Cách huấn luyện chó

Nguyên tắc huấn luyện chó

Một con chó khoẻ mạnh về tinh thần và thể chất đều có thể huấn luyện được những cử chỉ đẹp và cách vâng lời chủ cũng như bất cứ ai: dù là một người đàn ông, đàn bà hoặc trẻ em trên 8 tuổi.

Muốn cho việc huấn luyện chó cảnh có hiệu quả và thú vị, phải thoả mãn một số yêu cầu đối với con vật, người dạy chó phải luôn điềm tỉnh, dịu dàng, kiên nhẫn và cương quyết. Nơi huấn luyện phải khô ráo, dễ chịu và tránh những trở ngại không cần thiết.

Nếu kỹ thuật huấn luyện chó tốt thì kết quả nhanh và chắc chắn. Ta nên dùng những khẩu lệnh ngắn gọn và chắc. Với một mệnh lệnh ta phải dùng từ cố định. Giọng nói cương quyết nhưng không quát tháo. Vừa truyền lệnh vừa thực hành và phải nắm chắc là chó đã hiểu mệnh lệnh và thực hành một cách thuần thục, sau đó mới qua bước kế tiếp.

Bắt chó phải hết sức tập trung, nếu chó cứ vẫy đuôi chạy quanh, ta nên kêu tên nó lên, vỗ mạnh hoặc giật dây buộc. Nên thường xuyên vỗ về và khen ngợi chúng, tránh tạo thói quen dùng thức ăn ngon để dụ chúng nếu không thấy cần thiết, bởi vì không phải lúc nào gấp cũng đều có sẵn thức ăn, và chó có khả năng học hỏi tốt hơn mà không cần có những thứ này. Bài học nên ngắn, nếu chó có vẻ chán nên dừng bài học ngay và đợi khoảng 2 giờ sau hãy ôn lại. Một ngày dạy một hoặc hai bài và mỗi bài kéo dài 10 phút với nội dung phong phú đối với chó con. Chó cũng có lúc vui lúc buồn khác nhau, nếu chú chó cưng của bạn quá lười, mệt mỏi, chán nản, bạn nên ngưng buổi học sang hôm sau. cố gắng biến buổi học thành một thú vui cho cả bạn và chó, nhưng vẫn kiên nhẫn quyết đạt kết quả theo ý muốn. Khi cần sửa lỗi hoặc bắt phạt, nên dùng những phương pháp đảm bảo an toàn cho bạn, dưới đây là một số biện pháp. Bí lắm mới dùng những hình phạt đau đớn.

Các câu lệnh huấn luyện chó cơ bản nhất

Huấn luyện chó lệnh “KHÔNG”

Mệnh lệnh hay nhất và dễ hiểu nhất là “không”được phát ra với một giọng sắc, thái độ phản đối. Trước hết, gọi tên chó lên và nói “không” cho đến khi chó hiểu rằng chữ ấy muốn nói là bạn không hài lòng.

Huấn luyện chó lệnh “LẠI ĐÂY”

Khi ở nhà hay ngoài trời, bạn thử để chó đi xa bạn độ 10 phút, xong bạn gọi tên nó cùng với câu “lại đây”. Cúi mình xuống, vố tay, nhặt một que diêm nhỏ, tung một quả banh bắt lấy hay làm bất cứ trò vui nào để thu hút nó về phía bạn. Khi nó chạy tới, hãy khen nó và vỗ về âu yếm nó. Cũng như những bài học khác, bạn cứ lập lại hoài cho tới khi nó luôn luôn chạy đến với bạn.

Huấn luyện chó ngồi:

vẫn giữ sợi dây, nâng cổ nó lên rồi ấn đít nó xuống - đồng thời nhắc đi nhắc lại “ngồi xuống”. Nếu nó không chịu nghe, bạn phát nhẹ vào đít nó nhiều lần. Bạn hãy kiên nhẫn, đừng thô bạo với chó: Bạn cứ làm đi làm lại như vậy hoài cho tới khi nó làm một cách thuần thục. Khi chó đã quen với mệnh lệnh này, bạn hãy kiểm tra với cách để chó ngồi xa và không dùng dây thừng. Nếu chó không chịu ngồi xuống thì bạn chịu khó quay trở lại và luyện tập lại bài tập này.

Huấn luyện chó ngồi yên một chỗ:

Khi bạn đã huấn luyện được chó bạn ngồi rồi, thì việc dạy ngồi yên thật đơn giản. Bạn tháo dây buộc ra rồi nói “Ngồi yên” tay bạn giơ lên, hướng lòng bàn tay về phía chó rồi bỏ đi. Nếu chó chạy theo bạn, bạn phải lặp bài tập ngồi cho tới khi chó thuộc bài, sau khi chó đã chịu ngồi yên lúc bạn còn ở đó, bạn bỏ đi khuất và cứ lặp đi lặp lại “Ngồi yên”. Một khi chó đã học được cách ngồi yên kể cả khi bạn không có ở đó, bạn có thể kiểm tra nó trong những điều kiện khác nhau như là cho một con chó cảnh khác tới gần, cho một em bé chơi giỡn gần đó hoặc một chiếc xe xuất hiện trên đường (trước là bạn đừng nên thử thách lòng kiên nhẫn của chó quá nhiều khi học bài “Ngồi yên” này, chỉ khi nào chó đã thực hiện một cách hoàn hảo).

Huấn luyện lệnh NẰM:

Đối với bài tập này, bạn phải xích chó lại. Trước hết bảo chó ngồi, khi chó đã ngồi khoảng một phút bạ giữ sợi dây xích chó dưới giày của bạn giữa gót chân và bàn chân. Chầm chậm kéo sợi dây và lặp đi lặp lại “nằm” trong khi đó bàn tay kia của bạn ấn đầu chó xuống. Bạn làm bài tập này một cách nhẹ nhàng và kiên nhẫn để chó của bạn không bị kích dộng mà kiên nhẫn chịu đựng. Thật ra dây là bài tập dễ làm nhất nếu chó của bạn có tính trầm. Sau này, khi chó của bạn đã quen mệnh lệnh, dấu hiệu rồi, bạn có thể ra lệnh cho chó nằm bằng dấu hiệu bàn tay của bạn thôi, bạn đưa lòng bàn tay về phía chó rồi kéo nhẹ từ vị trí cao xuống vị trí thấp (bạn làm như đang ấn đầu chó xuống vậy). Bạn nhớ bảo “Nằm” cùng với dấu hiệu tay bạn.

Huấn luyện chó con từ 2 tháng tuổi mới về nhà

Những chú chó con khi bị nhốt một chỗ thường sủa, rền rỉ, tru tréo. Nếu bạn không muốn nó chạy lung tung trong nhà, bạn nên nhốt nó trong phòng nào ít bị phá nhất. Cho chó một khúc xương và một mẫu da bò (cả hai thứ này đều có tác dụng trị tật gặm nhấm của nó). Chó con thường thích đồng hồ gõ, theo một số nhà chuyên huấn luyện chó, thì loại dồng hồ này có khả năng làm tim đập nhanh. Nếu bạn vì tội nghiệp chú chó cưng của mình mà chạy đến mỗi khi nó tru tréo, thì nó làm như vậy hoài mỗi khi bạn bỏ đi. Chịu đựng một đêm, hai đêm, hoặc có thể ba đêm rồi mọi chuyện sẽ ổn thỏa.

Cách hay nhất cho việc huấn luyện chó là làm cái chuồng chó bằng gỗ hoặc bằng dây kẽm. Bất cứ người bình thường nào cũng có thể làm một cái cũi bằng gổ dán với kích thước 3/8. Chỉ cần 4 mặt, một cái nắp, một cái đáy và cái cửa có gắn bản lề chắc chắn là đủ làm một cái cũi chó, bên trong bạn bỏ một cái bao vừa khít cũi chứa đầy giấy vụn, vỏ cây hoặc cao su mút độ 2m. Những người bán thực phẩm hoặc các cửa hàng mộc sẽ cung cấp cho bạn những bao đựng vải, bao bì, bạn nên nhớ đem giặt sạch kỹ lưỡng để tránh những chất hóa học hoặc chất gây dị ứng. Chuồng chó phải dài, cao và rộng gấp ba lần kích thước chó khi nó đã trưởng thành. Đây được xem như chỗ cư trú của nó cũng như cái hang đá là nơi ở của tổ tiên thời tiền sử của nó vậy. Chuồng sẽ rất có ích cho việc đi ngoài của nó.

Huấn luyện chó đi vệ sinh đúng chỗ

Giải quyết tật đi ngoài trong nhà của một con chó khoẻ mạnh bình thường thật đơn giản: lúc bắt chó về nhà chó được từ 2 đến 6 tháng tuổi bạn nên dắt chó ra ngoài mỗi giờ một lần. Khi chó quá 6 tháng tuổi, bạn nên dắt chó ra ngoài mỗi sáng thức dậy, ngay sau mỗi bữa ăn và lần cuối cùng là trước khi đi ngủ.

Đối với chó còn quá nhỏ, bạn nên cần có giấy lót. Lót khoảng 10 tờ báo ở góc phòng nơi cách xa chỗ ngủ của chó nhất. Khi chó dược khoảng 4 tháng tuổi hoặc 2 tuần kể từ ngày mang chó về, chó đã khoẻ mạnh sẽ không cần đến giấy nữa, nếu như chó thường hay đi ngoài trời và nếu không cho chó uống nước (hoặc sữa) sau 5 giờ chiều và nếu bạn chịu khó dắt nó ra ngoài trước 7 giờ sáng và sau 10 giờ đêm. Nếu chó đi ngoài đúng nơi đúng chỗ, bạn nên khen nó thật nhiều. Lúc dắt nó ra ngoài trời bạn nên kiên nhẫn: phải bắt nó ở ngoài cho đến khi nó thực hiện xong việc ấy. Bạn nên dắt chó đến một chỗ duy nhất thôi, những dấu vết của chính nó hoặc của những chó khác sẽ giúp kích thích nó đi ngoài. Trong những trường hợp bất ngờ, khi việc đi ngoài thường xuyên này bị hỏng, bạn cố tìm cách bắt tại trận, rồi bạn ném một sợi dây xích hoặc một cái hộp thiếc có đựng sỏi bên trong về phía nó, đừng ném vào trúng nó, rồi kêu "không" thật lớn. Trong những trường hợp bức bách nhất, bạn dùng dây da quất nhẹ vào đít nó liên tiếp khoảng 30 giây, nhưng phải làm khi bắt tại trận bởi vì chó rất dễ quên. Chắc bạn còn nhớ việc chiếc cũi dược bàn đến trong phần “những ngày đầu tiên”. Nếu bạn dạy nó thật kỹ lưỡng, nó sẽ không làm bẩn chuồng đâu. Bạn nhớ đừng chúc mũi chó vào những chỗ đó. Bởi vì chó cũng có sự nghiêm nghị và kiêu hãnh của mình. Bạn có thể bắt nó tới đó ngay khi nó vừa “làm xong” vàt thái độ phản đối quyết liệt là “không”.

Huấn luyện chó quen với vòng cổ, dây dắt

Bạn thử buộc một vòng cổ chó vừa chặt vừa đủ để không tuột khỏi đầu chó. Rồi mở ra sau một thời gian vài phút cho tới vài giờ, rồi vài ngày. Đối với chó lông ngắn, bạn dùng dây có bề dẹp, và dây cuộn tròn bím, hoặc đánh bính cho loại chó lông dài. Đối với dây cột cổ, bạn nhớ dừng dùng dây có nút thắt, vì như vậy dây sẽ bị vướng vào cành cây hoặc những vật nhô ra khác và có thể siết nghẹt cổ chó.

Sau vài ngày tập cho chó quen với dây cột cổ, bạn hãy gắn vào đó một dây thừng nhỏ hơn hoặc lớn hơn nhưng không có nút thắt hoặc thòng lọng ở đầu kia (để tránh dây bấu vào gốc cây hoặc các vật khác). Rồi bạn để chó chạy tự do với các dây cột cổ có gắn dây thừng mỗi lần vài phút, bạn làm như vậy trong nhiều ngày liên tiếp. Nhớ là đừng để chó nhai sợi dây buộc.

Khi chó có vẻ quen với sợi dây buộc chạy tự do rồi, bạn hãy giữ đầu dây, móc vòng bàn tay bạn rồi dắt chó di chơi. ĐỪNG DỪNG LẠI khi chó không chịu đi hoặc tru tréo phản đối. Bạn cứ di và kêu gọi khích lệ chó. Nếu nó phóng chạy lên phía trước bạn, bạn quay sang trái hoặc phải hướng nào cũng được miễn là không đi theo hướng chó muốn di, rồi tiếp tục di nữa. Khi dạy cho chó quen với dây dắt chó, một sai sót lớn nhất mà bạn nên tránh là dừng lại khi chó muốn dừng, hoặc đi theo hướng chó muốn đi. Bạn là người dẫn đường mà, phải cho chó biết điều đó. Đây là bài học mà bạn phải duy trì hoài cho tới khi chó nhận biết ai là chủ. Nếu để chó hơn bạn một bước, bạn sẽ gặp phiền phức trong cái cương vị ông chủ của mình. Bạn phải kiên quyết mà không thô bạo. Nếu chó kéo dây chạy trước, bạn giật dây lại. Đừng kéo đi, chỉ giật một cái và nắm chặt dây.

Huấn luyện chó từ bỏ tật xấu

Khi những phương pháp nhẹ nhàng đều vô hiệu bạn có thể sử dụng những cách trừng phạt sau đây. Nhưng bạn nên nhớ là sửa chữa bao giờ cũng tốt hơn là tàn phá.

Dạy chó không nhảy vào người

Bạn hãy trừ cái tật phiền phức này đi bằng cách hẩy đầu gối vào ngực chó hoặc giẫm lên chân sau của nó. Đồng thời quát chó “không”. Không nên chấp nhận tật xấu này vì khi bạn đã ăn mặt chỉnh tề và càng cấm kỵ khi bạn đã diện một bộ quần áo hội hè lên người. Bạn phải dạy nó chứ nó đâu có phân biệt đâu là vải bông đâu là tơ lụa.

Huấn luyện chó không Phá phách

Đối với chó con, tật hay nhai gặm tay chủ có thể trịđược bằng cách dùng tờ báo gập đôi đánh vào mũi chó, hoặc búng vào mũi nó. Đối với chó như vậy là đủ rồi, những trừng phạt mạnh quá có thể dẫn đến làm chết chó. Nếu chó của bạn đã được 1 năm tuổi và cắn thật, bạn nên mang nó đến một chuyên viên huấn luyện chó và làm theo những chỉ dẫn của ông ta nếu bạn không muốn chó bạn chết.

Dạy chó không gặm đồ đạc

Đối với chó con có tật hay gặm, bạn hãy cho chó một khúc xương hoặc một miếng da bò (xem phần “những ngày đầu tiên” ở trên). Mỗi lần chú chó con này tấn công 1 cái ghế, tấm thảm, tay bạn, hoặc bất cứ vật nào có thể gặm được, bạn thử bật ngón tay kêu tách tách đánh nhẹ tờ báo vào lỗ mũi nó, hoặc ném sợi dây xích hay lon thiếc đựng sỏi về phía nó và quát “không” rồi đưa cho chó mẩu xương hoặc miếng da bò. Nếu chó không chịu, bạn nhốt nó vào củi cùng với khúc xương và miếng da.

Đối với những con chuyên gặm nhấm không sửa được bạn nên kiểm tra lại chế độăn uống của chó có phù hợp chưa. William chuyên huấn luyện chó đóng phim trong đó có chú chó Asta trong phim “The Thin Man”, trong quyển “Phương pháp dạy chó của Kochler” nói rằng chúng ta nên tọng vào mồm chó những vật hay bị gặm hoặc một phần của những vật ấy cho đến khi nó cảm thấy căm ghét thực sự những vật ấy.

Tật đào bới

Khi bạn bắt gặp chó đang đào lỗ, bạn hãy ném dây xích hoặc lon thiếc có phát ra tiếng ồn vềphía chó rồi kêu lên “không”. Đối với những con chó cố tình phạm tội này Kochler đề nghị chúng ta đổ nước vào chỗ lỗ vừa đào, rồi nhấn mỏm chó xuống dưới cho tới khi chó sắp bị ngộp - và chó sẽ không bao giờ đào nữa. Biện pháp này hơi mạnh, nhưng vẫn còn tốt hơn là viên đạn từ nhà bên bắn qua hoặc ai đó lén đầu dộc chó của bạn.

Tật hay bỏ chạy lung tung:

khi đang đi với bạn, nếu chó bỏ chạy lảng đi, bạn hãy ném dây xích hoặc lon thiếc và gọi “lại đây”. Nếu nó không lại, bạn hãy nhờ người khác hoặc người nào đó cùng bạn rượt nó về nhà. Có lẽ, bạn nên dùng một sợi dây dài cỡ 25 feet hoặc hơn, sẽ có kết quả. Bạn nên để chó thử chạy hết độ dài đó rồi nhặt nhanh sợi dây lên để nhắc nó không được đi quá xa bạn.

Tật hay đuổi theo xe:

Chó của bạn sẽ sống lâu hơn nếu bạn luyện nó biết sợ xe cộ và tránh xe, hay nói đúng hơn, là sợ bất cứ vật gì có bánh xe. Bạn hãy nhờ một người bạn hoặc người hàng xóm chở bạn trên chiếc xe của họ. Khi chó của bạn đuổi theo xe, bạn ném sợi dây xích hoặc lon thiếc, còn người hàng xóm của bạn sẽ kêu thật gọn “về nhà”. Một biện pháp khác nữa là dùng súng nước bắn vào chó loại nước tiểu pha loãng. Nếu chó của bạn thường chạy theo trẻ em đi xe đạp, biện pháp thứ hai đặc biệt có ích nhưng có thể gây ác cảm của chó dối với trẻ em.

Tính ích kỷ, chiếm hữu:

Nếu chó của bạn có tính bảo vệ quá mức, bạn nên mắng mỏ nó bằng cách nào đó. Bạn có thể sử dụng dây xích, hộp lon có phát ra tiếng ồn, tờ báo cuộn lại hoặc một sợi dây da để cho nó biết rằng dù có quyền yêu bạn, nó vẫn không được làm quá mức.

Tính hay đuổi mèo và vật nuôi khác trong nhà:

Bạn cũng sử dụng dây xích, hộp lon, tờ báo hoặc sợi dây da để trị nó. Nếu không được thì cái vuốt mèo sẽ là biện pháp cuối cùng.

Tính bướng bỉnh, hiềm thù, đái bậy

Một số chó thường xuyên không chịu bị nhốt một mình. Chúng thường hay ghen tị khi chủ của chúng đùa với chó khác hoặc con vật nào khác. Trong trường hợp này bạn nên nhờ người bạn hoặc người hàng xóm ném sợi dây xích hoặc cái lon về phía chó khi nó có thái độ hiềm thù.

Các bài thực hành huấn luyện chó vâng lời

Một con chó lịch sự sẽ giúp chủ nó rất nhiều, tiết kiệm được tiền bạc, tránh khỏi lúng lúng và những chuyện buồn phiền khác. Tật phá hoại đồ đạt của chó, những tai nạn không tránh khỏi đối với chó và trẻ con, cũng như những bất tiện không cần thiết khác - đối với chủ nhân của chó, có thể tránh khỏi nhờ việc huấn luyện tánh vâng lời cho chó, việc huấn luyện này cũng đơn giản. Các bài tập cơ bản như đi bộ, ngồi yên, nằm một chỗ sẽ giúp việc giữ chó khỏi những phiền phức.

Vài vật dụng cần thiết cho việc huấn luyện cơ bản này là một sợi dây cổ tròn làm bằng dây xích, một miếng da hoặc nylon và một sợi dây da nặng dài 6 feet cùng với cái búng tay rõ kêu của bạn. Ôn lại những yêu cầu và kỹ thuật cơ bản trên đây, chúng ta hãy bắt đầu việc huấn luyện chó.

Huấn luyện, tập cho chó đi bộ bên chủ:

Cho chó của bạn đi bên trái, tay phải cầm sợi dây. Bắt dầu đi tới thật nhanh. Nếu chó của bạn kéo dây chạy trước, bạn giật dây một cái (dừng kéo) và nói “Đi” thật chắc gọn. Nếu chó vẫn cứ lôi đi, bạn dừng lại, rẽ phải hoặc trái rồi đi tiếp một quãng, mỗi lần như vậy bạn ra lệnh “Đi”. Nếu chó của bạn chùn lại, bạn kéo dây cổ nó rồi dỗ ngọt bằng cách gọi tên nó và vỗ nhẹ mông nó.

Dù bạn đang làm gì, bạn nên nhớ là không được dừng lại! Nếu nó nhảy sổng lên hoặc quật lại sợi dây, bạn cứ đi thật nhanh. Trước sau gì nó cũng đi theo, và nếu bạn luôn miệng bảo “Đi” mỗi khi đổi hướng, bạn sẽ thấy nó đi lững thững bên bạn với vẻ phục tùng kính nể bạn.

Các bài viết về cách dạy, huấn luyện chó tại nhà & ở trường, trung tâm

Tập hợp các bài viết hữu ích về cách dạy chó đi vệ sinh đúng chó, cách huấn luyện chó ngưng sủa, các lệnh cơ bản. Cách huấn luyện chó cảnh tại nhà & trung tâm đào tạo. Chi phí huấn luyện chó bao nhiêu tiền?

Huấn luyện chó thi Dogshow

Hàng năm tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí [...]

Cách huấn luyện chó Alaska

Chó Alaska với bề ngoài to lớn. Như một chú sói hung dữ nhưng lại [...]

1 Các bình luận

Cách huấn luyện chó Shiba

Chó Shiba Inu nổi tiếng với gương mặt thân thiện bậc nhất, hay còn gọi [...]

Cách huấn luyện chó Rottweiler

Bất kỳ giống chó nào nếu không được huấn luyện, dạy bảo từ nhỏ thường [...]

Cách huấn luyện chó Phú Quốc

Nói về chó Phú Quốc. Chúng được coi là một trong tứ đại quốc khuyển [...]

Cách huấn luyện chó Doberman

Chó Doberman thường bị nhiều người lầm tưởng là giống chó hung hăng, không nghe [...]

Cách huấn luyện chó Phốc sóc

Phốc Sóc là một trong số những giống chó cảnh thông minh và xinh xắn [...]

Cách huấn luyện chó Lạp xưởng

Những chú chó Lạp Xưởng là giống chó xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 [...]

Cách Huấn Luyện Chó Corgi

Những chú chó Corgi luôn chiếm được cảm tình của những người yêu chó bởi [...]

Cách huấn luyện chó Golden

Chó Golden Retriever luôn là lựa chọn hàng đầu của những người thích nuôi thú [...]

Cách huấn luyện chó Becgie

Hiện tại, Becgie đang là một trong những giống chó phổ biến tại Việt Nam. [...]

Cách huấn luyện chó Samoyed

Samoyed đang là sự lựa chọn của rất nhiều người trong việc chọn một người [...]

2 Các bình luận

Cách huấn luyện chó Husky

Chó Husky vốn là hậu duệ của một dòng sói Bắc Cực. Dù đã được [...]

Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng với tên tiếng anh đầy đủ là Tibetan Mastiff, là một giống [...]

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Bạn mới đón một em cún về nhà. Ngay từ ngày đầu tiên về nhà. [...]

1 Các bình luận

Cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Loài chó Poodle lông xù dễ thương được rất nhiều người yêu thích. Đây là [...]

Cách huấn luyện chó Rottweiler

Bất kỳ giống chó nào nếu không được huấn luyện, dạy bảo từ nhỏ thường [...]

Cách huấn luyện chó Phú Quốc

Nói về chó Phú Quốc. Chúng được coi là một trong tứ đại quốc khuyển [...]

Huấn luyện chó thi Dogshow

Hàng năm tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí [...]

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Bạn mới đón một em cún về nhà. Ngay từ ngày đầu tiên về nhà. [...]

1 Các bình luận

Cách dạy chó

Cách dạy chó làm sao cho chúng ngoan, biết nghe lời chắc hẳn đang là [...]

1 Các bình luận

Cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Loài chó Poodle lông xù dễ thương được rất nhiều người yêu thích. Đây là [...]

Bảng giá huấn luyện chó cảnh tại Chomeocanh.com

Các chương trình huấn luyện chó hiện đang thu hút sự quan tâm lớn từ những người nuôi chó cảnh. Đặc biệt với những người sành chó thì họ lại càng quan tâm đến việc huấn luyện cho chó của mình. Vậy bạn có biết những chi phí cần thiết để đăng ký một lớp huấn luyện cho các bé cưng là bao nhiêu hay không? Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu Bảng giá huấn luyện chó tại Chomeocanh.com nhé

Trước nhu cầu lớn của những người sành chó, các trung tâm huấn luyện ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Tại các cơ sở bán thú cưng cũng có các khóa huấn luyện chó nhằm phục vụ khách hàng. Đó là lý do vì sao khóa huấn luyện của Chomeocanh.com - Trung tâm thú cưng hàng đầu hiện nay luôn nhận được sự quan tâm lớn của khách hàng.

Để khách hàng có đánh giá khách quan hơn về chương trình huấn luyện chó tại Chomeocanh.com, dưới đây là bảng giá khóa học mà bạn có thể tham khảo:

Giá huấn luyện các giống chó cảnh nhỏ

Với những các giống chó có vóc dáng nhỏ, đáng yêu thì việc huấn luyện của chúng có phần nhẹ nhàng hơn những giống chó khác. Một số giống chó cảnh được dạy khóa huấn luyện này như Poodle, Maltese, Bichon Frise, …

Học phí huấn luyện những chú chó giống nhỏ này khoảng 2.875.000 cho mỗi tháng học. Thời gian học kéo dài trong khoảng 3 tháng. Như vậy, tổng giá khóa huấn luyện cho những bé chó nhỏ này là 8.625.000 đồng.

Giá huấn luyện các giống chó lớn, chó săn

Với những giống chó có bản chất là chó săn hoặc có kích thước lớn thì các bé lại cần một khóa huấn luyện khác. Các bé sẽ trải qua 4 tháng huấn luyện, mỗi tháng học phí là 2.875.000 đồng. Một khóa học của các bé sẽ rơi vào tầm 11.500.000 đồng.

Những câu hỏi liên quan đến chương trình huấn luyện chó tại Chomeocanh.com

Khi đăng ký cho thú cưng tham gia các khóa huấn luyện chuyên nghiệp, khách hàng thường có khá nhiều thắc mắc. Vì khóa học huấn luyện vẫn còn xa lạ với một vài người nên họ thường có nhu cầu muốn tìm hiểu chi tiết hơn. Dưới đây là một vài câu hỏi mà Chomeocanh.com nhận được khi khách hàng đăng ký khóa huấn luyện cho thú cưng. Vậy hãy để Chomeocanh.com giúp bạn giải đáp những vấn đề này nhé!

Trả lời: Học phí mỗi tháng được định giá bao gồm nhiều yếu tố liên quan đến việc ăn uống, sức khỏe của thú cưng trong quá trình huấn luyện. Khi đăng ký khóa học, bạn sẽ đóng học phí theo từng tháng một. Quá trình đóng học phí sẽ không phát sinh bất cứ một khoản phụ thu nào.

Tuy nhiên nếu thú cưng trước khi tham gia huấn luyện bị bệnh thì bạn sẽ phải đóng thêm phí khám chữa bệnh cho các bé.

Trả lời: Khi tham gia huấn luyện, các bé thú cưng phải đảm bảo những tiêu chí tiêu chuẩn về thể chất. Bạn nên cho các bé tham gia khóa huấn luyện khi các bé đủ 5 tháng trở nên. Vì lúc này, cơ thể các bé mới gần như là cứng cáp và chịu được cường độ huấn luyện.

Với những bé dưới 5 tuổi, việc huấn luyện sẽ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy nếu đăng ký cho các bé, bạn sẽ phải thu thêm phụ phí.

Trả lời: Để đảm bảo quá trình huấn luyện đạt kết quả tốt nhất, trước khi huấn luyện các bé cần phải được tiêm phòng. Nếu bé chưa được tiêm, khi đăng ký khóa học, các y bác sĩ sẽ chịu trách nhiệm tiêm phòng cho bé.

Trả lời: Dù học 1 bài hay tất cả đều nên thực hiện theo tiến trình thời gian đã đề ra. Bởi thời gian học đã được phân bổ một cách hợp lý để các bé dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ bài học. Nếu rút ngắn thời gian huấn luyện, các bé sẽ rất dễ quên bài. Như vậy dù bỏ ra một số tiền ít hơn, nhưng thú cưng của bạn lại không nhận được gì cả.

Trả lời: Để bạn không phải buồn vì xa bé cưng, mỗi tháng thú cưng của bạn sẽ được đưa về nhà 1 lần. Tuy nhiên bạn cũng có thể trực tiếp đến trại huấn luyện để thăm các bé thường xuyên.

Trả lời: Có khá nhiều người ngại việc đem thú cưng đến các trung tâm huấn luyện. Bởi nỗi lo lớn nhất của họ chính là các bé cưng sẽ quên mất mình. Nhất là với những bé chó săn, việc quên mặt chủ có thể khiến chúng không nghe lời và trở nên dữ dằn.

Tuy nhiên bạn đừng quá bận tâm về vấn đề này. Chó, đặc biệt là những bé chó cảnh rất thông minh và trí nhớ cũng cực kỳ tốt. Một giống chó bình thường nếu đi lạc sẽ mất hơn 1 năm mới quên được chủ. Vậy nên hãy yên tâm rằng khi đón các bé cưng lại nhà, các bé vẫn còn nhớ bạn nhé!

Trả lời: Có nhiều người muốn cho các bé cưng tham gia các khóa huấn luyện nhưng lại khá loay hoay trong việc đăng ký. Họ phân vân rằng phải đưa thú cưng trực tiếp đến hay có thể liên hệ tại nhà. Vì vậy Chomeocanh.com sẽ giải đáp ngay vấn đề này giúp bạn nhé!

Nội dung các bài học trong chương trình huấn luyện chó

Để bạn hiểu rõ hơn về chương trình huấn luyện tại Chomeocanh.com, dưới đây là các bài học mà thú cưng sẽ được dạy khi tham gia khóa học của chúng tôi:

  • Đứng lại gần chủ khi được gọi
  • Đứng im tại chỗ khi có lệnh
  • Ngồi xuống khi có lệnh
  • Nằm xuống khi có lệnh
  • Biết đi theo chủ khi đi ra ngoài
  • Biết bò đi và bò lại
  • Biết cách ngồi chào
  • Biết bắt tay
  • Biết đi lại tự do
  • Biết sủa, kêu khi có lệnh
  • Biết tìm đồ vật và mang đi khi có yêu cầu
  • Biết bảo vệ chủ nhân
  • Học các phân biệt người lạ và người quen để biết tấn công khi có lệnh
  • Chó dữ sẽ được thuần hóa để trở nên hiền hòa hơn
  • Dạy thú cưng biết vượt chướng ngại vật
  • Dạy thú cưng nhận biết được bả chó để tránh
  • Dạy thú cưng cách đi vệ sinh đúng chỗ
  • Dạy thú cưng không được cắn phá lung tung

Vì sao chi phí huấn luyện thú cưng giữa các nơi có sự chênh lệch?

Nếu tìm hiểu các khóa huấn luyện, bạn có thể thế giữa các cơ sở luôn có sự chênh lệch về giá. Thậm chí có những nơi, giá chênh lệch là rất lớn. Vậy bạn có biết vì sao lại có sự chênh lệch này hay không? Và vì sao nhiều người sẵn sàng đăng ký các khóa huấn luyện với chi phí cao hơn cho thú cưng của mình?

Phụ thuộc vào giống chó

Mỗi giống chó cảnh đều có những đặc điểm tính cách khác nhau. Do đó không phải cách huấn luyện nào cũng phù hợp với các bé. Đặc biệt tùy theo tính cách của từng giống chó cảnh mà chi phí huấn luyện sẽ có sự thay đổi.

Với những bé thú cưng có bản tính hiền lành, dễ thương thì chi phí huấn luyện của chúng cũng sẽ rẻ hơn. Một phần các chuyên viên huấn luyện không cần quá vất vả hay áp dụng các kỹ thuật nghiệp vụ cao. Mặt khác, những bé chó hiền lành thường dễ nghe lời và chăm chỉ thực hiện các bài tập.

Với những giống chó cảnh thuộc dòng chó săn, bản tính của chúng thường rất mạnh mẽ và hiếm khi chịu khuất phục. Vì vậy việc huấn luyện những bé thú cưng này cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, chi phí huấn luyện các bé này cũng cao hơn so với những bé khác.

Nội dung huấn luyện

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến học phí khóa học chính là nội dung huấn luyện mà các bé cưng được học. Với mỗi một dòng chó cảnh, các bé sẽ được áp dụng những bài huấn luyện khác nhau. Vì vậy tùy vào nội dung bài học mà học phí giữa các khóa cũng sẽ có sự chênh lệch.

Những bài học huấn luyện này không chỉ đào tạo các khẩu lệnh cơ bản. Mặt khác, chúng còn hướng đến việc phát triển toàn bộ những ưu điểm của giống chó tham gia huấn luyện. Đó là lý do vì sao học phí huấn luyện phụ thuộc khá nhiều vào các nội dung giảng dạy cho thú cưng.

Bởi vậy, khi đến các trung tâm huấn luyện, các chuyên viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn về các khóa học cho thú cưng này. Việc tìm và lựa chọn một khóa huấn luyện phù hợp sẽ giúp các bé cưng của bạn phát huy được hết những ưu điểm vốn có đấy.

Độ tuổi mà thú cưng tham gia huấn luyện

Thông thường, một bé thú cưng tuổi từ 5 tháng trở nên đã phát triển cơ thể một cách toàn diện. Ở độ tuổi này, các bé có thể tham gia các khóa học huấn luyện tại các trung tâm. Tuy nhiên một số người muốn cho các bé đi tới trung tâm huấn luyện sớm hơn.

Tuy điều này là có thể được, tuy nhiên các bé chó con sẽ gặp một vài vấn đề về sức khỏe khi tham gia các bài học. Vì vậy các bé sẽ thường xuyên được chăm sóc y tế. Như vậy bên cạnh khóa học, khách hàng sẽ phải thu thêm khoản phụ phí này. Mặt khác, việc huấn luyện các bé cún con cũng cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. Vậy nên giá huấn luyện các bé thường sẽ cao hơn.

Chất lượng tại trung tâm học

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến phí huấn luyện chính là chất lượng trung tâm. Các trung tâm huấn luyện càng uy tín, chất lượng giảng dạy càng tốt thì giá lại càng cao.

Với những chia sẻ trên, mong rằng bạn đã có cái nhìn rõ hơn về chương trình đào tạo huấn luyện chó. Để tìm hiểu thêm về loại hình dịch vụ này, bạn có thể liên hệ với Chomeocanh.com nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *