Bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó là một trong những chứng bệnh gây tử vong cao nhất, đặc biệt với chó con. Hãy cùng các bác sĩ của thú Y Chomeocanh.com tìm hiểu về cách phòng bệnh. Những triệu chứng và cách điều trị bệnh Parvo ở chó sau đây:

Cách phòng bệnh Parvo ở chó

Cung cấp cho cún cưng một chế độ dinh dưỡng tốt. Luôn chú ý vệ sinh sạch sẽ khay đồ ăn, thức uống của chó

Tiêm phòng cho chó từ 2-3 mũi vacxin theo đúng lịch quy định.

Khi đi tiêm phòng vắc-xin cho cún, thường có 2 loại vắc-xin cơ bản lựa chọn:

  • Mũi vắc-xin 5 trong 1: giúp các cún cưng phòng ngừa chó bị Parvo + bệnh Care ở chó + bệnh ho cũi chó + bệnh viêm gan…
  • Mũi vắc-xin 7 trong 1: giúp các chú cún phòng ngừa bệnh Parvo + bệnh Care + bệnh Leptospira + cúm chó + ho cũi chó + viêm gan…..

Tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh Parvo ở chó là một điều hết sức cần thiết cần phải lưu ý, thực hiện từ lúc các bé cún vẫn còn ở trong giai đoạn “trẻ thơ” để có được hiểu tốt. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi người mà sẽ có những lựa chọn các loại vắc-xin để phòng bệnh Parvo ở chó khác nhau. Dù là loại nào đi nữa thì nhớ phải đưa các bé tiêm phòng nhé các bạn, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cún cưng.

Chích ngừa là biện pháp phòng bệnh Parvo ở chó hiệu quả nhất
Chích ngừa là biện pháp phòng bệnh Parvo ở chó hiệu quả nhất

Triệu chứng  bệnh Parvo ở chó

Nếu bạn đang nuôi chó cảnh tại nhà thì hẳn ít nhất bạn đã từng 1 lần nghe về loại bệnh Parvo này. Không chỉ nổi tiếng là một căn bệnh phổ biến ở các bé thú cưng mà Parvo còn khiến nhiều người chủ luôn cảm thấy lo lắng vì sự nguy hiểm của loại bệnh này. Chính vì thế, khi chăm sóc các bé chó cưng, những người chủ thường tìm hiểu rất kỹ triệu chứng bệnh Parvo với mong muốn luôn đảm bảo được sức khỏe tốt nhất cho các bé.

Những bé chó mắc bệnh Parvo thường sẽ biểu hiện những triệu chứng khá rõ rệt
Những bé chó mắc bệnh Parvo thường sẽ biểu hiện những triệu chứng khá rõ rệt

Parvo không phát sinh theo mùa mà nó có thể ập đến các bé cưng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm nếu bạn không chăm sóc bé cẩn thận. Tuy nhiên có hai thời điểm mà bạn nhất định phải lưu tâm, đó là vào ngày nóng ẩm hoặc mưa nhiều. Việc thời tiết thay đổi đột ngột như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

Khi mắc bệnh, các bé cũng sẽ không có biểu hiện nay nên rất khó để nhận diện. Theo các bác sĩ thú y, bệnh thường ủ trong cơ thể các bé cưng khoảng 1 tuần rồi mới bắt đầu xuất hiện các biểu hiện. Và dưới đây là những triệu chứng bệnh Parvo ở chó mà bạn có thể nhận ra dễ dàng khi chăm sóc các bé:

Thể hiện qua dạng đường ruột

Đường ruột là dạng dễ nhận diện nhất và cũng dễ xảy ra nhất ở các bé chó cưng. Đây được xem là triệu chứng bệnh Parvo ở chó phổ biến nhất trong các ca mắc bệnh. Thông thường, những bé chó nhỏ dễ gặp triệu chứng này hơn là những bé đã trưởng thành. Khoảng thời gian từ 5 đến 10 tuần tuổi là giai đoạn mà các bé dễ mắc nhất. Vậy với dạng này, bạn có biết dấu hiệu bệnh Parvo ở chó được thể hiện như thế nào hay không?

Ốm yếu, mệt mỏi là một trong những triệu chứng bệnh Parvo ở chó rất phổ biến
Ốm yếu, mệt mỏi là một trong những triệu chứng bệnh Parvo ở chó rất phổ biến

Các bé có thể bị sốt kéo dài. Tuy nhiên trong một số trường hợp, có những bé lại không sốt và nhiệt độ cơ thể có xu hướng giảm. Nếu như có hiện tượng sốt thì cơn sốt sẽ kéo dài đến khi cơ thể các bé bắt đầu xuất hiện những biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh Parvo.

Các bé trở nên mệt mỏi, ủ rũ hơn thường ngày và xuất hiện hiện tượng nôn mửa. Khi đi ngoài, phân của các bé có màu hồng hoặc dính máu tươi hay chất keo nhầy. Đặc biệt chất thải của bé rất khắm và tanh

Sắc mặt các bé sẽ trở nên rất kém. Bạn sẽ dễ nhận thấy niêm mạc của các bé nhợt nhạt hơn rất nhiều, hốc mắt cũng sâu hơn bình thường. Nguyên do dẫn đến hiện tượng này là vì các bé bị mất nước, chất điện giải quá nhiều.

Thể hiện qua dạng viêm cơ tim

Đối với triệu chứng bệnh Parvo ở chó dạng viêm cơ tim thì thường thấy ở các bé cưng phát triển trong khoảng từ 4 đến 8 tuổi nhiều hơn. Nếu so với việc biểu hiện thành triệu chứng ra bên ngoài như đường ruột thì dạng viêm cơ tim lại nhanh và nguy hiểm hơn nhiều. Dạng mắc bệnh này giống như một con dao đục khoét các bé từ sâu bên trong tim, khiến các bé có thể ra đi vĩnh viễn dù cơ thể bên ngoài trông hoàn toàn khỏe mạnh.

Dạng viêm cơ tim khiến các bé luôn cảm thấy đau  đớn, mệt mỏi
Dạng viêm cơ tim khiến các bé luôn cảm thấy đau  đớn, mệt mỏi

Thường với dạng viêm cơ tim thì cơ hội sống sót của các bé thường khá mong manh. Nguyên do là bởi bệnh phát tán từ bên trong trước khi thể hiện triệu chứng ở bên ngoài nên gần như bạn sẽ không biết được các bé yêu của mình đang có vấn đề. Bởi thế mà viêm cơ tim vẫn luôn được xem là dạng nguy hiểm nhất trong những triệu chứng bệnh Parvo ở chó.

Những bé chó cảnh nếu như mắc Parvo dạng viêm cơ tim sẽ phải chịu một cái chết rất đau đớn. Theo đó, khi cái chết đã cận kề, bạn sẽ thấy cơ thể các bé nhợt nhạt hẳn đi, đặc biệt là ở niêm mạc. Không chỉ thế, trên cơ thể bé cũng xuất hiện các vết thâm tím, việc hô hấp ở các bé trở nên khó khăn hơn. Và cơn đau bên trong sẽ khiến các bé không chịu được mà gào thét rồi cuối cùng là lăn ra chết.

Thể hiện qua dạng viêm ruột kết hợp

Nếu nói khả năng giết chết bé yêu của dạng viêm cơ tim là con dao sắc bén thì hẳn với dạng viêm ruột kết hợp sẽ là viên đạn bạc. Bạn có biết ngay khi cơ thể các bé có triệu chứng bệnh Parvo đầu tiên thì thời gian sống sót của các bé còn lại là bao nhiêu không? Chỉ vỏn vẹn 24h. Đó chính xác là lời gian mà bạn vẫn còn có thể ở bên khi các bé còn hơi thở.

Với dạng viêm ruột kết hợp, triệu chứng thể hiện đầu tiên ở bé có thể là ỉa chảy, sốc tim, phù phổi hay là thiếu máu.

Dạng viêm kết hợp dễ khiến các bé rơi vào tình trạng nguy hiểm
Dạng viêm kết hợp dễ khiến các bé rơi vào tình trạng nguy hiểm

Phương pháp chẩn đoán triệu chứng bệnh Parvo ở chó mà bạn nên biết

Nhắc đến Parvo, bất kỳ ai nuôi chó đều bất giác cảm thấy lo lắng cho các bé yêu của mình. Vì để nhận biết triệu chứng Parvo là không khó. Nhưng khi bạn có thể phát hiện ra căn bệnh này một cách rõ ràng nhất thì cũng là lúc những bé yêu của bạn có cơ hội sống càng trở nên mong manh hơn. Chính vì thế, để có thêm hy vọng níu giữ sự sống của các bé, bạn cần biết cách chẩn đoán bệnh chính xác để có thể chủ động chữa trị cho bé yêu của mình.

Khi tìm hiểu về Parvo, có rất nhiều người quan tâm đến phương pháp chẩn đoán bệnh với mong muốn là có thể đem lại những điều tốt nhất cho các bé yêu của mình. Và để giúp bạn san sẻ nỗi lo, ngày sau đây Chomeocanh.com sẽ bật mí cho bạn phương pháp chẩn đoán bệnh Parvo chính xác và dễ thực hiện nhất nhé!

Chẩn đoạn bệnh parvo như nào?

Để sớm chẩn đoán được chính xác bệnh Parvo ở chó, bạn có thể dựa vào những điều sau:

Phương pháp chẩn đoán triệu chứng Parvo ở chó mà bạn nên biết
Phương pháp chẩn đoán triệu chứng Parvo ở chó mà bạn nên biết
  • Bạn có thể chẩn đoán bệnh bằng cách căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng hoặc tiến hành phương pháp khám lâm sàng, phi lâm sàng cho các bé.
  • Chẩn đoán bằng cách kiểm tra tổng quát cơ thể các bé về mọi mặt, đồng thời xem xét xem trước đó các bé từng có tiểu sử mắc căn bệnh nào hay không cũng như những biểu hiện thường ngày của các bé trong: ăn uống, có thường nôn mửa không, đi ngoài như thế nào và có áp dụng đúng lịch tiêm phòng thường xuyên hay không
  • Kiểm tra thân nhiệt của các bé xem có điều gì bất thường không. Đồng thời, dựa vào thân nhiệt, bạn có thể phán đoán thêm được mùi, màu sắc của phân để đánh giá diễn biến bệnh tình nữa đấy.
  • Kiểm tra hoạt động của tim, phổi các bé
  • Cách nhanh và hiệu quả nhất chính là sau khi có kết luận tạm thời sức khỏe của bé bằng việc khám lâm sàng, bạn có thể tiến hành test virus cho các bé. Parvo vốn dĩ là do sự xâm nhập và phát triển virus trên cơ thể các bé. Vì thế, việc test xem trong cơ thể các bé có nhiễm virus hay không sẽ có thể đưa ra kết luận về tình trạng của bé. Vậy làm thế nào thể test xét nghiệm Parvo?
Phân chó là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh Parvo với mùi tanh có máu.
Phân chó là 1 trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh Parvo với mùi tanh có máu.

Làm thế nào để test xét nghiệm bệnh Parvo ở các bé?

Test xét nghiệm là một cách hiệu quả giúp bạn chẩn đoán bệnh Parvo ở chó một cách chính xác hơn. Theo đó, các bước xét nghiệm chi tiết sẽ diễn ra theo quá trình sau:

Làm thế nào để test xét nghiệm bệnh Parvo ở các bé?
Làm thế nào để test xét nghiệm bệnh Parvo ở các bé?
  • Bộ test bệnh ở các bé có 2 dạng vạch là vạch hiển thị và vạch đối chứng. Dựa vào 2 vạch này, bạn có thể xác định được bệnh ở cách bé.
  • Thoạt tiên, bạn hãy lấy que bông lấy một ít mẫu phân thải ra từ các bé. Nếu không có phân, bạn có thể lấy một que bông khác để lấy mẫu từ trực tràng của các bé. Mẫu vừa lấy sẽ được cho vào ống đựng dung môi. Sau khi cho vào, mẫu sẽ từ từ tan ra. Việc lấy mẫu này sẽ lặp đi lặp lại khoảng 4 lần và mỗi mẫu lấy được đều cho vào dung môi riêng.
  • Sau khi mẫu đã tan trong dung môi, bạn hãy lấy ống bơm hút dung dịch trong ống đựng, nhỏ lên bộ test. Sau khi nhỏ khoảng từ 5 đến 10 phút, bạn sẽ thấy kết quả dần được hiển thị.

Dựa vào kết quả thu được từ bộ test, bạn có thể đánh giá được bệnh tình của các bé theo cách thức sau:

  • Nếu kết quả test cho ra 1 vạch thì bạn có thể kết luận là âm tính, tức là các bé của bạn không bị nhiễm Parvo
  • Nếu kết quả tết cho ra 2 vạch thì bạn có thể kết luận là dương tính, tức là các bé của bạn đã bị nhiễm Parvo

Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó

Ở thời điểm hiện nay bệnh Parvo ở chó chưa có thuốc đặc trị riêng dành cho loại bệnh này. Để đảm bảo cho sự an toàn, sức khỏe cho các lão đại nhà ta chỉ có cách tốt nhất đó là tiêm phòng vắc-xin ngừa bệnh cho các bé từ sớm. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh Parvo, bạn nên đưa cún tới ngay bệnh viện thú y gần nhà nhất để được khám chữa kịp thời. Không nên tự ý sử dụng thuốc để điều trị tại nhà mà không có hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ.

Chăm sóc, hộ lý

Việc chăm sóc, hộ lý chó cún cưng là một trong những khâu quan trọng nhất trong quá trình điều trị bệnh Parvo ở chó. Dựa vào từng đặc điểm tính chất bệnh Parvo ở chó thì ta tiến hành chăm sóc hộ lý cho cún cưng, chi tiết như sau:

  • Phải luôn giữ cho các cún luôn luôn khô ráo: chuồng nhốt, chỗ ở của chú cún phải được kê cao hơn khoảng 10cm so với mặt đất, nếu được hãy lót cho các chú cún một tấm cách nhiệt vào chuồng của bé. Trong chuồng của cún cưng hãy cho vào các tấm khay nhựa có lỗ thoát nước, đặt lên những tấm nhựa đó một tấm khăn hoặc tã để thấm nước tiểu của các bé.
  • Nếu xảy ra trường hợp vì một lý do nào đó mà cún cưng vẫn bị ẩm hoặc ướt thân thể, cần làm khô cho cún bằng cách dùng máy sấy tóc hoặc dùng khăn khô mềm lau thật sạch sẽ.
  • Bạn phải luôn luôn giữ cho cún cưng được sạch sẽ: tính chất bệnh Parvo ở chó sẽ làm cho các chú cún thường xuyên nôn và bị tiêu chảy nhiều. Nên mỗi khi các bé bị nôn hoặc chó bị tiêu chảy, hãy nhanh chóng thực hiện vệ sinh, lau dọn và làm sạch ngay lập tức tránh để các mầm bệnh lây lan. Tránh để dịch nôn hoặc phân vấy bẩn vào thân thể của cún cưng.
  • Vào mùa đông hoặc vào các thời điểm mà thời tiết trở nên lạnh lẽo, bạn bắt buộc phải giữ ấm cho các chú cún. Nếu được bạn hãy dùng đèn sưởi ấm, thắp bóng sáng, che đậy khăn kỹ càng, dùng một chiếc khăn sạch để lót vào chuồng, nơi nằm của chú cún để giúp thân nhiệt của cún cưng được ổn định và ấm áp hơn.
  • Vào mùa hè, khi thời tiết nóng bức, oi bức hơn thì bạn cần phải tạo bầu không khí quanh nơi điều trị của cún cưng phải thật thoáng mát. Có thể sử dụng quạt, điều hòa, rèm cửa để che lại giúp tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào các chú cún.
Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó
Phương pháp điều trị bệnh Parvo ở chó

Chú ý trong quá trình điều trị bệnh Parvo ở chó

Dù là mùa đông lạnh giá hay mùa hè oi bức, gió nồm ẩm thấp… đều phải giữ nhiệt độ phòng điều trị cho các chú cún được ổn định. Phải đảm bảo nhiệt độ không khí ở phòng của bé được ổn định, tránh trường hợp các bé bị sốc nhiệt gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của các bé.

  • Phải thường xuyên lau dọn, dọn dẹp vệ sinh nơi ở cũng như nơi điều trị cho các bé. Hãy sử dụng dung dịch Cloramin B sát trùng chỗ ở của bé, dụng cụ chăm sóc, khăn bông,… khi điều trị xong mỗi ngày khi không có bác sĩ. Ở trong phòng điều trị của các bé, bạn có thể sử dụng đèn chiếu tia cực tím, vì tia cực tím cũng có tác dụng khử khuẩn tốt. Và tắt tia cực tím trước khoảng 30p khi bác sĩ vào.
  • Lưu ý rằng các dụng cụ chăm sóc, nuôi nhốt phải để riêng, cách ly dụng cụ hoàn toàn với các phòng khác để các mầm bệnh không lây lan bừa bãi. Tránh để bệnh Parvo ở chó lây lan thành dịch, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và cả những người xung quanh khác.
  • Trong phòng điều trị sẽ chỉ có từ 1 hoặc 2 bác sĩ trực tiếp điều trị bệnh Parvo cho các bé mà thôi. Các bạn không được đi lại từ phòng điều trị của cún cưng sang các phòng khác một cách tùy tiện, việc đi lại tùy tiện sẽ vô tình lây lan các mầm bệnh Parvo khắp nơi. Đối với các trường hợp cần thiết thì bạn cần phải sát trùng tay chân, thay quần áo rồi mới được di chuyển đến nơi cần thiết.
  • Nếu muốn đến thăm chú cún của mình trong quá trình điều trị thì cần phải được sự đồng ý của bác sĩ mới được phép vào phòng, và hoàn toàn tuân thủ mọi yêu cầu, nội quy của phòng điều trị.
Khi trị bệnh cho boss cần chú ý điều gì
Khi trị bệnh cho boss cần chú ý điều gì

Biện pháp can thiệp

Bệnh Parvo ở chó, như đã nói là chưa có thuốc đặc trị riêng dành cho loại bệnh này. Chỉ có thể tiến hành nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cho các chú cún để giúp cho chúng tạo ra các kháng thể giúp đào thải những mầm bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe ra khỏi cơ thể, bên cạnh đó tiến hành điều trị triệu chứng do căn bệnh quái ác mang tên Parvo gây nên.

  • Căn bệnh Parvo nguy hiểm này có tính hướng làm niêm mạc đường tiêu hóa, làm gây ra tiêu chảy cho các chú cún cưng với tần suất nhiều. Khi bị tiêu chảy còn có thể ra cả máu làm cho cơ thể của cún mất nước, mất hãy tiến hành bổ sung nước, cân bằng chất điện giải cho cún cưng bằng cách truyền tĩnh mạch dung dịch Ringer Lactate, nước muối sinh lý 0.9% , Kali Clorid 10%, đường Glucose 5 %..
  • Khi số lượng Virus gây bệnh Parvo nhân lên đủ mạnh, đủ độc lực sẽ làm cho hệ miễn dịch của các chú cún bị suy giảm đi đáng kể. Đặc biệt từ đó hệ vi sinh vật gây hại cho hệ tiêu hóa như E. coli, salmonella, clostridium,…phát triển nhân lên làm niêm mạc đường tiêu hóa càng bị tổn thương. Tiến hành dùng các thuốc, chất kháng sinh Ampicillin,…để phòng bội nhiễm kế phát.
Những biện pháp can thiệp hiệu quả
Những biện pháp can thiệp hiệu quả
  • Khi các niêm mạc ruột bị kích ứng bởi các yếu tố gây hại sẽ gây ra hiện tượng nôn mửa. Hãy tiến hành cầm nôn ngay cho các chú cún bằng Atropin Sulphat, chú ý tới việc hạ sốt cho các chú cún nữa nhé.
  • Khi niêm mạc đường tiêu hóa của cún bị tổn thương sẽ gây nên hiện tượng bong tróc niêm mạc, dẫn đến chảy máu và gây ra hiện tượng tiêu chảy ra máu hoặc phân lẫn máu ở các cún. Bạn ngay lập tức hãy tiến hành cầm máu bằng Vitamin K, Transamin,…..
  • Trong quá trình chữa trị bệnh Parvo ở chó, các bạn có thể kết hợp song song với việc điều trị các triệu chứng do bệnh Parvo gay ra. Nên chú trọng việc nâng cao sức đề kháng cho các chú cún và đây là việc quan trọng hàng đầu mà bạn cần ưu tiên. Bạn có thể nâng cao sức đề kháng cho cún cưng bằng cách sử dụng các thuốc trợ sức, trợ lực như Natri Benzoat, Cafein, Catosal, các loại Vitamin,…

Một số chú ý cần thiết khi can thiệp vào bệnh Parvo ở chó

Nếu các bé cún nhà ta mắc phải căn bệnh Parvo quái ác này, khi tiến hiền điều trị cần phải lưu ý một số điều sau để đảm bảo cho hiệu quả của quá trình điều trị.

  • Hãy luôn giữ cho các chú cún ở nơi yên tĩnh.
  • Bạn phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, nhiệt độ phòng cũng như cơ thể của cún cưng, mức độ tiến triển của cún để kịp thời có hướng can thiệp, chữa trị mới.
  • Bạn phải giữ vệ sinh thật kỹ càng, không được để mầm bệnh lây lan, chăm sóc thật tốt cho các bé.
  • Tùy thuộc vào tình hình kinh tế riêng của mỗi chúng ta mà bác sĩ sẽ tư vấn cho các bạn hướng điều trị khác nhau, điển hình như các pháp pháp truyền máu, tiêm kháng huyết thanh,…

Lời kết

Để giúp phòng tránh cho những trường hợp xấu đến với các chú cún yêu dấu của các bạn, Chomeocanh.com đã chia sẻ những phương pháp phòng tránh, và điều trị bệnh Parvo ở chó hiệu quả nhất có thể. Nếu muốn tìm hiểu thêm kiến  thức để giúp các chú cún có cuộc sống tốt hơn, hãy ghé Chomeocanh.com để biết thêm nhiều kiến thức.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *