Giun sán chó

Giun sán chó là gì và đem lại những ảnh hưởng gì đến sức khỏe vật nuôi? Cần làm gì để phòng cũng như điều trị bệnh giun sán chó này một cách hiệu quả? Trong bài viết này, bạn hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu về các loại ký sinh trùng giun sán chó nguy hại nha.

Giun đũa chó và sán chó là hai loại nội ký sinh cực kỳ đáng nguy hại ở vật nuôi. Chúng lấy các chất dinh dưỡng từ cơ thể vật chủ để tồn tại. Vì thế gây ảnh hưởng đến sự hấp thu chất nuôi cơ thể của chó cưng. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến loại ký sinh này. Và có phương pháp phòng tránh việc nhiễm giun sán một cách hiệu quả nhé.

Các dấu hiệu cho thấy vật nuôi bị nhiễm nội ký sinh giun sán chó

Nếu bạn thấy vật nuôi của mình bắt đầu có những dấu hiệu sau. Thì có khả năng chúng đã bị nhiễm giun đũa và sán chó. Lúc này bạn cần lưu tâm hơn và cần can thiệp khi cần thiết:

  • Chó có dấu hiệu chán ăn hoặc thậm chí là bỏ ăn, nôn mửa và chó bị tiêu chảy.
  • Sút cân nhanh chóng, vật cưng gầy còm dù vẫn được cho ăn với chế độ bình thường.
  • Chó không linh hoạt, nằm một chỗ, buồn bã, có biểu hiện bồn chồn, khó chịu. Thường có hành động rê mông trên mặt đất.
Các dấu hiệu cho thấy vật nuôi bị nhiễm nội ký sinh giun đũa chó và sán chó
Các dấu hiệu cho thấy vật nuôi bị nhiễm nội ký sinh giun đũa chó và sán chó

Tìm hiểu về giun đũa chó và sán chó

Giun đũa ở chó

Giun đũa ở chó được biết là một loại giun tròn, là loại giun khá phổ biến ở vật nuôi. Chó, mèo thường  bị nhiễm bệnh giun đũa khi chúng vô tình ăn trứng của ấu trùng tử môi trường. Đặc biệt, đối với chó con nếu chẳng may bị nhiễm bệnh sẽ dễ gây ra tình trạng viêm ruột ở chó.

Ở chó sơ sinh và chó con thường bị nhiễm mầm bệnh qua đường nhau thai. Và có thể gây ra tình trạng chó bị viêm phổi khiến chúng tử vong cấp tính do bị viêm ruột. Và bị tắc nghẽn đường tiêu hóa.

Khi bị nhiễm giun đũa. Vật cưng sẽ rơi vào tình trạng kém phát triển, trở nên còi cọc, biếng ăn. Nặng hơn là chó bị tiêu chảy và nôn mửa. Giun trưởng thành có thể bị tống ra ngoài thông qua việc chó bị nôn hoặc bị tiêu chảy. Trường hợp giun đũa quá nhiều trong ruột sẽ. Có thể gây ra tình trạng bị tắc nghẽn đường tiêu hóa và dẫn đến tử vong.

Giun đũa ở chó
Giun đũa ở chó

Sán chó

Khi chó bị nhiễm sán, sau khi ký sinh và phát triển. Trứng sán sẽ được phóng thích ra ngoài môi trường thông qua quá trình phóng uế của chó. Từ đó, rất dễ lây lan sang các vật nuôi khác khi chúng tiếp cận gần khu vực có mầm bệnh.

Sán chó xâm nhập và ký sinh trong cơ thể. Lúc này nang sán sẽ chèn ép các phủ tạng cũng như các cơ quan trong cơ thể vật nuôi. Tiềm ẩn vô số những biến chứng nguy hiểm. Sự nguy hại của sán chó sẽ còn tùy thuộc vào vị trí trên có thể vật cưng có nang sán ký sinh. Tình trạng xấu nhất khi vật cưng bị nhiễm sán là sẽ gây tử vong một cách nhanh chóng.

Tìm hiểu về giun đũa chó và sán chó
Tìm hiểu về giun đũa chó và sán chó

Điều trị giun đũa sán chó như thế nào để mang lại hiệu quả?

Nếu khi chó có những biểu hiện như đã nói ở trên khiến bạn nghi ngờ chúng đã bị nhiễm giun đũa chó và sán chó. Tốt nhất là bạn đem vật cưng đến các cơ sở thú y gần nhất. Để tiến hành thăm khám và được chẩn đoán chính xác nhất. Nhằm có phương pháp điều trị thích hợp cho chó cảnh.

Hầu hết, các trường hợp vật cưng bị nhiễm giun đũa chó và sán chó có thể được điều trị thông qua một hoặc nhiều loại thuốc đặc trị khác nhau.  Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc nào là thích hợp cũng như  tần suất uống thuốc là ra sao sẽ còn  phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của chó cưng cùng khuyến cáo của bác sĩ thú y. Riêng đối với tình trạng giun đũa ở chó. Thì cách nhanh nhất và hiệu quả nhất là cho vật cưng uống thuốc xổ giun trong một khoảng thời gian nhất định của đợt điều trị.

Điều trị giun đũa chó và sán chó như thế nào để mang lại hiệu quả?
Điều trị giun đũa chó và sán chó như thế nào để mang lại hiệu quả?

Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng giun đũa chó và sán chó

Việc phòng tránh bao giờ cũng dễ dàng và tốt hơn cho vật cưng so với  việc điều trị bệnh. Để hạn chế tình trạng vật nuôi bị nhiễm giun đũa chó và sán chó,  cần chú ý các vấn đề sau:

  • Đảm bảo vệ sinh ăn uống khi nuôi chó cảnh, cho chúng ăn chín uống sôi, kết hợp với đó là một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm tăng cường sức đề kháng ở chó.
  • Thăm khám định kỳ tại các cơ sở thú y uy tín nhằm đảm bảo sức khỏe chó cưng được tốt nhất, nếu không may bị nhiễm bệnh có thể điều trị kịp thời, nhanh chóng và triệt để nhằm không gây biến chứng cũng như những ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe vật nuôi.
  • Dọn phân cũng như các chất thải của chó thường xuyên.
  • Vệ sinh chỗ ở cho chó nhằm triệt tiêu điều kiện có lợi cho mầm bệnh phát triển, tránh cho chó tiếp xúc với các con vật khác nhiễm bệnh.
Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng giun đũa chó và sán chó
Các biện pháp giúp phòng tránh tình trạng giun đũa chó và sán chó

Việc phòng ngừa giun sán chó đúng cách sẽ giúp  đảm bảo sức khỏe cho chó cưng lẫn cho chính gia đình bạn. Nếu bạn còn có những thắc mắc liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ với Chomeocanh.com để được tư vấn một cách nhanh chóng và tận tình nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *