Chó đẻ

Ở mọi giống loài, mang thai và vượt cạn luôn là quá trình vất vả, với loài chó cũng không ngoại lệ. Trong giai đoạn này, những chú cún rất cần sự chăm sóc và quan tâm từ chủ. Để giúp boss cưng của mình “vỡ chum” an toàn, phận làm “sen” cần có kiến thức chăm chó đẻ. Thông thường đó là những câu hỏi như: chó đẻ 1 con hay nhiều con? Chó chửa mấy tháng thì đẻ? Biểu hiện của chúng khi đau bụng đẻ như thế nào? Khi chăm sóc chó mẹ mới đẻ cần lưu ý điều gì? Vậy đáp án cho thắc mắc trên là gì, xin mời các bạn tham khảo bài viết chia sẻ dưới đây

Chăm chó đẻ: Khó hay dễ?
Chăm chó đẻ: Khó hay dễ?

Một số kiến thức cơ bản về việc sinh sản của các “boss”?

Để cùng “boss” vượt cạn thành công, những người nuôi chó cảnh có tâm cần nắm được một vài kiến thức cơ bản sau:

Những chú ý khi phối giống

Đến tuổi trưởng thành, các chú cún sẽ bắt đầu phát dục. Nếu cún nhà bạn không có hiện tượng này trong thời gian dài thì rất có thể chú đã bị bệnh rồi. Các chú cún trong giai đoạn động dục rất dễ bị kích động và có phần tăng động hơn ngày thường.

Việc cho phối giống chó cảnh vào thời gian này sẽ giúp tăng  xác suất chó có bầu cao hơn. Việc chọn bạn tình cho “boss” cũng nên được các “sen” cân nhắc. Bạn muốn lứa chó con thuần chủng hay lai tạp? Để có đời F1 xuất sắc, việc lựa chọn cũng cầu kỳ hơn. Về cơ bản, bạn nên chọn “chồng” cho cún của mình có sức khỏe tốt. Nếu lai tạo, sự tương đồng nhất định về hình dạng của bố mẹ sẽ giúp những chú cún con có sức khỏe tốt.

Độ tuổi sinh sản

Độ tuổi bắt đầu động dục trung bình của loài chó là từ 6-12 tháng tuổi. Thời gian này có thể khác biệt đôi chút tùy vào từng giống chó. Thông thường thời gian này xuất hiện 1-2 lần/ năm và kéo dài trong khoảng trên dưới 3 tuần. Lúc này, những chú cún sẽ rất nôn nóng để tìm bạn tình. Tuy vậy, thời gian tốt nhất để sinh sản là kỳ động dục từ lần thứ hai trở đi.

Không nên lấy giống vào lần động dục đầu tiên vì cơ thể cún chưa hoàn toàn sẵn sàng
Không nên lấy giống vào lần động dục đầu tiên vì cơ thể cún chưa hoàn toàn sẵn sàng

Rất hiếm khi chó đẻ một con. Tùy từng giống chó khác nhau mà số lượng con mỗi lứa cũng khác biệt. Những giống chó nhỏ như poodle, phốc sóc, chó Nhật,… mỗi lứa có thể đẻ từ 3-7 con. Những giống chó lớn hơn còn có thể để tới hơn 10 con một lứa.

Dấu hiệu chó mang thai

Điều khiến khá nhiều “sen” bối rối là “Chó mang thai mấy tháng thì đẻ sẽ có biểu hiện cụ thể?”. Trong khoảng 1-2 tuần đầu, dấu hiệu mang thai của chó có thể không quá rõ ràng. Nhất là với những chú cún vốn đã có thân hình đẫy đà sẽ có phân biệt bụng mỡ và bụng chửa. Chúng ta có thể nhận biết chó mang thai bao nhiêu ngày qua sự thay đổi của núm vú. Khoảng 2-3 tuần đầu tiên của thai kì, ti của các “boss” sẽ dựng và hồng hơn. Sau đó, bụng sẽ dần lớn hơn thấy rõ khi cún con trong bụng phát triển.

Cũng như ở người, chó cũng có hiện tượng mang thai giả. Tức là không hề thụ thai nhưng cũng có các biểu hiện như đang mang thai. Các “sen” cần chú ý cả chuyển động và cả nhịp đập của cún con trong bụng mẹ. Một phương án chắc ăn khác là mang “boss” tới bệnh viện thú ý. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem chúng có đang mang thai không và cả chó chửa bao nhiêu ngày nữa.

Xem bài viết chi tiết:

Cách nhận biết chó có thai

Chó mang thai có nên tắm không?

Việc tắm cho cún trong thời gian mang bầu cũng là băn khoăn của nhiều “sen”. Quan niệm của không ít người, trong thời gian mang thai của chó, việc tắm nên dừng hoàn toàn. Thực tế, việc này phụ thuộc phần lớn vào bản thân các “boss”. Nếu các “boss” hoàn toàn thoải mái và không có vấn đề gì với việc tắm thì ok. Việc tắm táp cho cún khi mang bầu phải thực hiện hết sức cẩn thận.

Tuy nhiên, khi bầu quá lớn thì cũng nên hạn chế việc tắm rửa. Vậy chó có bầu mấy tháng thì không nên tắm nữa? Câu trả lời là khoảng 2 tuần trước khi chó đẻ. Thời điểm này khá nhạy cảm, các em ỏng cần được nghỉ ngơi, tránh kích động.

Chó chửa bao nhiêu ngày thì để?
Chó chửa bao nhiêu ngày thì để?

Chó chửa bao lâu thì đẻ?

Thời gian chó mang thai bao lâu có thể khác biệt một chút ở từng giống chó cảnh. Thông thường, chó sẽ mang thai trong khoảng 60-68 ngày. Để tính chó mang thai mấy tháng thì đẻ bạn có thể ước chừng dựa trên ngày đi lấy giống. Những chú cún có mang nhiều con thì thời gian mang thai có thể ngắn hơn một chút. Thời gian này cũng có thể phụ thuộc vào sức khoẻ của chó mẹ.

Xem bài viết chi tiết:

Chó mang thai bao lâu thì đẻ

Chăm sóc chó đẻ

Chăm sóc chó mẹ mới đẻ thực ra không có gì quá khó khăn. Trong giai đoạn bầu bí nặng nề, các “boss” có thể hay mệt và không còn hoạt bát. Bạn chỉ cần quan tâm nhẹ nhàng và lưu ý những điều sau đây trong thời gian chó mang thai:

Chăm sóc khi chó mang thai

Chế độ ăn thế nào khi cún có bầu?

Chó mang bầu mấy tháng là bấy nhiêu tháng bạn cần chú ý hơn tới chế độ ăn của chúng. Những chú cún khi có bầu thường có biểu hiện biếng ăn. Do bụng còn chứa một lũ nhóc nên các em ỏng cũng khó mà ăn no căng. Các bữa ăn nên được chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày. Đặc biệt, các “sen” cần chắc chắn không có chuyện bỏ bữa. Nếu không nạp đủ dinh dưỡng sẽ không tốt cho cả cún mẹ lẫn cún con. Ngoài các dinh dưỡng thiết yếu, bạn cũng đừng quên bổ sung canxi cho em cún nhé.

Hãy tăng cường bổ dung dinh dưỡng cho em “ỏng” khi mang thai
Hãy tăng cường bổ dung dinh dưỡng cho em “ỏng” khi mang thai

Chuẩn bị ổ và các phương án đỡ đẻ

Chuẩn bị sẵn ổ cho chúng là bước đầu tiên bạn cần làm. Ổ có thể được làm từ thùng carton, chậu nhựa,… với điều kiện đủ chắc chắn và rộng rãi. Bạn sẽ cần chuẩn bị nhiều khăn, giẻ hoặc giấy để lót chuồng. Một lưu ý nhỏ khi chuẩn bị lót chuồng là bạn nên tránh dùng giẻ quá dài hoặc bùng nhùng. Chó con mới đẻ có thể bị cuốn lấp mà không ai biết, dễ gây ngộp thở.

Chuẩn bị ổ, chuồng rộng rãi, ấm áp cho mẹ con cún
Chuẩn bị ổ, chuồng rộng rãi, ấm áp cho mẹ con cún

Phương án đỡ đẻ cũng là điều bạn nên tính toán sớm. Nếu nhà bạn không ai biết đỡ đẻ cho chó, hãy tìm sẵn thông tin của thú y gần nhất. Trong trường hợp không thể mang chó tới bệnh viện, bạn có thể mời bác sĩ về nhà để đỡ đẻ. Ngày nay các dịch vụ thú y như vậy không hề thiếu. Bạn chỉ cần tìm sẵn liên lạc để chủ động.

Trong trường hợp bạn có thể tự đỡ đẻ cho chó, hãy chuẩn bị sẵn dụng cụ cần thiết. Nước sôi, bông, thuốc sát trùng, kéo cắt rốn,… nên sẵn sàng khi xuất hiện dấu hiệu chó sắp đẻ.

Dấu hiệu chó sắp sinh

Chó sắp đẻ thường sẽ có những biểu hiện nhất định. Một vài ngày trước khi sinh chó mẹ sẽ có tình trạng bỏ ăn. Khi chúng tìm cách trốn vào nơi khuất và liên tục cào đất cũng là biểu hiện chó sắp đẻ. Lúc này, bạn cần quan tâm tới cún nhiều hơn và cùng chúng canh sinh con.

Dấu hiệu chính thức thông báo chó sắp sửa sinh chính là vỡ ối. Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “vỡ ối bao lâu thì đẻ”. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào sức khoẻ và khả năng rặn đẻ của chó mẹ. Đây chính là lúc “boss” cần tới sự trợ giúp kịp thời từ bạn nhất. Trong trường hợp các em ấy không đủ khả năng tự đẻ, bạn cần đưa cún mang tới thú y ngay. Nếu chậm trễ, tính mạng và sức khỏe của cả chó mẹ và chó con sẽ gặp nguy hiểm.

Xem bài chi tiết:

Cách chăm sóc chó mang thai

Cách đỡ đẻ cho chó

Đa số chó có thể tự rặn đẻ tự nhiên mà không cần sự giúp đỡ của con người. Tuy vậy nguy cơ sót con, lưu thai hoàn toàn có thể xảy ra. Để các bé vượt cạn an toàn nhất, vẫn nên có sự giám sát và hỗ trợ kịp thời từ chủ. Quá trình đỡ đẻ cho chó có thể chia thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn dạo ổ

Trong giai đoạn này, các dấu hiệu chó sắp sinh sẽ xuất hiện, thường khoảng một ngày trước khi đẻ.  Nếu bạn tự đỡ đẻ cho chó ở nhà, hãy ở bên chúng khi các dấu hiệu sắp sinh trở nên rõ ràng. Chúng sẽ dạo quanh, cào đất tìm kiếm nơi an toàn, chắc chắn để chuẩn bị đẻ. Cũng có những chú cún sẽ quấn quýt chủ để tìm sự giúp đỡ. Bạn cần chú ý theo dõi chúng lúc này.

Giai đoạn đau đẻ

Đây là giai đoạn rất khó khăn với những chú cún. Chó đẻ sẽ có thân nhiệt, nhịp tim tăng cao và khá hoảng loạn. Khi nước ối vỡ, chúng thường cố gắng quay lại đằng sau để liếm. Hãy vỗ về và trấn an giúp cún cưng thoải mái hơn. Nếu quan sát thấy có nước ối xanh chảy ra nhưng không có con, hãy đưa cún tới thú ý ngay. Nếu chậm trễ, cún con bên trong bụng có thể bị ngạt.

Giai đoạn đẻ

Khi chó mẹ rặn đẻ, bọc chó con sẽ dần lòi ra ngoài. Bạn có thể giúp chó mẹ nhẹ nhàng lôi bọc ra ngoài theo phương thẳng đứng. Tiếp theo hãy nhanh tay xé màng bọc và lau miệng cún con. Khi cún con kêu thành tiếng là chúng đã có thể bắt đầu tự thở. Việc đỡ đẻ cho chó có thể khá vất vả. Một số chó mẹ không đủ sức rặn liên tiếp nên quá trình này có thể kéo dài vài tiếng. Hãy kiên trì cố gắng đồng hành cùng chúng bạn nhé.

Lưu ý

Chó mẹ sau khi sinh sẽ rất mệt và còn sợ hãi. Lúc này, người chủ là chỗ dựa tinh thần cho chúng. Những chú chó con mới sinh sẽ cần được làm sạch. Thông thường chó mẹ sẽ tự liếm láp cho con. Dây rốn cũng cần được cắt và sát trùng ngay. Bạn có thể cắt bằng kéo bấm hoặc chỉ và chừa lại khoảng 1cm cách bụng. Để sát trùng bạn có thể sử dụng i-ốt đỏ 5% hoặc cồn 70 độ.

Chăm sóc chó sau khi đẻ

Sinh nở là quá trình mất rất nhiều sức lực. Thời điểm này chó mẹ sẽ rất mệt và yếu, cần tới sự chăm sóc của chủ.

Chăm sóc chó mẹ sau khi đẻ

Sau khi sinh, chó mẹ thường sẽ uống nhiều nước để làm sạch dạ dày. Bạn có thể sử dụng nước muối loãng, ấm để chúng uống. Một chút sữa hoặc cháo loãng để lại sức cũng rất cần thiết. Bạn có thể sử dụng nước hầm xương thược ninh thịt thật nhừ. Bổ sung đạm sẽ giúp chó mẹ có sữa cho con bú. Bạn cũng nên dọn dẹp lại ổ, thay lót chuồng cho sạch sẽ. Lúc này chó mẹ rất cần được nghỉ ngơi. Hãy để cho mẹ con chúng có không gian yên tĩnh, ấm áp, thoải mái và kín đáo.

Xem thêm bài viết chi tiết:

Cách chăm sóc chó mẹ sau sinh

Chăm sóc chó con sau khi đẻ

Cún con nên được bú mẹ và gần hơi mẹ ngay sau khi chào đời. Vậy nên sau khi vệ sinh và cắt dây rốn, hãy đưa chúng trở lại vòng tay của mẹ ngay nhé. Nếu chó mẹ không có sữa, bạn có thể thay thế bằng sữa ngoài. Tuy nhiên cần lưu ý chọn loại cho trẻ sơ sinh hoặc sữa dành riêng cho chó con. Hệ tiêu hoá của chúng lúc này rất non nớt và dễ tiêu chảy.

Với những trường hợp chó con quá yếu, hãy để chúng ở gần con mẹ nhất. Bạn cũng có thể ưu tiên để chúng bú mẹ trước. Những con non này không đủ sức để tranh với những con khoẻ hơn. Nếu không  được quan tâm nhiều hơn, chúng sẽ rất thiệt thòi và có thể chết yểu.

Xem thêm bài viết:

Cách chăm sóc chó con mới đẻ

Những lưu ý khác các sen cần nhớ

Dưới đây là một vài lưu ý khác các “sen” cần quan tâm khi chăm sóc chó mẹ mới đẻ:

Giữ vệ sinh

Việc giữ vệ sinh chuồng, ổ cho chó mẹ và chó con sau sinh rất quan trọng. Lúc này chó con chưa biết đi vệ sinh đúng chỗ, rất hay tè và ị ra ổ. Nếu không được thay lót thường xuyên, chó con rất dễ bị ghẻ. Chó mẹ thường sẽ tự dọn vệ sinh cho con. Tuy nhiên, nếu chó con mắc tiêu chảy sẽ rất dễ lây ngược lại chó mẹ. Thường xuyên thay lót ổ để giữ vệ sinh cho mẹ con “boss” nhé.

Đặt ổ ở nơi kín đáo

Dân gian có câu “Dữ như chó đẻ”. Chó mẹ khi mới sinh sẽ dữ dằn hơn mọi khi để bảo vệ con của mình. Chúng sẽ không cảm thấy thoải mái nếu người ngoài cứ dòm con của mình. Nếu nhà còn có những con chó khác, hãy cách ly tuyệt đối chúng với đàn cho mới sinh. Bạn nên đặt ổ của chúng ở nơi kín đáo và hạn chế người tiếp xúc. Điều này sẽ giữ cho cún mẹ có tinh thần thoải mái và cảm giác an toàn.

Dinh dưỡng

Chó mẹ sau khi sinh còn yếu nên chỉ ăn được đồ ăn mềm. Cháo loãng hầm nước thịt hoặc sữa đều rất tốt để bổ sung chất dinh dưỡng cho chó mẹ. Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất và chất sơ cũng cần có đầy đủ trong bữa ăn. Trong khoảng 2-4 tuần đầu, nguồn dinh dưỡng duy nhất của chó con là sữa mẹ. Đủ dinh dưỡng sẽ giúp chó mẹ tiết nhiều sữa và chất lượng sữa tốt hơn. Được bổ sung dưỡng chất, chó mẹ cũng mau lại sức hơn.

Chăm chó con

Bạn nên thường xuyên để ý chăm sóc chó con mới đẻ. Những nhóc này rất thích rúc vào mẹ nên nhiều khi sẽ bị đè khiến ngạt thở. Khi nhận thấy sữa mẹ không đủ cho đàn con, hãy bổ sung thêm bằng sữa ngoài bạn nhé. Bạn cũng nên vệ sinh nơi cắt rốn hàng ngày cho các nhóc tì này nhé.

Ngoài những lưu ý trên, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của chomeocanh.com. Đây là trại chó có quy mô lớn và hoạt động từ lâu tại cả Bắc và Nam. Các chuyên gia tại Chomeocanh.com có rất nhiều hiểu biết về chăm chó đẻ cũng như phối giống chó.

Trên đây là tất tật thông tin về cách chăm sóc chó đẻ. Các “sen” đã sẵn sàng đồng hành cùng “boss” của mình chưa? Chúc bạn sẽ sớm đón đàn cún cưng thật khoẻ mạnh nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *