều cần kiêng kị khi chữa trị?,…

Mặt khác ở đây được trang bị rất nhiều các thiết bị y tế hiện đại để phục vụ cho việc điều trị. Vậy nên có rất nhiều người tin tưởng và tìm đến đây sau khi bị các bé cún tấn công gây thương tích.

2.0.2 Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Tại Hà Nội, nói đến nơi chữa trị khi bị chó cắn uy tín, chất lượng, gần như ai cũng nghĩ ngay đến trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Cơ sở của trung tâm được đặt tại 70 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.

Được thành lập từ năm 1963, cho đến nay trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã xử lý được nhiều ca nguy hiểm của bệnh nhân khi bị chó tấn công. Với đội ngũ chuyên nghiệp, có tinh thần làm việc và trách nhiệm cao, bạn có thể an tâm khi điều trị vết thương tại đây.

2.0.3 Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế

Trung tâm kiểm dịch Y tế quốc tế, nằm lại số 3 Ông Ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội. Đây là một trong những nơi chuyên điều trị vết thương bị chó cắn uy tín nhất tại Hà Nội. Thực hiện các phương pháp đáp ứng đủ các tiêu chuẩn quốc, người bệnh luôn được chăm sóc tận tình và được sử dụng những loại công nghệ, thuốc chữa mới nhất, hiệu quả nhất hiện nay.

Khi điều trị vết thương bị chó cắn, bạn sẽ được các y bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả dành cho bạn. Đặc biệt nếu cần phải tiêm phòng, bạn cũng sẽ không cảm thấy đau đớn hay có phản ứng phụ với thuốc. Vì vậy bạn có thể hoàn toàn an lòng khi đến đây chữa trị nhé !

3 Khi bị chó cắn thì không nên ăn gì?

Bên cạnh những kỹ năng sơ cứu khi bị chó cắn thì bạn cũng cần thay đổi lại chế độ dinh dưỡng của mình. Việc ăn uống thường ngày của bạn có thể ảnh hưởng đến thời gian lành miệng vết thương của bạn. Dù bạn vẫn có thể ăn uống bình thường sau khi tiêm phòng xong, nhưng vì sức khoẻ của bản thân, bạn nên biết bị chó cắn kiêng ăn gì là tốt nhất ?

3.1 Người bị chó cắn nên kiêng uống những chất kích thích, có cồn, dùng các chất gây ức chế miễn dịch

Với một người bình, việc sử dụng quá nhiều chất kích thích, đồ uống cồn là không hề có lợi cho sức khoẻ. Và với người vừa bị chó cắn thì những tác hại mà chúng đem lại còn lớn hơn rất nhiều. Nếu sử dụng nhiều, việc trao đổi chất diễn ra bên trong cơ thể bạn sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.

Đồng thời, các chất có trong rượu bia có thể gây ức chế lên hệ miễn dịch. từ đó việc tái tạo và lành miệng vết thương sẽ bị ảnh hưởng. Trong nhiều trường hợp, vết thương càng lâu lành thì nguy cơ nhiễm trùng ngày càng cao đấy, bạn có biết không?

Khi bị chó cắn thì không nên ăn gì?
Khi bị chó cắn thì không nên ăn gì?

3.2 Người bị chó cắn cũng nên kiêng ăn các loại đậu

Một lưu ý nhỏ khác trong việc bị chó cắn không nên ăn gì bạn nên biết chính là cần phải tránh xa các loại đậu. Bên cạnh đậu, các loại thực phẩm như rau muống, thịt gà, vịt hay các đồ từ nếp đều khiến bạn bạn dễ bị sẹo lồi khi vết thương lành. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin để vết thương bị chó cắn mau lành hơn.

Bị chó cắn là hiện tượng thường xuyên xảy ra và có thể đem tới những hậu quả không ai ngờ đến. Với những chia sẻ trên, Chomeocanh.com mong rằng phần nào đã giúp bạn hiểu hơn và biết những thao tác cơ bản khi sơ cứu các vết thương bị chó cắn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *