Chế độ dinh dưỡng cho chó

Chó là động vật ăn thịt. Đây là một chân lý chúng ta không cần phải nhắc lại nhiều. Những người nuôi chó biết điều đó nhưng lại thường quên đi, mặc dù họ biết như vậy sẽ có hại cho mình và chó. Bạn đừng nghe những lời bậy bạ cho rằng thịt không làm cho chó khoẻ dược, bạn phải hiểu rằng không sao cả nếu chó ăn thịt, sẽ không giun sán cũng không bệnh hoạn gì cả. Thịt chính là thức ăn của chó. Bạn nên nắm rõ điều căn bản này. Cho chó ăn thịt chó sẽ không bao giờ bị thiếu chất. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu về nhu cầu, chế độ dinh dưỡng của chó, cho chó ăn gì theo từng giai đoạn, độ tuổi nhé!

Nên cho chó ăn gì để phát triển tốt nhất
Nên cho chó ăn gì để phát triển tốt nhất

Nên cho chó ăn gì? Các loại thực phẩm cần thiết cho chó

Nên cho chó ăn thức ăn gì
Nên & không nên cho chó ăn thức ăn gì

Người ta cho rằng chó là động vật đầu tiên được con người mang về nhà thuần dưỡng. Trong trạng thái hoang dã, chó chỉ ăn duy nhất là thịt thôi. Do sống lâu với con người, quá trình trao đổi chất ở chó đã tự điều chỉnh cho phù hợp với thức ăn của người, dù đó là trứng, cá muối hay bột ngô hoặc bất kỳ thứ gì chủ cho nó, nó vẫn ăn nhưng không phải khoẻ mạnh như trước nữa. Một con chó trưởng thành nên được cung cấp khẩu phần ăn đặc biệt trong một thời gian đáng kể, nhưng tôi khuyên bạn đừng ép buộc chó nếu nó không chịu.

Nếu bạn không có chút kinh nghiệm để biết rằng chó sẽ lớn rất mau nếu được cho ăn những thức ăn từ động vật, thì bạn cũng có thể hiểu được điều này khi nghiên cứu về khoa giải phẩu và sinh lý học của chó.

Nghiên cứu về cấu tạo của ống tiêu hoá, cùng với những biện pháp thử nghiệm về cách nuôi chó cho ta kết luận rằng khẩu phần thức ăn, chủ yếu là thịt rất tốt cho chó.

Trước hết, cấu tạo răng của chó là điển hình cho loại ăn thịt. Răng được cấu tạo cho việc xé hơn là nhai. Chó cảnh thường ngốn thức ăn, nuốt chửng và hầu như không nhai. Điều này không hại gì. Sự tiêu hoá thức ăn không xảy ra nơi miệng chó.

Lượng chứa thức ăn của bao tử chó rất cao với kích thước cơ thể và so với dung lượng của ruột. Lượng cacbonhydrat và mỡ tiêu hoá tại bao tử rất nhỏ. Nhiệm vụ chính của bao tử là tiêu hoá tinh bột. Trong cơ thể chó cũng như ở các động vật ăn thịt lượng cacbonhydrat và mỡ phần lớn được tiêu hoá trong ruột non, và từ ruột non diễn ra quá trình hấp thụ các chất thức ăn.

Cần có các enzin cho việc hoàn tất quá trình tiêu hoá tinh bột vốn chưa được tiêu hoá hoàn toàn trong bao tử và enzin cũng cần cho việc tiêu hoá đường, tinh bột, và mỡ,các enzin này có mặt tại các ống truyền dịch tuỳ vào dịch tiêu hoá.

Khả năng chứa của ruột non ở chó không cao và vì thế việc tiêu hoá tại đây cũng xảy ra nhanh chóng.

Cái gọi là ruột lớn của nó (thực ra cũng chẳng lớn bao nhiêu) thường ngắn và có dung tích nhỏ so với các loài thú vốn sống chủ yếu nhờ thức ăn từ thực vật. Trong cơ thể chó, ruột lớn có cấu tạo chủ yếu là để chứa một khối nhất định dầy cứng gồm những chất thải, những chất này sau đó được tống ra ngoài thành phân. Việc hấp thụ nước xảy ra ở đây.

Rõ ràng do ống tiêu hoá của chó ngắn nên chó chỉ thích hợp với những thức ăn tổng hợp, thức ăn này có thể được tiêu hoá nhanh và cho ra ít chất thải … Vì thế thức ăn từ cơ thể động vật (thịt, cá, sữa, trứng) rất thích hợp cho chó vì dễ tiêu và tiêu hoá được. Thức ăn tốt nhất cho chó là những khẩu phần tập trung có chứa ít chất xơ.

Có nghĩa là bạn nên cho chó ăn thịt. Thực ra, thịt, sữa, trứng phần lớn chính là thực vật đã dược tiêu hoá trước. Trâu, bò ăn lúa và cỏ, từ đó ống tiêu hoá dài tiến hành hấp thụ chất bổ những chất không tiêu hóa được. Loài thú ăn thịt sẽ ăn thịt của loài thú ăn cỏ, tức là ăn vào một lượng lúa và cỏ dưới dạng được hấp thụ rất tốt cho việc tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ngắn ngủn của mình. Do đó rõ ràng là thịt là một thức ăn lý tưởng chính yếu trong khẩu phần ăn của nó.

Cũng như khẩu phần các động vật khác, khẩu phần của chó phải gồm protein, mỡ, chất khoáng, sinh tố, và nước. Không được thiếu bất cứ chất nào, trong số đó nếu bạn muốn chó của bạn sống lâu. Nếu thiếu bất kỳ chất nào trong số này, sẽ dẫn tới thiếu những chất khác. Hay có thể nói là trước khi người ta cung cấp những chất khoáng này vào khẩu phần ăn của chó và trước khi ta nhận ra sự đầy đủ các chất sinh tố trong đó, thì ta đã thấy chó của ta lớn lên như thổi rồi. Mặc dù chúng ta không nhận ra nhưng rõ ràng là chúng có được những chất ấy từ thức ăn của chúng. Rất có thể là ít có con chó nào đạt được lượng chất khoáng và sinh tố nhiều hơn số cần thiết ít ỏi đó.

Ta biết rằng nếu cung cấp cho chó ít chất canxi chúng sẽ bị còi xương, và một căn bệnh rất thường xuyên ở chó mà ta lại ít khi biết đến đó là bệnh lưỡi đen do thiếu lượng axit nicotin cần thiết, không có cách nào giúp ta biết được lượng thức ăn cần thiết cho chó thiếu bao nhiêu và thiếu những gì, nếu ta không biết cung cấp tất cả những chất cần thiết cho chó. Tóm lại, chó tồn tại được là nhờ nhận được tất cả những chất cần thiết trên từ khẩu phần ăn của chúng.

Protein – Thành phần không thể thiết trong bữa ăn của chó

Các loại protein khác nhau chứa trong thực phẩm dưới dạng nitơ. Chúng gồm các amino axit đơn hoặc kép. Các nhà khoa học về khoa dinh dưỡng biết được ít nhất 22 loại amino axit, trong đó có 10 loại thường là những chất cần thiết trong khẩu phần ăn, những axít còn lại nếu không được cung cấp trong khẩu phần, sẽ được tổng hợp trong cơ thể vì cơ thể vốn đòi hỏi 22 loại này. Thiếu bất cứ loại nào trong số này, cơ thể sẽ ngừng phát triển hoặc phát triển chậm lại. Vì thế, một lượng prôtêin cao trong bất cứ thức ăn nào cũng không đảm bảo sẽ cung cấp đủ chất bổ dưỡng nếu chỉ được sử dụng một mình, có khả năng thiếu một hoặc hơn trong số 10 amino axit cần thiết khi lượng amino axit cần thiết bị thiếu hụt, được thêm vào đúng liều lượng hoặc thêm lẻ tẻ trong các bữa ãn, thì lúc đó protein mới đầy đủ và được đồng hoá toàn bộ.

Protein có trong thị là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của loài chó
Protein có trong thị là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của loài chó

Khi đó protein được tiêu hoá, trong ống tiêu hoá chúng bị phân hủy thành những amino axitriêng biệt mà từ những axit này protein được tổng hợp. Những amino axit này được ví như những viên gạch xây nhà, chúng được máu mang đi đến các cơ quan nơi cần chúng, ở đó chúng được đọng lại và tái tổng hợp cùng với các amino axit bổ sung khác để cấu tạo nên xương, cơ bắp dưới dạng protein phục hồi.

Để tránh những thiếu hụt lượng amino axit trong thức ăn, ta không cần phải bổ sung chúng dưới dạng tinh khiết. Có thể giải quyết bằng cách bổ sung lượng protein có chứa trong những amino axit cần thiết. Những thức ăn từ cơ thể động vật – thịt, cá, trứng, sữa – cung cấp lượng protein có giá trị dinh dưỡng cao, cả về khả năng tiêu hoá lẫn hàm lượng amino axit chứa trong đó. Chất gelatin là trường hợp ngoại lệ, đó là một chất không hoàn thiện. Các thức ăn từ động vật cũng khác nhau về lượng protein và tương quan giữa các amino axỉt.

Lượng protein có trong thịt bắp không cao bằng trong trứng và sữa. Những mô có tuyến – gan, thận, lách, tụy – chứa những protein có giá trị dinh dưỡng đặc biệt cao, những cơ quan này nên được thêm vào khẩu phần ăn của chó khi cần thiết. Sữa có chứa lượng protein cao, có thể bổ sung cho các khoáng, sinh tố, cacbonhydrat và mỡ. (Trong sữa thiếu một chất rất cần thiết là chất sắt). Những protein động vật chứa nhiều amino axit, những axit này giúp bổ sung lượng protein từ thực vật. Lòng trắng trứng gà trông có vẻ không bằng lòng đỏ, lại chứa một lượng protein cao. Chất lyzen trong sữa có thể bị phá huỷ vì nhiệt và giá trị về protein cũng bị phá huỷ. Sữa làm thoát hơi và đóng hộp không phải chịu nhiệt cao để tránh làm huỷ các protein.

Vì thế chúng ta dễ dàng thấy rõ tại sao thịt với lượng protein tập trung, cân đối và dễ tiêu hóa lại đóng vai tròquan trọng trong lượng thức ăn khô của chó.

Người ta vẫn chưa quyết định bao nhiêu protein cần thiết cho chó trong khẩu phần. Lượng protein có thể thay đổi tuỳ theo kích cỡ tuổi, loại chó, chẳng hạn như đối với loại chó này chúng tiêu hoá protein tốt hơn, hoặc sử dụng nhiều hơn so với loại chó khác, hoặc vấn đề hàm lượng amino axit cũng khác nhau. Khi ta cung cấp cho chó pro-tein gliadin có trong lúa mì và chỉ cung cấp duy nhất loại này thôi thì lượng cần thiết lớn gấp ba lần so với khi ta cung cấp protein của sữa. Người ta đã ước tính rằng có khoảng 20 đến 25% số protein từ động vật trong khẩu phần ăn của chó là đủ dưỡng chất, mặc dù cho tới nay vẫn chưa có kết luận chính xác hoặc có lẽ sẽ không bao giờ có.

Các giống chó lao động, vận động nhiều như Husky rất cần thịt
Các giống chó lao động, vận động nhiều như Husky rất cần thịt

Tuy nhiên, mục tiêu của chúng ta là làm sao cung cấp cho chó khẩu phần nhỏ nhất nhưng chó lại có thể sống và phát triển được. Tốt hơn hết ta nên cho nó số thức ăn nhiều nhất và cân đối để nó có thể tiêu hoá và sử dụng mà không cần nới rộng rộng dạ dày ra. Có ai lại muốn sống bằng lượng thức ăn ít nhất với đầy đủ chất bổ nhất? Tất cả chúng ta đều muốn ăn no, thì loài chó cũng muốn vậy

Ông Roy G.Daggs qua thí nghiệm đã cho thấy rằng việc tạo sữa trong cơ thể chó chịu ảnh hưởng của các loại pro-tein khác nhau mà chó ăn vào. Ông đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn với lượng protein tương đối cao sẽ kích thích việc cho bú và do đó, đối với chó mẹ, các protein từng động vật thích hợp cho việc tổng hợp sữa hơn là protein từ thực vật. Ông kết luận rằng gan là nguồn protein tạo sữa cao hơn trứng và bít tết.

Carbonhydrad – Tinh bột trong chế độ dinh dưỡng của chó

Chất cacbohydrat bao gồm tất cả các loại như tinh bột, đường, cellulo và hemicellulo. Hai chất sau này tìm thấy dưới dạng sợi thớ đó là thành phần chính cấu tạo gỗ, thân cây, lá cây và vỏ hạt. Người ta vẫn còn tranh cãi nhiều về số lượng cacbohydrat cần thiết việc bổ dưỡng cho chó. Theo thí nghiệm đã chứng tỏ rằng chó có khả năng tiêu thụ một lượng rất lớn bột ngô, cả sống lẫn chín.

Cơm cung cấp cho chó trưởng thành với số lượng đủ để thoả mãn toàn bộnhu cầu năng lượng, theo thí nghiệm, lượng cơm gạo này được tiêu hoá 95%.

Carbonhydrad có trong tinh bột (cơm, cháo)
Carbonhydrad có trong tinh bột (cơm, cháo)

Chúng ta biết rằng các loại bít tết được bày bán và các thức ăn khác dùng làm thức ăn cho chó đều nhất là khi chúng được bổ sung bằng thịt tươi. Vậy đâu có lý do gì khiến ta loại chúng ra khỏi khẩu phần ăn của chó?

Cacbolhydrat là nguồn năng lượng rẻ tiền nhưng rất cần cho chó, cả về giá lẫn vai trò của chúng trong việc tiến hành quá trình trao đổi chất. Từ khi có nhiều bằng chứng cho thấy rằng có khả năng tiêu hoá lượng đáng kể gồm tinh bột và đường để tạo năng lượng chúng ta không nên loại các chất này ra khỏi khẩu phần của chó. Một số cacbonhydrat cần thiết cho quá trình trao đổi chất của mỡ. Một điều đáng ngại duy nhất khi sử dụng cacbonhydrat làvì chúng rẻ tiền nên người ta dùng chúng thay thế cho các protein và những chất cần thiết khác. Cũng nên lưu ý rằng thịt và sữa có chứa một lượng cacbonhydrat cùng với các protein.

Gạo và bột yến mạch được nấu kỹ với khối lượng tương đối có thể dùng để bổ sung vào bữa ăn hoặc làm giảm giá thành khẩu phần ăn của chó mà không gây hại gì cho chó, cũng có thể dùng bít tết nghiền dành riêng cho chó hay tẩm lúa mì nghiền nát hay các loại ngũ cốc.

Đường và các chất ngọt, là loại thức ăn chó rất thích cũng có thể được dùng vào. Đó là những chất tạo năng lượng và vô hại. Nhưng chỉ nên dùng với số lượng vừa phải.

Có nên cho chó ăn mỡ không?

Trong cơ thể chó, mỡ được tìm thấy nhiều nhất là ở dưới da, nằm giữa các bắp thịt với các cơ quan nội tạng. Mỡ được lưu giữ lại làm nguồn năng lượng dự trữ khi thức ăn không có đủ calori, hoặc dùng trong những lúc tạm thời không có thức ăn. Việc tích lũy một số lượng mỡ nào đó quanh các bộ phận sống còn giúp bảo vệ các cơ quan ấy khi trời lạnh và tránh bị tổn thương bất ngờ. Trước khi mỡ theo máu lưu thông tới các tế bào trong cơ thể, chúng cần phải được tiêu hoá trong ruột với sự hỗ trợ các enzin. Mỡ cần nhiều thời gian để tiêu hoá hơn so vớỉ cacbohydrat và protein. Vì lý do này, chúng đặc biệt trì hoãn cảm giác đói. Đặc tính này của mỡ khiến mỡ thường được gọi nôm na là “năng lượng tại chỗ”.

Một lượng dầu mỡ vừa phải cũng cần thiết cho da & lông bóng mượt
Một lượng dầu mỡ vừa phải cũng cần thiết cho da & lông bóng mượt bên cạnh protein & carbonhydrad

Một số loại chó rất dễ tích luỹ mỡ, và điều này khiến chúng đờ đẫn, kém linh hoạt và luôn luôn cảm thấy bất ổn. Có thể tránh điều này bằng cách giảm bớt lượng mỡ vả cacbohydrat dư ra khỏi khẩu phần ăn của chúng khi tình trạng béo phì đe dọa chúng. Tuy nhiên, mối nguy lớn hơn là khi chúng ăn uống thiếu thốn lại trở nên quá ốm.

Cacbohydrat có thể được chuyển hoá thành mỡ một phần ngay trong cơ thể chúng. Vì vậy tỉ số giữa mỡ và cacbohydrat có thể thay đổi không chừng tuỳ theo khẩu phần ăn của chó và cũng luỳ theo khả năng thỏa mãn nhucầu lượng protein, vitamin và khoáng chất. Một số chó khả năng chịu đựng 40% mỡ trong khẩu phần ăn trong suốt một thời gian dài. Nhưng có lẽ khoảng 15-20% là đủ rồi.

Mỡ là một thức ăn tạo nhiệt, số lượng mỡ cung cấp cho chó nên tăng dần vào những ngày lạnh trong năm và giảm dần vào mùa hè. Trong khẩu phần ăn có lượng mỡ thấp, điều quan trọng là bạn nên thêm một lượng vitamin tan được vào trong mỡ hoặc cung cấp những vitamin ấy dưới dạng nhân tạo.

Mỡ có giá trị dinh dưỡng cao gấp hai lần so với các nhóm thức ăn hữu cơ – như cacbohydrat và protein. Việc sử dụng mỡ có khuynh hướng làm giảm bớt lượng thức ăn cần thiết để cung cấp nhu cầu về calori. Mỡ dùng làm phương tiện tăng hoặc giảm tổng số năng lượng trong khẩu phần mà ít gây thay đổi trong việc hấp thụ thức ăn nhất. Tuy nhiên, vấn đề chó nhận một lượng mỡ nhiều hơn số mỡ tối thiểu cũng không quan trọng bằng việc khẩu phần ăn của nó chứa đầy đủ và cân bằng về chất của các loại protein. Thịt nạc với số lượng vừa đủ cung cấp cho chó những loại protein này là ta cần cung cấp thêm cho nó mỡ – dưới dạng thịt mỡ, mỡ rắn (bám quanh thận bò) và mỡ heo. Một ít bít tết, cơm, và các loại ngũ cốc khác thêm vào trong khẩu phần sẽ cung cấp đủ lượng cacbonhydrat cần thiết. Tuy nhiên, chất cellulovà các chất xơ khác không cần thiết phải có mặt trong khẩu phần ăn của loài động vật ăn thịt. Nó chỉ góp phần nhồi nhét vào ruột kết của chó, mà ruột này cũng chẳng to lớn chút nào, do đó chỉ tổ làmtăng lên số lượng phân, thứ này cũng chẳng cần thiết gì cả.

Chất khoáng bổ sung trong thức ăn cho chó

Chất khoáng thường có sẵn trong thịt, rau củ
Chất khoáng thường có sẵn trong thịt, rau củ

Có ít nhất là mười một khoáng chất trong cơ thể chó bình thường và có thể còn một số khác nhưng với số lượng nhỏ nên chưa tìm được thấy. Mười một khoáng chất đó là: vôi, muối, clorua natri, đồng, sắt, magiê, mangan, phốt pho, kẽm, kali và iốt.

Phần lớn những chất này chỉ chiếm rất ít trong khẩu phần hằng ngày và số lượng ít ỏi đó được tìm thấy trong thịt hoặc trong các khẩu phần ăn bình thường khác. Có một ít chất mà chúng ta phải nhọc công bổ sung vào trong bữa ăn. Còn các loại khác không cần quan tâm đến.

Muối clorua natri hầu như có mặt với số lượng đủ trong hầu hết các loại thịt. Dù vậy, chúng thường góp phần tăng thêm gia vị cho thức ăn hơn là để cung cấp dưỡng chất cho chó, bởi vì chỉ cần bỏ vào khẩu phần một ít muối là đủ rồi. Lượng muối chính xác cũng không gây ra sự khác nhau nào về chất, bởi vì những phần không được sử dụng sẽ bị thải hồi, phần lớn là dưới dạng nước tiểu. Nếu loại muối được sử dụng này bị iốt hoá, khi đó nhu cầu về iốt được thoả mãn. Song lượng iốt này cũng không nhiều lắm. Tình trạng thiếu iốt ở chó không nhiều, nhưng nếu các loại thức ăn (thực vật và động vật) được nuôi trồng ở những vùng thiếu iốt hoặc không có iốt, nếu gặp trường hợp này bạn nên sử dụng muối có iốt là hay nhất.

Trong thịt, sữa hầu như có đủ lượng sắt cần thiết, nếu chó của bạn có vẻ lờ đờ bệnh hoạn, bạn nên cho chó ăn một ít sắt dưới dạng muối có sắt – muối sunphat sắt 3, oxit, muối gluco sắt 2.

Sắt – được hấp thu vào tuỷ xương trong quá trình tổng hợp hemoglobin của các huyết cầu. Nó được sử dụng thường xuyên, khi huyết cầu bị phá huỷ và cần được thay thế, khi đó huyết cầu sẽ loại bỏ sắt trước khi nó bị phân hủy.

Nếu lượng sắt được tiêu hoá vào cơ thể nhiều hơn lượng sắt được hấp thụ, thì một số sẽ được tích trữ tại gan, nếu vẫn còn dư nữa chúng sẽ bị thải ra ngoài. Gan chó mới sanh thường chứa đủ chất sắt đủ cung cấp cho các cơ quan cho đến thời kỳ dứt sữa. Trong sữa chó mẹ không có sắt, nhưng nếu có sẽ cung cấp cho chó lượng thức ăn rất cân đối.

Một bữa ăn chứa một lượng thịt tươi vừa phải, đặc biệt có gan, thận, sẽ có khả năng cung cấp đủ chất sắt. Chó mẹ trong thời kỳ sanh con thường đòi hỏi nhiều chất sắt hơn lúc bình thường. Tôi khuyên các bạn rằng lượng gan có trong bữa ăn của chó mẹ nên được tăng dần trong thời kỳ mang thai.

Muốn hấp thụ sắt lại cần có chút ít đồng, rất may là lượng đồng cần thiết hầu như có đủ trong bất kỳ bữa ăn nào.

Canxi và photpho là hai khoáng chất duy nhất rất cần thiết, nếu không có chúng chắc chắn sẽ có nhiều phiền phức. Điều này có thể không đúng với những con chó trưởng thành nhưng không được dùng để gây giống mà chỉ dúng với các chó mẹ và chó con đang lớn. Toàn bộ xương và răng được hình thành từ canxi và photpho, vì thế các cơ quan cần phải có đủ khoáng chất này.

Nếu không cung cấp thêm cho chó mẹ lượng canxi vào bữa ăn, thì xương của chính cơ thể chó mẹ sẽ phải bị rút ra phần canxi để cung cấp cho chó con. Trong lúc sanh con hoặc sau khi sanh con, chó mẹ có thể bị chứng kinh giật do bị suy nhược canxi.

Để có thể dễ dàng tránh khỏi tình trạng thiếu canxi này, ta chỉ cần thêm một lượng nhỏ muối phốt phát canxi vào khẩu phần ăn cho nó là xong. Phốt phát canxi là chất rẻ tiền và chẳng có mùi vị gì. Nó có rải rác trong thức ăn đặc biệt là trong thức ăn cho chó mẹ và chó con. Nó sẽ là nguồn gốc của bộ răng trắng ngà chắc chắn.

Nhưng bạn nên nhớ rằng chất canxi không dễ nào được đồng hoá vào dù bạn có cho chó ăn nhiều đến bao nhiêu, nếu không có sự hiện diện của vitcimin D. đó là vai trò của sinh tố D, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Điều này sẽ được nói chi tiết hơn trong phần sau, nói về vitamin và vai trò của chúng.

Các loại vitamin cần thiết trong thành phần dinh dưỡng cho chó

Vitamin các loại có sẵn trong hầu hết các loại rau củ
Vitamin các loại có sẵn trong hầu hết các loại rau củ

Vitamin là những chất mà khi không có chúng sẽ gây ra nhiều bệnh. Càng ngày người ta càng nhận ra rằng nhiều triệu chứng bệnh và tình trạng thiếu sức khoẻ của chó là xuất phát từ việc cung cấp không đủ một số loại thức ăn cần thiết trong khẩu phần ăn của chó. Phải nhấn mạnh rằng vitamin phải được coi là một phần trong thức ăn của chó, chúng rất cần thiết cho sức khoẻ, nhưng không được xem chúng như các loại thuốc. Thường thường khi cơ thể kém khoẻ do thiếu vitamin trong bữa ăn có thể được chữ trị bằng cách bổ sung vào đó những vitamin cần thiết.

Bạn cũng đừng quan trọng hoá quá mức nhu cầu vitamin của chó cũng như nhu cầu về thức ăn trong một bữa ăn. Có thể ngay trong thực đơn đã có vitamin rồi nhưng người ta vẫn có đủ lượng vitamin cần thiết. Trừ trường hợp của vitamin là chất không nên cung cấp quá nhiều hầu hết các vitamin còn lại đều vô hại nếu bạn cung cấp dư thừa so với mức cần thiết. Các chất này thường đắt tiền nên chúng ta cũng không muốn lãng phí làm gì, nếu chung có quá nhiều đến dư thừa thì lượng dư thừa ấy sẽ được loai bỏ chứ không để lại ảnh hưởng xấu nào.

Cũng cần biết đến sự đa dạng của vitamin. Mỗi loại vitamin có một vai trò riêng. Thật nguy hiểm nếu bạn cho vào thức ăn của chó (hoặc của trẻ em) một thức gì lấy ra từ chai lọ nào đó có gắn nhãn hiệu đơn thuần là “vitamin”, một số người đã gặp tình trạng này rồi. Ta phải biết rõ loại vitamin ta đang dùng là loại nào, tính chất của thành phần tạo ra chúng. Nếu bạn nhận thấy lượng vitamin nào cần thiết thì bạn nên tìm mua loại ấy như vậy sẽ tiện lợi hơn là mua những hỗn hợp vitamin khác nhau sẽ gây lãng phí và có những loại không cần thiết nếu cho vào sẽ dư thừa.

Dưới đây là những bản sơ lược về các loại vitamin khác nhau đã từng được biết đến với vai trò của chúng.

Vitamin A

Rất cần thiết cho sức khoẻ đặc biệt là để kéo dài tuổi thọ. Nếu thiếu quá nhiều vitamin A sẽ gây bệnh về mắt, gây yếu thị lực viêm màng kết hoặc màng nhầy làm nhặm mắt và tổn thương màng nhầy trong cơ thể. Còn các triệu chứng ít nhận thấy hơn là giảm khả năng đề kháng, nhất là ở đường hô hấp trên, sức khoẻ suy sụp và sụt cân. Nhưng căn bệnh thiếu vitamin A có thể được hình thành ngay từ lúc chó vẫn còn khoẻ mạnh. Thiếu sự phối hợp giữa các cơ bắp và bệnh bại liệt thường phát hiện ở chó và đồng thời hệ thần kinh của nó cũng bị suy thoái.

Một số con chó do thiếu vitamin A quá nhiều nên bị điếc một phần hay hoàn toàn. Nếu bạn cung cấp vitamin A quá nhiều sẽ không sao cả phần chưa được sử dụng sê không mất đi đâu mà được lưu trữ tại gan để sử dụng sau này khi cần thiết. Nếu chó đã được tẩm bổ lượng vitamin này quá nhiều, nó sẽ có thể sống suốt tháng hoặc hơn mà không bị hề hấn gì cả nếu không được cung cấp thêm vitamin A này trong bữa ăn.

Dầu gan cá có chứa vitamin A và D cần được dung bổ dưỡng cho chó con cũng như trẻ em đang độ tuổi trưởng thành. Dầu gan cá là một nguồn vitamin A rất dồi dào cho nên chỉ dùng một lượng rất nhỏ cho bữa ăn. Bạn cũng đừng lo ngại sẽ không đủ vitamin cần thiết. Khi mua nên mua loại dầu gan cá tốt nhất. Hàm lượng vitamin chứ trong dầu gan cá sẽ bị giảm đi nếu bạn để gần nhiệt ngoài ánh sáng và không khí. Nên cất giữ chúng ở chỗ tối mát và chai đựng luôn được đậy kín.

Người ta còn tìm ra một nguồn vitamin A khác là cà rốt nhưng khó có thể cung cấp đủ lượng cà rốt cho chó. Tốt hơn và dễ dàng hơn là bạn nên dùng các loại thuốc pha chế như carotin, chỉ 3 giọt carotin là chứa đủ lượng vitamin chứa trong một củ cà rốt.

Một nguồn vitamin A tự nhiên khác là gan, thận, tim, phó mát, lòng đỏ trứng, bơ sữa. Nếu có thể cung cấp rộng rãi các loại thức ăn này cho khẩu phần ăn của chó đang cho con bú thì những nguồn khác không cần thiết nữa, riêng đối với chó con, chó mang thai và chó đang cho con bú thì khẩu phần ăn phải được tẩm càng nhiều vitamin A càng tốt, cả dưới dạng gan cá lẫn dạng thuốc viên chứa vitamin A.

Vitamin B:

Trước đây còn gọi là Thiamin, người ta chỉ tìm thấy vitamin B dưới dạng đơn, nhưng ngày nay người ta nhận thấy rằng nó được cấu tạo dưới dạng hợp chất trong đó, dù có số lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng trong bữa ăn của chó hay bất cứ loài động vật nào. Những yếu tố khác nhau của hợp chất này, mỗi yếu tố có một vitamin riêng biệt, được đặt là B và sau đó là những số như B1, B2, B6…

Nếu thiếu lượng vitamin B1 trong khẩu phần ăn của chó sẽ dẫn đến tình trạng ngưng phát triển, sụt cân, sức khoẻ kém, không muốn ăn, và tiêu hoá rối loạn. Tình trạng thiếu vitamin B1 kéo dài có thể dẫn đến bệnh tê liệt, các chất dịch bị ngưng tụ và cuối cùng dẫn tới tử vong. Không dễ gì tính dược vitamin B1 cần thiết cho bữa ăn mỗi ngày của chó, mỗi con có một nhu cầu khác nhau, và hoạt động của con vật sẽ nhanh chóng tiêu hao lượng vitamin B có trong cơ thể.

Thiamin không được tồn giữ trong thời gian dài được, nó cần có những liều lượng sản xuất trong một ngày. Chúng sẽ bị huỷ đi một phần nếu nhiệt độ cao quá điểm sôi. Thiamin được tìm thấy trong men (nhất là trong men bia), gan, mầm lúa, sữa, trứng và các loại thực vật khác có màu. Tuy nhiên ít khi nào chó hoặc người nhận một lượng thia-min đầy đủ nhất từ bữa ăn hàng ngày, đây là điều mà tôi khuyên các bạn cố làm cho được.

Men bia, dưới dạng bột hay dạng viên đều là phương pháp rẻ tiền và có hiệu quả trong việc cung cấp nhu cầu vitamin B1 hàng ngày. Nếu cho quá nhiều có thể gây sôi ruột.

Một chất khác trong hợp chất vitamin B là Riboflavin tức vitamin B2 có tác dụng với da và tóc. Khẩu phần ăn của động vật nếu thiếu vitamin B2 sẽ làm da khô nổi vẩy, nhất là vùng mắt và miệng, lông trở nên khô cứng rồi rụng đi làm cho lớp da chỗ đó khô sần sùi.

Riboflavin hiện diện với số lượng nhỏ trong rất nhiều món ăn, cho nên việc thiếu riboflavin đến mức nghiêm trọng trong các khẩu phần tương đối xảy ra rất ít. Đặc biệt riboflavin có trong sữa, đó là lý do tại sao nhiều chó Mỹ được cung cấp những khẩu phần có pho mát, nên tóc bóng mượt.

Chó ít bị trường hợp thiếu riboflavin, những thí nghiệm trên các con vật khác cho thấy rằng càng có nhiều ribofla-vin trong bữa ăn chó, có thể nhiều gấp 4 lần so với lượng cần thiết để tránh tình trạng thiếu riboflavin, thì sức khoẻ càng tốt hơn. Riboflavin sẽ bị mất tác dụng khi gần nhiệt hoặc ra ngoài ánh sáng, hầu hết các chất có chứa vitamin đều có một liều lượng riboflavin rất cao.

Có thể chó cũng cần có vitamin B2, tức axít nicotic là chất mới được tìm thấy, trước đó có tên là vitamin G. bệnh lưỡi đen ở chó cũng giống như bệnh pelagrơ (bệnh phung điên) ở người, cả hai căn bệnh này đều có thể ngăn chặn hoặc điều trị bằng cách cung cấp đủ lượng axit nicotic vào bữa ăn. Nếu bạn cho chó ăn khẩu phần có lượng thịt cao tương đối thì bạn không có gì phải lo ngại về chứng lưỡi đen ở chó nữa, nhiều chó đã mắc bệnh này vì quanh năm chỉ được ăn bột ngô hoặc cháo ngô.

Chưa ai lập ra một liều lượng vitamin B2 thích hợp nhất cả. Tuy vậy, trường hợp da bị rụng lông, có thể được chữa trị bằng cách bổ sung vào cơ thể một lượng axit nicotin. Ngoài ra người ta đã chứng minh rằng chất nicotin cũng rất cần thiết cho một cơ thể khoẻ mạnh. Axit pantothenic thì cần thiết cho thần kinh tốt. Còn chất pyridoxen có ảnh hưởng đến vai trò của dạ dày, đường ruột. Vitamin B2 thúc đẩy sự tăng trưởng và giúp cho sức khoẻ ở thời kỳ chó cònnhỏ. Vitamin B tan được trong nước kích thích quá trình tạo sữa.

Vitamin C:

Còn gọi là vitamin anti-scobutic là chất được chó tổng hợp ngay trong cơ thể. Người ta cho rằng chó không dễ mắc bệnh scobut vì thế ta không cần quan tâm đến vitamin C nữa vì nó gắn liền với cơ thể chó. Nó là loại vitamin đắt tiền nhất và sự có mặt của nó cùng với các loại vitamin khác chẳng giúp ích được gì.

Vitamin D:

Còn gọi là vitamin chống bệnh còi xương rất cần thiết cho quá trình đồng hoá canxi và phốtpho vào xương. Chúng ta có thể cho nó ăn đủ loại kháng chất nhưng nếu thiếu vitamin D tất cả những chất ấy cũng không được sử dụng. Không thể nào tạo nên những chiếc xương và những chiếc răng tốt, chắc mà không có sự có mặt của nó. Nếu được đưa ra ánh sáng mặt trời và không được kính che chở thì cơ thể động vật sẽ tự tạo ra vitamin D, nhưng ánh sáng mặt trời không phải là chỗ duy nhất đểtạo ra toàn bộ lượng vitamin D cần thiết. Vitamin D có nhiều trong dầu gan cá tuyết và dầu gan cá các loại, có thể nhận được lượng vitamin dưới dạng khô trong những hỗn hợp có các vitamin khác. Mỗi ngày, cho uống từ một muỗng cà phê đến một muỗng canh dầu gan cá tuyết sẽ tốt cho chó nếu chúng không nhận được vitamin dưới dạng thuốc ở trên. Đây là loại vitamin duy nhất mà nếu uống quá nhiều sẽ nguy hiểm. Nếu chó được uống lượng thuốc theo chỉ dẫn nhiều lần mà không bị hư hại gì, vì trường hợp quá liều ít xảy ra, thì chúng tôi thấy nên khuyên các bạn nên làm như vậy.

Vitamin E:

Còn được gọi là vitamin tăng cường khả năng sinh sản. Người ta vẫn chưa khẳng định là nó có cần thiết đối với chó hay không. Chuột khi được nuôi bởi khẩu phần hoàn toàn không có vitamin E trở nên mất khả năng sinh sản vĩnh viễn, nhưng điều này không phải xảy ra với mọi động vật khác. Một số người nuôi chó cho rằng dầu ép từ mầm lúa mạch là nguồn chứa vitamin E dồi dào nhất, nếu cho chó đực ăn để truyền giống thì khả năng sinh sản của nó rất cao, lông mượt và sức khoẻ nói chung là rất tốt, còn chó cái ăn thì ít bị sảy thai và cho ra nhiều lứa chó khoẻ mạnh. Vitamin E được tìm thấy với lượng nhỏ trong hầu hết các thực phẩm, do đó không phải trong hầu hết các thực phẩm, do đó không phải lo ngại gì về việc thiếu nó trong bất cứ khẩu phần ăn bình thường nào. Trong những năm gần đây qua quá trình nghiên cứu, người ta đã phát hiện nhiều loại vitarnin khác cần được đưa vào khẩu phần hàng ngày của chó. Tôi thấy cần thiết phải nhắc lại rằng vitamin không phải là một loại thuốc mà là một loại thức ãn, tức là một phần cần thiết trong bữa ăn. Bất cứ ai quan tâm đến việc nuôi dưỡng chó của mình không được xem thường điều này. Không cần phải nói rằng chó phải luôn luôn dược uống nước sạch tinh khiết và uống ít nhiều là tùy thích. Nhu cầunước uống của chó sẽ phụ thuộc vào lượng nước có trong bữa ăn của nó. Nếu ăn thực phẩm khô chó sẽ uống nhiều nước và ngược lại, nếu chúng uống sữa hoặc súp, chúng sẽ uống rất ít nước. Việc chó uống nước sau bữa ăn cũng không can ngại gì. Nhưng có nhiều lúc chúng phải hạn chế uống nước (nhưng không phải cấm hoàn toàn) đó là sau những buổi tập cật lực hoặc sau những khi nô giỡn quá mức, những lúc như vậy chỉ nên cho chó uống ít thôi nhưng sau đó lại cho chó uống một vài lần nữa cho tới khi hết khát. Lượng thức ăn cần thiết mỗi ngày cho chó sẽ chịu ảnh hưởng hoặc quyết định bởi nhiều yếu tố:

  • Tuổi, kích thước, cá tính, trạng thái vật lý của con vật.
  • Các loại chất, mùi vị và các thành phần có thực phẩm.
  • Thời tiết môi trường và phương pháp chăm sóc chó.
  • Loại công việc và số lượng công việc đã làm, mức độ luyện tập của chó.

-Trong số những yếu tố trên, tuổi tác và kích thước của chó cùng với loại hình và khối lượng công việc là hai yếu tố rất quan trọng quyết định đến nhu cầu ăn uống của chó. Nhu cầu về thực phẩm của chó lúc còn nhỏ cơ thể caogấp 2-3 lần khi chúng đã trưởng thành. Tất cả những điều chúng tôi trình bày ở dây về những nhu cầu ăn uống của nó cũng như sốlượng thức ăn cho chúng đều có khả năng thay đổi. Bởi vì sự thay đổi chất ở chó đều khác nhau, một con chó khi cho ăn một lượng thức ăn nào đó có thể hoặc ốm hoặc mập, còn một con cùng lứa sống ở chuồng kế bên cũng có tình trạng sức khoẻ tương tự nhưng lại nhiều hơn gấp đôi hoặc ít hơn phần nữa.

Chỉ có một nhân tố quyết định nhất đối với lượng thức ăn cần thiết cho chó đó là sự thèm ăn của chó và điều kiện sức khoẻ của nó. Gần như đây là quy luật, các bạn cho chó ăn một lượng thức ăn tuỳ ý thích của nó thì nó có thể vét sạch hết thức ăn trong vòng 5 hoặc 10 phút, nhưng nếu chó có xu hướng phát phì thì bạn nên giảm lượng thức ăn cho chó, nhất là những thức ăn có nhiều mỡ và cacbonhydrat. Nếu chó ốm thì tăng khẩu phần ăn của chó và nên khuyến khích cho chó ăn. Có thể tăng lượng mỡ trong bữa ăn, và có thể vỗ béo cho nó bằng bữa ăn tráng miệng với đường phèn, đường, bánh ngọt sau bữa ăn chính. Đừng bao giờ cho chúng ăn những chất này trước bữa ăn vì như thế chúng sẽ hết thèm ăn và nhất là đừng cho những chó quá mập ăn những thức này. Nếu được sử dụng đúng mức những chất này sẽ rất bổ ích, và dĩ nhiên là vô hạichứ không như suy nghĩ của nhiều người. Chó con đang lớn cần được cho ăn thường xuyên, phần này sẽ được nhắc tới sau. Chó đang mang thai hoặc đang cho con bú và chó đực thường xuyên được dùng cho việc truyền giống nên ăn ít nhất là 2 bữa, nếu được 3 bữa trong một ngày càng tốt còn nếu chỉ để duy trì sức khoẻ bình thường của chó trưởng thành thì một bữa ăn nhiều hoặc nhiều bữa ăn ít là củng đủ rồi. Nhiều người nuôi chó thường cho chó ăn được chia ra làm 2 phần và cho chúng ăn mỗingày 2 lần. Điều này chẳng có gì bất lợi chỉ sợ nhọc công người nuôi chó thôi. Dù ăn một bữa hay hai bữa cũng nên cho chó ăn đúng giờ quy định để chó có thể thích nghi với giờ giấc và sẽ thay đổi đúng lúc. Tốt hơn hết là bạn nên ấn định khẩu phần ănđủ chất, có nhiều thịt trong đó và cho chó ăn ngày này qua ngày khác, chứ đừng thay đổi khẩu phần. Đúng là chó có chán ăn thật đấy, nhưng đối với loài ăn thịt nếu phải điều chỉnh để thích nghi với một bữa ăn mới rồi phải tái thích nghi với một loại thức ăn mới khác nữa, thì đó là một gánh nặng. Ngày nay có nhiều thức ăn đóng hộp cho chó, một số rất tốt nhưng một số không tốt lắm. Nhiều nhà sản xuất các loại thực phẩm chế biến thịt cho người tiêu thụ họ cũng dành sản xuất đóng hộp loại thức ãn cho chó.

Điều lệ của nhà nước là cấm sử dụng các sản phẩm phụ không thích hợp và dễ gây bệnh để làm thức ăn cho chó. Một số thực phẩm đóng hộp dùng làm thức ăn cho chó phần lớn là ngũ cốc chỉ cần nhìn vào bảng thành phần các chất trên nhãn hiệu cũng đủ cho bạn biết là thức ăn ấy tốt cho chó của bạn không? Nếu cho chó ăn cá thì phải gỡ xương ra toàn bộ và bạn cũng nên làm như vậy đối với thịt bò, thịt thỏ. Những xương nhỏ bé có thể bị vướng trong cổ họng chó và có thể làm rách bao tử hoặc ruột. Những xương cẳng chân bò còn sống và to có thể cho chó dùng mà không hại gì cả. Chó thường thây thú vị nếu dược gặm một mẫu xương còn sống và được ăn ngon, sẽ không có gì nguy hại nếu chó nuốt những mẫu xương ấy, bởi vì những thứ ấy sẽ được tiêu hoá bởi axit hydrochloric có trong bao tử. Nếu chó ăn quá nhiều xương sẽ dẫn tới tình trạng táo bón. Nếu xảy ra trường hợp này, cách tốt nhất để tránh là sử dụng theenema bag. Thuốc xổ để nhuận trường dùngtrong lúc này có thể gây những nguy hại không thể nàc giải quyết được.

Thịt cho chó ăn có thể còn sống, có thể được chiên nướng hoặc nấu chín. Tôi khuyên các bạn dừng cho cho ăn những thức ăn được rang khô. Tất cả các loại canh nước xốt các nước hầm từ thịt bạn nên để dành lại cho chó ăn, bởi vì những thức ăn này có chứa nhiều khoáng chất và vitamin có từ thịt. Một nhà vật lý người Đức nổi tiếng đà chọn dược một con chó cái có kích thước cân đôi, khoẻ mạnh, sau khi con chó này được cho giao phối ông ta cho chó ăn toàn thịt ngựa chặt nhỏ, lượng muối có trong thịt này dã được rút ra do đun sôi khoảng 9 giờ liền trong nước cất. Người ra ông còn cho chó ăn một lượng tóp mỡ, còn nước uống thì chó chỉ việc uống nước cất. Nó sinh ra 6 con chó con khoẻ mạnh, một con trong số đó chết ngay sau khi sinh. Mặc clù người ta thấy xương của nó rất khoẻ cấu trúc tốt và hầu như không có dấu hiệu xâu nào cả còn nhừng con khác không lớn cứ ốm yếu mài, hầu như không đi nổi. Vào độ một tháng cả 4 con dều chết do cơ thể quá yếu. Con cuối cùng chết vào độ 2 tuần sau đó. Lúc đó chó mẹ gầy còm nhưng vẫn hoạt động và ăn uống nhiều ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm, chó mẹ cũng chết. Lúc ấy người ta thấy xương sống và xương chậu của nó mềm nhũn – theo các bác sĩ thì đây là tình trạng của bệnh nhuyễn xương. Thí nghiệm này có kết quả rất cao và rất thú vị, nó cho thấy rằng chó mẹ khi nuôi dưỡng con đà truyền cho con một phần trong nguồn chất vôi dưới dạng sữa là chất không thể thiếu được cho một cơ thể khoẻ mạnh và cũng cho ta thấy rằng nếu lấy đi nguồn thức ăn chính ra khỏi cơ thể chó mẹ. Khi nó trong thời kỳ sanh và nuôi con thì không chỉ có chó con mà cả chó mẹ cũng phải chịu hậu quả ghê gớm. Qua những sự kiện này người ta đã tìm ra một trong những nguyên nhân gây bệnh còi xương, một chứng bệnh rất thường xảy ra ở chó, do đó ta phải công nhận rằng chó mẹ trong thời kỳ sinh con phải được ăn nhiều thịt, và nên cho chúng ăn sống. Trừ thịt heo là một loại thịt chó ít ưa nhất vì thường xuyên chứa nhiều mỡ nên phải được nấu chín cho dễ tiêu khi ăn vào còn ngoài ra chó chỉ thường ăn có vài loại thịt như thịt bò, thịt cừu, thịt dê và thịt ngựa, đây là nhừng loại thức ăn rất tốt. Dĩ nhiên ta nên cho thứ thịt nào vừa túi tiền và có nhiều trên thị trường hoặc ở địa phương. Nếu chó đang ăn một loại thức ăn nào đó bỗng đột ngột chuyển sang ăn thịt ngựa có thể bị chứng tiêu chảy nhưng chỉ tạm thời và vô hại, ta cũng không nên quá lo ngại. Thịt ngựa hầu như thiếu mỡ do đó ta có thể bổ sung bằng loại mỡ rắn (thường có ở thận bò, cừu) mỡ heo và dầu thực vật nguyên chất. Nếu giảm bớt một ít lượng thịt thường dùng cũng không sao. Gan và thận đặc biệt rất bổ dưỡng nên nếu được, bạn nên bổ sung vào bữa ăn. Nhưng nếu chỉ cho 2 thứ ấy làm thức ăn chính trong bữa ăn chúng sẽ làm mỏng ruột. Thay vì mỗi tuần bạn cho chó ăn gan và thận ròng rã hai ngày (luôn thức ăn chính) bạn nên cho chúng ăn rải rác trong các bữa ăn mỗi ngày vừa cho chó ăn thịt dưới dạng nghiền hay để nguyên những miếng thịt bò to hoặc vừa là không quan trọng. Một khi chó có thể nuốt một miếng thịt vào bụng, dù bự hay nhỏ, là nó có thể tiêu hoá hết. Cái lợi của việc nghiền là bạn có thể trộn thịt với những thứ khác trong bữa ăn nếu bạn muốn vì chó không thể lừa thịt ăn và bỏ những thứ khác dược. Nhưng nếu chó co thể vậy được cũng chẳng sao, bởi vì thịt là thức ăn chính tạo dưỡng chất cho nó.

Thịt tươi nghiền có thể giữ trong tủ lạnh được 4 ngày mà không bị hư. Và nếu được đông đặc cứng lại thì có thể để bao lâu cũng được.Và dưới đây là khẩu phần ăn thích hợp hai phần ba hoặc ba phần tư lượng thức ăn là thịt nghiền trong đó có từ 10-20% mỡ và một phần gan hoặc thận phần còn lại là cơm nấu chín hoặc bột vến mạch hoặcbánh mì vụn hay bánh bích quy hoặc mầm lúa, cùng với một ít phốt phát canxi diaba. Vitamin có thể được nhập vào hoặc cho ăn riêng lẻ. Nếu bạn muốn cho chó ãn bữa thứ 2 trong ngày, bạn nên cho chó ăn bột mì hoặc các loại ngũ cốc khác với nhiều sữa, có thể cho thêm một vài quả trứng luộc mềm; sửa hộp hoặc sữa bột cũng tốt như sửa tươi phó mát là loại thức ãn tuyệt nhất cho bữa ãn thứ hai này. Những thức ăn này không phải là thức ăn duy nhất có được cho chó, nhưng như vậy cũng đủ cho chúng rồi, ngoài ra có thể cho chúng ăn những thức ăn của chủ nhưng không nên dựa vào những thứ này cho việc bổ dưỡng của chó, đây chỉ là những thứ phụ thêm.

Thức ăn dành cho chó nên để âm ấm, cỡ nhiệt độ cơ thể, đừng để quá nóng. Bạn cũng nên lưu tâm một chút đối với giá cả của các loại thức ăn. Bạn nên tiết kiệm (chứ không phải là hà tiện) và tập cách định lượng bữa ăn. Nhưng nếu quá tiết kiệm sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ thì không nên.

Cho chó trưởng thành ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho chó trưởng thành khác với chó nhỏ
Chế độ dinh dưỡng cho chó trưởng thành khác với chó nhỏ

Có những con chó được cho ăn quá nhiều, còn số khác thì lại ăn thiếu chất, cả hai trường hợp cực đoan này đều không nên tí nào mà nhất là việc cho ăn quá nhiều đối với chó già. Kết hợp với ít hoạt động, việc nhồi nhét một lượng thức ăn lớn sẽ gây ra tình trạng tăng cân quá mức và lười biếng có thể dẫn đến bệnh hoạn và chứng vô sinh còn tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài sẽ gây sụt ký, lờ đờ lông khô cứng, bệnh hoạn và chết.

Bữa ăn vừa đủ chất sẽ giúp cho chó trưởng thành có một trọng lượng cơ thể cân đối và dáng thon thả. Theo dõi tình trạng sức khoẻ của chó là biện pháp tốt nhất để ta có thể quyết định được lượng thức ăn chính xác cho chó. Câu châm ngôn “Món ngon đối với người này là liều độc dược đối với người kia” có thể áp dụng ở dây. Những thức ăn mà chó không thể nào chịu đựng được những chứng gây rối loạn tiêu hoá cũng như những rối loạn khác phải được chấm dứt ngay, không nên cho chó ăn thêm một tí nào. Dùng những thức ãn đã lên meo mốc, hư, thối là không nên.

Cần giữ thức ăn tránh bị chuột làm bẩn nhất là nhiều chuột là kẻ truyền bệnh leptospira. Nếu cho chó ăn quá nhiều những thức ăn có ít năng lượng hoặc có giá trị sinh học thấp sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể kém có thể làm sụt cân và đau dạ dày.

Tất cả những dụng cụ dùng đựng thức ăn, nước uống phải được rửa sạch sẽ. Sau mỗi bửa ăn phải rửa sạch. Trong những ngày thời tiết nóng bạn cũng nên gia giảm khẩu phần ăn một chút. Khi đó bạn nên cho chó ăn rải rác nhiều bữa và sẽ có kết quả hơn nếu xen kẽ những bữa ăn là những bài tập luyện vừa sức. Hầu hết chó khi dược cho ăn quá nhiều thức ăn lõng bông nước đều không thể lớn nổi nhất là tránh cho ăn quá nhiều thức ăn đối với những con phải hoạt động quá nhiều. Chó con, chó đang mang thai và chó đang cho con bú, nếu đã cho chó ăn đủ chất rồi mà chó vẫn bị sụt cân hoặc sức khoẻ kém có thể nghi ngờ sự hiện diện của loại ký sinh trùng đường ruột trong cơ thể chó, tuy nhiên chó thỉnh thoảng đi tiêu chảy 1 hoặc 2 ngày. Bạn cũng đừng vội quá lo ngại nếu tình trạng này kéo dài 2 hoặc 3 ngày có lẽ nên đến gặp bác sĩ thú y.

Chế độ dinh dưỡng cho chó đực giống

Chó đực giống cần được chăm sóc về dinh dưỡng ngay từ nhỏ
Chó đực giống cần được chăm sóc về dinh dưỡng ngay từ nhỏ

Nếu chó đực giống được nuôi để truyền giống nhưng không thường xuyên lắm, ta chỉ cần cho chó những thức ăn đủ chất cho nó duy trì sức khoẻ như đã đề cập ở những trang trên. Nó phải được bổ dưỡng bằng nhiều thịt trong bữa ăn phải luyện tập vừa để cơ bắp săn chắc hơn và nhất là không được quá ốm hoặc quá mập. Nếu nuôi chó để truyền giống cho nhiều con khác và việc này thường xuyên xảy ra thì ta nên quan tâm chăm sóc nó hơn bằng cách cung cấp đủ dinh dưỡng chất cho nó. Một con chó đực giống khoẻ mạnh có thể truyền giống cho 2 con cái trong 1 tuần và trong một khoản thời gian dài mà không ảnh hưởng gì đến sức khoẻ và thể lực của chó nếu ta cho chó ăn đầy đủ và luyện tập vừa phải. Những con chó như vậy phải được cho ăn ít nhất 2 bữa trong 1 ngày và mỗi bữa ăn nên có thêm thịt, sữa (sữa hộp, hay sữa tươi đều tốt), trứng, fomat và những thức ăn từ động vật khác tức là những thức ăn này được cho nhiều hơn bình thường. Cũng nên thêm vào lượng gan và mỡ và nhớ đừng quên vitamin. Về khối lượng số thức ăn trong thời gian này chỉ nhiều hơn một chút so với thức ăn duy trì sức khoẻ bình thường song sự khác nhau là ở chất lượng phong phú hơn và cô đọng hơn.

Cứ sao mỗi lần gây giống từ 1 đến 2 giờ ta nên cho chó ăn một bữa. Hoặc ngay sau khi truyền giống nếu cho chó ăn thì chỉ nên ăn nhẹ thôi. Lý do trước nhất khiến ta phải nuôi chó giống thật đầy đủ là để duy trì sức khoẻ và tăng cường khả năng sinh con. Kế đến là tạo cho nó một vẻ bề ngoài hấp dẫn: thịt săn chắc, lông bóng mượt …. Tất cả những trạng thái này là nhờ vào lượng thức ăn nhiều bổ dưỡng mà chó thường xuyên nhận được.

Cho chó cái giống ăn gì khỏe mạnh, sinh sản tốt?

Thường một con chó cái được nuôi dưỡng kỹ lưỡng khi trải qua giai đoạn sinh con, nuôi con và tạo những lứa con khoẻ mạnh và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe và thịt vẫn săn chắc. Trong những trường hợp này, người nuôi chó giành nhiều thức ăn bổ dưỡng duy trì sức khoẻ cho chó cái cho đến khi chó mang thai lần nữa. Trong thời gian chó mẹ dứt sữa cho con lông nó bị rụng rất dễdàng, nhưng nếu chó có sức khoẻ tốt và ăn uống đầy đủ thì lông nó sẽ mọc lên thật mượt, nó sẽ không bị ảnh hưởng gì sau thời kỳ sinh con.

Một số chó mẹ hoặc do thiếu dinh dưỡng, hoặc do có thể trạng kém thường truyền quá nhiều sứcl và chất bổ dưỡng cho đàn con, nên khi dứt sữa chó mẹ trở nên ốm yếu và kiệt sức. Trong trường hợp này bạn nên cung cấp cho chó hai bữa ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng chất trong 1 ngày. Làm như vậy liên tục trong thời gian là một tháng cho đến khi chó lại sức, lúc ấy bạn cho nó ăn uống bình thường trở lại cho đến khi chó mang thai lần nữa.

Trong thời gian tạo giống da thịt chó mẹ phải săn chắc, không béo phì. Không được thay đổi chế độ ăn uống duy trì sức khoẻ hàng ngày cho đến tuần thứ 4 thứ 5 trong kỳ mang thai. Từ đầu đến giữa giai đoạn mang thai bầu thai phát triển chậm sau đó nó lớn rất nhanh. Thường thường chó cái sau khi nhân giống 4 đến 6 tuần sẽ có dấu hiệu có thai khi dó ta dần dần tăng khẩu phần ăn của chó lên và tăng tới ngày chó mẹ dứt sữa chó con. Ta nên đặc biệt chú trọng tăng cường chất lượng bửa ăn bằng thịt cùng với gan sữa phốt phát canxi, vitamin A và D cả hai loại này có trong dầu gan cá.

Một số người nuôi chó đã giết bớt chó con chỉ chừa lại một số con nhất định trong lứa vì họ nghĩ rằng giữ lại tất cả những chó con được sinh ra thì chó mẹ sẽ không có khả năng nuôi. Trong một số trường hợp đặc biệt này la nên tìm một vật nuôi giùm (mẹ nuôi) để chia sớt gánh nặng nuôi con cho chó mẹ. Nhưng một con chó mẹ khoẻ mạnh, có khả năng đồng hoá thức ăn tốt cơ thể thường tạo đủ sữa cho tất cả chó con sinh ra, với điều kiện là được nuôi nấng đầy đủ và chó con cũng được cho ăn dặm thêm khi chúng biết ăn.

Từ lúc sinh con đến khi dứt sữa tức là suốt thời kỳ cho con bú chó mẹ được ăn đủ dưỡng chất 4-5 bữa trong một ngày. Những bữa ăn này phần lớn gồm thịt, gan, một ít mỡ và 1 lượng nhỏ ngũ cốc, sữa, trứng fomát, phốt phát canxi, vitamin C các loại nhất là vitamin A và D. trong thời gian này khó có thể làm cho chó mẹ béo lên được. Bởi vì khi chó con sau khi sinh ra lớn hơn nhiều so với khi còn trong bụng mẹ nên phần lớn thức ăn cần thiết để duy trì sự phát triển nhanh chóng đó phải thông qua cơ thể mẹ và được chuyển thành sữa, đồng thời còn nuôi cơ thể chó mẹ nữa.

Cho chó con ăn gì

Canxi & một chế độ dinh dưỡng đủ chất rất cần cho sự phát triển của chó con
Canxi & một chế độ dinh dưỡng đủ chất rất cần cho sự phát triển của chó con

Nếu lứa chó ít và nếu chó mẹ cường tráng khoẻ mạnh có nhiều sữa, chó con có lẽ không cần ăn bổ sung vì lượng sữa từ cơ thể chó mẹ là đủ rồi, cho đến lúc dứt sữa. Nêu lứa chó nhiều và sữa mẹ chúng không đủ về lượng và chất ta nên cho chó ăn dặm ngay khi chúng có thể ăn được. Ta nên thúc chó càng mau lớn càng tốt vì sự khỏe mạnh của nó hơn là vì kích thước sau này của nó.

Chó mẹ khỏe mạnh lớn mau, nếu được cho ăn thức ăn đúng liều lượng và đúng chất. Kích thước sau cùng khi chó đã trưởng thành tuỳ thuộc vào tế bào chất nguyên sinh, chó có thể bị còi cọc hoặc lùn tất cả là do nguồn gốc nó như vậy. Nếu ta cố ngăn cản sự phát triển hết mức của nó bằng cách giảm bớt một lượng thức ăn cần thiết, cuối cùng ta sẽ đạt được một con chó còi xương, 1 con chó với những cơ quan tiêu hoá bệnh hoạn yếu ớt, 1 con chó vô sinh hoặc một con chó có tất cả những chứng bệnh trên hoặc một con chó đã chết.

Chó có thể lớn chậm hơn nếu ta cho chó ăn không đúng cách, việc này đôi lúc không gây hại gì nhưng nêu thúc chó bằng thức ăn ngon bổ chó sẽ khoẻ hơn và sớm đạt dược kích thước lớn nhất ngay khi răng bắt đầu mọc, ta có thể kiểm tra bằng cách đút ngón tay vào miệng chó, thường răng mọc vào lúc chó được khoảng 17-18 ngày tuổi, ta có thể bắt đầu cho chó ăn được. Trước hết (bên cạnh sữa mẹ) ta có thể cho chó ăn thịt bò sống tán nhuyễn hơi âm ấm. Bữa dầu tiên có thể cho ăn 1/4 đến 2 muỗng cà phê tuỳ theo kích thước chó.

Chó không cần phải học ăn món này mà nó còn táp lấy táp để và liếm mép thèm thuồng muốn ăn thêm. Ngày thứ hai có thể cho chó ăn từ 1/3 đến 3 muỗng cà phê tuỳ theo sự phát triển của nó, cho ăn 2 lần cách đều trong ngày. Sau đó số lượng thức ăn và số lần ăn có thể tăng nhanh. Đến ngày thứ 25 thì không cần phải tán nhuyễn nữa mà chỉ cần làm sơ.

Quá trình cho ăn dặm thịt sống tốt đẹp cho cuộc sống sau này của chó con mà còn giảm nhẹ gánh nặng cho chó mẹ vì phải tạo sữa cho con. Đến tuần thứ 4 ta trộn một ít ngũ cốc (gồm bột ngô nấu chín, bột mì, bánh mì khô) được dấp nước với thịt và sữa (tươi hoặc hộp) rồi ấn mũi nó vào hỗn hợp trên để nó quen, cũng cần thêm vào hỗn hợp thức ăn trên một lượng phốt phát canxi và 1 ít dầu gan cá, cả 2 chất này rất cần cho bữa ăn hàng ngày của chó con đến khi chúng trưởng thành. Tuần thứ 4 lúc chó con vẫn thường hay rút vào ngực chó mẹ ta có thể cho chúng ăn 3 – 4 lần trong một ngày. Khẩu phần trên hoặc những thức ăn tương tự như fomat hoặc trứng luộc. Đến tuần thứ 6 chó mẹ thường tìm cách dứt sữa, khi đó ta nên cho chó ăn từ 4-5 lần/ngày. Một trong những bữa ăn có nhiều hoặc chỉ có toàn là thịt và gan.

Lời khuyên của những người đi trước về vấn đề nuôi dưỡng chó con “ít thường xuyên” có thể đổi thành “nhiều và thường xuyên”, chó có thể ăn một bữa ăn thật no tuỳ theo khả năng. Thức ăn thừa không nên để trước mặt chó. Phải ép chúng ăn hết và sau khi ăn từ 2-3 phút nên mang đồ đựng thức ăn đi chỗ khác. Chó con phải bụ bẫm và  nên giữ ở mức ấy ít nhất đến 5-6 tháng tuổi. Sau đó chúng có thể tròn trịa nhưng đừng giữ béo đến khi trưởng thành. Khẩu phần ăn dành cho chó con 6 tuần tuổi vẫn có thể duy trì đến 8-9 tuần tuổi nhưng số lượng bữa ăn nên giảm còn 4 và đến 3 tháng thì có thể cho ăn ngày 3 bữa thật no.

Sau khi được 6 tháng tuổi có thể giảm bữa ăn còn 2 lần một ngày nhưng mỗi lần ăn phải thật nhiều thức ăn bổ dưỡng như thịt, gan, sữa, dầu gan cá, phốt phát canxi. Khi đã lớn hẳn một bữa ăn một ngày cũng đủ và 2 lần/ngày càng tốt. Bí quyết biến một con chó con thành 1 con chó khoẻ cường tráng sau này là bằng mọi cách giữ cho chó con luôn khoẻ mạnh trong suốt giai đoạn trưởng thành. Giữa 2 bữa ăn nên có thời gian nghỉ ngơi để tiêu hoá và đừng bao giờ để chó quá đói, khi chó con bắt đầu biết di ta nên cho chó một dĩa nước để nó có thể uống bất cứ lúc nào.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *