Thuốc canxi cho chó

Theo điều tra thì chó cần canxi gấp 4 lần so với con người. Nhu [...]

Chó Black Golden Retriever

Chó Black Golden Retriever là gì? {Chomeocanh.com Q& A} Bạn luôn tìm kiếm những giống [...]

Thực đơn cho chó Alaska

Khi xây dựng thực đơn cho chó Alaska, người nuôi cần chú ý cân đối [...]

Thức ăn cho chó Alaska 2 tháng tuổi

Alaska là giống chó nhập khẩu rất được ưa chuộng ở nước ta hiện nay. [...]

Chó Shiba trắng

Cách tắm cho chó Corgi

Các chú chó Corgi có bộ lông hai lớp, khá dài, dày và rậm. Chính [...]

Tổng quan về loài chó

Bộ Carnivora
Họ Canidae
Giống Canis
Loài Familiaris
Kích cỡ Thay đổi tùy theo giống
Trọng lượng Thay đổi tùy theo giống
Thân nhiệt 38°C-39°C
Nhịp tim 70-130 nhip/phút (chó con và chó nhỏ hơn có nhip tim cao hơn nhip trung bình của chó lớn)
Tốc độ nhịp thở 10-30 nhịp/phút
Ngón chân trước 4
Ngón chân sau 4
Chó trưởng thành hấp thu thức ăn Thay đổi tùy theo giống
Chó trưởng thành hấp thu nước Thay đổi tùy theo giống
Nhiễm sắc thể 78
Thời kỳ thai nghén Trung bình 60-67 ngày
Tuổi thọ Thay đổi tùy theo giống, nhưng nhìn chung khoảng 8-15 năm

Cơ thể của chó

Chó tăng trưởng với những kích cỡ khác nhau. Thí dụ, chó Wolfhound Ai-len, đứng cao khoảng 81, 28 cm (tính đến u vai hoặc phần trên của vai), trong khi đó, chó Chihuahua lúc đứng chỉ cao khoảng 12,7 cm.

Màu của bộ lông cũng khá đa dạng, thậm chí trong một giống. Một vài giống lông đen tuyền, Những giống khác lại hoàn toàn trắng. Một vài giống có đốm nhạt ở chỗ này cùa cơ thể nhưng lại có màu sậm hơn ở nơi khác. Hoặc chúng có thể có màu thuần nhất nào đó chứ không phải màu đen.

Hình dáng của chó được xác định bởi ba cấu trúc chính là đầu, thân và chân. Kích cỡ và hình thức của những cấu trúc này thay đổi khá lớn cũng như màu sắc và đặc điểm của lông.

Đầu

Có hai hình dạng đâu cơ bản - hộp so hẹp với gương mặt dài và hộp sọ rộng với gương mặt ngắn. Ngoài ra còn có một số hình dạng đầu trung gian giữa hai loại này.

Chó có gương mặt dài, như chó Becgie Đức (German shepherd) và Cocker Spaniel, có thể có quai hàm dài 20,32 cm. Ngược lại, mũi của chó có gương mặt ngắn, như chó PekingesePug, có thể ngắn hơn 2,54 cm tính từ mắt.

Chó có tổng cộng 42 cái răng. 6 cặp răng cửa sắc bén nằm ở trước miệng, bên hông là hai cặp răng nanh lớn. Những cái răng khác là răng tiền hàm và răng hàm. Răng cửa và răng nanh rất quan trọng, vì chó sử dụng những cái răng này trong việc cắn và xé thức ăn.

Không khí đi vào mũi chó rồi đến phổi bằng cách xuyên qua 2 khoang nằm ở phía sau mũi. Những khoang này nhăn nheo với một màng nhầy chứa nhiều đầu dây thần kinh dễ bị kích thích bởi mùi.

Chó liên tục ngửi không khí, mặt đất và những đồ vật chung quanh để nhận biết điêu gì đang xay ra. Khe lom ơ giữa trán (phía trên mắt) của chó gọi là “stop”. Khe này ồ một vài giống chó sâu hơn so với những giống khác.

Cái lưỡi khá mỏng của chó được sử dụng chủ yếu là đưa thức ăn xuống cổ họng, liếm sạch lông và Ịàm toát ra mô hôi. Khi chó nóng bức, nó làm giảm nhiệt bằng cách thè lưỡi ra ngoài và thở hổn hển. Khi chó thỗ như thế, sự bốc hơi của mồ hôi từ lưỡi sẽ làm mát cơ thể nó. Chó còn tiết mồ hôi từ gan bàn chân và một ít (không đáng kể) từ da của của nó. .

Đôi tai chó dựng lên hoặc rũ xuống. Những con chó cổ xưa nhất có khả năng đôi tai dựng đứng, còn những giông chó sau dó có đôi tai bắt đầu rũ xuống đôi chút vì da tai dư thừa. Chó có khứu giác rất thinh. Chúng có thể nghe âm thanh ở tần số rất cao so với tai người. Điều này cho thấy tại sao chúng có thể phản ứng trước những tiếng sáo “im lặng” (tức ở tần số siêu âm).

Mỗi mắt chó có ba mi mắt, mỉ ở trên là chính, mi thứ hai ở dưới và mi thứ ba ẩn trong góc mắt. Mỉ thứ ba có thể quét từ bên này sang bên kia giác mạc trong suốt của mắt và làm sạch giác mạc giống như một cần gạt nước của xe hơi.

Đầu và thân chó nối kết với nhau bằng cổ. Cổ có thể dài hoặc ngắn, tùy theo kích cỡ của 7 cái xương chống đỡ nó. Chiều dài của dây thanh quản trong cổ là một nhân tố tác động âm vực và tính chất lớn nhỏ của âm thanh của chó – tiếng sủa, gầm gừ, và tru

Thân

Thân chó bao gồm hầu hết các cơ quan quan trọng của chó. Tim, phổi, dạ dày và ruột đều nằm trong thân. Ngoài ra còn có bộ phận sinh dục, cật và bong bóng. 13 cái xương sườn (ngực) bọc quanh tim và phổi. Kể từ khi tim và phổi tác động đến tốc độ và sức chịu đựng thì kích cỡ của ngực có thể là sự biểu lộ của hai đặc điểm này.

Chó có 27 xương từ hộp sọ đến chỗ góc đuôi (nơi đuôi bắt đầu). Tùy theo số lượng xương đuôi mà chó có chiều dài đuôi thay đổi từ giống này sang giống khác.

Thân có thể được phủ bằng lông thẳng hoặc lông xoăn. Các cọng lông hiện ra từ những nang nhỏ xíu trong da. Những cọng lông này liên kết với bắp thịt để tạo ra sự dựng đứng lông khi chó co rúm thân. Trong những lúc căng thẳng, chó làm lông dựng lên- phần lông dọc theo cổ và xương sống. Những cái lông cảm giác đặc biệt gọi là “râu” nằm gần mũi, nhưng sự hữu ích của chúng rất đáng nghi ngờ vì chó hiếm khi dựa vào xúc giác.

Chân

Chó có hai chân trước và hai chân sau. Chúng sử dụng chân để di chuyển, gãi và đào bới. Mỗi chân trước nối với thân bằng một xương bả vai dài, hẹp.

Bàn chân có 5 ngón. Một trong số này gọi là cựa móng huyền (nằm khá cao so với những móng còn lại). Cựa này là một bộ phận còn sót lại từ tể tiên của chó. Ngày nay, đối với chó con, người ta thường giải phẫu loại bỏ cựa này.

Những ngón chân gồm có một số xương. Móng chân hay “vuốt” hiện ra từ đầu ngón chân. Dưới bàn chân có miếng đệm và mỗi móng cũng đều có miếng đệm. Chó tiêt mồ hôi từ những miếng đệm này.

Mỗi chân sau nối với thân ở chỗ xương chậu. Phần trên của xương đùi gắn vào một hôc trong xương chậu đê tạo thành khớp háng.

Hành vi của chó

Chó là động vật sông bầy đàn. Chó hoang dã tuân thủ tôn ti trật tự trong bầy với một con mạnh mẽ lãnh đạo bầy, được cả bầy chấp nhận. Chó sử dụng âm thanh và ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp. Dưới đây là những cách cơ bản chó sử dụng ngôn ngữ cơ thể để phơi bày cảm xúc, tâm trạng:

Vui vẻ và bị kích động

Một con chó đang vui sẽ có đôi tai ngẫng lên phía trước, miệng thư giãn và đuôi ve vẩy. Nếu bị kích động chó có thể nhảy lên, lượn tròn hoặc chạy quanh. Điều này có thể đi cùng với tiếng sủa hoặc tiếng gầm gừ.

Gây hấn

Khi gây hân, chó cụp tai về phía sau, nằm gần sát đầu; đôi mắt khép hẹp lại, cho thấy cái nhìn thách thức. Miệng có thể mở hoặc co rúm lại, răng nhe ra và có thể táp cách cách hai quai hàm. Điều này thường đi chung với tiếng gầm gừ hay sủa lớn. Cơ thể căng ra, đuôi duỗi thẳng ra khỏi thân, còn đầu thì hạ xuống.

Mời gọi chơi đùa

Khi chó cúi xuống với hai chân trước hạ thấp, phần thân sau nhô lên và cái đuôi ve vẩy thì chúng đang mời gọi chơi đùa.

Lấn áp

Chúng đưa đuôi hướng lên hay chìa ra phía trước và nhìn chòng chọc với đôi mắt mở to. Cơ thể đưa cao lên, có khả năng ỉông dựng lên. Đuôi đuỗi thẳng hoặc đưa ra khỏi thân và chó có thể gầm gừ hay rít trong lúc miệng khép lại.

Phục tùng

Chó lăn ngửa ra, cho thấy bụng. Khi cảm thấy hài lòng, hạnh phúc nó cũng phơi bụng ra và muốn người ta xoa bụng nó.

Lo lắng và sợ hãi

Khi lo lắng hoặc sợ hãi chó sẽ cụp tai nằm gần sát đầu với đôi mắt khép hẹp. Thân hạ thấp, còn đuôi thì gập xuống giữa hai chân sau. Chó có thể run, sủa ăng ẳng, gầm gừ hoặc rên rỉ.

Những thông tin & Sự kiện về chó

Sự kiện về chó

  • Chó nhỏ chỉ có 28 răng sữa.
  • Chó cái cắn nhiều gấp đôi chó đực.
  • Giống chó Chow Chow có lưỡi đen.
  • Thị lực của chó tốt hơn con người trong bóng tối lờ mờ.
  • Chó có tầm nhìn rộng 250°, còn con người chỉ có tầm nhìn trong phạm vi 180°.
  • Chó có thể nghe âm thanh cách xa 228,5 m, còn phần lớn con người không thể nghe xa tới 22, 85 m.
  • Chó con mới sinh không nhìn thấy, điếc và không có răng.
  • Trong tuần tuổi đầu tiên, chó con sử dụng 90% thờigianđể ngủ và 10% để bú sữa.
  • Chó con chỉ có khả năng bò trườn trong tuần tuổi đầu tiên
  • Chó con bắt đầu thấy khi nó được 2-3 tuần tuổi.
  • Trong tuần tuổi 3-7, chó con mọc răng lần đầu hoặc răng sữa sẽ xuất hiện.
  • Ở tuần tuổi thứ 3, chó con sẽ phát triển khứu giác.
  • Chó con ngủ 14 giờ mỗi ngày. .
  • Đến tháng tuổi 4-8, răng trưởng thành của chó con suất hiện, lúc ấy chúng bắt đầu nhai gặm mọi thứ!
  • Một vài con thành thục giới tính lúc 8 tháng tuổi.
  • Chó con trưởng thành thể chất bằng một người 15tuổi.

Cách tính tuổi chó

Trước đây có giả thuyết cho rằng chó có 1 năm tuổi sẽ tương đương bằng một người 7 tuổi. Điều này đã được chứng minh là sai lầm. Thí dụ, chó có khả năng sinh sản lúc khoảng 1 năm tuổi, nhưng một đứa bé 7 tuổi thì chưa thể trưởng thành về giới tính. Hiện nay, nhiều bác sĩ thú y đã so sánh tuổi chó với tuổi người và điều này xem ra thực tế hơn. Dưới đây là bảng so sánh:

Tuổi chó Tuổi người
5 tháng = 10 năm
8 tháng = 13 năm
10 tháng = 14 năm
1 năm = 15 năm
2 năm = 24 năm
3 năm = 28 năm
4 năm = 32 năm
5 năm = 36 năm
6 năm = 40 năm
7 năm = 44 năm
8 năm = 48 năm
9 năm = 52 năm
10 năm = 56 năm
11 năm = 60 năm
12 năm = 64 năm
13 năm = 68 năm
14 năm = 72 năm
15 năm = 76 năm
16 năm = 80 năm
17 năm = 84 năm
18 năm = 88 năm
19 năm = 89 năm
20 năm = 93 năm
21 năm = 96 năm
22 năm = 99 năm
23 năm = 103 năm
24 năm = 106 năm

Những điều thú vị

  • Greyhound là giống chó nhanh nhất thế giới. Chúng có thể chạy 45 dặm/giờ trong thời gian ngắn.
  • Wolfhound là giống chó lớn nhất.
  • Great Dane là giống chó cao nhất.
  • Chihuahua là giống chó nhỏ nhất.
  • St. Bernard là giống chó nặng nhất.
  • Con chó già nhất thế giới tên là Bluey (chó chăn gia súc ở nước Australia), thọ 29 năm và 5 tháng.

Những sự kiện đáng kinh ngạc liên quan đến chó

  • Bãi biển Barking Sands, ở hòn đảo Kauai (Hawaii), là nơi có cát khô lạ thường, phát ra âm thanh “giống như tiếng chó sủa”.
  • Hai con chó sống sót trong vụ đắm tàu Titanic.
  • Giống chó Đan Mạch to lớn (Great Dane) có nguồn gốc từ nước Đức!
  • Ở đoạn kết của ca khúc “A Day in the Life”, Paul McCartney đã ghi âm tiếng sáo siêu âm, chỉ có chó mới nghe rõ, nhằm tạo niềm vui cho con chó chăn cừu (Shetland sheepdog) của ông ta.
  • Khi một con chó sủa trăng, nó đang theo bản năng gốc gọi bầy lại với nhau.
  • Chó được đề cập 14 lần trong Kinh Thánh.
  • Sóc chó (Prairie dog) không phải là chó - chúng là một loại gặm nhắm.
  • Crab là con chó duy nhất đã từng xuất hiện trong kịch của Shakespeare (vở “The Two Gentlemen of Verona”).
  • Khi mới sinh ra chó con Dalmatian hoàn toàn màu trắng rồi phát triển những đốm khi chúng lớn tuổi hơn.
  • Việc cắt ngắn lông của giống chó Poodle nhằm câi thiện khả năng bơi của chúng. Còn giống chó Pom (tức chó Pomeranian) được cắt tỉa lông chó nhằm giữ những khớp xương của chúng được ấm!

Chó đã gắn bó với đời sống nhân loại từ cách đây hàng vạn năm. Qua bài viết này, Chomeocanh.com sẽ chia sẻ với các bạn các thông tin thú vị về loài chó. Từ nguồn gốc, lịch sử, phân loại các nhóm chó. Cũng như đặc điểm sinh học, những sự kiện liên quan đến cún cưng. Mời các bạn cùng đón đọc nhé.

Nguồn gốc của loài chó

Sự tiến hóa

Những nhà sinh vật học dã tranh luận về lịch sử và sự tiến hóa của chó nhà các năm qua. Hiện nay, phần lớn các nhà khoa học đồng ý rằng chó có nguồn gốc trực tiếp từ loài Canis Lupus - một loài chó sói xám do Tiến sĩ Robert K. Wayne, một nhà sinh vật học và di truyền học phân tử đã chứng minh bằng việc nghiên cứu DNA. Song trên thực tế, đây chỉ là việc tái phân loại từ loài Canis Familiaris sang loài Canis Lupus vào năm 1993, bởi vì trước đây, trong quyển “Những loài động vật có vú trên thế giới”, chính vị Tiến sĩ này đã nhận định chó có liên quan mật thiết đến loài sói xám Canis Familiaris.

Chúng ta sẽ không bao giờ hiết tại sao và làm thế nào con người đã thuần hóa được chó sói. Nhưng sự tồn tại của chó có niên đại từ 10 đến 15 ngàn năm trước đây đã được tìm thấy, do đó ít nhất chúng ta cũng có được những hình ảnh và mẫu vật để xây dựng bức tranh về lịch sử và sự tiến hóa của chó. Nói cách khác, những dấu hiệu có thể chứng minh được mối quan hệ gỉữa con người và chó sói đã diễn ra khoảng 15.000 năm trước dây.

Con người đã sử dụng chó sói trong việc săn thú, chăn gia súc và chống lại kẻ thù. Chó sói là một động vật rất có tính xã hội. Giống như con người, chúng sống thành bầy với những vị trí xã hội nhất định, trong đó có vài con khẳng định được tư cách lãnh đạo. Điều này giúp chúng phù hợp và hấp dẫn trong vai trò bầu bạn, vì chó sói chấp nhận con người lãnh đạo chúng.

Trong thời đồ đá, con người bắt đầu nhận thấy chó là tài sản. Số lượng chó bắt đầu tăng lên đáng kể. Chó được gây giống để có kích cỡ, chiều dài, màu lông, gương mặt và hành vi theo mong muốn của người nuôi. Và điều này vẫn diễn ra hiện nay. Vì thế, chúng ta cần biết thế nào là chó thời hiện đại.

Ngày nay, chó có nhiều loại hình thể và kích cỡ. Có trên 400 giống chó hiện nay. Tất cả đều liên quan đến một loài chung, điều này có nghĩa là những giống chó có thể được lai giống và vẫn có con sinh sản được. Tất cả những giống chó đều do con người gây giống. Điều này có nghĩa, chúng ta quyết định cho giống nào giao phối với giống nào để sinh ra loại chó có những đặc điểm đúng như ý muốn. Con người đóng vai trò Thượng đế, họ có thể tạo ra một con chó có “cái đầu nhỏ một chút, chân ngắn hơn và đôi tai mềm duyên dáng hơn”, tất cả đều có thể thực hiện được.

Lịch sử

Lịch sử của chó nhà bắt đầu cách đây 20.000 năm qua, khi con người Thời đồ đá lần đầu tiên sử dụng chó trong việc săn bắn. Từ 7.000 đến 9.000 năm trước đây thú nuôi đã được thuần hóa và chó là một phần quan trọng trong việc chăn và bảo vệ chúng.

Người ta phát hiện ra hài cốt của năm loại chó khác nhau đã từng sống trong Thời đồ đồng (khoảng 4.500 năm trước Công nguyên) — đó là giống chó lớn tai cụp (mastiff), chó dạng sói, chó chỉ điểm, chó săn thỏchó chăn cừu. Ngoài ra, những hình vẽ trong hang động cũng cho thấy chó đang làm việc bên cạnh những người thợ săn.

Vào thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, người Hy Lạp đã sử dung chó trong việc bảo vệ. Năm chục con chó đã từng bảo vệ pháo đài Corinth khi có những cuộc tấn công vào thành phố. Cuối cùng, chỉ còn một con chó sống sót đã được nuôi dưỡng và cho đeo vòng cổ bằng bạc.

Người Hy Lạp còn sử dụng chó trong việc săn bắn và họ thích sử dụng chó Celtic làm nhiệm vụ này hơn. Những thầy thuốc đã sử dụng chó để xác định một người đã thật sự chết hay chỉ bị hôn mê mà thôi - cái đuôi chó ve vẩy cho biết là người đó còn sống, còn khi đuôi không cử động có nghĩa là người đó đã chết. Năm 350 trước Công nguyên, Aristotle đã lập ra một danh sách các giống chó được biết vào thời đó, và một vài giống chó trong danh sách này đã gây ra tranh cãi trong giới khoa học.

Người La Mã cổ đại đã đi khắp nơi ở châu Âu trong cuộc viễn chinh, xâm chiếm thuộc địa của họ, và họ đã mang những con chó đi theo. Những con chó này đã giao phối với chó địa phương, tạo ra nhiều loại chó lai khắp châu Âu. Việc nuôi dưỡng, gây giống và huấn luyện chó là một vấn đề quan trọng, bởi vì điều này sẽ dẫn kết quả thành công nhiều hay ít trong việc săn thú, tất cả tùy thuộc vào kỹ năng của từng con chó. Ở những nơi khác, việc chăn gia súc hay bảo vệ lại có giá trị hơn, và chó được gây giống có chọn lọc, mục đích nhằm nâng cao kỹ năng thực thi những nhiệm vụ khác nhau của chó.

Vào thế kỷ thứ 4, những đoàn quân xâm lược đã đưa một số giống chó châu Á đến châu Âu và có thể những giống này đã góp phần tạo ra các đặc điểm của giống chó lông xoăn được tìm thấy trong nhiều giống chó châu Âu. Sau sự sụp đổ của Đế chế La Mã, việc gây giống và nuôi chó ít quan trọng hơn so với cái ăn miếng uống và chiến tranh. Những bầy chó bị bỏ rơi đã tập trung lại, gây khiếp đảm cho cư dân trong thành phố và làng mạc vào thời Trung cổ. Những nông dân vô học, bị xâm lược, tỏ ra rất hoảng sợ, họ trút mọi tội lỗi lên đầu chó, cho rằng chúng chính là điềm gỡ, tạo ra những sự kinh hoàng xung quanh họ và sự mê tín về chó xuất hiện - những loài ma sói, quái vật với răng nanh và đôi môi lở loét và nhiều sinh vật quái đản khác đã hình thành dựa trên loài chó.

Điều gì đã giữ cho chó còn kỹ năng săn mồi, và tầng lớp quí tộc phong kiến đã bắt đầu khôi phục lại những giống chó bị mai một. Giới tu sĩ nhận thấy rằng việc gây giống chó là một nguồn thu nhập tốt, và họ đã tìm cách sáng tạo ra những giống chó để bán cho tầng lớp thượng lưu giàu có. Từ những giống này đã hình thành ra những giống chó săn Pháp, đáng kể nhất là giống Bloodhound. Từ đó, những giống chó săn này phổ biến đến nỗi giới quí tộc đã mang chúng theo khi họ đến nhà thờ. Tuy nhiên, giới tu sĩ phản đối hành động như thế, buộc những nhà quí tộc phải ngồi bên ngoài nhà thờ trong khi họ hành lễ.

Chẳng bao lâu, chó trở nên đắt tiền và việc đi săn trở thành đặc quyền của giới nhiều tiền lắm của. Những con chó được gây giống tùy tiện của tầng lớp nghèo bị buộc phải đeo những cái vòng lớn quanh cổ để ngăn ngừa việc chúng giao phối với những giống chó cành vàng lá ngọc của giới quí tộc.

Trong cuộc Thập tự chinh, những hiệp sĩ châu Âu đã đưa những con chó của họ đến Đất Thánh, nơi mà họ đã tạo ra những giống chó khác nhau. Kết quả của việc lai tạo ấy đã cho chúng ta tổ tiên của giống chó săn và chó spaniel ngày nay. Đến thời Trung cổ việc gây giống những nét đặc trưng riêng của chó đã thật sự bị xóa bỏ. Những giống chó khác nhau bị buộc phải đi săn, bắt nhiều loại thú khác nhau như hưu, nai, linh dương gazen (gazelle) và gấu. Từ đó kích cỡ lẫn nét tiêu biểu của chúng đã thay đổi. Những nông dân già nghèo khổ không được phép đi săn, nhưng họ đánh giá cao những con chó nhỏ, hung dữ nên sử dụng chúng trong việc săn và giết khá nhiều chuột.

Thời Phục Hưng cho thấy sự chọn lọc tinh tế hơn về các giống chó. Tầng lớp thương gia dư thừa cả tiền bạc lẫn thời gian và chó được gây giống hoàn toàn cho mục đích làm bạn và điều này càng ngày càng trở nên phổ biến.

Chó săn được phát triển hơn và là nền tảng cho giống chó “griffon” và “braque” được củng cố ở Pháp ngày nay. Những quân vương giàu sang ở châu Âu càng tỏ ra say mê các giống chó cụ thể nào đó - vua Charles của nước Anh có những con chó spaniel, còn Charles IX của nước Pháp thì công khai tổ chức ngày tang lễ long srọng khi con chó thuộc giống Griffon của ông....”băng hà”! Những người trong hoàng gia xem chó là món quà, họ đã tặng chúng cho những nhà cai trị khác. Do đó huyết thống của các giống chó trở nên pha tạp và phát triển trên những vùng miền khác nhau tại châu Âu. Thế là nhiều giống chó mới ra đời.

Một lần nữa những giống chó “đặc biệt” lại gặp khó khăn sau Cuộc Cách mạng Pháp. Những người chủ thuộc dòng dõi quí tộc của chúng đã “suy tàn” theo chế độ và nhiều con chó trở nên vô chủ, nhiều giống cũng tàn lụn dần sau đó. Cho dù hiện nay những người nông dân vẫn còn đi săn, nhưng nhu cầu của họ khác nhau và do đó những giống chó khác nhau đã xuất hiện. Hiện nay, chó săn khá phổ biến và do sự lai tạo giữa giống chó Greyhound và giống braque, một quần thể đa dạng loại chó chỉ điểm đã được phát triển.

Trong thế kỷ 19, nhiều giống chó mới đã được tạo ra. Điều này dẫn tới việc người ta tái tạo những giống chó tuyệt chủng và đòi hỏi đặc điểm về giông rõ ràng hơn, nhất là đối với loại chó làm việc. Một lẫn nữa, những giống chó được chọn lọc thực hiện nhiệm vụ săn mồi, bắt chuột, săn thỏ, chó tha mồi và cả làm bạn với con người. Năm 1859, trước lễ Giáng sinh vài tuần, lần đầu tiên người ta tổ chức triển lãm chó và đây là bước khởi đầu cho những thành công kê tiêp, những giống chó phổ biến nhất được bảo hiểm.

Giới sành diệu tỏ ra thích thú trước những giống chó nhỏ. Việc du lịch bằng máy bay đến những vùng biệt lập trước đây ngày càng dễ dàng hơn và những giống chó từ các vùng này như chó Tây Tạng càng được nhiều người biết hơn. Tuy nhiên, vẫn còn những giống chó địa phương chưa được biết đến bên ngoài quê hương của chúng. Có những giống chó mà công việc của chúng không còn giá trị lâu dài hơn khi sự cơ khí hóa phát triển. Và nhiều giống trong số này phải đương đầu với sự tuyệt chủng.

Bất kỳ giống nào, dù thuần chủng hay lai, chó vẫn giữ vị trí đặc biệt trong tâm hồn con người và sự quan trọng của chúng trong cuộc sống của chúng ta ngàỵ nay vẫn còn tiếp diễn.

Những cột mốc liên quan đến chó.

  • 1 triệu năm trước Công nguyên: chó sói xám là nhóm chó nhiều nhất thế giới.
  • 100 ngàn năm trước Công nguyên: chó sói xám và những loài tương cận phân bố trải dài qua châu Á, Trung Đông, châu Âu và châu Mỹ. Con người bắt đầu tuyển chọn chó sói con làm vật cưng trong trang trại.
  • 20.000 năm trước Công nguyên: vào Thời đồ đá, con người gây giống chó theo mục đích riêng của họ. Bằng chứng cổ xưa nhất là một quai hàm cách đây 14.000 năm vẫn còn những chiếc răng có hình dạng răng của chó ngày nay đã được tìm thấy ở Irắc.
  • 7.000 năm trước Công nguyên: người Ai Cập dã phát triển chó từ khu vực của họ.
  • 4.500 năm trước Công nguyên: thời kỳ người ta phát hiện những mẫu chó hóa thạch thuộc giống chó chỉ điểm giống mastiff, greyhound, shepherd và chó sói giống như chó spitzt
  • 3.500 năm trước Công nguyên: những loại chó cơ bản dã đến châu Âu.
  • 3.000 trước Công nguyên: những mẫu bộ xương của chó chỉ điểm (pointer) được nhận thấy trong những cuộc triển lãm ở nước Anh, chứng minh các đặc điểm của giống chó greyhound và mastiff. Những loại chó săn hiện đại tiến hóa từ những nguyên mẫu này gọi là .“Canis familiaris intercnedius”.
  • 2.000 năm trước Công nguyên: khi Thời đồ đá mới kết thúc, phần lớn những giống chó cơ bản đã được xác lập.
  • Năm 23 - 79 sau khi chúa Giê Su ra đời: Pliny (người La Mã) đã viết về những tay thợ săn mang theo chó trong những chuyến đi săn. Cái mũi của chó phát hiện ra con mồi trốn dưới đất, giúp cho họ bắt được con mồi.
  • Năm 100 - 1500: mặc dù còn vài giông chó ở vùng nào đó, tuy nhiên nhiều giống đã phân bố rải rác khắp thế giới với số lượng lên đến các con trong một giống.
  • Năm 1800 - 1900: việc phân loại những giống chó riêng biệt và sự chọn lọc giống đã phát triển nhanh trong các câu lạc bộ nuôi chó. Ngoài ra, người ta có được sự hiểu biết trong việc nuôi và gây giống chó một cách khoa học.

Phân loại nhóm chó

Nhóm chó cảnh

Kích cỡ gọn nhẹ, biểu lộ sự vui vẻ, ngoại hình đẹp là những đặc điểm chính của nhóm chó này. Đừng để ngoại hình nhỏ xíu của chúng đánh lừa bạn, bởi vì có nhiều giống khá “thô bạo” hoặc tiếng sủa nghe khá lạ tai. Do đó, trước khi rước về nhà một chú chó cảnh nào, ban cần biết đăc điểm của giống chó đó.

Người thành thị và người không có nhà rộng thường chuộng nuôi chó cảnh, bởi vì loại chó này rất thích hợp với cuộc sống trong căn hộ, không cần nhiều không gian vận động. Mặt khác, chúng là những vật “làm ấm” trong những đêm trời lạnh giá.

Không phải bất kỳ giống chó nhỏ nhắn nào cũng là chó cảnh. Bạn có thể tìm thấy trong những nhóm khác có những giống chó khá nhỏ con.

Nhóm này gồm có:

Affenpinscher Manchester Terrier
Brussels Griffon Miniature Pinscher
Cavalier King Papillon
Charles Spaniel Pekingese
Chihuahua Pomeranian
Chinese Crested Poodle
English Toy Spaniel Pug
Havanese Shih Tzu
Italian Greyhound Silky Tenier
Japanese Chin Toy Fox Terrier
Maltese Yorkshire Terrier

Nhóm chó săn

Phần lớn các giống chó săn đều có đặc điểm chung do tổ tiên truyền lại là săn mồi. Một vài giống sử dụng khứu giác nhạy bén dể tìm dấu vết của con mồi. Những giống khác chứng tỏ thể lực ổn định phi thường khi rượt đuổi liên tục khiến con mồi phải kiệt sức. Tuy nhiên, nếu không kể đến đặc điểm trên thì trong tương lai, việc khái quát về nhóm chó săn không hề đơn giản, kể từ khi nhóm này kết nạp thêm khá nhiều giống khác nhau. Thí dụ như giống chó săn Pharaoh, Elkhound Na Uy, Afghan và Beagle. Vài giống có khả năng đặc thù khi sủa, phát ra âm thanh có một không hai. Do đó, trước khi quyết định chọn nuôi giống chó săn nào bạn cần biết trước tiếng sủa của chúng để chắc chắn rằng chứng mang đến niềm vui cho bạn chứ không phải là sự khó chịu.

Dưới dây là danh sách những giống chó săn:

Afghan Hound
American Foxhound Harrier
Basenji Ibizan Hound
Basset Hound Irish Wolfhound
Beagle Nonvegian Elkhound
Black and Tan Coonhound Otterhound
Bloođhound Petit Basset
Borzoi Griffon Vendéen
Dachshund Pharaoh Hound
English Foxhound Rhodesian Ridgeback
Greyhound Saluki
Scottish Deerhound Whippet

Nhóm chó sục Terrier

Đặc điểm của những giống chó sục rất dễ phân biệt nên mọi người đều biết rõ về chúng. Đây là loại chó mạnh mẽ và nóng tính. Kích cỡ của chúng thay đổi tùy theo giống. Từ những giống khá nhỏ như Norfolk, Cairn hay West Highland White Terrier, cho tới loại to lớn như Airedale Terrier.

Nhìn chung, chó sục có sức chịu đựng kém so với những giống chó khác. Tổ tiên của chúng được gây giống và nuôi dưỡng để săn mồi và giết các loài dịch hại cho mùa màng và gia súc. Tuy nhiên, ngày nay, chó sục là thú cưng khá hấp dẫn, song người nuôi cần biết đặc điểm của từng giống trước khi đem về nuôi.

Những giống chó sục gồm có:

Airedale Terrier Miniature Schnauzer
American Norfolk Terrier
Staffordshire Terrier Norwich Terrier Parson
Australian Terrier Russell Terrier
Bedlington Terrier Scottish Terrier
Border Terrier Sealyham Terrier
Bull Terrier Skye Teirier
Cairn Terrier Smooth Fox Terrier
Dandie Soft Coated
Dinmont Terrier Wheaten Terrier
Glen of Imaal Terrier Staffordshire
Irish Terrier Bull Terrier
Kerry Blue Terrier Welsh Terrier
Lakeland Terrier West Highland
Manchester Terrier White Terrier
Miniature Bull Terrier
Wire Fox Terrier

Nhóm chó thể thao

Đây là loại chó nhanh nhẹn, nãng động, đáng yêu và làm bạn tốt. Những giống trong nhóm này gồm cồ chó săn chỉ điểm, chó tha mồi, chó săn lông xù (setter) và chó spaniel. Chúng hoạt động rất tốt dưới nước và trong rừng cây. Nhiều giống vẫn duy trì khả năng săn mồi và tham gia những hoạt động khác trên đồng cỏ. Nếu nuôi chó thể thao bạn cần cho chúng tập luyện thể chất hàng ngày để duy trì sức khỏe và sinh lực.

Dưới đây là những giống trong nhóm chó thể thao:

American Water Spaniel Golden Retriever
Brittany Gordon Setter
Chesapeake Irish Setter
Bay Retriever Irish Water Spaniel
Clumber Spaniel Labrador Retriever
Cocker spaniel Nova Scotia Duck
Curly-Coated Retriever Tolling Retriever
English Cocker Spaniel Pointer
English Setter Spinone Italiano
English Springer Spaniel Sussex Spaniel
Field Spaniel Vizsla
Flat-Coated Retriever Weimaraner
German Shorthaired Pointer Welsh Springer Spaniel
German Wirehaired Pointer Wirehaired Pointing Griffon

Nhóm chó không thể thao

Nhóm này gồm nhiều giống chó khác nhau. Có một số giống khỏe: mạnh với cá tính và ngoại hình khác nhau như giống chó Chow Chow, Dalmatian, chó Bull Pháp và Keeshond. Sự khác biệt thể hiện qua kích cỡ, bộ lông và gương mặt. Một vài giống, như Schipperke và Spaniel Tây Tạng, có thị lực đặc biệt so với những giống khác trong nhóm này. Còn những giống như chó Poodle và Lhasa Apso lại có dân số khá lớn trong nhóm.

Nhìn chung, những giống trong nhóm chó không thể thao cho thấy tính đa dạng về kích cỡ, bộ lông, tính cách và ngoại hình.

Dưới đây là danh sách những giống chó không thể thao:

American Eskimo Dog Keeshond
Bichon Frise Lhasa Apso
Boston Terrier Lưwchen
Bulldog Poodle
Chinese Shar-Pei Schipperke
Chow Chow Shiba Inu
Dalmatian Tibetan Spaniel
Finnish spitz Tibetan Terrier
French Bulldog

Nhóm chó làm việc

Người ta nuôi những giống chó này nhằm mục đích sử dụng chúng trong việc bảo vệ tài sản, kéo xe trượt tuyết và cứu hộ dưới nước. Chúng là vật báu vô giá đối với con người qua mọi thời đại.

Nhìn chung, chó làm việc thông minh, học nhanh, có khả năng làm bạn tốt. Chúng có ngoại hình to lớn, sức chịu đựng dẻo dai, tuy nhiên nhiều giống không thích hợp để làm thú cưng trong những gia đình có không gian trung bình.

Những giống chó làm việc gồm có:

Akita Inu Greater Swiss
Chó Alaska Mountain Dog
Anatolian Komondor
Shepherd Dog Kuvasz
Bernese Mastiff
Mountain Dog Neapolitan Mastiff
Black Russian Terrier Newfoundland
Boxer Portuguese
Bullmastiff Water Dog
Doberman Pinscher Rottweiler
German Pinscher Saint Bernard
Giant Schnauzer Samoyed
Great Dane Siberian Husky
Great Pyrenees Standard Schnauzer

Nhóm chó chăn gia súc

Năm 1983 người ta tách nhóm chó chăn gia súc khỏi nhóm chó làm việc. Nói cách khác, những giống thuộc nhóm này đều là chó làm việc trước đây. Tất cả đều có khả năng kỳ diệu là kiểm soát được sự di chuyển của bầy gia súc, đặc biệt là giống chó Corgi, chúng có thể chăn dắt đàn bò có kích cỡ to hớn chúng gấp nhiều lần. Trên đồng cỏ chúng chỉ huy đàn bò bằng những cú đá gót đầy uy lực.

Phần lớn chó chăn gia súc hiện nay là thú cưng trong gia đình, không còn cảnh phải dầm mưa dải nắng ngoài đồng cỏ.  Tuy nhiên, nhiêu giông vẫn còn bản năng chăn dắt, do đó chúng thích sống thành bầy.

Nhìn chung, những giống chó này thông minh, dễ huấn luyện và là chó bầu bạn xuất sắc.

Những giống chó chăn gia súc gồm có:

Australian Cattle Dog German
Australian Shepherd Shepherd Dog
Bearded Collie Old English
Belgian Malinois Sheepdog
Belgian Sheepdog Pembroke Corgi
Belgian Tervuren Welsh Corgi
Border Collie Polish Lowland
Bouvier des Flandres Sheepdog
Briard Puli
Canaan Dog Shetland Sheepdog
Cardigan Corgi
Collie

Nhóm pha tạp

Hiện nay trên thế giới có các giống chó thuần chủng, được nhiều tổ chức công nhận. Tuy nhiên, cũng có một số giống chó được tổ chức này công nhận là chó thuần chủng, được xếp vào một nhóm chó nào đó, song tổ chức khác lại không thừa nhận, do đó chúng tôi tạm gọi là nhóm pha tạp, không liệt kê danh sách cụ thể.

Sự thuần hóa loài chó

Do sự gần gũi và yêu mến của con người với loài chó mà người ta đã tìm cách lai tạo ra nhiều giống chó khác nhau. Sự can thiệp của con người qua nhiều thế kỷ với kết quả làm hoàn thiện đặc tính di truyền, từ đó những giống chó mới đã và sẽ được tiếp tục phát triển và hoàn thiện và đã được sự công nhận về giống từ các câu lạc bộ nuôi chó hoặc hiệp hội chăn nuôi chó của mỗi nước. Theo Evans (1993) cho rằng có khoảng 300 giống chó trên thế giới. Trong khi đó Prisco và Johnson (1990) ước chừng có khoảng 400 giống chó. Theo chúng tôi hiện nay trên thế giới có khoảng 450 giống chó. Mỗi quốc gia đều có những con chó đặc thù riêng của họ. Đông Nam Á là trung tâm thuần hóa chó cổ xưa nhất và có lẽ chủ yếu là ở Trung Quốc.

Những bức tượng và tranh vẽ trong các hang động của người cổ cho thấy một sự phong phú về những manh mối của sự xuất hiện những giống chó và vai trò của chúng trong xã hội loài người. Có 3 vấn đề then chốt liên hệ đến nguồn gốc của những con chó nhà:

(1) Loài chó hoang dã nào là tổ tiên của chó nhà?

(2) Thời điểm nào được xem là con chó hiện diện sớm nhất?

(3) Sự gia hóa loài chó xảy ra đầu tiên ở đâu?

Nguồn gốc từ chó sói

Lorenz (1954) cho rằng có những nhóm chó có tổ tiên từ chó sói và nhóm khác có nguồn gốc từ chó rừng.   Zeuner (1963) cũng cho rằng những con chó nhà có nguồn gốc từ chó hoang dã vùng Á châu như nhóm Dingo và chó hoang. Trong khi đó qua khảo sát về cơ thể học cho thấy rằng bộ xương của con Dingo rất giống với chó sói nhỏ ở           Ấn Độ (Canis lupus pallipes). Điều này cho phép nghi ngờ rằng, con Dingo có thể đã được thuần hóa từ những con chó sói Ấn Độ (Corbett, 1985). O’Brien (1987), Templeton (1989), Wayne et al. (1992) cho rằng: các bằng chứng của di truyền phân tử cho thấy chó nhà có liên hệ gần gũi với chó sói xám (Canis lupus) và không có căn cứ nào để ủng hộ cho giả thuyết của Lorenz cho rằng chó rừng là nguồn gốc của chó nhà. Và sau đó chính Lorenz (1975) đã từ bỏ ý kiến cho rằng chó rừng là nguồn gốc của chó nhà.

Brock et al. (1976), Wayne et al. (1989) dựa trên căn bản phân tích di truyền trong vòng một thập niên cũng đã rút ra kết luận rằng chó nhà đã được thuần hóa từ chó sói. Pugnetti (1980) những chó được thuần hóa đầu tiên bởi con người là từ những con chó sói, nó đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới cách đây khoảng 12.000 năm.

Như vậy với nhiều bằng chứng về phân tích di truyền hoặc di truyền phân tử, nhiều tác giả đã thống nhất rằng nguồn gốc của chó nhà ngày nay đã được thuần hóa từ chó sói.

Quá trình thuần hóa chó nhà

Vấn đề tiếp theo là việc xác định khi nào và ở đâu một con chó sói được thuần hóa thành chó nhà cũng là điều vô cùng phức tạp. Đã có nhiều giả thuyết cho rằng những bầy chó sói sống tự nhiên và quanh quẩn gần nơi ở của con người trong cả hai trường hợp du cư và định cư với mục đích để nhặt những mảnh thức ăn thừa. Từ đó một sự giao phối ngẫu nhiên nhất định phải xảy ra và không loại trừ trường hợp vài chó sói con có thể được bắt giữ lại trong gia đình (Mech, 1970; Limen, 1981). Ở đó những con chó sói đã được xã hội hóa với cộng đồng loài người, đó là điều kiện để chuyển từ chó sói thành chó nhà. Dần dần chúng được sử dụng trong việc săn mồi và canh giữ những con mồi mà người đã săn bắt được.

Giữa thập niên 1960, những bộ xương chó hóa thạch đã được tìm thấy trong hang Jaguar, được xác định thời điểm cách đây khoảng 10.000 năm (Lawrence, 1968). Hiện tại việc xác định dấu vết của con chó nhà xuất hiện sớm nhất là từ một mẫu xương hàm dưới ở cuối thời kỳ đồ đá tìm thấy tại Oberkassel ở Đức (Nobis, 1979) được xác định cách đây 14.000 năm. Sớm hơn 2.000 năm so với ở vùng Tây Á từ những bộ xương chó hóa thạch được xem như là bằng chứng của chó nhà. Và cùng thời điểm trên, chó nhà cũng đã được xác định vị trí của nó ở Bắc Mỹ. Từ đấy gợi cho người ta có cảm giác rằng sự gia hóa chó xảy ra độc lập ở nhiều nơi chứ không phải chỉ một chỗ. Điều này cũng phù hợp với nhận định của Wayne (1992).

Môi trường thiên nhiên thay đổi dần theo thời gian, những phương pháp săn bắt mới được ra đời: chuyển đổi từ việc dùng đá để ném sang phương cách rình mồi và bắn tên (Brock, 1984). Việc thay đổi phương thức săn bắt trong dó có sử dụng chó để cộng tác đã được xã hội hóa nhanh chóng. Chó sẽ thay con người để mang những thú săn về từ những nơi khó khăn như ở trong hang, dưới nước, đầm lầy (Washburn và Laucaster, 1968).

Việc say mê săn bắt ở thời Trung cổ đã khuyến khích việc tạo ra nhiều con chó lai đặc biệt. Dường như giống Mastiff và Greyhound là phổ biến hơn cả. Có lẽ do hai giống chó này có sức khỏe tốt, tốc độ nhanh, ngoại hình đẹp và sự thông minh làm cho chúng phù hợp đặc biệt để đi săn và canh giữ cũng như tạo được tình cảm gắn bó giữa người và chúng.

Những con chó ngày nay thay đổi nhiều cả về hình dạng lẫn kích thước. Chó sói và chó nhà mặc dù có một đường liên hệ chung nhưng lại phát triển theo hai hướng khác nhau:

  • Chó sói còn tính hoang dã và hung ác
  • Chó nhà thuần hóa hơn

Mặc dù vậy những đặc tính cơ bản của chúng vẫn còn tồn tại giống nhau qua nhiều thế kỷ như bộ xương, chức năng cơ thể, sự nhạy bén của khứu giác để đánh hơi và nghe ngóng. Cả chó nhà và chó sói đều ve vẩy đuôi như là một dấu hiệu của sự hài lòng. Đuôi cụp xuống giữa hai chân sau khi chúng sợ hãi. Môi uốn cong, nhe răng và gầm gừ là dấu hiệu của sự giận dữ hoặc sắp tấn công. Chúng có cùng thời gian mang thai, cùng bị một số bệnh và có các loài ký sinh cũng như nhau. Thế nhưng cũng có những nét khác biệt về cấu tạo của xương đầu giữa chó nhà và chó sói.

Bộ lông

Bộ lông bao phủ bên ngoài cơ thể chó, có hai loại:

Lớp lông bên ngoài (hay lớp lông phía trên) thường dài, thô hơn, đôi khi đứng cách biệt. Lớp lông bên dưới thường ngắn, mềm mại và rậm rạp, nó hỗ trợ cho lớp lông phía trên để che chở tốt cho cơ thể. Có nhiều giống chó mang cả hai loại lông được gọi là chó có bộ lông đôi. Ví dụ như những con old English sheepdog, German shepherd, Labeland terrier. Bộ lông đơn có ở nhóm Italian, Greyhound, Maltese, Pointer. Sau đây là một số kiểu lông tiêu biểu ở trên chó:

  • Bộ lông giống gấu: Điển hình ở chó Eskimo. Bộ lông đôi gồm có lông phủ bên ngoài dài, liên kết với lớp lông mịn rậm rạp như len ở bên dưới giúp chó chống lạnh rét tốt.
  • Bộ lông gợn sóng: Lông quăn, thô, cứng, đặc trưag trên những giống terrier. Bộ lông gợn sóng có lớp lông phủ bên ngoài thô và cứng, lớp lông mịn hơn ở bên dưới.
  • Bộ lông dày đặc: Đây là kiểu lông tương đối hiếm, chỉ có trên vài giống. Điển hình như con puli của Hungary hay con Kourondor. Những sợi lông bện vào nhau một cách tự nhiên giữa lớp lông bên trên và lớp lông phía dưới tạo thành những sợi có bề rộng không đều nhau.
  • Bộ lông nhẵn: Sợi lông ngắn, nằm sát vào nhau và ôm khít thân. Ví dụ như con Dachshund, Manchester terrier, Bull terrier.
  • Bộ lông bóng mượt: Lông mượt mà, bóng láng, lộng lẫy, biểu hiện một sức khỏe tốt.

Hình dáng của đầu

  • Đầu hình, chóp nón: Hơi có dạng tam giác khi nhìn từ hai bên cũng như nhìn từ trên xuống. Là dạng đầu chung nhất cho những giống như Dachshund, Doberman.
  • Đầu giống cáo: Nét cơ bản của đầu là thon dài. Ví dụ như con Finnish spitz, Keeshond, Welsh corgi.
  • Đầu rái cá: Đây là hình dạng đặc biệt của đầu thể hiện ở con border terrier.
  • Đầu quả lê: Ví dụ con Bedlington terrier.
  • Đầu hình chữ nhật: Nhìn nghiêng đầu có dạng hình chữ nhật. Ví dụ con wire Fox terrier.
  • Đầu tròn: Mõm ngắn, đầu vừa rộng vừa vuông. Ví dụ con French bulldog.

Kiểu tai         .

Tai cũng là một phần quan trọng của tiêu chuẩn giống. Tai có thể ngắn, dài, lớn, nhỏ, mọc ở phần cao hay thấp của đầu, độ dày mỏng của thùy tai, tính linh động, tất câ đều trở thành nét đặc trưng cá thể của nhiều giống. Hình dáng tổng quát của tai chó được chia làm 3 nhóm chính:

  • Tai đứng: Ví dụ con German shepherd, West highland, White terrier.
  • Tai cụp: Tai được treo lòng thòng. Ví dụ các giống chó Spaniel, Dachshund, Poodle.
  • Tai nửa cụp: Chỉ có phần trên của chóp tai cụp xuống. Ví dụ con Collie, Pox terrier.

Trong thực tế có những sự biến động lớn xảy ra bên trong các nhóm như vị trí của tai trên đầu, hình dáng và kiểu của thùy tai. Sau đây là một số kiểu tai thường thấy:

+ Tai hoa hồng: Tai cụp, nhỏ, có nhiều nếp nhăn về phía sau. Ví dụ con Whippet, Bulldog.

+ Tai dơi: Tai hoàn toàn thẳng đứng, hình dáng rất giống tai con dơi. Thùy tai rộng, mặt tai quay về phía trước, chóp tai tròn. Ví dụ con Cardigan welsh corgi.

+ Tai tulip: Có sự khác biệt với loại tai dơi. Hầu hết những tài liệu Châu Âu định nghĩa loại tai tulip có bờ thẳng đứng, cứng, ít quăn, giống như một cánh hoa tulip. Ví dụ con Bull Pháp. Trong khi đó những tác giả người Anh định nghĩa loại tai tulip giống như là tai hoa hồng bình thường hoặc nửa cụp. Ví dụ con British bulldog, Fox terrier.

+ Tai hình chữ V: Thông thường có dạng hình tam giác, nhưng không phải tất cả mọi trường hợp đều luôn luôn như vậy. Khoảng cách từ gốc tai tới đỉnh tai dài. Ví dụ con Bull mastiff, Hungarian puli.

Cũng có những loại tai tương tự nhưng ngắn hơn và đứng thẳng thì thuộc vào nhóm tai hình tam giác. Ví dụ con Husky Sibir, Belgian tervueren mountain Chó Alaska malamute.

Kiểu đuôi

Đuôi là phần cuối của cột sống, bao gồm 18-22 đốt sống đuôi. Gốc đuôi nối với phần cuối của xương thiêng (xương khum). Đuôi có nhiều biến đổi hơn là những phần khác của cơ thể. Hình dáng của đuôi là một trong những đặc điểm riêng biệt của mỗi giống. Đuôi có thể ngắn, dài dày hoặc mỏng.

Việc gọi tên và mô tả cho những loại đuôi khác nhau có nhiều khác biệt giữa các giống. Dựa vào những nét đặc trưng của đuôi, người ta chia làm 9 kiểu đuôi tiêu biểu và được mô tả bởi Pugnetti (1980) và Spira (1982) như sau:

(1) Đuôi vòng: Loại đuôi này luôn luôn là một sự ám chỉ đến đuôi dài. Tất cả hoặc một phần của đuôi uốn cong thành vòng tròn. Đó là kiểu đuôi bình thường của nhiều giống chó như Afghan hound, German shepherd.

(2) Đuôi hình lưỡi liềm: Đuôi uốn cong lên phía trên lưng nhưng không ép sát vào mặt đối diện của lưng. Ví dụ con Siberian husky.

(3) Đuôi sóc: Đuôi dài gập góc về phía trước dọc theo đường giữa của lưng, nhưng không chạm vào lưng. Ví dụ con chó Bắc Kinh (Pekingese).

(4) Đuôi xoắn: Gồm hai trường hợp xoắn đơn hoặc xoắn đôi qua lưng: chỉ có một vòng xoắn qua lưng, ví dụ con Lhasa apso, Alkhound. Có một vòng xoắn nằm ở chỗ thắt lưng với điểm chóp đuôi hướng về phía đùi. Ví dụ con Finnish spitz. Xoắn kép qua hông ví dụ như con chó Pug.

(5) Đuôi giống cái mở nút chai (đuôi đinh vít): Đuôi ngắn, xoắn như cái mở nút chai. Ví dụ con Boston terrier.

(6) Đuôi dựng đứng (đuôi cờ): Đuôi dài, dựng thẳng đứng nhưng hơi lệch về phía phải của đường lưng. Ví dụ con Beagle.

(7) Đuôi lông chim: Có nhiều lông dài mọc trên đuôi giống như đuôi chim. Ví dụ đuôi của chó Chinese crested dog. Lông che phủ từng phần hay toàn bộ của đuôi. Còn con chó Pomeranian và Pekingese lông chỉ che phủ trên mặt lưng.

(8) Đuôi lưỡi kiếm: Có khi uốn cong lên trên hoặc xuống dưới. Ví dụ con Basset hound và German shepherd. Hoặc loại đuôi mã tấu như ở con English setter.

 (9) Đuôi rái cá: Đuôi mạnh mẽ, dày ở gốc đuôi và thon nhỏ về phía chóp đuôi. Có lông rậm, dày nhưng ngắn. Mặt dưới của đuôi phẳng, hơi tròn, có cấu trúc đặc biệt để hoạt động như một bánh lái trong khi bơi. Đó là đặc điểm của đuôi giống chó Labrador retriever.

Các chỉ số về sinh lý sinh sản của chó

Những chỉ số về sinh lý sinh sản của chó

Số TT Chỉ tiêu Bình quân Biến động
1 Tuổi thành thục ở thú đực 9 tháng 6 – 12 tháng*
2 Tuổi thành thục ở thú cái 10 tháng 7 – 13 tháng*
3 Tuổi trưởng thành 1 năm *** -
4 Thời gian động dục 8 ngày 6 – 10 ngày*
5 Khoảng cách giữa hai kỳ động dục 6 -8 tháng 5 – 11 tháng*
6 Thời gian mang thai 62 – 63 ngày 59 – 66 ngày*
7 Số con trong một lứa:

- Giống nhỏ vóc

- Giống trung bình

- Giống lớn vóc

3 – 4 con

6 – 7 con

7 – 8 con

1 – 5 con*

2 – 10 con*

3 – 15 con*

8 Tỷ lệ giới tính (đực/cái) 103,4/100*
9 Thời gian cho sữa 6 tuần 5 – 8 tuần*
10 Thời gian dứt sữa 8 – 9 tuần***
11 Mùa phối giống Tháng 1, 12*
12 Tuổi thọ 13 – 17 năm Tới 34 năm**
13 Thân nhiệt đo ở trực tràng 38,9 36,7- 40,4
14 Nhịp thở 15 – 18 lần /phút**
15 Nhịp tim 70 – 100 lần/phút**

Tập tính và tâm lý chó cảnh

Một số bạn thường hỏi: “có nên trừng phạt chó không? Thật ra vấn đề này cũng nhiều ý kiến. Có người khuyên là cần trừng phạt cẩn thận, ngay từ lúc mới mua về, với chó cảnh phải đánh nó mới chịu nghe, đúng như:

“Miếng ngon nhớ lâu,

Đòn đau nhớ đời”

Song cũng có nhiều ý kiến ngược lại, chó là con vật rất khôn ngoan, rất trung thành với chủ, có nhiều tập tính và tâm lý rất hay, ít có loài vật nào sánh bằng! Cho nên không chỉ có trừng phạt và trừng phạt bất cứ lúc nào không vừa ý chủ, mà cần rèn luyện giáo dục thì chó sẽ có những đức tính đáng quí.

Thật vậy, chó là một loài thuộc lớp Thú có thần kinh phát triển về cấu trúc cùa các hệ cơ quan hoàn chỉnh. Chính vì vậy nên nhiều thi nghiệm, nhiều công trình nghiên cứu về sinh lý học, tâm lý học được thực hiện trên cơ thể chó. Ngay cả trong nghiên cứu du hành vũ trụ người ta cũng dùng chó!

Chó có bộ não phát triển, đặc biệt là bán cầu não và tiều não. Bán cầu não của của chó có lớp vỏ não phát triển với nhiều khúc cuộn - trung tâm của các hoạt động thần kinh cao cấp, nên các phản xạ có điều kiện được thành lập và duy trì trong đời sống.

Nếu được huấn luyện sớm chó sẽ phát huy được những tập tính tốt và khả năng làm việc về sau.

Huấn luyện chó

Bài học cơ sở của mọi huấn luyện khác cho tất cả các giống chó là huấn luyện thời gian hàng ngày về vệ sinh, ăn, ở, đi lại và giao tiếp với người nhà.

Tnrớc hết, cần dành cho chó một góc làm ổ trong nhà để chó có một hình ảnh cố định, một nơi chốn nhất định, chắc chắn và yên lâm về nơi cư trú của mình.

Khoảnh đó cần thiết lập sớm ngay lúc chó non vừa mới bước chân đến nhà, nghĩa là nếu có thể, thực hiện lúc chó còn dưới 2 tháng tuồi. Chúng ta chọn một góc nhà yên tĩnh như ở cuối hành lang, gầm cầu thang v.v…vừa với kích thước chó lúc còn non và cả đến lúc trưởng thảnh. Ta sẽ thấy ngay lúc đầu chó non biểu hiện những động tác thăm dò, rồi tự khoanh cho mình một chốn “nương thân”. Sau đó ta tìm cách che chân, khoanh lại thành một chỗ cố định hoặc một cái chuồng thực thụ cho chó.

Trong “ổ” đó có đủ “tiện nghi” cần thiết. Một nửa diện tích kê một tấm phản hay lót ổ cho chó nằm, phần còn lại để chó vận động cho khỏi bị tù cẳng và để thêm một bát đựng nước uống, một bát đựng thức ăn của các bữa ăn hàng ngày, và một hộp “nhà cầu” di động.

Điều cần thiết về tâm lý của chó non là được chăm sóc, vuốt ve dịu dàng. Không bao giờ đe nẹt trừng phạt chó non trong ổ.

Tạo một vùng an toàn

Thời kỳ đầu (2-2 tháng rưỡi) là “lúc bơ vơ mới về” là lúc cần kiến tạo và ổn định chỗ ở. Chó non phải nhốt trong ổ, không được đặt chân đến những chỗ khác trong nhà. Chó chỉ được ra ngoài lúc cần thiết, lúc đó tốt nhất là ôm, bế hoặc dắt chó đi qua nhà, nhưng không nên vội vàng để chó yên lâm. Vì thời gian này chó còn nhỏ, là lúc cần được ngủ nhiều và yên tĩnh để chóng lớn.

Sau đó khi chó non đã lớn, thích hoạt động, chúng ta có thể cho chó đi “thăm” những chỗ khác trong nhà ở. Người ta còn cho phép chó đi “dã ngoại” một vài lần trong ngày. Nhưng những lúc này cần thường trực, quản lý đi kèm, không để chó phá phách và làm dơ bẩn. Cần tránh vuốt ve và nựng nịu chó những lúc này. Chỉ khen thưởng và vuốt ve chó ở hai trường hợp: ở trong ổ và ở ngoài ổ khi chó non biết những điều cần thiết hoặc biểu diễn thành công trò chơi.

Không bao giờ khen thưởng và vuốt ve chó ở nơi khác, đặc biệt là không khen thưỏng chó ở trên ghế đi văng, xa lông, ở phòng khách hoặc trên giường phản, bàn ghế.

Đồng thời, chúng ta bắt đầu tập cho chó sống một mình, quen tính trầm tĩnh. Ban đầu bỏ cho chó non ở lại một mình trong ổ, kỳ đầu chỉ 15 phút, rồi tăng lên đến 20 phút và lâu hơn nữa. Thỉnh thoảng lại xen vào những kỳ như vậy. Tất nhiên thời gian đầu chó non sẽ kêu gào đôi lúc. Nhưng bạn đừng chịu thua, mà thỉnh thoảng lại đến thăm chó và vuốt ve đôi chút.

Vài ngày trôi qua, ổ sẽ trở thành một vùng an toàn của chó non, một chỗ ẩn náu kín đáo. Nhanh thôi, chó non của bạn sẽ quen và sống yên lành trong ổ, không kêu gào, phá phách như những ngày đầu mới đến nhà bạn.

Một con vật ngoan nết

Người ta rèn luyện được tính nết cho một con vật là dựa trên lập luận:

Trước hết là theo tập tính: trong thiên nhiên, những con vật thường tìm những chỗ kín đáo để đi đại - tiều tiện. Sau đó còn lấp kín để những con vật khác không nhìn thấy. Cho nên người ta thường “dấu như mèo dấu c…” Chó mẹ thường dọn vệ sinh ngay sau khi chó non vừa đại tiện xong. Những con chó đã được huấn luyện chỗ đi đại tiện ngoài ổ, song khi cấp quá, nhỡ ra thì nó tự dọn ngay chỗ mình vừa “bĩnh” ra bằng cách che dấu, hoặc thông báo cho chủ biết. Đó là tập tính bẩm sinh của các súc vật.

Sau nữa là về tâm lý của chó: cũng giống như những đứa trẻ nhỏ, cần tránh buông lông để nó tự phải những thói hư tật xấu. Sự nuông chiều thái quá sẽ dẫn đến tinh bột thường, hư hỏng vì thiếu sự chăm sóc uốn nắn hàng ngày. Tôi nhớ lại một câu chuyện: “Bà hàng xóm có con chó cái không hề được rèn luyện tinh trầm tĩnh ở nhà một mình. Đến lúc nó 6 tuổi rưỡi, bà ta phải đi cấp cứu đột ngột và nằm bệnh viện trong 6 tháng. Khi bà ta lành bệnh, trở về nhà thì con chó vừa đúng 7 tuổi, nó đã phá phách lục lọi, cắn tung hết đồ đạc trong nhà để tìm xem chủ nó đâu!”.

Cho nên với chó non cần đưọc dạy dỗ, rèn luyện từ bé tính trầm tĩnh và ở sạch thì nó sẽ không bao giờ làm phiền lòng chủ.

Với cách rèn luyện như thế, chẳng bao lâu, con chó non của bạn sẽ nhanh chóng trở thành “một con chó kiểu mẫu ưa ở sạch và trầm tĩnh” - Một con chó ngoan, dễ dạy vừa ý chủ.

Từ bài học “vỡ lòng” này bạn có thể huấn luyện chó theo như cầu của bạn, kề cả những động tốc khó, như lấy đồ vật, đưa thư, v.v. và khó nữa là làm xiếc...

Các bạn nhỏ đã đọc chuyện “Vichia và Maleep ở nhà và ở trường” chưa nhỉ? Và tất cả chúng ta nên đọc “Tiếng gọi nơi hoang dã”, “Nanh trắng” của Jac Lando, Loren sẽ tìm thấy nhiều câu chuyện lý thú về những con chó trung thành, thông minh và đáng yêu của loài người!

200 giống chó có quá nhiều không?

Theo ước tính đầu chó nuôi trên toàn thế giới đông tới nửa tỷ (500 triệu) là con cháu của khoảng 200- 300 giống chó thuộc loài chó nuôi (Canis familiaris) hiện nay. Đó là thành tựu thuần hóa và tạo giống từ ngàn xưa, có lẽ từ 30-40 ngàn năm cũ cho đến ngày nay đã có sự phối giống giữa nhiều loài chó rừng khác nhau.

Một hướng từ chó sói xám (Canis lupus) ở châu Âu phát triển thành nhiều giống (1) chó địa phương châu Âu nổi tiếng. Một hướng khác từ chó sói vàng (Canis aureus) hiện còn giống ở Bắc Phi, Nam Á, Đông Nam Âu, là tổ tiên của nhiều giống chó nhà ờ những khu vực này. Người la còn cho rẳng có một loài chó lớn ở núi cao (Cuon alpinus) là tổ tiên sinh ra nhiều giống chó phương Đông hiện nay. Không thể chối cãi có một loài chó tầm vóc là chó dingo (Canis dingo) còn ở Phú Quốc (Việt Nam) cũng nổi tiếng, to con hơn chó chăn súc vật (chó Becgie) ở châu Âu.

Ở Việt Nam chó được nuôi từ lâu, 3 – 4 ngàn năm trước, chưa ai điều tra và thống kê đầy đủ về các giống chó địa phương ở nước ta. Song có thể sơ bộ nên vài giống chó địa phương khá quen thuộc như:

  • Chó vàng có bộ lông vàng tuyền, tầm vóc trung bình biết săn và khá tinh khôn.
  • Chó miền núi cao có tầm vóc to con, tai vềnh, quen với khí hậu địa phương vùng cao.
  • Chó Lào có bộ lông xồm màu hung với hai vệt trắng trên mắt, thường được nuôi ở miền Tây Bắc, miền núi và trung du.

Những giống chó địa phương khác có mặt ở khắp các vùng quê với bộ lông đen tuyền quen gọi là chó mực, giống chó trắng, ít người ưa thích và giống chó và với bộ lông đốm hoặc khoang dùng giữ nhà và lấy thịt (nhất vàng, nhì đen, tam khoang, tứ đốm).

Trong nhiều năm qua, có nhiều giống chó nhập nội được nuôi ở nước ta, ngoài giống chó Becgie cao to, chuyên làm nhiệm vụ giữ nhà, canh kho tàng và làm nghiệp vụ an ninh quốc phòng, còn có giống chó cảnh mini, ta quen gọi chung là chó bông hoặc một vài giống chó cảnh khác như chó Phốc hươu, chó fox sóc, v.v. Các giống chó cảnh ở nước ta còn quá ít! Việc đăng ký nguồn gốc chó chưa được thực hiện, nên ít người biết rõ các giống chó cảnh nhập nội hiện nay đang nuôi ở trong nhà và cũng ít biết giá trị của nó trên thị trường.

Nhìn chung tất cả các giống chó nuôi hiện nay đều thuộc loài chó nuôi hoặc chó nhà (Canis familiaria).

Nhưng mỗi giống chó nuôi địa phương có pha một chút máu của loài chó rừng này hoặc loài chó rừng khác, hoặc một loài chó nào đó mà chúng ta không có cơ sở để tìm hiểu kỹ càng. Chưa có một loài động vật nuôi nào, như loài chó nhà, có nhiều giống nòi đến như vậy khiến cho các nhà phân loại học lúng túng.

Để phân loại các giống chó người ta thường dựa vào:

  • Ngoại hình của chó, như hộp sọ, tai vênh hoặc cụp, lông ngắn hoặc dài, v.v.
  • Xuất xứ địa phương, như becgie Đức, becgiê Xcốt, chó Bắc Kinh.
  • Mục đích sử dụng, như chó giữ nhà, chó săn, chó kéo xe, chó chăn cừu, v.v.

Cho đến nay việc phân loại chó vẫn chưa đạt được những điều mong muốn. Mọi tiêu chuẩn phân loại đều có giới hạn! Các chuyên gia về chó vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất nhau trong việc xác định các giống chó địa phương, mặc dù nhiều nước có những Hội nuôi chó, Câu lạc bộ chó cảnh, Hội những người bảo vệ chó nuôi v.v.

Một vài giống chó quen thuộc:

Chó giữ nhà và kho tàng

Becgiê:

Giống chó to con, cao lớn, chân cao, tai vểnh, mõm dài. Có giống cán nặng 50-70kg. Có giống tới 100 kg. Ngoại hình dữ tợn. Chuyên dùng chăn súc vật, giữ nhà và kho tàng, làm chó nghiệp vị hải quan, hình sự an ninh, quốc phòng.

Chó cần được ăn khẩu phần có chất lượng thịt, nhất là trong giai đoạn phát triển cơ thể và trong lúc làm việc. Đó cũng là nhược điểm của chó Becgie, rất dễ bị mua chuộc bởi thức ăn và chóng quen với “người lạ”.

Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, phát xít Đức đã dùng hàng vạn chó vào chiến tranh xâm lược Liên Xô, còn phát xít Nhật khi đầu hàng ở Nam Kinh (Trung Quốc) đã phải phải nộp vũ khí sinh học là 3 vạn chó trận.. Trong thời kỳ xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đưa vào miền Nam 1200 chó bécgiê để tham chiến.

Hiện nay, chó becgiê gần như tên chung chỉ nhóm có có màu becgiê, bao gồm những giống chó to con chuyên làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác giữ nhà và kho tàng, và chăn gia súc.

Người ta phân ra:

Bécgiê Đức:

Giống chó becgiê có nguồn gốc chó Đức, được đánh giá khá hoàn hảo, nhiều người chuộng và cao giá nhất. Vóc dáng cao lớn, thường có tai vểnh, mõm dồi, chân cao, đuôi thẳng, ngực nở. Mắt sáng, nhanh. Bộ lông ngắn, màu xám tro pha sắc vàng xỉn.

  • Ăn khỏe, nuôi tốn kém.
  • Chó ít bị bệnh. Ít tốn công chăm sóc, ưa sạch, chịu tắm.
  • Hiện nay nhiều gia đình nuôi chó bécgiê để sinh lợi coi như một nguồn thu nhập.
  • Các chuyên gia về chó đánh giá phẩm chất của chó becgiê Đức như sau: giỏi giữ nhà, kho tàng, thính tai, phản xạ nhanh, thông minh, dễ huấn luyện, vóc dáng “oai”.
  • Chóng quen thân đối với người, vui vẻ, nhanh nhẹn dễ sai khiến, can đảm và trung thành.
  • Bécgie Đức còn được dùng làm chó trận (chó chiến đấu), chó cứu nạn, làm nghiệp vụ hải quan phát hiện hàng cấm, hàng buôn lậu quá cảnh, và phát hiện dấu vết kẻ gian trong ngành cảnh sát, hình sự, dẫn dắt người mù và người tàn tật,…phát hiện quặng.
  • Khi tấn công chó bécgie Đức thường rất mạnh, hung dữ, ưa chồm lên cổ. Chó tấn công cả trẻ em, có khi gây thương tích nặng hoặc tử thương cho người.
  • Các nhà nuôi chó bécgiê Đức thường yết bảng trước nhà “NHÀ CÓ CHÓ DỮ” đề phòng người ngay và trẻ em vô tình bị chó tấn công không kịp can thiệp.

Thang điểm của chó becgiê Đức được đánh giá như sau:

  • Giữ nhà và kho tàng 9 điểm
  • Tính nết 5,4
  • Quan hệ với trẻ em 5,6
  • Công chăm sóc 7,6
  • Thông minh 6,8

Điểm trung bình: 6,88

Nhược điểm của becgiê Đức là nếu được nuông chiều, như nhiều gia đình đang nuôi hiện nay chó sẽ mất tính dễ sai khiến, trở nên “khó dạy” không vâng lời. Nhiều chó mua về chưa được qua một lớp huấn luyện chó Becgie lúc còn non, trong khi đó già chó càng đắt thì người chủ càng nuông chiều khiến chó càng hư hỏng, thường vi phạm kỷ luật trong nhà, giống như con trẻ được quá cưng. Một nết xấu là chó đòi ăn cùng với chủ trong lúc nhà có khách.

Muốn có một con chó besscgie Đức tốt phải huấn luyện chó theo hướng sử dụng. Huấn luyện làm tăng phẩm chất của chó lên rất nhiều. Ở các nước người ta cho chó non đến trường huấn luyện chó.

Bécgiê Xcốt:

Giống chó bécgiê có nguồn gốc xứ Xcốt, còn gọi là chó “Colley”. Giống chó này dễ thích nghi, nhưng cần nhiều công chăm sóc.

Chó Colley được nuôi để trông coi gia súc, nhất là chăn cừu, giữ nhà rất tốt. Chó rất thính và nhạy.

Về hình dạng bên ngoài chó bécgiê Xcốt (Collie) là giống chó đẹp. Vóc dáng trung bình, đi vừa uyển chuyển vừa đường bệ, Bộ lông rậm, mềm mại vả sáng màu. Tai thõng dài, mắt đẹp. Thích quyến luyến với trẻ nhỏ. Không ngại khi cho trẻ em đến gần giống chó này.

Tính dịu dàng, nhạy cảm và vui vẻ, nhưng đôi khi thể hiện “vẻ mặt” buôn bã và không thích ồn ào.

Thang điểm của bécgiê Xcốt (Colley) được đánh giá như sau :

  • Giữ nhà và kho tàng 0 điểm
  • Tính nết 8,2
  • Công chăm sóc 5,6
  • Quan hệ với trẻ em 8,6
  • Thông minh 6,0

Điềm trung bình: 6,68

Bécgiê cộc đuôi:

Giống chó bécgiê ở Anh, còn có tên là “Bobtail”, được nuôi để chăn cừu và nuôi làm chó kiểng.

Tầm vóc với dáng đi đường bệ, màu lông sáng hoặc sẫm nhạt. Rất dễ gần trẻ nhỏ. Do bộ lông rậm, nên việc chăm sóc mất nhiều công. Nhưng tính chất nuôi làm cảnh và quan hệ với trẻ em chỉ thua chó Collie.

Thang điểm của chó bécgiê cộc đuôi được đánh giá như sau.

  • Giữ nhà 2 điểm
  • Tính nết: 7,0
  • Công chăm sóc: 2,0
  • Quan hệ với trẻ em:7,6
  • Thông minh:4,0

Điểm trung bình: 5,04

Bécgiê Pháp:

Giống chó bécgiê tầm vóc lớn ở vùng Briơ (Brie), còn gọi là “Briard”.

Hình dạng bên ngoài đẹp, được nhiều người ưa thích. Giữ nhà và kho tàng rất tốt, chỉ thua bécgiê Đức vượt xa bécgiê Xcốt và bécgiê cộc đuôi. Nhưng tính khí khó điều khiển, ghét trẻ em. Tốn nhiều công chăm sóc, phần lớn do bộ lông rậm.

Thang điểm bécgie Pháp đưọc đánh giá như sau:

  • Giữ nhà và kho tàng                                     7,2điểm
  • Tính nết                                                             4,6
  • Công chăm sóc                                                 2,8
  • Quan hệ với trẻ em 5,2
  • Thông minh 5,0

Điểm trung bình                                                4,96

Bốcxơ (Boxer):

Giống chó có tầm vóc to lớn, được khắp thế giới ưa chuộng. Mõm ngắn, dạng mặt và thân hình dữ tợn. Cũng vì thế một số người nuôi chó không thích cái dáng bên ngoài của giống chó này. Người ta không thấy một vẻ thanh tú nào ở con vật trung thành số 1 này. Cái vẻ hung tợn của con chó không xứng với đức tính “Trời” ban cho nó. Bốcxơ là bạn hay nhất của người mù. Giống chó tốt nhất so với bất cứ giống chó nào.

Các chuyên gia về chó cho rằng: bốcxơ chỉ kém bécgiê Đức về mặt canh giữ nhà, kho tàng, một bên 7,2 điểm, một bên cao nhất 9 điểm, và ngang tài với bécgiê Briơ (Briard) của Pháp cũng 7,2 điểm về mặt giữ nhà.

Người ta có thể yên tâm giao cho bốcxơ săn sóc trẻ em. Nó rất tình cảm, quyến luyến với trẻ. Đúng như câu “Người thì thật dữ, nết hiền thật thương”.

Theo nghiên cứu, giống bốcxơ có nguồn gốc chó Đức lai giữa “Bulldog” và “Martiff” là hai giống chó nổi tiếng trước đây.

Thang điểm của bốxcơ được đánh giá như sau :

  • Giữ nhà và kho tàng 7,2 điểm
  • Tính nết 9,0
  • Quan hệ với trẻ em 9,0
  • Công chăm sóc 8,8
  • Thông minh 6,4

Điểm trung bình: 8,08

Về thang điểm trung bình cũng như về tính chất quan hệ với trẻ em, bốcxơ là giống chó quí nhất. Trên thị trường bốcxơ vẫn là giống chó cao giá nhất hiện nay.

Chó Matin Napơ:

Giống chó có ngoại hình dữ tợn hơn cả bốcxơ nặng gần 70 kg. Tầm vóc đồ sộ, trấn áp tinh thần người “yếu bóng vía”, nhưng thực chất rất hiền, dịu dàng, quyến luyến chủ và mọi người, nên thường không được nuôi để canh giữ nhà và kho tàng. Lại rất được trẻ em và những người già cô đơn ưa thích, gần gũi. Gắn bó với chủ như hình với bóng.

Chó săn lùng sục hang bụi vừa làm cảnh.

Bétlinhtơn (Bedlington):

Giống chó có ngoại hình hiền lành như một con cừu, thường được nuôi để săn chuột, chạy nhanh. Từ cuối thế kỷ thứ 19, người ta nuôi làm chó cảnh. Nhưng nhiều khi “trái nết” nổi giận bất thường, nên người ta đã đặt cho nó câu: “Tim sư tử bọc trong bộ da cừu”.

Ở nước ta cũng có giống chó cỏ với tài săn chuột không kém chó ngoại, thường theo chủ đi săn trên khắp cảnh đồng màu hoặc cảnh đồng lúa vừa gặt xong. Đôi khi được “ông chủ” đèo xe đạp đi đến các cảnh đồng làng mac xa đế săn chuột. Nhưng giống chó này lai không cùng nguồn gốc với bétlinhtơn.

Tecken (Teckel):

Giống chó không cùng nguồn gốc với bétlinhtơn, mà có nguồn gốc Ai Câp. Lông ngắn, gần như trụi, được mua để giữ nhà, làm cảnh và để săn lùng sục. Giống này rất can đảm, trung thành và dẻo đai, nhưng ghét trẻ nhỏ.

Thang điểm củaa tecken Ai Cập được đánh giá:

  • Giữ nhà 4,6 điểm
  • Tính nết 4,4
  • Quan hệ với trẻ em 7,0
  • Thông minh 5,8

Điểm trung bình: 5,24

Iócsai (Yorkshire):

Giống chó cảnh có nguồn gốc Anh, đúng là giống chó cảnh đẹp nhất, một “ông hoàng” trong làng chó nuôi. Nhìn bề ngoài không ai nghĩ một con chó cao khoảng 20 cm, cân nặng 3,5kg duyên dáng lại là giống chó săn lùng ở thế kỷ 19, xuất xứ từ một giống chó lùn ở vùng Xcốt, theo chủ đến vùng Iócsai. Tụi đấy chó lùn Xcốt giao phối với giống chó săn lùng địa phương, thành giống chó cảnh Iocsai biết săn lùng ngày nay.

Bộ lông dài mượt phủ kín cả đầu, màu sắc rực lửa, đỏ hồng (hiếm thấy ở các loài thú) ở phần đầu và chân, còn các phần khác màu lông xanh ảnh thép. Bộ lông đẹp đòi hỏi phải mất nhiều công chăm sóc, tắm chải. Nên những gia đình neo người, muốn có mặt của nó, nhưng lại không muốn nuôi nó trong nhà.

Iócsai sống trong căn hộ kín, tai rất thính, nên “lắm lời” sủa luôn, làm mất yên tĩnh ban ngày, và mất giấc ngủ của mọi người vào ban đêm.

Hàng ngày rất vui tỉnh, tinh khôn, mạnh dạn, và rất gần gũi trẻ em.

Thang điểm của chó Yorkshire được đánh giá như sau:

  • Giữ nhà 3,2 điểm
  • Tínhnết 5,8
  • Quan hệ với trẻ em 5,8
  • Thông minh 6

Điểm trung bình: 5,12

Chó Yorkshire hiện nay ở Việt Nam có giá khoảng trên 20 triệu đồng/bé.

Cốckơ (Cocker):

có nguồn gốc Tây Ban Nha; giống chó cảnh đẹp, ưa hoạt động, lùng sục rất giỏi. Tai dài rộng và cụp. Mắt đẹp. Không thích trẻ em.

Thang điểm của chó Cocker Spainel được đánh giá như sau:

  • Giữ nhà 4,8 điểm
  • Tính nết 3,8
  • Quan hệ với trẻ em 3,4
  • Chăm sóc 5,6
  • Thông minh 5,2

Điểm trung bình: 4,56

Trong số 8 giống chó được tính thang điểm thì điểm trung bình của cốckơ thấp nhất, song về mặt nuôi làm cảnh thì cốckơ chỉ thua giống canixơ (Caniche) về bộ lông. Còn giá trị lớn rất nhiều giống chó cảnh khác.

Chó săn đuổi:

Những giống chó ngoại chuyên săn đuổi, ngoại hình thường có chân cao, bụng thon, ngực nở, tai cụp, lông thưa và ngắn. Thỉnh mũi, can đảm, dễ sai khiến.

Chủ chó ở các vùng núi cao thường thích nuôi những giống chó này. Còn ở đồng bằng và thành phố, ít tổ chức những cuộc săn đuổi, nên chó không mấy được mến mộ.

Các tỉnh miền núi nước ta đôi khi cũng có những con chó “ta” rất thích hợp săn đuồi. Tài năng này ít được phát huy, do truyền thống săn bắn ở nước ta không theo hướng săn đuổi như ở châu Âu. Nên các giống chó săn địa phương của ta thường thuộc giống chó săn lùng sục, hơn là giống chó săn đuổi

Chó kéo xe:

Những giống chó Elquimô, chú chó Laica nổi tiếng của Liên Xô, có khả năng kéo xe trượt tuyết nhiều ngày và trong những hành trình dài, vượt qua những cánh rừng phương Bắc giá lạnh. Những chặng đường dài 2000km vựợt qua Alatca, trong trận bão tuyết 150km/h.

Trong điều kiện nhiệt đới, gió mùa như nước la tất nhiẻn vắng bóng giống chó có sức kéo dẻo dai và chịu đựng giỏi như giống chó kéo xe này. Chính giống Laica là sinh vật đầu tiên đã “du hành vũ trụ” trước cả phi công vũ trụ Iuri Gagurin, người đầu tiên của thế kỷ chúng ta bay vào vũ trụ.

Chó cảnh Mini:

Canixơ (Caniche):

Giống chó được nhiều nước nhận là chó của nước mình, gồm nhiều dạng, như canixơ lông như len, xoăn, và canixơ lông bện. Dựa theo tầm vóc thì có canixơ lùn, canixơ nhỡ và canixơ lớn.

Nhìn chung đó là giống chó cảnh đẹp, tai cụp rát quen thuộc, biết bơi lội. Bộ lông đồng màu từ trắng, nâu hạt dẻ, đến đen tuyền thường xoăn rất đẹp.

Thông minh, rất trung thành, năng động, nên thường được huấn luyện để làm xiếc. Tính dịu dàng, yêu trẻ em.

Do bộ lồng dày nên mất công chăm sỏc, tắm rửa.

Thang điểm của canixo được đánh giá như sau:

  • Giữ nhà 5,2 điểm
  • Tính nết 6,2
  • Quan hệ với trẻ em 7,2
  • Chăm sóc 4,6
  • Thông minh 8,4

Điểm trung bình: 6,31

Xét về điểm, Canixơ đạt cao hơn hai giống chó cảnh được ưa chuộng là Tecken và Iocsai.

Chó bông Sacli (Chalie):

Giống chó có nguồn gốc không rõ rệt, xuất hiện ở nước Anh vào thế kỷ 16. Tai dài, buông thõng. Thân mập, lùn, lông dài mịn màng, màu đen, đen trắng, hung nâu.

Thường nhút nhát, hầu như không sủa. Trung thành với chủ, buồn rầu khi phải sống cô đơn. Không tham ăn, sợ lạnh và ẩm.

Theo dã sử nước Anh, giống chó Sacli đã từng gắn bod với Nữ hoàng Elizabet I. Khi nữ hoàng Mari Xtuac bị hành hình, con Sacli của bà ta vẫn ở bên cạnh.

Và khi vua Henri II của Pháp chết, hai con Sacli ở liền 3 ngày đêm bên ông ta.

Sacli còn có tên là Vua Saclơ, chính do ông vua Anh Saclơ II rất thích nuôi nhiều chó này, quên cả việc triều chính, khiến thần dân oán trách và khẳng định: “Đó là ông vua thích chó hơn là việc quốc gia đại sự”.

Chó lulu:

Giống chó vàng Pômêrania, còn gọi là Spitz lùn. Hay còn được biết với cái tên quen thuộc là chó Phốc sóc

Chó có bộ lông xù, óng chuốt và rậm, lanh lợi, vui tính, dễ sai khiến.

Chó quen sống nơi thôn dã, chịu được tuyết lạnh.

Mozard, Michelangelo thích nuôi giống chó này làm bạn đồng hành.

Bộ lông của nó chỉ đẹp vào lúc 3 tuổi, có thể có màu trắng, nâu, da cam đen, hoặc xám như lông sói.

Thời giá năm 2023 của giống chó này khoảng trên 10 triệu tùy màu sắc, gia phả

Chó Tây Chu hay Shih Tzu

Giống chó có nguồn gốc từ Lasa Tây Tạng, nhưng nhẹ cân hơn chó Lasa Apsa (Tây Tạng), giống chó này lùn thấp khoảng 27cm. Bộ lông rất đặc biệt dài lướt thướt rủ xuống hai bên thân, trên đầu rẽ đường ngôi như hai mái tóc, nhất là bộ ria mềm mại nom rất nom rất ngộ, phảng phất cái vẻ phương Đông cổ kính của Trung Quốc.

Bộ lông đòi hỏi nhiều công chăm sóc, chải chuốt hàng ngày. Một tháng rưỡi phải tắm một lần, không thích hợp với việc chơi chó cảnh ở xứ nóng. Tây Chu được nhập vào nước Anh trong những năm 30 vừa qua, và trở thành chó quý, có thể sống tới 15 tuồi. Nếu chó bị sút cân thì mất ngay vẻ đẹp tự nhiên.

Giá chó Shih Tzu hiện tại 2023 là trên 22 triệu đồng/bé.

Chihuachua :

Giống chó có tầm vóc bé nhỏ xinh xinh, nhưng chạy rất nhanh. Đôi tai vểnh khá lớn, có nguồn gốc ở Tây bán cầu, thường gặp ở Mêhicô. Xưa kia người ta coi giống chó Chihuahua như vật thiêng liêng mang hạnh phúc đến cho mọi người.

Tầm vóc nhỏ bé, cân nặng khoảng 2000 —1500gam, con to nhất chưa vượt quá 2 kilôgam.

Loại chó này có bộ lông hết sức ngắn, ít tốn công chăm sóc , tắc chải. Còn giống chó Chichuachua có bộ lông dài, tuy có dẹp, nhưng đòi hỏi nhiều công chăm sóc,và tắm chải. Màu lông thường trắng, đen, be, hung. Bộ lông pha nhiều mày đen có giá trị cao. Đây là giống “bé hạt tiêu” biết săn lùng và canh giữa nhà rất tốt. Bản tính năng động, thông minh. Đôi mắt to biểu hiện nhiều tình cảm, trung thành và dễ huấn luyện.

Giá chó Chihuahua hiện nay từ 7 triệu đồng trở lên tùy lông ngắn hay dài, màu sắc, nguồn gốc và giới tính.

Chó bông lùn lục địa :

Đến thế kỷ 18 người ta còn ít biết đến giống chó này. Đó là sản phẩm lai tạo giữa giống chó Pháp và giống chó Bỉ. Có người cho rằng đó là giống chó Mêhicô do Crixtốp Côlông mang về châu Âu. Dù giả thuyết nào từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18, giống chó bong lùn này vẫn là giống chó cảnh ở các nhà quyền quí châu Âu.

Chó bông lùn có hai dạng được phân biệt bởi đôi tai. Đôi tai của dạng bướm thường vểnh, thẳng. Nên chó có tên là chó bông tai bướm (Papillons). Còn đôi tai của chó bông tai ngài thường cúp và thõng. Các nét ngoại hình khác của hai dạng chó bông lùn này đều như nhau.

Chó cao chừng 25cm, cân nặng l,5-4,5kg. Đầu nhỏ nhẹ, tai to. Đuôi như bông lau rủ lên lưng. Bộ lông dài mượt, màu sắc đẹp.

Chó có cá tính, nô đùa không biết chốn, có khả năng sủa bắt chước. Thường ghét người lạ.

Chó bông Nhật:

Giống chó bông lùn (có hai mắt rất xa nhau), đuôi bông lau dài. Bộ lông dài óng mượt không xoăn, không rối. Thường có màu trắng đốm đen hoặc đỏ. Vẻ ngoài đường bệ, thanh nhã.

Giống chó này mới nhập sang châu Âu vào khoảng nửa thế kỷ qua, nhưng đã được ngưỡng mộ, nhiều người thích. Chó có bản tính vui, tình cảm, ưa sạch và ưa gần người, dễ dạy. Thông minh, lanh lợi.

Giá của chó Nhật lông xù hiện nay khá rẻ. Chỉ khoảng từ 5 triệu/bé.

Chó Lasa Apso:

Giống chó cảnh đẹp, rất đặc hiệt có nguồn gốc ở Tây Tạng. Rất dễ nhận biết nhờ bộ lông quá dài trùm kín cả mắt, che lấp cả chân. Bây là giống chó hiếm. Nuôi thích hợp ở xứ lạnh.

Chó Bắc Kinh:

Giống chó cảnh có nguồn gốc Trung Quốc, xưa kia rất quí. Kẻ ăn trộm một con chó Bắc Kinh có thể bị chém đầu. Với cái mũi tẹt và bộ lông xồm, dài, thoáng nhìn giống con khỉ đội mũ, mặc áo choàng. Giống chó này rất tinh khôn. Vua nhà Thanh không muốn giống chó Bắc Kinh lọt vào tay liên quân Anh - Pháp tấn công vào Hoàng cung năm 1860, nên đã ra lệnh giết hết cho tuyệt giống. Nhưng rồi một số con chó Bắc Kinh vẫn được cứu thoát đưa về châu Âu.

Mắt của giống chó này như gương rất dễ hỏng. Phải mất nhiều công chăm sóc.

Giá chó Bắc Kinh hiện nay từ 5 triệu/bé.

Còn một số chó cảnh như chó Komonđo, chó sư tử, chó trụi tàu, chó Basenj, v.v. là những giống chó hiếm, rất ít được nhắc tới, trừ chó Phốc hươu cộc đuôi (Fox) có nuôi ở nước ta.

Bạn có biết những chiến công của loài chó không?

Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu những chiến công của loài chó nhé:

  • Nhờ chó nghiệp vụ, anh hùng Liên Xô N. F Karasov đã hoàn thành nhiệm vụ chống gián điệp, biệt kích và tội phạm, đã bắt giữ 247 tên xâm phạm biên giới Liên Xô.
  • Huấn luyện viên Nguyễn Văn Hương đã cùng chó becgie tên là Dunai bắt được 6 tên biệt kích và nhiều tên phỉ nguy hiểm.
  • Hai huấn luyện viên Ngô Quang Khanh và Hoàng Xuân Phâu đã cùng chó becgie bắt được 11 tên gián điệp biệt kích.
  • Bọn Mafia ở Mỹ đã treo giải 30 ngàn đôla cho ai giết được con chó bécgiê Rốcki, chuyên làm nhiệm vụ hải quan ở sân bay Dallas thuộc bang Texas. Rốcki có tài phát hiện các chất ma túy, dù kẻ phạm pháp dấu chất ma túy kín đến đâu và ít đến bao nhiêu đi nữa. Rốcki đã giúp hải quan sân bay bắt giữ đưuọc 153 triệu đô la ma túy.
  • Để tỏ ra qui hàng, con chó yếu thế liền giơ cổ cho “kẻ mạnh” là con chó khỏe hơn. Thế nhưng đến “nước” ấy thì “kẻ mạnh” cũng không bao giờ bồi thêm một “cú quyết định”, sẵn sàng ngừng ngay cuộc chiến mà mấy phút trước tưởng như bất phân thắng bại.

Giống chó nào đòi hỏi ít công chăm sóc thì được điểm cao (bescgie Đức – 7,6 điểm), còn đòi hỏi nhiều công chăm sóc thì được ít điểm (chó Iocsai – 4,2 điểm)

Các giống chó kiểng phổ biến tại Việt Nam

Phần đông người mình chỉ thích nuôi loại chó con (miniature) để làm chó kiểng, một phần thấy chúng xinh xắn dễ thương, dễ dạy, dễ ẵm bồng vì hầu hết chó nhỏ thích quyến luyến với người. Đó là các giống chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua, Pinscher, có bộ lông đẹp và thích ở sạch. Chó con của chúng lại càng dễ thương hơn, nhìn là bắt mắt, thấy là muốn nâng niu, ẵm bồng cho bằng được.

Với những giống chó lớn như chó Becgie, Doberman. Boxer chúng cũng có cái đẹp riêng, cũng có đặc tính tốt quyến luyến với người, nhưng phải những nhà có đất đai rộng rãi thì nuôi chúng mới thích hợp. Do vậy mới kén người nuôi.

Người mình thì không mấy ai thích dẫn chó ra đường dạo phố như người Phương Tây, nhưng ẵm chó trên tay cả ngày thì cô gái nào cũng mắc phải, nếu đó là loại chó nhỏ dễ thương, mềm mại như một nhúm bông gòn. Có người còn cho chó ngủ chung giường, và không hiếm người chăm chút cho chó từng muỗng thức ăn như chăm lo cho đứa con mọn vậy.

Đúng ra thương chó như vậy cũng không có gì là đáng trách, vì chính người Phương Tây từ lâu vốn đã coi chó như người bạn trung thành nhất, đáng yêu nhất của chính mình. Vì đây là con vật có nghĩa, biết vâng lời chủ và trung tín với chủ.

Chính vì vậy, thị trường chó mạnh nhất ở Sài Gòn từ trước đến nay vẫn là các giống chó nhỏ như: chó Bắc Kinh, chó Nhật, Chihuahua, Pinscher, chó Lu Lu Hồng Kông (chó Phốc Sóc)... Kế đó mới đến chó Bẹc rêcác loài chó lớn vóc khác.

Người đã nuôi chó làm kiểng thì với mục đích giữ nhà là phụ, mà chủ yếu là dùng vào việc làm kiểng cho vui, nhìn cho sướng mắt thôi.

Ở đây, Chomeocanh.com xin đơn cử vài con tiêu biểu, gọi là được “thông dụng” nhất tại nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Chó Phốc hươu (Fox)

Chó Fox là loại chó nhỏ, trước đây chừng nửa thế kỷ là loại chó quý hiếm ở nước ta thuở ấy, chỉ có người Pháp và những người giàu có mới đủ sức nuôi làm kiểng. Sau nầy, giống chó này được sinh sản ra nhiều, nên đâu đâu cũng thấy nuôi.

Xuất xứ:

Chó Fox gốc tại Pháp, nhưng ngày nay thì đã có mặt khắp thế giới. Trước đây, người Pháp đem vào nước ta với mục đích để săn chuột, săn sóc và các loài thú nhỏ như cầy cáo.

Hình dáng:

Chó Fox là giống nhỏ con, ngoại hình như con cheo, nhưng không được mảnh mai nhỏ nhắn bằng. Mình chó cao khoảng ba tấc, nặng chừng đến ba bốn kí lô, đầu nhỏ, tai to mà vênh, sống mũi hơi gãy, mõm nhỏ mà dài. Ngực chó Fox nở nang, bụng thon, bốn chân mảnh và cao nên chó chạy rất nhanh. Bộ lông chó Fox ngắn, có con lông sát như lông bò. Bộ lông của Fox màu trắng, đôi chỗ có vá nâu hay vàng, có khi màu đen đặc biệt, phần mặt bao giờ cũng có hai vá hai bên, giữa sống mũi kéo dài lên đỉnh đầu là lằn đen hoặc trắng.

Đặc tính:

Chó Fox thân hình vừa nhỏ nhắn vừa gọn gàng, mặt mày lại lanh lợi nên trông có vẻ vui tính dễ thương. Nó có khả năng săn bắt những loài thú nhỏ, vì vậy, nếu được huấn luyện ở trường lớp đàng hoàng thì nó có thề trở nên giống chó săn thực thụ. Chó Fox giữ nhà rất giỏi, tiếng sủa lớn và dài, dám lăn xả vào kẻ thù mà cắn xé. Đối với chủ nuôi, Fox rất trung tín, mến chủ, gặp là mừng rỡ quấn quýt bên chân rất dễ thương. Nhưng đối với trẻ em thì chúng lại không muốn gần, chỉ mừng rỡ một chút rồi lảng xa chỗ khác.

Sinh sản:

Chó Fox cái độ 10 tháng tuổi là động dục. Thời gian động dục và hiện tượng động dục cũng như các giống chó khác. Thời gian chó mang thai là hai tháng và đẻ mỗi lứa từ 2 đến 4 chó con. Chó con độ ba bốn ngày tuổi là người ta cắt cụt đuôi, vì kiểu chó Fox có cắt cụt đuôi mới đẹp. Nghệ thuật cắt đuôi cho khéo là dùng dao bén ngót cắt sát cậy đuôi, như vậy khi lớn lên xương đuôi của chúng không nhô lên, tránh được cảnh chướng mắt, chẳng khác nào chó có cái đuôi cụt vậy. Công việc này nếu giao cho bác sĩ thú y thì tuyệt hảo.

Chăm sóc:

Chó Fox hươu rất dễ nuôi vì thích hợp với phong thổ của ta. Chúng không kén ăn lại ăn rất ít. Với bộ lông sát vào mình như vậy nó cũng không đòi hỏi ta phải tắm rửa chải gỡ tốn công. Nên làm cho nó một cái hộc bằng ván, bên trong lót một miếng vải dày là đủ làm chỗ nghỉ ngơi cho chó. Chó Fox hiện nay mất giá trị trên thị trường, một phần vì chó lai Fox quá nhiều. Người ta thường cho Fox lai với chó Nhật nên nhìn Fox lai rất dễ biết: bộ lông trên mình nó không được sát, mõm có lông xù ra như... râu ria. Dĩ nhiên, chó lai như vậy thì rất xấu, và không giá trị bằng chó rặc giống.

CHÓ BẮC KINH (Pekingese)

Chó Bắc Kinh còn có tên là chó sư tử (Lion dog) là giống chó vừa quí vừa hiếm, được mọi người trên thế giới hâm mộ chọn nuôi nên lúc nào nó cũng đắt giá. Hiện nay giống chó này rất hiếm thấy ở nước ta, nhất là loại chó Bắc Kinh rặc giống. Tìm nuôi được giống chó này sẽ mang lại cho ta nhiều lợi lộc, vì giá bán đã cao mà không bị ế hàng,

Xuất xứ:

Chó Bắc Kinh là chó của Trung Quốc, tại đây nó cũng đã là loại chó quí hiếm từ mấy ngàn năm nay rồi. Giống chó này đã có mặt tại nước ta từ lâu, vừa hợp thủy thổ, vừa dễ nuôi như các giống chó Nhật, chó Yorkshire Terrier, nhưng không hiểu sao lúc nào cũng hiếm hoi, muốn tìm mua không phải là chuyện dễ.

Hình dáng:

Chó Bắc Kinh có thân hình nhỏ bé, mới nhìn qua thì trông không khác gì mấy đối với con chó Nhật. Nó có những đặc điểm như sau:

  • Mũi gãy, mõm rất ngắn nên trông nó như chó có mũi tẹt.
  • Hàm rộng, đầu lại có bộ lông dài phủ kín nên trông giống đầu sư tử.
  • Khắp mình chó được bao phủ bằng bộ lông mượt mà, gần như phủ gần sát đất, phủ chụp hết bàn chân chó.
  • Vai mắt to và hơi lồi, nhưng dễ bị hư. Nếu va quệt đụng chạm thì chó dễ bị mù, võng mạc trắng như cơm nhãn.
  • Đuôi có lông dài và xoắn.

Đặc tính:

Chó Bắc Kinh hiền lành, khôn ngoan, dễ dạy, thích quấn quít bên chủ, lại ưa nhảy nhót vui đùa nên ai ai cũng thích nuôi. Chó Bắc Kinh có dáng dấp quí phải không chó nào sánh kip được.

Được biết, cách đây cả ngàn năm, những con chó này được xem là vật cưng của ông Hoàng bà Chúa của Trung Quổc, nó được nâng niu nằm ở trong cánh tay áo rộng thùng thình của những nhà đại quí tộc để sưởi ấm đôi tay của chủ trong nhưng ngày đông tháng giá. Với giống chó quí hiếm như thế này thì giúp ta hiểu ngược lại rằng, hành động trên của các ông hoàng bà chúa có lẽ là sưởi ấm cho chó khỏi bị lạnh thì đúng hơn. Tất nhiên khi đặt chó vào tay áo cho ấm thì các vị trưởng giả này chắc cũng sẵn sàng cho chó ngủ chung với mình trong nệm ấm chăn êm.

Được biết trong suốt thế kỷ thứ mười, nhân ân của tỉnh Ho Chou đã thỉnh cầu được gởi giống chó Bắc Kinh này như là cống vật cho Hoàng đế của họ. Đấy là loại chó vương giả, một thời được ngồi cạnh ngai vàng bên vua. Và chúng ta cũng được biết là vào năm 1860, khi Anh Quốc xâm lược Bắc Kinh thì người Trung Quốc không muốn giống chó quí hiếm này của mình rơi vào tay địch nhân nên tìm cách giết sạch, may mà không bị tuyệt chủng. Từ đó đến nay, hơn 100 năm nay, chó Bắc Kinh đã được gầy giống lại, nhưng xem ra vẫn còn lâu lắm mới đáp ứng được nhu cầu. Chẳng lẽ bao giờ chó Bắc Kinh cũng là loại chó quí hiếm?

Tại nước ta hiện cũng còn giống này, nhưng chó lai nhiều hơn chó rặc giống. Người ta cho lai giống không phải vì biết giá trị đích thực của nó ra sao, mà là vì tìm không ra giống chó thuần chủng để cho phối giống. Nơi nào có sẵn chó cái thì lại không có chó đực, cứng như nơi có chó đực tốt lại tìm không ra chó cái rặc dòng... Chó Bắc Kinh thường được lai với chó Nhật, tất nhiên là chó con không đẹp bằng, như bộ lông ngắn hơn, mũi bớt tẹt hơn, ít gầy hơn. Trong khi đó thì biểu tượng của giống chó này là cái mũi tẹt, và bộ lông dài như tơ, êm ái như nhung.

Sinh sản:

Thường thì tám tháng tuổi chó cái đã động dục, nhưng với người chăn nuôi chuyên nghiệp thì chó trên một năm tuổi mới được cho sinh sản. Thời gian mang thai của chó là hai tháng, lứa nào trễ lắm là thêm một, hai ngày.

Lứa so, chó đẻ chừng vài ba con, nhưng với lứa rạ thì có thể được năm sáu con. Loại chó nầy nuôi con không được giỏi, vì vậy ta nên gần gũi để giủp đỡ cho nó khi cần. Chó cái có thể sinh sản đến năm tám tuổi.

Chăm sóc:

Vì chó có bộ lông dài, và cũng chính nhờ vào bộ lông vương giả đó nên chó mới quí, nên người nuôi chó Bắc Kinh rất vất vả trong việc tắm táp, chải gỡ để bộ lông lúc nào cũng sạch sẽ, óng mượt. Có cẩn thận trong việc chăm sóc như vậy, chó mới không bị bệnh ngoài da, và ngăn ngừa được các loại bọ ký sinh như ve, bọ chét. Người ta phải nuôi chó ở những nơi sạch sẽ, khô ráo. Hơn nữa, giống chó nầy lại thích sống gần gũi bên người, thích cạ mình vào người như loại mèo nên giữ chó được sạch sẽ là việc ai cũng thường xuyên nghĩ đến. Do đó, nếu nuôi được nhiều con giống mới khỏi bỏ công.

Chó Nhật

Chó Nhật (Japanese Spaniel) là loại chó kiểng có thân mình nhỏ nhắn, mảnh mai xinh xắn, lại khoác bộ lông dài mượt, nên được nhiều nhà thích nuôi. Giống chó quí nầy càng ngày càng hiếm thấy tại nước ta, nên giá cả cũng còn cao. Một con chó con thật rặc giống phải trên hai chỉ vàng mới mua được.

Xuất xứ:

Chó Nhật là chó của xứ Phù Tang, nay thì có mặt khắp nơi trên thế giới. Đây là con chó của xứ lạnh, trông sạch sẽ dễ thương.

Hình dáng:

Chó Nhật có thân hình nhỏ bé, cân nặng tối đa là 5 kí, chân nhỏ tương đối thấp, khoảng 35 phân, đầu nhò, tai rủ xuống. Chó Nhật có bộ lông rất đẹp, dài nhưng không xoăn, nên khó bết lại với nhau thành từng về. Lông đuôi dài nên trông con vật có dáng uyển chuyển thướt tha. Bộ lông màu trắng, nhưng có vá vàng, hoặc càphê sữa hay đen. Mũi chó gãy, nhưng mõm dài tương đối nên cái mặt trông xinh xắn dễ Hai mắt chó vừa to vừa có vẻ cách xa nhau, không lồi như chó Bắc Kinh.

Đặc tính:

Chó Nhật lúc nào cũng tỏ ra nhanh nhẹn, vui tính, ngoan, dễ dạy, thích nô giỡn với người, kể cả trẻ con. Nó cũng thích ở sạch, thường tìm những nơi cao ráo mà nằm, chẳng hạn như ghế salon, và ngay cả việc leo lên giường nệm của chúng ta nữ Đây là con chó có những đặc tính thích hợp cho việc làm kiểng, hơn là giữ nhà. Một điểm đặc biệt nữa là chó Nhật rất hiền, ít khi cắn ai.

Sinh sản:

Tuy loại chó nhỏ con, nhưng sinh sản khá tốt. Trung bình được một năm tuổi là người ta cho chó cái “đi tơ”, thời gian mang thai là 60 ngày, mỗi lứa con trung bình là bốn, có khi hơn. Chó Nhật nuôi con giỏi, nhưng thường vụng về trong vài ngày đầu. Vì vậy ta nên để tâm săn sóc kẻo chúng đè phải con khi mới sinh, và tập cho chó con bú trong mấy hôm đầu. Chó con Nhật một tháng tuổi có thân hình mềm mại, lông xù ra êm ái như cầm một nắm bông. Giá chó con hiện nay cũng rất cao, không thua chó Bắc Kinh là mấy. Mỗi năm chó Nhật có thể sinh hai lứa, và thời gian sinh sản có thể kéo dài được bảy năm.

Chăm sóc:

Cũng như những chó có bộ lông dài khác, chó Nhật cần phải được tắm và chải gỡ bộ lông thường xuyên, nhờ đó nó mới có bộ lông đẹp và sạch. Đây là loại chó sống gần người, nhiều khi phải bồng ẵm trên tay nên săn sóc cho chó được sạch sẽ, thơm tho là chuyện ai cũng phải nghĩ tới. Với chó có bộ lông dài, tuy không quăn, cũng là nơi mà ve và bọ chét dễ ẩn nấp và sinh sôi nẩy nở nhanh chóng. Do đó, ta nên thường xuyên bắt ve và xịt thuốc trừ ve. Ta có thể dùng bột long nảo rắc phớt lên lớp lông mỗi khi tắm cho chó, cũng trừ được ve và bọ chét. Chó Nhật ăn rất ít, tuy có kén ăn, nhưng kể ra sự tốn kém cho chó cũng không đáng bao nhiêu. Sự sinh sống của loại chó nầy cũng không choán nhiều diện tích trong nhà. Chỉ cần một góc nhỏ ở dưới cầu thang, hoặc dưới gầm tủ, với một cái hộc gỗ bề cạnh 5 tấc là đủ cho một con nằm. Nếu nhà được năm con cái giống thì mỗi năm trung bình cũng sinh được từ 20 đến 30 con chó con. Thiết nghĩ với lợi tức đó cũng khá lắm rồi.

Chó Papillon (chó bướm)

Papillon, tiếng Pháp có nghĩa là con bươm bướm. Người ta gọi con chó nhỏ nầy là chó Bươm Bướm, vì hai tai chúng vểnh lên, đầu vành tai hướng ra hai bên nên trông thành hình con bươm bướm đang giang cánh khi đậu.

Xuất xứ:

Chó Papillon là chó của nước Pháp sau đó mới được sống khắp các nước Âu Châu, rồi sang Á Châu. Đây là giống chó nhỏ, có hình thù giống chó Nhật, nặng khoảng 3 kí.

Hình dáng:

Giống chó Papillon có đầu nhỏ, mũi gãy, mõm dài tương đối nên tạo được sự hài hòa cho khuôn mặt. Đặc biệt là hai tai vừa to vừa vểnh lên khiến khuôn mặt chó có nét đặc thù duyên dáng dễ thương. Thêm vào đó bộ lông mượt mà tương đối dài, nhưng đuôi thì nhỏng cao, nhưng không đến nỗi như một cây cờ bông lau, vì lông đuôi dài, nên khi phủ xuống lưng tạo nên được một chùm lông xõa ra phất phơ vừa đẹp vừa sang, mỗi khi con chó nhún nhẩy di chuyển. Sắc lông của Papillon gần giống như lông chó Nhật, cũng có vá trên mình và phần đầu.

Đặc tính:

Đây là giống chó nhỏ nuôi để làm kiểng, vì nhỏ con xinh xắn, tính lại hiền, dễ dạy, thích sống gần người. Chó sống hợp thủy thổ của ta nên ít bênh hoạ

Sinh sản:

Chó Papillon nếu từ nhỏ được nuôi dưỡng cẩn thận thì tuổi động đực cũng như các loại chó nhỏ khác. Nhưng để cho chó có đủ sức để còn sinh đẻ về lâu đài, người ta thường cho chó chịu đực từ một năm tuổi trở lên. Thời gian chửa nghén mất 60 ngày, và đẻ mỗi lứa trung bình ba con.

Chăm sóc:

Việc chăm sóc chó Papillon rất giản dị, cũng như chăm cho con chó Fox. Việc chải chuốt bộ lông cũng không tốn nhiều công sức, và điều nầy thiết tưởng cũng không cần thiết mấy.

Chó Caniche

Chó Caniche là loại chó kiểng quí giá được người Âu châu ưa thích. Đây là chó kiểng của nhà giàu, của những tiểu thư huê các dẫn ra đường dạo phố; còn người ít tiền thì không dám dùng đến vì chăm sóc bộ lông quá nhiều tốn kém.

Xuất xứ:

Giống chó kiểng nầy đến nay vẫn chưa ai xác định rõ được là xuất phát tự nước nào. Có người cho là của Pháp, vì nước Pháp cũng có giống Caniche rất nổi tiếng.

Hình dáng:

Caniche có hai loại: loại chó nhỏ và loại chó trung. Chó nhỏ nặng chừng vài ba kí, trong khi chó lớn trung bình 7 kí. Về lông thì cũng có hai dạng: có giống thì lông dài mềm như len, nhưng nhiều nhất và hình như được nhiều người ưa thích nhất là giống lông xoăn tít lại. Có điều đặc biệt nữa, lông chó Caniche toàn một màu chứ không đốm vá như Danois hay nhiều giống chó khác. Nghĩa là: trắng toát, hoặc nâu hay đen tuyền hết mình. Chó có bốn chân cao vừa đi vừa chạy lúp xúp trông duyên dáng. Đây là con chó thích hợp với các bà các cô ở Tây phương mỗi khi dạo phố, Giống chó kiểng nầy có mặt tại Việt Nam trước đây hằng trăm năm do người Pháp nhập vào. Tuy nhiên người nuôi để kinh doanh gần như không có. Chúng tôi được biết trước năm 1975, chỉ có một vài nhà nuôi giống chó nầy, nhưng mục đích chỉ để làm kiểng mà thôi. Tuy nhiên ở phương Tây thì Caniche vẫn bán được giá.

Đặc tính:

Caniche là giống chó hiền lành, thích sống gần người, khôn ngoan, dễ dạy. Chúng thích ở sạch, nơi cao ráo.

Sinh sản:

Cũng như những giống chó khác, chó Caniche đẻ và nuôi con giỏi. Chó con mới sinh có bộ lông xù rất đẹp.

Chăm sóc:

Chó kiểng Caniche đẹp nhờ bộ lông, do đó nuôi chúng người ta phải bỏ rất nhiều công lao ra tắm rửa và chải chuốt bộ lông cho mướt đẹp. Thường thì người ta hớt lông theo kiểu riêng đặc biệt của giống chó nầy. Chẳng hạn hớt trụi lông tất cả thân mình, chỉ trừ phần đầu, phân vai và bốn khúc chân. Việc hớt lông nầy phải những nhà chuyên môn mới làm được. Trước đây ở Sàigòn, có một tiệm hớt tóc nhận làm công việc này nhưng với giá cao, thường thì tốn gấp mười lân tiền công hớt tóc cho một người. Chính vì tốn kém cho bộ lông như vậy nên ít người dám nuôi chó Caniche.

Chó Quán mao

Chó Quán Mao là giống chó kiểng của Trung Quốc, thuộc vào loài quí hiếm. Nó có tên là Chinese Crested Dog

Xuất xứ:

Giống chó nầy sinh sống tại Trung Quốc, được coi như là một giống chó độc lạ trong các loại chó có mặt trên hành tinh nầy.

Hình dáng:

Đây là giống chó kiểng thuộc vào hạng trung, có hình dáng bình thường như các loại chó khác: đầu nhỏ, tai đứng, chân cao, cổ dài, chỉ có khác là thân mình trụi lủi không lông, chi trừ phần đầu và ít lông lơ thơ ở khuỷu chân. Thân mình nổi bông màu nên trông cũng dễ coi.

Đặc tính:

Chó Quán Mao dùng để làm kiểng, nhưng giữ nhà cũng giỏi.

Sinh sản:

Với thân mình trụi lông như thế nầy, chó Quán Mao thực sự không thích hợp với xứ lạnh. Chính vì đó nên sự phát triển bầy đàn gặp nhiều trở ngại vì chó con sinh ra, nêu không được chủ nuôi sưởi ấm kịp thời thì khó lòng sống sót, nhất là trong mùa đông tháng giá.

Chăm sóc:

Trong điều kiện thời tiết bình thường thì chó vẫn sống sởn sơ; nhưng trong mùa mưa bão giá rét thì chủ nuôi nên nhốt chó vào những nơi khuất gió, và tìm cách sưởi ấm cho chúng. Đây là giống chó lạ và hiếm thấy.

Chó Chihuahua

Chihuahua là loại chó kiểng nhỏ nhắn dễ thương, được nhiều người ưa thích. Đây là loại chó hiếm, lúc nào cũng cao giá trên thị trường. Người ta yêu thích Chihuahua ở chỗ chúng vừa nhỏ nhắn vừa hiền lành, gần như lúc nào cũng chỉ biết có phục tùng và run sợ.

Xuất xứ:

Giống chó được đánh giá là nhỏ nhất trong tất cả giống chó trên trái đất nầy, đến nay vẫn chưa ai biết xuất phát từ nước nào trước tiên. Có người cho nó có xuất xứ từ Tây Tạng, có thuyết cho rằng gốc gác của nó là vùng Tây bán Cầu, có thuyết nghi ngờ xuất phát tại Trung Quốc. Có người lại cho rằng đó là kết quả của sự giao phối giữa giống chó trụi lông (chó Quán Mao chăng?) của Châu Á và giống chó lông dài của Mexico trong thế kỷ thứ 19. Người ta cũng đoán rằng giống chó xù cũng có liên hệ tổ tiên với chó Chihuahua. Một con chó kiểng thiệt quí mà mù mờ về tổ tiên dòng họ kể ra cũng... tội nghiệp!

Hình dáng:

Chihuahua là giống chó nhỏ, con đực cân nặng chừng 1 kí rưỡi, con cái chỉ hơn 1 kí. Đầu chó nhỏ, tai to, dày và thẳng đứng, mũi chó gãy như Pinscher, ngực nở, bụng thon, bốn chân nhỏ nhắn như chân cheo. Thân mình Chihuahua nhỏ đến nỗi các bà các cô có thể bỏ chó nằm trong chiếc bóp cầm tay để đi dạo phố. Còn các ông, có thể đặt chó trong cặp táp da hoặc đặt nằm trong túi áo veston một cách gọn gàng, người tò mò cũng khó lòng phát giác được.

Tại phương Tây, trong các buổi trình diễn chó, người ta thường nhốt chúng trong chiếc áo choàng dài và đặt vào lồng kính. Được biết, ngày xưa, người quí tộc AZTEC đã chôn sống theo đám tang của họ, vì tin rằng nó có thể nói giùm cho linh hồn của họ ở kiếp sau. Còn thổ dân Tây Ban Nha bao giờ cũng quí giống chó nầy như là con vật được cưng chiều nhất. Chihuahua có bộ lông rất ngắn, sát vào da như lông bò nên trông con chó có vẻ trần trụi sạch sẽ.

Đặc tính:

Bản tính chó Chihuahua rất hiền lành dễ dạy. Nhưng đó là đối với chủ nuôi, còn đối với người lạ thì ưa “táp” bậy. Vì vậy, có nhiều thương gia phương Đông ưa nhốt nó trong cặp táp để phòng ngừa bọn trộm đạo bất thần lén cho tay vào cặp để lấy tiền. Chó thấy bàn tay kẻ lạ thọc vào là táp ngay. Chihuahua thân mình nhỏ nhưng lại là giống chó siêng sủa, nhiêu con có khả năng săn bắt chuột.

Sinh sản:

Vì chó quá nhỏ nên việc sinh sản đôi khi gặp nhiều trở ngại. Các nhà nuôi chó kiểng kinh doanh, thường nhờ bác sĩ thú y can thiệp khi chó đẻ khó, nhất là lần sanh đầu. Nhiều khi bác sĩ phải mổ để cứu mẹ, và như vậy, là suốt đời chó mẹ không còn khả năng sinh sản nữa. Cũng chính vì lẽ đó nên người ta phải chọn lựa kỹ càng những con chó cái để giống: phải là những con có mông rộng, nở nang để sau dễ dàng sanh đẻ.

Chăm sóc:

Nuôi chó Chihuahua không tốn công chăm sóc bằng những giống chó kiểng khác. Chỉ cho Chó Chihuahua ăn uống bổ dưỡng, ngủ nơi ấm áp là được. Điều cần là nên bảo vệ chúng trước sự tấn công của những con chó lớn vóc nuôi trong nhà, vì sức lực chúng yếu ớt, không đáng là bao. Đây là giống chó cảnh quí hiếm và có giá cao từ trước đến nay.

Chó Miniature Pinscher (minpin)

Chó Pinscher là loại chó kiểng có thân mình gần giống như Chihuahua, chỉ khác một điều là lớn xác hơn và chân cao ráo hơn. Pinscher là giống chó quí hiếm được nhiều người ưa thích chọn nuôi. Nhiều người còn gọi là chó Cheo, vì trông hình dạng nó giống như con cheo vậy.

Xuất xứ:

Chó kiểng Pinscher là giống chó của Đức, sau đó được nuôi ở các nước khác, trong đó có Mỹ. Tại Mỹ, giống chó này rất được hâm mộ, người ta nuôi nhiều, nên có người cho là hiện có một giống Pinscher của Mỹ nữa. Điều nầy, nếu có cũng không có gì lạ. Cũng như chim Yến xanh nguyên thủy là ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương, sau con cháu của chúng lại biến thành những giống Yến hót đặc thù của Anh, của Pháp, của Đức... đâu có gì là lạ.

Hình dáng:

Chó Miniature Pinscher là loại chó kiểng nhỏ, chó đực trung bình nặng ba kí, chó cái nhỏ hơn, khoảng 2 kí. Pinscher có đầu nhỏ, tai lớn và thẳng đứng, mắt lồi, mũi gãy, mỏm nhọn. Nhìn mặt con chó thấy được sự nhẹ nhõm thanh tú lạ thường. Bốn chân của chó Pinscher phải nhỏ như chân cheo mới tốt. Chân phải cao, ức phải nở, bụng phải thót mới tạo cho chó có vẻ đẹp của nó. Chó Pinscher có hai sắc lông, một là vàng đen, tức lưng đen bụng vàng như màu lông chó Berger, hai là sắc lông màu vàng sậm. Chó nào có đốm vá trắng ở ngực, ở cổ bị coi là chó lai Fox sẽ mất giá. Có nhiều người kỹ lưỡng, vạch trong đám lông vàng trên mình xem chó có những sợi lông trắng nào mọc xen kẽ ở chó không. Dĩ nhiên, người ta vẫn chấp nhận việc chó có “mai hoa” ở bốn bàn chân.

Đặc tính:

Chó kiểng Pinscher vốn hiến lành, dễ dạy, thích lẩn quẩn bên chân chủ, nhưng giữ nhà cũng giỏ Nó sủa to tiếng và giòn. Có nhiều con giữ nhà rất khéo, người lạ vào nhà cầm món gì đi ra, là chúng chạy theo cắn vào chân, vào quần để giữ lại, mặc dầu điều đó chủ không hề dạy bảo.

Sinh sản:

Giống chó nầy phải hơn một năm tuổi mới bắt đầu động đực. Thời gian mang thai là 60 ngày, lứa so chừng vài con, lứa rạ khoảng ba đến bốn con. Nó nuôi con rất giỏi. Có điều, vì chó quá nhỏ nên việc sinh đẻ rất khó, thuờng phải có chủ phụ giúp, nhiều khi phải nhờ đến sự giải phẫu của bác sĩ thú y mới được. Chính vì lẽ đó, nên người chăn nuôi chuyên nghiệp thường chọn chó đực nhỏ con, và chó cái lớn con để việc sanh đẻ được dễ dàng. Chó con sanh được ba ngày tuổi thì người ta cắt đuôi, và đến bảy ngày tuổi thì cắt tai. Vì là chó quí nên công việc “làm đẹp” nầy người ta đều nhờ đến bàn tay khéo léo của bác sĩ thú y đảm nhiệm.

Chăm sóc:

Chó kiểng Pinscher tuy nhỏ nhưng mạnh khỏe. Chi cần cho chó ăn uống no đủ, ngủ nơi ấm áp là chó sống bình thường. Nhờ có bộ lông sát nên việc trừ chí rận, ve, bọ chét cho chó cũng không mấy khó khăn.

Chó Lhasa Apsos

Chó Lhasa Apsos là giống chó lông xù, lông dài và rậm đến nỗi che kín cả mắt. Đây là giống chó ở xứ lạnh, thế nhưng vào nước ta chúng vẫn sinh sản tốt.

Xuất xứ:

Chó kiếng Lhasa Apsos là giống chó của Tây Tạng, ngày nay đã có mặt khắp các nước. Đây là giống chó hiếm quí nên ai cũng thích nuôi.

Hình dáng:

Lhasa Apsos có hai hạng: hạng nhỏ, mỗi con trung bình nặng 6 kí, hạng lớn trung bình 10 kí mỗi con. Chó cái và chó đực, toàn thân đều phủ bộ lông dài nhưng không xoăn. Hai mắt chúng đều bị lớp lông dày phủ kín như tấm rèm che, thế nhưng chó vẫn thấy đường được dễ dàng, có người lạ vào nhà là chúng phát giác kịp thời. Trong hai hạng nhỏ và hạng trung, thì hạng nhỏ bao giờ cũng được chuộng hơn và có giá cao hơn. Sắc lông của chúng thường có màu trắng ngà.

Đặc tính:

Chó Lhasa Apsos tính tình hiền lành, mến chủ, nhưng không biểu lộ tình cảm nồng nàn như giống chó Nhật, chó Bắc Kinh. Nó thường kiếm chỗ yên tĩnh nằm riêng một nơi để ngơi nghỉ.

Sinh sản:

Nếu nuôi nấng kỹ lưỡng, chó kiểng Lhasa Apsos sẽ động đực vào tháng thứ mười, hoặc sớm hơn. Mỗi lứa đẻ từ bốn đến sáu con.

Chăm sóc:

Vì có bộ lông rậm và dài nên chủ nuôi phải cố công chăm sóc bằng cách tắm chải thường xuyên thì Lhasa Apsos mới có bộ lông đẹp được. Nếu không, lông chúng sẽ dính bết lại từng nùi, và lúc đó chỉ còn cách hớt bỏ để mong chờ đợt lông mới mọc ra. Vì bộ lông dày và dài nên đây là nơi trú ẩn lý tưởng của các loài ký sinh như ve, bọ chét. Nếu ta không tìm cách tận diệt hết loại bọ nầy thì chó sẽ ốm o gây mòn mà chết. Lhasa Apsos chỉ quí ở bộ lông đặc biệt của nó mà thôi. Nếu để hỏng bộ lông thì chó không còn quí nữa. Đó là điều người chăn nuôi nên lưu ý.

Chó Yorkshire Terrier

Chó kiểng Yorkshire Terrier là loại chó nhỏ con, cân nặng chừng ba kí, có bộ lông rất đẹp, lại là giống chó có ích thiết thực, vừa giữ nhà vừa biết săn bắt thú nhỏ nên ai cũng muốn nuôi.

Xuất xứ:

Chó kiểng Yorkshire Terrier là chó của nước Anh, nhờ vào bộ lông đỏ hồng rất đẹp nên lúc nào cũng có giá trên thị trường của Anh cũng như của nhiều nước khác.

Hình dáng:

Chó kiểng Yorkshire có bộ lông dài và óng mượt tạo nên vẻ quí phái đặc biệt không thua kém gì chó Bắc Kinh. Loại chó nầy rất nhỏ lại lùn, chỉ cao hai tấc và nặng chừng 3 ki lô mỗi con. Bộ lông chúng dài như bộ lông của loài voi Mamouth cổ xưa, rủ xuống gần sát đất, tạo nên dáng đi thướt tha như dáng dấp của các ông Hoàng bà Chúa, nhưng đặc biệt thay, chó Yorkshire Terrier lại biết săn bắt, nên nuôi vừa làm kiểng vừa tiện dụng...

Đặc tính:

Nhờ vào dáng vóc đẹp đẽ, bộ lông mượt mà (lông đầu và chân hồng đỏ, lông mình màu xanh ánh) lại biết giữ nhà, săn thú nên chó Yorkshire Terrier lúc nào cũng có giá trị trên thị trường nước Anh cũng như nhiều nước châu Âu khác. Tuy thân hình nhỏ nhắn, nhưng năng động, tiếng sủa to, nên thường gây ồn ào, do đó, một số người không thích. Nói đến đặc tính của giống chó kiểng này thì phải đề cao đến khả năng săn mồi của chúng. Nó vừa chạy mau, đánh hơi giỏi, phát hiện con mồi rất tài tình, hơn nhiều loại chó săn khác.

Sinh sản:

Vào mười tháng tuổi trở lên chó kiểng Yorkshire Terrier mới được cho “đi tơ”. Cũng như các loại chó nhỏ khác, nó đẻ trung bình mỗi lứa chừng ba con, và có khả năng nuôi con giỏi.

Chăm sóc:

Người ta quí ở bộ lông con chó nhỏ vóc nầy, vì khó tìm thấy ở giống khác. Vì vậy, công việc chải chuốt và chăm sóc cho chó kiểng Yorkshire Terrier phải nói là rất tốn kém thì giờ. Với người bận rộn với công nọ việc kia thì không tài nào chăm sóc nổi.

CHÓ LU LU

Chó Lu Lu, còn được gọi là Lu Lu Hồng Kông, hay là chó POMERANIAN (ngày nay gọi là Phốc sóc) là giống chó kiểng xứ lạnh, thường được dân ở nông thôn các nước ta ưa chuộng, vì chúng còn giúp cho con người được nhiều việc.

Xuất xứ:

Nguồn gốc của giống chó xinh đẹp và hữu dụng nầy có nguồn gốc từ vùng Pomeranian nước Đức.

Hình dáng:

Chó Lu Lu có thân mình nhỏ nhắn và thấp, nhiều nơi gọi là chó lùn. Hình dáng của Lu Lu gần giống như con chó Nhật, toàn thân bao phủ lớp lông dài và dày, màu lông lại đa dạng như trắng, đen hoặc xám. Tuy thấn nhỏ nhắn, nhưng chó lanh lợi.

Đặc tính:

Chó kiểng Lu Lu là giống chó khôn, dễ dạy, thích sống gần người, và giúp ích con người nhiều việc như giữ nhà, săn bắt muông thú. Có nơi người ta còn tập chó chăn nuôi súc vật. Vì những đặc tính đó nên ở thôn quê người ta thích nuôi giống chó nầy.

Sinh sản:

Lu Lu nuôi con giỏi nên bầy đàn được phát triển mạnh. Chó cái có thể sinh sản đến tuổi thứ mười. Giá một con chó con thường không thua sút với chó Nhật, chó Pinscher, vì rằng người ta còn quí Lu Lu ở chỗ nó có bộ lông quá đẹp.

Chăm sóc:

Việc chăm sóc loại chó nầy khó khăn cũng không ngoài việc tắm chải bộ lông. Nếu bộ lông rụng xác xơ thì chắc con chó nầy sẽ không được ai ưa thích nữa.

Chó Maltese

Giống chó Maltese được nhiều người đánh giá là giống chó tuyệt đẹp, dễ thương. Người ta quí chúng nhờ ở bộ lông dài mượt và trắng tinh như tuyết vậy.

Xuất xứ:

Chó kiểng Maltese xuất phát từ Malta ở phía Nam châu Âu gần Địa Trung Hải, giống chó này có ngoại hình gần giống như như Lhasa Apsos

Hình dáng:

Đây là giống chó nhỏ, thân mình cân nặng chừng vài kí lô, toàn thân từ đầu đến chân đều phủ kín lớp lông dài và dày màu trắng. Chính nhờ vào bộ lông nầy mới giúp cho chó Maltese sống được vùng tuyết lạnh quanh năm. Tuy vóc dáng nhỏ hơn, nhưng nó có hình dáng chắc nịch và bệ vệ của giống Lhasa Apsos.

Đặc tính:

Maitese là giống chó hiền lành, biết vâng lời chủ nên ai nuôi cũng cưng chiều. Người ta cho rằng vì đánh giá là giống chó hiếm quí nên từ những thế kỷ xa xưa, các thương nhân ở vùng Lưỡng Hà đã mang chó Maltese đến các vùng khác nhau trên Địa Trung Hải, và đến đâu giống chó dễ thương nầy cũng được người ta vui vẻ đón nhận. Được biết, để bảo tồn kích thước nhỏ nhắn của con chó, người xưa đã cho chó uống loại rượu mùi, và nhốt chúng trong những cái hộp đựng bánh. Cũng có nơi người ta cố tình cho chúng ăn thật ít để chúng chậm phát triển hầu cơ thể nhỏ lại.

Sinh sản:

Loại chó có thân hình nhỏ nhắn bao nhiêu càng gặp nhiều trở ngại trong việc sinh sản bấy nhiêu. Xưa nay, đối với giống chó nhỏ nào cũng thế. Chó Maltese sinh sản kém, mọi việc chỉ tốt đẹp nếu có sự chăm sóc chu đáo hoặc sự can thiệp của bác sĩ thú y khi sinh nở.

Chăm sóc:

Chó Maltese quí và đẹp nhờ ở bộ lông trắng phau như tuyết. Người chủ chó muốn chó có giá trị thì phải siêng năng cần mẫn trong việc tắm chải thường xuyên. Ngoài ra, nên cho sống ở nơi cao ráo, sạch sẽ và ấm áp.

Chó ông già Schnauzer

Người ta nuôi chó kiểng thường nhắm vào thân mình lớn nhỏ của nó theo đúng ý thích của mình, nhưng đồng thời cũng chú ý đến bộ lông của chúng ra sao nữa. Thông thường thì chó có bộ lông đẹp bao giờ cũng gây được sự yêu thích của những người nuôi chó kiểng. Chó Schnauser sở dĩ được liệt vào hàng chó kiểng cũng nhờ vào bộ lông quá đẹp của nó.

Xuất xứ:

Chó Schnauser có nguồn gốc tại Đức, sau nó được các nước ở châu Âu ngưỡng mộ, và dần dần có mặt khắp nơi...

Hình dáng:

Đây là loại chó xù, lông dài và dày nhưng không xoăn. Đặc biệt ở mặt và mõm lông xù ra xồm xoàm như người có bộ râu quai nón vậy. Chó Schnauser có hai loại: loại lớn, cao khoảng 50 phân, và nặng trung bình 15 kí. Còn loại nhỏ cao chừng 40 phân, nặng trung bình 7 kí. Chó có hình dáng đẹp, thon thả, cân đối nên ai cũng ưa.

Đặc tính:

Tuy được đánh giá là giống chó để làm kiểng, nhưng chó Schnauser rất giỏi trong việc giữ nhà. Giống chó này rất thông minh, biết vâng lời chủ, dễ dạy. Nó cũng có khả năng săn bắt chuột bọ và thú nhỏ.

Sinh sản:

Schnauser được một năm tuổi có thể cho “đi tơ” được. Giống chó nầy nuôi con giỏi, trung bình mỗi lứa đẻ được ba con. Vì có bộ lông xù đẹp, nên chó con một tháng tuổi trông rất dễ thương. Đây là giống chó hiếm quí, luôn luôn có giá trên thị trường... quốc tế, nước ta chưa ai kinh doanh giống chó nầy.

Chăm sóc:

Đây là loại chó kiểng lông xù, giá trị của nó quan trọng nhất là ở bộ lông. Do đó. người chăn nuôi phải bỏ nhiều thì giờ ra tắm chải cho bộ lông được óng chuốt mượt mà, sạch sẽ thì chó mới tăng giá trị. Việc ăn uống của chó không đáng lo nghĩ, vì nó không kén ăn.

CHÓ TEE SHU

Chó Tee Shu, còn gọi là chó Tây Chu là giống chó kiểng xứ lạnh, có bộ lông dài mượt mà, người khó tính đến đâu cũng không thể chê bai vào đâu được. Đây là loại chó kiểng lúc nào cũng được người ta săn đón để nuôi làm kiểng cho đẹp cửa đẹp nhà.

Xuất xứ:

Chó Tee Shu xuất phát từ Tây Tạng, nhưng hiện nay thì không những đã có mặt ở các nước phương Đông mà cả phương Tây nữa.

Hình dáng:

Thân mình của chó dài đòn nhưng bốn chân thấp, nên được coi là giống chó lùn. Trung bình nó chỉ cao độ 25 phân, tính từ lưng trở xuống. Điểm đặc biệt của chó kiểng Tee Shu có bộ lông phủ khắp thân mình dài đến chấm đất, nên trông con chó có vẻ đài các, kiêu sa. Đây là loại chó hình như sinh ra là để được con người ẵm bồng trên tay, chứ không thể để lê la dưới đất. Trên đầu chó Tee Shu có bộ lông dài như mái tóc, được rẽ ngôi rất đẹp và lạ. Xuống tí nữa là bộ ria mép dài một cách ngộ nghĩnh đáng yêu. Với bộ lông đặc biệt nầy, chó kiểng Tee Shu không thể lẫn lộn với một giống chó nào khác, nó phải được vượt trội lên trên tất cả.

Đặc tính:

Chó Tee Shu tính tình hiền dịu và biết vâng lời chủ. Nó thích trửng giỡn và thích sống cạnh người. Đây là loại chó của phòng khách, để trang trí chứ không ai dùng để giữ nhà hay sử dụng vào những công việc khác. Giống chó nầy chỉ thích hợp với xứ lạnh, xứ nóng nuôi không mấy thành công.

Sinh sản:

Phải trên một năm tuổi, chó cái mới có triệu chứng động dục. Việc sinh sản bình thường. Nó cũng có khả năng nuôi con giỏi, mỗi lứa đẻ trung bình được ba con.

Chăm sóc:

Đây là giống chó kiểng của nhà giàu. Nuôi nó là phải có người chăm chút cho bộ lông được mượt mà, sạch sẽ, phải tắm chải thường xuyên mới được. Nên nhớ Tee Shu chỉ đẹp và có giá trị nhờ ở bộ lòng mượt mà thôi. Nếu bộ lông bị cằn cỗi, rối rắm thì nó sẽ mất giá.

Chó Becgie

Từ trước đến nay, người nuôi chó kiểng chuyên nghiệp cũng như tài tử, ai cũng thích nuôi chó Becgie. Với người đã từng nuôi dưỡng loại chó nầy rồi thì lại cứ muốn nuôi mãi, không bao giờ chán. Kể ra loại chó này cũng xứng đáng với lòng ái mộ của mọi người, vì nó có những ưu điểm tuyệt vời mà không giống chó nào so sánh nổi. Phải nói là Berger là giống chó kiểng NHẤT trên mọi khía cạnh: oai vệ nhất, đẹp nhất, thông minh nhất, dễ dạy nhất... Từ trước đến nạy, trên thế giới đã có nhiều cuốn sách viết rất công phu, có cuốn dày như một cuốn tự điển, chỉ nghiên cứu về Berger mà thôi. Thế nhưng, hình như những người chuyên môn nuôi loại chó quí nầy, vẫn chưa cảm thây được hài lòng lắm. ơ trong phạm vi tập sách nhỏ bé nầy, chúng tôi chỉ xin trình bày một cách sơ lược ve đạc tính của con chó quí nhất nầy, đê người mới bước vào nghề có một ý niệm khái quát và có chút hào hứng, nhất là tránh được những bỡ ngỡ có thề có trong thuở ban đầu.

Xuất xứ:

Chó Berger có nguồn gốc tại Đức, sau đó lan tràn khắp các nước trên thế giới. Và ngày nay thì ta đã có nhiều giống Berger nổi tiếng khác như: chó Becgie Pháp Briard, Berger Anh Colley, chó Becgie Bỉ... Tất nhiên mỗi giống đều có một vẻ khác nhau. Nhưng, thường thì giới chăn nuôi đều thích nuôi giống chính gốc là chó Becgie Đức.

Hình dáng:

Berger có thân hình cao lớn, vóc dáng vừa oai vệ vừa dữ dằn, đồng thời cũng toát ra được cái đẹp của nét mặt thanh tú với thân mình đồ sộ, có con nặng gần 100 kí, hai tai vểnh cao, mõm to và dài, mắt sáng và tinh anh, linh hoạt. Xuống tí nữa là cổ to, ngực nở, vai rộng, bốn chân trước thẳng đứng, hai chân sau đứng khuỳnh ra theo thế xuống tấn nên tạo được sự oai vệ đáng nể. Với thân hình ấy, với dáng dấp ấy, đã tạo cho con vật một sự năng động: đi như cọp, như beo, và chạy sải bay như ngựa tế.

Đặc tính:

Chó Berger trông hình dáng thì dữ tợn, nhưng thực chất lại hiền từ. Nó lại dễ dạy, biết vâng lờ Chính nhờ vào những cá tính ưu việt đó nên người ta đã huấn luyện cho chó Becgie vào những công việc khó khăn, nhưng nó vẫn hoàn thành được tất cả những nhiệm vụ giao phó. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, những đoàn quân Khuyển của Đức và của Đồng Minh đã lập được những chiến tích bất ngờ: nào do thám, nào cảm tử... trong thờỉ bình berger cũng đóng những vai trò quan trọng, nhờ vào trí thông minh, vào sự can đảm và khứu giác tuyệt vời, chúng đã trở nên những chuyên viên của mặt trận bài trừ ma túy, bài trừ buôn lậu, do thám vết tích... giúp ích đắc lực cho loài người. Điểm đáng đề cao nữa là Berger rất trung thành với chủ.

Sinh sản:

Thường thì Berger cái phải trên một năm tuổi mới cho sinh sản. Thời gian mang thai từ 60 đến 65 ngày. Lứa đầu đẻ trung bình 4 chó con, nhưng những lứa sau thì từ 7 đến 10 con. Giống chó nầy nuôi con rất giỏi. Với chó đực thì phải 16 tháng trở lên mới cho nhảy đực. Theo các nhà chuyên môn thì lần đầu nên cho chó đực nhảy con cái đang đẻ lứa rạ. Sau đó, cho nó nghỉ bốn tháng cho tròn hai năm tuổi. Và từ đó trở đi, có thể cho phủ giống mỗi tháng ba hoặc bốn lần. Nếu lần đầu mà cho nhảy chó cái tơ thì chó đực có thể sẽ hoảng, nhút nhát khi gặp cái trong những lần sau. Vì như ai cũng biết, chó cái tơ chịu đực lần đầu rất bẳn tính, ưa quay lại cắn xé chó đực.

Chăm sóc:

Chó Berger được xem là loại chó có sức khỏe tốt, ít bệnh vặt vãnh. Việc tắm táp cũng dễ dàng vì giống chó kiểng nầy rất chịu tắm. Có điều khẩu phần thức ăn cho chó Becgie nên quan câm, không thế lơ là quây quá được. Từ lúc chó biết ăn là 45 ngày tuổi cho đến 6 tháng tuổi là giai đoạn tăng trưởng mạnh của chó, chó phải được ăn no đủ với những chất bổ dưỡng cần thiết nỉ^ư thịt (tất cả các loại thịt), cá, rau đậu, tinh bột, và sữa. Từ 6 tháng tuổi đến một năm rưỡi tuổi, cúng vẫn là thời gian bồi bổ cho nó tối đa. Sau hai năm tuổi thì ta mới bớt lo về sự ăn uống hằng ngày của chó. Tuy nhiên, với chó đực phải làm việc nặng nhọc, hoặc phối giống, VỲI chó cái trong thời kỳ mang thai và nuôi con, sự bo dưỡng thịt và sữa vần là chuyên ta phải nghĩ đến.

Việc chăm sóc chó Becgie cần phải nói đến nữa là phải cho chó chạy rông trong vườn mỗi ngày thì chó mới khỏe mạnh, nếu nhốt mãi chúng sẽ tù túng, có thể sinh tật bại xuội, nhất là chó còn tơ. Sau cùng, đây là loại chó lớn con và dữ, vì vậy người nuôi phải tự tập luyện cho chó có nết na. Nếu việc nầy tự làm không được thì ta phải dẫn chó đến các trường huấn luvện chó để cho học vài khóa, như vậy mới yên tâm hơn.

Một số giống chó Berger phổ biến trên thế giới

  • BERGER ĐỨC: Đây là giống chó nổi tiếng nhất thế giới. Thông thường, khi nói đến Berger là người ta nghĩ đến loại chó lớn con, tám chín chục kí lô. Nhưng thực sự vẫn có giống Berger hạng trung (cũng rặc giống) nhưng chỉ hơn bốn mươi ký là cùng. Berger Đức có hình dáng đẹp, đầu ngẩng cao, đuôi xuôi về phía sau thành đường thẳng hơi dốc như lưng ngựa. Chó có ngực nở, vai rộng, bốn chân cao và cứng cáp, mắt sáng, mũi thính, tai thính, tính nhanh nhẩu, thông minh, can đảm, trung thành và vâng lời chủ. Đây là giống chó kiểng tuyệt đẹp và có nhiều ưu điểm so với các giống khác cùng loài. Người ta lợi đụng những đặc tính ưu việt nầy của nó mà huấn luyện cho chó làm những công việc khó khăn, nặng nề đòi hỏi đến sự can đảm, và trung thành của chó nữa như do thám, săn lùng dấu vết bọn tội phạm về hình sự, về buôn lậu... canh giữ kho tàng, bến bãi. Người ta còn thích Berger Đức ở điểm vóc dáng đẹp, oai phong, cách đi, cách đứng phục phịch nghiêm trang, toát ra được cái khí phách của kẻ cả ở con chó.
  • BERGER PHÁP: Berger Pháp cũng có gốc gác từ Berger Đức, có tên là BRIARD, gióng nầy cũng lớn con, khỏe mạnh, mình phủ lông rậm chứ không được sát và thưa như lông berger Đức. Berger Pháp cũng có ngoại hình đẹp, nhưng xem ra vẫn kém Berger Đức. Giống nầy cũng thông minh, lanh lợỉ, dễ dạy, biết vâng lời, nên cũng được huấn luyện để làm những công việc khó khăn như do thám, canh giữ kho tàng... Chúng có một nhược điểm là ít thân thiện với người, nhất là đối với trẻ con.
  • -BERGER COLLEY: Giống nầy của Anh không được to con cho lắm, nhưng vóc dáng cũng đẹp, thông minh, siêng năng, khứu giác và tai rất thính, nó thích vui đùa, trửng giỡn, gần gũi với người, nhất là trẻ em. Người ta dùng Berger Colley vào việc canh giữ kho bãi, và chăn cừu... So với Berger Đức thì Colley có vẻ hiền từ hơn, thích cuộc sống tĩnh lặng hơn.

Chó Boxer

Chó Boxer cũng là loại chó kiểng được nhiều người thích nuôi, có lẽ do cái dáng vóc đẫy đà đường bệ và dữ dằn của nó.

Xuất xứ:

Đây là con chó gốc ở Châu Mỹ, sau nầy sinh sản nhiều ở Châu Âu, và nhiều nước khác trên thế giới.

Hình dáng:

Boxer là giống chó kiểng lớn con, chân thấp, đầu to, đi đứng phục phịch trông chẳng khác nào một tay đô vật nhà nghề. Nội việc nhìn vào cái mõm chó không thôi, người yếu bóng vía đã hết hồn, xanh mắt, chẳng ai dám lại gần: đầu to, tai vểnh nhưng nhỏ, mõm cụt mà to, hàm rộng, nhiều khi hô răng ra...

Đặc tính:

Trông bề ngoài thật dữ dằn, nhưng thực sự thì chó Boxer lại là con chó rất hiền lành. Có thể nói mà không sợ lầm là “lành như cục bột”. Nó sống rất tình cảm với người, rất trung thành và biết vâng lời. Đối với trẻ em, Baxer là người bạn tốt. Người ta đã huấn luyện Boxer vào việc chăm nom săn sóc trẻ em và người già nua tàn tật. Nó cũng là những người bạn tốt của người mù lòa. Bản tính hiền lành của nó thật trái ngược với dáng vẻ bên ngoài quá dữ dằn của nó. Nói đến tính hiền lành và thích gần gũi người của Boxer, thật không có giống chó nào sánh bằng được, kể cả chó Nhật, Bắc Kinh hoặc Berger.

Theo các nhà chuyên môn thì Boxer chỉ thua Berger ở điểm canh giữ kho tàng mà thôi. Sự thực thì công việc canh giữ kho tàng và giữ nhà vẫn là công việc chính của nó. Nó thua Berger ở chỗ nhặm lẹ kém hơn, và phản xạ kém hơn.

Chó Great Dane

Khi nói đến con chó kiểng có thân hình cao nhất, to nhất thì phải nói đến chó Great Dane (hay chó Danois). Nó cao to hơn cả Berger. Phải có nhà rộng, sân và vườn rộng mới nuôi được giống chó nầy.

Xuất xứ:

Nguồn gốc của chó Danois là ở Đan Mạch, sau sang Đức, cũng trở thành giống nổi tiếng. Hiện nay, giống Danois đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Hình dáng:

Giống chó nầy được đánh giá là chó có thân hình cao to nhất. Chiều cao gần một mét, nặng cả trăm kí lô, chiều dài chó trưởng thành phải từ một thước mốt trở lên. Vì vậy, trông con Danois thật là dễ sợ. Khi chồm lên, tầm cao của nó ngang với người có chiều cao trung bình. Bộ lông chó cũng rất đẹp: trắng đốm đen, trắng đốm xám, có con lòng vằn vện như cọp. Tai Danois rất dài và rủ xuống.

Đặc tính:

Thân mình thì to lớn nhưng tính chó lại hiền. Nó thích sống với người, dễ quen thân. Đối vớỉ trẻ con, thì Danois lại là bạn tốt, chiều chuộng trẻ con khi chúng cỡi lên lưng rồi đi qua đi lại trong nhà.

Sinh sản:

Cũng như chó Berger, Danois sinh sản rất tốt, biết nuôi con giỏi. Lứa đầu trung bình đẻ được ba bốn con. nhưng những lứa sau có thể đẻ đến chín, mười con.

Săn sóc:

Chó kiểng Danois quí nhất ở sự to xác của nó. Con nào càng to, càng nặng bao nhiêu lại càng có giá trị bấy nhiêu. Vì vậy, người chăn nuôi luôn luôn cố gắng “thúc” chó ăn thật nhiều để mau tăng trọng. Nếu lớn đúng mức, chó Danois to lớn dềnh dàng chẳng khác gì con bê. Với loại chó nầy, càng to cao lại càng có giá trị.

Mọi người đều nghĩ rằng giống chó là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên, trước khi nuôi chó, bạn cần dành thời gian đọc những điều dưới đây để chọn được một con chó phù hợp với gia đình và cách sống của bạn.

Trước khi nuôi chó bạn cần biết những kiến thức gì

Thời gian

Bạn dành bao nhiêu thời gian mỗi ngày cho chó? Bạn có vui vẻ chăm sóc chó không? Bạn cần làm những gì? Nuôi chó con sẽ tốn nhiều công sức hơn là nuôi chó trưởng thành. Bạn phải tốn nhiều thời gian huấn luyện và xã hội hóa chúng chưa kể đến những việc cần làm khác. Nếu đem một con cho về nhà rồi bỏ mặc nó ở sân sau và không xã hội hóa chúng hoặc không phải tốn một phần công sức của bạn là điều không nên. Chó cần làm quen với những thú nuôi khác và cần hòa hợp một cách tốt nhất khi là một phần trong gia đình bạn.

Nếu bạn không thể dành thời gian cho chó con, thì việc bảo đảm chúng được huấn luyện và xã hội hóa tốt trong mười, mười lăm năm hoặc lâu hơn nữa sẽ không có được. Cần nhớ rằng, hàng loạt những lớp dạy chó không tạo ra một con chó được huấn luyện hoàn hảo. Việc huân luyện và học cân kéo dài suốt cuộc sông của con chó đó.

Giá cả

Mua một con chó không phải tốn nhiều tiền lắm, nếu nó không thuộc giống đặc biệt quí hiếm. Song những điều tiếp theo sẽ làm bạn hao phí nhiều hơn: phải mua những vật dụng cần thiết cho chó; cứ mỗi vài tuần lại phải tiêm chung cho chó con, rồi phải đưa nó đến lớp dạy chó (thêm một khoản chi phí khác); nhờ bác sĩ thú y kiểm tra sức khỏe của nó hàng năm (trong đó phải kể đến chi phí tiêm chủng); nuôi ăn (chó càng lớn chi phí thức ăn càng nhiều hơn); tiền trị bệnh chó trong lúc khẩn cấp... Nhìn chung, còn nhiều chi phí khác trong quá trình nuôi một con chó sẽ phát sinh về sau.

Nơi ăn chốn ở

Bạn có thể tạo nơi ăn chốn ở phù hợp cho chó không? Việc xích nó ở sân sau với một túp lều và nước không phải là nơi chôn ở phù hợp đối với chó. Chúng cần hòa hợp với những thú nuôi khác và thật sự trở thành một phần trong gia đình bạn. Nếu bạn không thể giúp chúng thực hiện được điều này, hãy xem xét lại, chúng sẽ ở đâu an toàn trong nhà và bạn có cho chúng rèn luyện thân thể trong sân rào an toàn không? Bỏ mặc chó ngoài nhà suốt ngày là một điều không nên. Chúng sẽ sủa nhiều hơn và là nạn nhân cho những trò đùa tinh nghịch của lũ trẻ gần đấy, chưa kể đến việc có thể bị bắt trộm.

Cách sống của bạn

Bạn sống như thế nào? Bạn sống trong một gia đình năng động thường xuyên ra ngoài và đi cắm trại chăng? Hay bạn sông lặng lệ hơn? Một vài giống chó cần tập thể dục nhiều hàng ngày cả về thể chất lẫn tinh thần. Nửa giờ đi bộ đối với một con Bulldog còn lâu mới tương xứng với một con Border Collie. Nhu cầu vận động hàng ngày của một con Bulldog không nhiều như chó Border Collie. Việc tìm hiểu kỹ giống chó là điều cần thiết trước khi đem về nhà nuôi, Và việc này bạn cần nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau. Một cá nhân hay chỉ một bác sĩ thú y nói về điều này chưa hẳn là đủ, thậm chí có thể sai lầm. Bạn hãy tìm sách chuyên đề về chó, tham khảo ý kiến của những câu lạc bộ nuôi chó và tìm hiểu thêm trên Internet càng tốt.

Nếu bạn thấy một con chó lai, hãy nghiên cứu xem nó lai từ những giống chó nào. Một con chó thuộc giống nhỏ sẽ không dồi dào sinh lực bằng một con chó thuộc giông “khổng lồ”. Song ngược lại, một vài giông chó to lớn lại không năng động bằng vài giống chó nhỏ hơn nhiều. Kích cỡ không phải lúc nào cũng có liên quan đến nhu cầu sử dụng sinh lực và việc tập thể dục của một con chó.

Việc chải lông

Tất cả các giống chó đều cần chải lông, thậm chí cả những giống không lông! Vài giống cần được chải lông một cách chuyên nghiệp và tốn nhiều thời gian hơn (thí dụ giống Poodle và Bichon Frisé). Những giống khác chỉ cần được chải lông vài phút bằng bàn chải một lần/tuần cũng như chăm sóc đều đặn về răng, tai và móng chân. Tất cả các giống chó đều rụng lông, có điều là nhiều hay ít mà thôi. Những giống chó tưởng chừng “không rụng lông” vẫn sẽ mất lông. Ngoài ra, một bộ lông dài không có nghĩa là sẽ rụng lông nhiêu hơn ít hơn. Một giống chó lông ngắn vẫn có thể rụng lông nhiều nhu một giống có bộ lông dài trung bình.

Nhu cầu của bạn

Tại sao bạn muốn nuôi chó? Làm bạn, tham gia thi đấu thể thao hay bảo vệ? Một lần nữa, bạn cần tìm hiểu về các giống chó để tìm đúng giống chó mà bạn thật sự cần. Nếu bạn muốn một con chó săn ịt trời thì Collie không thể là giống chó đúng như mong muốn của bạn

Kinh nghiệm

Bạn đã có kinh nghiệm nuôi chó nhiều chưa hay chỉ chuẩn bị nuôi lần đầu tiên? Có những giống chó không thích hợp với người bắt đầu nuôi vì lý do này hay lý do khác.

Nhiều người xem phim thấy những con chó quá tuyệt vời (thí dụ phim “101 con chó đốm” - giống Dalmatian) và họ muốn có một con như thế, song đó là sản phẩm điện ảnh của Hollywoođ. Trên thực tế, không phải bất kỳ con nào thuộc giống Dalmatian cũng tài giỏi như trong phim. Ngoài ra, một vài giông rất cứng đầu cứng cổ, thậm chí thách thức người điều khiển chúng. Nếu mới bắt đầu nuôi mà gặp những con ngang bướng thì thật phiền hà. Vì thế, hiểu rõ về giống là yêu cầu quan trọng nhất trong việc lựa chọn giống phù hợp.

Giai đoạn dài

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn mới lập gia đình? Bạn sẽ bán rẻ con chó hay cho người khác? Điều gì bạn cần làm để chắc rằng nó sẽ thích nghi với nơi ồ mới. Bạn phải đem theo gì?

Hàng ngàn con chó đã bị từ bỏ vì phải dời nhà hay sinh con nhỏ. Bạn có nghĩ đên nhu cầu dài hạn của chó không?

Những năm vàng

Khi nào chó sẽ già nua? Bạn có chuẩn bị để đổì phó với sự tấn cồng của tuổi tác hoặc khi chó không còn “hữu ích” lâu hơn và bạn sẽ tống khứ nó? Đối với một con chó luôn phí cả cuộc đời để cố làm vui lòng chủ thì điều tối thiểu chúng ta có thể làm là tạo cho nó những năm tháng bằng vàng thật sự.

Bây giờ, bạn hãy suy nghĩ tất cả những điều trên rồi quyết định xem nên nuôi một con chó thế nào và tìm kiếm ở đâu. Khi chọn một con chó bạn hãy tìm từ .một nhóm cứu hộ hay những người nuôi chó danh tiếng. Ở đó bạn sẽ nhận được vài điều hữu ích.

Lý do bạn muốn nuôi một chú chó

Lý do này sẽ giúp bạn thực hiện quá trình loại trừ. Bạn muốn nuôi một con chó hoàn toàn là thú cưng? Bạn muốn một con chó giữ nhà giỏi? Một con chuyên săn mồi? Kích cỡ con mồi thế nào mà bạn muôn chó săn bắt? Bạn muôn con chó làm được bất kỳ việc gì? Lý do mà bạn muốn nuôi một con chó sẽ giúp bạn chọn đúng loại chó cần thiết.

Chó con hay chó trưởng thành

Chó con rất dễ thương nhưng chó lớn thì nuôi dễ hơn. Nhìn chung, một con chó trưởng thành được huấn luyện giữ nhà, đã chủng ngừa miễn dịch nhiều loại bệnh, không dị tật, không có vấn đề về sức khỏe hay di truyền là tốt.

Mua chó cảnh bao nhiêu tiền?

Dĩ nhiên còn tùy thuộc giống chó, quí hiếm hay thông thường chó đua hay chó cảnh. Trước khi mua bạn can tham khảo kỹ giá của từng giống và loại để không mua nhầm. Ngoài ra đây cũng là cách để xem lại ngân quỹ gia đình để quyết định chọn mua, bởi vì không chỉ chi phí mua chó mà còn cả quá trình lâu dài trong việc nuôi và chăm sóc chó nữa.

Chọn chó thuần chủng hay chó lai

Thật khó để đưa ra đề nghị với bạn về điều này. Bởi vì, trên thực tế, rất nhiều người chỉ muốn nuôi chó thuần chủng. Một con chó thuần chủng sẽ thừa hưởng những đặc điểm di truyền của giống. Do đó bạn phải biêt tổng quát về đặc điểm của giống mà bạn định mua. Tuy nhiên, chó lai cũng là thú cưng tuyệt vời! Hãy kiểm tra những đặc điểm mà chúng thừa hưởng từ cha mẹ. Nếu chúng có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh và có ưu thế riêng về giống lai, phù hợp với mục đích nuôi của bạn thì vẫn tốt.

Thật ra, nếu một con chó lai không phải là sản phẩm pha tạp ngẫu nhiên của những giống chó...bình dân, mà là sự tuyển chọn, phối giống kỹ của những nhà chăn nuôi danh tiếng, nhằm tạo ra một con có ưu điểm của nhiều giống thì càng đáng đồng tiền bát gạo để mua.

Đối với gia đình

Ai là người tiếp xúc trực tiếp đến việc cho ăn và chăm sóc chó mỗi ngày? Liệu chó thích hợp với gia đình bạn không? Bạn cần nghĩ rằng, bất kỳ đứa trẻ nào trong gia đình cũng có quyền tham gia ý kiến trong việc chọn chó.

Đối với gia đình mạnh mẽ, thích cư xử “bạo tay” thì loại chó tha môi Labrador tỏ ra thích hợp, còn chọn một con chó canh xương côt mảnh mai là điều sai lầm vì xương của nó dễ gãy nêu đùa quá mạnh. Ngược lại, một con chó cảnh sẽ là sự chọn lựa tuyệt vời cho người cao tuổi hoặc không còn khả năng sử dụng chân tay.

Loại chó và chiều dài bộ lông

Chiều dài của bộ lông biểu thị cho việc cần được chải lông cua chó. Bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để làm việc này? Việc chải lông diễn ra hàng ngày hay hàng tuần? Chó cần cắt tỉa lông thường xuyên không? Lông chó rụng vương vãi trong nhà thì sao? Dĩ nhiên bạn phải tôn thời gian làm sạch thường xuyên rồi!

Môi trường sống của nhà bạn - Không gian bên trong và bên ngoài

Môi trường trong nhà là điều cực kỳ quan trọng. Liệu nó thích hợp với chó to lớn hay chó nhỏ con? Sấn rào lởn cỡ nào? Chó có thể an toàn trong sân rào không? Bạn có thường xuyên để nó một mình ngoài sân không?

Vị trí và vùng đất

Khu vực nơi bạn ở thích hợp với loại chó nào, giống nào. Nơi đó ở thành thị, ngoại thành, bên ngoài ngoại ô hay nông thôn?

Nhu cầu rèn luyện thân thể của chó

Bạn cần cân nhắc nhu cầu tập thể dục của chó. Chúng cần tập bao lâu mỗi ngày? Bạn có thời gian để bảo đảm nhu cầu của chúng không? Chó to lớn cần tập nhiều và bạn có bị bất kỳ bệnh nào ngăn cản bạn rèn luyện chó không?

Tính khí và cá tính

Khí chất và tính tình của chó có phù hợp phép tăc trong gia đình bạn không?

Khả năng hòa đồng với vật nuôi khác

Con chó của bạn sẽ làm quen với những động vật khác. Và nó sẽ cư xử ra sao đối với những con chó khác, đặc biệt là với lũ mèo hay những con thú nhỏ hơn. Nó có khó kiêm soát không  sự gây hấn là một vấn đề hoặc là một đặc điểm của nòi chó săn và điều này có nghĩa là con chó của bạn sẽ muốn săn đuổi bất kỳ vật gì khi di chuyển!

Lưu ý trước khi chọn, chăm sóc và nuôi dưỡng chó cảnh

Khi bạn chọn một giống chó mới, bạn phải chọn loại chó có thể tạng tốt với những đặc trưng tiêu biểu cho giống chó ấy. Một con vật đặc trưng cho một loài bao giờ cũng mạnh khoẻ, có ý chí và một cơ thể khoẻ mạnh, lướt qua bệnh tật và cách chăm sóc ngược đãi, những diều đó không có nghĩa là một con vật khoẻ mạnh đều đặc trưng cho giòng cả. Có khi con chó có thể tạng tốt nhưng không điển hình. Đối với chúng ta cả hai mặt này đều cần.

Việc chăm sóc và nuôi dưỡng chó cảnh sẽ bớt đi phân nữa gánh nặng nếu ngay từ đầu bạn chọn được một chú cún con có cơ thể khoẻ, bởi vì như vậy chó sẽ có khả năng tồn tại và phát triển tốt dưới bất cứ hoàn cảnh xấu nào hoặc bị bỏ rơi hay thiếu sự chăm sóc. Nhưng không phải thế mà bạn đọc sẽ đi tìm một con chó khoẻ mạnh rồi về để mặc nó, và cứ tin rằng nó có thể tạng tốt sẽ vượt qua mọi hoàn cảnh khắc nghiệt. Nếu mua được giống chó có thể tạng tốt sẽ tiếp kiệm được sức lực, tiền của và tránh nổi thất vọng khi nuôi dưỡng nó. Một con chó khoẻ mạnh phải vốn thừa hưởng thể tạng tốt từ chó bố mẹ và phải được chăm sóc chu đáo với đầy đủ thức ăn bổ dưỡng ngay từ đầu.

Lưu ý là bạn đừng quá tiết kiệm khi phải tốn một số tiền lớn để mua chó. Và cũng đừng mua thứ chó tạp nham dù cho giá có rẻ. Sự khác nhau về giá cả giữa một con chó yếu đuối, thiếu chăm sóc, gầy còm, bệnh hoạn với một con chó cường tráng, ăn đủ chất và sức sống cao có thể lực tốt. Nhưng dù vậy, cũng công bằng, bởi vì một khi bạn đã đầu tư vào việc nuôi chó thì tiền mua không quan trọng và quan trọng là tiền bỏ ra để chăm sóc chúng. Lúc đầu khi mua chó bạn tiết kiệm được một số tiền lớn, nhưng sau đó bạn sẽ tốn gấp đôi hoặc gấp năm lần như vậy để trả cho việc mướn thầy thuốc và còn tốn nhiều hơn so với số tiền phải bỏ ra chăm sóc một con chó có thể tạng tốt.

Một con chó có sức sống cao rất dễ nuôi và thật xứng với công lao ta bỏ ra, nó luôn sôi dộng, tò mò và rửng mỡ. Cơ thể béo tốt, mắt sạch ghèn và nước mắt, lông bóng mượt mà, thịt đầy đặn và chắc nịch. Chó không cần phải mập mạp, nhất là thời kì chó còn nhỏ, không nên để chó quá mập. Chó không bị còi xương, là những khớp xương thẳng, rắn chắc, trắng và phẳng, hơi thở tốt.

Và hơn hết, chó luôn thích rững giỡn và thật nhạy cảm. Các chú cún con, cũng giống như trẻ em vậy luôn luôn cần được ngủ nhiều, nhưng khi thức dậy luôn sôi động chứ không ủ rủ, ù lì, nửa thức nửa ngủ. Một con chó đã lớn nếu ốm có thể được vỗ béo hoặc nếu béo quá có thể làm ốm đi dược. Nhưng phải đảm bảo chó luôn khoẻ mạnh, vẫn thích ăn, sôi động và đầy sức sống. Chó hẳn đã thừa hưởng “gien” tốt từ bố mẹ và lúc đầu đã được chăm sóc kỹ.

Thật uổng công nuôi dưỡng một con chó không được hưởng một cơ thể tốt từ chó bố mẹ và không được chăm sóc đúng mực. Ngay từ lúc đầu ta phải hiểu điều này. Ta chỉ nên mua chó từ những người chủ có thiện ý muốn bảo đảm giống chó của mình luôn mạnh khỏe, trước khi thoả thuận giá cả nên mang chó đến bác sĩ thú y để biết rõ tình trạng sức khoẻ của chó.

Nếu bạn đã chăm sóc chó đúng mức rồi thì bạn không phải lo gì cả chỉ nên chăm sóc và làm hết khả năng một khi chó có vẻ yếu, dễ bệnh hoạn. Nhưng khi đã quyết định chọn một con chó khác thay thế ta phải bảo đảm chọn những con có thể tạng cường tráng.

Tuổi tác

Chó con không nên trẻ hơn 8 tuần tuổi. Một người nuôi chó tốt sẽ không đưa cho bạn những chó con trẻ hơn tuổi đó. Theo những trường dạy chó thi chó con khoảng 6 tuần tuổi là tuyệt. Song sự tăng trưởng và phát triển của từng giống chó khác nhau, do đó từ 6 đến 8 tuần tuổi thì có thể chọn được. Ngoài ra, bạn hãy nghĩ xem, mắt và tai chó mở ra vào khoảng 3 tuần tuổi và chúng bắt đầu thử những thức ăn đặc sau đó. Một chó con 5-6 tuần tuổi vừa đủ để cai sữa. Thêm hai tuần nữa với chó mẹ và anh em cùng lứa đẻ sẽ tạo ra sự khác biệt lớn toàn diện. Hơn nữa, chó con cần có ít nhất một số “kinh nghiệm sống” trước khi được đưa về nhà. Thời khóa biểu tiêm chủng vắcxin cho chó con thường ở tuần thứ 6, 9 và 12 với lần chủng ngừa bệnh dại đầu tiên vào tuần thứ 16.

Nếu bạn đến một đội cứu hộ, hãy tìm một con chó trưởng thành, bởi vì một con chó táng trưởng hoàn toàn không có nghĩa là chúng đã được huấn luyện trước đấy. Còn những con trưởng thành đã có sự kiểm soát tốt hơn và được chăm sóc nhiều hơn là chó con. Và chó con chỉ nhỏ trong một thời gian ngắn. Đôi khi chó con trong đội cứu hộ có thể được giao cho người nuôi trước khi chúng 8 tuần tuổi. Nhưng đây là trường hợp ngoại lệ.

Điều kiện

Chó lớn hay chó con phải cho thấy không có dấu hiệu dị tật, chảy mủ từ mắt, tai, mũi v.v. Chúng phải có bộ lông bóng, sạch và tỏ ra lanh lợi. Chất thải của chúng phải vón cục. Nếu bạn đên gặp một người nuôi chó, hãy hỏi người ấy và kiểm tra xem cha mẹ của con chó mà bạn định đem về nhà có khỏe mạnh thật sự không, có tiền sử .bệnh hoặc di truyền dị tật gì không. Điều này sẽ giúp bạn xác định được một con chó khỏe mạnh nhất để nuôi. Nấu người chủ không cho bạn kiểm tra bất kỳ điều gì thì tốt nhất bạn nên đi ngay lập tức.

Nếu người nuôi bảo đảm rằng chó của họ khỏe mạnh, thậm chí nhiều người sẽ bảo đảm tuổi thọ của chó nữa, lúc ấy bạn mới nghĩ đến việc chọn một con. Dĩ nhiên, chọn được một con thuần chủng nhì rất tốt. Và càng tốt hơn nữa khi con đổ có thể biểu diễn vài trò thể thao bằng cách vâng lời theo mệnh lệnh và thể hiện được sự nhanh nhẹn.

Chọn đúng chó

- Bạn muốn nuôi loại chó gì? Nếu là chó gia đình, hãy nghĩ xem ai là người chăm nom nhà cửa chủ yếu khi bạn vắng nhà - người nào sẽ cho chó ăn, chăm sóc và đi dạo với chó.

- Bạn sống ở đâu? Thành thị, ngoại ô hay nông thôn? Nhà riêng hay chung cư, có sân rào hay không? Nơi nào chó sẽ chơi đùa và ngủ? Bạn có thể đi bộ hay luyện tập cho chó của bạn thường xuyên?

- Cách sống của bạn thế nào? Bạn làm việc tại nhà, bận rộn suốt ngày hay đi làm mỗi ngày? Điều gi sẽ xảy ra cho con chó của bạn trong khi bạn đi vắng, bạn có thể giảm mọi thứ để có thời gian cho chó ăn và đi bộ với chúng theo thời khóa biểu dều đặn không?

- Loại chó nào bạn thích? Chó lớn, nhỏ, thích chạy hay loại chó đi lắc lư bên cạnh ghế của bạn? Chó con hay chó trưởng thành?

- Nơi bạn đem chó về nhà? Mua ở cửa hàng hay do người quen tặng?Trên đây là vài câu hỏi bạn cần chú ý trước khi đem chó về nhà. Nhìn chung, việc chọn đúng một con chó cho bạn và gia đình là điều quan trọng và có nhiều yếu tố cần được cân nhắc để bảo đảm rằng bạn có sự lựa chọn đúng khi chọn một con chó lớn hoặc chó con.

Cách tốt nhất để chọn một chó lớn hay chó con tốt là sử dụng một quá trình loại trừ. Bạn hãy cân nhắc tất cả các yếu tố mà bạn tạo ra bản thiết kế về một con chó hoàn hảo. Quá trình này có thể tiến hành bằng cách đánh dấu những mục trong các phần kiểm tra dưới đây:

Tại sao bạn muốn nuôi một con chó?

  • Vật cưng.
  • Săn bắt.
  • Làm cảnh
  • Làm việc

Bạn muôn nuôi chó trưởng thành hay chó con?

  • Chó con.
  • Chó trưởng thành.
  • Không thành vấn đề.

Bạn tốn bao nhiêu tiền để mua một con chó?

  • 200.000 đồng.
  • Một triệu đồng.
  • Năm triệu đồng.
  • Mười triệu đồng.

Bạn có thể chi bao nhiêu tiền cho thức ăn cho hàng tuần?

  • Dưới 1.000.000 đồng.
  • 2.000.000 đồng.
  • 5.000.000 đồng.
  • 10.000.000 đồng trở lên.

Chó đực hay chó cái?

  • Đực.
  • Cái.
  • Không thành vấn đề.

Kích cỡ của chó

  • Chó cảnh.
  • Chó thu nhỏ.
  • Chuẩn.
  • Lớn.

Chiều dài bộ lông?

  • Ngắn.
  • Trung bình.
  • Dài.
  • Rất dài.

Mỗi tuần cần chải lòng chó mất bao nhiêu thời gian?

  • Không.
  • 1 giờ.
  • 2 giờ.
  • Từ 3 giờ trở lên.

Hàng ngày tập luyện cho chó bao lâu?

  • Không.
  • 15 phút.
  • 30 phút.
  • Từ 1 giờ trở lên.

Hoạt động của bạn thế nào?

  • Nhàn rỗi.
  • Không quá bận rộn.
  • Khá bận rộn.
  • Cực kỳ bận rộn.

Người nào sống trong nhà bạn?

  • Em bé.
  • Trẻ con.
  • Thanh thiếu niên.
  • Cao tuổi.

Cân nhắc về bệnh?

  • Không có bệnh.
  • Bệnh hen.
  • Dị ứng thức ăn và thuốc men.
  • Đau lưng.

Khả năng chịu đựng?

  • Trẻ con.
  • Người lạ.     ’
  • Chó.
  • Những động vật nhỏ.

Không gian nhà bạn?

  • Hẹp.
  • Trung bình
  • Rộng.
  • Rất rộng.

Môi trường sống?

  • Thành phố.
  • Ngoại ô.
  • Nông thôn.

Chọn đúng giống

Quá trình loại trừ kể trên sẽ giúp bạn chọn đúng giống chó thích hợp với gia đình bạn. Hãy kiểm tra kỹ từng mục rồi quyết định chọn. Bạn cần biết chính xác loại chó nào mà bạn cần và nó sẽ thích nghi với nhà và gia đình bạn ra sao.

Cung cấp gì cho chó lớn và chó con mới đem về nhà?

Dưới đây là danh sách những gì cần thiết:

Những gì cần cung cấp khi mới mang chó về nhà (chó lớn và chó con) Cung cấp không bắt buộc (tùy loại chó, ngân quĩ và điều kiện sống) conditions)
Tô đựng nước

Tô đựng thức ăn

Dây xích chó

Vòng đeo cổ

Thức ăn dành cho chó

Bác sĩ thú y ở địa phương

Nơi trú ẩn (nếu là loại chó sống ngoài trời hoặc nếu chó mất nhiều thời gian sinh hoạt ngoài trời)

Giường chó (hoặc nơi ấm áp, thoải mái để ngủ)

Đồ chơi và vật để nhai gặm (cho chó con)

Thùng đựng chó (nếu bạn đang huấn luyện nó)

Thết đãi tiệc cho chó

Bàn chải và/hoặc lược dành cho chó (không cần đối với chó không lông)

Dầu gội dành cho chó

Giấy thấm nước tiểu của chó con

Vật đựng chó khi di chuyển (chó con và chó nhỏ)

Kéo cắt tỉa lông (tuỳ loại lông)

Chó được chọn làm kiểng   tất nhiên phải là loại chó quí hiếm, do ở bản chất đặc biệt của giống dòng. Có giống chó lớn con như Danois, Doberman, Berger, Boxer... nhưng cũng có giống nhỏ con như Chihuahua, chó Bắc Kinh, Tee Shu, Pinscher... lại mỗi con, mỗi tính, mỗi nết, nên đòi hỏi mỗi cách săn sóc khác nhau.

Do đó, tùy theo sở thích, tùy theo hoàn cảnh cho phép mà người chọn nuôi giống chó nầy, kẻ lại chọn nuôi giống chó khác. Có người nuôi chơi một vài con làm giống, nhưng cũng có người nuôi để sinh sản hầu kinh doanh nên phải nuôi số nhiều.

Nhưng, dù nuôi ít hay nuôi nhiều, nuôi tài tử hay nuôi chuyên nghiệp thì việc THUẦN HÓA và NUÔI DƯỠNG CHÓ KIỂNG LÀ việc ai cũng phải quan tâm. Vì rằng, chắc chắn không ai muốn nuôi một con chó “phản chủ” trong nhà, cũng không ai lại muốn nuôi một con chó có những nết xấu xa, những thói tật mà mình không tài nào sửa đổi nổi.

Vì vậy, có những vấn đề tuy nhỏ liên quan đến con chó nuôi trong nhà, ta cũng phải chú ý quan tâm:

Cách chọn chó tốt

Một con chó tốt là con chó hợp với ý thích của mình từ giống dòng, từ vóc dáng, từ sắc lông, từ tuổi tác, từ tính nết... Nhưng, giống dòng có thể biết, vóc dáng sắc lông thì đã sờ sờ trước mắt, tuổi tác cũng có cách để kiểm chứng, nhưng tính nết con vật thì đâu có biểu lộ hết ra ngoài? Nên coi đó là một sự chọn lựa hên xui may rủi chăng?

Người xưa, muốn chọn chó mà nuôi, người ta phải xem tướng chó (xin xem lại bài đầu), con nào mặt mày tươi rói, sắc lông mượt mà lanh chai thì mới được chọn nuôi. Còn con nào lầm lì “như chó ăn vụng bột”, hoặc đểnh đoảng “như chó sủa ma” thì cho cho các cụ cũng chẳng thèm.

Cách coi tướng chó của người xưa, nay có người tin, nhưng cũng có người không tin, nhưng, dù sao thì chúng ta cũng phải bước những bước sau đây.

Chọn chó nhỏ mà nuôi:

nếu đó là chó con mới lẻ bầy, tháng rưỡi tuổi thì không nói làm gì. Nhưng nếu là chó lớn thì ta phải chọn chó còn tơ, như vậy mới bỏ công nuôi dạy. Vì ai cũng biết, đời sống của chó rất ngắn ngủi, trung bình độ mười năm. Sau cái tuổi đó, nếu có “thọ” hơn năm ba năm nữa thì chó cũng đã già rồi, đâu còn giúp ích gì cho ta được. Hơn nữa chó đã già thì làm kiểng cũng không còn hấp dẫn được ai!

Muốn biết tuổi chó, nhìn tướng có thể lầm, vì con chó mập mạp khỏe mạnh có thể “trẻ” hơn trước tuổi. Vậy tốt hơn hết là coi răng của chó, cũng như người ta coi răng bò để đoán tuổi bò vậy.

Được biết:

  • Chó  một tháng tuổi đã mọc đủ răng sữa. Vì vậy, người ta phải cắt bớt răng để chó khỏi day vú mẹ, khiến cho mẹ bị đau mà trốn tránh không cho con bú.
  • Đến sáu tháng tuổi thì lớp răng sữa đó đều rụng hết, và mọc lên răng mới. Đây là loại “răng thật", còn gọi là răng vĩnh viễn, vì hiện diện cho đến thời già nua của chó.
  • Chó một năm tuổi, nhìn răng thì thấy ở giữa mặt răng cộm u lên, chứng tỏ chưa bị bào mòn.
  • Chó hai năm tuổi thì mấy cái răng giữa của hàm dưới đã bị bào mòn bằng mặt, chứ không cộm u như trước nữa.
  • Chó ba năm tuổi thì bốn răng cửa hàm dưới cũng mòn bằng mặt.
  • Chó bốn năm tuổi thì hai răng giữa của hàm trên mòn bằng mặt.
  • Chó bảy năm tuổi trở nên thì lông chung quanh mõm, rồi đến lông mặt bạc trắng ra, y như người già bạc râu vậy.
  • Chó già nhìn qua biết ngay: lù đù, kém lanh lợi, thụ động, thích nằm một chỗ.

Khi chọn được một con chó tơ ưng ý rồi, ta còn phải để tâm đến việc chọn dáng vóc của nó nữa.

Chọn chó đực:

Muốn có một con chó đực tốt, ta phải chọn những con khỏe mạnh, không bệnh tật, cao lớn, ngực nở vai rộng, bộ chân cao ráo, cứng cáp, mặt phải sáng láng tỏ rõ sự thông minh. Ngoài ra, cũng phải quan sát bộ phận sinh dục của chó xem có bị bệnh tật gì không, tinh hoàn đầy đủ không.

Chọn chó cái:

Thường thì vóc dáng chó cái nhỏ hơn chó đực (tất nhiên là so sánh những con cùng dòng giống với nhau), nhưng với chó cái vóc dáng quá nhỏ ta nên loại ra. Nuôi chó cái dù làm kiểng, nhưng cũng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sinh sản, do đó nên chọn những con chó cái có thân hình to lớn, hông rộng để sau sinh con được dễ dàng. Ngoài ra, ta còn phải quan sát số vú của chó ra sao. Vú phải đều, không dị tật, núm lớn và nhất phải có tám cái đủ tiêu chuẩn. Loài gì cũng vậy, con cái mà vú lép, hay bị dị tật gì khác, thì dù có khả năng nuôi con giỏi, thì lứa con cũng không được thành công như ý.

Khi đã chọn được cho mình một con chó nhỏ hay chó tơ theo đúng tiêu chuẩn thì đã là một sự đáng hài lòng rồi. Dắt chó về nhà, tất nhiên ta phải lo đi những bước mới.

Đặt tên cho chó

Với con chó đã có tên sẵn khi mới mua về thì không nói lam gì, nhưng với chó con, hoặc chó mà mình không biết tên, thì mình nên đặt tên mới cho nó.

Tên chó không nên đặt dài dòng, chỉ một hay hai chữ mà thôi. Như vậy, vừa dễ gọi và chó lại dễ nhớ. Người ta bảo “ngu như chó” cũng có phần đúng, vì con chó vốn có tính hay quên, khi dạy điều gì ta phải chịu khó lập đi lập lại nhiều lần thì mới nhập tâm được.

Ta vốn biết con chó có tính hư ăn (Thành ngữ có câu: “Hư ăn như chó” mà) cho nên hễ nơi nào động dao động thớt, động chén động thìa, là con chó chạy theo ngay. Vậy, hễ một lần cho ăn là ta gọi to tên nó, tất nhiên nó sẽ chạy đến.

Đây cũng là giai đoạn đầu để mình và con vật làm quen, nên thỉnh thoảng ta lấy tay vỗ nhè nhẹ lên đầu nó, vừa vỗ vừa gọi tên. Nếu cần thì vuốt ve thân mình nó, nếu là chó kiểng nhỏ thì bồng ẵm nó lên ra vẻ chiều chuộng thương yêu... Tất nhiên, con chó lạ sẽ có cảm tình ngay với người chủ mới.

Biểu lộ tình cảm thương yêu, không chỉ ở sự vuốt ve con vật mà là còn phải cho ăn uống no nê, ngon miệng. Vốn là giống “tham ăn như chó” nên từ đó về sau hễ gặp chủ là nó vẫy đuôi, đó là cách ve vãn, nịnh nọt để xin ăn chứ không có gì khác.

Tìm hiểu tính nết chó

Có hiểu được tính nết của chó ra sao thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được. Chẳng hạn chó tham ăn thì ta dùng mồi để dụ. Với chó dữ dằn lì lợm thì đành phải “người roi, voi búa”, dùng hình phạt nặng nó mới chịu nghe. Cũng như với con chó thông minh ta dạy khác, còn chó...“ngu như chó” thì dạy cách khác... Vì vậy, việc tìm hiểu bản tính của chó là việc nên làm.

Muốn được vậy, ta càng phải gây sự thân thiện với chó.

Một khi con chó đã thực sự thân thiện với người chủ mới, có nghĩa là nó đã hoàn toàn chấp nhận nơi ở mới, và đã quen thuộc với hoàn cảnh mới, nếp sống mới, thì nó tự biểu lộ bản nâng thực sự của nó ra:

  • Nếu tính lười biếng thì cả ngày nó cứ chúi đầu vào góc kẹt nào đó trong nhà mà ngủ.
  • Nếu biết giữ nhà, thì dù ngủ, chó cũng nằm ngay cửa ra vào, chứ không đi đâu xa.
  • Nếu biết săn mồi, săn thú thì gặp chuột ở đâu nó theo vồ đến đó. Hoặc cả ngày cứ vẩn vơ ở bên sóng chén, tủ thức ăn, nơi chứa than củi... vốn là nơi chuột bọ tới lui...
  • Khi gặp khách lạ vào nhà, chó dữ hay hiền ta biết rõ ngay...

Tìm hiểu được bản tính của chó ra sao rồi, thì ta mới dễ dàng dạy dỗ nó được.

Nhưng, phải dạy dỗ bằng cách nào?

Có người khuyên ta cứ dùng lời lẽ ôn tồn, dùng sự vuốt ve để phủ dụ, dần dần con chó sẽ nghe lời, sẽ ngoan ngoãn vâng theo lời chỉ bảo của ta.

Nhưng, có người lại cho rằng, phải dùng roi vọt để dạy thì mới có kết quả tốt. Chó tuy dữ nhưng lại sợ đòn chỉ “nhá” roi lên là nó đã cụp tai khiếp vía. Đó là phương pháp của những người dạy thú dữ cọp, beo của các đoàn xiếc, với cây roi điện cầm tay.

Có người lại cho rằng, với chó chỉ cần lời nói nghiêm nghị, lệnh truyền phải chính xác, gắt gao thì nó cũng đủ sợ rồi. Cây roi nếu cần chỉ coi là vật để hù dọa chứ không nên đánh đập. Vì lỡ “chó chạy cùng đường” thì lại phản tác dụng. Khi quá sợ, thì chó sẽ nổi điên...

Có điều ta nên nhớ rằng với tình thương yêu sẵn có ta sẽ dễ dàng cảm hóa được con vật, dù đó là chó, vốn nổi tiếng ngu si và dữ tợn. Ta cũng thừa biết, đã là chó thì tất nhiên chúng có nhiều nết xấu: sủa bậy, cắn càn, ăn vụng... Nếu không vướng tật nầy thì nó cũng vướng phải nết kia. Nhưng dù sao cũng phải biết rõ đúng bệnh để mà trị, biết đúng chứng để uốn nắn thì công việc dạy dỗ mới dễ dàng và chóng có kết quả như ý hơn. Hơn nữa, với chó kiểng, con chó luôn sống gần với mình, nếu khôn ngoan hơn, giỏi giang hơn, tất nhiên chúng trở nên con vật giá trị hơn.

Và sau đây là những bài học cần thiết, ta cần dạy cho chó:

Dạy chó ngủ đúng chỗ

Khi mua con chó về nhà, việc trước tiên là ta tìm cho nó một chỗ ngủ nhất định. Chỗ ngủ của chó tất nhiên là chỗ khuất nhưng thoáng khí, hợp vệ sinh, như gầm bàn, gầm cầu thang... Nơi đây ta để cho chó một cái hộc bằng gỗ, hoặc là một cái thau nhựa, nếu là chó nhỏ; hoặc trải một tấm mền cũ, một cái bao tải nếu là chó lớn con, và bắt buộc chúng nằm ở đó. Đây cũng là bài học đầu tiên ta truyền dạy cho con vật.

- Ta ấn đầu và mình chó vào chỗ đã định và bảo “nằm xuống”, với giọng ra lệnh. Có thể con chó sẽ ngoan ngoãn nằm, nhưng rồi... ta vừa rời khỏi thì chúng lại đi. Cũng có thể con chó bướng bỉnh: ta ấn đầu thì nó chỏng mông, mà ta ấn mông thì hai chân trước nó đã chổi dậy. Thật ít khi gặp được con chó thông minh đến độ biết nghe lời ta liền. Tuy nhiên, với cái lệnh trên, ta cứ lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày (mà lần cuối cùng là trước khi đi ngủ), và trong nhiều ngày liên tiếp. Thế nào, con chó cũng hiểu được ý ta, và cuối cùng nó cũng phải tuân theo mệnh lệnh. Mà dù chó có tuân theo đi nữa, ta cũng vẫn phải để tâm theo dõi, để một ngày nào đó, thấy chó đi “ngủ lang” sang một chỗ khác, thì ta lại bắt nó trở về chỗ cũ.

Với con chó bướng bỉnh, không chịu tuân lời, thì chỉ còn cách xích nó lại bên cạnh chỗ nằm mà ta lựa chọn, thế nào thấy chỗ ấm áp chó cũng nằm lên đó mà ngủ. Quen hơi, sẽ tự giác nhận đó là chỗ ngủ của mình.

Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Chó con thì chưa có trí khôn, chó lớn mới mua về thì lạ chỗ lạ nơi, nên thường tiểu tiện bậy bạ trong nhà, trong sân, đó là điều không vừa lòng người chủ. Thật ra, đây là một vấn đề không kém quan trọng, bắt buộc ta phải nghĩ tới khi đem về nhà một con chó lạ.

Dĩ nhiên, nếu nhà có vườn rộng thì điều này không cần đặt ra. Nhưng phố xá chật chội thì điều này phải nghĩ đến ngay từ đầu.

Giống chó không phải ở dơ, thường thì nó tiêu tiểu có nơi có chỗ nhất định.

Theo bản năng sinh tồn còn lưu truyền trong ký ức của chúng, thì khi tiêu xong là phải quào đất lấp kín lại ngay, vì sợ kẻ thù (như cọp, beo) phát giác ra sự có mặt của nó mà lùng bắt ăn thịt. Bằng chứng là ta thấy sau khi đi tiêu xong, con chó thường bước xa mấy bước rồi lấy hai chân trước quào đất lấp cho có lệ, rồi mới trở vào nhà. Đó là thói quen cổ xưa của tổ tiên chúng mà lúc còn là sói ở rừng, đã thâm nhập vào huyết quản chúng, có điều nay chúng đã quên dần đi... (Cứ xem con mèo quào đất lấp phân thì ta sẽ rõ).

Hiểu được điều đó, sẽ giúp ta biết được thêm rằng loài chó không cẩu thả trong việc tiêu tiểu bừa bãi.

Tất nhiên, đã nuôi chó là phải chịu hốt phân. Vì vậy, dù nhà chật hẹp, ta cũng phải tìm một nơi thích hợp để dạy cho chó tiêu tiểu.

Tuỳ theo chó lớn hay nhỏ con, ta đóng một cái máng bằng gỗ, bên trong đổ một lớp cát tương đối dày. Sau đó, khi bắt gặp chó có triệu chứng muốn tiêu tiểu, ta dẫn chúng đến chỗ có cáỉ máng cát - nếu cần nhấc chúng lên, đặt vào đó - để chúng tiêu tiểu. Chỉ cần tập một vài lần như vậy, chó sẽ biết được đó là “phòng vệ sinh” của mình, lần sau cứ tự động đến...

Sở dĩ chó quen nhanh như vậy, là do trong máng có cát, mà loài chó thi có thói quen tiêu tiểu trên đất, cát (để dễ quào che lấp kẻ thù). Hơn nữa, trong máng có lưu lại cái mùi nước đái đặc biệt của nó, nên nó cứ tìm đến khi tiêu tiểu những lần sau.

Dạy chó giữ nhà

Dạy chó giữ nhà, hiểu theo đúng nghĩa là biết sủa để không cho người lạ vào nhà, biết cắn nếu người lạ (hay kẻ gian) liều lĩnh vào nhà... Nhưng, thông thường thì người mình chỉ cần có một con chó biết sủa đúng lúc khi có người lạ mặt bước vào nhà, như vậy đã coi là chó biết giữ nhà. Mà việc này thì tập không khó.

Thường thì con chó nào cũng biết giữ nhà theo cách đó cả. Nghĩa là hễ gặp người lạ vào nhà thì chúng chồm tớỉ sủa oang lên để báo động cho chủ nhà biết mà tùy nghi đối phó. Ta có câu: “chó cậy nhà gà cậy vườn” là vậy. Nhưng nếu nuôi phải con chó mà khách vào cứ nằm trơ ra, thì một là nó ngu, hai là nó nhát, ba là nó hiền.

Trong trường hợp cần chó giữ nhà mà khách lạ vô nhà chó không sủa, thì ngu hay hiền cũng coi như là một, cần phải loại ra.

Còn nếu chó nhát, thì tập cho nó dử dằn lên một tí tất nhiên nó không còn nhát nữa.

Ta tập bằng cách xích chó nằm gần cửa, rồi nhờ một người ăn mặc rách rưới, vai mang bị, đầu đội nón mê vào cửa chọc phá nó để xem nó phản ứng ra sao. Nếu con chó chồm lên mà sủa, tất là con chó cũng biết giữ nhà, thì cứ tập đi tập lại nhiều lần, chó sẽ can đảm lên mà thuần thục công việc. Nhưng, nếu làm như vậy, mà chó cứ vô tình nằm im, thì coi như là vô dụng.

Thành ngữ có câu: “chó cắn áo rách”, hễ là chó thì thấy ai ăn mặc lôi thôi đều nghĩ đó là kẻ gian nên đuổi theo sủa cắn cho bằng được. Nếu chó mà tha kẻ áo rách thì quả thực là con chó quá hiền, hoặc quá ngu rồi!

Tâm lý người mình, nuôi chó để làm kiểng, dù con chó quí biếm đến cả lượng vàng, cũng đòi hỏi nó biết giữ nhà thì mình mới vui. Nếu nuôi chó chỉ để làm kiểng không thôi, thì chắc sự quí mến cũng có phần giảm sút!

Con chó biết giữ nhà là con chó khôn, lúc nào cũng nằm ở cạnh cửa ra vào, y như người canh cửa vậy. Do đó, khi tập chó giữ nhà, trong thời gian đầu ta nên xích chó nơi cửa ra vào, ở đó nên đặt một tám bố, một miếng vả cũ để nó tiện nằm nghỉ ngơi.

Dạy chõ không căn bậy

Tục ngữ ta có câu: “Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng”. Có nghĩa là trong nhà có cô dâu dữ, ăn ở không biết điều thì họ hàng xa gần ai cũng tránh mặt, không dám đến nhà nữa. Còn nhà nuôi con chó dữ, gặp ai cũng cắn càn thi láng giềng dù thân quen cũng đâu dám đến. Nếu vì con chó mà mất láng giềng, tất nhiên không ai muốn. Chính vì vậy, không ai muốn nuôi chó quá dữ. Người ta chỉ muốn có con chó biết giữ nhà, biết sủa gâu gâu khi có người lạ vào nhà, chứ không ai lại muốn vì con chó dữ mà nhà có người đến... nằm ăn vạ!

Nhất đó lại là con chó kiểng. Chó kiểng là chó cần phải hiền từ, ai cũng có thể vuốt ve mơn trớn. Chó kiểng mà “dữ như chó” thì đâu gọi là chó để làm kiểng nữa!

Chó cắn bậy, đương nhiên là chó dữ, nhưng đồng thời đó cũng là con chó... mất dạy. Vì nếu nó được dạy dỗ đàng hoàng thì đâu có gặp ai cắn đó.

Muốn vậy thì ta phải tập cho chó.

Trước hết, ta phải tập cho chó kiểng biết tuân theo lời chủ. Bảo nằm là nằm. Bảo vào là vào nhà. Bảo lại đây là chó phải lại gần. Bảo đi là chó ngoan ngoãn đi chỗ khác...

  • Khi bảo chó nằm, ta vừa ra lệnh “nằm xuống” đồng thời dùng tay ấn mạnh đầu và mình con chó nằm xuống. Cứ bắt nằm như vậy một lúc lâu. Sau đó, cứ động tác đó mà tập đi tập lại nhiều lần.
  • Khi bảo chó vào nhà, thì ta vừa ra lệnh “vào nhà” vừa lấy tay chỉ vào phía trong, đồng thời dậm mạnh chân một cái, chó liền ngoan ngoãn vào nhà. Động tác này cứ lập đi lập lại nhiều lần trong ngày, trong nhiều ngày đến khi chó thuần thục mới thôi. Cái dậm chân đi ngay với tiếng quát, chó tưởng là mình sắp rượt đuổi nên càng lại nghe lời hơn.
  • Khi bảo chó “lại đây” thì ta lấy tay như ngoắt nó lại gần, bàn tay phải uyển chuyển đè cho chó kiểng hiểu rằng: lại để được chủ vuốt ve chứ không phải bị trừng phạt, nên nó đến ngay...

Xin lưu ý là không lên dồn nhiều bài học lại một lúc, một buổi học, mà phải cho chó học từ từ, động tác này xong mới sang động tác khác. Với người dạy chó chuyên nghiệp, họ cũng đi từng bước một như vậy mà thôi. Từ bài học dễ mới sang bài học khó, rồi khó hơn, khó hơn nữa...

Nếu ta trì chí tập luyện thì dù “ngu như chó” cũng có ngày chó hết ngu thôi.

Với một con chó kiểng đắt tiền mà lại được dạy dỗ khôn ngoan, chắc chắn trị giá của nó sẽ tăng lên gấp bội.

Với một con chó kiểng loại nhỏ con chừng vài ba kí lô, ẵm bồng trên tay được mà “mất dạy” hậu quả tai hại không đáng là bao. Nhưng vớỉ những con có thân hình như con bò nghé mà “vô giáo dục” thì hậu quả tai hại sẽ không lường trước được.

Với những con Berger, Boxer, Danois... nếu tự thấy không đủ khả năng dạy dỗ cho thuần thục, thì chủ nuôi dứt khoát phải đưa chúng đến trường để tập luyện.

Nói tóm lại, càng là chó kiểng, càng phải được tập luyện nhiều tính tốt.

Cách đánh giá chó cảnh đẹp

Một con chó đẹp thuộc bất cứ giống chó cảnh nào cũng phải thể hiện một cấu trúc cơ thể khỏe mạnh và cân đối... Chính vì vậy mà ta phải dựa vào ngoại hình và phẩm chất để đánh giá, sử dụng chính xác các thuật ngữ về chó.

Đánh giá về cơ thể chó gồm: đầu, cổ, thân và chân.

Đầu:

Đầu chó không chỉ chứa não mà còn có các giác quan, như mắt, tai, mũi, lưỡi. Trên mõm chó có mũi chó, tiếp là sống mõm khoảng giữa mũi và mắt, tiếp đến là gốc sống mõm còn gọi là rãnh mắt. Mũi chó là cơ quan khứu giác, rất thính không những chỉ đánh mùi được mồi, các vật thể mà còn có thể nhận biết được cả những biến đổi của nhiệt độ không khí xung quanh.

Hệ khứu giác của chó gồm những nếp gấp trong mũi để có thể đánh hơi và giữ mùi được lâu, những nếp xoăn mũi phức tạp hơn ở người rất nhiều, ngoài ra còn có màng nhày rất nhạy cảm, và những khúc cuộn gọi là cuộn gốc mũi. Các khúc cuộn này rất nhiều; xếp cuộn đóng vai trò quan trọng để chó phân biệt được các mùi rất tinh tế. Mùi hơi bốc lên, đôi khi chó phải hít vào, hoặc ngược lại phải thở ra qua mũi. Cho nên cũng dễ hiểu khi chó đánh hơi, hoặc khi đi đường nóng quá chó phải thở rất mạnh.

Dưới mũi là bộ hàm, hàm phải khớp khít nhau. Nếu hàm trên nhô ra phía trước, đó là khuyết tật hàm trên nhô, gọi là vêu. Nếu hàm dưới nhô lên gọi là trề. Xương sọ không có gì đặc biệt, chỉ chú ý phần lồi sau tiều não là xương châm, ở chó săn xương này càng phát triển thì càng có nhiều khả năng rất đặc trưng.

Nhiều người cho rẳng châm chó càng lồi thì chó càng thông minh. Nên nhiều người khi đánh giá chó không bao giờ quên sờ xương chầm.

Tai chó rất quan trọng. Bình thường tai nằm phía trên mắt, chó đúng tiêu chuẩn phải có những số đo chính xác. Có những giống chó có vành tai ngắn hoặc trung bình, vênh lên gọi là tai vểnh, một số giống chó khác, phân nửa cuối vành tai cụp xuống gọi là tai cụp.

Mắt chó thể hiện sự tinh khôn, hiền lành hoặc hung dữ. Mắt phải nằm gọn khít trong hốc mắt. Nếu mắt có dử (gèn) thể hiện sức khở của chó đang bị kém sút, thường là triệu chứng yếu toàn thân.

Cổ:

Giới hạn từ đầu đến ngực. Một số giống chó có một khoảng da lông rộng, rất nổi bật ở cổ gọi là yếm.

Thân:

Từ yếm xuống dưới nữa là ngực và vai. Ngực là khoảng giữa sườn và bụng, vùng thắt lưng là khoảng cong cuối lưng đến đầu túm lông đuôi. U vai ở vị trí sau cổ một chút, gần đỉnh của xương bả vai. Những giống chó khở “ngực rộng và sâu” nghĩa là lồng ngực to rộng đủ để chứa phổi nở nang, bụng thon. Thể trạng cường tráng, cơ bắp nổi rõ, đặc trưng cho bộ máy vận động khở. Vai rất dốc mới lao được nhanh mà không mệt. Còn loại vai ngắn và cao thì chậm chạp hơn và dáng nặng nề. Lưng chó phải thẳng, vùng thắt lưng khỏe và phẳng.

Chân:

Chân trước gồm vai, đùi trước, bờ sau đùi trước là diềm, cẳng nối với cườm chân (ứng với cổ tay ở người), cuối cùng là các ngón đều có móng.

Chân sau gồm đùi sau, diềm đùi ở bờ sau đùi nằm giữa khoeo, và đuôi hay túm lông đuôi. Khoeo ứng với gót chân ở người. Bàn chân từ khoeo đến ngang cổ chân, đế là mặt dưới các ngón, đen và hóa sừng.

Chân trước và chân sau của giống chó tốt phải là chân đứng thế tấn. Giống chó tốt phải có chân đứng thẳng. Đặc trưng của giống chó như giống béc giê, chân phải thẳng, các ngón chân nằm trên mặt đất, không nhô ra thụt vào.

Nhìn chung thể trạng của chó có năm loại hình cơ bản:

Loại hình thô: đầu to, cổ ngắn, nặng nề, vận động kém, bắp thịt to. Da dầy kém đàn hồi. Lông cứng và có nhiều lông con. Chó khỏe, dễ thích nghi. Hoạt động thần kinh mạnh song chậm. Đó là các giống chó Trung Á.

Loại hình mềm mại: đầu nhẹ, cổ thon. Vận động nhẹ nhàng, da mỏng, lông mịn, bắp thịt mỏng, nhanh nhẹn, hoạt động thần kinh yếu, thích nghi kém. Đó là các giống chó thấp, chó mini.

Loại hình vạm vở: xương khỏe, bắp thịt phát triển và nổi rõ. Da bóng, mỏng. Hoạt động thần kinh nhạy, nhanh. Đó là phần đông các giống chó Đông Âu.

Loại hình chắc mạnh: xương phát triền vừa, cơ chắc. Lớp mỡ dưới da không có. Đầu nhẹ, cổ linh hoạt. Chạy khở nhanh. Có sức sống tốt, dễ thích nghi. Hoạt động thần kinh mạnh. Đó là nhiều giống chó Nga.

Loại hình nhão : thân có nhiều mỡ, lớp mỡ có trong mô đệm dưới da và trong cả các bắp thịt. Da nhăn. Cổ và bụng sệ. Đi lại chậm chạp và uể oải. Hoạt động thần kinh mạnh nhưng chậm.

Việc xác định vẻ bề ngoài (ngoại hình) rất quan trọng trong việc mua chó và đánh giá chó.

Cách đánh giá chó cảnh đẹp

Để đánh giá phẩm cbất của các giống chó, người ta thường dùng các số đo, tỷ lệ và chỉ số giữa cấc phần cơ thể. Người ta còn dùng thang điểm để đánh giá toàn diện các đặc tính của mỗi giống chó và cũng là để so sánh giữa các giống chó với nhau.

Các số đo, tỷ lệ và chỉ số.

Qua những số đo xương sọ của chó người ta lập các tỷ lệ và chỉ số, từ đó rút ra được những nhận xét quan trọng.

Chúng ta hãy lấy ví dụ về giống chó bốc xơ (Boxer) là một giống chó tiêu chuẩn để biết cách đánh giá ngoại hình (đầu) của chó:

Chó Bốcxơ (Boxer) phải có chiều rộng đầu bằng 2/3 chiều dàu đầu, chiều rộng mõm tương ứng với 2/3 chiều rộng đầu. Hơn nữa chiều dài sống mõm (từ mũi đến đường nối giữa hai mắt) bằng 1/3 chiều dài toàn đầu.

Nhờ nghiên cứu xương sọ và các xương khác mà ngườI ta có thể có những số đo, và rút ra những tỷ lệ và chỉ số ngoại hình. Chỉ số là tỷ lệ phần trăm của các số đo.

Các số đo thường được nhắc tới:

  • Chiều dài toàn đầu là chiều dài từ đỉnh đầu đến đầu mút mũi chó (LĐ).
  • Chiều dài sọ là chiều dài từ đỉnh hộp với các góc trong của lông mày (LS).
  • Chiều dài mặt hay mõm là chiều dài từ ngang cuối mũi đến góc trong của lông mày (LM).
  • Chiều rộng đầu là chiều rộng tối đa của đường do hai vòng ngoài của hõm mắt làm thành (LĐ).

Dùng compa để đo bề dày của sọ, không dùng thước dây hoặc thước thợ may để đo trực tiếp bề giày của sọ. Khi đo, mở rộng compa đến các phần giới hạn cần đo của sọ, sau đặt độ mở của cornpa lên thước dây để biết độ dài của phần phải đo. Vì sọ của chó có những chỗ lồi, rất lồi hoặc lõm. Như đoạn OST (O = đỉnh ; S = rãnh mắt ; T = mũi); nếu đo bằng thước dây mềm thì không chính xác. Những phần lồi của xương sọ mà đo bằng thước dàu sẽ sẽ dài hơn đo khoảng cách giữa các điểm đó bằng compa.

Nhưng đo các phần ở thân lại dùng thước dây mềm, mà không dùng compa.

  • Chiều cao thân đo bằng thước dây dọi từ điểm cao nhất của u vai đến mặt đất (hT)
  • Chiều dài thân đo từ u ngoài của xương gần khớp vai đến giữa xương ngồi của khung chậy (gò mông) (Lct)
  • Vòng cườm chân là vòng khối đốt bàn, dùng thước dây đo vòng quanh đốt 3 khối bàn, ngay dưới khớp cườm.
  • Chiều rộng ngực đo ở phía trước từ vai bên này sang vai bên kia.
  • Vòng ngực dùng thước dây đo vòng quanh ngực sau xương vai.
  • Chiều sâu ngực (=chiều cao ngực) đo ngay sau sau xương bả vai, từ phần dưới ngực đến phần trên u vai.
  • Chiều cao (= dài) chân trước đo từ mặt đất theo đường thẳng đứng đến chỗ lồi trên của khớp khuỷu.

Từ kết quả các số đo ta lập được các chỉ số:

  • Chỉ số đầu là tỷ lệ giữa chiều dài với chiều rộng đầu rồi nhân với 100:

Thí dụ: chỉ số đầu của chó săn poantơ (pointer) không vượt quá 45, nói lên  chiều rộng đầu thấp hơn ½ chiều dài đầu.

Hoặc dùng một chỉ số tương ứng:

  • Chỉ số cườm / thân là tỷ lệ % giữa vòng cườm chân với chiều cao thân (đến u vai). Chỉ số ngày càng lớn thì bàn chân càng to.
  • Chỉ số chân / thân là tỷ lệ % giữa chiều cao chân trước với chiều cao thân (đến u vai).
  • Chỉ số lồng ngực là tỷ lệ % của chiều rộng ngực với chiều sâu ngực.
  • Người ta so sánh các chỉ số đo được với các chỉ số tiêu chuẩn để nhận xét thể chất tốt hay xấu của một giống chó.

Thang điểm toàn diện.

Để đánh giá toàn diện một giống chó người ta thành lập thang điểm về 5 mặt sau:

  • Bảo vệ kho tàng và giữ nhà: tùy theo thể chất tốt hay xấu, khỏe hay già yếu, phản xạ với tiếng động và mùi lạ, v.v. có liên quan tới khả năng bảo vệ kho tàng và giữ nhà. Cho điểm từ 1 đến 10.
  • Tính nết: hiền lành hoặc dữ tợn, vui vẻ hoặc lãnh đạm không thích ồn ào hoặc dịu dàng, v.v... Từ 1 đến 10 điể
  • Quan hệ với trẻ em: quyến luyến và thích nô đùa với trẻ em, hoặc không thích gần trẻ em, có thể cắn cả trẻ em, v.v... Từ 1 đến 10 điể
  • Chăm sóc: tùy theo bộ lông dài hoặc ngắn, mượt hay rối xù để xác định công tắm, chải lông mất nhiều hoặc ít thờigiờ. Đó là công chăm sóc. Ít công chăm sóc được nhiều điểm. Từ 10 đến 1 điểm.
  • Thông minh: biết nhận xét, phân biệt các sự vật và người, hoặc đần độn sửa cắn lung tung. Dễ huấn luyện hoặc khó bảo v.v…Từ 1 đến 10 điểm.

Kết quả là cộng tất cả các điểm trên (thang 10 điểm), và lấy điểm trung bình của từng giống chó, để so sánh và đánh giá các giống chó.

Như vậy, các số đo, tỷ lệ, chỉ số và thang điểm toàn diện là cơ sở khoa học chính xác để đánh giá bộ xương, sự cân xứng của các phần cơ thể, các đặc tính của một giống chó, giá trị thực tế của chó. Đó là những yếu tố để lựa chọn những con chó đạt tiêu chuẩn của từng giống.

Bên cạnh các yếu tố tiêu chuẩn đó thì một số cấu trúc khác cũng có thể sử dụng để tham khảo trong việc đánh giá một giống chó.

Như tầm vóc và trọng lượng dao động trong một giới hạn khá rộng: một con chó bécgiê Xanh Becna (Saint Bernard) có thể đạt tới 100kg. Những con chó cảnh tai bướm (Papillons) chỉ nặng 1,5 – 1,8kg. Chó có tầm vóc to lớn, chiều cao đến u vai chỉ khoảng 0,82 – 0,85 mét, và chó Bắc Kinh cao không tới 18cm.

Giống trong cuốn sách này tương ứng với nòi (race) trong phân loại học.

Nhu cầu dinh dưỡng của chó

Những vitamin & chất khoáng cần thiết

Giống như chế độ ăn của người, chất đạm, nước, chất béo và carbohydrate là những yếu tố cơ bản xây dựng nên chế độ ăn cho chó. Kê tiếp là các vitamin và chất khoáng cũng rất cần thiết đối với chó.

Vitamin có the giúp cải thiện chức năng để tăng cường sức khỏe. Song cần phải tính đến sự cân bằng các loại vitamin cho chó. Vitamin giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và hỗ trợ quá trình hóa sinh, giải phóng năng lượng từ những thức ăn đã được tiêu hóa.

Vitamin

Co hai loại vitamin: loại hòa tan trong nước cần được bổ sung hàng ngày, như vitamin cao và B-complex và loai hòs tan trong mơ được tích trữ với thời gian, dài hơn trong mô mỡ và gan, như vitamin A, D, E và K

Cùng lúc đó, có hai nhóm vitamin: nhân tạo và tự nhiên. Nhổm nhân tạo bao gồm những loại vitamin được sản xuất trong phòng thí nghiệm, giống như những loại vitamin trong tự nhiên.

Còn vitamin tự nhiên là những loại xuất phát từ các nguồn thực phẩm. Về phương diện hóa học, cả hai nhóm này không có sự khác biệt, tuy nhiên, nhổm nhân tạo chỉ chứa những vitamin riêng biệt, chúng tốt cho trường hợp phải bổ sung những vitamin tự nhiên mà chó còn thiếu. Còn nguồn thức ăn tự nhiên, ngoài vitamin tự nhiên, còn chứa những chất dinh dưỡng khác.

Chất khoáng

Chất khoáng cần cho sự cân bằng hoá học cho những chất dan lưu trong cơ thể chó, sự hình thành của máu và xương, sự duy trì chức năng của dây thần kinh và điều chỉnh sự rắn chắc của cơ bắp.

Có hai nhóm chất khoáng: nhóm khoáng đa lượng gồm có calcium, magnesium, sodium, potassium và phosphorus và nhóm khoáng vi lượng: boron, chromium, đồng, germanium, iodine, sắt, manganese, molybđenium, selenium, silicon, sulfur, vanadium và kẽm.

Như vitamin, những chất khoáng bổ sung cần được cân bằng số lượng, bởi vì, nếu không chúng sẽ không đem lại hiệu quả tốt và có thể ẩn tàng nguy hiểm. Thí dụ, quá nhiều sắt sẽ làm suy yếu đồng, còn quá nhiều calcium sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thu magnesium.

Dù bạn có nhận biết chính xác hay không mức thiếu hụt vitamin và khoáng thì chó vẫn cần sự bổ sung. Tuy nhiên, tốt nhất nên cân đối hai loại chất bổ sung này, bởi vì cân bằng được những chất cần bổ sung sẽ giúp chó tiêu hóa các chất dinh dưỡng hiệu quả nhất. Việc bổ sung vitamin và khoáng có khả năng giúp hệ miễn dịch của chó hoạt động tốt. Hiện nay, những chất dinh dưỡng bổ sung thường được pha trộn trong thức ăn dạng viên hay bột có mùi vị thơm ngon giúp chó ăn ngon miệng.

Hãy bàn với bác sĩ thú y về chế độ cho chó của bạn và nhờ người ấy soạn ra một chế độ cân bằng các chất dinh dưỡng, có lợi cho sức khở hơn, dưa trên nhu cầu riêng của con chó của bạn.

Tại sao cần bổ sung chất dinh dưỡng

Nếu có chế độ ăn uống hợp lý và được bổ sung tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết chúng ta sẽ hạn chế được bệnh tật và chắc chắn có sức khỏe tốt hơn. Điều này cũng đúng đối với con chó của bạn.

Chó cần sự bồ sung các chất đình dưỡng chất lượng cao, tùy theo tuổi tác, mức độ vận dộng, môi trường sống, di truyền, giống và những nhân tố khác mà chó có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, ngay cả khác nhau trong từng giai đoạn sống của chúng. Chó con có nhu cầu dinh dường khác cb: trương thành, chỏ sình sân có nhu cầu khác chó cái trong giai đoạn không mang thai và nuôi con v.v.

Tuy thức ăn tốt cung cấp cho chó những chất dinh dưỡng quan trọng, song vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, do đó bổ sung chất dinh dưỡng là điều bạn nên thực hiện.

Sự thiếu hụt một hoặc vài chất đinh đường có thể khiến chó bị bệnh.

Chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phòng thủ tự nhiên của chó chống lạì bệnh tật và đây là điều giúp chó cỏ sức khỏe tốt.

Công thức chất khoáng và đa vitamin cân bằng, kết hợp với acid béo là điều bạn cần thực hiện.

Cho ăn bao nhiêu để chó có đủ năng lượng

Điều quan trọng là bạn biết cọn chó của bạn ăn bao nhiêu thực phẩm là vừa.

Một người nuôi chó lâu năm nói: “Khi thấy những con chó của tôi gầy nhom thì tôi cho chúng ăn nhiều hơn, còn khi chúng béo phì thì cho ăn giảm lại”. Điều này nghe hợp lý. Tuy nhiên, để chó trở nên gầy nhom hay béo phì rồi mới tính việc thêm bớt thức ăn thì xem ra tội nghiệp cho chó.

Hiểu nhu cầu năng lượng của chó

Bảng 1. Mức hoạt động và nhu cầu và hoạt đông hàng ngày Nhu cầu năng lượng hàng ngày
Giảm cân 1.0 x RER
Hoạt động thông thường của chó trưởng thành bị thiến 1.6 x RER
Hoạt động thông thường của chó trưởng thành không bị thiến 1.8 x RER
Làm việc nhẹ 2.0 x RER
Làm việc trung bình 3.0 x RER
Làm việc nặng 4.8 x RER
Chó mang thai (42 ngày đầu) 1.8 x RER
Chó mang thai (21 ngày cuối) 3.0 x RER
Chó cái đang tiết sữa 4-8 x RER
Chó con – cai sữa đến 4 tháng 3.0 x RER
Chó con – từ 4 tháng đến trưởng thành 2.0 x RER

Nguồn: erinary & Aquatic Services Deparment, Drs. Foster & Smith, Inc.

Bước đầu tiên để hiểu nhu cầu năng lượng của chó là nhận thức rằng không có công thức chung để xác định nhu cầu riêng của từng con chó. Đối với con người, khá đơn giản để tính nhu cầu calori hàng ngày của một người bằng cách dựa vào trọng lượng của người đó. Nếu muốn biết hàng ngày bạn tiêu thụ bao nhiêu calori thì, tất cả những điều bạn phải làm là nhìn vào bảng mẫu, bạn sẽ thấy mỗi ngày cần có bao nhiêu calori và tiêu thụ bao nhiêu so với mức hoạt động hàng ngày và tuổi tác. Bảng này bạn dễ dàng tìm thấy ở những trung tâm sức khỏe và dinh dưỡng. Tuy nhiên, đối với chó lại là chuyện khác. Có sự khác biệt lớn giữa các giông chó, kích cờ tỷ lệ tăng trưởng ở chó con, mức hoạt động, da và độ rậm của bộ lông, và cả điều kiện sống nữa. Thí dụ, so sánh nhu cầu năng lượng của một con chó trẻ (giống Malamute) sống ở ngoài trời, kéo xe trượt tuyết với một con Pomerania trưởng thành sông trong căn hộ chung cư. Rõ ràng, xét về trọng lượng và mức hoạt động thì hai con này có sự khác biệt khá xa, do đó nhu cầu calori hàng ngày của chúng có sự chênh lệnh hơn 10 lần. Sự khác biệt này hiếm khi xảy ra ở con người. Và do đó, thật khó để có câu trả lời chính xác một cá thể chó cần ăn bao nhiêu trong một ngày.

Bảng 1 cho thấy vài hướng dẫn của những nhà dinh dưỡng trong việc tính nhu cầu calori của chó. Bảng này dựa trên “Nhu cầu năng lượng của chó trong giai đoạn nghỉ ngợi, gọi tắt là RER. RER là số lượng calori cơ bản mà một con chó sẽ sử dụng trong một ngày (giai đoạn nghỉ ngơi). Công thức tính RER dựa trên trọng lượng của chó (từ 2 đến 45 kg).

Nhu cầu kalori/ngày = 30 kg + 70

Một con chó đang nghỉ ngơi, nếu có bất kỳ hoạt động nào khác, điều này sẽ làm tăng thêm sự tiêu thụ năng lượng của nó, tức nhu cầu calori của nó sẽ nhiều hơn so với giai đoạn nghỉ ngơi. Thí dụ, một con chó trưởng thành bình thường với mức hoạt động thông thường sẽ có nhu cầu năng lượng tăng gấp 1,6 lần so với nhu cầu của nó trong gia đoạn nghỉ ngơi. Trong khi đó, bảng trên không cho’thấy chúng ta cần cho chó ăn bao nhiêu, nó chỉ cho thấy nhu cầu năng lượng của chó dựa trên mức hoạt động của chúng. Cần nhớ rằng bảng trên không tính những đặc điểm như sự khác biệt về giống, nhiệt độ không khí và bộ lông, những điều có thể làm thay đổi nhu cầu năng lượng của từng cá thể chó.

Cho chó ăn bao nhiêu?

Trước hết bạn cần xem xét thức ăn. Việc cho ăn một loại thực phẩm chất lượng kém sẽ không bao giờ là điều lý tưởng, vì trên thực tế nó lại đắt tiền hơn. Tại sao? Vì chó phải ăn rất nhiều loại thực phẩm này mới có thể thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng. Tóm lại, thực phẩm kém chất lượng rẻ tiền hơn so với những loại cao cấp, song bạn phải mua nhiêu hơn. Ngoài ra, nó còn gây ra những rắc rối về hành vi và tiêu hóa. Do đó bạn cần chọn loại thức ăn chất lượng cao và nhìn vào hướng dẫn ghi trên bao bì để biết nên chó chó ăn thế nào. Căn cứ vào bảng đó, bạn phải cân trọng lượng chính xác con chó của bạn, lập chỉ tiêu trọng lượng và chế độ ăn cho nó (trưởng thành hay là chó con đang tăng trưởng).

Hãy nhìn vào bảng trên để có mức lý tưởng hoạt động con chó của bạn. Cần nhớ rằng, những yếu tố thay đổi về môi trường và việc thêm vào bất kỳ calori nào trong bữa ăn của chó cũng cần được tính. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y để biết trọng lượng lý tưởng của con chó của bạn ra sao và cần thêm những gì trong scf thực phẩm mà bạn cho chó ăn.

Sau khi tính số lượng thức ăn mà con chó của bạn cần, bạn cho nó nó ăn. Tuy nhiên, ít nhất mỗi tháng bạn cân trọng lượng của chó để xác định số lượng thức ăn thích hợp.

Bắt đầu cho chó ăn một số lượng thức ăn cụ thể. Nếu cần hãy tăng hoặc giảm số lượng thức ăn cho tới khi chó đạt trọng lượng lý tưởng.

Điều chỉnh lượng thức ăn

Khi quan sát bảng trên, bạn thấy số lượng thực phẩm mà bạn cho chó ăn sẽ thay đổi suốt cuộc sống của chó. Phần lớn những vấn đề về trọng lượng sẽ xuất hiện dần và thường bắt đầu khi chó đang trong thời kỳ chuyển tiếp từ chó con đang tăng trưởng sang chó trưởng thành. Sự thèm ăn của chó trường thành thường lớn hơn nhu cầu của nó. Đến một lúc nào đó trong cuộc sống, trọng lượng của một con chó trưởng thành sẽ thay đổi khi nó lớn tuổi hơn và mức hoạt động giảm đi, nghĩa là vào lúc đó chó sẽ tăng trọng nhiều hơn và có thể trở nên béo phì.

Bằng cách ý thức được nhu cầu của chó để điều chỉnh lượng calori hợp lý và có sổ ghi chép định kỳ trọng lượng của chó, bạn có thể tránh được việc cho ăn quá mức trong những giai đoạn chuyển tiếp này.

Bổ sung khoáng chất

Chất khoáng là những chất dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể. Chúng thường xuất hiện trong các loại thức ăn tự nhiên, tuy nhiên, có thể thực phẩm tự nhiên không cung cấp đủ các chất khoáng cho chó, do đó bạn cần bổ sung những chất này cho chúng.

Dưới đây là danh sách các chất khoáng trong những nguồn thực phẩm:

Chất khoáng Nguồn bổ sung chất khoán Nguồn thực phẩm Chú thích
Canxi (Calcium) - (không có phosphorous) Calcium carbonate Limestone Bột phụ phẩm gia cầm, bột thịt cừu, bột cá
Calcium vaaphosphorus Curacao phosphate

Defluorinated phosphate

Dicalcium phosphate*

Mono và tricalcium phosphate

Soft rock

Bột xương
Photpho (Phosphorus) Phosphoric acid Sodium tripolyphosphate Thịt, trứng, sản phẩm sữa
Magiê (Magnesium) Magnesium oxide

Magnesium sulfate

Bột xương, bột thịt cừu, hạt có dầu/phần bổ sung đạm.

Lúa mì, cám yến mạch,củ cải đường, soymill run

Kali (Potassium) Potassium citrate

Potassium chloride

Potassium sulfate

Bột đầu nành, hạt ngũ cốc chưa tinh chế, vỏ cây hướng dương, gạo và cám lúa mì, soymill run, men bia
Natri   Sodium và Clorua (chloride) Sodium chloride (muối)

Sodium acetate

Sodium tripolyphosphate

Calcium chlorite

Potassium chloride

Choline chloride

Cá, trứng, Fish, eggs, dried whey, phụ phẩm gia cầm, soy isolate
Sắt Ferrous sulfate

Ferric ammomium citrate

Ferrous fumarate

Ferric chloride

Ferrous carbonate

Ferric oxide

Ferrous oxide

Thịt, củ cả đường, đậu phộng, soymill run, dicalcium phosphate* Sắt trong iron oxide nằm ở dạng chưa sẵn sàng để cơ thể sử dụng.
Đồng Cupric carbonate

Cupric chloride

Cupric hyđroxide

Cupric oxide

Cupric sulfate

Thịt, đặc biệt là gan Sự hấp thu giảm đi trong sự ' xuất hiện của canxi, kẽm, sắt và phytate; đồng trong copper nằm ở dạng chưa sẵn sàng để cơ thể sử dụng.
Mangan (Manganese) Manganese carbonate

Manganous chloride

Manganous oxide

Manganese sulfate

Manganous sulfate

Những nguồn chất xơ, dicalcium phosphate*
Kẽm Zinc carbonate

Zinc chloride

Zinc oxide

Zinc sulfate

Thịt, những nguồn chất xơ, dicalcium phosphate* Sự hất thu giảm đi trong sự xuất hiện của canxi, calcium, photpho, đồng, sắt, cadmium, chromium và phytate
Iot (Iodine) Calcium iodate

Potassium iodide

Cuprous iodide

Iodized salt

Cá trứng, Fish, muối iot, phụ phẩm gia cầm
Selen

(Selenium)

Sodium selenite

Sodium selenate

Selen trong thưc phẩm nằm ở dạng chưa sẵn sàng để có thể sử dụng; việc bổ sung selen trong thức ăn của chó nhìn chúng là cần thiết
* Dicalcium phosphate có trong xương và chất khoáng ngoại trừ canxi và photpho

Nguồn: Association of American Feed Control Offícial’s (AAFCO).    .

Thực phẩm

Thực phẩm nào cần cho chó

Bạn muốn cho chó ăn loại thức phẩm có lợi đối với sức khỏe của chúng, nhưng làm sao bạn biết loại nào tốt nhất?

Trước hết, cần nhớ rằng không có một loại thức ăn nào tốt nhất cho mọi con chó. Không có loại thực phẩm duy nhất nào giúp tất cả các con chó đều có đôi mắt tĩnh anh nhất, bộ lông bóng loáng nhất dồi dào sinh lực nhất và dễ tiêu hóa nhất.

Chó cũng là mỗi cá thể như con người, điều này có nghĩa, bạn chỉ có thể chọn một loại thức ãn có công thức tốt nhất cho từng nhóm chó qua một nhãn hiệu nào đó và nhận thấy phần lớn trong số chúng đều ăn khỏe, nhưng một vài con lại không được như vậy và có thể sự rối loạn dạ dày- ruột đối với những con này. May mắn thay, ngày nay có nhiều thực phẩm có công thức tốt để chọn và bạn cần thử một số để xác định loại nào phù hợp nhất, tốt nhất đối với con chó của bạn.

Bạn biết không, nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng một vài loại thức ăn của vật nuôi có chứa mùn cưa, mỏ gà, móng chân động vật và những tác nhân gây ra bệnh ung thư. Tỷ lệ ấy có trong thức ăn cho chó như thế nào? Đây là cũng là điều bạn cần biết.

Thức ăn thích hợp

Có một số nhà máy sản xuất thức ăn chất lượng cao, bạn chỉ cần tham khảo rồi chọn mua thức ăn phù hợp cho chó của bạn. Nghĩa là bạn cần nhìn phần giới thiệu các thành phần trên bao bì để quyết định nên mua hay không, tuy nhiên, việc cho ăn như thế nào hoàn toàn là sự điều chỉnh riêng của bạn.

Nhiều loại thức ăn công nghiệp có thể hữu ích đối với con chó của bạn. Nhưng trước khi mua thức ăn, bạn cần cân nhắc kỹ, thí dụ như con chó của bạn thuộc giống gì, bao nhiêu tuổi (chó con, trưởng thành hay già), kích cỡ, sức khở, điều kiện sống bên trong và bên ngoài nhà bạn. Sau đó bạn lập kế hoạch chi tiêu.

Chọn loại thức ăn

Sau khi đem chó về nhà, một trong những quyết định đầu tiên là cho nó ăn gì, ăn bao nhiêu và thường cho ăn như thế nào. Nhưng nên cho ăn thức ăn đóng hộp hay thức ăn khô? Đây là một chọn lựa khó khăn. Tuy nhiên mời bạn đọc mục dưới đây trươc khi quyết định cho chó sử dụng loại thực phẩm nào.

Thức ăn đóng gói thương mại

Nhìn bao bì
Những thành phần trên bao bì

Những thành phần chất lượng cao sẽ tạo ra một thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Một vài nhãn hiệu thức ăn cho thấy chất lượng bên trong của nó, do làm bằng những thành phần rẻ tiền nên thức ăn không dễ tiêu hóa, vi thế không cung cấp chất dinh dưỡng tốt nhất.

Theo qui định của pháp luật, trên bao bì thức ăn luôn ghi tỷ lệ phần trăm của chất đạm, chất béo và carbohydrate v.v. Nếu thức ăn có giá trị năng lượng thấp, mức đạm thấp thì đúng là loại thức ăn không chứa đủ chất dinh dưỡng dành cho chó. Điều này có nghĩa là, nếu sử dụng loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn, bạn phải cho chó ăn với số lượng nhiều hơn để có đủ chất Hinh dưỡng cần thiết bằng với chất dinh dưỡng trong loại thực phẩm cao cấp hơn. Do đó khi tìm một loại thức ăn có lợi cho sức khỏe của chó, bạn cần đọc danh sách các thành phần ghi trên bao bì, vì đây là điểm then chốt giúp bạn nhận ra đâu là loại thức ăn để chọn đúng.

Theo qui định của pháp luật, nhãn hiệu thức ăn dành cho chó phải ghi rõ những thành phần cụ thể, mỗi thành phần có trọng lượng là bao nhiêu. Bạn hãy tìm xem thành phần thứ nhất hoặc thứ hai trên bao bì là gì, nêu thành phẩn này thịt, cá, trứng hoặc một vài loại bột thịt hay bột cá thì được Bởi vì, thịt, cá và trứng đều có giá trị sinh học cao, điều này có nghĩa là, chúng có tỷ lệ phần trăm chất đạm cao dễ tiêu hóa, thích hợp với việc hấp thụ amino acids.

Các thành phần ghi trên bao bì

Trên bao bì luôn ghi rõ tỷ lệ phần trăm của từng thành phần. Tuy nhiên, những con số này không cho thấy lượng hơi ẩm trong thức ăn. Tất cả thức ăn dành cho thú nuôi có mức hơi ẩm khác nhau. Thức ăn đóng hộp có thể chứa hơi ẩm lên tới 80%, còn thức ăn khô có thể chứa khoảng 6%. Để xác định số lượng thật sự của một thành phần trong thức ăn hoặc so sánh giữa các nhãn hiệu hay giữa thức ăn khô và ẩm, có lẽ bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Song trước mắt bạn có thể hình dung, giá của thức ăn được tính bằng “pound” (pound = 0,454 kg). Khi bạn mua một loại thức ăn có 80% nước thì có nghĩa, bạn có 20% thức ăn và phần còn lại chính là nước. Vì thế số lượng thức ăn mà chó tiêu thụ sẽ ít. Một lý do khác việc biết được tỷ lệ phần trăm của hơi ẩm sẽ giúp bạn so sánh chất đạm thô và chất béo giữa những nhãn hiệu vẩ giữa loại thức ăn đóng hộp và thức ăn khô.

Trong trường hợp, một loại thức ăn khô chứa 10% hơi ẩm thì chúng ta biết rằng nó chứa 90% vật chất khô. Kế tiêp, ta nhìn vào bao bì rồi kiểm tra hàm lượng đạm. Nếu thấy hàm lượng đạm ghi là 20% ta chia 20% đạm với 90% vật chất khô rồi nhân 100 sẽ được 22%, đây là số lượng đạm trên nền tảng vật chất khô. Kế tiếp, ta so sánh loại thức ăn này với thức ãn đóng hộp chứa 80% hơi ẩm. Chúng ta biêt rằng với 80% ẩm thì ta có dược 20% vật chất khô. Nhân hiệu cho thây 5 đạm. Như vậy, ta lấy 5% đạm chia với 20% rồi nhân 100 sẽ được 25% đạm trên nền tảng vật chất khô. Vì thế, thức ăn đóng hộp có đạm nhiều hơn trên cho mỗi “pound” trọng lượng của vật chất khô sau khi tất cả nuớc được rút ra. Ta cũng tính như thế đối với chất béo và chất xơ v.v.

Bảng phân tích bảo đảm của nhà sản xuất

Bảng phân tích trên cho thấy mức tôi thiêu của đạm thô (crude protein), chất béo (fat) và mức tôi đa của chất xơ (fiber) và hơi ẩm (moisture), tức nước ẩm đọng lại. Đạm và chất béo được ghi là nguồn thô, không phải là nguồn dê tiêu hóa. Tính tiêu hóa của chất đạm và chất béo có thể biến đổi lớn tùy theo nguồn của chúng. Danh sách những thành phần cần được kiem tra khít khao để xác định nguồn dễ tiêu hóa như thê nào (xem mục chất đạm và chất béo đề biết rõ hơn).

Nhân tố khác trong việc xác định tỷ lệ phần trăm của chất đạm và chất béo thực sự là số lượnghơi ẩm hiện diện trong thực phẩm. Một nhà máy sản xuất thực phẩm  có thể tung ra “hàng nhái” ghi trên bao bì là 10% đạm, 6,5% chất béo, 2,4% chất xơ và 68% hơi ẩm, giống như điều bạn thấy trên nhiều nhãn bao bì thức ăn đóng hộp dành cho thú nuôi. Chỉ có vấn đề là, những thành phần này được làm từ da giày cũ, sử dụng dầu động cơ môtô, than đá nghiền nát và nước! Dĩ nhiên, hàng nhái không thể nào tốt như hàng thật! Do đó, bạn cần chú ý để không mua nhầm.

Danh sách thành phần

Dưới đây là tất cả các thành phần trong thực phẩm dành cho thú nuôi:

Những thành phần trên phải ghi trọng lượng hợp lệ. Khi thây con số cụ thể của từng thành phần bạn sẽ xác định được chất lượng của thức ăn. Và đó là cách xác định tốt nhất.

Khi hiểu biết về các thành phần bạn cổ thề chọn một loai thức ăn có mức dễ tiêu hóa cao. Cần đề phòng thủ đoạn của nhà sản xuất khi họ che giấu những thành phần đáng mong đợi. Việc chia cắt một thành phần thành một số thành phần khác nhau và nhỏ hơn rồi lập ra danh sách từng thành phần riêng lẻ là nhằm hạ thấp mức độ của những thành phần có thể gây rắc rối. Thí dụ, danh sách của một loại thức ăn có thể bao gồm gà giò, hạt ngũ cốc, lúa mì, cám ngũ cốc và bột mì v.v.

Nếu ta hợp thành nhóm tất cả các thành phần ngũ cốc là một, chúng sẽ có khả năng nặng hơn lượng gà giò và lúa mì. Là khách hàng, bạn cần đọc kỹ tất cả các thành phần, kể cả những thành phần ở hàng cuối, để biết loại chất bảo quản và phẩm màu nào được sử dụng.

  • Thịt: Thịt là thịt sạch lấy ra từ việc giết mổ động vật (gà giò, gà tây, cừu và động vật có móng v.v.). Thịt có thể bao gồm bắp thịt lưỡi, cơ hoành, tim, thực quản, phủ chất béo và da, gân, dây thần  kinh và những mạch máu thường thấy trong thịt.
  • Phụ phẩm chế biến từ thịt: đây là những phần sạch, của động vật đã được giết mổ, không bao gồm thịt. Những phụ phẩm này gồm có phổi, lá lách, cật, óc, gan, máu, xương, dạ dày và ruột. Chúng không chứa tóc, sừng, răng hay móng.
  • Phụ phẩm gia cầm: là những phần sạch lấy ra từ gia cầm đã được giết mổ như đầu, chân và những cơ quan nội tạng (như tim, phôi, gan, cật, bụng và ruột). Nó không chứa lông.
  • Bột cá: là những mô sạch của toàn bộ cơ thể cá hay cá khúc đã được tách ra, có dầu hoặc không có dầu.
  • Mỡ bò: là loại mỡ lấy ra từ con bò.
  • Hạt ngũ cốc: là phần iđiân hạt hoặc hạt được bổ ra.
  • Bột Gluten ngũ cốc: là phụ phẩm sau khi nhà máy đã tinh lọc chất ngọt từ ngũ cốc hay tinh bột và là phần bã được sấy khô sau khi loại bỏ cám, mầm và tinh bột.
  • Bột đậu nành: là phụ phẩm lấy ra từ việc sản xuất dầu đậu nành. BHA: BHA là butylateđ hydroxyanisole, một chất bảo quản chất béo.
  • Ethoxyquin: Ethoxyquin là một chất hóa học dùng để bảo quản, ngăn ngừa sự hư hỏng của thức ăn dành cho chó.
  • Tocopherols: là hợp chất cũng dùng dể bảo quản.
Những điều cần lưu ý

Những loại thức ăn này rẻ tiền nhưng không hữu ích đối với chó. Bởi vì chúng tốt đối với sức khỏe của người nhưng lại không hợp với chó. Nói cách kBác, nếu đây là thành phần chính trong thức ăn sẽ không tạo được sự cân bằng sức khỏe của chó. Những thành phần này sè khiên chó căm thAy đổy dủ nên có thể béo phì và ngủ li bì. Nêu ăn quá mức chó có thố bị biến chứng về tiêu hóa, sưng phù và bệnh nội tạng.

Lúa mì và hat ngũ côc là thí dụ điên hình nhất, có hen quan với sự dị ứng thức ăn và rôi loạn ruột. Bạn thư tượng tượng đi, nếu sông hoang dă chó có đi săn vỏ của hạt ngũ cốc không?

Hãy biết về nguồn thịt. Nhãn hiệu nào ghi trên bao bì có chứa “thành phần phụ” như bò và gà, có nghĩa là nó không chứa thịt bò và gà nguyên chất. Chúng chỉ là lông, chân, tai, mũi, đuôi, mỡ thô, những nội tạng nhiêm bệnh và những cái tồi tệ khác. Hãy tìm loại thức ăn ghi thành phần chính là thịt bò, cừu, gà thật sự. Loại này sẽ hữu ích cho sức khỏe của chó.

Tránh xa những chất bảo quản và phụ gia. Phần lớn các loại thức ăn thương mại đều có chứa chât bảo quản, phụ gia, natri và vài chất khác. Một hoặc tất cả các thành phần này có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chó, gây ra sự dị ứng, rối loạn ruột, bệnh về đa, suy giảm chức năng gan và cật hoặc tồi tệ hơn là bệnh ung thư.

Hầu hết những chất bảo quản và phụ gia đều gây ra bệnh ung thư sau một quá trình con người và động vật hấp thụ quá lâu. Tác động này tăng cao hơn khi chó ăn hai lần trong một ngày, ăn mỗi ngày và hết năm này sang năm khác.

Tất cả những thức ăn tự nhiên đích thực không chứa những chất bảo quản và phụ gia hóa học. Nếu một hãng nào ghi trên sản phẩm của họ là không chứa những chất này, bạn có thể mua sản phẩm đó, dĩ nhiên đấy phải là lời tuyên bố đầy tự hào của một hãng uy tín, còn nếu quảng cáo không trung thực thì là vấn đề khác.

Nói tóm lại, không nên mua một loại thức ăn chỉ vì lời quang cáo “thức ăn tự nhiên” hoặc “đoạt giải thưởng”. Điều này cần phải xét lại.

Đừng chỉ nghe ý kiến của người bán chó, người nuôi và bác sĩ thú y. Bạn cần nghe chính con tim bạn. Những người tot nay chi trmh bày ý kiên cá nhân và họ tự hào điều họ biêt và làm đối với chó là hay nhất. Bạn cần lắng nghe những điêu khác từ những người mầ bạn tin rằng họ có khả năng nuôi chó thật sự, những gợi ý và cả thất bại của họ. Nói cách khác, cần tham khảo ý kiến nhiều người thì tốt hơn là chi nghe một ý kiến. Xin nhớ, không ai chăm sóc con chó của bạn nhiều như chính bạn.

Thực phẩm cần tránh

Những thực phẩm có thể nguy hiểm đối với chó? Một vài loại thích hợp với con người, thậm chí với vài loài động vật khác, nhưng lại có thể nguy hiểm đốì với chó, vì sự trao đổi chất của chúng khác nhau. Một vài loại có thể chỉ gây xáo trộn nhẹ sự tiêu hóa, nhưng ngược lại những loại khác có thể gây bệnh nặng và thậm chí tử vong.

Dưới đây là những thực phẩm phổ biến mà bạn không nên cho chó ăn (cố tình hay vô ý). Dĩ nhiên, danh sách này chưa đầy đủ, vì các nhà khoa học chưa liệt kê được hết mọi loại mà con chó của bạn không nên ăn.

Những thức ăn, thức uống cần tránh Lý do
Những thức uống chứa cồn. Có thể khiến chó say, hôn mê rồi chết.
Thức ăn cho em bé Có thể chứa bột củ hành, một loại có thể độc đối với chó (xem phần củ hành bên dưới). Ngoài ra, còn có thể dẫn tới kết quả thiếu chât dinh dưỡng nếu ăn số lượng lớn.
Xương từ cá, gia cầm hoặc những nguồn thịt khác Có thể làm nghẽn hô hấp hoặc xé rách hệ tiêu hóa.
Thức ăn cho mèo Nhìn chung, hàm lượng đạm và chất béo quá cao.
Sôcôla, cà phê, trà và những loại khác chứa chất caffeine. Chứa chất caffeine, theobromine hay theophylline, những chất có thể gây độc, ảnh hưởng đến tim và hệ thần kinh.
Tinh đầu của cam, quít Có thể gây nôn mửa.
Những cục mỡ Có thể gây ra “pancreatitis”
Quả nho và nho khô Chứa một độc tố chưa được đính danh, cổ thể làm hại cật
Cây hoa bia Có hợp chất chưa được định danh, gây ra đau đớn, tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tai biến ngập máu và chết.
Những chất bổ sung vitamin chứa sắt dành cho con người Có thể làm hại lớp che hệ tiêu hóa và có độc đôi với những cơ quan khác bao gồm gan và cật
Số lượng lớn của gan Có thể gây độc cho vitamin A, làm ảnh hưởng đến cơ bắp và xương.
Những quả hạch Macadamia Chứa độc tố vô danh, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và thần kinh lẫn cơ bắp.
Cần sa Có thể làm suy nhược hệ thần kinh gây ra nôn mửa và làm thay đổi nhip tim.
Sữa và những sản phẩm từ bơ sữa khác Vài con chó và mèo trưởng thành không có đủ lượng enzyme lactase, cái làm vỡ chất lactose (đường sừa) trong sữa. Điều này có thể dẫn tới kết quả bệnh tiêu chảy. Những sản phẩm sữa không ngăn cản lactose thì thú nuôi dùng được.
Moldy hay thức ăn hư hỏng, lòng, ruột Có thể chứa những độc tố gây ra nôn mửa và có thể ảnh hưởng đến những cơ quan khác.
Nấm Có thể chứa độc tố tác động đến nhiều . trong cơ thể, gây sốc và dẫn tới tử vong.
Hành và tỏi (sống, nấu hay bột) Chứa sulfoxides và disulfides, có thể làm hại tế bào hồng cầu và gây ra bệnh thiếu máu. Mèo dễ bị hơn chó. Tỏi ít độc hơn hành.
Quả hồng vàng (Persimmon) Hạt có thể gây cản trở ruột và làm viêm ruột.
Hột của quả đào và mận Có thể cản trở cho bộ máy tiêu hóa.
Củ khoai tây, cây đại hoàng và lá của cây cà chua; thân cây khoa cây và cà chua Chứa oxalates, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tiêu hóa và các bộ phận của đường tiểu.
Trứng sống Chứa một enzyme gọi là avidin làm giảm sự hấp thu biotin (một loại vitamin B). Điều này có thể dẫn tới những rắc rối về da và bộ lông. Trứng sống có thể còn chứa khuẩn Salmonella.
Cá sống Có thể dẫn tới kết quả thiếu thiamine (một loại vitamin B), làm giảm sự ngon miệng, tai biến ngập máu và những ca nguy kịch, chết. Điều này dễ xảy ra hơn nếu cho ăn cá sống đều đặn.
Muối Nếu ăn số lượng lớn, có thể dẫn tới sự thiếu cân bằng chất điện phân.
Gân Có thể làm “kẹt” hệ tiêu hóa, gọi là “string forreign body”.
Thức ăn ngọt Có thể dẫn tới béo phì, những vấn đề về răng và có lẽ cả bệnh đái đường.
Tóp mỡ (số lượng lớn) Tóp mỡ không cân bằng dinh dưỡng. Đừng bao giờ có chúng nhiều hơn 10% khẩu phần ăn. Mỡ cần được lóc ra từ thịt; cũng không nên cho ăn xương
Thuốc lá Chứa chất nicotine, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và tiêu hóa.Có thể dẫn tới kết quả tim đập nhanh, đột quị hôn mê rồi chết, heart beat, collapse coma, and death.
Bột nhào men bia Có thể nở ra và sản xuất gas trong hệ tiêu hóa, gây đau đớn và có thể làm thoát vị dạ dày hay ruột.

Phương pháp cho chó ăn

Nhìn chung có nhiều phương pháp khác nhau. Đôi khi tuổi tác và kích cỡ của chó đóng vai trò quyết định, nhưng thỉnh thoảng lại dựa vào cách phát triển và thể chất của chó. Có hai phương pháp cho ăn phổ biến: Chon lựa tự do và thời gian cho ăn giới hạn.

Chọn lựa tự do

Nhiều người lúc nào cũng để thức ăn đầy cả tô cho chó. Điều này cho phép chó ăn bất kỳ lúc nào nó muốn và cũng có thể án nhiều đến mức mà nó muốn. Thật dễ dàng. Song các nhà khoa học không thường đề nghị cách cho án này. Bởi việc để đầy thức ăn trong tô thì bạn không kiểm tra được lượng thức ăn mà con chó của bạn đang ăn, dẫn tới việc béo phì. Nếu nhà bạn nuôi nhiều chó, cách cho ăn này sẽ gặp khó khăn, vì bạn khó xác định con nào ăn nhiều và con nào ăn ít hơn.

Đối với những con ăn với số lượng nhỏ  nhưng ăn nhiều lần trong này hoặc những con thuộc giống chó cảnh thường có khuynh hướng bị “hypoglycemia” (đường huyết thấp) thì cách  cho ăn này có thể chấp nhận được. Mỗi buổi sáng, tô được đựng đầy khay phần ăn cả ngày của chó. Việc không quan tâm lúc nào tô hết thức ăn, không thêm thức ăn vào tô cho tới ngày hôm sau, chó có thể gầy nhom hoặc trở nên béo phì lúc nào không biết.

Cho ăn giới hạn thời gian

Phương pháp này được ưa thích hơn. Đây là cách cho ăn những bữa nhỏ với một số lần trong ngày. Tổng lượng khẩu phần ăn được chia trên số lần cho ăn. Số lần cho ăn dựa trên tuổi tác và kích cỡ. Trong mỗi lần cho ăn, số lượng thực phẩm trên lý thuyết được cung cấp cho chó. Nếu chó không ăn, bạn cần dọn dẹp lượng thức ăn này sau 20 phút và không cung cấp thêm lần nữa cho tới lần cho ăn kế tiếp theo thời khóa biểu. Một số lần như thế chó con sẽ hiểu rằng nó cần phải ăn khi bạn cung cấp thức ăn cho nó hoặc bữa ãn sẽ không còn nữa.

Nếu nuôi nhiều chó trong nhà thì cách cho ăn này thích hợp hơn thậm chí bạn có thể cho mỗi con ăn ở phòng riêng. Cần cung cấp đủ lượng thức ăn cho mỗi con và chỉ cho phép kéo dài thời gian ăn trong 20 phút.

Khi thời gian kết thúc, bạn dọn dẹp dụng cụ và thức ăn thừa. Điều này có thể giúp bạn biết được sự ngon miệng của từng con và thức ăn thừa. Ngoài ra, còn giúp kiểm soát chế độ ăn của mỗi con để ngừa việc cho ăn thêm ngoài kế hoạch.

Cách cho chó ăn

Chó con

Người nuôi thường muốn chuyển thức ăn của chó con sang thức ăn của chó trưởng thành từ rất sớm. Họ làm điều này vì lý do kinh tế, do họ chưa đánh giá đúng mức giai đoạn tăng trưởng của chó hoặc ngộ nhận rằng thức ăn của chó con quá bổ có thể làm hại đến sự tăng trưởng. Điều quan trọng mà ta cần nhớ là, nhu cầu dinh dưỡng của chó con có sự khác biệt so với chó trưởng thành ra sao. Có những nhu cầu đặc biệt mà ta cần biết cho tới khi kết thúc giai đoạn tăng trưởng của chó.

Nhu cầu năng lượng

Trong giai đoạn nửa đầu của thời kỳ tăng trưởng, chó con cần số năng lượng nhiều gấp đôi so với chó trưởng thành, xét ở trọng lượng cơ thể. Hệ số nhân này giảm xuống lên từ từ, nhưng khi chó con đạt 80% trọng lượng của chó trưởng thành, nó van tiêu thụ năng lượng nhiều hơn 20% so với chó trưởng thành. Việc cho chó con sử dụng thức ăn cô đặc nhằm tránh sư quá tải của bộ máy tiêu hóa của nó.

Chó con có tỷ lệ tăng trưởng rất khác nhau tùy theo kích cỡ

Một con thuộc giống chó nhỏ đạt 40-50% trọng lượng trưởng thành của nó trong vòng 3-4 tháng, còn chó con thuộc giông lớn phải mất từ 5 tháng trở lên.

Chó cảnh Caniche đạt trọng lượng trưởng thành của nó trong vòng 8 tháng: đến lúc đó nó tăng trọng lượng mới sinh lên đến 20 lần. Chó con Newfoundland vẫn tiếp tục tăng trưởng cho tới khi được 18-24 tháng tuổi, lúc đó nó tăng trọng lượng mới sinh lên đến khoảng 100 lần.

Biểu đồ hệ số nhân từ trong lượng sơ sinh đến 1 năm tuổi

Biểu đồ trọng lượng hệ số nhân từ sơ sinh đến 1 năm tuổi
Biểu đồ trọng lượng hệ số nhân từ sơ sinh đến 1 năm tuổi

Nhu cầu chất đạm

Chó con cần một lượng chất đạm lớn cho việc “nâng cấp” bộ xương và tất cả những mô khác. Nhu cầu axit amin (amino-acid) của nó nhiều hơn khá xa so với chó trưồng thành. Thêm vào đó, chó con không sử dụng chất đạm hiệu quả như chó trưởng thành. Do sự hấp thu kém như thế nên một sản phẩm thức ăn tăng trưởng của chó con phải chứa ít nhất 25 - 30 % đạm nhiều hơn so với lượng đạm có trong sản phẩm của chó trưởng thành. Đối với chó con, sự thiếu hụt đạm có thể dẫn tới: tăng trưởng chậm, suy ỵếu hệ miễn dịch, bệnh thiếu máu v.v.

Nhu cầu chất khoáng

Nếu chó con thuộc giống lớn sử dụng chế độ àn có hàm lượng canxi quá cao thì sự tăng trưởng của nó sẽ bất thường. Do đó, cho ăn theo công thức thức ăn hợp lý dành cho chó con là rất quan trọng đối với sức khỏe lâu dài của chúng.

Sự tiêu hóa tinh bột

Sự sản xuất enzyme tiêu hóa tinh bột (men phân giải tinh bột) chỉ đạt tới mức tốt nhất khi chó con hoàn tất sự tăng trưởng. Trước đó, chó con không tiêu hóa tinh bột được như thế. Chế độ ăn duy trì cho chó trưởng thành có thể chứa tới 50% tinh bột, nhưng thức ăn của chó con không nên chứa quá 30% tinh bột. Việc cho chó con ăn theo chế độ dành cho chó trưởng thành có thể gây ra phân lỏng, tiêu chảy và có khả năng khiến nó ăn chính phân thải của nó.

Điều chỉnh theo kích cỡ của giống

Tất cả thực phẩm dành cho chó con đều có chung vài đặc điểm: tỷ trọng năng lượng cao, sự cô đặc tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết và giảm mức tinh bột. Những kích cỡ của giống chó cho thấy cần phải điều chỉnh rõ ràng.

  • Chó con thuộc giống lớn có khả năng bị bệnh tăng trưởng xương nhiều hơn. Những khó khăn này càng trầm trọng hơn bởi việc tiêu thụ quá nhiều năng lượng, làm tăng nhanh sự tăng trưởng, chẳng khác gì việc tiêu thụ quá nhiều canxi. Hạn chế hàm lượng chất béo và kiểm soát mức canxi là cách tốt nhất để tối thiểu hóa những rủi ro.
  • Ngược lại, chó con thuộc giống nhỏ và nhỏ hơn cần nhận nhiều năng lượng, nhưng với khôi lượng nhỏ. Chúng cần có khẩư phần ăn cô đặc hơn.
Kết luận

Sản phẩm thức ăn chó con không được sử dụng trong cùng một giai đoạn thời gian, tùy theo giống mà cho ăn: 8-10 tháng đối với chó con thuộc giống nhỏ; 10 - 12 tháng đối với giống trung bình và 14- 18 tháng đối với giống lớn. Người nuôi nên chờ tới khi kết thúc quá trình tăng trưởng, sau đó mới chuyển sang nuôi thức ăn dành cho chó trưởng thành.

Cách cho ăn

Kể từ khi chó con trên 6 tháng tuổi, kiểu ăn của chó trưởng thành được hình thành. Vài con ăn tốt một lần/ngày, nhưng việc cho ăn 2 lần/ngày thường hợp lý hơn. Những giống chó nhỏ và chó cảnh cần tiếp tục được cho ăn 3 lần/ngày để giúp ngăn ngừa “hypoglycemia”

  • Trước hết, bạn cần cho chó con ăn 4 lần/ngày.
  • Lập thời khóa biểu cho ăn cố định.
  • Đừng quên cho ăn cả ngày - hãy để chó con ăn trong 15-20 phút rồi làm sạch tô đựng thức ăn. .
  • Cung cấp nước nguội và sạch cho chó con uống suốt ngày.
  • Thay nước uống sau mỗi lần cho ăn.
  • Ngăn cản để gia đình không cho chó con ăn “thức ăn của người”.
Cho ăn bao nhiêu?

8 tuần đầu tiên:

Không nên cách ly chó con với chó mẹ trước khi chúng được 8 tuần tuổi. Chó con rời mẹ sớm thường phải điều chỉnh cuộc sống một cách gay go và dễ bị tác động bởi bệnh tật hơn. Sữa mẹ cung cấp cho chúng có chất dinh dưỡng và kháng thể cần thiết giúp chúng trở nên khỏe mạnh.

Trong giai đoạn từ 3 đến 4 tuần tuổi, chó con sẽ bắt đầu ăn vài loại thức ăn đặc. Bạn có thể pha trộn 3 phần thức ăn với nrôt phần nước hoặc sữa dành cho chó con. Điều này sẽ giúp chúng tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nếu chổ con của bạn bắt đầu ăn một ít thức ăn đặc trước khi chúng rời khỏi mẹ thì chúng dễ dàng điều chỉnh cách sống hơn khi bạn đưa chúng về nhà.

Nếu chó con sẵn sàng về nhà với bạn thì có lẽ thích làm bạn với con người hơn là mẹ hoặc anh em cùng lứa với chúng.

Tuần thứ 6 đến 8:

Hãy cho chó con ăn 3-4 lần/ngày. Chúng cần những chất dinh dưỡng khác nhau hơn là chó trưởng thành. Bạn hãy chọn loại thức ăn cung cấp những chất dinh dưỡng cân bằng và thích hợp đối với nhu cầu của chúng, cần chắc là chúng sử dụng đủ lượng chất đạm (protein), canxi (calcium) và calori thích hợp. Hãy kiểm tra bao bì của thức ăn để xác định là bạn sử dụng đúng loại có khẩu phần dinh dưỡng cân bằng cho chó con của bạn. Thịt cần là thành phần trước tiên ghi trên bao bì.         .

Sau 8 tuần tuổi:

Cho chó con ăn 2-4 lần/ngày. Nếu cho ăn 2 lần ngày, bạn quan sát kích cỡ và tuổi của chó, nếu thấy nó cần được ăn 1 chén thức ăn/ngày, bạn cho ăn mỗi lần ½ chén và cho ăn 2 lần/ngày. Nếu cho ăn 3 lần/ngày bạn chia chén thức ăn thành 3 phần, mỗi lần cho ăn 1 phần, ngày 3 lần, Nếu cho ăn 4 lần/ngày, bạn cho ăn mỗi lần ¼  chén.

Trong trường hợp chó con bỏ một bữa ăn, đừng cho ăn sau đó. Mỗi lần cho ăn, bạn chú ý xem nó ăn hay không ăn. Cứ thế cho ăn theo dứng thời khóa biểu

Từ 3 đến 6 tháng

Chó con sẽ mọc răng. Chúng sẽ kỹ tính hơn trong việc ăn uống hoặc giảm bớt sự ngon miệng. Bạn hãy cho chúng ân những thực phẩm dinh dưỡng 2-3 lần/ngày. Nếu dạ dày của chúng bị rối loạn từ một hoặc hai ngày trộ lên, bạn cần đưa chúng đến bác sĩ thú y.

Nhớ kiểm tra ghi chú trên bao bì để biết cho chó ăn bao nhiêu là vừa. Trong dộ tuổi này chó con sẽ tăng kích cỡ thêm, do đó nó cần nhiều thức ăn hơn mỗi ngày. Tổng lượng            thức ăn này được chia thành 3 lần cho ăn/ngày.

Từ 6 tháng đến 1 năm tuổi:

Chó con có thể đã tăng trưởng ngoại hình đầy đủ, nhưng 1 chúng vẫn là chó con. Chúng cần được cho ăn loại thức ăn j dành cho chó còn, kết hợp thêm chất dinh dưỡng. Trong năm đầu tiên, hãy cho chúng ăn thưc phẩm dành cho cho con. Hãy hỏi bác sĩ thú y khi bạn muốn chuyển sang sử dụng thức ăn dành cho chó trưởng thành, cần chắc là thức ăn dành chọ chó trưởng thành vẫn cân bằng khẩu phần dinh dưỡng với thành phần thịt trước hết.

8 đến 9 tháng tuổi:

Việc cho ăn có thể giảm xuống 1-2 lần/ngày.

Chó trưởng thành

Con chó thừa biết rằng những món ngon  trong đĩa của bạn tốt hơn nhiều so với những gì mà nó đang ăn - và có thể bạn bị nó “xin xỏ”, thế là bạn cho nó đôi chút. Trước khi làm điều này bạn cần nhớ rằng chất dinh dưỡng tốt và khẩu phần ăn cân bằng là hai yếu tố chủ yếu để chó có sức khỏe tốt. Và điều này có nghĩa là, bạn cần quan sát kỹ sự tiếp nhận calori của chó.

Chó cần nhiều nước sạch và cũng cần được cho ăn những thực phẩm chất lượng tốt với số lượng thích hợp nhu cầu năng lượng của nó. Việc thu nạp không đầy đủ hoặc thừa mứa những chất dinh dưỡng có thể đều gây hại như nhau.

Phần lớn thức ăn khô của chó đều có nguồn gốc từ đậu nành, ngũ cốc hay gạo. Vài nhãn hiệu tốt hơn thì có thêm thịt hoặc bột cá (được ghi đầu tiên trong danh sách những thành phần trên bao bì). Mặc dù giá cao hơn, nhưng chúng đáng giá để bạn cần thạm khảo. Cho chó ăn một ít những thực phẩm chất lượng cao hơn, nghĩa là làm giảm bớt giá. Những thức ăn khô còn có khối lượng calori lớn hơn, nghĩa là có ít nước trong một chén thức ăn so với khẩu phần thức ăn đóng hộp. Điều này không gây hậu quả nghiêm trọng đối với chó nhỏ hơn, nhưng với chó lớn thì có thể gặp khó khăn trong việc ăn đủ khối lượng thức ăn đóng hộp cần thiết, bởi vì như thế mới đáp ứng dủ nhu cầu calori của nó (nghĩa là chúng phải ăn nhiều nước trong thực phẩm).

Nhìn chung, việc chọn thức ăn khô, đóng hộp hay nửa ẩm ướt là vấn đề cần xem xét kỹ. Đối với những giống chó lớn hơn (nặng trên 13,5 kg) cần được cho ăn thực phẩm khô hay nửa ẩm ướt trong phần lớn trường hợp.

Chất đạm, chất béo và carbohydrates cần thiết cho năng lượng. Nhu cầu khẩu phần ăn của chó có thể thay đổi tùy theo mức hoạt động, stress và cả lịch sử về sức khỏe. Chó tiêu thụ năng lượng bằng nhiều cách khác nhau. Thí dụ, chó ngoài trời có khả năng tăng khối lượng vận động, do đó chúng cần tỷ lệ đạm và chất béo cao hơn cho việc sản xuất năng lượng so với chó sống phần lớn thời gian trong nhà.

Chó có những giai đoạn sông khác nhau (bao gồm chó con (thời kỳ tăng trưởng), chó trưởng thành và chó già (bệnh tuổi già)., chúng cần số lượng chất dinh dưỡng khác nhau. Trong những trường hợp đặc biệt như mang thai và chó con cần chăm sóc thì có thể ảnh hưởng đột ngột đến nhu cầu dinh dưỡng. Chó làm việc cần nhiều calori hơn, trong khi đó nhƯ cầu của chó "nằm dài như củ khoai” lại ít hơn (giống như chúng ta).

Những giống chó nhỏ hơn có thể bắt đầu sử dụng thức ăn dành cho chó trưởng thành khi chúng được 1 năm tuổi. Những giống chó lớn hơn cần tiếp tục sử dụng thức ãn cua chó con cho tởi khi hoàn toàn trưởng thành, thường là vào khoảng 2 năm tuổi. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y khi bạn quyết đinh chuyển loại thức ăn.

Cho ăn bao nhiêu?

Cho chó trưởng thành ăn 2 lần/ ngày, trong trường hợp chó ít vận động thân thể thì chỉ cần cho ăn 1 lần/ngày.

Chó mang thai và tiết sữa

Có nhiều yếu tố cần xem xét kỹ để thực hiện việc gây giống tối ưu nhất. Những yếu tố này gồm có: di truyền, sức khỏe, môi trường sống, quản lý và việc cho ăn với chế độ thích . Những nhà chăn nuôi có thể giấu những khuyết điểm và dị tật di truvền ở vạt nuôi. Trước khi gây giống bạn cần teểm tra thể giai đoạn giao phối, mang thai và tiết sữa.

Cho ăn trong giai đoạn giao phối

Tình trạng cơ thể của từng con chó rất quan trọng. Cả ở đức giống và cái giống trong tình trạng thể chất ưu việt nhất, rèn luyện thân thể tốt và không béo phì hay gần nhom. Nếu con đực giống béo phì hay gầy nhom, có thể nó thiếu khả năng trong việc gây giống. Con cái giống cũng phải trong tình trạng thể chất tối ưu. Nếu gầy nhom nó không có khả năng tiêu thụ đủ thực phẩm trong giai đoạn mang thai để có những chất dinh dưỡng cần thiết cho bản thân nó và để nuôi bào thai. Nếu quá béo phì thì tỷ lệ sinh sản và những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra cho chó con. Chúng cần được nuôi bằng chế độ ăn đầy đủ và cân bằng. Do đó, cung cấp thêm cho chúng các chất vitamin và chất khoáng là điều không thừa. Tuy nhiên, bạn cùng cần cân nhắc kỹ khi cung cấp những chất bổ sung trong thời điểm này, bởi vì chúng có thể làm thay đổi sự cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn cân bằng và đầy đủ đà có sẵn.

Nên cung cấp nước sạch cho chó suốt ngày. Bạn có thể cho chó ăn loại thực phẩm dễ tiêu hóa và chứa nhiều năng lượng. Nếu cần thay đổi chế độ ăn, bạn nên thực hiện dần để tránh làm xáo trộn dạ dày hay giảm cân. Thân thể chó cần phải rắn chắc, cơ bắp mạnh mẽ, không có dấu hiệu cho thấy sự béo phì hay gầy nhom. Chó cần được cho ăn mỗi ngày chỉ 1 hoặc 2 lần.

Cho ăn trong giai đoạn mang thai

Sau khi gây giống, lượng thức ăn của chó cái cần được tăng dần. Xin nhắc lại, tăng dần chứ không phải tăng ngay lập tức với số lượng lớn hơn. Bởi vì, việc tăng ngay trong giai đoạn này là không cần thiết và có thể dẫn tới việc tăng trọng không mong muôn.

Tuy nhiên, sau tuần thứ 5, bào thai phát triển rất nhanh và chất dinh dưỡng tối ưu là điều bắt buộc phải sử đụng cho chó. Trong giai đoạn mang thai ở tuần thứ 5 và 6, lượng thức ăn cho chó cái cần được tăng dần vì lúc này chó con sử dụng chất dinh dưỡng của chó mẹ khoảng 30 - 50%. Trong thời điểm này bạn nên cho ăn nhiều bữa nhỏ rải đều suốt ngày, vì không gian bụng của chó mẹ bị giới hạn tùy theo sự tăng trưởng cùa chó con. Việc cung cấp đủ lượng thức ăn thích hợp trong giai đoạn này rất quan trọng, nhờ thế chó mẹ sẽ không trở nên gầy yếu, gặp khó khăn trong việc duy trì trọng lượng cơ thể và cổ đu lượng sữa cần thiết để nuôi chó con. Tuy nhiên, việc cho ăn quá mức cũng là điều cần quan tâm, bởi VI khi chó mẹ tăng trọng quá đáng có thể dẫn tới kết quả bào thai nặng hơn và những biến chứng trong lúc đẻ con.

Một chế độ ăn cân bằng và đầy đủ ghi trên bao bì thức ăn do nhà máy cung cấp sẽ cho bạn thấy cách cho ăn trong tất cả các giai đoạn sống của chó (thời kỳ mang thai và tiết sữa).

Chó cái có thể bỏ ăn hoặc giảm ăn lên tới 24 giờ trong giai đoạn đẻ con. Thông thường thì chó cái sẽ từ chối toàn bộ thức ăn khoảng 12 giờ lúc đang sinh con. Tùy nhiên, một khi nó đẻ xong và bầy chó con đang nghỉ ngơi bình thường thì nó cần cung cấp thức ăn và nước sạch. Phần lớn chó cái bắt đầu ăn trong vòng 24 giờ sau khi sinh. Nếu cần kích thích sự ngon miệng của nó, bạn có thể làm ẩm thức ăn băng nước ấm. Điều này sẽ bảo đảm rằng chất lỏng thích hợp sẽ được tiêu thụ.

Cho ăn trong giai đoạn tiết sữa

Trong thời kỳ tiết sữa chó mẹ thường căng thẳng cực độ, do đó nó cần được cung cấp lượng calori thích hợp trong suốt giai đoạn này. Sự tiếp nhận năng lượng thích hợp cho phép việc sản xuất sữa nhiều và ngăn ngừa sự giảm cân ở chó mẹ. Bạn cần cung cấp nước sạch suốt ngày để bảo đảm việc sản xuất đủ dung tích sữa. Chó mẹ có kho dự trữ năng lượng rất ít trong lúc này, đặc biệt nếu nó đẻ nhiều con. Nếu không có đủ chất dinh dưỡng cần thiết nó sẽ giảm cân, suy nhược cơ thể.

Nhìn chung, trong thời kỳ tiết sữa chó mẹ tiêu thụ gấp 2-3 lần nhu cầu năng lượng duy trì của nó. Một qui tắc chung, bạn cần cho ãn khoảng 150% nhu cầu năng lượng duy trì của chó mẹ trong tuần đầu tiết sữa, 200% trong tuần thứ 2 và 300 % trong tuần thứ 3-4 cho tới khi chấm dứt giai đoạn tiết sữa.

Cao điểm của sự tiết sữa diễn ra trong tuần thứ 3 và 4. Sau giai đoạn này bạn có thể cho chó con ăn loại thức ăn đặc hoăc nửa đặc. Số lượng sữa do chó con tiêu thụ sẽ bắt đầu giam khi sự tiếp nhận thức ăn đặc tăng lên.

Trong giai đoạn tiết sữa, bạn cần cho chó mẹ sử dụng khẩu phần ăn cân bằng, đầy đủ và nhiều năng lượng. Nên cho ăn một số bữa nhỏ rải đều suốt ngày để chó mẹ có thể tiêu thụ đủ năng lượng duy trì theo nhu cầu của nó. Ngoài ra, sau tuần tiết sữa thứ ba, chó mẹ cần được cho ăn riêng (tách rời với chó con) để chó con không ăn thức ăn của chó mẹ. Nếu cần có thể làm ẩm thức ăn để tăng thêm vị ngon. Không nên bổ sung thêm gì cả trừ khi có đề nghị của bác sĩ thú y, bởi vì điều này có thể làm nảy sinh rắc rối về sức khỏe. Cần cung cấp nước sạch suốt ngày, bởi vì khi không tiếp nhận đủ nước chó mẹ sẽ giảm sản xuất sữa.

Cho ăn lúc cai sữa

Quá trình cai sữa của chó con xuất hiện bình thường vào luc chúng được khoảng 6 tuân tuổi. Điều này sẽ giúp chó mẹ thoát khỏi tình trạng stress trầm trọng. (This will leave the bitch in a very stressful State). Việc tiếp tục sản xuất sữa có the dân tới bệnh viêm vú, do đó nêu chó me vẫn tiếp tục tiết sưa, bạn cân giam bớt lượng thức ăn trong một số ngày. Những nhà khoa học đề nghị không cho chó me ăn trong ngay chó con cai sữa, nhưng cần cung cấp nhiều nước sạch trong thời điểm này. Việc giảm lượng thức ăn cần tiến hành từ từ, bạn hãy giảm từ 25% xuống còn 50%, 75% rồi 100$ nhu cầu năng lượng duy trì của chó mẹ (giảm một số ngày liên tiếp nhau trong những ngày thôi cho bú).

Sau đó chó mẹ có thể trô lại chế độ ăn duy trì hoặc tíếp tuc chế độ ăn mà nó sử dụng trong thời kỳ mang thai và tiết sữa. Nếu cho ăn như trong giai đoạn chó mẹ mang thai và tiết sữa, bạn cần giảm bớt lượng thức ăn. Nếu muốn cho ăn theo chế độ khác, bạn cần thay đổi dần, mỗi lần thay đổi nên trên 5-7 ngày. Ngoài ra, vào lúc này, bạn có thể chó con ăn theo chế độ ăn cua chó con đang tăng trưồng, tuy nhiên cũng cần phải thay đổi dần.

Việc quản lý và cho ăn thích hợp trong giai đoạn mang thai và tiết sữa sẽ bảo đảm tình trạng thể chất của chó mẹ tốt và tối thiểu hóa được sự giảm cân xuất hiện trong giai đoạn tiết sữa. Nếu sự giảm cân xảy ra trong giai đoạn tiết sữa, cần giới hạn ít hơn 10% trọng lượng của chó mẹ. Hơn nữa, tình trạng của chó cái trong lúc phối giống ảnh hưởng đặc biệt đến sự thành công của quá trình mang thai và tiết sữa, và cả tình trạng thể chất của chó cái ở cuối chu kỳ sinh sản. Do đó, một chương trình cho ăn tốt là điều cần thiết để đạt kích cỡ lứa đẻ tối đa, bầy chó con khỏe mạnh và duy trì đửợc tình trạng thể chất của chó cái để nó có thể sản xuất sữa đủ cho bầy chó con.     .

Nhu cầu năng lượng duy trì của chó được ước lượng như sau (*):

Chó cảnh (1,36 kg - 5,5 kg) 150 - 450 kcal/ngày Chó nhỏ (5,9 kg - 9,08 kg) 450 - 700 kcal/ngày Chó trung bình (9,5 kg - 22,7 kg) 700 - 1500 kcal/ngày Chó lớn (51 - 100 pounds) 1500 - 2400 kcal/ngày

Chó rất lớn (từ 23,15 kg trở lên) 2400+ kcal/ngày          .

(*) Nhu cầu năng lượng thay đổi tùy theo giống, nhiệt độ, mức hoạt động, tuổi tác, (Energy requirements vary with breed, temperament), tình trạng sinh lý, môi trường sống.

Chó già

Nhu cầu dinh dưỡng

Trong vòng 30 năm qua chó đã sống thọ hơn. Có nhiều nhân tố góp phần cho điều này bao gồm việc chủng ngừa vắcxin và sự chàm sóc của thú y tốt hơn, nhưng một trong những nhân to quan trọng nhất chính là chất dinh dưỡng tốt hơn.

Chó lớn tuổi phải trải qua nhiều thay đổi sinh lý, và do có những thay đổi này nên những nhà khoa học đề nghị bạn nuôi chúng khác với khi chúng còn là chó con. Nhưng làm sao để xác định, là chó đã già? Một con chó được công nhận là già khi nó đang bước vào giai đoạn thứ ba của cuộc sống thông thường. Thí dụ, một con chó thuộc giống to lớn như Great Dane, thông thường sẽ sống khoảng 9 năm, nó được xem là già khi sống đến tuổi thứ 6. Một con Poodle thông thường sẽ sống khoảng 15 năm, khi nó sống đến tuổi thứ 10 thì được xem là già. Dĩ nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ so với qui luật này, nếu một con chó năng động, có ngoại hình tốt, người ta sẽ cho nó ăn và tập luyện như một con chó trẻ hơn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhiều con chó săn và chó kéo đã 11năm tuổi, nhưng người ta vẫn cho chúng ăn và tập luyện giống như khi chúng 3 tuổi.

Sự thay đổi do tuổi tác

Trong cuộc sống, chó có những thay đổi khác nhau do tuổi tác. Chúng có thể trải qua sự thay đổi hành vi liên quan đến bệnh viêm khớp hay hoạt động bất thường của một bộ phận trong cơ thể. Chúng có thể không chịu đựng nổi sự nghịch ngợm của trẻ con, ngủ ít đi và có thể tiểu bậy trong nhà (do không kềm chế được), hoặc thỉnh thoảng bị mất phương hướng. Thị lực của chúng bắt đầu giảm đôi chút và có thể sẽ gặp khó khăn khi nhìn trong ánh sáng yếu. Chúng cũng có thể giảm khả năng nghe và dễ dàng bị ngạc nhiên hay giật mình. Cơ bắp của chúng không còn rắn chắc, khỏe mạnh như trước nữa. Chúng ít hoạt động hơn và cần có một chỗ nghĩ ngơi tiện nghi, ấm áp. Răng sẽ bị hư và chúng có thể rụng vài cái răng hoặc bị bệnh về răng. Ngoài ra, còn nhiều hậu quả khác cũng do tuổi tác, thí dụ chức năng thận suy giảm hoặc bị bệnh tim.

Tóm lại, bạn cần có chế độ chăm sóc và cho ăn đặc biệt đối với chúng.

Khuynh hướng béo phì

Do giảm hoạt dộng nên nhiều con chó tăng trọng. Béo phì là vấn đề bình thường đối với chó già. Vì chúng không vận động thân thể nhiều nên việc làm giảm cân có thể rất khó khăn. Nhìn chung, không để chó trở nên béo phì thì tốt hơn là phải làm giảm cân khi chúng về già. Và đây là một trong những điều quan trọng mà bạn cổ thể làm để tăng chất lượng và tuổi thọ cho chó.

Nét đặc trưng trong chế độ ăn của chó già

Chó già cần có chế độ ăn cân bằng tốt, nghĩa là cần giảm lượng calori, đạm và chất béo; còn chất xơ thì tăng nhiều hơn. Đối với một vài con chó già bạn có thể tiếp tục cho chúng ăn thực phẩm thường lệ, nhưng với số lượng ít hơn.

Công thức chế độ của chó già được tính một cách đặc biệt, nghĩa là giảm lượng calori và giúp tạp ra cảm giác no đủ nhưng lại ít calori hơn. Trong loại thức ăn thương mại, khẩu phần ăn dành cho chó già có khoảng 18% đạm (trên nền vật chất khô), nhưng ngược lại , khẩu phần ăn của chó suy thận thì chỉ chứa khoảng 14% đạm. Nếu chó giảm nhiều về chức năng cật, khẩu phần ăn có lượng chất đạm thấp hơn nữa, vì điều này sẽ làm giảm khối lượng công việc của cật.

Riêng về chất béo, trong khẩu phần ăn của chó già cần ở mức từ 8 đến 12 %. Chó già dễ vị táo bón, do đó chất cơ cần ở mức cao hơn, khoảng 3 đến 5%. Bạn có thể bổ sung cám lúa mì vào thức ăn thường lệ của chó để tăng lượng chất xơ. Nếu chó già ăn thức ăn khô, điều này sẽ giúp kiểm soát được sự hình thành cao răng và giảm bệnh về nứu răng.

Cho chó già ăn gì?

Một vài con chó già không bị béo phì, do đó không cần can thiệp về thực phẩm. Nhưng nếu côn chó của bạn gay và không ăn uống tốt, cần kiểm tra toàn bộ để loại bỏ những rắc rối bệnh tật có thể xảy ra. Sau khi kiểm tra, việc cho chó ăn là một thách thức kế tiếp. Nếu chó thường ăn thực phẩm khô, có thể nó sẽ giảm ăn, vì loại thức ăn nghiền thô và lớn sẽ khiến nó khó nhai. Việc cho ăn loại thức nghiền nhô hay trộn ẩm với nước sẽ giúp chó nhai dễ hơn. Nếu bạn trộn thức ăn đóng hộp hoặc nước luộc thịt (nước xuýt) vào thức ăn khô sẽ làm chó khoái chí hơn. Một vài con lại thích ăn thực phẩm dành cho mèo hơn và vui vẻ để ăn. Nhưng trong loại thức ăn này thường chứa nhiều chất đạm, do đó bạn cần tránh không nên cho chó ăn.

Bạn có thể trộn một lượng nhỏ thức ăn đóng hộp dành cho mèo vào thức ăn nghiền dành cho chó dể cung cấp vị ngon nhiều hơn. Một vài con có thể không phản đối nêu bạn cho một ít sữa hoặc trứng vào thức ăn khô. Một số con khác rất thích loại thức làm tại nhà như cơm, khoai tây, rau củ thịt gà hoặc hamburger rất tốt đối với chó, bởi vì những loại này chứa vitamin và những chất khoáng trực tiếp.

Bạn cần hỏi bác sĩ thú y về công thức làm thức ăn tại nhà cho chó và công thức nào là tốt nhất.

Những chất bổ sung cho chó già

Chó già có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt. Và một trong những nhu cầu đó là, cần được cung cấp những sản phẩm chứa chất dinh dưỡng bổ sung (có thể gọi là “thuốc bổ”). Rất nhiều con chó già bị bệnh viêm khớp. Việc cho chó ăn hàng ngày những sản phẩm chứa glucosamine và choline chloride sẽ giúp hạn chế bệnh viêm khớp và ngừa sự thiệt hại sụn ở khớp xương của chó trong tương lai.

Những sản phẩm bổ sung rất an toàn và hiệu quả, không đòi hỏi phải có công thức chi tiêt. Nếu chó không có chế độ ăn cân bằng, bạn cần bổ sung vitamin và chất khoáng cho nó để ngừa sự thiếu hụt.

Vài người thích cho ăn antioxidants như loại Antioxidant Oxi-Tabs dành cho người. Bạn cũng có thể cung cấp loại này cho chó. Xin nhắc lại, chất xơ (như trong cám lúa mì) có thể giúp hạn chế chứng táo bón.

Cách cho ăn tốt

Đối với chó con

Bạn cho chó con ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày. Không giống con người, hệ tiêu hóa của chó không thể điều khiển sự thay đổi về thức ăn. Nó có thể gây ra rối loạn dạ dày và sinh ra bệnh tiêu chảy.

  • Khi chuyển sang loại thức ăn mới cần chuyển dần dần, hãy sử dụng cả hai loại thức ăn cũ và mới trong khẩu phần ăn của chó cho tới khi bạn loại bỏ dần hết loại thức ăn cũ. Chó con có thể bi tiêu chảy nếu thay đổi loại thức ăn đột ngột.
  • Cho ăn cùng thời điểm mỗi ngày.
  • Luôn cung cấp nước sạch suốt ngày.
  • Giữ thức ăn và tô đựng nước sạch sẽ.
  • Không cho chó con ăn quá nhiều.
  • Theo hướng dẫn đề nghị số lượng thức àn dành cho chó con.
  • Kiểm tra mức độ hoạt động và trọng lượng của chó con rồi điều chỉnh việc cho ăn thích hợp.
  • Đừng hoảng hốt trước những thay đổi về sự ngon miệng của chó con. Việc giảm sự ngon miệng hay thỉnh thoảng rối loạn tiêu hóa là bình thường. Nếu dạ dày cua chó con rối loạn quá mức hoặc kéo dài hon một ngày hoặc hai ngày, bạn cần nhờ bác sĩ thú y.
  • Nếu trộn nước vào thức ăn khô, bạn cần trộn 1 phần nước với 4 phần thức ăn khô.

Thành phần đầu tiên trong thức ăn của chó con phải là thịt. Không phải “bột thịt” hay sản phẩm làm từ thịt mà phải là thịt thật sự. Là chó con thì không có nghĩa phải ăn chủ yếu ngũ cốc và lúa mì. Nếu thành phần đầu tiên trong thực phẩm dành cho chó con là ngũ cốc, lúa mì, bột thịt hay san pham lam từ thịt. Thành phần đầu tiên ghi trên bao bì sẽ cho thấy phần lớn loại thực phẩm đó là làm từ cái gì.

Dưới đây là bảng hướng dẫn cách cho ăn. Nhu cầu của mỗi giống chó có thể khác nhau, do đó có sự khác biệt trong bảng. Đơn vị đo lường tính bằng chén (mỗi chén 226,8g thức ăn). Bạn có thể cho chó con ăn đến 1,5 lần số lượng cao nhất liệt kê trong giống của chúng.

Giống chó điển hình Trọng lượng khi trưởng thành Thức ăn khô Thức ăn khô trộn với thực phẩm đóng hộp
Chihuahua, Yorkshire Terrier, Toy Poodle Lên tới 4,54 kg 1/3 đến 1 chén 1/4 hộp + đến 3/4 chén
Miniature poodle, Scottish Terrier 4,54 kg - 11,35 kg 1 đến 1/4 chén ½ hộp + ½ đến 1½ chén
Cocker Spaniel, Beagle, Springer spaniel 11,35 kg - 22,70 kg 2 ¼ đến 3 ¾ chén 1 hộp + 1 to 2½ chén
Collie, Boxer, Labrador, Golden Retriever 22,70 - 34,05 kg 3 ¾ to 5 chén 1 ½ hộp + 1 ¾ to 3 chén
Great Dane, Malamute St. Bernard, Mastiff Trên 34,05 kg 5 – 8 chén 2 hộp + 2 ½ to 5 ¼ chén

Đối với chó trưởng thành

  • Phần lớn chó trưởng thành cần được cho ăn 1 lần/ngày, cùng thời điểm mỗi ngày. Việc cho ăn cùng thời điểm sẽ giúp chó đi vệ sinh đúng thời gian biểu. Tuy nhiên, đối với vài giống cho, đặc biệt là những giống lớn hơn, cần được cho ăn hơn 1 lần/ngày. Hãy hỏi bác sĩ thú y xem cần cho chó của ban ăn bao nhiêu lần một ngày.
  • Hãy cho ăn cùng loại thức ăn và cùng nhãn hiệu mỗi ngày. Không giống như người, hệ tiêu hóa của chó không thi điều khiển sự thay đổi thức ăn. Điều này có thể gây ra sự khó chịu cho dạ dày và bệnh tiêu chảy.
  • Khi chuyển sang loại thức ăn mới, cần chuyển dần dần hãy sử dụng cả hai loại thức ăn cũ và mới trong khẩu phần ăn của chó cho tới khi bạn loại bỏ dần hết loại thức ăn cũ. Chó con có thể bị tiêu chảy nếu thay đổi loại thức ăn đột ngột.
  • Luôn giữ sạch nước uông của chó suốt ngày. Hãy thay nước ít nhất 1 lần/ngày, thay nhiều hơn đối với chó bị chảy nước mũi, nước dãi.
  • Không chó ăn quá nhiều.
  • Kiểm tra mức hoạt động và trọng lượng của chó con rồi điều chỉnh việc cho ăn thích hợp.
  • Nếu chó béo phì hoặc đi vệ sinh trong nhà, có thể bạn cần làm lại thời khóa biểu cho ăn.

Phần bổ sung

Vấn đề sức khỏe

Muốn điều chỉnh chế độ ăn hay bất kỳ những loại thực phẩm nào cho chó bị bệnh tim, cật, gan hay ruột hoặc chó bị bệnh ung thư, trước tiên bạn cần luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Việc đo lường khẩu phần ăn đặc biệt cũng quan trọng đối với chó dị ứng thức ăn hoặc thuốc men, bị những bệnh về trao đổi chất nào đó hay những tình trạng sứ ckhỏe khác.

Nghĩ về từng giai đoạn sống của chó

Cần chắc rằng thức ăn mà bạn chọn thích hợp với từng giai đoạn sống của chó. Chó con ăn thực phẩm dành cho chó trưởng thành sẽ không có được lượng calori, đạm, vitamin và chất khoáng cần thiết để tăng trưởng đầy đủ. Chó trưởng thành ăn thực phẩm dành cho chó con sẽ trở nên béo phì. Chó lớn tuổi hơn có thể cần thực phẩm dành cho chó già, vì loại này dê tiêu hóa hơn. Trong giai đoạn sinh sản, chó cái cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn để nuôi bào thai và tiết sữa tốt cho con bú sau này.

Việc đọc nhãn hiệu là bước quan trọng nhất để tìm thức ăn đáng giá cho con chó của bạn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhãn hiệu thức ăn dành cho chó. Bằng cách nào bạn biết đâu là loại thức ăn tốt nhất dành cho con chó của bạn? Trên bao bì của mỗi loại hàng hóa đều có ghi thành phần và hàm lượng dinh dưỡng, nhưng chó thật sự nhận được không?

Nghĩ về tuổi của chó

  • Đối với chó con (nhỏ hơn 8-9 tháng tuổi và nhẹ hơn 13,5 kg): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt. Nếu con chó của bạn nặng trên 13,5kg, thì nên cho ăn thức ăn khô vì có khối lượng calori nhiều hơn.
  • Đối với chó trưởng thành (8-9 tháng đến 6 năm tuổi): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt.
  • Đối với chó già (trên 7 tuổi): cần có kế hoạch cho ăn thức ăn khô, đóng hộp đặc hay nửa ẩm ướt.

Nghĩ về trọng lượng lượng cơ thể của chó:

  • Chó nhẹ cân: cho ăn 1,5 lần số lượng thức ăn “thưowfng lệ” và cần gặp bác sĩ thú y để bàn về tình trạng cơ thể của chó. Hãy nghĩ đến việc chuyển sang loại thức ăn chứa chất đạm và béo nhiều hơn.
  • Chó “thịt nạc”: nhiều con chó khỏe mạnh có ngoại hình mỏng manh đôi chút, đặc biệt là chó đực trẻ năng động. Hãy nghĩ đến việc tăng dần lượng thức ăn hàng ngày hoặc cung cấp thêm calori khoảng 25%. Cân chó mỗi tuần và cần có bảng ghi chép trọng lượng của chó một cách cụ thể.
  • Chó mũm mỉm: Nếu chó khá nặng cân một chút, thử tăng dần mức rèn luyện thân thể hàng ngày. Tăng dần việc tập thê dục trên 2 tuần nêu không có vấn đề gì về sức khỏe. Nêu không thực hiện cách này, hãy cắt toàn bộ “những bữa tiệc” dành cho chó rồi giảm dần việc thu nạp lượng thức ăn hàng ngày xuông khoảng 25%.
  • Chó mập hoặc béo phì: hãy ngưng tất cả các “bữa tiếc” ngoại trừ rau. Tăng dần việc rèn luyện thân thể trên 2 -3 tuần nếu không có vấn đề gì về sức khỏe. Nếu không thực hiện cách này, hãy giảm toàn bộ lượng thức ăn hàng ngày xuống khoảng 25 đến 40%, chuyển sang chế độ nhiều chất xơ và ít chất bép, gặp bác sĩ thú y bàn về kế hoạch của bạn. Hỏi về chế độ ăn kiêng giảm cân có hiệu quả đối với chó mà vẫn cung cấp chất dinh dưỡng cân bằng

Thức ăn cho chó kiểng

Người xưa có câu: “Cơm đâu mà cho vừa miệng chó, ló đâu mà cho vừa miệng ga” (ló có nghĩa là lúa, ga có nghĩa là gà). Điều đó cho thấy nuôi con chó, con gà, người xưa chỉ cho chúng ăn có lệ mà thôi. Vì rằng nếu cho ăn no thì gà cứ lẩn quẩn trong nhà bươi dơ nhà dơ cửa, đâu có chịu khó ra ngoài vườn mà bươi con trùn, con dế mà ăn. Còn chó mà tới bữa được ăn no thì đâu có chịu khó…dọn phân cho con trẻ. Hơn nữa, ăn no là buồn ngủ, đâu có chịu siêng năng coi cửa coi nhà!

Ngày nay, thì ai nuôi chó cũng phải cho ăn no đủ, vì “chó ốm xấu mặt người nuôi”. Nếu là chó để làm kiểng thì lại càng lo bồi bổ bằng thức ăn, bằng thuốc uống sao cho con chó càng ngày càng sởn sơ mập mạp mới thỏa lòng mãn ý được.

Ai cũng biết, chó là loài ăn thịt. Nội bốn cái răng nanh nhọn hoắt của chúng đã cho ta thấy nòi giống của nó là loài chuyên môn ăn thịt như cọp, beo, sư tử vậy. Răng nanh chỉ dùng để xé thịt mà ăn.

Vì vậy, nuôi chó mà cho ăn thiếu thịt thì bữa ăn coi như không đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho chó. Chó kiểng càng lớn vóc, số lượng thịt bồi bổ cho chúng trong ngày lại phải càng nhỉều.

Vì vậy, chúng tôi xin thưa thằng, nếu có tiền mua chó mà không có tiền cho chó ăn no đủ thì tốt hơn đừng nuôi. Vì chó kiểng mà ăn uống kém bổ dưỡng sẽ rụng lông, sẽ ốm yếu, sẽ sinh lắm tật bệnh, và cuối cùng thì sinh sản không ra gì!

Nuôi chó kiểng là để sinh lợí, nhưng nếu không đủ khả năng nuôi để cho thất lợi, thì việc chăn nuôi đâu đem lại lợi ích gì ?

Với chó cỏ, chó lai nuôi để giữ nhà thì ta có thể cho chúng ăn bất cứ món gì mà mình có sẵn cũng được, miễn sao no bụng thì thôi. Nhưng, với loại chó kiểng, dù nuôi để giải trí hay để kinh doanh, lúc nào ta cũng phải chú trọng đến phần thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho chúng. Vì đây là cái lợi về lâu dài. Chuyện chó ăn ngon hơn người (hơn cả chủ) là chuyện nghe nghịch tai, nhưng, nếu hoàn cảnh bắt buộc như vậy thì cũng đành phải vậy.

Hà tiện thức ăn để rồi tốn tiền cho thuốc chữa bệnh, nhiều khi còn tốn kém rất nhiều lần. Vì chó kiểng vốn là giống chó quí hiếm, nên phần nhiều kén ăn, lắm bệnh tật. Mà chó bệnh thì ốm yếu, lông xù, mà nhiều giống chó chỉ quí ở bộ lông... Nếu lỡ chó chết đi... thì chẳng khác nào đem vàng quăng xuống biển!

Chính vì tránh cái hại to lớn trước mắt, nên người nào nuôi chó kiểng cũng hết lòng chăm chút thức ăn cho chó. Thậm chí nhiều người mỗi tháng mỗi bắt con vật lên cân, để theo đó mà liệu tăng hay giảm thức ăn cho chó.

Thức ăn hằng ngày của chó cần có các chất sau đây:

- Đạm động vật: Ta nên thường xuyên cho chó kiểng ăn thịt và cá. Thịt ở đây là thịt của các loài động vật như trâu, bò, gà, vịt, heo... Không cần phải mua những loại thịt ngon như thịt đùi, thịt bắp, phi lê cho tốn kém. Có thể mua phổi, mua lòng, mua thịt gân, bạng nhạng... cho rẻ tiền đỡ phần tốn kém cũng được. Còn cá thì cho ăn cá đồng, cá sông, cá biển, cũng không cần mua những loại đắt tiền như cá lóc, cá trê, cá thu, cá chép, mà mua cá mớ, cá lộn cũng được, miễn là còn tươi là được.

Có tiền dư bạc để thì không nói làm gì, nhưng nếu ít tiền thì cốt cho chó ăn đủ chất chứ không cần ngon, như thức ăn dành cho người vậy.

Với loại chó nhỏ con, bữa ăn chỉ vài ba muỗng thì đủ có ăn thịt cũng không tốn là bao.

Với số thịt cá nầy ta có thể kho, xào hay nấu cháo, hoặc hầm với các loại rau củ như càrốt, khoai lang, cùng các loại rau đậu khác... là thức ăn tốt cho chó.

- Đạm thực vật: Đạm thực vật gồm các loại trái, củ, rau đậu, và ngũ cốc. Những thức, nầy như đã trình bày ở trên, đem hầm với thịt cá cho chó ăn rất bổ.

- Về sinh tố: Chó cũng cần hấp thụ những sinh tố A, B, C, D, E như người. Thiếu sinh tố, chó sẽ chậm lớn, sinh bệnh tật.

Nhiều người cho rằng việc cung cấp Vitamine cho chó qua thức ăn hằng ngày không đáng để cho ta quan tâm lắm. Vì rằng, hiện nay đã có những loại Vitamine được bào chế sẵn dưới dạng thuốc chích và thuốc uống dùng cho súc vật cũng như cho người, ta chỉ cần vài ba tháng cho chó uống hay chích một liều là đủ.

Nhận xét đó, thực ra không ai dám bảo là sai. Nhưng cơ thể chó hấp thụ chất bổ qua thuốc không bằng hấp thụ qua thức ăn hằng ngày. Vậy, ta nên nghiên cứu cách nào để thức ăn hằng ngày của chó được bổ dưỡng hơn, đầy đủ Vitamine hơn, mới là điều nên làm.

Như trên đã nói, chó cũng cần những sinh tố A, B, C, D, E nhất là đối với loại chó kiểng, chỉ nuôi nhốt, nếu ăn uống thiếu chất dễ sinh bệnh hoạn hiểm nghèo.

- Sinh tố A: Có nhiều trong các loại củ như cà rốt, củ dền, khoai tây, bắp cải, trong thịt cá, trong sữa... Đây là loại sinh tố rất cần thiết cho sự tăng trưởng của chó, giúp cho chó sống khỏe mạnh, đề kháng được vài thứ bệnh. Nếu chó ăn uống thiếu sinh tố A thì cơ thể nó gầy còm, bị bệnh về mắt. Vì vậy, cho nên thức ăn của chó được cung cấp nhiều sinh tố A nhiều chừng nào tốt chừng ấy.

- Sinh tố B: Có nhiều trong cám, trong đậu, trong men rượu bia, trong gan, sữa, trứng... Bữa ăn hàng ngày của chó mà thiếu sinh tố nầy thì chó sẽ biếng ăn, sụt cân, rụng lông, hoặc lông khô chứ không mượt mà. Đó là chưa nói đến chó bị bại xuội, đôi khi ảnh hưởng đến sự tiêu hóa nữa. Nếu bữa ăn được bồi bổ đầy đủ sinh tố B thì chó sẽ sởn sơ, khỏe mạnh, có sức dề kháng cao.

- Sinh tố C: Có nhiều trong gan súc vật, trong rau tươi, trong chanh, giúp chó mau tăng trọng.

- Sinh tố D: Có trong dầu gan cá, trong việc hấp thụ ánh sáng mặt trời. Nếu thức ăn hằng ngày mà thiếu chất nầy thì chắc chắn chó bị còi xương, nhất là chó con thì gầy còm không thể tăng trưởng được. Vậy, việc cho chó sưởi nắng mỗi ngày, hoặc tạo cho chó kiểng có điều kiện sống tự do ngoài trời, dù là mỗi ngày chừng vài giờ cũng rất cần thiết cho sự tăng trưởng bộ xương của chó.

Ngoài sinh tố ra, thức ăn của chó còn đòi hỏi phải đầy đủ khoáng chất. Nhưng phần lớn khoáng chất nầy lại có sẵn trong thịt, trong gan và trong sữa.. Nếu hằng ngày thức ăn của chó có đầy đủ những chất ấy thì chó sẽ sống mạnh khỏe.

Chúng ta cũng thừa biết chó là giống ăn tạp. Dù có được nuôi nấng cẩn thận, cho ăn uống no nê với thức ăn bổ dưỡng đi nữa, nếu sống chuồng hay được thả rông, chó sẽ gặp gì ăn nấy, bất kể đó là chất dơ bẩn hay chỉ ăn vào có hại cho bao tử mà thôi.

Chúng ta cũng biết chó ăn không hề nhai, thường thì nuốt trộng, nên chúng mới bị bệnh đường ruột.

Hãy thả con chó Berger nhốt lâu ngày ra xem, nó sẽ sục sọi tìm những gì có thể ăn được là đớp ngay, nhiều khi nhai cả đá xanh, thậm chí cả củi chụm.

Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho chó kiểng, ta nên nhốt chúng trong khuôn viên mình. Nếu cần thiết thả rông cho chó được tự do một lát, thì ta phải để tâm theo dõi đến sự ăn bậy uống bạ của chúng.

Việc chích hay uống thêm thuốc bổ, sinh tố là việc nên làm, nhưng tốt hơn, ta nên hỏi ý kiến của bác sĩ thú y.

Cách chăm sóc chó

Chuồng chó:

Để đảm bảo vệ sinh chăn nuôi, phải bảo vệ cho chó khỏi bị mưa gió, bụi, lạnh rét hay nóng bức. Nơi nuôi chó phải bảo đảm khô ráo, thông thoáng và đủ ánh sáng. Chó có thể nuôi trong nhà, nhốt trong cũi ngoài nhà ở, hoặc trong nhà nuôi chó riêng biệt.

Nuôi chó trong nhà:

Cần phải chuẩn bị cho chó có một ổ nằm ổn định. Chó non mới mua về phải định cho nó một chỗ ở nhất định, có thể là một hộp giấy, một hộp gỗ hoặc một ổ mềm đặt trong góc nhà. Lót ổ bằng bao tải dứa hoặc một thảm bện. Vải ngày thay lót, cọ rửa một lần, cứ 15 ngày một lần nhúng lót ổ vào thuốc sát trùng. Mùa hè không cần phải lót, song phải quét dọn và phun thuốc diệt ký sinh trùng như ve, bọ chét ở góc nhà, nơi chó thường nằm để đề phòng ve và các ký sinh trùng phát triển trong nhà của chúng ta.

Cũi chó:

Nếu nuối nhốt chó trong cũi ở ngoài nhà thì cũi chó phải có kích thước cân đối với tầm vóc của chó, lúc chó đứng chỉ chiếm 2/3 chiều cao và 2/3 chiều dài của cũi. Với chó trung bình, cũi phải cao 1,25cm, dài 1,5m, rộng 0,5m.

Chó con cao từ 0,55-0,70m thì cũi chó dài từ 1,00 – 1,30m, cao đến nóc 1,20 – 1,50m, cao đến trần 0,80m – 1,00m. Cửa ra vào cao từ  0,57 – 0,72m, rộng 0,30 – 0,45m. Nền cao ít nhất là 20cm. Cũi có thể làm bằng gỗ hoặc xây gạch và láng trơn bằng xi măng để có thể khử trùng dễ và thường xuyên quét dọn. Sàn nền làm bằng gỗ, không nên làm bằng xi măng chó sẽ bị lạnh. Cần chú ý các khe trên vách đế để phòng ve phát triển tỏng đó. Cũi chó nên có mái che mưa nắng và đặt theo hướng đông, hoặc hướng nam, hoặc hướng đông nam, trên khu vực đất cát và dốc đủ thoát nước, và dưới các tán cây lớn cho râm mát.

Nhà chó:

Nếu có đàn chó cảnh đông con hoặc chuyên doanh chó phải dựng nhà riêng cho chó ở. Nhà chó phải đặt nơi khô ráo, bảo đảm rộng, thoáng khô và đủ ánh sáng, trồng cây bóng mát chung quanh, có hàng rào kín, cao trên 2m. Nếu ít chó chỉ cần một cửa, nhiều chó phải có cửa chính lớn có khóa. Nhà chó có nhiều ô (ngăn chuồng), mỗi ô thông với một sân chơi lộ thiên, nhốt 1 con chó (chó lớn). Mỗi ô dài 2m, rộng 1,3m, tường không cao quá 2,0-2,5m tường sau cao 1,5-2,0m, có cửa ra vào và cửa thông với sân sau làm sân chơi (40 x 50cm). Sân chơi dài 3m, rộng 2m và cao 2,2m, có hàng rào ngăn cách cao 2,2m.

Trong mỗi ổ cần có một vản gỗ để chó nằm, dài l,00m, rộng 0,80m, dưới có gạch hoặc gỗ kê cao 0,15- 9,20m. Mùa rét có thể cho thêm rơm, cỏ khô cho chó nằm. Nhà chó có thể xây bằng gạch hay làm bằng gỗ nhưng phải phẳng nhẵn để dễ sát trùng, dội rửa làm vệ sinh và chống ve phát triển.

Nếu chó nhốt chung thì không cần chia ổ, nhưng phải chia ra các phòng nuôi, phòng cách ly, phòng chó đẻ và phòng chó con, sân chơi, v.v…

Nhà chó hoặc trại chó áp dụng cho chủ kinh doanh nghề chó, hoặc cho các cơ quan sử dụng chó nghiệp vụ như công an, hải quan, quân đội.

Thức ăn của chó.

Nhu cầu thức ăn của chó:

Chó vốn là động vật ăn thịt, nhưng được nuôi dưỡng từ lâu nên đã trở thành ăn tạp. Chó cần những chất căn bản cho sinh trưởng và duy trì các hoạt động sống của cơ thể như:

Nước có trong các loại thức ăn (trong thịt có từ 40 – 70% nước).

Đạm động vật có trong thịt với hàm lượng rất cao.

Tinh bột và đường có trong các loại hạt, củ, quả.

Mỡ béo có giá trị năng lượng rất lớn, có nhiều trong thịt mỡ, trong dầu thực vật.

Các chất khoáng, chỉ cần một lượng rất ít, như muối ăn, canxi, kali, magie, clo, iot, photpho, fluo, đồng, v.v…

Vitamin rất cần thiết cho các quá trình trao đổi chất.

Ở trạng thái hoang dã, con chó tự tìm kiến các chất khoáng và vitamin bằng cách chỉ ăn thịt con mồi mà trước hết là chúng ăn phủ tạng và tất cả những chất chứa trong dạ dày và trong ruột của con mồi.

Thức ăn động vật:

Gồm có thịt và các phế thải của lò sát sinh như tiết, phổi yà bột cá.

Chó có thề tỉêu thu thịt của tất cả các loài động vật. Nhưng để đề phòng các bệnh ký sinh trùng đường ruột, nên thịt phải được nấu chín hoặc luộc kỹ trước lúc cho chó ồn. .Vì óc của cừu có thể chứa nhiều túi sán Coenurus, gan của động vậy nhai lại, gan lợn có nhiều túi sán Echinococcus; v.v. Những túi sán này có thể lan truyền cho chó. Riêng thịt ngựa, có thì cho chó ăn tươi sống mà không nguy hại gì cả.

Các phế thải của lò sát sinh rất giàu đạm và các chất khoáng, vitainin, có thể chế biến thành bột thịt làm thức ăn cho chó rất tốt.

Tiết (máu) của các động vật cho chó ăn tươi hoặc luộc chín hoặc để làm bánh bích qui cho chó ăn rất tốt.

Đầu cá có chưa nhiều canxi, photpho cần cho chó non hoặc chó mẹ có chửa hoặc đương cho con bú

Trứng là thức ăn bổ sung cho chó non.

Thức ăn thực vật:

Gồm có các hạt ngũ cốc như ngô, gạo, tấm cám. Bột ngũ cốc cho thêm cà rốt, củ cải, bắp cải, khoai tây, các loại đậu rồi hầm nhừ thành cháo nhuyễn, chó rất ưa thích. Bánh mì dầm nước nóng thành cháo cho dễ ăn hơn là dạng rán khô (bít cốt). Các loại rau tươi có thể thái nhỏ cho ăn sống.

Các vitamin:

Rất cần cho sinh trưởng và tăng sức đề kháng của chó.

Vitamin A : làm cho mắt sáng, giúp sinh trưởng, chống nhiễm trùng. Vitamin A có nhiều trong phủ tạng các động vật ăn cỏ, trong tảo, trong sinh vật biển, trong củ cà rốt,.ớt đỏ, trong máu, sữa, gà, bê, lợn v.v.

Vitamin A rất cần cho chó con mỗi ngày đêm cần 1mg, còn chó mẹ cho con bú, chó cái có chửa phải gấp 3 lần (3mg).

Vitamin nhóm B như B1, B2, B12 có tác động rõ đến các hoạt động thần kinh rất cần trong sinh dưỡng. Vitamin B12 chống bệnh thiếu máu.

Các Vitamin nhóm B có nhiều trong men bia, mầm lúa, cám gạp, đậu nành, lạc. B2 có trong trứng gà, gan lợn, lươn, có tác dụng tốt cho da, màng nhày.

Vitamin C chống nhiễm trùng rất tốt, có nhiều trong hoa quả xanh, lá xanh, chanh, cam, rau xà lạch, trong gan cừu, bò và bê.

Trong một ngày đêm, chó non cần 10 mg vitamin C, chó trưởng thành gấp 5 lần, chó cái có chửa gấp 25 lần.

Vitnmin D tự hình thành dưới tác động trực tiếp của Mặt trời lên chất cholesterol trên da chó. Nên chó sống ngoài trời ít bị còi xương, mặc dầu nuôi dưỡng kém. Vitamin D, tác dụng chống còi xương, thấy có nhiều trong các loài cá, nhất là cá ngừ, trong lòng đỏ trứng gà và trứng vịt.

Vitamin K chống chảy máu. Tiêm tĩnh mạnh với liều 50mg vitamin K cho chó cái sắp đẻ để đề phòng chảy máu ruột cho chó con sau này.

Hàm lượng các chất dễ tiêu hóa:

Trong một số thức ăn chính của chó: Nhu cầu dinh dưỡng được đánh giá bằng đơn vị dinh dưỡng và bằng calo của các khẩu phần cũng như của một loại thức ăn nào đó. Sau đây là hàm lượng các chất tiêu hóa được trong một số thức ăn chính của chó, định lượng trong 100g và được đánh giá bằng đơn vị dinh dưỡng và calo. (Bảng 1 trang sau).

Chăm sóc chó con.

Những giai đoạn cần thiết:

Từ 6 tuần tuổi đến 1 năm tuổi là ở giai đoạn chó non. Chăm sóc chó non vào giai đoạn này có ý nghĩa quyết định cả về tầm vóc, sức khỏe, tính nết.

Bảng: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG MỘT SỐ THỨC ĂN.

Thưc ăn Đạm Mỡ béo Tinh bột Đơn vị dinh dưỡng Calo
Thịt tươi 18,5 10,25 - - -
Bột thịt 67,5 12,70 0,3 96,5 395
Máu tươi 18,6 0,20 0,2 19,2 78
Máu đã làm khô 59,5 1,5 1,3 64,4 264
Sữa bò 3,2 3,6 5,0 16,8 69
Gạo 6,9 0,3 72,7 80,5 330
Bánh mì 6,64 0,43 52,36 60,0 241

Chọn chó con vừa cai sữa, bụ bẫm, khỏe mạnh, không có khuyết tật về ngoại hình. Nên biết nguồn gốc cùa chó mẹ. Ở nước ta việc biết được nguồn gốc của chó là việc khó.

Chó vừa cai sữa cần được chăm sóc tốt, không có nghĩa là “ôm ấp” như một số người “quá thích”.

Từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 8 chó non ăn ngày 4 bữa. Thành phần thức ăn tùy theo từng giống chó và tùy theo khả năng của chủ chó. Song cố gắng tìm cách cho chó non ăn tốt, dễ hấp thụ thức ăn: cháo loãng đến cháo đặc, thêm chút nước thịt hoặc thịt thái nhỏ, không cứ phải là thịt heo. Dùng phổi lợn, bò hoặc trâu cũng có thề có lượng đạm cần thiết cho chó.

Đến 2 tháng tuổi phải cho chó con cai sữa, tập cho ăn chất bột gạo hoặc bột mì nấu thành cháo, cho thêm ít thịt và vitamin.

Từ tuần thứ 8 đến 5 tháng tuổi cho chó ăn ngày 3 bữa, thức ăn có thể là cơm, chút rau, chút thịt.

Từ 5 tháng tuồi đến 1 năm tuổi là giai đoạn phát triển về cơ và xương của chó chuẩn bị thành chó trưởng thành. Muốn có một con chó đẹp phải nuốt tốt. Ngày cho ăn 2 bữa no đủ.

Chó non lúc 2 tháng tuổi nên cho chó tẩy giun sán. Ngoài 2 tháng tuổi đến 12 tuần cần được tiêm chủng. Không chờ lúc chó 3-4 tháng tuổi mới cho tiêm chủng. 10 ngày sau tiêm chủng chó mới có sức đề kháng do tiêm chủng, cho nên trong thời gian đó cần tránh không cho chó tiếp xúc vi nguồn lây nhiễm bệnh.

Luyện chó ở sạch:

Lúc mới mua chó về có hai cái phiền: chó kêu nhớ nhà và chó đái ỉa lung tung.

Lúc đầu bắt chó vào kỷ luật hơi khó. Nên dành vài ngày đầu theo dõi xác định chó thường ỉa đái vảo lúc nào. Thường khi cần kip, chó quay tròn tìm chỗ, có ý muốn ngồi xổm hoặc duỗi hai chân sau. Lúc đủ nhẹ nhàng bế chó tới chỗ “nhà cầu” của nó. Nhà cầu của chó là một hộp gỗ hoặc hộp giấy có thành thấp, chó có thể tự leo vào leo ra dễ dàng. Đáy hộp rải một lớp cát. Đặt hộp ở chỗ nhất định, thường gần chỗ chó nô đùa.

Nếu chó đã trót nhỡ, thì phải túm lấy gáy của chó đặt nó vào “nhà cầu” đã có phân và nước giải để nó nhớ và quen, chỉ nhắc cho nó quen, rồi dọn sạch chỗ nó đã “làm bậy”.

Giai đoạn đầu đòi hỏi ta phải kiên nhẫn luyện cho chó quen “nhà cầu”, rồi sau nó sẽ quen, có con chỉ vài lần là nhớ liền. Bản tính của chó là ưa sạch.

Sau này, khi chó đã lớn hơn thì “nhà cầu” của nó được dời xa hơn (ra ngoài sân chẳng hạn) cho đến lúc nó biết tìm chỗ giải quyết không phiến đến chủ vào lúc sớm tinh mơ hay chiều tối.

Còn chó ăn ở đâu? Nhiều gia đình ít quan tâm tới việc định nơi cho chó ăn. Cần cho chó ăn đúng nơi quy định và đúng bát (chén) ăn quy định nhằm đề phòng bạ chỗ nào cũng ăn, dễ bị đánh bả.

Khách đến nhà không bao giờ để khách cho chó ăn dù là kẹo bánh mà chó vẫn thích.

Chăm sóc chó trưởng thành.

Chó từ 1 năm tuổi trở lên được coi là chó đã thành thục.

Trong thời kỳ trưởng thành chó có thể là “bạn tâm phúc” và là “vật sinh lợi…” của chúng ta.

Chó trưởng thành vốn ưa sạch, không thích ồn ào. Chó ở nông thôn được sống thoáng đãng hơn chó ở thành phố, nhất là chó bị sống “tù hãm” trong những căn họ khép kín.

Chăm sóc vệ sinh:

Cho chó là việc rất cần thiết. Nên thường xuyên tắm cho chó, chỉ tránh những ngày mưa, rét. Chó cảnh thường quấn quít bên người càng cần được tắm chải luôn. Hàng tuần hoặc hàng tháng nên tắm cho chó, nhất là mùa khô, mùa hè ít nhất mỗi tháng tắm 2 lần, thời kỳ nóng bức nên tắm ngày 1 lần. Tốt nhất là cho bơi trong hồ, sông. Không nên cho chó tắm vào lúc nắng gay gắt, lúc giữa trưa hoặc lúc tối khuya. Tốt nhất là cho chó bơi hoặc tắm trước bữa ăn trưa và bữa ăn chiều.

Khi tăm chớ làm cho có sợ nước, những lần đầu không tắm lâu. Dội nhẹ ít nước rồi xát xà phòng, đánh nổi bọt 2 – 3 phút, dội sạch xà phòng. Tránh xà phòng vào mắt, tai, mũi, mõm của chó. Tránh dội nước vào đầu chó hoặc dìm đầu chó xuống nước. Sau này chó đã quen thì thích tăm. Sau khi tắm xong cho chó tự rũ lông hoặc phơi nắng cho khô lông, nhưng không cho chó lăn đất bẩn.

Xén lông và chải lông.

Thường cần thiết xẻn lông và chải lông cho các giống chó có lồng dài, nhưng chỉ xẻn lông vào mùa hè nóng bức.

Một số nước, người ta xén lông cho chó để trang trí thành mốt, như một mốt “Zazou” tạo cho con chó có dáng như mặc quần đùi hoặc mốt “sư tử” v.v…

Chải lông cho chó, nhất là chó cảnh, không những chống bụi, phát hiện các ngoại ký sinh trùng như ve bọ chét, rận ăn lông, v.v… mà còn làm cho lông mượt và tạo dáng cho chó cảnh. Để chải lông bắt ve ta phải chải từ dưới chải lên trên về phía đầu chó. Tịa đùi, mông, lưng chải từ trên xuống dưới. Chó lông xù dài phải chải từ sau ra trước, từ dưới lên trên về phía đầu chó. Chó lông ngắn thì cọ phải chải từ trước ra sau, từ trên xuống dưới dùng bàn chải mềm. Để chải mượt lông phải chải xuôi, nhất là sau khi chó đã tắm xong và bộ lông vừa khô.

Thức ăn của chó trưởng thành:

thường theo nhu cầu của chó và khả năng của chủ chó. Con không chê cha mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.

Nhiều người cho rằng cho chó án mặn dễ sinh ghẻ lở. Thực ra cho chó ăn mặn quá là không hợp nhu cầu dinh dưỡng của chó. Còn chó bị ghẻ lở là do nhiều nguyên nhân. Điều quan tâm hàng đầu là chó ăn đầy đủ để giữ sức khỏe của chó.

Có thì dùng các phế thải của lò sát sinh trộn với rau, cà rốt v.v. nấu chín rồi cho thêm bột mì hoặc bột cạo vào quấy thành chảo đặc. Mùa hè cho ăn nguội, mùa đông cho ăn ấm.

Khẩu phần thức ăn hàng ngày đối với chó lớn là 800g, thì sáng cho ăn 300g, chiều 500g. Với chó cảnh, chó săn lùn là 650g, sáng cho ăn 250g, chiều 400g. Với một con chó có trọng lượng trung bình 25kg, mỗi ngày cần ăn để duy trì là 1kg thức ăn hỗn hợp cả thịt, rau và bột. Mỗi tháng nó ăn hết một lượng thức ăn bằng trọng của bản thân nó. Chú ý là một con vật nhỏ ăn nhiều hơn con vật lớn so với trọng lượng.

Riêng về thịt trong khầu phần hàng ngày của những con chó nhỏ như chó Bắc Kinh, chó bông Nhật... thì với chó nặng:

  • 1kg cần phải có 20g thịt/1 ngày.
  • 1,5kg    __         40g       __
  • 2,0kg    __         60g       __
  • 3,0kg    __         85g       __
  • 5,0kg    __         125g     __

Nói chung, lượng thức ăn của một con chó nhỏ ăn trong một tháng bằng 1,5 lần trọng lượng của nó.

Với chó có trọng lượng 8kg cần ăn 12kg thức ăn mỗi tháng, tức là 400g/ngày, chia 2 bữa. Mỗi bữa gồm có:

  • Thịt tươi thái nhỏ                 100g
  • Gạo, rau v.v.                          100g.

Với chó có trọng lượng trung bình (25kg) thức ăn mỗi tháng khoảng bằng trọng lượng của nó. Như vậy, nó ăn khỏng 1kg/ngày, chia 2 bữa gồm có:

  • Thịt tươi                                 250g,
  • Bột gạo, rau v.v,                   250g.

Với chó có trọng lượng trung bình 70kg trở lên, ăn mỗi tháng 60kg tức là 2kg/ngày, chia 2 bữa gồm có:

  • Thịt tươi                                 500g,
  • Bột gạo, rau v.v,                   500g.

Như vậy tỷ lệ giữa thức ăn động vật và thức ăn thực vật là bằng nhau. Mỗi tuần cần cho ăn 1-2 lần các phủ tạng gia sủc và gan thay cho thịt. Không nên cho ăn nhiều thịt mỡ.

Thức ăn được chế thành cháo đặc với lượng muối vừa đủ. Với chó con, chó có chửa và chó nuôi con cần cho thêm xương, photphát canxi và vitamin.

Mỗi ngày chỉ cho chó trưởng thành ăn 2 lần. Với chó bị bệnh đường ruột nên cho ăn thành nhiều bữa. .

Bạn có biết:

  • Một số nước, người ta đánh thuế chó vào chủ chó. Thuế được phân theo chó cảnh, chó săn, chó giữ nhà…
  • Nếu chủ nhà là người mù hoặc người tàn tật được miễn thuế chó.
  • Ở một số nước, chó thả rông có thể bị bắt và chủ chó phải nộp phạt mới được mang chó về.
  • Chó thả rộng có thể bị đập chết, chủ chó không được khiếu nại.
  • Khi nào được đánh chết chó? Khi chó đe dọa đến tính mạng của người lương thiện, của trẻ em; khi chó mắc bệnh dại; khi chó vừa cắn người, chưa biết chó dại hay chó khôn, phải xích giữ chó lại để theo dõi. Tiêm phòng bệnh dại cho người vừa bị chó căn. Nếu đúng là chó dại cần có hướng trị bệnh cho người bị chó căn, đập chết chó, bắt chủ chó bồi thường và chịu phạt.
  • Một người vào nhà vắng chủ hoặc vào nơi không có phận sự, nếu bị chó ở đó căn phải không được phép đòi bồi thường.

Vệ sinh chuồng chó:

Phải thường xuyên quét dọn ổ nằm, cũi và chuồng chó.

Hàng ngày, vào buồi sáng, cho chó ra sân dạo chơi và vận động. Trong lúc đó, giũ sạch đệm lót, ổ nằm trong nahf hay trong cũi cũng như trong các ô chuồng. Dùng chổi mềm quét sạch bụi trên tường. Dùng chổi cứng quét nền, sàn cũi, sàn ô chuồng và sân chơi. Nếu có điều kiện dùng vòi nước dội và cọ nền nhà và các khe vách. Lấy xẻng hót hết rác, thức ăn cho vào thùng rác mỗi ngày đổ thùng một lần.

Mùa hè có thể cọ chuồng mỗi ngày một lần, ít nhất mỗi tuần một lần kể cả rãnh quanh nhà chó. Hàng tuần tu sửa chuồng, mỗi quý khử trùng một lần.

Thuốc sát trùng dùng rộng rãi là xút (NaOH) 2%. Các dụng cụ như xẻng, dây xích, chổi, bàn chải v.v…đều phải sát trùng bằng dung dịch xút 3% đun nóng. Sát trùng cả nơi chải chó, cống rãnh, ổ nằm, sàn ván nằm trong cũi, trong các ô chuồng. Trước khi sát trùng thì chuồng cũi phải cọ sạch, dùng vùi dội nước. Sau đó dùng chổi hay vòi phun lên tường, sàn cũi, chuồng một lớp thuốc sát trùng.

Có thể dùng dung dịch nước vôi pha cresyl:

Vôi tôi 10

Cresyl             3

Nước             100

Dùng chổi hoặc vòi phun để pbun nước sát trùng lên tường, 24 giừ sau quét nước vôi.

Đợi cho khô thuốc sát trùng rồi mới cho chó vào ổ, cũi hay ô chuồng.

Khi có bệnh truyền nhiễm phải tiến hành sát trùng và cách ly ngay chó ốm.

Đề chống ve, bọ chét, chuột, v.v., có kết quả phải làm theo đúng nội qui chuồng trại và quanh khu vực chuồng, giữ gìn thực phẩm luôn sạch. Thức ăn thừa, vung vãi phải dọn ngay, thùng rác có nắp đậy.

Nếu mùa ve phát triển nhiều thì phải quét, dội nước, cọ chuồng hàng ngày rồi phun dung dịch có clo 1,5% để diệt ve. Sau thời gian phun nước khoảng 3 giờ, mới cho chó vào chuồng.

Chăm sóc chó con

Nếu hiểu tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của chó con bạn sẽ có cơ sở vững chắc, đánh giá đúng tình hình để chăm sóc chúng.

Việc chăm sóc chó con sơ sinh khác biệt khá lớn đối với việc chăm sóc chó lớn hơn và tốn khá nhiều thời gian.

Bạn cần có những thành viên khác trong gia đình luân phiên giúp bạn.

Chó con sơ sinh đến 4 tuần tuổi:

Cần sự chăm sóc rất nhiều và phần lớn là trách nhiệm của chó mẹ. Phần dưới đây cho thấy diễn tiến của chó con theo sự tăng trưởng và tỷ lệ phát triển.

  • Bốn tuần lễ đầu là giai đoạn quan trọng mà chúng cần dược làm cho thoải mái với môi trường sống và sự hòa nhập với những loài khác và con người. Nếu ta không thực hiện điều này chó con có thể gặp rắc rối về cách ứng xử khi lớn tuổi hơn.
  • Chó con học qua những vật gì mà chúng cắn và được cắn
  • Chó con còn học cách sủa khác nhau trong từng trườn hợp và chúng tự sử dụng âm thanh đề thiếp lập mối quan hê với những con chó khác.

Chó con 4-7 tuần tuổi:

  • Chó con tiếp tục hòa nhập xã hội với những con chó động vật khác và cả con người.
  • Cần khuyến khích trẻ con chơi đùa với lũ chó con trong độ tuổi này đê bảo đảm rằng chó con thoải mái với những đứa trẻ trong tương lai.
  • Trong độ tuổi này chó con cần có nhà mới.
Chuẩn bị cho chó con bước sang giai đoạn tuổi mới:
  • Có những phòng nào mà bạn không muốn chó con đi vào không? Hãy khóa cửa và cổng an toàn.
  • Đặc biệt, phòng tắm cần ngoài tầm tiếp cận của chó con, bởi vì chúng có thể bị quyến rũ, tìm cách uống nước trong toilet.
  • Cần chắc là sàn nhà không có vật gì có thể làm hai chó con - đồ chơi, dép, giày và giấy v.v.
  • Thiết bị điều khiển từ xa rất nguy hiểm đối với chó con, vì bộ pin có thể gây cháy và nhiễm độc thủy ngân. Hãy đặt vật này ở nơi an toàn.
  • Hãy kiểm tra những cây trồng của nhà bạn – một vài loại có thể gây nhiễm độc như cây tầm gửi, nhựa ruồi, dâm bụt, cây dieffenbachia, cây thường xuân và những loại cây khô…
  • Cần chắc là di chuyển tất cả máy hút bụi, chất tẩy, xà bông bột ra khỏi tầm với của chó con
  • Hãy kiểm tra xem có bỏ sót vật nhỏ nào mà chó con có thể nuốt không
  • Cần chắc là không có vật gì dễ vỡ hay rác mà chó con có thể chộp lấy được.
Danh sách những vật mà chó con cần:
  • Giường dành cho chó hoặc thùng thưa.
  • Thức ăn và chai nước.
  • Vòng đeo cổ và dây xích chó.
  • Đồ chơi.
  • Những vật cho chó nhai gặm.
  • Bàn chải đánh răng và kem đáng răng (loại dành cho chó), te
  • Bàn chải và lược.
  • Đồ cắt móng chân.
  • Chai thuốc xịt diệt bọ chét.
  • Nguồn thức ăn dự trữ cho chó con.
Giường cho chó con:

Bạn cung cấp giường riêng cho chó con, đặt giường này ở môt góc yên tĩnh trong nhà bạn. Chó con sẽ ngủ lúc ban ngày lẫn về đêm. Bạn có thể lấy thùng thưa để làm giường cho nó, đát trong thùng quần áo cũ hoặc một miếng vải để chó cảm thấy thoải mái và an tâm.

Chăm sóc thân thể chó con:
  • Mỗi tuần cần cắt móng chân của chó một lần.
  • Chải lông chó con nhẹ nhàng mỗi tuần một lần.
  • Không tắm chó con cho tới nó trưởng thành.
Quan tâm đến chó con:

Bạn hãy chơi đùa với chó con một cách êm ả và dịu dàng. Không nên làm rối loạn nó với quá nhiều sự chú ý và hoat động. Điều quan trọng là cần luôn giám sát hoạt động của chó con. Chó con cần ngủ nhiều, trong giai đoạn ấy nó sẽ tăng trưởng, vì thế cần bảo đảm rằng bạn biết nhu cầu này của nó

Thẻ tên gọi:

Tất cả chó con đều cần được đeo vòng và thẻ tên bất kỳ lúc nào. Cần chắc rằng vòng không quá chật hay quá lỏng và kích cỡ của vòng cần được kiểm tra thường xuyên.

Phép tắc và trách nhiệm:

Bạn hãy soạn thời khóa biểu chăm sóc chó con - chúng cần thời gian để chơi đùa và ngủ. Ai chịu trách nhiệm cho ăn và thay nước sạch? Người nào chịu trách nhiệm dọn dẹp chất thải của chó? Hãy quyết định xem nên làm thế nào nếu chúng rên rỉ - đặc biệt là vào ban đêm.

Chó con từ 8 đến 12 tuần tuổi:

Giai đoạn chuẩn bị và lập kế hoạch kết thúc. Lúc này việc chăm sóc chó con là trách nhiệm của gia đình, cần chắc là chó con đã được chủng ngừa vắcxin thích hợp.

  • Tính tình, khí chất và sự điều chỉnh của chó con đối với môi trường sống mới phải do chính nó thực hiện trong những tuần đầu của cuộc sống.
  • Vài tuần đầu tiên ở nhà mới chó con sẽ thích nghi dần, nhưng cần chắc rằng chúng quan tâm và có những điều khác nhau để làm và thấy.
  • Chúng vẫn phát triển cách ứng xử và làm quen với môi trường mới.
  • Khứu giác là giác quan bén nhạy nhất của chó và chó con sẽ ngửi không khí, mặt đất và những đồ vật lân cận để biết điều gì đang xảy ra quanh nó.

Từ 12 đến 16 tuần tuổi:

  • Trong giai đoạn này răng vĩnh cữu sẽ mọc dần từng cái cho tới tháng thứ bảy, lúc ấy 42 cái răng sẽ xuất hiện đầy đỏ.
  • Không nên chải lông của chúng quá nhiều. Một bàn chải mềm là đủ cho tới khi nó được 1 tuổi.
  • Không nên tắm chó con kỹ lưỡng cho tới khi nó trương thành (lúc 1 tuổi) để bảo quản chất dầu ở da được tự nhiên.

Từ 4 đến 8 tháng:

  • Răng trưởng thành tiếp tục mọc, trong giai đoạn này chó con cần nhai gặm. Bạn hãy cung cấp những vật thích hợp đế chứng nhai gặm và đừng ngạc nhiên nếu chúng “xơi” hoặc lôi kéo những vật dụng trong nhà bạn - như đôi dép chẳng hạn!
  • Chó con cho thấy sự thích thú khi săn đuổi những “con mồi” cua chúng, nhưng vẫn chưa đủ khả năng nhanh nhẹn thật sự dể chộp bắt!
  • Trong giai đoạn này chó con cảm thấy cần ở gần những người chủ của chúng.
  • Không nên tháo dây xích chó con trong độ tuổi này, ngoại trừ ồ nơi hoàn toàn an toàn, được giới hạn.

Từ 8 tháng đến 1 năm tuổi:

  • Trong giai đoạn này chó con cần được cắt buồng trứng hoặc thiến.
  • Cần cho ăn đều đặn, giảm xuống còn 2-3 bữa/ngày.

Lúc 12 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này chó con đã trưởng thành thật sự, bạn cần đối xử và chăm sóc chúng như những người lớn. Mời bạn đọc tiếp mục dưới dây:

Chăm sóc chó con và chó trưởng thành

Chải lông

Phần lớn các giống chó đều cần được chải lông thường xuyên để bộ lông khỏe và không bị rối. Bạn thử tưởng tượng đầu bạn sẽ ra sao nếu không chải tóc mỗi ngày vài lần. Từ đó bạn sẽ có suy nghĩ đôi chút về việc chải lông chó thường xuyên là điều quan trọng.

Đối với và giông chó, việc chải lông hàng ngày là cần thiết Những giống có bộ lông dài và lông kép rõ ràng dl bị rối hcdi những giống lông ngắn. Bạn nuôi chó có bộ lông thế nào thì bạn biết cách cần chải chúng ra sao. Số lượng lần chải lông cũng khác nhau tùy theo giống, nhưng qui tắc chung là:

Đối với những con lông xoàn, lông thẳng, lông dài (giống Poođle, Bichon); lông kép dài (Collie, Samoyed, Chow); lông phẳng (Setter, Cocker Spaniel): 10 phút mỗi ngày và một hoặc hai buổi từ 20 đến 40 phút/tuần. Mỗi tháng tắm và sấy khô lông hai lần và khoảng 1 hoặc 2 buổi 40 phút mỗi tháng. Nếu bạn chỉ chải mỗi tuần một lần, cần thực hiện từ 30 đến 60 phút. Nếu chải hàng ngày thì chỉ cần 5 đến 10 phút một lần.

Bộ lông rối bù sẽ gây ra nhiều vấn đề cho con chó của bạn. Trước hết, nó sẽ cảm thấy khó chịu khủng khiếp vì lông rối càng ngày càng chật khít, sẽ kéo lên những vùng da chung quanh chân lông. Nếu sự rối lông bị bỏ quên trong một giai đoạn ngắn thì da có thể thật sự bị nứt nẻ và nhiễm trùng. Một con chó có lông rối bù sẽ bị ẩm ướt khi trời mưa làm nảy sinh mốc trên da hoặc phát triển nấm. Và như thế chó sẽ bị tổn thương, do đó bạn cản chăm sóc chó ngay lập tức, nếu vấn đề trở nên hệ trọng bạn cần nhờ bác sĩ thú y.

Ruồi thích đẻ trứng trên cơ thể chó, do đó một con chó có lông rối bù có thể bị giòi trên da của nó. Và giòi sẽ ăn phần thịt dưới cho bị rối. Đến mức độ này bạn sẽ tốn nhiều chi phí dể điêu trị cho chó, mặt khác nó sẽ bị hành hạ bởi những cơn đau khủng khiếp.

Dĩ nhiên việc chải bộ lông rối bù không phải là niềm vui cho người chủ. Do đó, tốt nhất cần chải lông chó thường xuyên. Nhưng một khi gặp phải trường hợp lông chó rối bù, bạn cần tách chỗ rối ra bằng lược, nghĩa là bạn cần chải kéo từ gốc lông ra ngoài trong phần lớn trường hợp. Đôi khi chó sẽ không đồng ý cho bạn làm điều này. Nếu nó căng thẳng thần kinh và có thể bị đau, biết đâu nó sẽ cắn, chống lại, tru tréo, nôn mửa và tiểu bậy trên bàn, lên người bạn và dụng cụ chải lông. Nếu diều này xảy ra thì thật đáng chán. Tốt nhất, bạn cần nhờ chuyên gia chải lông cho hoặc bác sĩ thú y làm hộ.

Nhiều giống chó cần được cắt tỉa lông ngắn hơn so với chiều dai thông thường, nhưng trông bộ lông của chúng vẫn đẹp và giúp cho việc chải lông dễ dàng hơn.

Chải lông chó - những điều nên và không nên
Nên:
  • Chải lông chó thường xuyên.
  • Ghi chép thời điểm và thời lượng chải lông.
  • Bắt đầu chải lông chó con khi chúng được 8 tuần tuổi.
  • Chải lông chó thật suôn trước khi tắm nó.
  • Để chó đi dạo trước thời điểm chải lông cho nó.
  • Dạy chó chấp nhận việc chải lông.
Không nên:
  • Chải lông chó quá mạnh tay, nghĩa là không nên thô bạo.
  • Cạo nhẵn hết bộ lông chó.
  • Dạy chó vui đùa bằng cách cắn bàn chải.
  • Chải lông chó quá sơ sài (qua loa).
  • Chải lông khi chó đang bênh (có thể nó cáu gắt và cắn bạn).
Rụng lông:

Việc rụng lông tự nhiên sẽ cho phép chó mọc lông mới sau m đó. Tất cả các giống chó đều rụng lông (nhiều hay ít), ngoại trừ những giống vốn trần như nhộng (như giống Terrier không lông Mỹ).

Một vài giống chó rụng lông theo mùa, thường là vào mùa xuân, có nghĩa là bộ lông mùa đông của chúng sẽ mất di. Nhưng nếu con chó của bạn suốt ngày ở trong nhà, hiếm khi ra ngoài thì bộ lông của chúng không chịu tác động của thời tiết, do đó nó có thể rụng lông quanh năm.

Ngày nay, phần lớn các giống chó được nuôi chỉ để làm bầu bạn. Một số giống không quen sống ngoài trời, do đó bạn đừng đem chúng ra khỏi nhà suốt ngày và hy vọng rằng chúng sẽ ngưng rụng lông. Những giống lông dài có thể sẽ rụng lông nhiều hơn, nhưng đôi khi không phải như vậy và bạn đừng nghĩ rằng bất kỳ chiều dài của lông sẽ quyết dinh đến số lượng lông rụng.

Làm thế nào khi chó rụng lông?

Nếu con chó của bạn bị rụng lông quá nhiều bạn phải làm sao? Chải lông là một cách cần thiết. Bởi vì bạn sẽ chải ra được những lông sắp rụng, gom lại rồi đem bỏ sọt rác, còn hơn là để lông rụng tự nhiên, vương vãi khắp nhà. Mỗi ngày chải lông chó một lần sẽ làm giảm tình trạng lông bám đầy quần áo, thảm, đồ đạc trong nhà bạn, đặc biệt là vào mùa chó rụng lông.

Có một số vấn đề về cơ thể có thể khiên một lượng lớn lông bị rụng bất thường, đó là bệnh eapec mảng tròn (ringworm), nhiễm trùng da, căng thẳng thần kinh, ghẻ lở và ung thư. Bộ lông chó sẽ bị thưa như lông chó già. Nếu con chó của bạn rụng lông bất thường bạn sẽ thây những mảng trọc trên da và như thế bạn cần nhờ bác sĩ thú y.

Chải lông những giống chó lông dài:

Cách này áp dụng cho giống chó Maltese, Bichon Frise, Havanese, Coton De Tulear, Lhaso Apsos và Shih-Tzu v.v.

Bạn cần chải lông chó hàng ngày bằng bàn chải đinh (pin brush) hoặc lược bí (rotating tooth comb). Tùy theo giống chó chiều dài và độ dày của bộ lông mà bạn cần chải mỗi tuần hai lần hoặc một lần hay cách một ngày chải một lần. Chải từng phần lông từ chỗ gần da ra ngoài. Bạn cần sử dụng lược kim loại chứ không nên dùng lược bằng nhựa. Vì lược kim loại đễ chải thẳng từ phần gcíc lông ra ngoài hơn. Sau khi chải, cần chắc rằng không có phần lông nào trên cơ thể chó còn rối bù.

Bạn sẽ chải dễ dàng nếu con chó nằm nghiêng dựa trên vạt áo của bạn. Tay này cầm gọn một lọn lông, trong lúc đó tay kia chải nhẹ nhàng từ phần trong ra ngoài. Nếu phần lông bị rối bạn cần nhẹ nhàng tháo chỗ rối rồi chải đều. Bạn nên làm ẩm từng lọn lông bằng lớp dầu sử dụng cho lông chó trước khi chải để tránh lông bị đứt. Dưới đây là hình một trong những sản phẩm sử dụng cho lông chó mà bạn có thể sử dụng:

Hãy chải lông ở mặt, góc mắt và lông cằm, lông hai bên má của chó bằng lược chải (xem hình dưới):

Sau khi chải toàn bộ lông trên cơ thể chó bạn kiểm tra lại xem còn chỗ nào bị rối không. Nếu chó có bộ lông xoăn bạn nên dùng loại lược có hai phần răng thưa và khít như dưới dây, tùy theo mức độ rối của lông mà bạn sử dụng phần răng thưa hay khít:

Nếu chân chó có quá nhiều lông, muốn xén tỉa bớt bạn sử dụng kéo cùn hoặc dụng cụ xén tóc (xem hình dưới). Nhớ đừng cắt phạm vào phần da giữa những ngón chân của chó.

Kéo cùn

Dụng cụ xén tóc

Chăm sóc móng và chân

Những con chó có móng chân trắng dễ cắt hơn là chó có móng chân đen. Việc cắt móng cũng là kỹ năng, nếu thành thạo bạn sẽ cắt nhanh hơn và nếu chó đã quen với việc này thì không sao, còn nó cảm thấy sợ thì bạn sẽ găp khó khăn hơn.

Nếu không thể cắt móng chân chó được bạn hãy mang đó đến bác sĩ thu y hoặc nhờ một thợ cắt móng chuyên nghiệp. Nhìn chung, có khá nhiều người chủ găp khó khăn trong việc này.

Có vài dụng cụ dùng để cắt móng chân chó. Bạn thử nghĩ xem cái nào phù hợp với bạn. Nếu cắt phải phần thịt mềm khiến chó chảy máu thì bạn cần ngừng ngay, tìm cách cầm máu cho chó, nếu không máu sẽ tiếp tục chảy. Bạn có thể dùng băng dán để cầm máu, đôi khi nước đá và bột cũng có tác dụng.

Nếu bạn cắt móng chân của chó con thường xuyên, lớn lên nó sẽ quen và dễ dàng chấp nhận việc này khi trưởng thành. Còn nhìn chung, đa số chó đều không thích cảm giác móng chân bị cắt rời.

Nếu nghe tiếng lách cách khi chó di chuyển bạn cần kiểm tra xem móng của nó có chạm nền nhà không, nếu có thì nên cắt móng. Nhìn chung, cần cắt móng mỗi tháng một lần.

Một vài con đi lại nhiều trên bề mặt cứng nhưng vẫn có móng chân dài vừa đủ, không chạm vào sàn.

- Cắt lông bàn chân:

Những giông chó lông dài thường có lông phát triển ồ những ngón chân. Đây là diều bất tiện, bạn cần cắt lông cho chúng. Cách nhanh nhất là dùng kéo xén bằng điện, song một cây kéo cùn cũng có hiệu quả tương đương. Xin nhớ, làm chậm và đừng bao giờ cắt phạm vào thịt của chó. Nếu cam thây bất tiện khi làm điều này bạn nên nhờ thợ chuyên nghiệp.

Nếu bạn không cắt lông ở bàn chân của những giống chó lông dài, về sau khi chúng chạy vào sàn gỗ cứng, đát lát hay vải sơn lót, có thể chúng sẽ bị trượt chân. Bạn cần căt bỏ lông dưới bàn chân để chó có thể bám vững vào sàn nh| Ngoài ra cũng cần cắt móng để chúng không tạo ra những tiếng lách cách khi di chuyển trên sàn nhà nữa.

Chăm sóc tai

Tai của chó giống như tai người, cũng bài tiết chất thải có mùi. Nếu bạn không thể làm sạch lớp cặn bã này, hãy nhà bác sĩ thú y. Còn thông thường, bạn đổ nước làm sạch tai vào từng lỗ tai của chó, xoa bóp lỗ tai rồi để cho cho tự giủ lắc đầu rồi làm khô tai của nó. Sau khi tắm chó bạn cũng cần lau khô nước trong lỗ tai của nó. Hãy luôn rửa sạch phần đầu của chó bằng nước. Nếu đầu của nó có nhiều chất bẩn, bạn dùng kẹp đóng hai lỗ tai của chó rồi làm sạch chỗ dơ hoặc dùng nút cotton nhét vào từng lỗ tai cũng được. Như vậy chất bẩn sẽ không theo nước chui vào lỗ tai.

Nhổ lông trong tai chó bằng cách sử dụng những ngón tay của bạn hoặc dụng cụ như trong hình trên.

Cứ vài tháng cặn bã sẽ đóng dính vào lông trong tai chó, do đó bạn cần nhổ lông trong tai nó vài lần. Hãy thật nhẹ nhàng để không làm chó bị đau và đừng bao giờ giật ra cả một chùm lông thật nhiều. Bạn cần sử dụng những ngón tay của bạn hoặc cây kìm phẫu thuật.

Những con chó có đôi tai dài, như giống Bloodhound, thường thì đôi tai sẽ rủ dài qua cả mõm khi chó cúi đầu xuống. Bạn cần nhớ làm sạch hai đầu tai của chúng sau khi chúng ăn xong, bởi vì đôi tai thường chạm vào thức ãn trong tô và làm dơ thức ăn.

Nếu chó có đôi tai lớn bạn cần rửa sạch bên trong tai của nó, chà xát kỹ cho đến phần trong tai đỏ hông. Sau đó cho se lúc lắc đầu và nếu có bất kỳ mảnh vụn nào trong tai thi mảnh vụn sẽ rơi ra ngoài.

Đây là điều sẽ xảy ra nếu bạn không nhổ lông trong tai và làm sạch tai chó.

Những cái tai dơ bẩn như các hình trên có thể chứa nâm hay nhiễm trùng hoặc có bọ chét, ve. Tốt nhất nến làm sạch tai chó nếu bạn thấy có dấu hiệu bất thường.

Chăm sóc mắt

Bạn cần làm sạch mắt chó hàng ngày bằng giẻ bông (cotton) hoặc khăn. Đây là một việc tốt để trẻ em học làm. Chúng có thể sử dụng một cái khăn lau mặt hay loại khăn dành cho em bé.

Một vài giống chó bị chảy nước mắt. Người ta nói răng do nhãn cầu chiêm toàn bộ ổ mắt và nước mắt chảy tràn ra thay vì rút hết. Một vài giống, như một số loại chó cảnh, có ống dẫn nước mắt hẹp. Nếu nghi ngờ những ống này bị nhiễm trùng bạn hãy nhờ bác sĩ thú y. Việc chăm sóc mắt rất cần thiết, sẽ giúp ích nhiều cho chó. Còn xao lãng việc này, chó có thể bị nhiễm trùng, tạo nhiều chứng bệnh về mắt và cả những rắc rối khác về nước mắt của chó trong tương lai Đối với vài giống chó, vấn đề này sẽ trở nên tốt hơn sau 1 năm tuổi. Việc mọc răng cũng có thể góp phần vào vấn đề này. Ngoài ra, sự khác biệt về chất nhuộm trong thực phẩm chế độ ăn không phù hợp, lơ là chăm sóc và di truyền cùng là những nguyên nhân khiến chó bị chảy nước mắt. Khi chó chảy nước mắt, chất bẩn sẽ xuất hiện, tích lũy một lớp dày dưới đôi mắt của nó. Bạn cần sử dụng một cây lược bí tốt (tooth comb) để loại bỏ hết chất bẩn dưới mắt của những con chó lông dài. Chất bẩn này không phải là nước mắt, nhưng chó sẽ làm cho da bị thương, dẫn đến việc sinh ra vi khuẩn khiến chó bị bệnh “mắt đỏ” (Cherry Eye).

Hình trên cho thấy mặt chó có lông dài bị bẩn do chăm sóc kém, khiến phần lông mặt sẫm màu. Trước và sau 2 ngày làm sạch bạn cần sử dụng dung dịch làm tẩy trắng lông trên mặt chó.

Đây là công việc mà trẻ em có thể học làm.

Hai hình trên miêu tả cách cột lông trên đầu để lông không phủ xuống mắt chó. Khi cột hay thắt bím lông bạn cân làm nhẹ nhàng, không nên làm đứt hoặc rụng lông. Thắt bím là một cách rất tốt để lông không chạm vào mắt chó và không bị đứt.

Vài người thích cắt tỉa lông chung quanh mắt chó. Tuy nhiên, nếu muốn làm điều này bạn cần nghĩ kỹ xem có cần thiết không và như vậy gương mặt chó còn đẹp không.

Hãy luôn sử dụng kéo có đầu không bén (đây không phải là việc dành cho trẻ em).

Phần lông quanh mắt chó đã được cắt.

Chăm sóc răng

Chó cũng giống như con người, có thể bị sâu răng. Do đó, răng cả chúng cần được làm sạch ít nhất là 2 lần mỗi tuần. Việc cho chúng ăn những thực phẩm khô và cung cấp nhiều xương cứng để chúng nhai gặm là một cách giữ cho răng của chúng khở mạnh hơn.

Có hai vấn đề thông thường do vệ sinh răng kém đối với chó là răng bị lung lay và bị áp xe. Tại sao chó có hơi thở nặng mùi? Một số nghiên cứu cho thấy rằng 98% chó có hơi thở nặng mùi vì vướng phải bệnh về răng, kết quả của một mảng cao răng được hình thành. Nếu không chữa trị, điều này có thể dẫn tới việc nhiễm khuẩn, vi khuẩn sẽ vào máu rồi đi đến gan, tim và cật, thậm chí lên tới bộ não. Có khả năng hơi thở nặng mùi của con chó mà bạn đang nuôi vướng phải nguyên nhân trên.

Tại sao kem đánh răng của người không nên sử dụng cho chó?

Có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng và nhiều loại kem đánh răng dành cho người, nhưng tại sao ta không sử dụng chúng cho chó? Bởi vì chó không khạc nhổ ra được và kem đánh răng dành cho người không thích hợp để chó phải ăn. Chó sẽ nuốt phần lớn bất kỳ thứ gì bạn sử dụng để làm sạch răng của chúng. Bạn có thể mua một loại bàn chải thích hợp dành cho chó ở cửa hàng bán thú cảnh hoặc trạm thú y. Có nhiều loại chứa mùi vị thơm tho sẵn sàng để sử dụng. Hãy thử tìm một loại mà bạn nghĩ rằng con chó của bạn sẽ thích. Như vậy, có khả nàng nó sẽ vui lòng để bạn đút bàn chải vào miệng nó. Nếu nó vặn vẹo cơ thể khi bạn cố chải răng của nó thì tốt nhất, bạn cần nhờ bác sĩ thú y làm việc này.

Cách chải răng chó thế nào?

Làm sạch răng chó không phải là điều quá khó nêu bạn biết cách.

Bàn chải bằng cao su đút ngón tay vào được.

Bạn cần một loại kem đáng răng và một bàn chải dành cho chó, một khăn lau mặt, một bàn chải bằng cao su như hình dưới đây (có thể đút ngón tay vào), hay một miếng gạc buộc quanh ngón tay bạn.

Trước hết, bạn cần chuẩn bị vị trí và tư thế của bạn và chó để thuận tiện cho việc chải răng. Hãy nhấc môi trên của chó lên rồi bắt đầu chải theo chuyển động tròn, thực hiện lâu như lúc bạn tự chải răng, cần chắc là chải sạch tất cả những chiếc răng và những khe giữa hai răng, giữa nứu và răng. Đừng quên chải cả mặt trong của răng, vì những chỗ này dễ phát sinh rắc rối nhất. Khi bạn chải xong hàm răng trên, tiếp tục chải hàm răng dưới.

Giữ răng chó sạch sẽ là một điều quan trọng. Tốt nhất bạn nên chải răng chúng mỗi ngày một lần hoặc hai ngày một lần. Thức ăn của chó cần là những khoanh lớn chứ không vỡ vụn hoặc những loại thức ăn quá cứng. Nếu bạn nhận thấy nhiều cao răng bám trên răng của chúng bạn cần nhờ bác sĩ thú y làm sạch.

Khi chó bị bám cao răng thành lớp như hình trên thì cần được lấy ra khỏi răng. Và điều này thường khá dễ dàng. Phần lớn những con chó không được làm sạch răng đều đặn thì cần chích thuốc tê trong lúc cạo cao răng. Thao tác này nen làm lúc chó thức giấc và cần nhẹ nhàng trấn an để chúng không hoảng sợ.

Tắm cho chó

Trưởc khi tắm chó, bạn cần chải lông của nó, hăy loại bỏ hết những lông rụng còn sót lại trên cơ thể chó.

Bạn có thể tắm chó nhỏ trong chậu giặt quân áo hoặc trong bồn rửa chén.

Còn chó lớn thì tắm trong bồn tắm.

Đối với những con lớn hoặc rất lớn bạn có thể tắm chúng- ở ngoài trời. Trang bị vòi gắn ống dẫn nước và cả nước nóng nếu cần. Cách tắm giống như rửa xe vậy, pha xà phòng với nước, dầu gội đầu rồi tắm nhẹ nhàng.

Bó hai tai chó lại trước khi tắm (nếu nó có tai dựng dứng), để chất bẩn không theo nước vào tai. Cho dầu gội lên khăp thể chó rồi gội. Đối với bốn chân và những chỗ bị lấm bẩn bạn có thể sử dụng dầu gội có chất tẩy nhiều hơn. (Loại có nhiều chất tẩy không sử dụng cho toàn bộ cơ thể chó). Cẩn thận, không dể xà phòng vào mắt chó.

Nếu xà phòng vào mắt chó bạn cần rửa sạch mắt bằng nước ngay lập tức. Chú ý, không để nước chui vào mũi chó. Tắm bằng xà phòng xong bạn rửa sạch cơ thể chó rồi sử dụng dầu gội, cuối cùng rửa sạch lần nữa.

Sử dụng bình có tay cảm để làm ướt rồi tắm một con chó lớn.

Đối với chó lông trắng, dầu gội tẩy trắng có thể được sử dụng cho những vùng lông bị bẩn, sậm màu, như ở mặt và chân. Có nhiều sản phẩm tẩy trắng, tùy bạn chọn.

Lấy khăn lông lau khô cơ thể chó. Khăn càng xôp thì lông càng mau khô hơn. Nếu chó to lớn bạn cần chắc là đã lau khô lông của nó trước khi đưa vào nhà, nêu không nó sẽ rung lắc cơ thể khiến nước vãng khắp nền và tường. Nếu nước còn đọng trong hai lỗ tai, hãy sử dụng vật gì đấy để làm khô. Nêu tai bẩn, dùng một vật tương tự rồi chà xát phần bên trong tai chó. Những giống chó lông dài cần được sấy khô lông để ngừa trường hợp bị nhiễm lạnh.

Một vài loại thuốc diệt bọ chét cần được sử dụng sau khi chó bơi và tắm. Bạn hãy kiểm tra nhãn hiệu để biết loại thuốc nào cần thiết.

Chó bị ngứa

Trên 500 vật khác nhau có thể làm chó bị ngứa. Nếu bạn thấy chó lúc nào cũng bị ngứa thì cần tìm hiểu nguyên nhân ngay. Điều này có thể khá khó khăn, mất nhiều công sức mới phát hiện ra thủ phạm. Hãy thử gãi chỗ ngứa của chó. Cần tin rằng điều này sẽ làm chúng bớt ngứa chứ không làm ngứa nhiều hơn.

Có một số điều bạn có thể làm cho chó thoải mái, bớt ngứa đi trong tóc bạn tìm nguyên nhân gây ngứa, sau đó nhờ bác sĩ thú y.

Tắm chó thường xuyên bằng nước nguội.

Nước ấm và nóng chỉ làm chó ngứa thêm. Ngâm xà phòng khoảng 5 – 10 phút. Kết hợp với một ít muối Epsom, baking so da hay bột yến mạch keo (như Aveeno) để nước tăng tác dụng êm dịu. Điều này chỉ cung cấp sự xoa dịu tạm thời kéo dài khoảng vài ngày cho tới vài ngày. Sau khi tắm chó, bạn lấy khăn lau vỗ nhẹ vào cơ the no. Không kỳ cọ da, điều này càng làm chó ngứa hơn. Không sử dụng máy sấy tóc ở chế độ nóng để làm khô lông, chế độ mát sẽ thích hợp hơn. Nói cách khác, việc cọ xát và làm nóng da chỉ khiến chó ngứa hơn và làm mất đị tác dụng của việc tắm.

Acid béo, trong dầu “marine” hay dầu của cây anh thảo, có thể rất hiệu quả trong việc làm giảm ngứa.

Bạn có thể sử dụng một trong hai loại này. Phải mất dăm ba tuần những chất dầu chứa acid béo mới phát huy tác dụng, do đó chúng chỉ là cách điều trị lâu dài, mất thời gian hơn những cách khác. Bạn có thể mua những loại dầu này trọng cửa hàng thực phẩm tự nhiên ồ địa phương nếu có bán.

Thuốc Antihistamines đôi khi có hiệu quả đối vổi chứng ngứa ngắn hạn. Thí dụ, do côn trùng cắn hoặc dị ứng phấn hoa. Bạn có thể sử đụng thuốc clemastine (Tavist), chlorpheniramine (Chlor-Trimeton) hay diphenhydramine (Benadryl). Tuy nhiên, trước tiên bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y. Ông ấy sẽ cho bạn liều lượng thuốc thích hợp và nói cho bạn biết loại nào cần sử dụng cho trường hợp conchó của bạn mắc phải.

10 thủ phạm gây ngứa tệ hại:
  • Bọ chét.
  • Dị ứng khi đi máy bay, giống như dị ứng phấn hoa.
  • Đông vật ký sinh, như bét ve trong tai, trong vùng bị ghẻ hay cheyetiellosis, còn được gọi là gàu bám da đầu.
  • Nhiễm trùng da do vi khuẩn gây ra.
  • Ve và rận.
  • Dị ứng thực phẩm.
  • Nhiễm trùng nấm, bao gồm nhiễm trùng men.
  • Tiết nhiều bã nhờn.
  • Tiếp xúc với người hoặc vật bị bệnh.
  • Bệnh cơ thể, như bệnh gan, rắc rối về . miễn dịch và một vài loại bệnh ung thư.

Con ve đang hút máu trong tai chó

Sau khi hút no máu con ve để lại vết cắn trên da chó.

Bọ chét

Bọ chét là một trong những động vật ký sinh phổ biến nhất tấn công chó. Cuộc sống của chúng là sự đau khổ của chó.

Bọ chét thích môi trường sông ấm áp trên cơ thể chó và tồn tại bằng cách hút máu chó. Bọ chét sống trên 99 ngày. Chúng đẻ trứng trên cơ thể chó, sau đó, khi chó nằm trên những tấm thảm trong nhà bạn, trứng sẽ rơi xuống thảm trứng rồi nở thành con. Bọ chét lại tiêp tục xâm nhập vào cơ.thể chó. Cứ thế, quá trình này diên ra liên tục. Bọ chét không chỉ cắn chó mà còn cả người nữa.

Ngăn ngừa bọ chét dễ hơn là tiêu diệt chúng.

- Ngăn ngừa và bảo vệ:

Có hai cách kiểm soát bọ chét phổ biến là:

- Hàng tháng, sử dụng thuốc viên trộn trong thức ăn của chó và lấy thuốc nước thoa lên da chó (cách này giết bọ chét trưởng thành rất nhanh). Nhìn chung, cả hai sản phẩm trên đều có thể giết được bọ chét hoặc chỉ ngăn ngừa chúng. Vài nhà chăn nuôi bảo rằng họ cho chó ăn củ tỏi và lòng bò, việc này sẽ ngăn ngừa được bọ chét. Loại bọ đáng ghét này có thể gây ra những rắc rối khác như sán dây (có thể lây truyền sang con người), làm thiệt hại gan.

Nếu có vấn đề về bọ chét bạn có thể “điều trị” ngôi nhà và vật nuôi trong gia đình bạn. cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có loại thuô'c diệt bọ chét hữu hiệu và cần cẩn trọng khi sử dụng thuốc.

Nếu không giải quyết tận gốc, bọ chét có thể làm nhiễm trùng da, bị sán dây và thậm chí bệnh thiếu máu (lượng tế bào hồng cầu suy giảm)..

Chú ý: đừng quên làm sạch máy hút bụi của bạn.

Giun, sán (động vật ký sinh bên trong cơ thể)

Có một số loại giun sán khác nhau gây hại cho chó. Đó là, giun tròn, sán dây, giun móc và giun tim (heartworm). Một vài loại sống trong ruột và một vài loại sống trong mô tế bào. Nhiều loại giun sán không cho thấy vấn đề gì cả đối với chó và bạn không nhận thức rõ về chúng. Vài loại giun với số lương nhỏ chó sẽ chịu đựng được, nhưng với số lượng lớn thì có thể tạo ra những vấn đề đáng sợ.

Nhìn chung, khi chó được hai năm tuổi, chúng cần tẩy giun sán mỗi 6 tháng 1 lần. Giun tròn và sán dây là hai loại phổ biến nhất, trong đó giun tròn gây hậu quả nghiêm trọng hơn.

Giun tròn (Toxocara canis):

Loại giun này còn gọi là giun đũa. Chúng có màu hơi trắng, nhìn giống như một đoạn mì ống Spaghetti, sống trong ruột chó. Chúng có thể dài tới 20 cm và ăn hết thức ăn trong ruột chó. Giun tròn rụng trứng liên tục. Cứ mỗi 6 tháng bạn sử dụng thuốc tẩy giun tròn cho chó một lần hoặc chỉ điều trị khi phát hiện chó bị loại giun này thật sự.

Giun tròn di trú trong máu, vào phổi khiên chó bị ho. Đôi khi ấu trùng có thể đi tới gan và não chó.

Bạn có thể chưa từng thấy loại giun này và một ngày đó bạn có thể bắt gặp chúng trong phân chó. Loại giun này có thể gây ra chứngsưng phù, tiêu chảy và nôn mửa. Chó có thể bỏ ăn, sau khi trải qua giai đoạn ăn quá nhiêu, và luôn cảm thấy đói.

Nếu không tẩy giun cho chó con, ruột của chúng có thể bị thoái vị. Chó con thường bị giun tròn từ chó mẹ, khi ấu trùng giun di chuyển tới dạ con hoặc vào đầu vú của chó mẹ. Một con chó đang mang thai vẫn có thể được tây giun tròn, tuy nhiên bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y.

Nếu chó bị giun tròn, loại giun này có thể truyền sang người khi chơi đùa với chúng, đặc biệt là trẻ con. Trứng giun tròn có thể nằm im lìm trong hộp cát nhiều năm. Một khi chúng tiếp cận được với trẻ con, chúng có thể đi tới gan, phổi, mắt hay não của đứa trẻ, như vậy sẽ rất nguy hiểm.

Sán dấy (loài Taenia và dipylidium):

Sán dây trông giống như một hạt gạo nằm trên phân thải (không nằm bên trong phân) hoặc đôi khi như những trứng nhỏ màu trắng dính vào hậu môn của chó.

Có một số loại khác dây khác nhau. Bọ chét chứa sán dây, do đó nếu chó bị bọ chét thì rất có thể chúng sẽ bị sán dây. Thí dụ như lúc chúng cắn và nuốt bọ chét có thể chúng sẽ bị sán dây.

Nhiều bác sĩ thú y đề nghị tầy giun tròn và sán dây mỗi 6¬12 tháng một lần.

Giống như bị giun tròn, con người vẫn có thể bị sán dây (do bọ chét từ chó truyền sang). Một con bọ chét sẽ dễ dàng nằm trong đĩa hay bàn tay của bạn, trong khi ăn bạn vô tình nuốt phải nó thì thật rắc rối. Sán dây không gây nguy hiểm cho chó, nhưng lại có thể gây nguy hiểm cho người vì gây ra bệnh gan trầm trọng.

Trên thực tế, sán dây bao gồm nhiều đoạn trắng, nối kết với nhau giống như một sợi dây. Chúng “nối” với nhau và có Ệ thành một sợi dây dài hơn nữa. Sau đó chúng rời ra nhiều đoạn. Những đọan này chứa trứng, nhìn trông Lống như những hạt gạo đang ngọ ngoậy.

Giun móc (Ancylostoma coaninum):

Trông giống như giun tròn, nhưng có răng ở một đầu, răng bám vào ruột chó rồi giun bắt đầu tấn công. Nó thay đổi vị tri tấn công ít nhất 6 lần trong một ngày. Và chúng sống bằng cách hút máu và thế là chó bị bệnh thiếu máu và thiếu sắt.

Giun móc là chuyên gia hút máu. Chúng có thể làm chó con trở nên xanh xao.

Giun tim (Uncinara):

Giun tim sống trong tim và trong những mạch máu lớn. Chúng dài khoảng 15,24cm. Chúng do muỗi đưa đến. Muỗi song trong những hôc cây sồi làm lây truyền giun tim khá dừ dọi. Chúng sông ở những vùng mọc nhiều cây sồi, nếu khu nha bạn có loại cây này, thì cứ tin chắc rằng sẽ có giun tim.

Giun tim không cho thấy triệu chứng gì cho tới khi bệnh trở nên rất trầm trọng. Khi triệu chứng bệnh xuất hiện, sẽ giống như triệu chứng thiếu sự sung huyết tim. Đôi khi gây ra sự ngất choáng, ho, thở khó khăn, bộ lông mờ xịt, thiêu hoat động và bụng chó sẽ phình lên.

Có thể ngăn ngừa được giun tim. Bạn cần kiểm tra xem chó có bị giun tim không rồi sử dụng thuốc ngừa. Không nên chờ đợi cho tới khi triệu chứng bệnh xuất hiện mới điều tn vì loại giun này khá nguy hiểm. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y.

Thỉnh thoảng, trong cuộc sống, bất kỳ loài chó nào cùng có thể đôi lần bị giun sán. Song nhờ cách trị bệnh hiện đại ngày nay, những loại giun dễ dàng bị loại bỏ và vô hại đối cới con chó của bạn. Nếu tất cả chó đều dược thường xuyên tẩy giun mối hiểm hoạ đối với con người sẽ giảm sút đáng kể.

Bị say nắng

Những tháng mùa hè có thể gây hại cho con chó của bạn. Chó dễ bị ảnh hưởng bởi cái nóng hơn là con người, nhất là những con có bộ lông dài và rậm. Nhìn chung, chó chỉ có tuyến mồ hôi ở chân chứ không có trên những phần khác của cơ thể. Chúng dựa vào cách thở hổn hển, một phương pháp hô hấp làm dịu cái nóng mức trong cơ thể của chúng. Phương pháp này không hiệu quả bằng việc đổ mồ hôi.

Một vào giống tỏ ra nhạy cảm trước cái nóng hơn những giống khác. Những con có bộ lông kép, dày thường gặp khó khăn hơn là nhiệt độ tăng cao. Những giống chó có gương mặt ngắn như giống Bulldog, Pug và Boxer có “lỗ thông gió” nhỏ hơn và do đó ít có khả năng làm bật ra hơi nóng.

Nguyên nhân chính gây ra sự say nắng cho chó là bỏ quên chúng trong xe hơi quá lâu ở bãi đậu xe. Nếu nhiêt độ ban ngày khoảng 220C-26°C thì chó cảm thấy dễ chịu khi ở ngoài trời, còn trong xe, vào lúc đó chúng sẽ nhận hơi nóng lên đến trên 38°C chỉ trong vài phút! Bạn hãy tưởng tương đi, nếu khoát trên mình một bộ lông rậm thì nhiệt độ cơ thể của bạn sẽ tăng lên rất nhanh.

Một nguyên nhân thông thường khác khiến chó bị say nắng là tập luyện trong thời tiết nóng bức. Giống như người những con chó già, béo phì hoặc những con bị bệnh tim hay phổi có thể dễ bị say nắng hơn những con chó trẻ. Không nên buộc con chó của bạn phải tập luyện trong những ngày trời quá nóng hay ẩm ướt.

Khi nghi ngờ chó bị say nắng:

Nếu nghi ngờ chó bị say nắng bạn hãy tìm cách làm giảm nhiệt độ cơ thể của nó và nếu cần nên gọi bác sĩ thú y ngay lập tức. Vài triệu chứng say nắng như sau: thở hổn hên nhanh và nặng nề, chảy nước dãi, há hốc miệng ra để đón không khí, mắt đờ đẫn, mệt lã và đôi khi nướu răng thâm đỏ chó không thể đứng được, trong vài trường hợp, có thể xảy ra cơn tai biến ngập máu (seizure), bị tiêu chảy và nôn mửa.

Việc làm giảm nhanh nhiệt độ cơ thể của chó là điều rất quan trong. Cách nhanh nhât đê lam đieu nay là sử dụng nước mát. Không nên sử dụng nước đá vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể nguy hiểm.

Bạn có thể đặt con chó vào trong bồn tắm, bể hoặc hồ bơi dành cho trẻ rồi đổ đầy nước mát vào. Một cách khác là nhúng khăn vào nước mát rồi cuộn quanh cơ thể của chó. cần chắc là, cách vài phút bạn tháo khăn ra, nhúng vào nước mát rồi lại đắp lên cơ thể chó lần nữa. Bạn làm như thế nhiều lần, cho tới khi cảm thấy nhiệt độ cơ thể chó đã giảm xuống bình thường.

Ngoài ra, bạn có thể lấy vòi xịt nước lên cơ thể chó hoặc lấy xô đổ nước lên, hay bạn đưa chó trực tiếp đến trước máy lạnh cũng được. Đây cũng là những cách làm giảm nhiệt độ cơ thể của chó. Hãy cho nó uống nước và cần liên lạc với bác sĩ thú y ngay.

Chó thích ngâm mình trong vũng nước khi trời nóng bức.

Những cách ngăn ngừa chó bị say nắng:

Đừng bỏ quên chó trong xe hơi (ở bãi đậu xe) trong những ngày nóng bức. Ngay cả vào ngày đó nhiệt độ khoâng 22°C hoặc 26°C, nếu xe của bạn đỗ ngoài nắng thì nhiệt độ trong xe có thì tăng trên 38°C chỉ trong vòng vài phút. Việc đỗ xe trong bóng râm có lợi đôi chút, song trong những ngày nóng thì bóng râm vẫn không đủ giúp chó cảm thấy thoải mái. Tốt nhất, hãy để con chó của bạn ở nhà.

Hãy cung cấp nhiều nước sạch cho chó. Nước mới và sạch luôn cần có sẵn để chó uống mọi lúc. Không nên bỏ quên tô đựng nước dưới nắng trời, nếu không nó sẽ bị hun nóng. Hãy tưởng tượng đến việc uống một tách trà nóng vào mùa hè thì bạn biết ngay được chó chẳng cầm thấy dễ chịu chút nào.

Chó có được nước uống sau khi chơi đùa.

Bạn cần luôn cung cấp một chỗ có bóng râm dể chó không bị hốc nắng. Xin nhớ, ánh luôn luôn thay đổi vị trí do đó phải tạo được bóng râm thật sự và lâu dài chó nghỉ ngơi. Cây cối không phải là nơi cung cấp bóng râm suốt ngày.

Giữ mát:

Vài con chó thích chơi đùa trong hồ nước dành cho trẻ con. Những con khác lại thích được tắm mình trong nước từ vòi phun ra, trong khi đó một số còn lại thích quanh quẩn dưới máy điều hòa nhiệt độ. Nên nhớ, nếu bạn cảm thấy nóng thì con chó của bạn càng cảm thấy nóng hơn. Bạn cần có vòi nước để làm mát chó ngay cả khi nó không thích điều này.

Chó lắc cơ thể để làm ráo nước sau khi ngâm mình trong hồ.

Chó làm mát cơ thể trong thau nước dành riêng chó nó.

Chó bị béo phì

Nhiều bác sĩ thú y tin rằng sự béo phì là một tron những vấn đề quan trọng nhất đối với chó. Sự béo phị thể khiến chó gặp nhiều rắc rối không cần thiết và làm ngắn đi tuổi thọ.

Những vấn đề như khớp xương, việc khó vận động bênh hô hấp và tim, bệnh đái đường, bệnh gan, rối loạn dạ đày- ruột và cả bệnh về da có thể bắt nguồn từ sự béo phì.

Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra chó của họ bị béo phì cho tới khi họ đến bác sĩ thú y với lý do khác. Dưới đây là cách để biết chó bị béo phì:

- Dùng tay rờ xương sườn của chó rồi quan sát cơ thể chó từ trên xuống dưới.

Đối với một con chó lý tưởng, bạn dễ dàng cảm thấy những cái xương sườn của nó không có quá nhiều mỡ bọc quanh. Còn nhìn từ bên hông, bạn thấy bụng nó thon. Nhìn từ trên, phần eo dễ nhận thấy.

Đối với một con chó béo phì, xương xườn sẽ bị mỡ bao phủ nhiều. Nhìn từ hông, bụng có nếp gấp rất nhỏ hoặc không có nếp gấp. Nhìn từ trên, không thấy phần eo.

- Làm gì khi chó béo phì?

Sử dụng thực phẩm Canine Zone cho chó. Đây là một loại thức ăn giảm béo với 30% đạm, 30% chất béo và 40% carbonhydrate. Nó giúp con chó của bạn có được sự cân bằng lại. Bởi vì loại thức ăn này cung cấp những chất dinh dưỡng hợp lý chó cần và vì tỷ lệ đặc biệt của chất đạm so ói chết béo và carbohydrate cho phép mức đường huyết ổn định hơn.

Nếu không sử dụng thức ăn nêu trên, tốt nhất bạn đừng cho chó ăn quá mức, chọn những loại thức ăn ít chất béo và thường xuyên cho chó vận động thân thể.

Để chó khỏe mạnh và sống lâu

Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhiêu loại bệnh thoai hóa và kinh niên của con người là do chế độ ăn kém, không phù hợp, tập thể dục quá ít, uống nước sạch không đủ và thậm chí là do căng thẳng thần kinh. Thật ngẫu nhiên, điều này cũng xảy ra đối với chó. Chương trình chăm sóc và đuy tn sức khỏe cho chó là điều cần thiết. Bạn có thể kết hợp với bác sĩ thú y để thực hiện chương trình này. Một có cách cho ăn hợp lý và chăm sóc thỏa đáng con chó của bạn sẽ khỏe mạnh và sống lâu hơn

Sơ cứu chó

Bạn sẽ làm gì nếu chó nghịch phá vật dụng trong nhà khi bạn đi chơi trong ngày nghỉ, thậm chí chúng còn “ăn” những vật trang trí bằng thủy tinh nữa? Đây có thể là điều làm bạn khá buồn lòng.

- Những điều cần làm:

Trước khi đi xa, bạn hãy đến tiệm thuốc tây rồi mua vài hộp đựng bông gòn (cotton). Cần chắc không phải là bông dùng trong giải phẫu, được làm bằng sợi nhân tạo. Kế tiếp, bạn mua một chai đựng kem cà phê rồi cho vào máy ướp lạnh.

Nếu nhận ra chó ăn những vật trang trí bằng thủy a thì ngay lập tức, bạn hay đổ một ít kem cà phê vào tô, sau đó nhúng những mảnh bông gòn vào kem rồi cho chó ăn.

Nếu chó nặng dưới 4,54 kg bạn cho ăn 2 mảnh bông (xé thành từng miếng nhỏ). Chó nặng 5,54 đến 22 kg thì cho ăn 3- 5 mảnh bông, còn lớn hơn nữa thì cho ăn 5-7 mảnh bông. Riêng đối vớì những con thật to lớn thì bạn cho ăn cả một cục bông ngay lập tức.

Dương như chó thích món ăn lạ này và chúng có thể vui lòng ăn ngày. Những mảnh bông này sẽ vào . tiêu hóa của chó rồi tự gói những mảnh thủy tinh lại. Ngay cả những mảnh thủy tinh bén nhọn cũng sẽ bị gói gọn trong những sợi cotton. Và sợi cotton sẽ bảo vệ ruột không bị mảnh thủy tinh làm hại. Trong vài ngày, chất thải từ cơ thể chó sẽ không bình thường và bạn cần kiểm tra xem có máu tươi hay nhựa trong chất thải không. Nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng này hay triệu chứng kia bạn cần đưa chó khẩn cấp đến bác sĩ thú y để kiểm tra kỹ hơn. Bác sĩ sẽ nhận biết chính xác tình trạng của chó.

Nếu chó nuốt phải những miếng sắt nẹp của thùng gỗ bạn vẫn có thể dùng bông gòn cotton. Theo kinh nghiệm của người chủ có con chó nuốt phải vật này, ông ta nhúng bông vào nước, vắt ráo nước rồi nhét vào cổ họng chó. Trong 24 giờ sau khi chó nuốt những mảnh bông, ông ta đã tìm thấy dần từng miếng sắp nẹp trong chất thải của chó.

Những mối nguy hiểm thường gặp với chó con

Cây kết ba gai đen (Black Locust Tree):

Hat của loại cây này rất nguy hiểm đối với chó và con người nếu ăn vào bụng. Loại hạt này có vỏ trông giống như vỏ của loại chuối đen. Chúng rất cứng, thường từ trên cây rụng luống tất. Khi ăn những hạt này chó có thể bị nón mửa, tác động đến thần kinh khiến chó không còn khả năng đí đứng, Ngoài ra nó còn làm mất đi cảm giác ăn ngon miệng.

Hoá chất chống đông (Antifreeze):

Hoá chất chất đông có lẽ là mối nguy hiểm số một đối với chó. Ít hơn một thìa súp hóa chất này có thể làm chết một con chó nặng 9 kg. Loại ngửi có mùi thơm càng làm chết chó dễ dàng hơn. Nếu không sử dụng thuốc điều trị ngay trong vòng 24, chó có khả năng tử vong. Khi cất giữ hóa chất chống đông, bạn cần đặt ở nơi chó không với tới được. Thỉnh thoảng bạn cần kiểm tra sàn xe hơi, sàn nhà để chắc rằng loại hóa chất này không bị chảy rơ xuống sàn, bởi vì khi ngửi thấy mùi thơm chó có thể kiếm hóa chất này. Có thể bạn sẽ muốn sử dụng một loại hóa chất chống đông mới, ít độc hại hơn, tuy nhiên, dù không gây nguy hiểm hơn những loại truyền thống, song chắc chắn là nso vẫn chứa chất độc đối với chó.

Những mối nguy hiểm trong sân vườn:

Sân vườn và bãi cỏ là nơi chó thường chúi đầu xuống ngửi, tìm kiếm cái gì đó. Chúng sẽ tìm một vài loại cây cỏ để nhai gặm. Có những loại cây cỏ vô hại đối với chó, xong phần lớn nếu ăn nhiều chó sẽ bị rối loạn tiêu hóa, thậm chí có thể bị tử vong. Do đó, bạn cần chắc là chó không ăn những loại cây cỏ có hại, tốt nhất, đừng để chó đến gần cây cỏ.

Dưới đây là danh sách những loại cây cỏ có hại đối với  chó:
  • Quả hạnh.
  • Lá và hoa loa kèn đỏ.
  • Cây mơ.
  • Củ nghệ tây.
  • Cuống và lá cây khô (họ đỗ quyên).
  • Thân cây Birds of paradise.
  • Cây Susan mắt đen.
  • Thân và hoa của những cậy có hoa đỏ hoặc hồng.
  • Lá, cuống và vỏ của cây hoàng dương Cây mao lương hoa vàng.
  • Hạt Castor bean (rất độc).
  • Nhánh và gỗ của cây Cherry laurel.
  • Nhánh và gỗ của cây Chinaberry.
  • Lá và cuông của cấy ông lão.
  • Củ của cây thủy tiên hoa vàng.
  • Cây la lết (phi yến).
  • Lá của cây Dumb cane (rất nguy hiểm).
  • Trái của cây Thường xuân Anh quốc.
  • Cả của bất kỳ loại hoa nào.
  • Hoa và cuống của cây mao địa hoàng.
  • Quả của cây nhựa ruồi.
  • Cây Kalanchoe.
  • Cây Jack-in-the-pulpit.
  • Lá của cây hoa nhài.
  • Lá và hoa của cây Jerusalem cherry.
  • Lá, hạt, vỏ và hoa của cây kim tước.
  • Lá và hoa của cây Lily of the valley.
  • Cây Locoweed.
  • Lá và cuống của cây đậu Lupine.
  • Quả của cây tầm gửi (rất độc).
  • Cây nguyệt quế núi-
  • Nấm - bất kỳ loại nào bạn nhận thấy không an toàn.
  • Lá thân và vỏ của cây trúc đào (rất nguy hiểm).
  • Cây đào.
  • Cây rái thơm.
  • Lá của cây trạng nguyên.
  • Cây thương lục Mỹ.
  • Cây khoai tây.
  • Lá và thân của bụi cây thủy lạp.
  • Lá của cây đỗ quyên.
  • Lá của cây đại hoàng
  • Hoa và lá của cải Skunk cabbage.
  • Cây Tomatoes vine.
  • Thân và vô của cây kim ngân.
  • Cây Wandering Jew.
  • Lá và vỏ của cây đậu tía.
  • Hạt, lá kim và vỏ của cây thủy tùng (rất nguy hiểm)
Sôcôla (Chocolate):

Sôcôla là một hiểm họa thông thường khác đối với chó. Cho dù có thể bạn thích ăn món này, nhưng đừng nên cho chó ăn vì nó có thể rất nguy hiểm đối vđi chó cưng của bạn.

Sôcôla chứa đựng chất caíTeine và một chất kích thích có liên quan khác gọi là theobromine, chất này có the khiến có bị bệnh nặng. Ca hai chất kích thích vừa nêu có thể làm tăng nhip tim chó, dôi khi gây tai họa chí tư. Noi ca ch khac, ngươi ta cho rằỉig sôcôla là loại thức ăn độc hại đôi với chó.

Tác động của sôcôla còn tùy thuộc vào kích cỡ của chó và số lượng sôcôla mà chó ăn vào. Với loại sôcôla Baking, chỉ cần 14 g cũng có thể làm một con thuộc giống chó nhỏ bị chết, thí dụ như giống Toy Poodle, Yorkie và Chihuahua. Những con thuộc giống có kích cỡ trung bình như Cocker spaniel và Beagle, chỉ cân 56,7 g hoặc 85 g cũng đủ bi nguy hiểm. Đối với những con lớn thuộc giông Golden Retriever và Dalmatian thì mức độ nguy hiểm nghiêm trọng sẽ xảy ra khi chúng nuốt khoảng 227 g.

Riêng loại sôcôla sữa, từ 114 g đến 280,4 g có thể gây tử vong đối với chó cảnh; từ 454 g đến 681 g co thể khiên những con kích cỡ trung bình bị chết và từ 900 g đến 1,2 kg đối với những con lớn.

Nhìn chung, một lượng nhỏ sôcôla không thể khiến chó bị chết, nhưng có thể khiến cho bị bệnh. May mắn thay, phần lớn các loại chó ăn quá nhiều sôcôla chỉ bị rối loạn tiêu hóa, bị nôn mửa và tiêu chảy.

Hiểm họa trong ngày lễ:

Trong những ngày lễ bạn cần chú ý đến chó một cách đặc biết. Cây trạng nguyên và cây tầm gửi có thể cực độc. Dây kim tuyết trang hoàng cũng rất nguy hiểm nếu chó quyết định ăn loại này. Bạn cũng cần đề phòng những quả bóng nhỏ bằng thủy tinh trong dịp lễ Giáng sinh.

Những hiểm họa khác:

Chó cũng có thể bị ngộ độc bởi thuốc aspirin, Advil® và Tylenol®. Đừng cho chó uống những loại thuốc giảm đau dành cho ngươi, trước hêt, bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ thú y.

Lời khuyên về sức khỏe:

Khi chó con mới sinh, mẹ của chúng sẽ bảo vệ chúng chống lại bệnh tật bằng những kháng thể trong cơ thể của chó mẹ. Những kháng thể này sẽ mất tác dụng dần khi chó con từ 2 tháng đến 6 tháng tuổi trở lên. Nếu bạn quên chủng ngừa cho chó con thì chúng dễ bị bệnh, không bệnh này thì bệnh khác khiến chó ốm yếu và thậm chí tử vong.

Bạn nên chủng ngừa cho chó con khi chúng được 6 tuần tuổi. Cách tiêm chủng và liều lượng, thuốc bạn nhờ bác sĩ thú y hướng dẫn. Khi chó được 4 đến 6 tháng tuổi, nó cần đươc 1 chủng ngừa bệnh dại. Sau đó nồ cầĩi được tiêm chủng hàng năm một lần trong suốt phần đời còn lại của nó. Những con trưởng thành cũng có thể bị bệnh, do đó bạn nên chú ý và cân chắc rằng mỗi năm tiêm chủng cho chúng cùng một thời điểm trong năm. Bạn sẽ nhớ ngày này dễ dàng bằng cách đanh dâu vào tờ lịch. Đừng phó mặc rủi may cho cuộc đời của chó cưng. Thậm chí nếu bạn sống ở vùng biệt lập, nơi mà không có những con chó khác gây hại cho chó cưng của ban thì gần như chắc chắn vẫn có người đến nhà bạn và họ có thê mang mầm bệnh đến từ tay chân và quần áo của họ. Trước khi khoe chó con với khách, ta cần hỏi xem trong ngày đó khách có đến thăm chó con ở nơi nào khác không ho có mua chó con ở cửa hàng trước khi đến nhà ta không bởi vì môt vài loại virus có thể sống trên bề mặt đôi giày của họ. Dĩ nhiên, ta cần phải hỏi khéo, nếu không khách có thể giận.

Chó có thể nằm lên đôi giày của khách

Cắt buồng trứng và thiến

Lợi ích của việc cắt buồng trứng và thiến:
Sức khỏe:

Việc thiến một con chó đực sẽ loại trừ khả năng nó bị khối u hòn dái và làm giảm rất nhiều rắc rối về tuyến tiền liệt. Việc này còn làm giảm sự tác động của khối u quanh hậu môn và chứng sa ruột. Những con chó đực bị thiến sẽ ít có khả nang trốn khỏi sân rào để tìm chó cái vào mùa giao phối. Và điều này sẽ giúp chúng ít bị tai nạn xe cộ, rơi vào những cuộc ấu đả với lũ chó khác hoặc bị thất lạc. (Dĩ nhiên, việc thiến không thay thế cho một sân rào an toàn).

Cần cắt buồng trứng của chó cái trước khi chúng xuất hiện chu kỳ động dục đâu tiên. Việc này sẽ làm giảm kha nhiều nguy cơ bị khối u vú, ung thư buồng trứng vànhiễm trùng dạ con (tất cả những bệnh này có thể rất nguy hiểm cho tính mạng của chó và tốn nhiều tiền để trị bệnh cho nó).

Tính tình:

Việc cắt buồng trứng và thiến trước khi chó trưởng thành tính dục còn giúp ích cho tính tình của chúng. Con đực bị thiến khi còn nhỏ sẽ ít hay gây hấn và ít điên cuồng hơn. Chúng cung ít có khả năng đánh dấu mùi (một vấn đề thực tế khi chúng quyết đinh đánh dấu mùi trong nhà). Còn chó cái được cắt buồng trứng sẽ không có tình trạng như một con sau lứa đẻ. Trong quá trình sinh nô và nuôi con mới chào đời chó có thể rất hay gây hấn, ngay cả đối những thành viên gia đình Việc cắt buồng trứng còn giúp cho chó cái trở thành bạn bè tốt hơn.

Lứa đẻ:

Bạn muốn có thêm nhiều chó con để vui cửa vui chăng? Điều này tốt thôi, nhung trước khi quyết định cho chi phối giống bạn cần biết điều này. Một cặp chó đực cái và bâl con của chúng có thể sản xuất các con chó trong 1 năm. Hãy nghĩ xem, một chó cái có thể đẻ lứa đầu tiên khi nó mới 6 tháng tuổi và rồi cứ mỗi 6 tháng nó lại đẻ thêm mội lần nữa. Mỗi lứa đẻ có thể sản xuất trung bình 6 chó con và mỗi con chó cái trong lứa đẻ đó có khả năng phối giông khi được 6 tháng tuổi. Bạn cứ tính thử và biết đâu bạn sẽ lưỡng lự trước tổng số chó chào đời!

Một con chó đực có thể cho nhiều con chó cái thu tinh trong một ngày. Ngồi xuống và tính bạn có thể bị nhức đầu!

Những hiểm họa liên quan đến việc sinh sản:

Chó mẹ có thể phát sinh những biến chứng trong việc sinh sản và đòi hỏi sự điều trị ngay lập tức. Những con cho mẹ có thể ruồng bỏ bầy con nhỏ dại của chúng và ban phải gánh lấy tất cả. Có nghĩa là, bạn phải cho lũ chó con ăn theo công thức đặc biệt mỗi hai giờ một lần, rồi phải kích thích cho chó con tiểu tiện, kiểm tra trọng lượng hàng ngày tnữ cho nhiệt độ và độ ẩm thích hợp v.v.    ’

Thậm chí nếu lũ chó con vẫn được mẹ chăm sóc chúng vân đòi hỏi phải được ăn bổ sung. Chó con có thể chết non hay sinh ra bị dị tật khủng khiếp. Bạn có chuẩn bị tinh thần trước những điều này chưa? Do đó bạn cần chắc rằng da chủng ngừa cho chó mẹ từ lâu hoặc nếu đem một chó con ở dâu đó về nuôi bạn cũng cân chủng ngừa cho nó. Những bệnh như “Parvovirus” có thể giết chó con rất nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cố sẵn sàng mạo hiểm khi con chó cái tuyệt vời của bạn bổng điên cuồng cắn bạn bạn để bảo vệ con?

Cái giá của việc cắt buồng trứng và thiến:

Cái giá của việc cắt buồng trứng và thiến là ít tốn chi phí hơn so với phải tốn kém cho cả báy chó con trong một lứa đẻ. Ít phải chịu chi phí cho việc giải phẫu khối u tinh hoàn và điều trị nhiễm trùng dạ con. Ngoài ra, còn nhiều chi phí nảy sinh nữa.

Chăm sóc bộ lông chó

Nếu giữ cho chó luôn sạch sẽ, ít khi nó bị mắc bệnh ngoài da. Vì vậy, hàng tuần nó phải được chăm sóc, làm sạch bộ lông, da và tai. Lý tưởng nhất là chải lông nó hàng ngày để kịp thời phát hiện bệnh trạng ngoài da sớm nhất việc điều trị vì thế mà cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Lông chó trông óng ánh dưới ánh sáng mặt trời. Không để lông bị rối và bện lại thành cục. Ráy tai phải được moi ra thường xuyên.

Khi chải lông chó, ta để nó dựa vào 1 bề mặt ngang phẳng cách sàn đất sao cho thuận tiện đối với người chải lông. Bắt đầu chải từ dầu và tai, từ lớp lông ngắn sang lớp lông dài. Nếu chỗ lông rối không thể dùng lược gỡ ra được ta có thể dùng tay rẽ lông ra dần dần (nếu bạn có đủ kiên nhẫn).

Sau khi chải lông xong, dùng bàn tay chà xát vào mình chó từ đầu đến đuôi để tăng độ bóng cho lông chó, bởi da của người có tiết ra những chất nhờn.

Cần xem xét tai chó thường xuyên. Nếu ráy tai ít, còn trong thì không sao, nhưng nếu quá dày, màu nâu đen bẩn thỉu thì cần phải rửa sạch ngay. Dùng miếng bông gòn nhúng vào dung dịch hydro peroxit loãng, dùng alcohol, hoặc có thể dùng nước đã nấu nếu lớp ráy tai không quá dày.

Có một số loại thuốc xịt lông, tắm “khô” hiện bán trên thị trường dùng để chăm sóc bộ lông chó. Bạn hãy mua về dùng thử, nếu thấy tốt thì sử dụng chúng để tránh mất thì giờ vào công việc này.

Chăm sóc móng chân cho chó

Những móng chân cần phải dược cắt ngắn và sát cho đến gần phần thịt ở chân móng. Nếu không cắt móng chân cho nó thì móng chân sẽ dài và chân chó sẽ bẹt ra thành hình quạt. Một số chó có chân bẹt tự nhiên do di truyền. Không một sự giả tạo nào có thể khiến cho những móng chân ngắn ở chân chó có thể che đậy hoàn toàn sự khuyết tật ở nó và khiến cho chân chó trở nên đẹp hoặc hữu dụng hơn. Sự cắt móng chân có tác dụng làm tăng vẻ đẹp và giảm bớt sự khuyết tật ở chân chó. Tuy nhiên, những chiếc móng chân ngắn còn làm tăng vẻ khoẻ khoắn cho nó.

Một số chó có móng chân ngắn do đào bới và cào gãi. Nhưng hiếm con chó nào trở nên đẹp mà không cần chủ cắt tỉa móng chân.

Khi cắt móng chân cho chó có thể dùng bấm móng tay. Khi sử dụng bấm các cạnh móng chân, cần phải được cắt bỏ càng nhiều càng tốt mà không phạm đến phần thịt. Nếu cắt cẩn thận chó sẽ không cảm thấy đau đớn. Nhưng nếu một khi phần thịt mềm của móng chân chó bị tổn thương, thì mãi về sau chó sẽ phản ứng và vùng vẫy khi chủ cắt móng chân hay thậm chí không cho xem chân nữa.

Phần sừng của móng chân có thể được cắt đi, sau đó phần thịt mềm sẽ thụt vào để cho móng dài ra và được tiếp tục cắt vào tuần sau. Quá trình cắt móng này có thể kéo dài cho đến khi móng chân ngắn và cùn đến mức tối thiểu, sau đó chỉ cần quan tâm đến móng chân của chó khoảng từ 1 tháng rưỡi đến 2 tháng một lần.

Một số người cắt móng chân chó đến sát tận ngón chân trong, chỉ một lần duy nhất làm nó tổn thương phần thịt mềm các móng chân sẽ rỉ máu và nó sẽđ khập khiễng đau đớn trong vòng một đến hai ngày, sự nhiễm trùng thường ít khi xảy ra. Nhưng với trường hợp này khi tiến hành mà không có sự gây tê thì biện pháp “thẳng thừng” là nó sẽ rất khó chịu mỗi khi cho chủ xem chân.

Chuồng của chó

Bất cứ người nuôi chó nào cũng phải gặp và giải quyết vấn đề chuồng trại cho chó sao cho phù hợp. Tùy theo hoàn cảnh riêng biệt, người chủ nuôi sẽ quyết định làm một chiếc chuồng cho con vật cưng của mình ra sao. Ở đây chỉ bàn đến một vài điều chung chung mà thôi.

Cần nói thêm rằng những kiểu chuồng thích hợp cho chó cần phải được vững vàng, sạch sẽ, khô ráo và ấm áp. Đối với những chuồng lớn có nhiều chó thì những người chủ phải quan tâm đến mức độ tiện lợi của chuồng trại. Chỉ dẫn dưới đây sẽ được dành cho những ai nuôi khoảng từ 3 đến 4 con chó lớn cùng với một lứa chó con.

Trước hết, cần biết rằng loài chó không nhạy cảm đối với những đặc điểm thẩm mỹ của chuồng trại. Chúng không hề biết cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường xung quanh. Chúng chỉ thích những chỗ được lót dày và mềm mại đủ để ngăn cái lạnh của sàn chuồng. Những chiếc “giường” ấy cần phải được tách rời và bọc phủ để giữ thân nhiệt cho chó. Cần phải có một chiếc thùng hay hộp đủ kích thước để chó có thể nằm vừa người trên đó. Nệm lót nên làm bằng một chiếc bao tải nhồi giấy vụn (không nên dùng rơm hay cỏ).

Nên dùng giấy vì có tác dụng làm giảm khả năng mắc bệnh ngoài da của chó. Hầu hết loài chó đều dễ bị dị ứng do nấm trong các dạng thực vật như rơm, cỏ, mạt cưa hay cỏ bào cũng có thể sử dụng để lót chỗ ngủ cho chó.

Chuồng chó phải sáng sủa, trừ chỗ ngủ của chúng. Nếu ban ngày có chút ánh nắng rọi vào thì càng tốt. Cửa chuồng phải làm bằng dây thép vững chắc để nó không dùng răng cắn xé và phải đủ cao để nó có thể trèo hoặc nhảy qua. Những gờ mối hướng vào bên trong ở đỉnh lưới cửa cần phải làm thế nào để chó không nhảy qua. Những mảnh ván, gạch đá hay xi măng xung quanh hàng rào phải đủ vững để chó không đào bới tìm đường thoát ra.

Chuồng chó không cần phải rộng nếu như chó thường được thả ra ngoài để tập luyện. Tuy nhiên, chuồng chó cũng phải đủ rộng để chúng không cảm thấy tù túng. Sàn chuồng bằng bê tông lại không có độ giãn nở nên chân chó nếu bị nhốt lâu ngày trên sàn bê tông sẽ có xu hướng choãi ra, lưng chó còng xuống. Một điểm bất lợi khác của sàn bê tông là rất nóng vào mùa hè nhưng lại rất lạnh vào mùa đông. Nếu sàn chuồng làm bằng bê tông thì mỗi chuồng nên có một mảng sàn thấp lót ván đủ rộng để chó có thể nằm duỗi chân.

Sàn chuồng nếu được lót bằng đất thấm nước thì tiện hơn bằng bê tông, nhưng cần phải đào sâu xuống khoảng 3inch và thay đất thường xuyên vì nếu không, sự tích tụ của nước tiểu sẽ khiến cho đất chua và hôi hám. Có thể dùng bột đá vôi rắc hàng tháng để khử độ chua trong đất.

Cửa, bản lề, then gài cùng những vật dụng bảo vệ khác phải chắc chắn. Công dụng duy nhất của những vật dụng ấy là nhằm ngăn không cho chó xổng ra ngoài. Người nuôi chó nào cũng muốn đảm bảo rằng nếu đã nhốt chó của mình vào chuồng thì dứt khoát nó phải ở đó cho đến khi anh ta quay trở lại. Một chuồng gà được sửa lại để nhốt chó sẽ không đảm bảo bởi vì người chủ không thể biết được chiếc chuồng ấy có thể giữ nổi chó hay không.

Thông thường thì hai con chó cái gần gũi nhau có thể được nhốt chung, hay một con chó đực cũng có thể nhốt chung với một con cái. Nếu người nuôi không hiểu rõ quan hệ của chó đực thì không nên nhốt hai con chó đực chung một chuồng. Tốt hơn hết là nên làm chuồng riêng cho từng con chó đực lớn nếu có thể. Nhưng nếu chó được nhốt gần nhau và chỉ ngăn cách bằng một hàng rào thép thì giữa chúng sẽ rất hoà thuận mà không hề có xích mích gì. Nếu chó có tật sủa đêm thì có thể nhốt chúng vào nhà hay trong chuồng.

Những con chó lớn thường cần có nhiệt nhân tạo khi gặp thời tiết quá lạnh nếu chúng phải nằm trên những chiếc hộp nhỏ, chó con cần phải được sưởi ấm khi thời tiết lạnh cho đến lúc cai sữa, và thậm chí cũng cần phải được sưởi ấm nếu sau đó chúng không được ngủ chung với nhau. Nằm bên nhau trong một chiếc hộp nhỏ lót giấy chúng có thể chịu đựng được cái lạnh mà không hề hấn gì. Nếu không được sưởi ấm vào mùa đông thì chó cần phải được tăng thêm khẩu phần ăn, nhất là những thức ăn có nhiều chất béo.

Cho dù nguồn nhiệt nhân tạo sửa ấm cho chó phải an toàn nhưng cùng cần thận trọng: các dây điện không được để trần, lò sửa không dược ở vị trí dễ đổ và không nên để tàn lửa gây hoả hoạn. Nhiều vụ cháy ở chuồng chó, do hậu quả của sự khiếm khuyết trong . sưởi hoặc sự thiếu thận trọng trong sử dụng, đã gây nên tử vong cho những người trong nhà. Chính vì vây mà sự nhắc nhở có vẻ như không cần thiết này được nêu ra. Đối với một con chó không có nơi cư trú nào tuyệt vời bằng căn nhà của chính chủ nó. Một con chó như vậy thật hết sức hạnh phúc. Tuy nhiên số chó có thể nuôi được trong nhà rất giới hạn. Một người chủ có chiếc chuồng nhỏ có thể cho chó sống chung với mình trong nhà để từ đó tạo ra cho chó cảm giác thoải mái và không tù túng. Cũng cần quan tâm đến chỗ tập và nghỉ ngơi của chó khi được nuôi trong nhà. Một khoảng sàn kín đáo sẽ là chỗ thích hợp, hoặc là chó có thể được tập với dây xích quanh cổ. Chuồng chó ấm chưa đủ mà quan trọng hơn là cần phải khô ráo nữa. Một chiếc chuồng ẩm ướt, dơ bẩn là nguyên nhân gây bệnh tật và sự khó chịu. Để cho chó đi ra ngoài trong thời tiết khắc nghiệt một cách tuỳ tiện cũng không có hại gì cho lắm, miễn là cần phải có một chiếc giường được che chẩn cẩn thận để cho chó có thể nằm nghỉ cho ấm. Sự sạch sẽ ở đây chính là sự cải thiện điều kiện vệ sinh, nghĩa là không có sâu bọ và vi khuẩn. Một ít bụi hoặc một chút lộn xộn không làm cho chó cảm thấy khó chịu hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của nó, nhưng một người nuôi chó giỏi phải sống ngăn nắp. ít nhất họ cũng không bao giờ để cho rơm lót giường và những mẫu xương khô vương vãi trên giường chó, và họ không hề trễ nải việc phun thuốc sát trùng hoặc dùng xà phòng để cọ rửa chuồng mỗi khi rãnh rỗi. Những chất bẩn trong chuồng chó cần phải được quét dọn và tiêu huỷ ít nhất là một hay hai lần môi ngày. Những chất bẩn tích tụ trong chuồng không chóng thì chầy sẽ trở thành một nguồn bệnh cho chó. Người chủ cảm thấy tự hào hơn khi giữ cho chó của mình trong điều kiện tối ưu bất cứ lúc nào. Sự chải chuốt kỹ lưỡng sẽ không những làm cho chó trở nên dễ xem hơn mà còn làm cho người chủ cảm thấy thích thú với chúng hơn. Là một trong những thói quen hàng ngày việc chải lông cho chó không hề khó khăn hay mất thời giờ. Nó sẽ giúp tránh được sự cần thiết khi bản thân phải tự đặt ra những chương trình khắc nghiệt để giúp chó sửa đổi tính lôi thôi, nhếch nhát của nó. Tất nhiên, mỗi ngày bỏ ra vài phút sẽ không vô ích vì bù lại bạn sẽ có một “người bạn” khoẻ khắn hơn, hạnh phúc hơn và đáng mến hơn.

Cách nuôi chó con

Chó con để nuôi làm kiểng đương nhiên đó là giống quí hiếm, không những đắt tiền, mà nhiều khi có sẵn tiền trong tay nhưng cũng chưa chắc đã dễ dàng mua được.

Nuôi một con chó kiểng là để nhờ cậy về lâu về dài, dù sự nhờ cậy ở đây chỉ đơn thuần để giải trí, coi như một “người bạn” để kết thân, chứ không phải để sinh lợi. Vì vậy, trong thời gian sáu tháng đầu là thời gian ta phải “cực thân’' với con chó con.

Trước hết, ta phải lo đến việc bổ dưỡng cho chó, luôn luôn cung cấp cho chó đầy đủ những chất thức ăn bồi bổ để chó mau được tăng trọng. Chính sự lên cân đều đều của con chó trong mấy tháng đầu mới đem lại sự yên tâm cho người nuôi, vì rằng chó mau lớn là hiện tượng nó được khỏe mạnh, không bệnh hoạn.

Khi chó được hai tháng tuổi là phải nghĩ đến việc xổ giun sán, để trừ tuyệt về lâu về dài loại ký sinh trùng độc hại, phá hoạt nội tạng của chó, và có thể giết hại chó.

Độ ba tháng tuổi, ta phải chích ngừa cho chó bệnh carré, một căn bệnh quái ác, cũng có thể giết hại con vật.

Ngoài những công việc đó ra, người nuôi chó còn phải lo tắm rửa, chải gỡ bộ lông cho chó được mượt mà, đồng thời theo dõi để trừ tuyệt ký sinh trùng ngoài da như ve và bọ chét chó.

Đó là chưa nói đến việc tập luyện cho chó đi vào nề nếp, như biết vâng lời, biết được chỗ ăn chỗ ở, chỗ tiêu tiểu, cũng tập tành những tánh tốt để chủ được hài lòng.

Sáu tháng đầu của tuổi đời con chó, nếu được trôi đi trong sự hài lòng của chủ nuôi, thì coi như sự vất vả ở phía trước không còn gì đáng lo ngại nữa.

Nuôi một con chó kiểng là cả một công phu to lớn, nhưng bù lại, ta sẽ nhận được một sự ưng ý hài lòng, không có gì sánh được.

Chó con mới sanh ra sẽ không thể thấy gì và chúng sẽ mở mắt khoảng 9 ngày sau đó. Nếu chúng được sinh ra sớm hơn thời hạn 63 ngày sau khi thụ thai thì thời gian mở mắt của chó con sẽ lâu hơn bấy nhiêu ngày. Màu mắt đầu tiên của chó con không phân định được màu mắt sau này của nó, vì thế người nuôi chó vội lo lắng rằng chó mình có màu mắt nhạt. Đối với những giống chó cần phải cắt cụt đuôi, ta nên tiến hành việc này ngay ngày thứ ba, và đây là công việc phẩu thuật của bác sĩ thú y. Nhiều chó được cắt đuôi bởi những người không chuyên thường mất đẹp những cái móng con mới mọc cũng phải được cắt cụt. Ngoài ra không có việc gì làm khác là để mặc nó lớn. Điều quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng chúng là cho chúng ăn những thức ăn bổ dưỡng, phần này sẽ được bàn sau. Trong hai hay ba tuần lễ đầu tiên, chúng sẽ lớn rất nhanh nhờ sữa mẹ, sau đo phải cho chúng ăn dặm thêm như đã trình bày. Chó con hay ngủ suốt, giống như trẻ mới sinh vậy ta không nên đánh thức chúng dậy để nô đùa được. Khi chúng lớn rồi sẽ ngày càng rửng giỡn. Sau hai tuần, móng nhọn bắt đầu mọc dài và nhọn, mẹ chúng sẽ rất mang ơn bạn nếu bạn dùng kéo cắt gọn nhưng chiếc móng này để khi chúng bú sữa sẽ không cào rách thịt vùng ngực của chó mẹ. Những chiếc móng nhọn như giục chó mẹ ngưng sớm việc cho bú, và dĩ nhiên bạn nên khuyến khích nó kéo dài thời gian cho bú này càng lâu càng tốt. Ngay cả khi lượng sữa giảm ít dần và quá trình cai sữa sẽ bắt đầu, thì nguồn sữa ít ỏi đó vẫn là nguồn thức ăn thực tốt cho chúng. Sữa sẽ bổ sung vào sẽ góp phần giúp các thức ăn khác được tiêu hóa tốt. Có nhiều chó mẹ ăn thức ăn vào rồi nôn ra cho con chúng ăn khi những đứa con này dược độ một tuần tuổi. Thức ăn này thường được làm ấm và được tiêu hoá một phần trong bao tử mẹ. Đối với những người mới tập sự trong nghề nuôi chó, việc này có vẻ tởm lợm, nhưng thật ra đó là chuyện bình thường và ta cũng nên khuyến khích chứ đừng phản bác lại. Vấn dề cần nói ở dây là thức ăn chó mẹ ăn vào phải sạch, ngon và bổ dưỡng. Khi chó con được nuôi nấng, lớn lên sẽ không thể nào tránh khỏi một vấn đề, đó là giun sán. Dĩ nhiên nếu chó mẹ có nhiều sán lãi trong bụng, trước khi cho nó giao phối phải tẩy hết giun sán cho nó, và trước khi nó sanh con phải rửa sạch các đầu vú bằng xà phòng nhẹ để tránh trứng giun. Ta phải hết sức cẩn thận ngăn ngừa sự nhiễm giun sán ở chó con tới mức tối đa. Nhưng làm được những việc trên rồi chó con vẫn không thể nào tránh khỏi giun sán. Những con vật tai ác này làm cho chó con chậm lớn, giảm sức đề kháng và khả năng tử vong lớn nếu ta không diệt hết bọn này. Việc tẩy giun sán cho chó con được bàn đến trong chương “ký sinh trùng đường ruột và cách diệt trừ chúng”.

9 lý do để huấn luyện chó

  • Huấn luyện chó đúng nghĩa là giáo dục chó và người chủ dạy thế nào để chúng sống hợp với con người.
  • Huấn luyện có nghĩa là dành thời gian cho con chó của bạn ít nhất 10 phút/ngày để thực hành các bài tập. Cả cho và người chủ cần tìm thấy niềm vui trong lúc tập và cả hai sẽ có mối quan hệ gắn bó với nhau hơn.
  • Chó cần học để biết tôn trọng người chủ như là một hình ảnh của quyền lực.
  • Việc huấn luyện sẽ giúp vượt qua những vấn đề thông thường như nhảy chồm vào người khách đến nhà.
  • Việc huấn luyện sẽ làm phong phú thêm cuộc sống của chó và giúp ngăn ngừa sự buồn chán có thể gây ảnh hưởng đến hành vi của nó.
  • Việc huấn luyện gây ấn tượng đối với con người. Bạn sẽ cảm thấy tự hào khi chó biết nghe lệnh của bạn và thực hiện đúng những gì bạn muốn.
  • Chó được huấn luyện sẽ dễ điêu khiển hơn khi ch” lông hoặc lúc đưa đến bác sĩ thú y.
  • Chó được huấn luyện có thể đua tranh trong những cuộc thi. Việc huấn luyện cần luôn là niềm vui cho chó và người để vượt qua từng mức độ khó của bài tập.
  • Chó được huấn luyện sẽ là niềm vui khi bạn dẫn nó đi dạo.

Những điều cần thiết trong việc huấn luyện

  • Hãy tích cực - điều này rất cần để củng cố thêm sự hăng hái của chó, nghĩa là trong lúc tập bạn cho chúng ăn vài món hấp dẫn và kèm theo lời ca ngợi khi chúng thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn Trong những buổi tập ban đầu bạn có the tặng chúng những lời khen và món ăn nhỏ. Xin nhớ, đây là niềm vui!
  • Kiên quyết và thân mật - khi muốn chó đi theo, bạn sử dụng giọng nói thân mật và vui vẻ. Còn khi muốn chó ngồi xuống, đứng lên bạn hạ thấp giọng và nói một cách kiên quyết.
  • Huấn luyện khi chó còn trẻ nhưng không nên quá sớm - thời điểm lý tưởng dể bắt đầu huấn luyện là lúc chó 6 đến 8 tuần tuổi, thậm chí có thể sớm hơn tùy theo chó con cua bạn. Nhưng xin nhớ, đừng bao giờ quá trễ để dạy chó một trò xiếc mới.
  • Không đánh đập chó - Khi huấn luyện, không nên trừng phạt bằng cách đánh đập chó. Cho dù bạn chỉ dúi mũi nó xuống sàn nhà hay đập nó bằng tờ báo cuộn tròn. Ngoại trừ trường hợp xảy ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng, trở nên đáng sợ đối với bạn. Nếu đánh đập chó, về sau, khi bạn gọi và nghĩ rằng nó sẽ nhưng có thể chó sẽ nghĩ rằng bạn sắp “nện” nó một  trận hay chúi đầu nó xuống tấm thảm.
  • Hãy kiên nhẫn - Kiên nhẫn là chìa khóa khi bạn tập cho chó con hay chó lớn của bạn.
  • Tập trong khoảng thời gian ngắn - 15 phút là khoảng thời gian hợp lý để chó học những mệnh lệnh đơn giản buổi học bạn dạy nó thực hiện theo một mệnh lệnh đơn giản của bạn. Khi kết thúc buổi tập, nhớ tặng nó những lời tích cực. Nếu chó thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn một số lần, thì bạn cần khen ngợi nó nhiều hơn. Sau buổi học bạn hãy danh đôi chút thời gian chơi đùa với nó.
  • Không bị chi phối - Bạn hãy chọn địa điểm tập xiếc hay tuân lệnh ồ một nơi yên tĩnh, không bị chi phối bởi điều gì đó Sân phía sau nhà vắng vẻ hoặc trong phòng là nơi tốt nhất. Nếu có những vật nuôi khác trong gia đmh, bạn hãy đem chung đi noi khác để không bị quấy rầy trong lúc huấn luyện. .
  • Huấn luyện là niềm vui – Dĩ nhiên việc huấn luyện chó phải là niềm vui cho cả bạn và chó cưng của bạn. Thời gian tập là lúc bạn và chó gần gửi nhau hơn và biết về tính cách của nhau. Khi làm như thế bạn không chỉ có một con chó được dạy bảo tốt. mà về lâu dài, bạn còn có một người bạn trung thành.

Cách huấn luyện

Đặt chó con vào thùng

Khi mới dem chồ con về nhà bạn cần cho nó vào thùng thưa (có những thanh chắn gỗ) và nó phải học cách thích cái thùng như là không gian riêng (hoặc cái hang) của chúng. Nơi đó sẽ dần dần trở nên quen thuộc và an lành đối với chúng.

Cái thùng này có thể nằm trong xe hơi, khách sạn (nếu cho đem chó vào) hay trong chính nhà của bạn. Thùng cần đủ lớn để chó đứng, ngồi và vươn mình thoải mái. Không nên nhốt chó trong tầng hầm. Hãy đặt thùng trong nhà bặt hay trong phòng nào đó của gia đình bạn. Nếu có thể, vào ban đêm, bạn thùng vào phòng ngủ của bạn. Điều này không chỉ giúp chó con cảm thấy tiện nghi mà còn ngủ ngon hơn. Nếu chó làm ồn bạn đừng mang nó ra khỏi thùng, chỉ cần cho nó ăn hoặc đưa một món đồ chơi để nhai gặm là được.

Mỗi ngày bạn nhốt chó con trong thùng khoảng 1-2 giờ và nếu để chúng ở một mình bạn cẫn tăng thời gian chó ở trong thùng lên 3-4 giờ.

Xin nhớ, dặt chó con vào thùng chứ không phải để nó tuy tiện tiêu tiểu. Bạn cần tập cho nó biết tiêu tiểu đúng giờ. Và vào thời điểm đó bạn đưa nó đi vệ sinh. Nếu chó con ra khỏi thùng và rong chơi trong nhà rồi làm bẩn hay tạo nến sự bừa bãí thì bạn không nên trừng phạt nó. Đừng bao giờ dọn đẹp mớ hỗn độn khi chó con đang nhìn vào chỗ đó. Tốt nhất nến dạy cho nó biết như thế là sai, không được phép tái diễn. Để ngăn ngừa việc chó phạm lỗi, đừng để chó chạy rong khắp nhà. Nó cần được giám sát 100%. Nếu bạn phải ra khỏi phòng, hoặc thậm chí gọi điện thoại, hãy đưa chó vào thùng rồi mang theo với bạn.

Lý do dạy cho chó sống vào thùng là, ngoài việc ngăn ngừa những rắc rối nêu trên, còn giúp bạn tiên đoán khi nào chó con cần bài tiết để bạn giải quyết kịp thời.

Bước đầu tiên là khi bắt đầu cho ăn theo thời khóa biểu thường lệ. Sau khi cho ăn bạn đưa nó vào thùng khoảng 10 - 15 phút rồi đem nó ra, đưa đi vệ sinh (cho chó bài tiết). Hãy ca ngơi sau khí nó tiểu tiện xong. Sau đó bạn đem nó vào nhà, chơi đùa với nó. Nếu chó con thích ra ngoài thì bạn chơi đùa với nó ở ngoài trời hoặc đưa nó đi dạo (sau lần thứ ba tập cho nó bài tiết).

Nếu chó con thật sự thích ở ngoài trời, bạn văn tiếp tục nó vào thùng sau khi nó tiểu tiện xong. Nó cần học cách tiểu tiện khi ở trong thùng, sau khỉ ra ngoài nó mới được phép làm điều ấy.

Nếu bạn có ý định đưa chó con đí dạo, nó cần tiểu tiện xong ở nhà rồi mới đưa đi. Nhiều người đưa chó con đi dạo, chẳng bao lâu sau nó tiểu tiện, thế là họ vội vã đưa nó về với lý do chó cần tiểu tiện.

Dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Đáng buồn thay, chó con thường tiêu tiểu không đứng chỗ. Bạn cần nhận thức rằng phải mất vài tuần mới dạy nó biết tiêu tiểu đúng nơi qui định. Nếu bạn muốn chó con đi vệ sinh 1 ngoài nhà, cần chú ý lúc nào nó muốn tiêu tiểu. Những hoạt động như ăn, uống, chơi đùa và thức dậy sau giấc ngủ ngắn sẽ kích thích chó con đi vệ sinh. Khi nó cần ra ngoài, bạn nói “ra ngoài” hoặc “ra” với giọng cao lên rồi hướng dẫn để nó biết chỗ nào nó sắp đến. Chó sẽ sớm học được điều bạn muốn và lúc nào thì phải đi ra ngoài để “làm nhẹ cơ thể”.

Bạn cần xác định chỗ chó bài tiết. Để làm điều này chính xác, bạn phải ra ngoài với chó con mỗi lần nó cần đi vệ sinh. Khi có mặt ở đó bạn sẽ dễ dàng ca ngợi nó ngay khi nó đưa mũi khụt khịt đất hoặc ngồi xổm để tiểu. Bạn cần ca ngợi nó bằng giọng cao lên, để nó cảm thấy là làm vui lòng bận mỗi lần nó bài tiết.

Một sự chú ý khác trong việc dạy chó con tiểu tiện là sau khi cho ăn. Phần lớn chó con sẽ bài tiết trong vòng vài phút sau khi ăn, do đó chẳng bao lâu nó sẽ rời tô đựng thức ăn hoặc sau khoảng 10 phút, bạn dọn dẹp tô rồi ngay lập tức đưa nó ra ngoài, cần chắc là nhanh chóng khen ngợi nó, bởi vì khen sau khi nó đã bài tiết, thậm chí sau 10 giây, thì không tốt.

Bạn nói hay phát ra âm thanh gì đó để nó biết rằng cần phải tiểu tiện (thí dụ như cách “xì xì” cho trẻ con tiểu). Nó phải học được điều mà bạn ra lệnh cho nó (“tiểu đi”).

Phần thách thức trong việc dạy chó tiểu tiện là giữ không cho nó bài tiết trong nhà. Khi phải rời khỏi nhà, bạn nên nhốt chó con trong thùng thưa. Thùng cần đủ rộng để nó nằm thoải mái. Bạn không thể cấm chó con nín tiểu hơn 4 giờ sau lan tiểu trước, do đó nhốt nó quá lâu trong thùng là điều không thích hợp. Nếu thời khóa biểu làm việc của bạn không cho phép bạn ở nhà trong vòng 4 giờ thì đừng sử dụng thùng thưa, thay vào đó hãy dùng một phòng tắm nhỏ- Hãy xếp một số mảnh báo ở góc phòng mà có khả năng chó sẽ bài tiết ở đó nhiều nhất. Nhưng cách huấn luyện tốt nhất vẫn là nhốt chó trong thùng thưa nếu bạn thường xuyên về nhà.

Làm sao biết chó con sắp bài tiết? Thông thường, chó sẽ đánh mũi khụt khịt ở một góc hay bắt đầu đi vòng vòng tìm chỗ ngồi xổm. Bắt gặp hành động này, ngay lập tức bạn hét “Không” rồi nhanh chóng bồng chó lên rồi đưa nó ra ngoài, đến nơi mà nó sẽ bài tiết. Nhớ khen trong lúc đưa nó ra khỏi nhà.

Nếu bạn không thấy cảnh chó đang chuẩn bị bài tiết thì rắc rối sẽ xảy ra sau đó. Nếu chó làm bẩn nhà thì tốt nhất nên lau dọn sạch, không nên đánh đập hay ấn mũi chó xuống ngay chỗ nó phóng uế. Trong trường hợp này, chó không có khả năng để biết là đã làm sai điều gì. Bạo lực chỉ khiến nó bàng hoàng.

Bạn cần làm sạch mùi ngay ở nơi chó vừa phóng uế. Nếu chó con có thể ngửi mùi chỗ đó, nó sẽ tiếp tục bài tiết ở nơi đó Ngoài ra, bạn thử nghĩ xem, tại sao chó bài tiết? Nó vừa ăn xong? Mới thức sau giấc ngủ ngắn? Vừa chơi đùa xong? Biết nó đã làm gì trước khi bài tiết sẽ giúp bạn trù tính cho lần sau.

Nếu bạn nhốt chó con trong thùng thưa vào ban đêm, viêc đầu tiên vào sáng hôm sau là, trước khi chăm sóc bản thân bạn hãy đem chó ra khỏi thùng rồi đưa ra ngoài trời. Đứng chờ nó bài tiết và khen nó.

Nếu bạn ở nhà, hãy chú ý mọi hoạt động của chó con. Nếu bận đi làm, bạn nhờ ai đó cho chó ăn trưa rồi đưa nó đi bài tiết theo thời khóa biểu của bạn. Khoảng 5-6 giờ chiều cho nó ăn rồi đưa nó đi vệ sinh, sau một số giờ chó nghỉ ngơi, chơi đùa bạn lại tiếp tục đưa nó đi bài tiết trước khi bạn đi ngủ.

Một khi đã quen việc tiểu tiện đúng nơi qui định, mỗi lần muốn bài tiết, nó sẽ đề nghị bạn đưa nó ra khỏi nhà. Nếu bạn không để ý hoặc không hiểu điều mà chó có “nói” với bạn, nó sẽ tiếp tục tiểu tiện bừa trong nhà, mặc dù nó biết nơi nào nó cần phải di. Tín hiệu này thường bắt đầu xuất hiện sau 1-2 tuần bạn dạy chó tiêu tiểu đúng nơi qui định. Một khi chó đã đề nghị như thế nhiều lầii, thì bạn cho nó ra ngoài một mình, không cần phải đi theo nó nữa.

Sau khi được huấn luyện, chó con sẽ biết tự đi ra ngoài tiểu tiện. Song bạn cần chú ý trong vòng 4-8 tuần sau khi dạy chó con còn bài tiết trong nhà không. Nếu không thì kể như ban đã huấn luyện thành công, về sau, bạn có quyền đăt tô thức ăn để chó tùy thích ăn mọi lúc và cũng không cần sử dung thùng nữa. Hãy để nó ngủ bất cứ nơi đâu mà bạn thích nó nằm ở đó.

Sau nửa giờ chơi đùa, hãy đặt chso con vào thùng để nó ngủ. Mỗi giờ (tùy theo tuổi) bạn đem nó ra khỏi thùng để đi tiểu. Nếu nó tiểu, hãy cho nó thời gian chơi đùa, nếu không, đưa nó vào thùng.

Dưới đây là những điều cần lưu ý về chó con:

  • Trong 6 tuần tuổi đầu: chó con bài tiết mỗi giờ một lần.
  • 2 tháng tuổi: có thể bài tiết mỗi 2-3 giờ một lần.
  • 3 tháng tuổi: có thể 4 giờ một lần.
  • 4 tháng tuổi trở lên: có thể 5 giờ một lần.

Nhiều con chó trẻ có thể bài tiết nhiều lần suốt cả đêm lúc 3 tháng tuổi.

Dạy chó ngồi

Dạy chó ngồi là điều cơ bản nhất và cũng khá quan trọng. May mắn thay, điều này bạn có thể thực hiện được. Thậm chí một chó con khá nhỏ cũng có thể học ngồi được sau vài phút hoặc vài buổi tập.

Bước đầu tiên để dạy chó ngồi là cần tìm một nơi yên tĩnh. Cần chắc là chó không đang chuẩn bị ăn hay muốn đi vệ sinh. Trước hết, bạn cần làm cho chó tập trung sự chú ý hoàn toàn vào bạn.

Việc đãi món ngon thích hợp với buổi tập, nhưng bạn còn có thể sử dụng tiếng đánh lưỡi hoặc vài cách khác. Nếu chọn cách đãi món ngon, bạn có thể giơ nó trên mũi chồ rồi dì chuyển chầm chậm trên đầu chó. Khi mắt và mũi chó dõi theo món ăn, chó có khả năng tự ngồi ngay chỗ đó.

Thậm chí bạn có thể đẩy nhẹ vào mông của chó để nó ngầm hiểu ý bạn. Lúc này, bạn chưa cần ra lệnh, chỉ bắt đầu những chuyển động cơ bản.

Sau khi chó ngồi ban kheo ngời và cho nó ăn. Lập lại điều này vài lần cho tới khi chó hoàn toàn hiểu ý bạn và sẽ thực hiện nhanh động tác ngồi.

Sau khi chó ngồi vài lần với phương pháp trên, hãy ra lệnh “Ngồi” một cách cương quyết. Nếu chó ngồi bạn tiếp tục khen ngợi và cho ăn. Lặp lại lệnh vài lần cho tới khi chỉ cần nói “Ngồi” thì chó thực hiện ngay.

Cuối cùng, bạn có thể không cho ăn, mà chỉ ra lệnh ngồi. Đây là lúc chó đã biết rõ lệnh và sẵn sàng tuân lời. Việc này ở tương lai. Còn trong giai đoạn tập, tốt nhất vẫn tiếp tuc khen ngợi và cho ăn.

Trong lần dạy chó ngồi đầu tiên, không cần phải dạy quá lâu. Chủ yếu là giúp chó hình dung cần phải làn gì. Nhưng trong những lần tiếp theo, hãy cố tập cho nó một vài giờ. Bạn có thể dạy chó trong nhà hay ngoài trời đều được.

Khi chó có thể ngồi ở bất kỳ nơi đâu, trong nhà hay bên ngoài, với những con chó và người khác chung quanh thì ban có thể tin rằng bạn đã thành công trong việc dạy chó ngoi

Xã hội hóa chó con

Xã hội hóa chó con làm một yêu tố quan trọng trong việc huấn luyện. Giai đoạn quyết định để thực hiện quá trình nay là khi chó được 4 đến 12 tuần tuổi.

Trong độ tuổi này chó đang tăng trưởng, nó khá nhạy cảm và dễ bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài. Nếu nó nem trải những kinh nghiệm tích cực trong mối quan hệ với con người, với những con chó và động vật khác như mèo, có khả năng nó sẽ hòa hợp với môi trường sông dễ dàng hơn. Nói cách khác, nếu sự nếm trải thời trẻ của chó toàn là những điều không vui, có thể lớn lên chó sẽ trở nên hiếu chiên và hay gây hấn.

Khi huấn luyện chó con, trong giai đoạn xã hội hóa, điều quan trọng là cố cho chó nếm trải những hoàn cảnh, tình huống, sự kiện diễn ra trong xã hội.

Bạn hãy tích cực xã hội hoá, làm sao để hoạt dộng này là niềm vui, sự thoải mái, không bị ức chế. Một điều quan trọng, bạn dừng nên nhồi nhét quá nhiều thông tin trong giai đoạn huấn luyện chó con. Việc xã hội hóa phải là niềm vui và sự nếm trải tích cực. Làm sao để chó con thấy thế giới chung quanh, là an toàn, hạnh phúc, chứ không phải là nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Thời gian chơi đùa của chó con

Tất cả các vât nuôi đều chào đón con người tham gia vào cuộc sống của chúng. Và chó là một trong những dộng vật thích vui đùa nhất.

Chó con 3 tuần tuổi thích nô đùa với nhau và cũng thích chơi vui vẻ với con người. Trong giai đoạn đầu biết chơi đùa, chó chủ yếu sử dụng răng và móng. Điều này giúp chúng biết con nào là khỏe nhất, có tính "thống trị” hơn trong sô' anh chị em sinh ra cùng lứa với chúng.

Khi nô đùa với người, chó con cần được dạy không được phép sử dụng miệng của chúng, dẫu là để đùa. Hãy ngừng trò chơi ngay lập tức nếu chó con bắt đầu sử dụng răng và móng. Không nên chấp nhận hành vi này của chúng. Đây là qui tắc cần thiết khi huấn luyện chó con. Tuy nhiên, cần phải cho chó con chời đùa, bởi vì không được nô đùa hay thiếu dịp chí đùa, chúng sẽ có những hành vi đáng trách khi trưởng thànỉ. Chúng có thể hay gây hấn với những con chó khác, hoặc tỏ ra sợ hãi, và hơn nữa, chúng còn dám gây hấn với con người.

Chó cần dược cung cấp đồ chơi thích hợp đối với chúng, vài con sẽ chơi hàng giờ với quả bóng, những con khác bị ái ảnh với đồ chơi phát ra âm thanh (như tiếng chít chít) hay những món đồ chơi mềm mại. cần chắc rằng những quả bóng đều lớn hơn cổ họng của chó đề ngừa trường hợp chó bị nghẹt thở. Những quả bóng bằng cao su hay những món đồ chơi cao su phát ra tiếng chít chít không nên cho chó chơi, bởi vì có thể gây hại khi chó nhai gặm. Cao su có thể gây ra tình trạng chèn kín ruột nếu chó nuốt phải. Dĩ nhiên chó cần nhai gặm, do dó bạn cung cấp những món đồ chơi thích hợp để chung mài răng. Những món này bạn có thể mua ở những cửa hàng bán đồ chơi cho chó, thậm chí, chỉ cần một khúc xương lớn cũng đủ làm chó hài lòng.

Việc chơi đùa cũng là cách chó tập thể dục, ngay cả con người cũng cảm thấy giản gân cốt khi nô đùa với chung Đối với những con dồi dào sinh lực, việc nhiệt tình săn đuổi quả bóng sẽ giúp chúng tiêu hao bớt năng lượng

Việc ném một cái que để chó tha về có thể nguy hiểm khi nó đâm chọc vào miệng chó. Vài con chó thích tha về quả bóng được ném xuống nước. Nhưng mỗi lần tha quả bóng về cho chủ chó sẽ nuốt ít nước, do đó không nên cho chó chơi trò này nhiều lần.

Dạy chó đi theo chủ

Việc dạy chó biết đi theo là một cách huấn luyện quan trọng mà bạn có thể làm được. Với chó con hay chó trẻ hơn thuộc loại năng động thì việc dạy có thể gặp nhiều khó khăn, nhưng với sự kiên nhẫn và cương quyết, bạn vẫn có thể dạy được nó.

Lúc tốt nhất để dạy chó đi theo bạn là trước khi bạn sắp đi bộ. Chó dễ bị quấn trí trên đường phố và bạn cần tạo ra sự chú ý của nó để dạy một cách thích hợp, ra lệnh cho nó đi theo bạn. Ngoài ra bạn cần vui vẻ và kiên nhẫn khi dạy nó. Không nên bắt đầu thực hiện điều này hay những buổi huấn luyện khác nếu bạn dang giận hay bực mình. Ngoài ra, cũng không nên dạy bằng phương thức tàn nhẫn hay thô ráp. Cách tốt nhất để ra lệnh cho nó đi theo bạn là lúc chó đã biết tên của nó và đã học đươc lệnh “Ngồi”.

Đối với chó bạn có thể dạy chúng khoảng 10 – 15 phút/lần và mỗi ngày dạy khoảng 2 đến 3 lần. Cần chắc rằng trước khi dạy, bạn đã đưa chúng đi vệ sinh và uống một ít nước. Bởi vì, nhờ thế chó sẽ tập trung sự chú ý vào việc học dễ dàng hơn.

Để dạy chó biết đi theo, hãy đưa nó ra sân sau nhà hay sân vườn rồi giữ nó bên trái người bạn. Bạn sử dụng cả hai tay, tay phải nắm vòng cổ, tay trái giữ dây (khủy tay sát vào người bạn). Khi bạn bắt đầu di chuyển thì ra hiệu cho chó đi theo. Ban đầu nó sẽ không hiểu cần phải làm gì và sẽ cố chạy theo ra phía trước hoặc chạy loanh quanh. Bạn cần chỉnh lại cho đúng bằng cách hô to “Đi theo” và giữ nó vên trái người bạn. Sau đó, bạn nới lỏng dây rồi bước đi. Nếu chó trì lại, không muốn đi, bạn nhẹ nhàng điều chỉnh dây và đứng lại. Đừng kéo chó về phía trước hay giật quá mạnh dây về phía bạn. Hãy tiếp tục đi khi chó ở bên trái người bạn. Đừng cố di chuyển nếu dây quá căng, điều này chỉ khiến nó kéo ghì lại mà thôi. Còn nếu nó đi theo bạn chỉ vì dây làm đau cổ nó chứ không phải vì tuân lệnh bạn.

Nếu muốn thay đổi vị trí và tốc độ, hãu đi thành nhiều vòng tròn hoặc đi theo hình số tám. Khi chó đi đúng vị trí bên trái bạn, hãy khen nó nhiều. Có thể bạn cần chiêu đãi nó món ngon nào đó, song cố giữ phương pháp thích hợp trong việc ra lệnh chó. Và một lần nữa, nếu chó thự chiện đúng ý muốn của bạn thì cần khen nó.

Gọi chó đến

“Lucky! Đến!”. Đây là một câu thí dụ. Nhưng chó có thể nghe khi bạn gọi nó không? Chắc chắn là nó có nghe nhưng tuân lệnh hay không lạí là chuyện khác. Do đó bạn cần dạy để nó biết tuân lời. Điều này khá quan trọng khi bạn cho nó chơi đùa trong công viên hoặc đưa nó lên đới va khong quán lý nó trong chốc lát.

Vài người chủ than phiền rằng khí họ gọi con chó của họ, nó vẫn không trở lại. Có nhiều lý do, thậm chí một con chó đã được huấn luyện cũng có thể không phản ứng trước tiếng gọi của chủ và việc hiểu rõ bản tính của chó, biết tại sao và khi nào nó không tuân lời là điều cần thiết.

Chó nhà có nguồn gốc từ chó sói và chó hoang dã đểu là động vật bầy đàn. Chúng có thứ bậc xã hội rõ ràng. Chó phụ thuộc vào bầy và điều này giúp chó có khả năng phục vụ con người khí được huấn luyện. “Bầy đàn” trong phần lớn chó hoang và chó sói không phải là số lượng khổng lồ, thường thì đó chỉ là những nhóm gia đình. Trong sự thuần hóa, gia đình của con người trở thành gia đình của chó (theo cách nghĩ của chúng). Một con chó luôn có khát vọng trở thành một phần của gia đình và nó sẽ dễ dạy khi còn nhỏ. Do đó, việc gọi chó đến sẽ dễ thực hiện hơn khi bạn nuôi chúng từ nhỏ.

Hãy gọi chó con trong lúc bạn chạy đi một hướng và gọi nó bằng giọng khuyến khích. Khi chó con đuổi kịp bạn, hãy dừng lại và vuốt ve, khen ngợi nó một cách nồng nàn. Chó con phải cảm thấy ấn tượng trước sự vuốt ve và lời khen của bạn. Nhờ thế nó mới dễ dàng nghe lời ban gọi trong những lần sau. Tuy nhiên, khi ai đó gọi và nó vội chạy đến thi sao? Đừng bao giờ trách mắng nó. Bởi vì, nó sẽ học được một kinh nghiệm không vui. Hãy dạy cho nó biết rằng chỉ có bạn và những người trong gia đình mới là chủ của nó, còn người lạ thì không. Do đó nó đừng bao giờ nghe lời người lạ. Song nhìn chung, chó rất cảnh giác trước người lạ, nếu không biết tên của nó thì chưa chắc người lạ gọi nó đến được. Tuy nhiên, chó còn có thể không phân biệt được ai lạ ai quen, do đó tốt nhất khi thấytrường hợp này, bạn nên đưa chó về nhà.

Còn bạn, có bao giờ bạn gọi “Đến đây, Lucky. Mày là con chó ngốc nghếch”? Tôi tin là chưa, nhưng trên thực tế, đã có người gọi như thế nhiều lần, và ngạc nhiên thay, chó trở nên miễn cưỡng khi nghe gọi, thậm chí có khả năng nó sẽ lờ đi lời gọi.

Trong tự nhiên, chó là những động vật săn mồ, có bản năng săn đuổi những vaayjt chuyển động. Ở một vài giống bản năng này phát triển cao hơn những giốn khác. Cụ thể là những giống chó terrier (chó sục), chó săn thị giác và khứu giác và cả chó chăn gia súc.

Nếu một con chó săn duổi một vật chuyển động, ví dụ như mèo, thỏ hoặc xe hơi thì ít có khả năng nó phản ứng trước tiếng gội khi đang bị kích thích cao độ trong việc săn đuổi. và tiếng gọi trôi qua tai nó, mất hút một cách dễ dàng.

Nếu một con chó gặp chó khác trong công viên, đặc biệt là hai con khác giới tính, thì chuyện chúng quấn quít lấy nhau, quên cả tiếng gọi của chủ là bình thường. Còn nếu chung giới tính, nhất là giống đực, thì cả hai có thể choảng nhau một trận tưng bừng, quên cả sự lo âu, goi về của người chủ.

Tóm lại, cho dù đã được dạy bảo, chó cũng có thể đôi khi không thèm nghe tiếng gọi của chủ. Cần thông cảm cho chúng. Lúc khác chúng sẽ ngoan ngoãn nghe lời bạn.

Cũng như cách dạy những trò khác, khi dạy con chó bạn, điều cần nhất là kiên nhẫn và có lời khen động viên lẫn món ngon cho chúng.

Dạy chó sủa nhiều

Hành vi sủa

Khi chó sủa người ta nghĩ rằng nó đang ngăn cản người lạ vào nhà và nhiều người muốn chó chỉ sủa trong trường hợp.

Sửa là một hành vi bình thường của chó, nhưng một con chó sủa nhiều bao nhiêu phần lớn là do người chủ dạy nó hay không, cho dù vài giống chó ngày có khuynh hướng sủa nhiều hơn những giống khác.

Vài con sủa nhiều thường là loai chn nẵ u chó nhỏ hơn. Những con chó lớn sủa to hơn nhưng giọng cũng trầm hơn và có thể không vang xa, gây phần hà so với laoij chó nhỏ có tiếng sủa chát chúa.

Tất cả chó con cần đươc dạy rằng chúng không được phép sủa khi không cần thiết. Khi chó con sửa chúng cần được một lời quát bảo “Im ngay!”. Đây là một cách tốt. Khi chúng dịu xuống bạn cần có lời khen ngợi chúng. Khi ra lệnh bảo chúng im lặng bạn cần phát âm rõ ràng, cương quyết. Chó sẽ nhanh chóng ngưng sủa khi học được mệnh lệnh “Im ngay!” của bạn.

Khi chó sủa ai đó trước của nhà bạn cần ca ngợi nó, rồi khi đi đến cửa bạn cần ra lệnh cho nó ngưng sủa.

Chó sủa quá thường là một điều phiền toái, nhưng biết được tại sao chó sủa sẽ giúp bạn tìm ra biện pháp khắc phục. Xỉn nhớ, có nhiều lý do Khác nhau để chó sủa quá nhiều.

Chó sủa do thói quen thích sủa sẽ làm phiền những người ở quanh chúng. Đơn giản chúng sủa vì thấy một con chó khác, một vật gì đó chứ không phải một người lạ đang tiến về cửa nhá bạn. Và sủa như thế là vô ích, không cần thiết.

Chó sủa do thói quen là vì không được dạy, buồn chán, không cảm thấy thoải mái hoặc lo âu. Chó thường sủa để gây sự chú ý khi nó ở một mình,  hoặc đôi khi đơn giản là nó quá nhạy cảm trước mọi chuyển động và âm thanh. Có khả năng rằng chó sủa để gây sự chú ý của bạn.

Khi buồn chán chó thường đào bới, nhai gặm và sủa và điều này thông báo cho người chủ của nó biết rằng cần làm cái gì đó để lấp đầy thời gian trống trong ngày của nó. Một con chó năng động cổ khả năng sẽ chạy qua chạy lại trong hàng rào và sủa một con chó gần cổng rào hoặc người đi đường- Những con này có thể cần hạn chế trong loại hàng rào an toàn, bởi vi khi nó thoát ra đường, cố thể nó sẽ gặp nhiều hiểm họa (ấu đả vđi những con chó khác, bị xe đụng hay thậm chí bị bắt mất).

Một vài con sẽ sủa trong tâm trạng thất vọng (khi không tham gia được vào trò chơi mà trẻ con đang nô đùa). Và biết đâu nổ sẽ cắn khi cuối cùng nó tham gia được vào trò choi, bởi vì nó đang thất vọng. Những con thuộc loại nàỵ cần được giám sát kỹ mọi hoạt động của chúng.

Tất cả chó và người chủ đều có lợi khi tham dự những lớp dạy chó. Người chủ sẽ biết cách làm thế nào để huấn luyện chó, còn chó thì học được cách cần phản ứng ra sao trước mệnh lệnh của chủ.

Về đêm chó lạnh và có thể nó sẽ sủa đố phản ứng. Do đó, nên cho nó chỗ ngủ ấm áp và cần cho ăn vào buổi chiều tối để bảo đảm rằng nó ngủ trong lức chúng ta ngủ.

Chó nghe và đánh hơi rất tốt và mặc dù đôi mắt khép lại nhưng chúng vẫn có khả năng phản ứng trước âm thanh và mùi lạ trong môi trường quen thuộc của chúng. Không cần thiết để chó chạy quanh sân suốt đêm mới là một con chó “giữ nhà”.

Chó thích là bộ phận trong những hoạt động của gia đình và thường sủa phản ứng, khi bị loại ra ngoài, Những con này cần dược dạy câm mồm bằng câu “Im ngay” của người chủ cũng như cần cho chúng thấy việc không tham gia hoạt động của gia đình là điều vui vẻ, chứ không phải bị trừng phạt. Hãy cho chúng ăn những món mà chúng thích khi loại nó ra ngoài và chỉ cho ãn trong trường hợp này chứ không vào bất kỳ lúc nào khác. Chó có thể hiểu tuy không tham gia được nhưng lại có niềm vui, đó là món ăn ngon miệng.

Vài con là thiên thần hoàn hảo khi chủ ở nhà, nhưng lúc chủ vắng mặt thì chúng lại sủa và trụ trong chốc lát. Những con này cần được dạy câm mồn bằng câu “Im ngay” của người chủ, cũng như cần cho chúng thấy việc không tham gia hoạt động của gia đình là điều vui vẻ, chứ không phải bị trừng phạt. Hãy cho chúng ăn những món mà chúng thích khi loại nó ra ngoài và chỉ cho ăn trong trường hợp này chú không vào bất kỳ lúc nào khác. Chó có thể hiểu tuy không tham gia được nhưng lại có niềm vui, đó là món ăn ngon miệng.

Vài con là thiên thần hoàn hảo khi chủ ở nhà, nhưng lúc chủ vắng thì chúng lại sủa và tru trong chốc lát. Nhưng con này bị tình trạng gọi là “lo âu cách ly”. Một phương cách tốt để dạy là làm cho chúng tự tin trong khoảng thời gian chủ nhà vắng mặt. Người chủ nên phó thác nhà cửa, tài sản cho chúng rồi trở về trong khoảng thời gian từ vài phút đến vài giờ. Khoảng thời gian này cần thay đổi khác nhau để chúng không đoán trước được là bao lâu chủ sẽ về và chúng tin rằng không đoán trước được là bao lâu chủ sẽ về và  chúng tin rằng chỉ vài phút thôi, và như thế chúng sẽ ít có khả nàng bị sốc.

Sự cân nhắc một giống chó trước khi mua có thể giúp ngừa việc rước về nhà một con chó ồn ào, nhưng đối với tất cả các giống chó, việc huấn luyện để thao đổi hành vi của chúng là phương pháp tốt nhất. Từ đó, người chủ sẽ có một con chó là niềm vui sống của họ, một con không gây phiền hàng xóm.

Cách dạy ngưng sủa

Vài người thường sử dụng vòng bịt miệng chó để kiểm soát tiếng sủa, nhưng như thế không cần thiết.

Thât cần để biết cách điều chỉnh khi chó sủa quá đáng hoặc sủa những lúc không thích hợp. Nếu nó đang sủa bạn quát bảo nó im miệng thì nó sẽ học được điều đó và biết không nên gâỵ sự chú ý bằng tiếng sủa. Để đạt được điêu này, trước hết, bạn tránh trường hợp khiêu khích chó sủa, làm giảm số tiếng sủa khi chúng bắt đầu sủa, và cuối cùng, tăng khoảng thời gian im lặng giữa những giai đoạn sủa.

Đôi khi, bạn sẽ gặp khó khăn khi cấm chó sủa. Nếu chó sủa trong giai đoạn ngắn và là một biểu hiện vui vẻ trong lúc chào đón bạn về nhà hoặc thấy ai đó trong tầm mắt thì còn chấp nhận được. Nhưng không nên để chúng sủa liên tục, phải tìm cách bảo chung im miệng.

Có vài kỹ thuật cơ bản làm giảm mức độ sủa quá đáng của chó. Trước hết, bạn phải là người chủ mà chó nể trọng, một người lãnh đạo nó thật sự. Một khi đã dạy cho chó biết ngưng sủa bằng mệnh lệnh thi lúc bạn bảo “Im ngay”, nó sẽ vâng lời ngay lập tức. Xin nhớ, đừng trừng phạt đòn roi khi chó sủa. Điều này thật khó để chó hiểu tại sao nó bị trừng phạt như thế, Ca ngợi khi chó không sủa nữa là một cách tốt. Điều này có vẻ ngớ ngẩn nhưng thường hiệu quả. Khi chó nằm yên lặng hãy nói “Chó ngoan!”. Sau khi nó sủa ba hay bôn tiếng, hãy nói “Im ngay!”- Khi nó ngừng sủa, hãy kêu nó ngồi xuống rồi ca ngợi “Chó ngoan!”.

Hãy sử dụng giọng nói dịu dàng khi dạy chó. Điều này có tác dụng tốt đốí với nó. Dĩ nhiên, khi nó sủa quá đáng, thì bạn cần đổi giọng cương quyết, quát bảo nó im miệng.

Nếu chó sủa bất thình lình sau khi bạn rời khỏi nhà, bạn cần thay đổi cách mà bạn rời khỏi nhà. Bạn thử thản nhiên, nói đơn giản: “Tạm biệt nhé, Lucky rồi đi bộ ra ngoài. Hãy làm như thế khi bạn không thật sự rời khỏi nhà lâu. Một lát sau bạn trở lại lặng lẽ. Nếu nó không sủa bạn vào nhà rồi cho nó lời khen. Nếu nộ đang sủa, hãy lên tiếng quở trách nó rồi ra khỏi nhà lần nữa. cần bền bỉ và liên tục huấn luyện chó, chẳng bao lâu bạn sẽ thấy rằng chó sẽ khong- con sủa trong những lúc không cần thiết.

Dạy chó ngưng nhảy chồm lên

Không có gì giống với việc chó mừng rở khi bạn về nhà. Những con chó tốt sẽ kiên nhẫn chờ bạn suốt ngày, rồi khi bạn về nhà chúng sẽ sủa chào rồi nhảy chồm lên người bạn với vẻ vui mừng. Nhưng một con chó nhảy chồm vào thân thể thì phần lớn không ai cảm thấy vui vẻ cả. Nó có thể làm người khác lúng túng, khó chịu, bởi vị họ không thích con chó nhiều như bạn. Nếu người khác bị chó cắn, trầu da hay bị sốc thì thật là phiền.

Để kiểm soát hành vi nhảy chồm của chó, cách hiệu quả nhất là ra lệnh nó “ngồi”. Một khi chó ngồi yên trên nền nhà thì có thể nó sẽ không nhảy chồm lên nữa.

Để thực hiện điều này, cần có một cái chuông gắn ở cửa. Khi mở cửa bạn rung chuông rồi ra lệnh cho nó “ngồi”. Nếu có người đến nhà, chó bắt đầu đứng dậy hoặc nhảy lên, hãy lặp lại mệnh lênh “ngồi” cho tới khi nó chịu ngồi yên. Nhớ ca ngời vì nó đã thực hiện tốt mệnh lệnh của bạn. Bạn có thể thực hiện một điều giống như thế mỗi lần về đến nhà.

Một mệnh lênh hữu ích là “thôi”. Bạn đừng nó “ngồi xuống!” Vì từ “xuống” có thể khiến nó lẫn lộn với lệnh “nằm xuống”.

Vài người đã có lựa chọn khác, đó là khống thèm chú ý đến con chó khi nó đang nhảy chồm lên. Đây có thể là phương phầp nhẹ nhàng, song còn tùy thuộc vào kích cỡ, tuổi tác và giống chó.

Nếu bạn không gặp may với từ “ngồi”, hãy thử gập hai cánh tay lại, quay đi hướng khác và không thèm nhìn con chó. Sau khi nó bình tĩnh, bạn có thể đề nghị nó “ngồi” rồi khen ngợi nó. Lập lại quá trình này nếu nó nhảy lên lần nữa.

Một phản ứng “tiêu cực” khi chó đang nhảy lên là co chân lên, chêm đầu gối vào ngực nó. Điều này có thể thực hiện trong vài trường hợp, nhưng chó có thể hiểu sai hành động của bạn và cho rằng đó là cử chỉ nô đùa. Và nếu bạn quá mạnh chân thì chó có thể bị đau hay bị thương.

Yếu tố quan trọng trong bất kỳ phương pháp nào mà bạn  sử dụng là duy trì sự kiên nhẫn và thực hành cách tiếp cận phù hợp. Đừng cố đưa ra những lệnh khó hiểu khi chó đang nhảy và sủa.

Chó đào bới

Khi chó đào bới thì có vài lý do tiềm ẩn. Hãy quan sát xem chó đào bới tự nhiên để tìm con mồi hay chôn thức ăn mà nó sẽ sử dụng sau đó. Chó có thể đào bới để tạo ra chỗ ẩn náo dưới đất nhằm tránh gió hay giữ ấm. Khi trời ấm hơn một cái lỗ nhỏ giúp chó cảm thấy mát hơn. Thậm chí vài con sẽ dào bới trước khi chúng đi tiểu hoặc thải phân.

Nhiều con, ngay cả trong nhà, cũng giả vờ đào bới khi chúng tìm thấy một chỗ nghỉ ngơi. Loại hành vi đào bới này không thường gây ra phiền phức ngay lập tức, nhưng có thổ qua nhiều lần, tấm thảm nhà bạn sẽ bị mòn rác. Nhìn chung, việc đào bới không gây ra nhiều rắc rối cho tới khi tài sả, vật dụng trong nhà bạn bị tàn phá. Để ngăn ngừa hành vi đào bới, trước hết bạn cản ngân chặn cơ hội đào bới và tìm ra một hoạt động khác thay thế, nghĩa là chó sẽ làm việc nà thay vì đào bới. Việc ấy cấn phải là trò vui và thách thức thể chất của chó.

Tốt nhất, không nên bỏ mặc chó một mình hay không bi giám sát một thời gian dài trong sân rào. Chó sẽ ít mất thời gian và sức lực trong việc đào bới nếu bạn dẫn nó đi dạo thưởng xuyên hay cho nó những trò hoạt động thể chất hữu ích, hoặc huấn luyện nó. cần chắc rằng có những buổi chơi đùa hàng ngằy để tập cho chó những kỹ năng biết vâng lời.

Chó nhai gặm

Dạy cho chó không được nhai gặm trong nhà đôi khi là một khó. Việc nhai gặm vật gì đó là phần trong cuộc sống của chó con và sự tìm hiểu này có thể khiến chó con bị thường hay hư hỏng vật dụng trong nhà bạn. Khi bắt đầu mọc răng, chó con muốn nhai gặm bất cứ thứ gì trước mặt chúng.

Nếu bạn ra ngoài rồi trở về nhà và nhận thấy rằng con chó của bạn đang phá hoại vật gì đó, hãy lờ đi cho đến lúc bạn có cơ hội dọn dẹp và bình tĩnh trở lại. Việc đánh đâp chó con không chỉ tàn nhẫn mà còn chẳng ích lợi gì. Nếu hấ chó con đang nhai gặm cái gì đó mà nó không được phép đụng tới, hãy nói cương quyết “Không” rồi nhẹ nhàng lấy vật đó lên. Sau đó, ngay lập tức bạn nên cho nó một món đồ chơi mà nó thích. Cuối cùng, tặng cho nó vài lời khen.

Một mẹo khác có thể giúp bạn là cho chó con cái gì đó để gặm trong lúc bạn cần lắng dịu sự bực dọc. Cần chắc là bạn quan sát chó con nếu bạn sử dụng mẹo này. Hãy lấy một chiếc vớ cũ và sạch, bỏ vào trong một số cục nước đá đâm nhỏ. Sau khi cột xong đầu vớ, hãy đưa cho chó nhai gặm (nếu nó đang gặm cái gì đó). Nhưng đừng để chó con làm rách vớ rà để những cục nước đá ra ngoài.

Chó hay gầm gừ

Chó nhà có nguồn gốc từ chó sói vá từ trong sâu thẳm chúng vẫn còn giữ bản năng của tổ tiên hoang dã của chúng. Để sống và giao tiếp với chó, bạn cần hiểu tại sao phải duy trì vị trí chỉ huy của mình đôi với “bầy đàn”.

Sự gầm gừ của chó con

Phần lớn tánh cách của một con chó sẽ hình thành từ lúc mới sinh cho tới 1 năm tuổi. Khi bạn mang một chó con mới về nhà, điều quan trọng là cho nó làm quen với những vị trí và âm thanh trong nhà. Cho nó làm quen dần với tất cả các thành viên trong gia đình bạn. Nếu chó con gầm gừ đồ vật hay ai đó, đừng bồng lên rồi ây yếm nó. Bởi vì, khi gầm gừ có nghĩa là chó đang phản ứng lại trong lúc sợ hãi, phòng thủ hay muốn tự bảo vệ và có thể dẫn đến việc căn. Do đó, bạn nên cho nó vật gì đấy. Chó con thích chơi đùa. Chúng thích nhai gặm mọi thức, kể cả ngón tay và chân của bạn. Đôi khi sự gầm gừ chỉ là sự đùa nghịch, vì thế bạn cần lưu ý tới điểm này.

Sự gầm gừ của chó lớn

Nếu con chó của bạn có vấn đề chuyện gồm gừ, vài qui tắc dưới đây có thể sẽ hữu ích đối với bạn.

Đừng bao giờ tha thứ sự gầm gừ.

Đây là cách chó đe doa đồng nghĩa với chuyện nó xem bạn “dưới cơ” nó. Hãy bảo nó im ngay! Cho nó biết rằng nó không có quyền gầm gừ bạn hay con bạn. Để nó hiểu rằng con bạn cũng là con của người lãnh đạo nó. Và nó phải đối xử đàng hoàng.

Không để chó đi qua cửa chính.

Nếu chó luôn đi vượt qua bạn để vào nhà thì cần lấy dây xích cổ nó rồi mở cửa. Khi nó xông về phía trước, bạn đẩy nó trở lại và nói: “Không được. Đợi đã!”. Bạn đi vào rồi cho phép nó vào sau. Điều này sẽ dễ dàng hơn và nhanh hơn nếu bạn có ai đó giúp bạn.

Không để chó ngủ trên giường của bạn.

Đây là một cách xác định địa vị lãnh đạo. Nếu bạn không thể không có chó trên giường ngủ, thì tốt nhất nên cho nó ngủ ở kế chân giường. Đặt một cái giường dành cho chó ở cạnh chân giường là đủ rồi. (Qui tắc này sử dụng cho chó hay gây hấn hoặc chó cho thấy dấu hiệu chúng đang quên vị trí của chúng...Nếu nó có hạnh kiểm tốt và biết vâng lời thì nó có thể ngủ bên cạnh bạn hoặc con bạn).

Xã hội hóa.

Cho chúng làm quen với mọi người trong nhà và những vật nuôi, kể cả những con chó khác. Dạy cho chúng biết phép tắc trong nhà bạn. Ngoài ra, bạn có thể đưa chúng đến những lớp dạy chó, dẫn chúng đến công viên....

Đừng để chó nằm trên vạt áo của bạn khi bạn ngồi ỳ trong xe hơi.

Hãy làm chỗ ngồi riêng cho nó hoặc để nó ngồi trên sàn xe. Hãy mua cho nó một chỗ ngồi có đai thắt lưng an toàn hay sử dụng cũi chó đều được.

Đừng nuông chiều chó quá mức.

Nó cần học để thành một con chó. Không nên bảo vệ nó quá đáng, nghĩa là không nên để nó có cảm giác luôn dựạ vào bạn. Khi nó có hành động sợ cái gì đó bạn cần làm cho nó không còn sợ nữa. Đừng bồng nó lên rồi vỗ về như một đứa trẻ. Đơn giản là bạn nói vởi nó “không sao đâu” rồi cho nó thấy đồ vật hoặc người mà nó sợ v.v. Sự điềm tĩnh của bạn sẽ giúp nó tự tin và có khả năng trong tương lai nồ sẽ bình tĩnh và tự tin hơn. Nếu ban cung cấp cho nó những nỗi lo lắng, sợ hãi tưởng tượng nó sẽ trở thành một con chó dễ cáu kỉnh và không đáng tin cậy Nó có thể phát triển sự gây hấn một cách đáng ngại. Thí dụ, cho nó ngồi trên vạt áo của bạn rồí bạn gầm gừ ai đó hoặc những con thú khác.

Nếu bạn cho nó ngồi trến vạt áo rồi áu yếm nó thì về - nó tiếp tục làm như thế, vì nó nghĩ rằng hành động này sẽ được bạn tưởng thưởng bằng sự âu yếm. Khi nó ngồi lén vạt áo của bạn, hãy bảo “không được” rồi bồng nó ra khỏi áo bạn.

Một vài người nghĩ rằng âu yếm lả một điều ngọt ngào dành cho con chó của họ, là cách để bảo vệ nó, nhưng thật ra không phải. Khi một đứa trẻ lấy tay âu yếm con chó đó, có thể con chó sẽ cắn đứa trẻ nếu nó không được dạy dỗ cho đáo từ trước.

Đừng bao giờ bạn phải chịu đựng sự gầm gừ vì điều nà sẽ dẫn tới việc chó sẽ cắn. Không phải mọi lúc, nhưng thường thì cần phải làm, nghĩa là cần nhốt chó vào cũi càng sớm càng tốt. Dĩ nhiên, một con chó lớn gầm gừ đe dọa không giống sự gầm gừ của chó con khi chúng chời đùa. Vì thế, không nên chơi trò chiến tranh với chó con. Riêng đối với những chó trưởng thành mà tỏ ra “du côn”, thích biểu lộ sự gầm gù thì phải trừng trị thích đánh.

Sử dụng dây xích và vòng cổ

Tại sao không xích dây vào cổ chó?

Chó bị xích dây thường nguy hiềm hơn vì chúng có thể cắn hoặc chạy mất, không bao giờ trở về nhà.

Tại sao? Xích một con chó là chống lại bản năng tự nhiên của nó. Chúng cảm thấy bị giới hạn, giam giữ và thậm chí trở nên điên cuồng. Chúng sẽ khó huấn luyện hơn và một vài con thì trở nên bất trị. Đa số chó bị xích đều không muốn gần chủ và bất kỳ lúc nào có cơ hội chúng sẽ tìm cách thoát khỏi dây.

Việc xích chó là cần thiết trong trường hợp nào đó thí dụ như bảo vệ nó trước những tai nạn có thể xảy ra hay để nó giữ nhà tại vị trí cần thiết. Nhưng xích chó liên tục, hết ngày này sang ngày khác thì nó sẽ bị cuồng. Tóm lại, chó bao giờ cũng muốn tự do giống như chúng ta vậy. Không phải tất cả các con chó bị xích đều trở nên dữ dằn hơn, dễ cắn bậy hơn nhưng tất cả những con chó không thì xích thì lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc hơn và tính tình tốt hơn.

Bạn có thể cho chó chạy rong trong sân rào, hoặc sau khi xích một thời gian ngắn rồi tháo dây xích ra như vậy mối quan hệ giữa chó và bạn sẽ tốt hơn và chúng sẽ cảm thây gần gũi bạn hơn. Sau khi chạy thoai mái trong sân rào lớn chúng sẽ trở về với bạn.

Tại sao cần xích dây?

Nhiều người chủ không nhận thức được những nguy hiểm xảy ra khi họ không giám sát chó. Bạn nên theo sát hó cũng như dứa trẻ mới chập chửng biết di vậy. Không nên bô mạc một đứa trẻ 2-3 tuổi chơi đùa ngoài trời, và đối với chó cũng cần làm như vậy.

Phần lớn những người chủ không biết rằng nếu một con chó ăn thức ăn thối rữa hoặc rác, có thể nó sẽ bị sốc và thậm chí tử vong Một hiểm họa khác không thường được nhìn thấy, nếu bỏ mặc một con chó, để nó lang thang trong rừng cây, chơi đùa với những con thú ĩửiồ hoặc ăn vào bụng những động vật ký Sủi bám trên cơ thể thú (chẳng hạn như thỏ), có thể nó sẽ bị những hiểm họa từ thế giới bên ngoài.

Bằng cách xích chó bạn sẽ đóng vai trò là một người láng giềng tốt. Những nhà lân cận sẽ không nghĩ xấu về bạn hay thú cưng của bạn nếu chó không đào bới lỗ trong bãi cỏ nhà họ và cảm thấy yên tâm hơn về tài sản, những vật sở hữu của họ.

Bỏ mặc chó chạy tự do mà không có dây xích, thậm chí trong khu phố của bạn, cũng có thể dẫn tới những hiểm họa về sức khỏe của nó. Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn chó bị xe đụng hay ăn những cành nhỏ trên bãi cỏ đã phun thuốc trừ sâu.

Một điều quan trong khác để nhớ là, chó có thể cắn ai đó, và như thế bạn đã vi phạm pháp luật vì đã thả chó chạy rông. Một vài trường hơp do chó căn người lạ, gây ra hậu quả nghiêm trọng nên người chủ của nó đã phải mất ăn mất ngủ.

Việc xích chó bằng dây sẽ làm giảm bớt những rủi ro. Nếu nhà bạn có sân rào an toàn, đất rộng, việc tha chó chạy rong để nó rèn luyện thân thể là điều tốt, song tốt nhất bạn giám sát trong lúc đó hoăc chi thao day trong giai đoạn ngắn.

Nếu địa phương bạn có công viên dành cho chó thì rất tốt Bạn có thể cho nó đi lang thang trong công viên mà không cần xích dây. Tuy nhiên, cần bảo đảm rằng con chó của bạn không gây hấn với những con chó khác trong công viên.

Cuối cùng, làm chủ một con chó hay nhiều con đi nữa, thì điều này cũng giống như làm cha mẹ. Bạn phải quản lý chó mọi lúc, mọi nơi. Chó cần bạn giúp nó tránh những hiểm họa tiềm tàng, và trên tất cả, là giữ an toàn cho nó. Xích chó không phải là hành động bạo lực, độc đoán, mà đó chính là tình yêu của bạn dành cho chó. Tuy nhiên, xin nhắc lại chỉ xích khi nào cần thiết, cảm thấy không an toàn cho chó. Ngoài ra, hãy để chó có cuộc sống tự do, không bị ràng buộc bởi dây xích. Và khi xích chó bạn cần biết loại vòng cổ và dav nào có thể sử dụng được.

Vòng đeo cổ chó

Có nhiều loại vòng đeo cổ sử dụng trong việc huấn luyện chó và cũng có nhiều ý kiến cho rằng loại vòng nào là tốt nhất.

Vòng xích lõi - loại vòng này không dành cho người mới băt đầu và cũng không nên sử đụng. Chỉ có người huấn luyện giàu kinh nghiệm mới có thể sử dụng loại vòng này. Nó có thể làm chó nghẹt thỡ, dẫn tới tử vong. Những nghiên cứu cho thấy cổ và khí quản của chó bị căng ra từ việc sử dụng khống đúng chỗ loại vòng này. Nếu con chó của bạn trì kéo mạnh vá lâu thì hậu quả xấu có thể xảy ra. Bạn nên tránh loại vòng này, Ngoài ra cũng cấn tránh loại vòng có ngạnh, vòng điện tử, vòng Haltí và Gentle Leader.

Tốt nhất nên sữ dụng loại vòng da mềm, bển, có lỗ xỏ như đáy nịt.

Dây xích và vòng cổ

Trước hết, bạn hãy thực hiện việc này trong nhà, sử dụng một dây xích nhẹ nốí vào vòng cổ của chó con. Sau đó để chó đí quanh quẩn và chơi đùa. Chó có thể kéo giật mạnh dây, nhưng không sao cả. Cứ để cho nó thoải mái làm điều này. Mỗi ngày bạn lâm như thế một số lần (trong vòng vằi ngày). Chẳng bao lâu chó sẽ chú ý sợi dây. Đừng bỏ mặc chó con một minh khí đeo vòng cổ gắn dây, bởí vì có thể nó sẽ bị ngạt thở bất ngờ.

Chìa khóa để huấn luyện chó đi bộ là giữ chúng bên cạnh bạn, nhưng nhớ kiểm soát, không để nó lôi kéo bạn và ngược lại.

Dạy chó làm xiếc

Bạn có thể dạy chó thực hiện vài trò xiếc đơn giản. Và một khi nó làm được bạn sẽ vui, hài lòng khi thấy người quen hay láng giềng kính ngạc trước tài nghệ cỏa con chó của bạn.

Để chó thực hiện tốt bạn có thể động viên bằng câu nói “Đúng rồi!”. Ngoài ra bạn có thể nghĩ những từ khác ấn tưọng hơn. (Không nên sử dụng những câu trong giao tiếp thông thường như “OK” hoặc “Vâng”). Hãy sử dụng tiếng chắt lưỡi để động viên, khuyến khích nó thực hiện.

Cách dạy cần đi kèm với món ngon đãi chó. Khi ra lệnh cho chó làm cái gì đó, thí dụ như “ngồi”, bạn cần sử dụng âm thanh đặc biệt. Khi nó vừa ngồi xuống bạn cho nó ăn ngay. Hãy thực hiện điều này khoảng 10 lần. Sau mỗi lần nó thưc hiện đúng bạn lại cho ăn.

Điều quan trọng là phải kiên nhẫn trong việc dạy bất kỳ hành vi mới nào. Nếu chó không thực hiện theo đúng ý muốn của bạn, hãy cho nó thời gian học tiếp. Nếu cảm thấy nản chí, bạn hãy ngưng việc huấn luyện. Làm sao để mỗi buổi huấn luyện là niềm vui cho cả bạn và chó. Phần lớn chó sẽ học được những trò dưới đây: Vài con có khả năng học tất cả các trò.

Những trò dễ dạy nhất là dựa theo hành vi tự nhiên cùa chó. Chó thích sủa sẽ học “nói” dẽ dàng. Chó quen duỗi thẳng chân tự nhiên sẽ học cách “bắt tay” dễ hơn. Một vài con giữ thăng báng tốt, có thể học “nằm ngửa, đưa thẳng bốn chân lên trời” Những con thiếu khả năng giữ thăng bằng sẽ không bao giờ học đựợc trò này hoặc sẽ học rất khó khăn.

Hãy biết con chó của “bạn. Lúc nào nhận ra nó mạnh về mặt nào bạn dễ dàng dựa vào để dạy nó những trò thích hợp. Hãy cho nó cơ hội học tập. Nếu lúc đầu chó không làm được! đừng nản, hãy cố tập cho nó. Nếu nó vẫn không làm đươc, hãy chuyển sang dạy trò khác.

Cách chăm sóc chó con mới đẻ:

Muốn có ổ chó con bụ bẫm, không nên giữ lại nhiều chó con vừa mới lọt lòng.

Nên chọn giữ lại 3-4 con bụ bẫm nhất, đẹp nhất để chó mẹ vừa sức nuôi. Nếu muốn giữ thêm chó con thì chó mẹ phải được ăn thật tốt, và chó con cũng phải được ăn thêm sữa bò trộn vởi trứng tươi. Một qủa trứng gà và 50gam sữa là thức ăn bồi dưỡng tốt nhối ; không cần thèm đường vì trong sữa bò có tỷ lệ đường khá cao.

Cần cho tất cả chó con mới sinh ra được bú sữa non (sữa đầu). Sữa đó có tác dụng tẩy nhẹ và miễn dịch.

Với những giống chó quí, nếu ở chó quá đông, có thể tách một số con ra “nuôi bộ” . Hoặc trong trường hợp chó mẹ chết sau lúc sinh con hoặc không có sữa hoặc đầy đủ dị dạng cũng có thể “nuôi bộ” cả lứa con nhỏ đó. Có thể dùng các bình sữa có núm vú cho chó con bú sữa bò trộn trứng như trên. Được mươi hôm khi chó đã mở mắt; cho sữa trộn trứng vào đĩa rồi dùng ngón tay quệt sữa đó cho chó con liếm, sau đó để chó con uống sữa trong đĩa. Nên cho chó bú hoặc cho uống sữa một cách thận trọng. Khi còn quá non thì cứ 2 giờ cho bú 1 lần. Khi đã qua 2 tuần tuổi các lần bú và uống sữa cách nhau 3 giờ, về sau có thể cách nhau 4-5 giờ. Khi chó ỉa chảy phải giảm bớt lượng và số lần cho ăn.

Có thể gửi những chó con “mồ côi” này nhờ một chó mẹ khác đang nuôi làm vú em nuôi hộ. Nếu chó mẹ đó có số lượng con quá ít hoặc con bị chết, có thể bỏ những chó con mồ côi vào ổ chó “vú em” vào lúc đêm tối. Để cho chó mẹ không phân biệt được “con nuôi” và “con đẻ”, nên bôi ít nước hoa vào cả ổ chó trước lúc gửi nuôi hộ. Chó mẹ “vú em” sẽ quen dần, cho con nuôi bú và chăm sỏc như con đẻ.

Trong hai tuần đầu, chó con luôn luôn ở bên chó mẹ; chó chưa cứng cáp, mắt chưa mở, chưa đi lại được, chỉ bò. Chó mẹ lúc này chăm sóc con rất chu đáo, liếm cho con, làm vệ sinh cho con, ăn cả phân của con, dọn sạch ổ nằm. Chó mẹ lúc này thường dữ tính. Đôi khi phải yết bảng ở cửa để thông báo “nhà có chó đẻ”.

Phải sau 12-16 ngày chó con mới mở mắt.

Trong thời gian nuôi con, chó mẹ có thể bị căng sữa hoặc viêm vú, nên điều trị sớm (xem phần điều trị bệnh).

Chó con còn bú mẹ cũng có thể bị rối loạn tiêu hóa, nhưng không hề gì. Chó sẽ lành ngay bệnh.

Hàng ngày cần theo dõi xem con chó con nào yếu thường bị các chó con khác chen lấn tranh ăn, nên giúp cho con chó yếu đuối đó được bú đủ sữa mẹ.

Tránh bắt chó xem khi nó chưa được cai sữa. Nếu chó con lạc quá xa ổ chó mẹ sẽ tự đi kiếm con và tha về.

Ta cũng thấy trựờng hợp chó mẹ tha con đi giấu chỗ khác, vì nhiều người coi xem, gây cho chó mẹ tâm lý “sợ mất con”.

Cai sữa :

Nuôi chó con đến 6 tuần tuổi (khoảng 42 ngày, nghĩa là một tháng rưỡi) có thể cho chó cai sữa.

Nếu chó mẹ còn sữa thì cho chó mẹ ăn ít đi, trong 2 ngày lượng sữa sẽ cạn dần.

Sắp đến lúc cai sữa nhiều chó mẹ thường trốn con, do sữa gần cạn mà các con nhay vú nhiều. Thời kỳ này nên cho chó con ăn sam dần: cháo bột, cháo loãng, nước cơm và một ít thịt nhừ.

Một số chó mẹ “ngoan” biết nhai cơm cho chó con.

Sau hai tháng tuổi nên cắt đứt hoào toàn việc cho chó con bú. Chế độ của chó con lúc này gần như chó lớn. Song cần chú ý chó con thường ăn tham, dễ bị bệnh đường ruột và nôn ói.

Khi cho chó cai sữa có thể tách đàn mang bán. Lúc này chó con chưa sút cân, còn bụ bẫm.

Bạn có biết:

Chó non chưa mở mắt: răng chưa nhú.

Chó non vừa mở mắt: răng chớm nhú và sau đó lần lượt mọc.

1 tháng tuồi: tất cả các răng sữa mọc.

3-3 tháng rưỡi các răng hàm dưới mòn bằng.

4 - 5 tháng tuổi: thay răng sữa.

7 tháng tuổi: đủ 42 răng vĩnh viễn, theo công thức răng:

Tại sao chó con thích gặm giầy dép ? Nhiều người cho rằng chó con bị ngứa răng. Thực chất là chó thích gặm xương, và thiếu chất. Để khắc phục tình trạng đó, hàng tuần nên cho chó ăn một khúc xương nhỏ đã luộc kỹ và còn một chút thịt.

Tại sao chó mới bắt về lại kêu thảm thiết?

Chó con nhớ ổ, do tập tính quen lãnh thổ. Chỉ vài hôm đầu chó sẽ quen nơi mới. Chớ bắt chó con từ ổ chó cảnh ở gần nhà! Chó sẽ kêu lâu. Càng xa nơi ở cũ bao nhiêu thì chó càng sớm quen nơi mới bấy nhiêu!

Sự phát triển của chó con

Thông tin chi tiết trong mục này theo tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của chó con (tùy theo tuổi). Khi chó con được một tuổi, người ta công nhận chúng là chó trưởng thành, thành thục giới tính. Tỷ lệ tăng trưởng của chó con tăng rất nhanh so với con người. Mỗi giai đoạn tăng trưởng và phát triển của chó con là một điều khá thú vị.

Sự tăng trưởng

Một trong những câu hỏi thông thường nhất về tỷ lệ tăng trưởng và phát triển của chó con là kích cỡ của chúng. Chó con sẽ tăng trưởng to như thế nào? Làm sao để xác định kích cỡ trưởng thành của chó con? Đây là những thắc mắc rất thú vị. Những mục miêu tả từng giai đoạn tăng trưởng của chó con dưới đây rất quan trọng, vi nó cho thấy điều gì mà bạn chờ đợi và cần đối xử với chó con ra sao.

Chó sơ sinh tới 3 tuần tuổi:

  • Chó sơ sinh không nhìn thấy, điếc và không có răng.
  • Trong tuần đầu tiên, 90% thời gian trong ngày chó con dùng đe ngu va 10% dùng để ăn. Chúng chỉ có khả năng bò trườn.
  • Mắt của chó con khép kín lúc mới sinh, chỉ mở ra trong giai đoạn từ một tuần đến hai tuần tuổi. Sau đó chó sẽ nhìn thấy.

Đôi tai của chó con sẽ mở khi nó dược 2-3 tuần tuổi.

  • Chó con không thể rùng mình. Nó nhỏ bé nên phải trông chờ vào sự ấm áp của cơ thể chó mẹ.
  • Chó con rên rĩ khi chúng lạnh, đói hay không cảm thấy thoải mái.
  • Chó con tăng trưởng trong lúc ngủ.
  • Chó con dựa vào mẹ trong một vài tuần đầu (bú sữa, tìm sự an ủi, vỗ về và học những nhu cầu cơ bản của loài chó).

Từ 3-7 tuần tuổi:

  • Chó con sẽ cai sữa (thôi bú) trong giai đoạn 3-7 tuần tuổi.
  • Những cái răng đầu tiên sẽ mọc hoặc răng sữa xuất hiện.
  • Chó con được dạy những nguyên tắc ứng xử cơ bản từ mẹ.
  • Chó con sẽ tiếp tục phát triển bằng cách hoà nhập với những con chó và động vật khác, kể cả con người.
  • Chó con sẽ đứng và bắt đầu đi.
  • Chó con 3 tuần tuổi sẽ phát triển khứu giác, bắt đầu sủa và cho thấy sự phát triển những mối quan hệ xã hội như ve vẩy đuôi, gầm gừ và nhe răng.
  • Khi chó con được 4 tuần tuổi chó mẹ vẫn gần như liên tục ở bên cạnh chúng.
  • Chó con sử dụng tốt đôi chân và có khả năng săn đuổi.
  • Giữa tuần tuổi thứ 4 và 5, chó mẹ dần giảm dần thời gian ở cạnh chó con.
  • Tỷ lệ tăng trưởng và phát triển nhanh trong giai đoạn này,
  • Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bầy chó con trong lứa đồ sẽ dẫn tới việc có một con thống trị, lãnh đạo bầy.
  • Sau khi cai sữa, chó con cần được chửng ngừa vắcxin đề phòng nhiễm bệnh về sau. Nhìn chung, vắcxin cho chó con bao gồm bệnh sốt ho, bệnh dại, viêm gan, bệnh trùng xoắn móc câu, bệnh virút gây khó thở (parainfluenza), bệnh parvovirus và đôi khi cả bệnh bordetella.

Từ 7 đến 12 tuần tuổi:

  • Đầu giai đoạn này chó con thường nhận được nhà mới. Chúng bắt đầu tập trung sự chú ý vào người chủ hơn là những chó con khác chung quanh.
  • Thời kỳ sợ hãi đầu tiên của chó con xuất hiện.
  • Chúng bắt đầu học tên của chúng nhưng vẫn không chú ý lắm.
  • Chúng sẽ bắt đầu tập luyện những nguyên tắc ứng xử trong nhà.
  • Trước hết, chúng cần được cho ăn 4 lần/ngày. (Việc cho ăn cần giảm xuống 2 lần/ngày vào lúc chó trưởng thành hoặc thậm chí chỉ 1 lần/ngày trong trường hợp chó ít vận động thân thể).
  • Kỹ năng vận động của chó con được cải thiện.
  • Chúng sẽ sử dụng bản năng tự nhiên để tìm hiểu môi trường sống mới của chúng và những vật khác nhau chung quanh.
  • Chúng vẫn ngủ nhiều và tăng trưởng trong lúc ngủ. Khi bị stress, chó con sẽ dựng lông lên - phần lông quanh cổ và đọc theo xương sống.
  • Việc huấn luyện chó con phải được tiến hành và chó con cần hiểu những qui tắc của bạn.

Từ 12 đến 16 tuần tuổi:

  • Lần đầu tiên răng vĩnh cữu sẽ mọc đầy đủ..
  • Cần bảo đảm chó con chú ý nhiều vào đồ chơi và chơi đùa với những vật đó.
  • Vào giai đoạn này chó con sẽ ủng hộ hay phản đối sự lãnh đạo bầy và kiểm tra xem ai là chủ. Có thể chúng sẽ thách thức quyền lực của bạn.

Từ 4 đến 8 tháng tuổi:    .

  • Răng trưởng thành sẽ tiếp tục phát triển và trong giai đoạn này chó con có nhu cầu nhai gặm! Răng cửa và răng nanh rất quan trọng, bởi vì chó cắn và xé thức ăn băng những cái răng này.
  • Hãy cung cấp cho chúng những vật thích hợp cho việc nhai gặm. ’
  • Lúc này sự tin tưởng và liều lĩnh của chó con sẽ phát triển tương ứng với kích cỡ thân thể chung.
  • Chó con cho thấy sự say mê săn đuổi những con chó khác và bắt đầu trở nên độc lập. .

Từ 8 tháng đến 1 năm tuổi:

  • Việc cho ăn cần đều đặn, giảm xuống còn 2 hoặc 3 bữa ăn/ngày.
  • Lúc 8 tháng tuổi, một vài con sẽ dạt mức thành thục giới tính.
  • Chó con đủ lớn để theo học nhữrig khóa dạy vâng lời hoặc-chương trình huấn luyện chuyên nghiệp.
  • Chó con sẽ tăng trưởng xấp xỉ bằng phân nửa hoặc ba phần kích cờ của chó trưởng thành.
  • Chó cái đạt đến chiều cao chuẩn của giông nhưng vẫn tiếp tục “to ra”.

12 tháng tuổi:

  • Đến giai đoạn này xem như chó con đã kết thúc tỷ lệ tăng trưởng và phát triển, được công nhận là chó trưởng thành. Mặc dù sự thành thục giới tính có thể sớm hơn, nhưng một vài cá thể chúng không đạt sự tăng trưởng hoàn toàn cho tới khi ít nhất là 1 năm tuổi.

Hành vi

Chó con rên rỉ khi chúng đói, khát, nóng, lạnh, không thoải mái, mệt lã hay cô đơn. Chúng có trí thông minh và khả năng nhận thức trong việc học bằng một đứa bé 8 tháng tuổi. Chó con sẽ nhai gặm mọi thứ bằng răng của chúng. Đây là điều mà chúng muôn tìm hiểu về thế giới chung quanh. Do đó, bạn cần dạy cho chó con biết rằng vật gì là của chúng và chúng có thể nhai gặm được, còn cái thì không được phép đụng tới.

Chó con không thể “kềm chế* bàng quang lâu quá 1-2 giờ. Chúng sẽ tiểu thoải mái bất kỳ lúc nào và không biết “nín tiểu” hay thông báo điều này với bạn cho tới khi chúng được 6-9 tháng tuổi. Vì thế bạn không nên nhốt chúng trong nhà lâu quá 3 giờ. Đối với chó con, bạn hãy nhớ chúng cần đi ra ngoài sau khi ăn, uống, ngủ và chơi đùa, do đó tốt nhất cứ khoảng 2-3 giờ bạn cho chúng ra khỏi nhà một lần. Nếu bạn muốn chúng ngủ qua đêm thì không nên cho chúng uống nước sau 8 giờ tối. Một cái thùng sẽ giúp chúng học cách tiêu tiểu đúng nơi qui định dễ dàng hơn và sẽ tránh lam bạn bực mình vì chúng.

Chó con thích chơi đùa. Chúng sẽ chạy và săn đuổi những con quái vật tưởng tượng. Ngoài ra, chúng còn săn đuổi chân và những ngón chân của bạn, “tấn công” bạn và đuổi theo những quả bóng bằng xơ sợi, những thú cưng khác và cả những đứa trẻ nhỏ. Việc săn đuổi này là một cách chúng chơi đùa. Do đó, bạn đừng nổi cáu với chúng hoặc mong chờ chúng sẽ điềm tĩnh, dịu dàng và ngủ suốt ngày.

Nếu một cho con quá dồi dào sinh lực, quá sức chiu đưng của bạn thì tôt nhất nên nhốt chúng vào cũi rồi đặt nơi nào đó. Sự chơi đùa của chó con là một điều hữu ích, hãy sử dụng trí thông minh của bạn để hướng dẫn chúng trong việc chơi đùa bằng những đồ chơi thích hợp và những hoạt động như săn đuổi một quả bóng đang lăn hay những đồ chơi cho chúng nhai gặm.

Nếu chúng cào cấu hay cắn gặm bạn quá mạnh, hãy quát chúng thật lớn để chúng cụt hứng, không dám làm vậy nữa. Nêu chúng cứ tiếp tục đùa dai, hãy đặt chúng vào thùng với một món đồ chơi thích hợp để chúng nhai gặm.

Không nên la mắng chúng mọi lúc hay đánh đập hoặc đá chó con vì cơ thể chúng mềm mại và chúng rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Nếu bạn sử dụng tay chân với chó con, khi lớn lên chúng sẽ sợ những cú đánh đá; Thay vào đó, bạn hãy vui lòng hướng dẫn, dạy bảo chúng bằng trí thông minh và sự khích lệ của bạn. Thí dụ, nếu chúng nhai cái gì không được phép, hãy nói “Cấm không được nhai” và đưa một món đồ chơi mà chúng có thể nhai gặm. Tốt hơn, nên cất bất kỳ vật gì bạn không muôn chúng phá phách. Chó con không biết phân biệt đâu là đôi vớ cũ, đâu là đôi vớ mới của bạn và cũng không biết thế nào là đôi giày cũ có đế mềm với đôi mới hiệu Nike đáng giá ba triệu đồng của bạn.

Chó con là một sinh vật cũng có những giác quan như con người, nhưng chúng không thể thông minh như người. Chúng cũng không phải là robot vô cảm, có thể vâng lời ngay lập tức từng ý tưởng chợt loé ra của bạn. Chúng thật sự muốn làm bạn vui lòng và muốn là một phần của gia đình và cuộc sống của bạn. Nếu coi chúng là thân hữu, bạn đừng bỏ mặc chúng ngoài sân vườn khi chúng lớn hơn, đừng xét xử chúng một cách cay nghiệt, thay vào đó, hãy dạy bảo chúng một cách nhẹ nhàng và hướng dẫn chúng trở thành những thành viên tốt trong gia đình bạn.

Là chó con nên chúng không hoàn hảo được. Chúng yêu mến bạn, sẵn sàng học tất cả những gì bạn dạy bảo. Để biết hành vi của chó con và cách chăm sóc chúng hãy tìm hiểu qua sách báo và thậm chí tham khảo cả những bài viết trên Internet. Bạn cần biết chúng là giông chó gì, đặc biệt ở chỗ nào và nhất là tính cách tiêu biểu của chúng, bởi vì điều này sẽ giải thích rõ tất cả những gì mà chó con làm.

Bạn hãy dạy chúng bằng tình yêu, sự kiên nhẫn và phương pháp phù hợp, có thế bạn và chúng mới gặt hái được nhiều niềm vui với nhau. Chó con muốn yêu thương bạn nhiều hơn bất kỳ điều gì, muốn sống với bạn và làm vui lòng bạn. Bạn có vui lòng mất thời gian để hiểu chó con không? Chúng cũng giống như người, cũng biết đói, khát, lo lắng, đau đớn, sợ hãi nhưng cách biểu hiện lại rất khác biệt so với người. Do đó bạn cân biết nhu cầu, ý muốn, những dấu hiệu cơ thể và ngôn ngữ của chó con. Một ngày nào đó chúng sẽ lớn lên, xinh đẹp ra và hy vọng rằng bạn sẽ tự hào về chúng và sẽ yêu chúng nhiêu như chúng đã yêu bạn.

Cuối cùng bạn cần lưu ý:

  • Chó con cần nhiều sự quan tâm. Nếu được bạn nên cho chúng ăn thực phẩm đặc biệt dành cho chúng, cung cấp đồ chơi cho chúng.
  • Cần chắc rằng chúng có chỗ ngủ đàng hoàng và có không gian riêng trong nhà.
  • Bạn phải dạy chúng những kỹ năng xã hội và hành vi chấp nhận được.
  • Thậm chí dạy chúng biết ngôn ngữ của bạn nữa.
  • Và khi chúng lớn hơn một chút bạn có thể gởi chúng đến trường dạy chó.

Chó con và chó trưởng thành

Chó con lanh lợi, bướng bỉnh và đáng yêu. Bạn có thể bồng chúng lên và âu yếm chúng. Việc nuôi cho con giong như nuoi đứa bé. Chúng cần ngủ nhiều và thường năm ngu tren vạt áo của bạn. Ai có thể thờ ơ trước gương mặt ngây thơ, đáng yêu của chó con. Nhưng chó con có thể tinh nghịch, cứng đầu và phá hoại.

Nuôi chó con tốn khá nhiều thời gian và công sức. Chúng cần đến gặp bác sĩ thú y khi bị bệnh, cần được dạy bảo cách sống trong nhà, cần tập hành vi đúng khuôn phép và xã hội hóa đến nơi đến chôn.

Trong giai đoạn mọc răng chúng có nhu cầu mãnh liệt là nhai gặm, nhai bất kỳ vật gì có trong nhà bạn. Giai đoạn chúng để bạn ôm ấp, âu yếm chúng không kéo dài. Chẳng mấy chốc, kích cỡ, tính tình, mức độ hoạt động và bộ lông của chúng sẽ thay đổi. Chó con lớn rất nhanh để trở thành chó trưởng thành. Giai đoạn giữa chó con và trưởng thành là thời kỳ nổi loạn của chúng, bất kỳ chúng ở đâu, gần như bạn phải giám sát liên tục.

Tùy theo giống, lúc một tuổi chúng sẽ được công nhận là chó trưởng thành. Một vài giông chậm trưởng thành hơn, ngược iại cũng có giống chưa đầy một tuổi đã lớn phát sợ. Do đó, trước khi nuôi giông chó nào bạn cần biết kích cỡ chuẩn của giống đó.

Bạn có con nhỏ hay có hàng rào an toàn không? Bạn có nhiều thời gian để huấn luyện và đi bộ với chúng không? Và bạn muôn loại chó có kích cỡ thế nào? Tất cả những điều này sẽ giúp bạn định hướng, quyết định nên nuôi loại chó nào. Đem về nhà một chó con không phải là điều dễ dàng nếu có thành viên trong gia đình bạn không đồng ý.

Cách chăm sóc chó mẹ đẻ

Hai tuần trước khi đẻ, chó mẹ đi lại nặng nề, thường thích nằm ở nơi kín đáo. Một vài ngày trước khi đẻ chó mẹ bồn chồn, lo lắng, hồi hộp. Âm hộ chảy dịch nhầy quánh, bụng sệ. Vú tiết sữa đặc, đó là sữa non. Nên cho chó mẹ sắp sinh ăn tốt để sinh nhiều sữa. Dọn chỗ nằm kín đáo cho chó mẹ, chuẩn bị ổ đẻ.

Khi chó đẻ, không nên can thiệp, chỉ trừ trường hợp chó mẹ đẻ rất khó, hoặc gặp tai biến khi đẻ.

Lúc bắt đầu đẻ, chó mẹ có những cơn đau do co giãn dạ con. Chó mẹ nằm nghiêng khi trở dạ đẻ, mình cong lại, đầu cúi gập về phía âm hộ.

Khi chó con vừa lọt lòng, chó mẹ vớ ngay lấy con, liếm rất kỹ, rồi đểy con về phía vú, gỡ tiếp nhưng mảnh nhau và cắn cuống rốn cho chó con. Sau đó ăn luôn nhau. Đó là thói quen tự nhiên, không nên ngăn cản chó mẹ. Nhau thai có tác dụng tăng lực và kích thích tiết sữa. Trừ trường hợp nhau thai bị nhiễm trùng ta mới không cho chó ăn.

Khi chó con đã dứt cuống nhau, ta có thể dùng thuốc đỏ xức (bôi) vào núm rốn cho nó nhằm tránh nhiễm trùng.

Những con chó con thường lọt lòng cách nhau khoảng 25-30 phút.

Đôi khi chó mẹ, nhất là chó mẹ đẻ con so vừa đẻ xong ăn liền chó con. Có thể do chó mẹ thiếu chất, khát nước, cũng có thề do tình trạng tâm thần. Vì thế lúc chó đẻ cần có người canh chừng để đề phòng trường hợp đáng tiếc này. Nhưng chỉ một người là đủ. Sự có mặt nhiều người gây cho chó mẹ căng thẳng về tinh thần. Nên cho chó mẹ uống nước đường. Sau khi đẻ xong cho chó mẹ ăn sữa hoặc cháo.

Số chó con sinh ra tùy từng giống chó bố mẹ. Chó cảnh mini thường sinh ra từ 2-5 con. Chó lớn như bécgiê, hoặc chó địa phương (chó ta) có thể tới 7-10 con. Nếu đẻ kém cũng được một ổ 3-4 con. Lứa con so thường ít con hơn.

Sau khi lọt lòng vài ba giờ, chó con bắt đầu bú mẹ, nhưng chưa mở mắt.

Những trường hợp cần bác sĩ thú y: khi chó đẻ khó, nhau bị sót hoặc gặp tai biến trong khi đẻ.

Không tẩy giun sán cho chó cái trước khi đẻ.

Giữ sạch nơi chó đang đẻ, lau chùi sạch sau mỗi lần chó con lọt lòng. Chùi hết máu và nước ối.

Bạn có biết:

Sữa non (sữa đầu) rất tốt đối với chó lọt lòng, có tác dụng tẩy nhẹ, miễn dịch một số bệnh cho chó con.

Sữa chó trong 6 ngày đầu có giá trị dinh dưỡng khá cao so với sữa bò.

Sữa chó Sữa bò
Nước 76,7% 90,0%
Đạm 11,0 3,3
Mỡ béo 9,0 3,7
Đường 2,5 3.0
Chất khoáng 1,3 0,7

Khi cho chó con hoặc chó mẹ đang cho con bủ ăn thêm sữa bò không nên pha loãng qúa hoặc cho thêm đường, chó dễ đi ỉa chảy.

8 ngày sau khi sinh, chó con đã tăng trọng gấp đôi!

Chó già

Trước hết hãy xem chó già đến đâu là mới gọi là già? Một vài loài sống lâu hơn những loài khác thì điều này ai cũng biết. Tuổi thọ của chó chỉ có một quy tắc duy nhất: đó là tính bất quy tắc từ loài này sang loài khác.

Người chủ nuôi chó có thể thây được sự già yếu của người bạn khuyển qua vẻ bên ngoài cùng với hành vi con vật. Chó già cũng trở nên yếu đuối như người già vậy. Cầu thang trở nên dốc hơn, hơi thở ngắn hơn, mắt mờ đi và khả năng nghe càng lúc càng kém.

Phòng bệnh lúc nào cũng hay hơn chữa bệnh, chó có thể sống thêm những năm sung sướng và khoẻ mạnh nếu được chủ nó lo phòng bị từ trước. Khi quá trình già đang có những dấu hiệu rõ rệt, người chủ cần phải chú tâm hơn đến tính ù lỳ, lẫn lộn và bệnh tật của nó. Nên cho chó ngủ trên một chiếc giường êm ái hơn, khô hơn và ấm hơn. Nếu có một tấm nệm cao su bọt biển thì quá tốt. Nếu một con chó bị nhốt trong cũi lâu ngày có thể chịu đựng nóng lạnh một cách kỷ lục, mưa dầm và ngày nắng cháy da thì khi vào tuổi già, nó có thể thích nghỉ đêm ít nhất là trong ngôi nhà có tiện nghi, ấm cúng hơn. Và nếu thời tiết bên ngoài mưa gió suốt cả ngày thì chó phải được đưa vào trong để tránh chứng sưng phổi, đó là điều kiện tiện nghi, an toàn tối thiểu.

Không nên bắt con chó già đuổi theo trái banh, hoặc bắt chim, hoặc theo một con chó khác phái. Chó cái già không nên tiếp tục sinh nở nữa.

Nếu chó có nhiều răng bị nhổ đi hoặc lung lay thì thức ăn cho chó phải mềm hơn. Bữa ăn phải dễ tiêu hơn - loại bỏ thức ăn nặng bụng, nhiều gia vị hoặc đường ngọt. Chó già ít cần đến mỡ carbonhydad và chất khoáng hơn trừ phi căn bệnh hoặc thời kỳ dưỡng bệnh đòi hỏi như vậy.

“Không nên để cho chó già mập ra”. Như vậy là rất ác độc. Bữa ăn kiêng đặc biệt gọi là PD hay KD có thể cần cho chó nếu nó gặp rắc rối trong vấn đề ăn kiêng hay một chứng bệnh nào đó cùng với tuổi già của nó. Người nuôi chó cần phải hỏi ý kiến bác sĩ thú y về các bữa ăn kiêng PD hay KD của chó. Có thể dùng vitamin B12 hay một số loại vitamin bổ dưỡng khác.

Những căn bệnh khi về già của loài chó cũng tương tự như của người. Một số chó đực và chó cái già bị bệnh ở tuyến tiền liệt, bệnh ở phổi và tử cung. Cả chó đực lẫn chó cái đều có thể bị mù, điếc hoặc bại liệt. Chó già còn bị bệnh tim nữa. Nếu một con chó già có biểu hiện bệnh tật gì người chủ cần phải tìm đến bác sĩ thú y.

Nhiều người nuôi chó thường tỏ ra ích kỷ đối với những con chó già của mình. Vì không muốn mất người bạn khuyển trung thành nên họ cố giữ cho chúng sống lâu trong cảnh bệnh tật, chẳng hạn như bệnh ung thư cấp tính. Nếu bác sĩ thú y cho biết rằng ít co hoặc không có khả năng chữa lành cho nó một căn bệnh nào đó có liên quan đến tuổi già thì hành động tử tế nhât của người chủ là yêu cầu bác sĩ kết liễu nó thật nhẹ nhàng, không đau đớn. Để chấm dứt việc buồn thảm đó người chủ có thể tìm nuôi một con chó con mới để tự an ủi mình. Chó con dẫu sao cũng là một nguồn an ủi tuyệt vời.

Bác sĩ thú y cho biết rằng ít có hoặc không có khả năng chữa lành cho nó một căn bệnh nào đó có liên quan đến tuổi già thì hành động tử tế nhất của người chủ là yêu cầu bác sĩ giết chó của mình thật nhẹ nhàng, không đau đớn. Với sự kiện buồn thảm ấy người chủ phải lập tức tìm nuôi một con chó con để tự an ủi mình. Chó con là một nguồn an ủi tuyệt vời.

Bệnh thường gặp ở chó cảnh (chó kiểng)

Chó có rất nhiều bệnh, nhiều nhất là các bệnh ngoài da, kế đó là bệnh tiêu hóa. Chó cũng bị các bệnh về hô hấp và vi rút nữa. Khổ nỗi những bệnh xem ra không có gì quan trọng như ve, bọ chét chẳng hạn, nhưng nếu không chữa trị kịp thời thì chó cũng phải mạng vong. Đó là chưa nói đến những bệnh hiểm nghèo khác, như bệnh Carré, bệnh dại, là những bệnh nguy hiểm nếu chó bị mắc phải.

Nuôi chó kiểng ta phải chăm sóc chó được kỹ càng, từ thức ăn bổ dưỡng, cho đến cách vệ sinh chuồng trại cẩn thận, thì ta đã ngừa cho chó được nhiều thứ bệnh hiểm nghèo.

Nếu ăn uống thì có gì cho nấy, chuồng trại thì mặc ra sao thì ra, chắc chắn đó là mầm bệnh của nhiều thứ bệnh hiểm nghèo, không chóng thì chầy cũng đến với chó.

Chẩn đoán các dấu hiệu chó bị mắc bệnh

Mệt mỏi, ủ rũ:

Hàng ngày chó thường nhanh nhẹn, bỗng dưng ủ rũ, mệt mỏi, bỏ ăn. Nếu do một ngày nó đùa quá sức với trẻ, hoặc phải canh gác, thiếu ăn, mất ngủ, đi xa, v.v… Đó là do mệt mỏi thể xác, có thể hồi phục bình thường sau một thơi fgian nghỉ ngơi, bồi dưỡng. Bạn chớ lo ngại!

Nếu mệt mỏi, ủ rũ kèm theo nôn (ói) mửa, có thể do bị đánh bả, ăn phải thức ăn sống, ôi thiu.

Nếu mệt mỏi, ủ rũ kèm theo tăng nhiệt độ cơ thể ỉa chảy… nên mời bác sĩ thú y để chẩn đoán đúng bệnh.

Ỉa chảy:

Có thể do rối loạn tiêu hóa, chỉ cần chút nấm men, hoặc men tiêu lactic, hoặc ăn kiêng vài ngày là khỏi. Có thể chó ăn phải thức ăn gây nhiễm trùng đường ruột.

Ỉa chảy kèm theo sốt, nghĩ ngay chó bị bệnh thương hào, hoặc bệnh đường dạ dày-ruột nặng.

Thở rốc:

Mùa hè hoặc mùa khô chó thường thè lưỡi, thơ rốc. Đó là biện tượng bình thường chó thực hiện cân bằng nhiệt.

Nếu là chó già thở rốc vào những ngày mát, đó là triệu chứng chó bị bệnh tim hoặc bệnh phồi mãn.

Gãi da:

Thấy chó gãi nhất là chó luôn luôn gãi, cần kiểm tra xem chó có bị nhiễm các ngoại ký sinh trùng như ve, rận ăn lòng, bọ chét đang đốt, đang cắn hay không.

Nếu có thì làm vệ sinh cho chó, như tắm, chải, và bắt các ngoại ký sinh trùng. Kiểm tra vệ sinh cả ổ chó nằm.

Nếu thấy bệnh ngoài da như ghẻ, chàm (eczema), mò bao lông, mày đay, v.v. nên điều trị ngay cho chó.

Gãi tai:

Nếu chỗ gãi có bớt màu nâu là chó bị ghẻ. Nếu chỗ gãi có bớt màu vàng nhạt khó ngửi là chó bị chàm (eczemo).

Nấc:

Hiện tượng nấc thưởng có thì xảy ra khi chó còn non, nên tẩy giun sán cho chó.

Bỏ ăn:

Nếu chó bỏ ăn vài bữa, nên xem phân có máu hay không ? có thể do viêm miệng, lở mồm mà chó bỏ ă Nên điều trị theo đúng hướng.

Khát nước:

Có thể do thời tiết quả nóng. Nếu kèm theo sốt cao, phân lẫn máu, nghĩ ngay tới chảy máu dạ dày ruột nặng, hoặc viêm nặng đường tiêu hóa.

Phân lẫn máu tươi:

có thề do trực tràng bị tổn thương, hoặc do chảy máu dạ dày - ruột nặng.

Lông không bông mượt:

Có thể do khẩu phần ăn thiếu chất dinh dưỡng, thiếu vitamin hoặc do giun sán có nhiều trong ruột, ăn hết chất dinh dưỡng. Nên tẩy giun sản.

Rụng lông:

Có thể do rụng lông sinh lý, chuẩn bị đẻ, động đực, thay lông, hoặc chó đến tuồi già lông bết lại từng nắm và rụng.

Ho:

Chó non ho, chứng tỏ cảm nặng. Chó trưởng thành ho do đường hô hấp bị kích thích. Có thể cho chó uống thuốc giảm ho.

Nếu ho khan và đau, có thể chó bị viêm phổi hoặc tràn dịch màn phổi.

Nước tiểu:

Chó đái dắt, khó đái do bị sỏi bàng quang.

Nước tiểu vàng xẫm, khó ngửi hoặc màu hồng có thể bị bệnh thận.

Ói mửa:

Nếu vừa ăn xong chó ói mửa ngay. Đó là trường hợp thường gặp ở chó con tham ăn, bội thực, ở chó lớn do ăn phải thức ăn sống, ôi thiu (thịt sống, cá ươn, thạch sùng, chuột, hoặc ăn phải có gặm nhiều xương. Sau khi ăn thức ăn vào dạ dày không tiêu, khiến chó phải ói mửa. Sau khi hết ỏi mửa, chó sẽ trở lại trạng thái bình thường.

Trường hợp bệnh gồm :

Ói mửa liên tục:

Triệu chứng: chó ói mửa ra tất cả những thức ăn vừa ăn, hoặc trong tất cả các bữa ăn. Tiếp theo là những dấu hiệu thỉnh thoảng muốn khạc, có khi khạc ra nhớt dãi hoặc mật.

Nguyên nhân: dạ dày bị kích thích bởi vật lạ, vật cứng, thức ăn ôi thiu, hoặc chó bị bả nhẹ, nhiễm độc nhẹ hoặc do tác nhân gây nhiễm trùng khác.

Nếu chó ói mửa kèm theo ỉa chảy thì nghĩ tói chó bị nhiễm trùng dạ dày hoặc bệnh virut.

Điều trị theo hướng: xử lý nhiễm trùng và bồi dưỡng cho chó mau lại sức.

Ói mửa không có cơn.

Triệu chứng: chó biếng ăn, rời bỏ ăn, mệt mà vẫn ói khan.

Nguyên nhân: máu thừa urê, đái đường, viêm dạ con, nhiễm trùng, đau dạ dày (bao tử), co thắt ruột, rối loạn thần kinh.

Hướng điều trị theo bệnh đã được xác định. Thí dụ: rối loạn thần kinh, cho chó uống an thần, vitamin B6, B1,…

Ói mửa có máu:

Triệu chứng: trong chất ói mửa có máu đen hoặc màu bã cà phê.

Nguyên nhân: vật lạ làm hư dạ dày, loét dạ dày, y dạ dày, xuất huyết dạ dày.

Hướng điều trị: cầm máu bằng vitamin K. nếu loét hoặc u dạ dày phải có sự can thiệp giải phẫu của bác sĩ thú y.

Ói mửa có lẫn phân.

Triệu chứng: phân có chất ói mửa, mùi khắn. Trường hợp chó bị bệnh dạ dày nặng hoặc tắc ngẹt ruột.

Điều trị: do bác sĩ thú ý chuyên khoa chữa trị.

Ói mửa tháo vãi.

Triệu chứng: chó ói mửa tháo vãi lung tung, không cơn.

Nguyên nhân: tắc khúc ruột trên, hoặc u ruột, hoặc co thắt, lồng ruột hoặc viêm não.

Điều trị: do bác sĩ thú y chỉ định cụ thể.

Các bệnh ngộ độc và hướng điều trị

Chó bị ngộ độc

Chó bị ngộ độc do ăn phải thức ăn thiu thối, hoặc do ăn phải thuốc chuột.

Nếu bệnh nặng, ta thấy có những triệu chứng sau đây:

  • Chó bị co giật, chân bại.
  • Miệng chảy nước dãi.
  • Muốn ói mửa.
  • Phân lỏng đôi khi có máu.
  • Cơ thể suy nhược trầm trọng.

Phải tìm mọi cách cho chó ói ra bằng hết tất cả thức ăn có trong dạ dày của nó, rồi chở ngay đến bác sĩ thú y nhờ chữa trị, càng sớm càng tốt. Thuốc chuột là loại thuốc cực độc, trong đó có các chất Sulfure kẽm và thủy ngân, nên chỉ có người chuyên môn mới có thể cứu sống được con vật thoát được lưỡi hái của tử thần.

Khi có chất độc vào cơ thể do chó ăn phải chất độc cùng với thức ăn, hoặc nhiễm nọc độc v.v. sẽ gây ra những hiện tượng toàn thân và đặc biệt nhăt là các rối loạn dạ dày-ruột.

Xuất hiện các triệu chứng như nôn (ói) mửa, ỉa chảy, rồi liệt, thân nhiệt giảm thấp, đôi khi có triệu chứng như bệnh dại.

Điều trị chung: Thải chất độc ra bằng thụt rửa dạ dày.

Tiêm dung dịch glucoza (250g/ngày) tiêm caphein và long não để trợ lực.

Ngộ độc do rắn cắn:

Bản năng của loài chó là thích săn lùng, vì vậy khi được thả ra là chúng cứ xồng xộc chui vào bụi vào bờ để tìm thú lạ mà săn bắt. Đó là chó kiểng nhà. Còn chó săn thì kỏi phải nói, đó là công việc gần như hằng ngày của chúng, phải lùng sục vào những nơi hiểm hóc để săn mồi. Chó gặp rắn cũng tấn công luôn, do đó, việc chó bị rắn độc cắn nhằm cũng không phải là chuyện hiếm thấy. Khi bị rắn độc cắn, chó bị những triệu chứng sau đây:

  • Thở khó khăn.
  • Tim đập mạnh.
  • Chân rủ liệt.
  • Tiêu chảy, nôn mửa.

Phải buộc ga rô bên trên vết thương, nếu được. Sau đó, rạch rộng vết thương ra rồi nặn hết máu hoặc nung một thanh sắt cháy đỏ dí vào vết thương để trừ nọc. Cùng lúc phải mời thú y sĩ đến gấp để tìm cách cứu sống con chó.

CHÓ SĂN vì phải lùng sục trong rừng nên ngoài việc bị rắn độc cắn còn bị ong đốt, thú dữ cắn, nhím bắn lông vào... nên đau đớn, quằn quại, có khi mê sảng. Tùy theo vết thương mà ta có cách chữa trị, như lấy nọc ra, như nặn hết máu bầm, như rửa vết thương băng thuốc sát trùng, như băng bó và cho uống thuốc giảm đau. Nhưng, mọi việc phải thực hiện nhẹ nhàng êm ái. Nếu vết thương khá nặng ta phải tìm cách chở chó đến một bác sĩ thú y gần nhất để nhờ chữa trị. Những bệnh mà chó thường mắc phải không nhiều lắm, mà hầu hết những bệnh nầy lại do tác nhân là ký sinh trùng ở da và trong ruột gây ra, như ve, bọ chét, chấy rận, giun sán... Vậy, nếu ta siêng năng hơn nữa trong việc chăm sóc cho chó kiểng bằng cách thường xuyên tắm chải, cho ăn uống bổ dưỡng, vệ sinh chuồng trại tốt, thì chó ta nuôi sẽ tránh được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Rắn thường cắn vào đầu, bốn cẳng và vùng bụng, chó kêu và thấy vết tích của rắn ở bên cạnh.

Triệu chứng: có vết cắn nhỏ, sưng lên rất nhanh, đỏ và bầm đen. Tim đập gấp, mạch nhanh. Niêm mạc mắt đỏ ửng. Chó ủ rũ, nôn mửa, ỉa chảy, khó cử động, bỏ ăn và khát nước. Sau 6-12 giờ toàn thân suy yếu, thường chết do ngừng thở.

Cấp cứu: tìm ngay vết rắn cắn, nặn máu để lấy nọc độc ra. Nếu vết cắn ở chân, buộc garồ phía trên. Rạch ngang vết cắn đè nặn máu và chất độc nọc rắn ra bớt.

Khi đang ở rừng, dùng đinh hoặc chia khóa đốt nỏng rồi đè lên vết thương cho cháy.

Đưa chó về nhà ngay hoặc đến ngay trạm thú y. Rửa vết thương bằng thuốc tim đặc hay cồn. Cho chó uống nước chè đặc. Đến trạm thú y để bảc sĩ khám vả điều trị cho chó.

Điều trị: Tiêm dưới da huyết thanh trừ nọc rắn vào bất kỷ một điểm nào trên cơ thể. Tiêm càng nhanh càng tốt.

Tiêm huyết thanh còn có hiệu lực từ 10-12 giờ sau khi bị rắn cắn, nếu chó có thể chịu đựng được đến lúc đó.

Tiêm trợ lực thêm caphein hoặc long não.

Ngộ độc muối ăn:

Nguyên nhân và triệu chứng: do dùng thịt, cá muỗi rửa không sạch muối hoặc ăn phải các thức ăn nhiều muối.

Chó trúng độc : suy nhược, miệng chảy nước dãi nhiều bọt, nôn, ỉa chảy lẫn máu, khát nước, khó thở, thần kinh hưng phấn có lúc dữ tợn như điên.

Nếu bệnh phát triển, chó ủ rũ, mạch yếu, mất cảm giác da, run, co giật và liệt.

Sơ cứu: cho uống đủ nước, uống nước chè đặc, sữa. Cho uống 2-3 thìa dầu thầu dầu hay dầu thực vật khác. Cho chó nhịn ăn 2 ngày. Sau đó cho ăn xúp loãng, nước thịt.

Điều trị: Tiêm dung dịch đường glucôza 250g/ mỗi ngày, và tiêm trợ lực caphein, long não.

Chống nôn bằng châm hoặc bấm huyệt trung vấn. Mạch yếu, ủ rũ thì châm huyệt nhân trung (rãnh giữa của mồi).

Trúng độc bả chuột:

Các loại thuốc bả chuột như hợp chất thủy ngân, sunfua kẽm, clorua bari trộn với thức ăn để đánh bả chuột, chó ăn phải trúng độc.

Triệu chứng: đường tiêu hóa tổn thường nặng, chảy dãi, nôn mửa, ỉa chảy, có khi lẫn máu, bắp thịt nhão, tim suy, co giật, tê liệt. Chó có thể chết ngay những ngày đầu.

Sơ cứu: gây nôn ngay để tống hết các chất chưa trong dạ dày. Pha một thìa sunfat natri vào một bát nước cho chó uống hết. Nếu chó không chịu uống thì dùng thìa đổ vào mồm, cho uống nước chè đặc để nguội, hoặc uống sữa bò. Để chó nằm nơi kín, có đệm lót êm cho chó nằm.

Điều trị: Thải hết chất độc bằng cách thụt rửa dạ dày và ruột.

Tiêm tĩnh mạch dung dịch đường glucoxa 250g/ mỗi ngày.

Tiêm caphein, long não để trợ lực.

Nếu là ngộ độc do thủy ngân thì hơi thở thối, mặt trong má bị loét. Chó sợ sệt, run rẩy, đối khi bại liệt.

Cho uống dung dịch:

Lòng trắng trứng 1 cái

Bột lưu huỳnh 1g

Sữa                         100cc

Chia làm 3 lần, cách nhau 1 giờ.

Nếu là ngộ độc do các chất chứa photpho thì những chất nôn ra có thể sống như lân tinh nếu để trong chỗ tối. Hơi thở ra có mùi tỏi.

Cho uống sirô têrêbendin cứ 15 phút một lần. Dung dịch gồm:

Tinh dầu têrêbendin                         20g

Keo nhựa arabic                               10g

Nước bạc hà                                      50g

Nước đường                                      250cc

Đề phòng trúng độc:

Cần kiểm tra kỹ thực phẩm trước lúc nấu thức ăn cho chó, không dùng thịt thối, cá ươn, giữ không cho chó ăn có muối, đầu cá muối, bã thức ăn, cũng như các thức ăn đánh bả chuột.

Luyện cho chó ăn đúng nơi quy định, không ăn bậy.

Các bệnh phổ biến và hướng điều trị

Bệnh toàn thân

Bệnh Carê (Carré):

Bệnh thường mắc ở chó non 2 năm tuổi. Đây là bệnh nhiễm virút, nhưng thường kèm theo nhiễm trùng khác như tụ cầu trùng, liên cầu trùng v.v.

Chó bị bệnh ủ rũ, thân nhiệt tăng, mắt rất đỏ và có rử. Bệnh có thề kèm theo những biểu hiện như:

Ở thể da: bụng và bẹn xuất hiện nhiều mụn nhỏ, giữa trắng.

Ở thể hô hấp: ho liên tục, khạc đờm vàng nhạt.

Ở thể thần kinh: viêm màng não, viêm não, động kinh. Chó kêu hú, ngã lăn quaỵ, hoặc cứng hàm, hoặc liệt chân đi lảo đảo.

Ở thề dạ dày-ruột: ói mửa, ỉa chảy.

Điều trị: Cách ly con chó bị bệnh. Trị bằng thuốc kháng sinh, thuốc dạng cóctizôn, đồng thời điều trị các bệnh theo triệu chứng kèm theo như ỉa chảy, ho, v.v.

Chó phải được bồi dưỡng trong khi điều trị.

Lấy huyết thanh của những con chó đã khỏi bệnh Carê tiêm cho  chó đương bị bệnh.

Nếu chó được phát hiện và điều trị sớm có thể khỏi bệnh.

Chú ý: khi tiêm cho chó cần theo đúng cách tiêm của y tế và thú y và đúng vị trí như hình 5.

Bệnh dại:

Bệnh do virút tác động tới hệ thần kinh của chó và cuối cùng chó chết không thể chữa khỏi.

Ở nhiều nước hiện nay bệnh này khá hiếm do tiêm chủng phòng bệnh dại liên tục.

Bệnh thường xuất hiệu vào mùa nóng, chó thường biếng ăn, chảy nhớt dãi, thường nấm. Khi lên cơn thì kêu hú.

Có hai dạng bệnh dại:

Dạng dại cuồng: chó thay đổi tính nết, muốn cắn bất cứ ai và bất cứ giống vật nào. Đôi khi sửa hú.

Dạng dại câm: chó không sủa hú, do liệt hàm dưới.

Một con chó bị chó dại cắn sẽ phối bệnh khoảng giữa tuần lễ thứ ba đến tháng thứ ba, hạn hữu có trường hợp tháng thứ sáu mới phát bệnh. Giai đoạn nung bệnh có nguy cơ làm lấy bệnh vào 15 ngày trước ngày phát hiện bệnh dại thấy được.

Người bị chó dại cắn càng gần phía trên, như tay, ngực, cổ, mặt thì bệnh dại càng phát ra nhanh.

Khi nghi ngờ bị một con chó dại cắn, cần giữ con chó lại, không bao giờ giết chết ngay, để theo dõi trong điều kiện nhốt cách ly và cho ăn như bình thường.

Nếu chó bị nhất mà chết trong vòng  15 ngày thỉ khả năng đó là chó mắc bệnh dại.

Người bị chó cắn phải được trị luôn bẳng vacxin phòng bệnh dại của Viện vệ sinh dịch tễ.

Trị bệnh dại bằng các phương thuốc khác còn đáng hồ nghi.

Bệnh Leptô:

Bệnh do xoắn trùng gây nên cho cả người và các động vật. Bệnh sẽ gây những rối loạn toàn thân và cục bộ, dễ nhầm lẫn với triệu chứng các thể bệnh khác.

Chỉ có chẩn đoán bằng huyết thanh mới có thể xác định được tác nhân gây bệnh, cần phân biệt 3 thể:

Vàng da xuất huyết,

Viêm dạ dày xuất huyết,

Viêm thận xuất huyết.

Chẩn đoán bệnh này rất phức tạp, chó là động vật mang mầm bệnh, có thể lây lan cho người, nên cần sớm đem đến bác sĩ thú y khám và điều trị.

Bệnh tiêu hóa thường gặp:

Viêm miệng:

Chó viêm miệng thường biếng ăn hoặc bỏ ăn. Cần vành miệng chó ra kiểm tra xem có màng nhày viêm đỏ, mồm hôi, chảy nước dãi.

Hướng điều trị: cho chó ăn cháo sữa. Dùng thuốc sát trùng nhẹ như xanh metylen, axit boric 2% để bôi vết viêm loét và nước oxy già 1/4 đề rửa vết viêm loét.

Cho chó uống sunfamit, ampixilin, penixilin v.v. Nếu viêm lợi cho uống thêm vitamin C.

Nên cạo hết cao và bựa ở răng chó.

Vật lạ trong miệng:

Thường vật lạ là xương, mảnh gỗ, lười câu, v.v, mắc vào lưỡi, mả, lợi, hàm ếch, kẽ răng. Thường chó biểu hiện bằng cách khạc hoặc cho chân móc mồm.

Hướng điều trị: gỡ vật lạ khỏi miệng một cách bình tĩnh. Dùng nước muối bơm vào miệng để sát trùng. Nếu có vết xây xát dùng xanh metylen để bôi vào.

Viêm tuyến nước bọt:

Tuyến nước bọt tấy đỏ lên, nước bọt chảy nhiều, khó nhai, sốt.

Dùng sunfumit, hoặc các thuốc kháng sinh, tiêm hoặc uống như penxilin, erythromyxin.

Đắp gạc ấm nóng lên chỗ viêm.

Khó tiêu:

Rối loạn tiêu hóa, có thể ói mửa, bội thực hoặc nhiễm ký sinh trùng nặng.

Nếu bội thực, chó ói mửa sinh lý, sẽ khỏi sau khi hết nôn. Điều chỉnh bữa ăn cho hợp lý.

Nếu nhiễm ký sinh trùng nặng, nên tẩy giun sán định kỳ.

Viêm dạ dày, ruột:

Chó mắc bệnh sẽ gầy cóm mệt nhọc, khát nước, ói mửa, táo bón hoặc ỉa chảy.

Viêm dạ dày cấp: có thể trị khỏi bằng cách cho ăn thức ăn mềm, lỏng. Cho uống bicacbonat natri, nước bắp cải. Điều trị bằng một trong các loại thuốc sau: Furazolidon, cloroxit, sunfaganidin, streptomyxin.

Nếu kèm tảo bón, cho uống thêm dầu parafin hoặc thuốc nhuận tràng sunfat natri (5g/kg thể trọng), sữa chua.

Nếu kèm ỉa chảy, cho uống thêm thuốc trị ỉa chảy, chủ yếu là thuốc có tanin, búp ổi, vỏ lựu, và uống thêm cây có sữa (trị ỉa chảy rất tốt).

Viêm da dày, ruột do nhiễm giun sán: Trước tiên trị viêm dạ dày, rồi sau mới tẩy giun sán. Không bao giờ vừa trị viêm dạ dày vừa tẩy giun sán.

Giun sán:

Giun sán ký sinh trong ống tiêu hóa thường hấp thu mất hết thức ăn của chó, khiến chó gầy.

Giun sán có thể gây nhiều bệnh. Nếu nhiều giun sán có thể làm tắc ruột, giun có thể chui ống mật làm tắc ống này v.v…

Nên định kỳ tẩy giun sán cho chó. Chó cái trước khi động đực cần được tẩy giun sán. Trước khi đẻ không cho tẩy giun sán. Chó con 2 tháng tuổi cần được tẩy giun sán và 10 ngày sau tẩy lại.

Thuốc tẩy xổ giun có nhiều loại, có thể dùng thuốc tẩy xổ giun như piperazin, decaris v.v.

Bệnh dinh dưỡng thường gặp

Bệnh còi xương:

Gặp ở chó non. Bộ xương biến dạng kèm theo rối loạn về hóa xương.

Nguyên nhân: sữa mẹ không đủ chất về lượng, hoặc thức ăn thiếu vitamin, thiếu muối khoáng hoặc nơi ở ầm ướt, thiếu ánh sáng, ít luyện tập.

Biểu hiện:  biến dạng các đầu khớp xương, xương chi không thẳng, nhất là chân trước, cột sống uốn vẹo, xương sườn có nốt, gầy còm.

Điều trị và chăm sóc : Giữ vệ sinh ăn uống, cho ăn thịt tươi, xương hàm cho thêm muối canxi, adrénalin ecgosterôn, ngay từ 2 tháng tuồi. Nếu nặng tiêm glucô canxi vào tĩnh mạch, tiêm vitamin D, cho tăm nắng vào buổi sáng cho ra hoạt động ngoài trời.

Bệnh thiếu máu:

Khối lượng bị giảm, số lượng hồng cầu hạ thấp, là bệnh kế phát của các bệnh nhiễm trùng (Care, lao) ký sinh trùng máu (lê dạng trùng) hoặc là hậu quả của chế độ ăn uống kém.

Chó mệt mỏi, uể oải, ít hoạt động, niêm mạc nhợt nhạt.

Điều trị: Cho ăn uống tốt, thịt tươi, ăn gan lách tiêm các loại thuốc bổ máu, muối sắt vitamin B12

Bệnh hô hấp thường gặp

Viêm mũi:

Chó thường ngứa nên gãi mũi. Mũi chảy nước, rồi có mủ. Đổi mùa cũng dễ viẻm mũi. Bệnh Carê cũng kèm theo viêm mũi.

Điều trị: Nhỏ mũi bằng chloramphenicol, dùng thuốc mỡ tetraxyclin, cho uống sunfamit. Nếu nặng cho uống các thuốc kháng sinh liều cao, như penixilin, am pixilin.

Chảy máu cam:

Các mao mạch trong xoang mũi bị vỡ boặc do viêm cấp xoang mũi hoặc do giun.

Vitamin K tiêm dưới da. Tạm lấy bông nút lỗ mũi.

Ho:

Có thể do viêm phế quản.

Dùng thuốc giảm ho như sirô broniua, song phải xem thêm một số trường hợp viêm phế quản, lao.

Viêm phế quản:

Có nhiều thể viêm phế quản.

Nghe phổi có tiếng rít. Kèm theo ho và nước mũi có khi lẫn mủ.

Hướng điều trị: tiêm kháng sinh streptomyxin và các thuốc trợ lực, như caphêin, vitarnin B1, hoặc cho uống am pixilin.

Bệnh hệ niệu sinh dục thường gặp

Viêm thận:

Triệu chứng: ủ rũ, chốn ăn, đi lại khó khăn, rất nhạy cảm và đau ở vùng thận. Đái ít, có khi không có nước tiểu (trường hợp bệnh nặng). Sốt. Trường hợp mãn tính thì hơi phù. Đái vặt. Khát nước.

Điều trị: Tiêm urotrophin, dung dịch đường glucoza (100g) ngày. Kháng sinh cloroxit. Uống chất chiết actiso.

Đái ra máu:

có thể do nhiều nguyên nhân, người ta thường xem nước tiểu để phân biệt:

Nước đái đỏ lúc đầu: do tổn thương niệu đạo hoặc tuyết tiền liệt.

Nước đái đỏ hoàn toàn: tổn thương ở thận.

Nước đái đỏ lúc đái gần hết: tổn thương ở bàng quang.

Nước đái sẫm như nước chè: do huyết sắc tố bị tê dạng trùng phá hủy thải ra theo nước tiểu.

Điều trị: Cho nghỉ ngơi, ăn nhiều đạm.

Tiêm dưới da vitamin K, và tùy theo nguyên nhân xác định mà điều trị các căn bệnh khác.

Viêm bao qui đầu:

Lông ở chỗ qui đầu dính bết với nhau, chảy ra những giọt mỏ vàng hơi xanh, đái không đau.

Điều trị: Rửa bao qui đầu bằng dung dịch thuốc tím 1/2000. Bơm dung dịch peenixilin vào trong bao qui đầu.

Viêm dịch hoàn:

Dịch hoàn sưng viêm do chấn thương hoặc nhiễm trùng.

Điều trị : Cho uống sunfamit, salol, salixilat Na (0,10-1,00g), chia làm 3-4 lần trong ngày

Sa âm đạo:

Thường xảy ra ở chó non và lúc chó hết động đực.

Dùng tay (sau khi đã sát trùng dung dich thuốc tím 1/2000) đặt tại vị trí của âm đạo.

Rồi châm cứu huyệt vĩ căn (điểm giữa của mỏm gai xương khum cuối và xương đuôi đầu tiên)

Viêm tử cung:

Có thể do nhiễm trùng vì chấn thương do sẩy thai, sót nhau, hoặc do động đực hoặc viêm âm đạo.

Triệu chứng : bỏ ăn, sốt, dịch nhầy bốc mùi từ âm hộ chảy ra.

Điều trị: Buộc khăn lạnh vào bụng. Rửa dạ con (tử cung) bằng dung dịch thuốc tím 1/2000. Tiêm oxy- toxin để cơ trơn dạ con co bóp tống các chât bẩn ra. Tiêm pênixilin.

Viêm vú:

Vú cương to lên, sưng đỏ, sữa lốn nhổn, sốt.

Điều trị: Dùng khăn ấm đắp vú. Bởi glyxêrin iốt ngoài bầu vú. Cho uống bồ công anh  giã nát, vắt laasty nước uống) một ngày 3 lần. Tiêm pênixilin.

Bệnh ngoài da.

Chàm (eczema):

Nguyên nhân do rối loạn nội tiết, hoặc do dị ứng, v.v.

Thế chàm ẩm ướt: vết chàm nhớt, chảy nước.

Thế chàm vảy: vết chàm tróc vảy.

Thế chàm chốc: vết chàm có hạt và mủ.

Có thể vừa bị chàm vừa bị nhiễm trùng ngoài da. Khi có bị chàm mãn tính khó chữa khỏi. Khi chàm cấp tính thường xuất hiện ở chung quanh mắt, tai, gan bàn chân trước, kẽ chân. Rất ngứa, chó thích gãi.

Điều trị: Dùng máu tự thân để tiêm bắp. Lấy máu tĩnh mạch của nó đem tiêm bắp cho nó.

Dùng khế nướng trộn một ít muối giã nhỏ, xát vào những vùng bị chàm. Ở thế chàm vảy thì bóc vảy bôi dung dịch iot 3%. Ở các thế chàm đều có thể dùng thuốc mỡ oxit kẽm để bôi vào các vết chàm.

Chốc lở:

Vết lở loét do bị xây xát nhiễm trùng. Rửa bằng nước muỗi hoặc thuốc tím. Dùng bông thấm khô, rồi rắc bột sunfamit, furazolidon, chloroxit hoặc pênixilin.

Vảy phấn:

Bệnh thường gặp ở chó già. Tắm với nước có lưu huỳnh.

Ghẻ:

Bệnh rất hay lây, lúc đau ở sau tai, chó gãi luôn. Sau lan ra khắp đầu, cổ và toàn thân.

Bệnh dễ trị bằng cách tắm ghẻ với các lá như lá xoan, cây cỏ vòi voi, bôi các thuốc ghẻ như thuốc DEP, hoặc dung dịch Dipterex 1 – 2%.

Nên giữ gìn vệ sinh cho chó và ổ chó.

Mò bao bông:

Do Mò bao lông (Demodex canis) ký sinh ở tuyên nhờn bao lông mao của chó. Lây lan trực tiếp hoặc tiếp xúc.

Triệu chứng: Dạng bệnh thường gặp: da dày lên và nhăn nheo, xuất hiện vẩy hoặc thể vảy, lông rung, ửng đỏ, cuối cùng thành màu xanh hay màu đỏ.

Dạng khác là nổi mụn do nhiễm vi khuần, thường dạng này xuất hiện trước dạng vảy. Phát triển những mụn nhỏ đường kính vài milimet, hoặc có thề thành nốt áp xe rộng, đôi khi gặp cả những ố hoại tử. Dạng vảy khốc liệt hơn.

Ở chó gặp cả hai dạng bệnh này, thường nổi mụn ở bụng hai bên chân, trên mặt, khuỷu chân, trên chân.

Chẩn đoán: cắt lông, dùng dao mổ tẩm glyxerin, cạo sâu lấy mủ của những nốt mụn hay áp xe lên bản kính nhỏ một giọt nước sinh lý hoặc dầu hỏa, rồi soi kính hiển vi tìm mò Demodex.

Hoặc cho bệnh phẩm vào dung dịch xú (NaOH 10%) đun sối 5 – 6 giây, rồi ky tâm, lấy cặn, soi kinh hiển vi tìm mò Demodex.

Điều trị : Chữa bệnh mò bao lông rất khó, vì mo này nằm sâu dưới da. Cần phát hiện sớm để chữa.

Điều trị theo các cách như sau: Cạo lông chung quanh vùng bị bệnh, bôi lên da dung dịch trypanxin 1% với liều 0,5ml/kg thể trọng. Bôi 2 lần, cách 3-5 ngày.

Nếu bệnh đã mưng mủ, chỉ bôi ngoài da thì không khỏi, cần phải dùng thuốc tiêm trypanxin 1% vào dưới da với liều 0,5 - 1,0 ml/kg thể trọng tiêm 2-3 lần, mỗi lần cách 6 ngày. Đồng thời tiêm pênixilin.

Phòng bệnh: Chủ yếu là cách ly chó. Khử trùng chuồng trại.

Ve:

Ve ký sinh ở chó thường là ve chó (Rhipicephalus sangnineus) màu đen. Chó săn hoặc hay đi lùng sục, hoạt động trong rừng rậm, trên đồng có, các bụi cây nhỏ thườug bị cảc loài ve khác bám và hút máu.

Cần phân biệt 3 giai đoạn phát triển của ve để có biện pháp phòng và diệt ve thích hợp:

Ve ấu trùng thường gọi là ve cám, nhỏ bằng hạt cám, màu đỏ nâu, vừa mới nở từ trứng ra, có 6 chân. Thường bám ở mặt, trong vành tai hoặc ở kẽ chân của chó.

Ve thiết trùng do ve cám hút no máu, lột xác mà thành. Ve này có 8 chân, màu nâu nhạt, to bằng hạt tấm khi chưa hút máu. Thường gặp nhiều ở bẹn, nách và ở kẽ vành tai, trên lưng, hông

Ve cái và ve đực do thiếu trùng lột xác thành. Ve này có 8 chân, màu đen hoặc nâu đen, hút no máu có thể to bằng hạt đậu đen hoặc hơn. Thường bám nhiều ở bẹn, kẽ chân và trên lưng, hông.

Ve cái no máu, rơi xuống đất đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng. Ấu trùng bám vào chỗ, hút mảu, rơi xuống đất lột xác thành ve thiếu trùng. Thiếu trùng bám vào chó hút no máu, rơi xuống đất lột xác thành ve trưởng thành (ve cái hoặc ve đực). Toàn bộ vòng đời của ve chó nên thuận lợi tiến triển trong vòng 45- 165 ngày (1 tháng rưỡi-5 tháng rưỡi).

Cách diệt ve và chăm sóc chó: Thường xuyên kiểm tra xem có các dạng ve ở tai, háng, bẹn và kể chân, nhất là sau lúc chó đi dã ngoại về.

Nếu có ít ve thi bắt cho hết, hoặc bôi dầu hỏa ve sẽ rơi xuống đất. Nếu có nhiều ve thì diệt ve theo các cách sau:

Tiêm phun xát thuốc diệt ve: Cho chó vào chỗ rám mát, phun hoặc dùng que bọc giẻ đè xát thuốc dipterex 0,3% vào nơi có ve, lúc 8-10g sáng, trời nóng ấm. Không nên phun và xát thuốc vào những ngày giá rét.

Hoặc dùng evecmectin với liều 0,2 mg/kg cân nặng tiêm dưới da chó.

Tắm thuốc diệt ve cho chó: Pha thuốc diệt ve dipterex 0,2-0,3% vào một chậu tôn cao và rộng, dài hơn kích thước của chó để thuốc có thể nạp lưng và cổ chó. Cho chó vào chậu, dùng que quấn giẻ hoặc bàn chải kỳ cọ cho thuốc ngấm vào dưới lông đến tận những chỗ ve thường bám, như nách, háng, bẹn, kẽ chân v.v…trong 15 – 20 phút. Dùng que quất giẻ tẩm thuốc diệt ve bôi vào mặt trong vành tai.

Sau lúc tắm xong cho chó vào nghỉ chỗ râm mát trong 2-3 giờ cho khô thuốc và cho ve rơi xuống đất để gom lại, và diệt hết những con ve còn sống sót.

Chú ý:

Không tắm cho chó vào những ngày giá rét.

Không để thuốc vào lỗ tai hoặc rây vào mắt. Nếu chó có những vết thương thì không nên tắm, mà chỉ bôi phun thuốc diệt ve, tránh các vết thương đó.

Diệt ve chó trong chuồng và nhà ở: khi thấy ve xuất hiện trên cơ thể chó, cần quét dọn sạch chuồng chó hay góc nhà chó thường nằm, rồi phun thuốc diệt ve dipterex 0,2-0,3%. Chú ý những khe, kẽ trên vách, tường là những chỗ ve thường ẩn náp. Nhẩt là khi thấy có nhiều ve cái no máu trên nền nhà, vách, tường cần diệt hết. Nếu không chúng sẽ đẻ trứng và nở ra rất nhiều ve cám. Sau khi đã diệt sạch ve nơi chó ở mới cho chó cảnh vào.

 Bọ chét:

Bọ chét có thân dẹp, màu vàng, nâu, hoặc sẫm đen, v.v. Thường gặp loài bọ chét chó Ctenocephalidcs canis trên cơ thể chó, mèo và cả người.

Chúng gây ngứa ngáy, viêm da, mụn loét, rụng lông con, làm cho chó gầy yếu, và có thẻ chết.

Nguy hiểm nhất là chúng làm môi giới truyền bệnh dịch hạch từ động vật hoang sang chó và người.

Biện pháp phòng và diệt bọ chét: Làm giảm mức độ sinh sản của bọ chét bằng cách quét dọn sạch sẽ, phun thuốc diệt côn trùng vào nơi ở của chó.

Dùng cả thuốc diệt bọ chét rồi phun, xát hoặc tắm cho chó cách diệt ve.

Một số thuốc có tinh chất vừa diệt trùng, lấy uế vừa diệt bọ chét và các côn trùng ký sinh khác (Bảng 2)

Bảng: MỘT SỐ THUỐC DIỆT CÔN TRÙNG:

Thuốc Nồng độ (%) Thời gian tiếp xúc (giờ) Nhiệt độ (độ)
Focmaldehyt/clorophốt 1/0,2 3 17 – 25
Focmaldehy/triclorometaphốt - 3 1/0,2 3 -
Focmaldehyt/DDVP 1/0,05 3 -
Clorua iốt/clorophốt 5/0,2 3 -
Chế phẩm 257/clorophốt 3/0,2 3 -

Các bệnh khác:

Bất thụ thai:

Ở chó đực có thể do tinh hoàn bị viêm lép, u hoặc do việc phóng tinh bị trở ngại do khối u hoặc do thiếu hócmôn sinh dục, hoặc do di truyền v.v.

Ở chó cái có thể do viêm dạ con, nhiễm trùng, thiếu hocmon sinh dục, u buồng trứng,v.v…

Nòi chung, các con chó bất lực không nên dùng làm chó sinh sản.

Sảy thai:

Nếu do nguyên nhân bị chấn thương, chạy nhiều, nhiễm trùng cấp thì chó sảy thai. Sau thời gian phụ hồi vẫn thử cho chó nhảy đực lần nữa.

Nếu vẫn sảy thai thì nên tìm nguyên nhân xem có những khuyết tật di truyền, thiếu hocmon,v.v…Nếu có không nên dùng con chó cái này làm chó sinh sản.

Bệnh ngoài da ở chó cảnh

Các nhà nuôi chó cảnh tài tử hễ nhìn thấy các  vết lở loét ngoài da là cho rằng chó bị lở ghẻ. Thật ra ở ghẻ là một bệnh bất thường xảy ra ở những con chó sạch sẽ, được chăm sóc kỹ càng. Còn bệnh Eczema (chàm) rất phổ biến và khó chữa.

Bệnh ghẻ

Ít nhất có 2 loại bệnh ghẻ ở chó: bệnh ghẻ sarcoptic và bệnh ghẻ demodectic còn gọi là ghẻ đỏ. Bệnh ghẻ demodectic rất hiếm nhưng cũng rất khó trị.

Bệnh ghẻ sarcoptic gây ra do 1 loại bét rất nhỏ có hình dạng tương tự như con nhện có tên là Sarcoptes scabiei canis giống như con ghẻ ở người. Bệnh này của chó có thể truyền sang người. Con bét này có kích thước 1/4 mm, có đôi mắt tinh vẫn có thể nhìn thấy nó mà không cần dùng kính hiển vi.

Chỉ có con bét cái mới gây bệnh. Nó khoét lớp da ngoài của chó và đẻ vào đó khoảng 20-40 trứng. Sau từ 3-4 ngày trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng lại tiếp tục phát triển thành nhộng và lớn dần thành bét trưởng thành. Quá trình biến thái như vậy kéo dài độ 14-21 ngày. Ấu trùng, nhộng và bét đực không khoét da chó, chúng sống ở dưới các vảy trên bề mặt của da.

Bệnh có thể xuất hiện trên bất cứ phần nào trên mình chó, nhưng thường nhất là đầu, mõm và xung quanh mắt và tai, đôi khi ở dưới nách, phần đùi bên trong, bụng dưới và phía trước ngực. Nếu không điều trị ngay bệnh sẽ lan ra khắp mình mẩy và vài tháng sau chó có thể bị chết.

Những chấm đỏ ban đầu phát triển thành những chỗ phồng, giộp nhỏ. Đó là dấu hiệu ban dầu của căn bệnh, rất dễ nhận ra ở những phần lông không có đốm như ở bụng chẳng hạn. Khi con bét cái đào sâu xuống lớp da chó, sẽ rỉ ra chất huyết thanh, sau khô lại dóng thành vảy. Các phần bị bệnh chẳng mấy chôc được bao phủ bởi những vảy màu xam xám. Lúc đó chó bị cực kỳ ngứa ngáy nhất là lúc trời nóng hoặc sau khi vận động. Khi chó cọ xát hoặc gãi sẽ càng tạo điều kiện cho các loài vi khuẩn khác xâm nhập vào và gây sự đau đớn. Lông rối lại từ từ rụng đi làm cho chỗ vết thương hoàn toàn bị trụi lông. Chất huyết thanh rỉ ra trở nên thối rữa, bốc ra 1 mùi đặc trưng giống như mùi chuột. Mùi này càng trở nên rõ hơn khi bệnh càng phát triển. Bệnh ghẻ sarcoptic thường bị lẫn lộn với bệnh ghẻ demodetic, với bệnh da do nấm, và bệnh eczema. Xác định rõ là bệnh nào, ta nên dùng kính hiển vi soi rõ vết thương.

Nếu chữa trị ngay từ khi bệnh mới phát thì rất dễ dàng đẩy lùi bệnh ghẻ sarcoptic. Nếu để lâu bệnh càng khó chữa hơn vì loài bét này sinh sản rất mau chỏng. Ta không những chỉ chữa bệnh cho chó mà còn phải khử trùng cả những chỗ chó thường lui tới, những chén dĩa cho chó ăn. Bệnh ghẻ snrcoptic rất dễ lây từ chó này qua chó khác và qua cả người nữa.

Vì lý do nào đó không rõ, chế độ ăn uống không điều độ và không đủ chất bổ thường hay gây ra bệnh ghẻ sarcoptic. Ít con chó nào được ăn uống đầy đủ và chăm sóc kỹ bị mắc bệnh này. Một khi nó đã bị mắc bệnh rồi, dù có cho ăn uống chăm sóc tốt hơn cũng không làm chúng chóng lành bệnh.

Có nhiều loại thuốc trị khác như trước kia, loại thuốc thường dùng là thuốc mỡ lưu huỳnh (sulphur) nhưng thực ra nó nhớp nháp bẩn thỉu, khó sử dụng và không phải lúc nào cũng có tác dụng cao. Ngày nay có loại thuốc trừ sâu bọ lindane, chlotdane, và DDT. Các chất hoá học này rất tiện lợi cho việc chữa bệnh cho chó.

Nếu vùng da bị mất bệnh tương đối rộng, ta nên tắm chó bằng 4 lít nước hoà với 1 gam thuốc bột dây mật (chứa ít nhất 5% rorenone) và 0,3 gam xà phòng.

Cách trị này tỏ ra rất hữu hiệu. Trước khi tắm ta nên cạo sạch vảy để cho thuốc ngấm sâu vào da. Dùng loại bàn chải tương đối cứng và cả thân mình con chó phải được ướt đẫm. Nước thuốc cứ để cho đến khi khô ráo (không được lấy khăn lau, trừ những chỗ nước nhỏ giọt xuống đất). Tắm nhiều lần trong vòng 5 ngày cho tới khi các dấu hiệu của bệnh hoàn toàn biến mất. Thường ta chỉ tắm chó 3 lần là đủ.

Ưu điểm của cách trị bệnh bằng cách tắm là nó giúp cho các phần chư bị ghẻ không bị lây sang và giúp cho những con chó chưa bị bệnh (nhưng đã tiếp xúc với con bị bệnh) không bị phát bệnh sau này.

Nếu các vùng bị ghẻ nằm rải rác thì ta trị bệnh bằng cách dùng dầu chiết ra từ cây cải hương. Cuộn một miếng vải len thành một cái gạc và nhúng vào dầu cải hương xoa vào chỗ ghẻ khoảng 5 phút. Con bét sẽ chết ngay khi dính phải loại dầu này.

Sau khi dứt bệnh, ta cẩn thận theo dõi chó thêm một thời gian nữa vì bệnh có thể tái phát, mau chóng chữa ngay những chỗ ghẻ mới xuất hiện.

Bệnh ghẻ Demodex

Bệnh này gây ra do một loại bét có hình dạng giống sâu mang tên Demodex canis, chuyên sống trong các tuyến bã nhờn của da, và rất khó trị. Quá trình biến thái của nó hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Người ta chưa biết để trứng phát triển tới khi thành bét trưởng thành phải mất bao nhiêu thời gian. Con cái đẻ trứng và nở ra thành bét con có hình dạng gần giống như bét trưởng thành nhưng nhỏ hơn và chỉ có ba đôi chân thay vì bốn đôi như ở con trưởng thành.

Một đặc điểm về bệnh ghẻ demodectic là có vài con chó hình như bị di truyền từ đời cha mẹ chúng và những con chó khác, dù có tiếp xúc với con bị bệnh, cũng vẫn không bị sao cả. Chó con nhất là chó lông ngắn, thường xuất hiện ở gần mắt, khớp mắt cá chân sau, khuỷu chân, ngón chân. Khi bệnh bắt đầu khởi phát không hề gây khó chịu ngứa ngáy gì, và sau này có nặng thêm cũng không bao giờ tới độ ngứa ngáy bằng loại bệnh ghẻ sarcoptic.

Càng về sau, phần trụi lông càng lan ra dần và da chó trở nên có màu hồng (đỏ); trong những trường hợp bệnh rất nặng có thể mang màu xanh hoặc xám chì. Lúc này số lượng bét đã tăng lên rất nhiều và bắt đầu có những mụn mủ tạo ra các chất độc làm rối loạn các hoạt động chức năng trong cơ thể, ảnh hưởng toàn diện đến sức khoẻ của chó. Chó yếu dần đi và toát ra một mùi hăng hăng khó chịu.

Bệnh này phát triển chậm, thường kéo dài 3 năm. Nếu không chữa trị có thể dẫn đến tử vong. Cũng có nhiều trường hợp tự nhiên hết bệnh nhất là ở những con chó được ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng. Cũng như các bệnh ngoài da khác, chất dinh dưỡng cũng hết sức cần thiết đối với sự lành bệnh cũng như đối với việc phòng ngừa bệnh này.

Ta có thể nhầm bệnh ghẻ demodectic với bệnh ghẻ sarcoptic, bệnh do nấm gây ra, mụn thường hoặc chàm (eczêma). Ta nên xét nghiệm da chó hoặc các chất trong mụn mủ để định bệnh một cách chính xác.

Khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, đôi khi ngay cả kính hiển vi cũng không tìm thấy bét, vì vậy ta cần phải xét nghiệm nhiều lần trước khi kết luận vội vàng.

Không phải việc chẩn bệnh lúc nào cũng giúp ích cho ta vì có nhiều trường hợp bệnh ghẻ được chữa khỏi và lông mới mọc ra ở những chỗ trụi, để rồi sau đó bệnh lại tái phát ở một vùng da khác, và thế là việc chữa trị lại phải bắt đầu lại từ đầu.

Muốn chữa bệnh này ta nên dùng benzine hexachlo- ride, chlcordane, rotenone, và 2 mercapto benzothiazole. Tính kiên nhẫn là rất cần thiết, nhưng một vài trường hợp vẫn không tránh khỏi cái chết.

Bệnh ghẻ tai

Con bét gây bệnh này là Ododectes cysnotis, lớn hơn loại gây bệnh sarcoptic. Nó sống ở vùng tai ngoài và mắt thường có thể nhìn thấy được những sinh vật nhỏ xíu, màu trắng và di chuyển chậm chạp này. Quá trình biến thái của nó người ta vẫn chưa rõ, nhưng có lẽ cũng giống như loài bét gây bệnh ghẻ sarcoptic.

Loài bét này không khoét vào da chó, nhưng người ta tìm thấy nó ở những chỗ sâu trong tai gần chỗ màng tai. Chính vì vậy các tuyến chất nhờn ở tai bị rối loạn hoạt động, và làm chó cứ gãi tai và lắc đầu luôn. Bệnh ghẻ tai chỉ phát triển một cách giới hạn ở vùng tai mà thôi, không lây lan ra các vùng khác của cơ thể, nên không phải là mối quan tâm lớn. Thuốc chữa hữu hiệu nhất là loại thuốc mỡ có chứa benzine hexachlorite cứ ba hoặc bốn ngày bôi một lần.

Bệnh chàm Eczema

Bệnh chàm rất phổ biến ở loài chó, là nguyên nhân gây ra sự đau đớn cho nó. Đôi khi bệnh này bị lầm tưởng là một loại ghẻ hoặc bệnh da có nấm. Thật ra giữa các bệnh này không có mối liên quan nào cả.

Vài năm trước đây, những nhà nuôi chó đồng thanh lớn tiếng kêu rằng thức ăn của chó chính là nguyên nhân của bệnh và mang mầm bệnh eczema. Những nhà sản xuất thức ăn cho chó, chẳng cần phải nói, bị kêu ca rất nhiều. Ai nấy cho rằng nhân tố gây bệnh phải là ở môi trường bên ngoài, do một loại sinh vật cây xanh nào đó.

Quả là vài con chó có bị dị ứng về da sau khi ăn một số loại prôtêin, nhưng bệnh này thường được gọi là một loại viêm da do ăn phải chất protêin lạ. Khi bị mắc bệnh này trên da chó nhất là ở đầu, mặt và tai sẽ xuất hiện những chỗ sưng tấy lên. Người ta chữa bằng cách chích cho chó thuốc kháng histamine và sau đó cho uống thêm thuốc viên chlotrimenton hoặc benedyl. Vậy bệnh viêm da này gây ra da bị dị ứng hay do thức ăn chế biến có chất độc. Điều này vẫn còn đang tranh cãi.

Thường thì triệu chứng đầu tiên của eczema là da bịđỏ ở một số chỗ, nhất là dọc sống lưng và ở đuôi. Đối với chó nhà bệnh thường bắt đầu từ hậu môn. Hậu môn bị sưng to nên các tuyến ở đây không tiết ra ngoài được và làm cho chó hết sức khó chịu. Nó ngồi xổm và kéo lê mông trên cỏ để đỡ ngứa.

Đối với chó săn, người ta cho rằng các cây cỏ chó chạm vào khi lùng sục là nguyên nhân gây bệnh viêm da. Khi đó da bị sưng lên và viêm ở vùng nách, đùi trong và dọc theo bụng, Vài con chó săn ngủ trên rơm rạ, cỏ khô nên da con nào cũng bị sưng đỏ lên và thường xuyên gãi ngứa.

Người ta phân biệt giữa eczema khô và eczema ướt bằng cách xem chó dùng răng cắn vào chỗ ngứa hay dùng chân gãi. Chỗ da bị viêm nếu còn nhẹ thì chỉ ửng đỏ lên, dần dần sẽ xuất hiện những nốt sần, mụn nước và mụn mủ chảy, ngứa tạo thành vảy, da chai lại. Nếu tới mức độ này mà vẫn không khỏi nữa. Vết chàm sẽ tan ra ngày mộtrộng và rỉ mủ.

Những chỗ viêm nằm giữa ngón chân và thịt độ đệm ở vòng bàn chân thì lông chỗ đó thường chuyển sang màu đỏ. Nếu viêm ở tai thì tai sẽ tiết ra mùi mốc đặc biệt. Người ta cho rằng hầu hết các bệnh loét tai ở chó đều do sự thâm nhập vào tai của một loại bào tử nấm. Nếu chó chảy mủ thì đó là dấu hiệu xuất hiện một loại vi khuẩn tạo mủ, vi khuẩn thừa cơ xâm nhập vào khi kháng thể nơi đó đã bị nấm làm yếu đi.

Hầu hết các trường hợp bị viêm da đều xảy ra vào mùa hè. Thời tiết ấm và ẩm tạo đều kiện lý tưởng để bọ chét vànấm sinh sôi nảy nở. Khi bọ chét cắn chó gây ngứa ngáy, chó sẽ dùng chân để gãi hay dùng răng cắn làm cho ngứa trở nên ẩm do nước bọt tiết ra rất thích hợp cho các bào tử nấm phát triển. Nấm chính là nguyên nhân dẫn đến viêm da.

Cách chữa trị như sau (đối với trường hợp bệnh còn nhẹ): thấm bông gòn vào dung dịch 3% hydro peroxitvà nước (đã nấu sôi để nguội) với tỉ lệ 2,1, để bông lên vết thương (không chà mạnh) và để khô tự nhiên. Khi đã khô ráo, ta thoa chất bột tan khử trùng. Mỗi ngày điều trị một lần. Sau 2 ngày mà vẫn không thấy kết quả gì thì phải mang đến bác sĩ thú y.

Bệnh da do nấm

Bệnh này rất dễ lây sang chó khác hoặc lây cả cho thú khác và người. Bệnh gây ra do một loại nấm đặc biệt. Các vết lở thường xuất hiện trước tiên ở đầu, mặt, chân, nhưng cũng có khi xuất hiện ở những chỗ khác trên thân thể.

Đặc điểm của bệnh này là sự xuất hiện những vùng nhỏ, tròn như 1 đồng cắc màu xám bẩn hoặc vảy màu vàng nâu, những vùng này đều trụi lông. Khi bệnh nặng các mảng tròn này phát triển to hơn, nhiều hơn, trong lớp vảy có cả lông rụng ra. Khi chó gãi ngứa các lớp vảy bị bong ra và chảy máu. Có vài trường hợp không hoặc ít ngứa, nên khám nghiệm dưới kính hiển vi để biết chắc chó phải bệnh này không.

Nếu chữa bệnh khi còn ở giai đoạn đầu, bệnh này sẽ được chặn đứng ngay lại. Bệnh dễ chữa, ta bớt xén lông xung quanh vùng bị lở, bóc vảy ra và bôi lên da cồn iốt, dung dịch axit salixylic 5% hoặc các thuốc trị nấm khác, 1 tuần từ 2-3 lần cho tới khi dứt bệnh. Khi bôi thuốc xong, ta nên dậy lên vùng giữa và vùng ngoại vi của vết lở, vì các mảng tròn bành trướng lớn ra bắt đầu từ vùng giữa. Vảy, lông được lấy ra khỏi mình chó phải được đốt cháy hoàn toàn để tiêu diệt mầm bệnh. Khi chăm sóc chó bị bệnh này ta phải thận trọng không để bệnh lây sang người khác và thú khác.

Bệnh sốt ho ở chó

Bệnh sốt ho, vấn đề lo lắng xưa nay của người giữ chó và cũng là tai hoạ thật sự đối với loài chó, bệnh này đã có một thời gian dài ngự trị. So với cách đây vài năm khi mà “thắng được bệnh sốt ho ở chó” là một trong những lời khuyên tốt nhất khi bạn mua chó về nuôi, thì ngày nay trường hợp mắc bệnh sốt ho ở giống chó tốt và dược chăm sóc kỹ lưỡng là rất hiếm. Điểm khác nhau giữa trước kia và bây giờ là, ngày nay chúng ta có một phương tiện phòng bệnh hữu hiệu là huyết thanh, vắc xin và virút, chúng có thể được sử dụng để tiêm bệnh sốt ho vào cơ thể trước khi chúng xuất hiện. Có nhiều quan điểm khác nhau khi tìm ra trong số nhiều biện pháp nào là hữu hiệu nhất có thể dùng được và đối với từng lứa tuổi của chó, ta nên dùng biện pháp phòng bệnh nào thì thích hợp. Về việc chọn lựa biện pháp phòng bệnh, và kỹ thuật ứng dụng biện pháp ấy đối với chó, tôi khuyên các bạn cách tốt nhất là trao đổi với bác sĩ thú y và nên chấp nhận theo lời khuyên của ông ta. Hơn nữa, bất cứ ai yêu qúi chó của mình chắc hẳn sẽ miễn dịch cho chó rất dễ dàng.

Trong nhiều năm, hầu hết các vị thú y đều sử dụng phương pháp có tên gọi là “ba phát trúng” gồm huyết thanh vacxin và virút, cho chó con từ 3-4 tháng tuổi trong suốt 2 tuần lễ để miễn dịch lâu dài cho chó. Đối với việc miễn nhiễm tạm thời trong một năm, 1 số vị thú y chỉ sử dụng có vacxin thôi; và mỗi năm tiêm lại 1 lần theo yêu cầu của chủ chó; dù vậy khi chó đã bị sốt ho ngay năm đầu tiên sau khi mớisanh ra thì không cần phải tiêm vacxin hàng năm nữa. Đối với cả 2 phương pháp này, huyết thanh được sử dụng khoảng 1 tuần với điều kiện trong suốt thời gian gây miễn dịch (tạm thời hay dài hạn) đều phải cai sữa.

Đến năm 1950 thêm một số biện pháp được biết đến và đưa vào sử dụng tại các phòng thí nghiệm, người ta đã sản xuất được loại virus sống. Người ta cho rằng việc tiêm loại virus sống này vào cơ thể là rất nguy hiểm nếu như trước đó không tập cho chó quen với huyết thanh và vacxin (tức là loại virus đã chết). Thế rồi các nhà nghiên cứu bệnh sốt ho của chó đã sản xuất ra loại virus đã bị làm yếu đi hoặc giảm số virus bằng cách tiêm virus mạnh vào trong phôi trứng và những vật trung gian khác. Con virus đã bị yếu đi giờ dây được thường xuyên sử dụng cho việc miễn nhiễm bệnh ho lâu dài theo kiểu “Một phát trúng” cho những con chó mới sinh độ 7 tuần.

Ngày nay một số nhà nghiên cứu tin rằng việc miễn nhiễm tạm thời do chó mẹ truyền vào chó con tuỳ thuộc vào khả năng miễn nhiễm của chó mẹ. Nếu chó mẹ không có khả năng miễn nhiễm cao thì chó con cũng vậy; nếu chó mẹ được miễn nhiễm trong khoảng 12 tuần tuổi hoặc lâu hơn. Bằng cách kiểm tra sớm độ miễn dịch của chó mẹ lúc mang thai, các nhà nghiên cứu tin rằng họ có khả năng xác định được độ tuổi thích hợp cho việc tiêm chích vào chó con.

Bác sĩ thú y là người có đủ trình độ chuyên môn cao để xác định phương pháp miễn nhiễm bệnh sốt ho của chó và độ tuổi cần được tiêm ngừa.

Bệnh sốt ho ở chó là loại bệnh cấp tính (acute), dễ lây (highly contagious), gây sốt do một loại vi khuẩn qua lọc. Nó có đặc điểm là làm viêm chảy toàn bộ màng nhầy của cơ thể thường xuyên đi kèm với những triệu chứng bệnh thần kinh và gây nổi nhọt trên da. Tương ứng với loại bệnh này là bệnh cúm ở người, mặc dù không đồng nhất với bệnh sốt ho, nhưng cả hai bệnh này có nhiều điểm tương đồng.

Bệnh sốt ho ở chó là một chứng bệnh nghiêm trọng và phức tạp đến nỗi yêu cầu phải có sự quan tâm của những người chuyên môn; khi chó bị nghi ngờ là có bệnh, nên hỏi ý kiến bác sĩ thú y ngay. Mục đích của việc hội ý về căn bệnh này là để có thể khái quát và biết cách nhận ra căn bệnh này hơn là chỉ đề nghị thú y cho thuốc và chữa trị.

Bệnh sốt ho của chó xảy ra ở mọi nước, mọi vùng và mọi mùa trong năm, nhưng đặc biệt nó phát triển mạnh nhất là trong suốt những tháng mùa đông và vào thời tiết lạnh, ẩm ướt của những ngày đầu xuân và cuối thu. Không có giống chó nào được miễn nhiễm cả. Những con chó có thể lực kém, quen được nuông chiều, cho ăn nhiều nhưng lại ít được luyện tập và những chó thường bị nhốt trong chuồng quá nóng lại kín gió sẽ dễ bị nhiễm bệnh hơn và sẽ chịu ảnh hưởng của những căn bệnh đó cao hơn so với những con khoẻ mạnh, được cho ăn uống đúng mứcvà sống trong môi trường tự nhiên hơn. Những tác hại do sự suy nhược của cơ thể làm giảm sức đề kháng của chó, chẳng hạn như bệnh còi xương, sự tiến công của kí sinh và những chỗ thiếu vệ sinh và nhất là do chế độ ăn uốngkhông đầy đủ và thiếu cân đối, là những nhân tố dần tới bệnh sốt ho ở chó.

Người ta cho biết rằng chó con ở độ tuổi từ 10 ngày đến 2 tuần đều có khả năng mắc bệnh sốt ho thật sự, và những con chó rất già thì lại hiếm khi mắc bệnh. Nạn nhân thường nhất của bệnh sốt ho là những chó ở độ tuổi từ hai tháng (sau khi cai sữa) và độ tuổi trưởng thành hoàn toàn vào khoảng 18 tháng. Thời kỳ mọc răng từ 4 đến 6 tháng tuổi có khả năng nhiễm bệnh rất cao. Người ta cho rằng có thể tạm thời phòng ngừa bệnh sốt ho cho bầy chó đang bú sữa qua sữa của chó mẹ.

Vào năm 1905, lần đầu tiên chứng bệnh trên đã được Carré giải thích và sau cùng đã được Laidlaw và Duncan xác minh lại công trình nghiên cứu bệnh sốt ho của chó từ năm 1926 đến 1928, cho rằng tác nhân gây bệnh sốt ho ở chó chủ yếu là do một loại virus qua lọc..,. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sốt này được chia làm hai phần: chủ yếu bởi loại virus carré qua lọc và thứ yếu bởi sự xâm nhập của các tổ chức vi khuẩn, loại này thường gây ra những tình huống nghiêm trọng đi kèm theo bệnh. Nếu có thể ngăn chặn sự tiến công của vi khuẩn thứ yếu thì chứng bệnh sốt ho không phức tạp lắm do virus carré ít khi nào gây ra cơn sốt kèm theo các tình trạng khó chịu khác. Căn bệnh chính yếu này chỉ thuần là dọn đường cho cuộc xâm nhập thứ yếu do đám vi khuẩn tàn phá cơ thể và tất cả hai loại này dẫn đến chó chết.

Thường người ta không thể xác định được nguồn gốc của sự lây lan một khi bệnh sốt ho đã bộc phát, song họ biêt rõ rằng sự lây nhiễm có thể lan truyền từ những con chó bị nhiễm bệnh do sự tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Căn bệnh này đặc biệt dễ tây lan trong những giai đoạn đầu trước khi phát hiện ra những triệu chứng lâm sàng. Loại virus của căn bệnh này rất dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ cao hoặc các loại thuốc sát trùng thông dụng trong vài giờ, nhưng nó có thể chịu dựng được ở nhiệt độ thấp trong nhiều ngày, và chúng có thể tồn tại hàng tháng khi bị dông lạnh.

Thời kỳ ủ bệnh (thường giữa giai đoạn bắt đầu lây nhiễm đến giai đoạn có những triệu chứng bệnh đầu tiên) luôn thay đổi. Có người cho rằng thời kỳ này có khi chỉ kéo dài trong 3 ngày hoặc tâu hơn là 2 tuần. Giai đoạn này tính trung bình là kéo dài một tuần lề, song có những trường hợp cực kỳ trầm trọng dây dưa đến 12 tháng. Hầu như là qui luật, những triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt ho khá nhẹ nhàng cho nên ít ai để ý tới, chỉ có những người tinh tường mới nhận ra. Những triệu chứng đầu tiên này có thể là nhiệt độ tăng cao, chảy nước mắt mũi, nước mắt, ăn kém ngon, ho khan, cảm thấy uể oải. Khoảng 1 tuần sau, các triệu chứng càng rõ rệt, dịch nhầy và ghèn tiết ra từ mắt, nước mũi xanh, và các biến chứng có tính chất khá trầm trọng như viêm phế quản, xuất huyết ở dạ dày, ruột non, rối loạn thần kinh và dây cột sống, những biến chứng này có khả năng gây chứng co giật. Trong những thời kỳ đầu của bệnh sốt ho nhiệt độ có thể đột ngột tăng từ 101° Farenheit (bình thường) lên 103°. Run lập cập, mũi khô, kho khan, khát nước dữ dội, mắt lờ đờ, biếng ăn, thèm ngủ, đó là các triệu chứng tiếp theo. Kế đến là tiêu chảy (thường có chút máu hoặc toàn bộ là máu), viêm phổi, chứng co giật, bại liệt, múa giật (trạng thái co quắp). Có thể dẫn đến viêm màng mắt; và sự viêm loét hoặc rnờ đục giác mạc có thể gây mù hoàn toàn. Những giai đoạn sau đó cơ thể gần như kiệt quệ và sụt cân khủng khiếp.

Bạn có thể nhận ra tất cả những triệu chứng này, hoặc chỉ nhận ra một vài chi tiết liên quan. Người ta cho rằng nhiều con chó đã trải qua căn bệnh sốt ho nhẹ nhàng đến nổi chủ của nó không biết được. Bởi vì bản chất của căn bệnh này là hay thay đổi và khó nhận ra nó có nhiều điểm rất giống những căn bệnh viêm chảy, nhất là trong những thời kỳ đầu, do đó mà ta khó chẩn đoán dược bệnh sốt ho.

Những chó con khi mắc chứng bệnh này, thường có những triệu chứng như thân nhiệt tăng cao, run lẩy bẩy, hắt xì hơi, biếng ăn, chảy nước mắt , mũi, tiêu chảy (có thể có tất cả hoặc chỉ một vài biểu hiện trong số những triệu chứng này).

Có ít thuốc đặc trị cho chó trong thời kỳ khỏi bệnh. Phần lớn cách chữa trị là cố làm giảm nhẹ các triệu chứng. Không có thuốc nào dùng cho thời kỳ này lại có tác dụng đặc biệt đối với bệnh. Bệnh ho sốt có tiến trinh nhất định dù cho bạn có cố công chữa trị thì cũng vậy.

Loại huyết thanh tương ứng để trị bệnh sốt ho thường được các vị thú y tiêm dưới da hoặc trong tĩnh mạch thường có tác dụng làm giảm mức trầm trọng của căn bệnh. Vị thú y có thể tiếp tục điều trị chứng viêm phổi đó bằng thuốc pênicilin hoặc các loại thuốc sulfamit, hoặc giảm bớt sự nhiễm bệnh đường ruột bằng thuốc lầy. Tốt nhất là để chó tự vượt qua bệnh, cho nó chỗ ở thích hợp và chăm sóc đầy đủ. Sau cùng, là mang đến cho bác sĩ thú y.

Một khi chó bị bệnh sốt ho, bạn nên dành cho chó chỗ ở sạch sẽ, khô ráo, ấm áp chứ đừng nóng và thoáng khí. Chó cần được cho ăn đúng mức gồm những thức ăn dễ tiêu - như sữa, trứng luộc, phó mát, thịt nạc tán nhuyễn. Khi chó bị bệnh đừng để trẻ em hoặc chó khác đến quấy rầy nó. Nước mắt và nước mũi nên được chùi sạch. Có thể rửa mắt bằng dung dịch axit boric, khó chịu ở mũi có thể trị bằng cách bôi những chất mỡ như pêtrolatun. Không nên để chó nơi ẩm ướt hoặc lạnh, và thuốc uống phải đúng theo hướng dẫn, không được làm sai.

Khi có những dấu hiệu hồi phục, không nên cho chó ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa ăn, mà hãy cho chó ăn nhiều bữa. Đối với chó đang chữa bệnh chỉ cho tập luyện vừa phải cho tới khi khỏi bệnh.

Khi ngăn chặn bệnh sốt cao, con vật nhiễm bệnh dứt khoát phải được nhốt cách ly với những con chó khác, nếu không chúng sẽ lây nhiễm lẫn nhau. Sau khi hết cơn bệnh dù kết thúc trong vui vẻ hay chết chóc, ta vẫn phải rửa sạch tẩy uế toàn bộ những đồ đạt nơi con vật đã ở. Lưu ý, dù con vật đã chấm dứt nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại khoảng 4 tuần và sẽ lây nhiễm qua con khác nếu chúng không được cách ly.

Chó bị co giật

Di chứng thường xuyên của bệnh sốt ho là chứng múa giật, bệnh này thể hiện dưới dạng các cơ bắp thường xuyên bị co rúm. Hầu như không có phương thuốc nào chữa được. Chứng bệnh này không làm suy yếu khả năng sinh sản của giống chó tốt. Việc sanh con sẽ giảm bớt chứng múa giật ở chó mẹ. Chứng múa giật thường được coi như tình trạng chó thiếu sức khoẻ. Tình trạng này thường thường càng lúc càng xấu đi.

Bệnh kinh phong

Chứng co giật của chó cái xảy ra khi, trong khi, hoặc ngay sau khi sanh con được gọi là chứng kinh phong. Nếu chó mẹ được cho ăn đầy đủ canxi và vitamin D trong thời kỳ mang thai sẽ tránh được bệnh kinh phong. Triệu chứng bệnh này thay đổi tuỳ theo mức độ trầm trọng của căn bệnh từ những biểu hiện bồn chồn khó chịu và co giật nhẹ đến những cơn nguy kịch có thể kết thúc trong hôn mê hoặc tử vong.

Những nhu cầu về canxi trong cơ thể của bầy chó con thường làm suy sụp nguồn canxi trong cơ thể chó mẹ.

Bệnh kinh phong có thể đều trị bằng cách tiêm gluconate canxi dưới da. Có thể ngăn chặn bệnh tái phát bằng cách bổ sung vào khẩu phần ăn của chó 1 lượng canxi có thể dùng được và vitamin D.

Bệnh còi xương

Khi xương chó mất khả năng canxi hoá thường được gọi là bệnh còi xương. Những chó con khoẻ mạnh thường bị chết hoặc còi cọc vì bệnh này hơn tất cả các bệnh khác. Nó thực chất là bệnh ở chó con, nhưng những dị tật ở xương do bệnh gây ra sẽ kéo dài suốt đời của nó.

Triệu chứng bệnh còi xương bao gồm trạng thái hôn mê, cổ bị cong, lưng còng, khớp xương bị méo mó hoặc nổi u, chân cong, các cơ bắp nhão đi. Những biến đổi đặc trưng cho chứng mất khả năng tự canxi hoá ở chó con thể hiện rõ ở tình trạng xương cẳng chân mọc dài ra, các khớp sụn ở xương sườn lòi ra. Ở giai đoạn cao hơn của bệnh, toàn bộ xương trở nên mềm đi, dễ méo mó và dễ gãy hay răng mọc chậm.

Bệnh còi xương là hậu quả của việc thiếu chất vôi (canxi), phốt pho và vitamin D. Có thể ngừa trước bệnh này bằng cách cung cấp vào khẩu phần ăn của chó đầy đủ những chất kể trên. Nếu bệnh chưa đến thời kỳ trầm trọng, có thể chữa trị bằng cách trên; tuy vậy, những biến dạng xương do bệnh gây ra khó sửa chữa được. Đối với những con chó được nuôi trong nhà, tức là không được tắm nắng mặt trời hoặc nếu có cũng chỉ là ánh sáng mặt trời xuyên qua cửa kính, khi đó nhu cầu cung cấp vitamin D nhân tạo càng cao hơn. (Có thể cho chúng thật nhiều vitamin D, song trường hợp này rất hiếm xảy ra trừ phi ta có mục đích rõ ràng).

Những chó vốn bệnh còi xương lúc nhỏ nhưng khi lớn lên đã được chữa khỏi hoàn toàn có thể dược nuôi để gây giống, ta không sợ chúng sẽ truyền lại cho con cái những khuyết tật từ chúng gây ra gây ra. Nhưng tình trạng mất cân đối hoặc thiếu chất trong khẩu phân ăn vốn gây ra bệnh còi xương ở chó mẹ có thể ảnh hưởng đến con cái, trường hợp này thường là do căn bệnh tái phát trở lại chứ không phải di truyền.

Chó trưởng thành thường có nhu cầu về canxi, phốt pho à vitamin D ít hơn so với chó mới sanh hoặc chó con; song chứng nhuyễn xương (tức bệnh còi xương) ở giai đoạn sau, thường xảy ra ở những chó trưởng thành là do hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng lúc chó còn nhỏ. Trong những trường hợp như thế, xương mềm sẽ dẫn đến tật què quặt hoặc biến dạng.

Việc chữa trị cũng tương tự như khi chữa trị bằng chứng còi xương của chó lúc nhỏ, tức là bổ sung canxi, phốt pho và vitamin D vào khẩu phần ăn. Nhất là khi chó mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú, nên cung cấp cho nó thật nhiều những chất trên, vừa để bồi dưỡng cho chó vừa để cung cấp đủ chất để tạo nên một bộ xương hoàn chỉnh cho bào thai và cho sự sinh trưởng của chó con.

Bệnh lưỡi đen (Black tongue)

Bệnh lưỡi đen (bệnh này tương tự như chứng thiếu niacin ở người) ít xảy ra ở những con chó được nuôi nấng đầy đủ. Trong những năm qua, nó là mối đe dọa đối với chó; không ai biết dược nguyên do và cách chữa trị căn bệnh này. Giờ đây, cần bệnh được biết là do thiếu axit nicôtin (còn gọi là vitamin B2 trước đây nó có tên là vitamin G). Bệnh lưỡi đen có thể xảy ra trong một khoảng thời gian khá dài. Bệnh bắt đầu bằng chứng hôn mê, bỏ ăn những thức ăn vốn dùng hàng ngày, táo bón, ói từng cơn, đặc biệt là miệng có mùi hôi. Khi chứng bệnh phát triển hơn, màng nhầy ở miệng, mắt, lưỡi hoá đỏ và viêm tấy lên và có những vết thâm tím ít nhiều, nhất là ở vùng ngoài của lưỡi, môi nổi mụn nhọt có mủ loét và những lớp da khô tróc hai bên má. chứng táo bón có khả năng dẫn đến tình trạng trầm trọng hơn là tiêu chảy. Bệnh lưỡi đen là chứng bệnh âm ỉ, nó tiến triển từ từ từng thời kỳ một. Bệnh này ít xảy ra trừ khi chủ nó quá cẩu thả, ít hiểu biết và nhất là hà tiện chỉ cho nó ăn độc nhất các thứ bột ngô, thịt muối đậu bo, khoai tây ngọt, và các thức ăn thường gây ra bệnh thiếu niacin ở người. Bệnh lưỡi đen không lây lan, mặc dù sự thiếu chất này cũng có thể gây bệnh tương tự đối với những con chó khác cùng chuồng với nó.

Không có phương thuốc nào chữa trị chứng bệnh này được, chỉ có cách duy nhất là thay đổi chế độ ăn uống bằng cách cho chó ăn những thức ăn có chứa nhiều hợp chất vitamin B, gồm axit nicotin; như thịt bò, thịt cừu, thịt ngựa, men bia, mầm lúa mạch, sữa, trứng, và nhất là gan tươi. Còn việc chữa trị khẩn cấp ta có thể tiêm axit nicotỉc dưới da. Chữa trị bệnh ở miệng theo phương cách dân gian như rửa sạch, sát trùng cũng dùng được, mặc dù những cách này không có tác dụng gì nếu ta không sửa đổi chế độ ăn uống của chó.

Bệnh Leptospira hay sốt rét chó

Bệnh Leptospira còn được gọi là bệnh sốt ở chó, có những bệnh sốt vàng da lây lan ở người. Không nên lẫn lộn bệnh này với chứng vàng da không lây ở chó vì đó chỉ là sự tắt nghẽn ống mật dẫn đến một số rối loạn gan và dạ dày. Tuy nhiên bệnh Leptospira tương đối ít xảy ra, nhưng nếu xảy ra thì sẽ trầm trọng và lan rộng ra.

Bệnh này gây ra do một trong 2 loại khoẩn xoắn là Leptospira canicola và Leptospira icterohenorrhagiae, Các tổ chức gây bệnh này thường tìm thấy ở trong phân hoặc nước tiểu của chuột nhiễm bệnh, bệnh truyền sang cho chó do ăn nhầm thức ăn bị các chú gặm nhấm này làm ô uế. Vì thế, đối với những nhà có nhiều chuột, tốt nhất là đựng thức ăn của chó vào những vật dụng kim loại có nắp đậy để chuột không thể tấn công vào dược. Và trường hợp này cũng có thể xảy ra đối với chó (tức là chó bị bệnh sẽ truyền sang cho chó khoẻ). Và người cũng vậy. Song trường hợp này rất hạn hữu.

Triệu chứng bệnh Leptospira gồm thân nhiệt thay dổi, nôn mửa, bỏ ăn, viêm dạ dày, ruột, tiêu chảy, da vàng, và cơ thể suy nhược. Việc phân tích máu và nước tiểu sẽ có ích cho việc chẩn đoán bệnh. Đây là chứng bệnh cần đưa chó đến bác sĩ thú y ngay, một khi nghi ngờ chó có bệnh.

Việc chản đoán tiến triển bệnh không cần thiết nhất là khi bệnh đã qua giai đoạn đầu. Nếu phát hiện bệnh khi mới phát bệnh, có thể điều trị bằng thuốc penicilin sẽ có kết quả tốt, hoặc dùng huyết thanh và vacxin chống Leptospira cũng có hiệu quả cao. Những biện pháp tích cực phòng bệnh gồm diệt chuột ở những vùng bệnh đang hoành hành, rửa sạch và sát trùng các vật xung quanh nơi nhốt chó bệnh.

Bệnh viêm gan truyền nhiễm

Đây là chứng bệnh virút gây viêm nhiễm ở gan. Dĩ nhiên không phải do cùng loại virút gây viêm gan ở người. Triệu chứng này bao gồm: khát nước bất thường, bỏ ăn, nôn mửa, tiêu chảy đau nhức khiến cho chó rên rỉ, và lên cơn sốt. Khi chó mắc bệnh thường tìm cách lẫn trốn.

Bệnh này tiến triển nhanh và thưởng gây tử vong. Khi chó khỏi chứng bệnh này thường vẫn còn virút trong phân một thời gian dài, do đó lây lan sang những con khác trong những tháng sau đó.

Dùng huyết thanh hoặc vacxin có thể tránh khỏi bẹnh. Sự kết hợp hai loại này ngày nay được sử dụng cho cả 2 thứ bệnh là bệnh sốt ho và viêm gan.

Chứng bệnh lông quặm ở mắt

Khi lông mi lộn ngược, nếu lộn vào, gọi là chứng lông quặn, nếu công ra, gọi là lông quớc. Cả 2 loại này dường như xảy ra đối với một số giòng chó và được xếp vào bệnh di truyền. Cả 2 trường hợp có thể được chữa trị bằng phẫu thuật. Có thể phẫu thuật mà không để lại vết thẹo nào. Cần phải nhận thức được mỗi khuyết điểm ở chó một khi ta nuôi chúng với mục đích truyền giống.

Bệnh viêm màng kết

Một sỏ chất kích thích, những tổn thương và các bệnh lây nhiễm, và một số gây sốt như bệnh sốt ho, đều dẫn đến chứng bệnh viêm màng kết, đó là chứng viêm tấy những màng quanh mi mắt chó. Thoạt tiên màng kết hơi đỏ lên và chảy nước mắt. Khi bệnh nặng hơn, màng kết trở nên viêm tấy lên, màu mắt tối hơn. Nưóc tiết ra thay đổi độ đặc và màu sắc gồm nhầy lẫn mủ và có màu vàng. Mi mắt khép dính lại và sau đó nổi hột.

Khi mắt bị nhiễm bệnh trong một thời gian dài bệnh có thể ảnh hưởng đến giác mạc. Mủ phát triển cuối cùng thâm nhập vào nhãn cầu. Đến giai đoạn này, tình hình trở nên trầm trọng đau buốt, và xấu hơn là dẫn đến mù hoàn toàn.

Việc chẩn bệnh tại nhà, đối với người chủ chó có trình độ chăm sóc chuyên môn, gồm việc thường xuyên rửa mắt gồm dung dịch axit boric 2% và bôi trong các loại thuốc mỡ có kháng sinh dùng cho mắt.

Nếu có gì xảy ra chomắt chó, cách duy nhất là đến những người chuyên môn để giúp đỡ hoặc chỉ dẫn.

Bệnh dại

Bệnh gây ra do vi rút, có thể lây truyền đối với tất cả những dộng vật có máu nóng, và có lẽ chó là kẻ số một chuyên gieo rắc chứng bệnh này. Tuy nhiên chứng bệnh bộc phát từ những động vật dại sói, sói đồng cỏ, hoặc cáo, những con này cắn vào chó, chó lại cắn người hoặc cắn những con chó khác hay các động vật khác.

Virút, tìm thấy trong nước bọt của con vật bị nhiễm bệnh dại, thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết xước ở da. Việc này thường bắt nguồn từ việc da bị cắn hoặc bị xước và con vật dại liếm vào vết thương đó. Về mặt lâm sàng, bệnh bộc phát dưới 2 dạng. Một dạng có tên là “loại chỉ” và loại kia là “loại trầm”. Cả 2 loại đều do một giống virút gây ra. Bệnh này hoành hành một cách đối với tính tình của chó. Một con chó già hiền lành có thể đột ngột hung dữ hơn; hoặc ngược lại cũng có, tức là chó hung dữ bướng bỉnh bỗng trở nên hiền lành và dễ dạy.Thoạt nhiên chó mắc bệnh thường đến gần chủ, tật ăn uống cũng thay dổi đột ngột, chó trở nên tham ăn và ăn bất cứ thứ gì: đá, những mẩu gồ, thậm chí là kim loại nữa. Kế đó là tật đi lang thang, chó dường như muốn đi xa khỏi chủ của nó càng nhiều càng tốt.

Ở tất cả những vật mắc bệnh dại có khuynh hướng tự vệ rất cao. Hay nói cụ thể hơn là chó thường căn, mèo thường cười tru tréo và cào cấu, ngựa hay cắn hoặc đá, bò thường tấn công bất ngờ vật gì di động được.

Ta sẽ nhận thấy rõ ràng rằng nếu chó cứ muốn cắn do có bệnh dại, thì xuất hiện triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian gian ấy, nếu không, ta thả nó ra và “không có gì cả”.

Khi một con vật bị nhiễm bệnh dại, nó không thể nuốt thức ăn được bởi vì các cơ nuốt thường bị tê liệt. Và khi khát nước dữ dội, nó thường cố nuốt nước hoặc bất cứ chất nước nào mà nó có thể tìm được. Do hai hàm răng nhai liên tục nên nước bọt tụ lại và sủi bọt, mà ta thường gọi là sủi bọt mép.Một trong những dấu hiệu đầu tiên của chứng bệnh dại ở chó là chứng hạ hàm dưới. Dấu hiệu này thuộc “loại trầm”. Con vật có cái nhìn “xa xăm”,  tiếng kêu và tiếng sủa bị lạc giọng. Phát hiện ở triệu chứng này, người chủ thường mang chó đi chữa trị và cho răng chó bị mắc xương trong cổ họng. Hai chân sau, và dần dần cả toàn bộ phận sau, cuối cùng bị tê liệt và dẫn đên tử vong.

Nhiều nước trong cộng đồng Anh đã ra đạo luật bắt tất cả chó phải tiêm vắc xin ngừa bệnh dại. Bản thân tiến hành đạo luật này cũng phải mất một thời gian mới có thể trừ tiệt được chứng bệnh dại nói trên. Một số người thắc mắc tại sao phải nhốt chó vào chuồng khi nó chỉ mới “táp” vào ai đó và chỉ làm rách da thôi - Nếu chỉ làm như thế, họ không thể nào hiểu được.

Việc tiêm ngừa có tác dụng gì. Theo thống kê cho thấy việc tiêm vãcxin ngừa bệnh có tác dụng 88% trong các trường hợp. Các nhà chuyên trách về vấn đề sức khoẻ thì muốn có 100% hiệu lực kia. Vì thế mới nhổ sạch nguồn gốc lo lắng trong đầu họ. Bởi vì việc vắc xin phòng bệnh không có hiệu lực 100% ta không nên dựa vào nó mà mặc hên xui may rủi. Vì thế con vật được nhốt kín và được theo dõi hàng ngày dưới con mắt của nhà nghề của một chuyên gia quan sát, thường việc theo dõi kéo dài 2 tuần. Ta sẽ nhận thấy rõ ràng rằng nếu chó cứ muốn cắn muốn do bệnh dại, thì xuất hiện triệu chứng lâm sàng trong suốt thời gian ấy, nếu không, ta thả nó ra và “không có gì cả”.

Việc cắt buồng trứng ở chó cái

Vấn đề phẩu thuật cắt buồng trứng ở chó cái là một vần đề tranh luận khá sôi nổi. Vì việc phẩu thuật này có những mặt tốt lẫn mặt xấu của nó. Nếu muốn phẩu thuật cắt buồng trứng ở chó cái, con chó ấy phải từ 6 đến 8 tháng tuổi, ở tuổi này, chó đã khá lớn, các tuyến nội tiết đã cân bằng và các cơ quan sinh dục cũng đã phát triển. Nếu tiến hành mổ lúc chó mới 3,4 tháng tuổi thì có nhiều vấn đề đối với hệ bài tiết của chó. Một số ít trường hợp khác, người ta nhận thấy các cơ thắt của bọng đái mất khả năng. Nhưng trường hợp này có thể được chữa trị bằng cách tiêm vào lưng một lượng hóc môn stibetrol.

Có nhiều ý nghĩ sai lầm về hậu quả sau việc cắt bỏ buồng trứng chó cái. Một số người cho rằng việc cắt bỏ buồng trứng sẽ làm thay đổi tính nết của chó, rằng một con chó hiền lành bỗng trở nên hung tợn, và khá lạnh lùng là một con chó vốn hung tợn bổng trở nên dễ bảo.

Một số người nuôi chó cho rằng khi chó cắt buồng trứng sẽ trở nên mập mạp, lười biếng và hay ngủ. Theo những tài liệu thống kê về hậu quả sau khi tiến hành cắt buồng trứng cho thấy là những việc trên không đúng.Thật là sai sót khi phải đổ lỗi cho việc phẫu thuật cắt buồng trứng trong khi chính người chủ chó có lỗi - đó là lỗi đã cho chó ăn quá nhiều.

Thiến chó

Thiến chó có nghĩa là cắt bỏ hoàn toàn tinh hoàn của chó. Thông thường thì việc thiến chó là một vấn đề rất hạn hữu. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp cần phải thiến. Việc thiến chó có thể trở nên cần thiết nhằm giải quyết một số điều kiện bệnh lý nhất định chẳng hạn như khối u (bướu), viêm tuyến tiền liệt kinh niên và những bệnh thuộc vê phần đáy chậu khác. Do mất giới tính nên chó sẽ tiết mồ hôi bất chợt.

Cũng cần nhớ rằng đối với chó cái cắt bỏ buồng trứng cần phải xích hoặc nhốt cẩn thận.

Các tuyến hậu môn

Ở hai bên hậu môn của chó có một tuyến hậu môn tiết ra chất nhờn giúp cho chúng bài tiết dễ dàng hơn. Nhưng tuyến này thường hay bị nghẹt và tích tụ chất bã hôi hám. Sự tích tụ ấy suy cho cùng, không phải là một căn bệnh chừng nào nó gây nên nhiễm trùng và mưng mủ. Hầu như tất cả chó thường mắc triệu chứng này và dù không chăm sóc mấy chúng cũng không hề mang hậu quả gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu chó được chăm sóc kỹ lưỡng hơn chúng sẽ trở nên phấn khích, mắt sáng lông mọc dần một cách mượt mà hơn. Nếu những chất bẩn ấy thải ra ngoài hậu môn.

Muốn giúp một con chó bài tiết được những chất bẩn ấy ta nên cầm tay nó bằng tay trái, ôm ngang vùng chân của nó bằng ngón cái và ngón trỏ của bàn tay phải rồi ấn mạnh vào vùng quanh hậu môn bằng các ngón tay. Làm như vậy chó có thể bị đau trong giây lát và thường đờ ra, song không có gì là đáng ngại. Một thứ chất bã đặc quánh có mùi hôi thối sẽ được hậu môn thải ra. Cần phải làm như vậy nhiều lần trong khoảng từ một tuần đến một tháng, tuỳ theo thời gian tích tụ của tuyến hậu môn. Làm như vậy hoàn toàn không nguy hại gì cả.

Nếu không chú ý thực hiện nắn ép tuyến hậu môn như trên thì các tuyến này có lúc sẽ bị nhiễm trùng và cần phải được giải phẩu. Trường hợp này hiếm khi xảy ra song nếu cần giải phẩu qua một bác sĩ thú y kinh nghiệm.

Viêm tử cung

Viêm tử cung là sự đau buốt hay viêm nhiễm kinh niên của dạ con ở chó cái và có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau. Có lẽ nguyên nhân chủ yếu và thông thường nhất là đặc biệt ở chó cái có độ tuổi từ 8 đến 12 năm, là sự mang thai giả. Viêm tử cung thường đi kèm sự sinh đẻ. Nó có thể là hậu quả của hiện tượng sót nhau hoặc nhiễm trùng dạ con do sự tách rời bụng mẹ ở chó con.

“Bọc mủ tử cung” thường được dùng chỉ những trường hợp mà dạ con của chó sưng phồng lên và đầy mủ. Trong những trường hợp như vậy cần phải tiến hành mổ.

Cấp cứu cho chó

John Steinbeck, tác giả đã từng đoạt giải Nôben khi viết quyển “Những cuộc du hành nghiên cứu Châu Mỹ với Charley”đã than vãn rằng thật đáng tiếc vì không có một quyển sách hay toàn diện về cách chữa bệnh chó tại nhà. Charley là một chú chó lông xù có tuổi đã từng đi theo ông chủ nổi tiếng này (tức là tác giả quyển sách trên) trên 1 chiếc mô tô vòng quang thế giới.

Cũng giông như việc chữa trị cho người, việc chữa trị và cho thuốc đối với bệnh của chó tốt hơn hết là dành cho bác sĩ chuyên môn vốn có nhiều kinh nghiệm từng trải. Tuy nhiên có những lúc và những tìng huống không thể mời bác sĩ thú y ngay lập tức được, khi đó người chủ phải xử lý ngay mới cứu được sinh mạng chó hay ít nhất cũng tránh được những tổn thương sau này.

Vì lẽ đó chúng tôi trình bày với các bạn 1 số lời khuyên sau đây.

Dụng cụ cấp cứu

Một số dụng cụ cầm tay như nhíp, kềm nhỏ, kéo cắt thẳng, nhiệt kế ruột thẳng, thìa uống trà, thìa súp, và miếng gạc bằng bông.

Để băng bó cần phải có 1 hộp đựng bông băng một cuộn vải mỏng (gạc) cở 2m.

Những khăn trải giường cũ nhưng sạch sẽ là có thể sử dụng được.

Còn về thuốc, nên trữ các loại dung dịch amoniac, as-pirin, rượu cồn, dung dịch hydrogen peroxide nồng độ 3% (nước oxy già) bicarbonate natrium (so da), nhủ tương Bis-muth, dầu khoáng, muối, trà, vasolin, Kaopectate, dầu và bột tan (để xoa) dùng cho trẻ em.

Xử lý việc điều trị chó

Khi chó bị thương hay đau ốm ta nên đối xử thật nhẹ nhàng, thái độ âu yếm điềm tĩnh. Nếu chó đau đớn vì vết thương, bạn lấy một miếng gạc hay một mảnh vải dài buộc mõm chó rồi băng từ dưới cổ ra sau gáy và buộc lại. Lưu ý đừng để lưỡi chó bị răng cắn vào, và nhớ buộc mõm cho thật chặt.

Nếu cần di chuyển chó, ta dùng tay nắm mớ lông lùng nhùng sau gáy còn tay kia nâng ngực nó lên. Nếu chó quá lớn không thể di chuyển kiểu này, ta có thể dùng khăn tắm rộng, hoặc mềm hay khăn trải giường gấp lại làm cáng 2 người khiêng.

Nếu cho chó uống thuốc viên hay thuốc nước nên kéo nó vào một góc và đặt nó ở tư thế ngồi. Nếu là thuốc viên,ta phải dùng ngón tay cái và ngón trỏ nạy hàm nó ra, còn tay kia nhét thuốc vào họng chó càng sâu càng tốt, đóng mõm chó lại và nâng hàm lên, chà xát cổ họng nó để nó nuốt thuốc vào. Nếu nó không nuốt được, ta lấy tay bịt mũi nó thật chặt, nó sẽ nuốt không khí và nuốt luôn viên thuốc. Đối với thuốc nước, vén môi trên của chó lên rồi nghiêng muỗng đổ thuốc vào túi hầu nằm phía ngoài gần mõm dưới, ta nên dùng ngón trỏ đẩy túi hầu ra ngoài. Đừng rót thuốc thẳng vào cổ họng chó, chó sẻ dễ bị nghẹt thở và thuốc chảy ra ngoài.

Sau khi chữa trị xong để chó nằm yên, tốt nhất là cho nó lên giường hoặc vào một phòng nào đó để nó không làm chính nó đau đớn hoặc ảnh hưởng đến những vật khác.

Những vết cắn và vết thương

Xén bớt lông quanh vùng đó. Rửa nhẹ bằng xà bông tinh khiết cùng với nước hoặc nước oxy già. Nếu máu cứ chảy ra ngoài, lấy băng vải hoặc gạc garo quấn quanh ngực chỗ gần vết thương nhất. Tháo gạc ra khoảng 10 phút sau đó. Dùng gạc tẩm nước lạnh để cầm máu.

Khi bị côn trùng cắn hoặc chích, cố gắng lấy ngòi chích ra bằng nhíp hoặc bông gòn, rồi nhỏ vài giọt amoniac loãng. Nếu chó bị đau cho nó 1 viên aspirein.

Những vết bỏng

Xén bớt lông quanh vùng đó: Tẩm trà đặc, nóng (có chứa một phần lượng axit tanic) và một miếng gạc. Đối với vết bỏng nhẹ có thể bôi lên đó vasolin. Sử dụng thuốc aspirin như đã khuyên nếu chó bị đau. Giữ cho chó luon ấm nếu nó có vẻ bị kích động mạnh.

Chứng táo bón

Dùng dầu khoáng: Nếu chó nhẹ hơn 4,5 kg thì cho uống 1/4 muỗng cà phê, từ 4,5kg đến 11,25kg thì cho uống 1/2 muỗng cà phê, từ 11,25kg đến 33,75kg thì cho uống đầy muỗng cà phê. Nếu chó nặng hơn 33,75kg ta cho nó uống khoảng 3/4muỗng ăn canh.

Bệnh tiêu chảy

Dùng Kaopectate với lưu lượng tương ứng với trọng lượng cơ thể như đã chỉ rõ trong phần dầu khoáng ở trên nhưng trong vòng từ 4 đến 7 tiếng đồng hồ thì cho uống lại.

Tật cắn lộn

Đừng ngăn cản chúng một cách thô bạo. Có thể tạt một xô nước lạnh vào chúng. Đánh nhẹ vào mông chúng bằng một sợi dây da hoặc gậy nhỏ. Có thể dùng chiếc khăn tắm dầy nặng hoặc mềm phủ qua đầu chúng hay quấn tờ báo rồi đốt lên như bó đuốc, và đưa gần về phía chúng, chúng sẽ mất hết “tinh thần chiến đấu” ngay. Nhớ là khi dùng cuộn báo đốt đừng ném vào người chó.

Những cơn đau

Cố đưa chó vào phòng kín để nó có thể nằm yên tránh bị đau. Nếu có thể, bạn nên phủ lên mình chó 1 cái khăn hay mền. Khi cơn đau đã hạ, cho chó uống aspirin với liều lượng 64,8 miligam cho mỗi 4,5kg trọng lượng cơ thể.

Bệnh thần kinh

Xử lý môi trường gây bệnh hoặc đưa chó ra khỏi môi trường gây bệnh. Cho chó uống aspirin đúng liều lượng. Aspirin có vai trò giống như một loại thuốc an thần.

Bệnh trúng độc

Nếu có sẵn hộp đựng chất độc, ta nên tiến hành giải độc: theo cách chỉ dẫn in sẵn trên đó. Nếu không bạn hãy pha một dung dịch nước muối đậm và cố gắng đổ nước muối vào họng chó theo phương pháp môi - túi hầu. Nhiều phút trôi qua cũng đủ tiết ra nhiều độc tố. Khi đó nhanh chóng đưa chó dến bác sĩ thú y để chữa trị kịp thời.

Chấn động

Nếu chó nhai phải dây điện, bạn hãy đeo găng tay vào hoặc quấn bằng khăn tắm khô dày quanh bàn tay rồi kéo dây điện ra. Nếu chó nằm gục, ta cho chó ngửi dung dịch amoniac và hô hấp nhân tạo như sau:

Đặt con chó nằm nghiêng, đầu cuối xuống thấp, ép lên thành bụng và tì vào sườn, rồi giảm áp lực này trong khoảng một đến hai giây. Rồi làm lại, giữ cho chó luôn được ấm.

Rối loạn bao tử

Nếu là rối loạn bao tử nhẹ, hãy sử dụng nhủ tương bis-muth với liều lượng tương tự như dầu khoáng đối với bệnh táo bón thì sẽ chặn đứng bệnh ngay. Đối với những trường hợp trầm trọng hơn bạn hãy dùng rượu mạnh với liều lượng tương tự đem pha với một lượng nước tương tự sẻ rất công hiệu.

Khi nuốt phải vật lạ

Nếu vật vẫn còn ở trong miệng chó thì bạn cứ việc gắp nó ra. Nếu chó đã nuốt rồi thì bạn nên pha dung dịch muối đậm như trong phần “sự trúng độc”. Một vài vật nhỏ, mềm hay xốp sẽ không gây hại gì đâu.

Những vết thương do thú dữ

Nếu bị nhím hoặc chồn hôi cắn, dùng nhíp hoặc kìm nhỏ, lấy lông nhím ra. Dùng nước oxi già để rửa vết thương nếu bị chồn hôi phun độc, bạn nên tắm chó trong nước cà chua ép.

Chú ý: trong những trường hợp vết cắn, vết thương, vết bỏng bị làm độc, đau và sốt nghiêm trọng thì phải mang chó đến bác sĩ thú y sớm nhất.

Uống thuốc và tiêm cho chó

Trước khi trình bày phần những bệnh của chó, chúng tôi xin đề cập đến một vấn đề mà nhiều người tuy biết, nhưng lại xem thường, đó là việc tự mình cho chó uống thuốc và tự mình chích thuốc cho chó. Nhiều người cho đây là việc khó khăn, cũng có phần nguy hiểm, nên việc không đáng mà vẫn phải nhờ đến bàn tay của thú y sĩ giúp cho. Tốn ít tiền bạc thì không nói làm gì, nhưng cái công của mình dắt chó đi về mới là đáng nói.

Nuôi chó kiểng, dù là một con hay nhiều con, ta cũng nên biết cách tự cho chó uống thuốc, và tự chích thuốc cho chó, khi chó bị bệnh.

Đây là công việc rất dễ làm, ai cũng nên biết. Vì chẳng lẽ chỉ cần cho chó uống một vài viên thuốc, chỉ cần chích cho chó một vài mũi thuốc, mà ta phải chờ chó đến phòng mạch thú y, vừa tốn tiền, vừa tốn công một cách... không đáng tốn.

Cách cho chó uống thuốc

Việc cho chó uống thuốc, với chó con thì dễ, ta có thể banh miệng chúng ra, rồi dùng muỗng nhỏ đổ thuổc từ từ vào miệng. Nhưng với chó lớn, ta không dễ dàng gì banh miệng nó ra được. Cách tốt nhất là nên hòa tan thuốc vào nước rồi dùng muỗng nhỏ hoặc bơm thuốc vào ống chích, sau đó kềm cho chó ngửng đầu lên, kéo một bên da mép ra rồi đổ hay bơm thuốc nhè nhẹ vào mõm chó.

Cách tiêm (chích) cho chó

Còn việc chích thuốc cho chó, dù chích thịt hay chích dưới da cũng gây cho chó sự đau đớn và hoảng hốt. Từ đó, chó có thể bất thần phản ứng hoặc cắn lại ta. Vì vậy, trước khi chích, ta nên cẩn thận dùng sợi dây mềm cột chặt miệng chó lại.

Sau đó, nếu là chích thịt, thì ta cứ chọn bốn bắp thịt của bốn đùi chó mà chích. Nếu chích nhiều ngày liên tiếp, thì nạy chích bắp chân nầy, mai lại chích bắp thịt của chân khác. Nếu chích dưới da, ta chỉ luồn kim xuống lớp da ở bên hông hoặc da ở hai bên sống lưng chó mà chích. Ống chích và kim chích nên sát trùng kỹ, và cũng nên sát trùng nơi chích bằng oxy già để khử trùng để nơi đó khỏi làm độc.

Răng chó

Cũng như người, chó có hai lần thay răng. Loại răng đầu tiên được gọi là răng sữa hay răng non nó sẽ gãy và được thay bằng răng cứng. Loại răng sữa này sẽ mọc khi chó con mới hai hay ba tuần tuổi, gồm một hàm răng sữa (sáu răng sừa và hai răng nanh ở mỗi hàm, hàm trên có bốn và hàm dưới có sáu răng cối), thường luôn mọc đủ trước lúc cai sữa. Trừ một số dị tật bẩm sinh, thì các răng sữa này không cần phải quan tâm.

Được khoảng bốn tháng thì các răng sữa bắt đầu lung lay và dần được thay thế bởi các răng cứng. Quá trình lung lay và thay thế răng khác có thể kéo dài khoảng 3 hay bốn tháng. Đó là thời kỳ đáng chú ý nhất trong đời một con chó: thời kỳ thành niên. Một số chó khoẻ mạnh về thể chất có thể lướt qua thời kỳ thay răng này rất dễ dàng mà không hề cảm thấy thay đổi gì. Còn những con chó yếu ớt hơn có thể bị viêm lợi, ra máu và cần phải được chăm sóc. Khi đang thay răng, chó con cần phải được ăn thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thịt và sữa. Không cho ra nắng và phòng cho nó các bệnh nhiễm trùng

Các răng cứng thường gồm có 42 chiếc - mỗi hàm có sáu răng sữa và hai răng nanh, hàm trên có mười hai và hàm dưới có mười bốn răng cối. Có khi những chiếc răng cối phía trước không mọc được và dị tật này cũng không có gì quan trọng.

Sự thay răng là một yếu tố di truyền ở chó và một số có răng mềm, dễ gãy và khuyết cho dù nó được ăn uống tốt và chăm sóc kỹ càng đến đâu đi nữa. Những con chó có răng thật cứng thì lại có thể bị hư răng trước hoặc trong thời kỳ về già. Đến lúc đó, để cho răng phát triển bình thường chó cần phải có đủ lượng protêin cần thiết,

Thường các răng cứng mọc trước khi các răng sữa bị lung lay và chó có thể có luôn cả hai hàm răng cùng thay một lúc. Các răng sữa rồi cuối cùng cũng bị thay đi, nhưng chừng nào còn chưa rụng chúng có thể làm lệch hoặc chiếm chỗ của những chiếc răng đang mọc. Những chiếc răng cửa thường là những chiếc răng bị dị tật do hậu quả của những chiếc rãng sữa không rụng kịp thời.

Những chiếc răng sữa trong trường hợp này cần phải nhổ đi. Các chân răng này có thể được nhổ bằng cách dùng ngón tay cái và các ngón khác cầm chặt mặc dù có thể cần dùng đến kìm để nhổ hoặc phải đưa chó đến bác sĩ thú y

Các răng cứng của chó con luôn luôn hơi lệch có nghĩa là các răng cửa trên có thể hô ra và không khớp với các răng cửa ở hàm dưới. Khi chó trưởng thành, nhược điểm này có thể dần dần được hồi phục.

Những cơn sốt cao và kéo dài, nhất là đối với chó từ 4 đến 9 tháng tuổi, đôi khi khiến cho răng chó bị phai màu, rỗ hay bị khuyết mà người ta thường gọi là răng bệnh. Chúng thường sinh do các bệnh tật khác hơn là do bệnh sốt ho. Đối với chứng này rất khó chữa trị. Răng chó sẽ trở nên rất khó coi nhưng lại bền chắc đối với chó. Các “răng bệnh” không hề do di truyền, nhưng khuynh hướng phát triển của chúng có vẻ như vậy. Ít nhất thì ở thời kỳ răng mọc những con chó có tổ tiên ông bà bị chứng “răng bệnh” dường như rất dễ bị bệnh sốt khiến răng chúng bị hư.

Những con chó già, nhất là những con được dinh dưỡng nhiều chất carbohydrates, thường có khuynh hướng tích tụ nhiều cao răng ở răng. Cao răng thường xuất phát từ kẽ lợi của các răng hàm và bám dần đến đỉnh răng. Muốn chữa chứng này, răng chó cần phải được bác sĩ thú y nhổ bỏ.

Muốn cho mồm chó sạch và bớt cao răng cần phải dùng một tấm giẻ uớt tẩm muối và soda lau chùi răng cho chúng.

Một mẫu xương lớn để chó gặm hoặc nô giỡn sẽ làm cho cao răng giảm đi. Nếu cao răng vẫn cứ sinh thì việc nhai và gặm mẩu xương ấy sẽ khiến cho các chất cặn bám trên răng tróc ra. Một mẩu xương đối với chó con sẽ có vai trò như một chiếc đai răng giúp gọt giũa những chiếc răng cứng.

Mọc răng ở chó con ? Những điều thú vị bạn nên biết

Chó mới sinh chưa mở mắt, đôi khi đã có vài răng cửa.

  • Từ ngày thứ 12-15 chó mở mắt.
  • Từ tuần thứ 2-3 các răng cửa mọc, răng nanh hàm trên mọc.
  • Tuần thứ 4 tất cả răng sữa mọc hết.
  • Đến 2 tháng các răng cửa bắt đầu mòn.
  • Từ 2,5 tháng răng giữa hàm dưới mòn.
  • Từ 3-3, 5 tháng răng kề hàm dưới mòn bằng.
  • Tháng thứ 4 các răng ngoài hàm dưới mòn bằng. Trong thời kỳ này các răng khác cũng mọc hết.
  • Đến tháng thứ 5-6 các răng sữa đều rụng và thay thế dần bằng răng vĩnh viễn.
  • Tháng thứ 7 tất cả các ráng vĩnh viễn đều mọc cao bằng nhau.

Bảng: Nha thức của một số giống chó

Giống chó Nha thức
Chó nhà (Canis familiaris) (I 3/3 - C 1/1 - PM 4/4 - M 2/3) x 2 = 42
Chó sói xám (Canis lupus) (I 3/3 - C 1/1 - PM 4/4 - M 2/3) x 2 = 42
Chó sói núi (chó sói vàng) (Canis aureus) (I 3/3 - C 1/1 - PM 4/4 - M 2/3) x 2 = 42
Chó sói lớn (chó sói lửa) (Coun alpinus) (I 3/3 – C 1/1 - PM 4/4 - M 2/2) x 2 = 40

I = Incisor (răng cửa); PM = Premolar (răng tiền hàm)

C = Canine (răng nanh); M = Molar (răng hàm)

Theo khảo sát 90 chó con từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi trên 3 nhóm chó ta, chó Nhật và Chihuahua, sự mọc răng của chúng được ghi nhận như sau:

Chó ta có thời gian mọc răng sớm nhất, tuần thứ nhất đã bắt đầu mọc và kết thúc vào tuần thứ 5. Tập trung mọc nhiều nhất vào tuần thứ 3 với các răng sau: Răng cửa thứ nhất (86,7%), răng cửa thứ hai (63,3%), răng cửa thứ ba (66,7%) và răng tiền hàm thứ tư (56,7%).

Đối với giống chó Nhật thời gian mọc răng trễ hơn chó ta 2 tuần, tuần thứ ba chúng mới bắt đầu mọc và kết thúc vào tuần thứ sáu. Tập trung mọc nhiều nhất vào tuần thứ tư với các răng sau: Răng cửa thứ hai (70%), răng cửa thứ ba (70%), răng nanh (63,3%), răng tiền hàm thứ ba (83,3%), răng tiền hàm thứ tư (73,3%).

Với giống chó cảnh Chihuahua có thời gian mọc răng trễ nhất, tuần thứ tư mới bắt đầu mọc răng và kết thúc vào tuần thứ sáu, tập trung cao nhất vào tuần thứ năm, cụ thể như sau: Răng cửa thứ hai (83,3%), răng cửa thứ ba (80%), răng nanh (73,4%), răng tiền hàm thứ ba (73,4%), răng tiền hàm thứ tư (70%).

Như vậy thời gian mọc răng không giống nhau giữa các giống chó, những giống chó lớn vóc có thời gian mọc răng sớm hơn những chó nhỏ vóc.

Mùi của chó

Nhiều người ghê sợ và không muốn nuôi chó vì sợ cái “mùi của chó”. Dĩ nhiên, hầu như cái gì cũng có mùi đặc trưng của nó, trong khi ai cũng chỉ quen ngửi hoa hồng. Chẳng ai muốn chó có mùi như hoa hồng, và ngược lại thế giới này sẽ ra sao nếu như hoa hồng lại có “mùi của chó”? Một con chó phải có chút mùi đặc trưng vì nếu không nó sẽ không còn là chó. Đó dường như là một tặng vật của tạo hoá. Tuy nhiên, nếu mùi ấy trở nên quá mạnh và khó ngửi thì đó là lúc cần phải tìm ra nguyên nhân. Trong hầu hết các trường hợp đó là do hậu quả của bệnh nghẽn tuyến hậu môn. Nếu gặp trường hợp như vậy người chủ phải thông hậu môn cho chó và rửa kỹ hậu môn của nó bằng xà phòng.

Nếu như mùi ấy có vẻ như mùi thối rửa thì cần phải xem kỷ trong mõm chó. Răng hư cần phải nhổ, một chiếc lợi bị viêm hoặc một vài chiếc răng sâu cũng có thể là nguyên nhân gây nên mùi khó chịu ấy. Ở một vài con chó có một nếp gấp ở môi dưới, gần rănh nanh hàm dưới, cần phải được xem xét kỹ vì đó là nơi dễ bị nấm gây nên tác hại cho cả vùng mõm. Mùi này giống như mùỉ chân người bị mắc chứng “nấm chân voi” vậy.

Mùi hôi này cũng có thể xuất phát từ lông nếu chó bị tấn công nhiều bởi họ bọ chét hoặc rận. Hơn nữa, loài chó dường như rất thích mùi cá chết và thường hay nô rỡn với một xác cá chết đã thối rửa vừa giạt lên bờ biển. Một con chó bị viêm tai nặng có thể “đuổi chủ nó ra khỏi phòng” với mùi khó ngửi của nó. Dĩ nhiên, muốn chó hết mùi hôi ta phải tìm xem mùi đó xuất phát từ đâu và tìm cách chữa trị dần. Một số chó hay có chứng “no hơi”. Đối với chó mắc chứng này cần phải thay đổi lượng thức ăn và cần phải thêm một muỗng than bột vào mỗi suất ăn để làm giảm lượng carbohydrate.

Cách tính tuổi chó cảnh bằng cách xem răng

Quan sát bộ răng của chó cảnh cũng như của gia súc khác thuộc lớp thú, chúng ta có thể xác định được tuổi của chúng.

Nếu chỉ viết một nửa số loại răng của mỗi hàm, chúng ta có công thức răng của chó như sau:

Răng cửa được dùng để xác định tuổi của chó.

Răng cửa mỗi hàm gồm có 2 răng giữa, 2 răng kề và hai răng ngoài.

Răng cửa lúc còn là răng sữa thường khá nhỏ và vành răng chia thành 3 thùy tách biệt nhau. Các răng sữa này sẽ được thay thế hoàn toàn bằng răng vĩnh viên. Vàng răng gồm 3 thùy liền nhau thành hình hoa huệ. Sau một thời gian các thùy này mòn bằng đi tùy theo tuổi. Vào khoảng 1 năm tất cả răng đều có màu trắng hoặc trắng bóng.

Định tuổi theo sự phát triển của răng, sự thay răng, độ mòn và màu sắc của răng cửa là chính xác, nhưng chỉ xác định được đến 5 – 6 tuổi. Sau đó thì không thể xác định được tuổi chó theo răng nữa.

Thường chó cũng không sống lâu hơn, vì đến tuổi đó chó đã không còn ý nghĩa về mặt chăn nuôi nữa. Một số con chó sống đến 12 – 15 tuổi, đặc biệt có con tới 20 tuổi.

Định tuổi chó non:

Chó mới sinh, chưa mở mắt, chưa có răng, đôi khi thấy vài răng cửa.

Từ ngày thứ 12-15 chó mở mắt.

Từ tuần thứ 2-3 các răng cửa mọc, răng nanh hàm trên mọc.

Đến tuần thứ tư tất cả răng sữa mọc hết.

Đến 2 tháng các răng cửa bắt đầu mòn.

Từ 2 tháng rưỡi răng giữa hàm dưới mòn.

Từ 3 – 3 tháng rưỡi răng kề hàm dưới mòn bằng bằng. Trong thời kỳ này các răng khác cũng mọc hết.

Đến tháng thứ 5,6 các răng sữa đều rụng và thay thế dần bằng răng vĩnh viễn.

Đến tháng thứ 7, tất cả răng vĩnh viễn đều mọc cao bằng nhau.

Định tuổi chó trưởng thành:

Từ 8 tháng đến một năm tất cả răng sữa đều có hình hoa huệ, màu trắng bóng.

Đế 15 tháng các răng giữa hàm dưới đã bắt đầu sây xước.

Từ 18 tháng đến 2 năm răng giữa hàm dưới đều mòn bằng răng giữa hàm trên bắt đầu mòn.

Đến 3 năm 4 răng cửa (2 răng giữa và 2 răng kề) hàm dưới đều mòn bằng.

Đến 4 năm tất cả răng cửa hàm dưới đều mòn bằng và 2 răng giữa hàm trên cũng mòn bằng.

Năm thứ 5-6 tất cả răng cửa hàm trên và hàm dưới đều mòn hết. Sau thời gian này, bộ răng biến đổi không theo một qui luật nào cả, cho nên không thể sử dụng các biến đổi của răng cửa để định tuổi nữa.

Biết định tuồi chó chúng ta sẽ không bị mua nhầm chó già, hoặc biết chó đã già để thanh thải.

Sự sinh sản ở loài chó

Chu kỳ sinh dục:

Chó đực và chó cái có thể hước vào giai đoạn sinh đục, sinh sản từ 10 tháng tuổi, Nhưng trong chăn nuôi chó cảnh không nên cho chó đực cũng như chó cái phối giống non tuổi như vậy. Chờ cho chó đầy năm rồi hãy cho giao phối giống lần đầu tiên.

Chó đực có thể phối giống cho cái bất kỳ thời gian nào trong năm, miễn là được gặp chó cái. Còn chó cái chỉ chịu đực theo chu kỳ “kinh nguyệt”. Mỗi năm có 2 lần thay “kinh”, đôi khi cách nhau khoảng 6-8 tháng. Nếu không đúng kỳ kinh nguyệt chó cái không thích chịu đực.

Khi đến kỳ kinh nguyệt chó cái có những biểu hiện tâm sinh lý khá rõ rệt, như xúc động, hồi hộp và muốn bỏ nhà đi tìm chó đực. Đó là lúc kèm theo “động hớn” hay “động đực”. Thời kỳ động đực có thể kèm theo hiện tượng rụng lông, âm hộ tụ máu mọng to hơn ngày thường, chảy dịch nhầy đỏ như máu, có mùi hôi rất mạnh. Đó là mùi gamophion hấp dẫn chó đực.

Thời điểm thụ thai:

Thời gian động đực kéo dài 10-20 ngày. Từ ngày bắt đầu thấy âm hộ chảy nước đến ngày thứ 7-8 chó cái thường không chịu đực. Sau ngày thứ 7-8 chó cái mới chịu cho chó đực nhảy. Tốt nhất là vào cuối kỳ động đực, khoảng ngày thứ 10, cho chó đực đến với chó cái, ở giai đoạn này tỷ lệ thụ tinh cao nhất vì đúng vào thời kỳ rụng trứng của chó cái trong kỳ kinh nguyệt. Nếu trứng được thụ tinh ở lần nhảy đực đầu tiêu thì 4-5 ngày sau những biểu hiệu động đực sẽ ngừng.

Nếu lần nhảy đực này chưa có kết quả, trứng chưa rụng, hoặc chưa được thụ tinh, chó cái phải được chó đực nhảy tiếp một lần nữa mới trở lại tính nết bình thường, lúc đó hoặc là trứng đã thụ tinh, hoặc chó cái đã hết cơn động đực.

Không cho chó cái lấy đực vào ngày mưa.

Sắp đến kỳ động đực, nên cho chó cái uống thuốc tẩy giun sán.

Nhiều người nuôi chó cảnh muốn quan tâm tới thời điểm chó cái có thể thụ thai, nhưng thiếu quan sát những diễn biến tâm sinh lý của chó, nên thường để lỡ dịp cho chó cái lấy đực. Một con chó “mắn đẻ” rẫt dễ thụ thai ngay lần nhảy thứ nhất. Một con chó kém khả năng sinh sản có thề trượt hoài khi đi lấy đực không trúng ngày rụng trứng.

Trước hết chủ chó nên dành thời gian theo dõi đề xác định một vài lần xem con chó cảnh của mình dễ thụ thai vào ngáy thứ mấy kề từ ngày chó bắt đầu có kinh nguyệt.

Có con chó cái đi lấy đực lần đầu tiên cứ sủa hoài và cắn lại chó đực. Khi thấy thế ta đừng thất vọng, lần thứ hai chó cái sẽ chịu đực.

Giao phối:

Cho chó giao phối non không có lợi về nhiều mặt. Từ một năm tuồi đến 8 năm tuồi là thời gian sinh sản của chó. Không nên lấy giống chó đực già quá 8 tuồi, vì con sinh ra sẽ kém sức chịu đựng. Chó cái vì lý do nào đó như trật kỳ kinh nguyệt, bị bệnh đúng vào thời kỳ mang thai, v.v... đến 4-5 tuổi mới được thụ thai lần đầu thì thường đẻ khó do chỗ tiếp giáp giữa hai xương háng đã mất tính đàn hồi.

Muốn có bầy chó con tốt, phải quản lý chó cái trong thời kỳ động đực, không cho chó cái trốn nhà tự đi tim đực. Tốt nhất nên chọn chó đực cho chó cái. Việc thuê chó đực hoặc xin giống chó đực là một biện pháp tốt đề gây giống chó. có những dịch vụ cho thuê chó đực giống, nhiều nước đã có những thể lệ về việc thuê chó đực giống do những câu lạc bộ chó cảnh thực hiện.

Việc ghép đôi “bừa bãi” có thể dẫn tới việc sinh ra một đàn chó con xấu, không mang những tình trạng mà chủ chó mong muốn. Có khi chó cái lùn bị ghép “bừa bãi” vói giống chó to con, thai sẽ to, không lọt vừa khung chậu, đe doạ đến tính mạng của chó mẹ do đẻ khó.

Thông thường để đạt kết quả chắc chắn người ta cho chó cái ghép đôi với chó đực hai lần. Mỗi lần cách nhau 24 giờ. Không nên cho nhảy quá nhiều lần dễ gây bất thụ. Nếu ta đã nuôi quen, có kinh nghiệm xác định thời điểm chó có thể thụ thai thì cho chó cảnh chịu đực một lần là đủ. Hoặc để tránh những lứa đẻ quả đông, con chỉ nên cho chó đực nhảy một lần.

Lần đầu tiên được lấy đực, chó cái thường không chịu gần chó đực, tìm cách chống cự và cắn lại “bạn tình”. Vì thế nên đeo rọ mõm cho chó cái. Những lần sau không cần phải đeo rọ nữa.

Nên cho chó ghép đôi ở chỗ kín đáo và được “tự do” trong khoảng 1 giờ. Trong lúc giao phối, chó đực và chó cái ghép với nhau khá lâu, có khi tới 45 phút. Lúc đó dương vật cương lên và xương ngọc hành sẽ mắc ngang âm hộ của chó cải. Nên phải chờ cho chó ghép đôi xong và tự tách rời nhau. Mọi hành động thô bạo can thiệp trông lúc đều coi như không có lợi, có nguy cơ làm gãy xương ngọc hành hoặc tổn thương bộ phận sinh dục của chó cái.

Bạn có biết:

Khi chó cái được nhảy đực, nhưng không thụ thai thì chú chó đực vẫn được tiền thuê chó. Lần thứ hai trong thời kỳ động đực, nếu chó cái vẫn không thụ thai thì chủ chó đực không được nhận tiền thuê chó đực. Nều lần này chó cái thụ thai thì chủ chó cái vẫn phải trả tiền thuê chó đực.

Điều kiện trả tiền thuê chó đực có thể bằng tiền hoặc bằng tiền và hiện vật bồi dưỡng cho chó, như trứng, sữa, thịt hoặc hoàn toàn bằng hiện vật, hoặc nhận một con chó con mà chủ chó đực thích nhất (con chó ở khoảng 42 – 49 ngày tuổi).

Nếu chó cái bị chết trước khi đẻ hoặc cổ chó con bị chết trước 42 ngày tuổi, thì chủ chó đực không được đòi chó con.

Nếu chó cái chỉ đẻ 1 chó con, hoặc chỉ con 1 chó con sống sót đến ngày bắt chó (42-49 ngày tuổii) thì chó con đó thuộc về chủ của chó đực, hoặc chủ của chó đực nhận tiền theo thời giá chó con lúc bấy giờ và theo thỏa thuận giữa hai chủ chó.

Thụ tinh nhân tạo:

Ở một số nước, kinh doanh dịch vụ chó phát triển người ta đã ứng dụng thụ tinh nhân tạo cho chó. Đó là cách lấy tinh dịch của chó đức giống đem phan loãng và thụ tinh cho nhiều chó cái vào lúc động đực. Như vậy một con chó đức giống tốt có thể thụ tinh cho nhiều chó cái. Thụ tinh nhân tạp cho chó rất có ý nghĩa đối với những bầy lớn, tiết kiệm được chó đực giống, và tập trung nuôi được nhiều chó cái, chủ động chó đực khi nhiều có cái cùng đến lúc động đực!

Hơn nữa, thụ tinh nhân tạp giúp cho việc quản lý giống chó được chặt chẽ hơn, giữ được giống chó thuần chủng, và chủ động trong việc cho chó cái phối giống cũng như lai giống.

Thụ thai và mang thai:

20 - 24 giờ sau khi giao phối, chó cái có thể thụ thai.

Chó mang thai khoảng 9 tuần. Đối với giống chó lớn thời gian mang thai khoảng 65-68 ngày. Còn chó cảnh lùn thời gian nàv có thể là 59-62 ngày. Nếu chậm đẻ, quá thời hạn đó là trường hợp bệnh lý.

Về dấu hiệu chó có chửa, lúc đầu khó nhận thấy. Đến ngày thứ 10 thì các dấu hiệu bên ngoài đã khá rõ: bầu vú và bụng lớn lên, nhất là ở phần bụng dưới. Muốn biết chó có mang thai, cần sờ vào bụng. Nếu thấy trong bụng có những cục tức là thai đang phất triển trong bầu nước ối.

Trong thời gian đang mang thai, tránh không cho chó làm việc quá mệt, không dùng chó đi săn, chạy hoặc đi xa, không nô đùa với chó. Đặc biệt chăm sóc cho chó ăn no đủ chất. Phòng ngừa bệnh, nhất là nhiễm trùng để cơ thề chó mẹ khỏe mạnh.

Khi chó mang thai hoặc đang nuôi con bú sữa không được cho chó mẹ uống thuốc tẩy giun sán, chỉ dùng thuốc này trước khi cho nhảy đực.

Việc nhân giống chó

Đây là lúc cần có sự theo dõi sát sao nhất trong toàn bộ quá trình nuôi dạy chó. Việc chọn 2 con chó 1 đực 1 cái cho giao hợp sẽ quyết định sự thành bại sau này khi tạo những chó con. Nếu chọn sai những con chó đem giao phối dù là chọn sai 1 con đi nữa hay có sự không xứng hợp giữa 2 con thì mọi công sức nuôi dưỡng, chăm sóc những con chó con sau này là vô ích, việc giao phối giữa 2 con chó là phác thảo một sơ đồ hình thành những con chó con. Nếu bản sơ đồ là đúng thì phải tiến hành ngay tức là những con chó con khi ra đời phải được ăn uống, chăm nom đúng mức để có thể phát triển đúng theo cỡ loại mà tế bào nguyên sinh của nó quy định. Tuy nhiên nếu việc giao phối trên sai sót thì chắc chắn rằng con của chúng sẽ lãnh hậu quả dù cho có nuôi dưỡng chúng chu đáo đi nữa.

Yếu tố may rủi trong việc gây giống chó cảnh cũng không nên xem nhẹ vì đúng là đôi lúc chúng ta cũng phải tuỳ vào sự may rủi trên lý thuyết, sự phối hợp có vẻ rất lý tưởng nhưng thực tế lại tạo ra những con chó ốm yếu chẳng đúng như chủng loại của nó, và cũng xảy ra trường hợp một con chó con khoẻ mạnh lại ra đời từ sự phối hợp sai giữa chó bố và chó mẹ của nó. Tuy nhiên những kết quả như thế có tính ngẫu nhiên và ít xảy ra những con chó lý tưởng nhất thường ra đời từ những con chó bố mẹ đã được chọn lựa kỹ từ cá nhân mỗi con đến việc phù hợp giữa chúng khi cho phối hợp nhau, chúng ta phó thác cho sự may rủi. Việc lựa chọn kỹ sẽ mang lại kết quả tốt về lâu dài, ít có con chó nào thực sự lý tưởng ra đời mà không có sự lựa chọn kỹ càng. Một số người nuôi chó không có chút kiến thức về di truyền học lại thành công mà họ không biết được tại sao mình lại thành công. Một số người vì quá tinh tưởng vào những câu chuyện các bà, cũng như tin vào những quan niệm lỗi thời rằng khoa học đã lâu không còn đúng đắn nữa - những người thành công thường nói như vậy nhưng thật ra họ không hiểu gì.

Do giới hạn của quyển sách nên chúng tôi không thể bàn chi tiết về môn di truyền học ở đây cũng như việc ứng dụng môn khoa học đó vào việc gây giống chó. Nhiều quyển sách đã viết về vấn đề này, một trong những quyển sách hay nhất, rõ ràng và dể hiểu đối với người dân bình thường là quyển “bí quyết mới cho việc tạo những giống chó tốt hơn” của Philip On Stott. Trong quyển sách này và quyển sách khác nói về vấn đề di truyền, bạn sẽ biết thêm về nhiều ứng dụng thực tế ngành khoa học này và việc gây giống vật nuôi.

Điều mà chúng tôi muốn trình bày ở đây là một vài lời khuyên rút ra từ những quy luật di truyền. Mỗi dáng vẻ của chó được quyết định bởi những gien do các tế bào sinh sản mang đi một gien của bố và gien của mẹ và do sự phối hợp đó mà chó được hình thành, có các cặp gien này cấu thành nên cuộc sống của mỗi con chó và thường thì những gien ấy phối hợp nhau tạo nên những thuộc tính của chó.

Những gien này thường đi từng đôi một gien trong mỗi cặp do bố tạo ra và gien kia do mẹ. Cả bố mẹ cũng đã nhận những gien này từ chó bố mẹ của nó, và hoàn toàn ngẫu nhiên phân nửa của mỗi cặp hiện diện trong tế bào nguyên sinh của chó đực và cái, và những gien này lại truyền cho con cháu trong bất cứ cặp gien nào 1 con chó đực hoặc 1 con chó cái có thể cung cấp 1 con chó con 1 gien nọ và gien kia cho con khác trong cùng 1 lứa hoặc trong những lứa khác nhau. Có vô số cặp gien không biết hết được đến nỗi tạo ra vô số những sự kết hợp giữa chúng và chính điều này tạo ra sự khác nhau giữa 2 anh em ruột hoặc 2 chị em ruột. Thật ra cũng chính gien quy định cho chó là đực hay cái.

Chúng ta biết rằng chó bố sẽ cung cấp một gien và chó mẹ sẽ cung cấp một gien để tạo nên một cặp mà cặp này quy định hình dạng và thể trạng của chó sau này. Vì thế chó bố và mẹ có sự tương đồng về tế bào nguyên sinh và hợp tử để tạo nên đàn con sau này. Một số người cho rằng chó đực quan trọng hơn chó cái nhiều đến mức mà những điểm ưu hay khuyết của chó mẹ không có ảnh hưởng gì đến chó con cả, nhưng về sau về lập luận này bị đảo lộn và những nhà nuôi chó cho rằng chó cái quan trọng hơn. Còn chúng ta đều hiểu rằng vai trò đóng góp của 2 con đực và cái trong việc phối hợp và trong từng cơ thể của chúng là ngang nhau, không nên xem trọng con này hay con kia.

Có hai loại gien: gien lặn và gien trội và có 3 kiểu hợp gien: 1 gien lặn từ con đực kết hợp với 1 gien lặn từ con cái, 1 gien trội từ con đực và 1 gien lặn từ con cái và 1 gien lặn từ con này kết hợp với 1 gien trội ở con kia. Chính sự kết hợp theo kiểu đầu cuối này mới gây ra vấn đề trong việc gây giống. Khi cả 2 gien đều là gien lặn thì kết quả thuộc tính ấy không thể hiện trên cơ thể con vật khi cả hai gien đều là trội thì thuộc tính ấy trội, nhưng khi một gien trội, và một gien lặn thì kết quả thuộc tính ấy có thể trội hoàn toàn hoặc chỉ trội một phần thôi đó là lý do tại sao một con chó đực hoặc con cái lại không tạo ra những chú chó con không giống mình chút nào cả.

Nếu như tất cả các cặp gien của một con chó đều là trội thì ta có thể tin rằng nó sẽ cho ra đời những con chó con giống nó hoàn toàn dù cho con kia có như thế nào đi nữa, hoặc nếu tất cả các gien đều lặn kết hợp với 1 con cái có tất cả các gien cũng đều lặn thì đàn con giống hoàn toàn chó bố mẹ nó. Tuy nhiên 1 chó đực với cặp gien lẫn lộn thì sẽ tạo ra đủ kiểu những con chó con chẳng giống cha cũng không giống mẹ.

Trước khi có quy luật Mendeleep có số chó đực cho là trội có khả năng tạo ra một số đặc tính nào đó ở con của chúng nghĩa là những đặc tính ấy thể hiện trên cơ thể chó con dù cho con nó kết hợp với nó. Ví dụ có một số con chó có mắt sậm thì chắc chắn sẽ không bao giờ tạo ra những con chó con có mắt màu nhạt dù cho con nó kết hợp với nó có màu nhạt đi nữa. Lý luận này cũng đúng khi một con đực cùng lứa với nó cũng có mắt màu sậm như vậy khi kết hợp với 1 con cái có mắt màu lạt thì cho ra đời một loạt những con con có mắt màu lạt (có nghĩa là một gien của con cái có tính trội).

Trước khi mang 1 con chó cái đi giao phối ta phải cân nhắc kỹ lưỡng bản thân con chó đực có khoẻ mạnh hay không? Và nó có xuất thân từ một giống chó tốt hay không để có khả năng cho ra đời những con chó con xứng đáng với công lao, tiền bạc của ta phải bỏ ra trong việc gây giống này. Ta nên nhớ rằng chó cái cung cấp đúng phân nữa số gien trong mỗi cơ thể chó con trong lứa chó, nếu nó không có những chiếc gien tốt thì thời gian, tiền của ta bỏ ra cho việc gây giống cũng như việc nuôi nấng đàn chó sẽ lãng phí.

Phải công nhận là một con chó cái loại xấu hoặc xoàng khi cho giao phối với 1 con đực lý tưởng sẽ cho ra đời những con tốt hơn bản thân nó. Nhưng khi nuôi chó con ngày càng nâng cấp cao hơn so với giống thường thường của nó. Một con chó của người khác vốn thuộc giống tốt được nâng cấp cao hơn chó của ta thì dĩ nhiên chó của ta sẽ không bao giờ bằng chó của họ. Một con chó cái chỉ hơi khá thì chẳng nên chọn để gây giống làm gì. Tốt hơn hết là loại bỏ giống chó loại xoàng đó hoặc chỉ cho chúng giữ vị trí ở 1 con chó kiểng mà thôi chứ đừng cho gây giống làm gì. Thật ra việc tập trung theo dõi và xét đoán để tạo ra những con chó con tuyệt vời từ 1 con chó cái giống tốt mà không có một con nào xấu ra đời là một việc làm không đơn giản. Nếu ta ra chợ tìm mua một con chó cái thật tốt, xuất thân từ một con chó tốt được nuôi nấng thật kỹ lưỡng và cho giao phối với 1 con đực xứng đáng thì chắc chắn sẽ có kết quả mỹ mãn hơn. Ngay cả khi ta muốn tiết kiệm, ta chỉ mua một con chó con có nhiều triển vọng, có nguồn gốc thật tốt thì ta chỉ nuôi vài tháng là cho chúng giao phối được. Với 1 con chó cái như vậy có thể tạo ra những con chó con tuyệt hảo ngay trong lứa đầu tiên, chứ còn chọn những con cái hạng xoàn thì mãi tới thế hệ thứ 2 hoặc thứ 3 mới hy vọng cho ra đời những chó con theo ý muốn. Giả thử con chó cái của ta là một con chó có thể gây giống tốt ta vẫn phải tìm một con kết hợp với nó sao cho những ưu điểm của con cái được phát huy hết mức.

Thật là dại dột khi cho chó gây giống với một con đực dùng làm chó kiểng trong nhà ta hoặc một nhà hàng xóm chỉ vì ta thấy không tốn kém gì cả. Bất cứ con chó nào tầm thường hoặc không thích hợp (dù nó ở đâu và của ai đi nữa) mà ta chọn để gây giống là việc hết sức không nên làm. Nếu chó cái của ta đáng được dùng để gây giống, thì dù xa xôi cách trở nếu cần, ta cũng phải cố tìm cho được một con đực thích hợp để có thể phát huy những ưu điểm của con cái.

Có 3 điều cần cân nhắc khi đánh giá ưu điểm của một con chó đực – nhất là bản thân nó phải thật hoàn hảo, hai là dòng giống tạo ra nó phải tốt, ba là các ưu khuyết điểm của các dòng con mà chúng đã từng tạo ra ở những lứa trước đó.

Về phần bản thân, một con chó đực tốt phải dũng cảm xông xáo (nhưng không hung dữ), và tiêu biểu cho dòng giống của nó về phần hình dáng không có những đặc điểm kỳ quái nào. Nếu nó vì tai nạn mà có những vết thẹo hay thương tật như gãy chân cũng không sao, bởi vì nó chỉ truyền cho con nó những chiếc gien di truyền, còn thương tật thì không ảnh hưởng gì tới gien cả.

Còn phả hệ của chó có khi rất quan trọng hoặc không có ảnh hưởng gì. Trong một lứa chó có hai con, cùng một nguồn gốc, một con có thể thật hoàn hảo trong các buổi triển lãm cũng như trong vấn đề gây giống, trong khi con kia chẳng làm được cái gì cả. Đặc biệt khi xét về phả hệ, không nên dựa vào mức độ lâu đời của nó, vì 3 thế hệ là đủ rồi, dĩ nhiên nếu có nguồn gốc lâu đời thì thật là một đề tài hấp dẫn cho những người chủ có tính hiếu kỳ. Giả như con chó đực được tạo ra một dòng giống thật tốt nhưng bản thân nó không tốt thì cái phả hệ kia cũng chẳng ít gì.

Ý nghĩa cốt lõi của vấn đề phả hệ ở đây là nó giúp ta biết được bố mẹ, ông bà nội ngoại, cố, sơ của con chó, từ đó suy ra những ưu điểm cũng như những khuyết điểm của nó xuất thân từ đâu.

Khi một con kết hợp với nó để giao phối ta phải cố tìm ra để có thể tăng cường ưu điểm nầy hoặc che lấp khuyết điểm kia. Giả dụ như một con cái trong hai thế hệ trước đó có vai dựng đứng, trong khi ta muốn có 1 con vai thẳng, thì ta nên chọn cho nó một con kết hợp có vai thẳng hoặc có nguồn gốc từ chó vai thẳng. Ta cũng ứng dụng lý thuyết nầy để trừ những khuyết tật của chó như mõm nhọn, mắt nhạt, lưng mềm, chân bẹt và các tật khác do di truyền.

Ngoài ra, nếu ta có một con chó đực có thân trước (gồm mặt và các phần ở trước) tốt và bố mẹ lẫn ông bà nó đều có thân trước tốt thì khi cho nó giao phối với một con cái có khuyết điểm về mặt này, ta sẽ tin tưởng là nó sẽ chữa được nhờ vào nguồn gốc của chó đực có thân trước tốt.

Đó là công dụng của vấn đề phả hệ trong việc nuôi chó. Một con đực được đánh giá là tốt nếu nó đã từng cho ra đời những đàn con tuyệt hảo, nếu bạn có thể thu thập tất cả những dữ liệu này mới có thể đánh giá một cách hoàn hảo dược, nhưng có lẽ bạn có thể làm một bảng đánh giá tương đối sát sao để có thể kết luận được là chó của bạn có tốt hay không. Trong bảng nghiên cứu này bạn không chỉ thu thập những con số mà bạn còn phải lưu tâm tới đặc tính của những con cái đã từng phối hợp với nó. Một con đực còn non dĩ nhiên không thể có nhiều kết quả “dũng cảm” được, nó chỉ phối hợp với một vài con cái có vài ưu điểm thường thường hoặc các con của nó vốn chưa đủ lớn để có thể đoạt giải trong cuộc thi hay tạo tiếng tăm cho bản thân và dòng họ. Khi đó loại chó này có thể được thông qua.

Một con chó đực khi kết hợp với con chó cái khá tốt mà cho ra đời từ 2 đến 3 con tuyệt tốt trong mỗi lứa chó thì có thể được xem là một con giống đực tốt.

Thông thường không cần phải suy nghĩ nhiều, người ta thường thích chọn bản thân nó hơn là con của nó, dù con của nó tốt hơn nó nếu xét về mặt bản thân nó. Theo cách này ta có thể tin vào những chiếc gien mà ta tin tưởng rằng sẽ tạo ra những giống  chó theo ý ta muốn. Bởi vì chó con của nó có những có những điểm xuất sắc chẳng qua là do được lai giống. Khi chọn một con đực giống không nên quá chú trọng rằng nó phải cho ra đời những lứa chó đông mới được, dù điều đó cũng rất cần thiết, trừ khi chó bố thiếu tinh dịch, còn hầu như số lượng chó con trong lứa chó là tuỳ thuộc hoàn toàn vào chó mẹ. Mỗi lần giao phối chó, bố sẽ truyền lượng tinh trùng đủ cho ra đời hàng triệu chó con nếu như cũng bằng ấy trứng trong chó mẹ được thụ tinh. Nhưng dù gì đi nữa mục đích chính của ta là đạt được những con chó con khoẻ mạnh chứ không phải là đạt nhiều chó con. Có ba phương pháp gây giống được các nhà nuôi chó chuyên môn ứng dụng, đó là sự giao phối cùng giống, sự giao phối thân thuộc (có bà con gần) và sự giao phối cùng dòng họ.

Sự giao phối cùng giống có nghĩa là cho hai con đực và cái giao phối nhau mà giữa chúng không thấy sự liên quan máu mủ nào.

Phương pháp này thường được các nhà nuôi chó mới vào nghề ưa chuộng vì họ cho rằng khi cho hai con chó có liên hệ ruột thịt giao phối nhau sẽ cho ra đời những con chó con ốm yếu, thể trạng kém, và có chiều hướng thoái hóa.

Sự giao phối thân thuộc là giao phối giữa hai con có quan hệ bà con gần - chó bố với chó con chó mẹ với con anh với em, hoặc anh em cùng cha khác mẹ. Một số con rất lý tưởng - được ra đời từ việc gây giống loạn luân này mà đối với con người thì hiếm xảy ra.

Còn sự giao phối cùng dòng họ là cho giao phối hai con có liên quan nhau nhưng ít thân thuộc hơn - như anh em bà con cô cậu chú bác, ông với cháu, bà với cháu hoặc dì với cháu.

Phương pháp giao phối cùng giống ít được sử dụng vì hầu như tất cả những con chó tốt được chọn làm giống đều có liên quan nhau - đều xuất thân từ một ông tổ nhưng thuộc thế hệ thứ 6 hoặc thứ 7 trong phả hệ. Dù gì đi nữa, ít ai thích chọn phương pháp này bởi vì những kết quá của phương pháp này đối với thế hệ đầu tiên thường ít khả quan, song phương pháp này vẫn được sử dụng bởi các nhà nuôi chó kinh doanh và có óc nhìn xa, họ muốn tạo cho giống chó của họ một ưu điểm nào đó mà chúng chưa có nhưng một con chó khác lại có. Trong khi chó nuôi gây giống có xu hướng tăng thêm thể chất cường tráng di truyền thì những người này muốn tạo cho chúng những nét thô thiển, nếu cho giao phối thân thuộc không thể nào có được. Những người nuôi chó giỏi không bao giờ cho giao phối cùng giống nếu họ có thể tạo ra những con chó có đặc điểm ấy mà chỉ dựa vào những con giống cùng giòng họ là đủ. Nhưng nếu họ có cho chúng giao phối kiểu này nhằm tạo ra những con tốt hơn, họ sẽ không dừng ở mức này dâu.

Sự giao phối thân thuộc thường không liên quan đến chuyện may rủi. Nó thường cho ra đời một số chó con lý tưởng nếu cho giao phối đúng cách, và một số con rất tồi ngay cả khi cho giao phối đúng cách, còn khi thực hiện phương pháp này ẩu tả sẽ cho ra đời những con vứt đi.

Tất cả những con chó đúng chuẩn đều được tạo ra từ việc giao phối thân thuộc giữa những con cùng dòng họ và trải qua nhiều thế hệ. Việc giao phối cùng dòng họ sẽ làm hiện ra những gien lặn ngoài mong muốn, những con nào mang những gien này sẽ bị loại ra và do đó giống chó càng được thanh lọc kỹ khỏi những gien lặn xấu.

Những con chó khoẻ mạnh, lý tưởng được ra đời từ bố mẹ và ông bà khoẻ mạnh đều giống nhau. Ta có thể cho chúng giao phối nhau dù chúng có bà con thân thuộc đến bao nhiêu, và có quyền hy vọng là chúng sẽ cho ra đời những con chó con khoẻ mạnh điển hình và có những điểm giống tất cả những thành viên trong phả hệ của nó. Nhưng khổ nỗi khó mà tìm ra hai con chó hạng nhất được nuôi ky lưỡng. Nhưng chỉ có cách đó là mới có thể tiến hành quá trình này thật nhanh để tạo ra một giống chó giống hệt nhau mà cho giao phối với nhau.

Ở đây vấn đề phả hệ thật có ích khi nghiên cứu phả hệ của một con chó cái giống. Và hi vọng rằng tất cả những con chó trong dòng họ đó đều tuyệt cả. Chúng ta nhìn lướt qua và chọn bốn con tốt nhất (tức hai cặp) rồi cho chó cái con của cặp này giao phối với chó đực con của cặp kia để tạo ra một con lý tưởng.

Chúng ta kiểm tra cách gây giống từ đời ông ngoại, nội này và thấy hợp lý hoặc có khả năng là hợp lý nếu con chó ta có được là lý tưởng. Rồi ta giả dụ rằng con chó đực hạng nhất trong phả hệ bên phía chó mẹ là ông ngoại của nó. Khi đó ta cho con chó cái của ta kết hợp với ông ngoại nó, hoặc với anh ruột nó nếu anh nó có những điểm xuất sắc tương tự như vậy, hay với con đực tốt nhất trong đàn con của nó hay cháu ngoại của nó. Theo kiểu này các gien của chó này tụ lại nhau và hi vọng sẽ tạo ra những con chó con có những ưu điểm tập trung đó.

Có thể con chó lý tưởng nhất trong dòng họ là một con khác (hoặc đực hoặc cái), trong trường hợp này ta nên tìm cách nhân đôi tế bào nguyên sinh của chúng lên (tức là cho giao phối thân thuộc) để tạo nền tảng cho một phả hệ từ các chú chó con trong lứa chó lý tưởng này.

Khi cho chó tiến hành giao phối đừng bao giờ dại dột cho hai con có cùng khuyết điểm như nhau kết hợp nhau. Ngược lại ta nên cho kết hợp hai con chó có cùng chung nhiều ưu điểm càng tốt. Cũng đừng để các khuyết điểm đó cân bằng cho nhau, như một con thì mặt rộng, còn một con thì mắt nhỏ, hoặc một con thì lưng võng, còn con kia thì lưng nhô. Hoặc ta nên chọn một con tốt còn một con kia là con xấu. Ta không thể hy vọng sẽ được con trung bình nếu như khuyết điểm của con này không đủ đắp lại khuyết điểm của con kia.

Chụp hình chó

Cách chụp ảnh chó làm tư liệu

Ảnh chó cảnh làm tư liệu phải có ba tư thế (ba kiểu ảnh): bên phải, bên trái và chính diện. Chó có nhiều màu khác nhau thì ảnh đen trắng không thể hiện đượcc đầy đủ về bộ lông của chó. Nếu chụp bằng phim màu sẽ cho ta những bức ảnh màu với đầy đủ giá trị của một giống chó. Chó phải được chụp ở tư thế đứng hoặc ít nhất cũng đang đi chậm, chụp nghiêng lấy ¾ hông phải và hông trái, nhất là chó có bộ lông nhiều màu. Chụp chính diện ở tư thế đứng thẳng.

Nền ảnh phải thoáng. Nền ảnh không có nhiều màu sắc, hoặc có vật di động, có tường, vật chắn, chân chó không dấu dưới đất cỏ. Nếu chụp riêng đầu thì chụp nghiêng lấy ¾ đầu và cổ, nhưng phải tuyệt đối tránh chụp khi chó há rộng miệng và lưỡi thè quá dài.

Chụp ảnh nghệ thuật

Có thể chụp ảnh chó với các tư thế khác nhau, như đang hoạt động, chuẩn bị đi săn hoặc làm việc, đang ngồi hoặc nằm. Có thể chỉ lấy riêng phần đầu hoặc toàn thân, chính diện hoặc nghiêng. Miệng có thể mở rộng với lưỡi đương thè ra ngoài. Nền ảnh có thể có nhiều màu sắc nhưng phải chọn để ảnh của chó nổi bật trên nền đó.

Một tấm ảnh của một con chó đẹp phải thể hiện được thể chất và bản chất của con vật. Như tầm vóc và tính năng động – tâm lý và tính nết. Người chụp ảnh phải “chụp” được một pha hiếm, có thể xảy ra đối với con chó. Nhiều bức ảnh nghệ thuật được tặng giải thưởng là do bắt gặp giây phút “xuất thần” của con chó. Thí dụ như động tác của chó đang lao xuống nước cứu người sắp chết đuối, hoặc động tác hai con chó nhỏ đang đùa với một bé gái kháu khỉnh v.v…

Các bài viết về những giống chó cảnh phổ biến trên thế giới

Tập hợp các bài viết hay về những loại chó cảnh trên thế giới. Gồm: cách nuôi chó, cách chăm sóc chó, huấn luyện chó & bệnh thường gặp ở các loài chó.

Giống chó to nhất thế giới

Chomeocanh.com xin giới thiệu với mọi người top 10 những giống chó to nhất thế [...]

Chó Golden lai

Nhận được nhiều thắc mắc về việc chó Golden lai giá rẻ của nhiều bạn [...]

Chó dễ thương

Các chú chó cute luôn điểm nhấn trong cộng đồng thú cưng. Mỗi bé lại [...]

Chó Golden F1

Chó Golden F1 thường được một số trang rao vặt quảng cáo với giá bán [...]

Avatar Chó Corgi

Cùng với sự phát triển của công nghệ, các nền tảng xã hội được cho [...]

Nuôi chó Golden có khó không?

Nuôi chó Golden Retriever có khó không? Đó là điều mà dường như bất cứ [...]

Cách nuôi chó Golden

Golden – một trong những giống chó cảnh được yêu thích nhất tại Việt Nam [...]

Cách nuôi chó Shiba

Cách nuôi chó Shiba không đến nỗi quá khó. Giống chó đến từ Nhật Bản [...]

Cách nuôi chó Rottweiler

Rottweiler là dòng chó nghiệp vụ nổi tiếng của Đức. Giống chó này được nuôi [...]

Doberman vs Pitbull

Chó Doberman vs Pitbull đều là những giống chó sở hữu danh xưng “loài chó [...]

Cách nuôi chó Pitbull

Chó Pitbull thường có giá thành không hề rẻ nhưng vẫn được nhiều người Việt [...]

Cách nuôi chó Doberman

Doberman nổi tiếng là một giống chó săn oai phong, dũng mãnh. Các bạn ấy [...]

Cách nuôi chó Pug

Là một loài cún nhỏ xinh đáng yêu, những chú chó Pug mini luôn được [...]

Chó Phốc sóc có dễ nuôi không?

Chó Phốc Sóc có dễ nuôi không? Những khó khăn thường gặp khi nuôi chó [...]

Cách nuôi chó Chihuahua

Để nuôi chó Chihuahua ngày càng đẹp và phát triển khỏe mạnh. Nó đòi hỏi [...]

Cách nuôi chó Chow Chow

Chó Chow Chow vốn nổi tiếng trong giới chơi chó cảnh bởi mặc dù sở [...]

Cách Nuôi Chó Corgi

Cách nuôi chó Corgi sao là tốt nhất luôn nhận được sự quan tâm của [...]

Cách nuôi chó Becgie

Đối với những người nuôi chó cảnh tại Việt Nam thì giống chó Becgie cũng [...]

Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng với tên tiếng anh đầy đủ là Tibetan Mastiff, là một giống [...]

Cách nuôi chó Nhật

Chó Nhật tên quốc tế là Japanese Chin. Đây là một trong những giống chó [...]

Cách nuôi chó Samoyed

Samoyed đang là một trong những giống chó phổ biến nhất tại Việt Nam hiện [...]

Cách chăm sóc chó Phú Quốc

Phú Quốc là một loài chó có xuất xứ từ biển đảo. Do đó, khi [...]

Cách chăm sóc chó Phốc sóc

Là một người nuôi chó Phốc Sóc, ai cũng mong muốn cún cưng của mình [...]

Phốc sóc đẻ mấy con

Chó Phốc Sóc Pomeranian là một trong những giống chó xinh xắn, được yêu thích [...]

Chó Corgi Mang Thai Bao Lâu

Tại Việt Nam, chó Corgi là một giống chó cảnh rất được yêu mến và [...]

Chó Corgi có chịu được lạnh không?

Chó Corgi là một giống chó được ưa chuộng và nuôi phổ biến không chỉ [...]

Cách chăm sóc chó Alaska

Giống chó kiểng hiện nay đang được rất nhiều người yêu thú cưng lựa chọn, [...]

Bệnh Care ở chó

Bệnh Care ở chó là một trong những chứng bệnh truyền nhiễm do virus nghiêm [...]

Bệnh Parvo ở chó

Bệnh Parvo ở chó là một trong những chứng bệnh gây tử vong cao nhất, [...]

Cách trị ghẻ chó

Nên trị bệnh ghẻ ở chó như thế nào là một câu hỏi được nhiều [...]

Bệnh ghẻ ở chó

Một căn bệnh về da do các loài ký sinh đáng ghét mà các chú [...]

Các bệnh hay gặp ở chó Rottweiler

Rottweiler thuộc giống chó dễ nuôi, sức khỏe tốt và tính tình rất ngoan hiền. [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Pug

Với một cặp mắt có hồn, gương mặt đầy biểu cảm, những nếp nhăn đáng [...]

Các bệnh thường gặp của chó Doberman

Doberman đang là một cái tên nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Phốc sóc

Các bạn chó Phốc nổi tiếng là có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu [...]

Các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Corgi

Corgi là một giống chó có tuổi thọ khá cao từ 12-15 năm. Tuy nhiên [...]

Những bệnh hay gặp ở chó Becgie

Các chú chó Becgie Đức tuy to lớn là vậy nhưng cũng không thể tránh [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Shiba

Chó Shiba là giống chó có sức khỏe rất tốt và dễ nuôi. Hầu như [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Alaska

Với sự gia nhập của những giống chó ngoại vào Việt Nam, các chú chó [...]

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Chó Poodle là giống chó cảnh có thân hình rất dễ thương và đáng yêu. [...]

Bệnh bại liệt ở chó

Các bé Cún luôn cần được chăm sóc thật kỹ càng. Do đó, nếu chủ [...]

11 Các bình luận

Bệnh Lepto ở chó

Các bạn thường rất đau lòng khi phải chứng kiến các bé cưng của mình [...]

Chó bị viêm da

Chó bị viêm da là một căn bệnh hết sức phổ biến ở các bạn [...]

Phốc sóc bị cụp tai

Thông thường, giống cún Phốc Sóc có đôi tai nhỏ, dựng thẳng và nó còn [...]

Alaska bị tiêu chảy

Alaska là một trong những giống chó được nuôi nhiều nhất trên thế giới bởi [...]

Chó bị tiêu chảy

Chú chó của bạn đang gặp phải vấn đề về đường ruột khiến chúng chán [...]

2 Các bình luận

Chó bị viêm phổi

Chó bị Viêm phổi là một căn bệnh thường gặp nhất ở mọi giống chó [...]

1 Các bình luận

Chó bị nôn bỏ ăn

Hiện tượng chó bị nôn bỏ ăn là điều thường thấy trong khi nuôi các [...]

24 Các bình luận

Chó bị nôn

Chó bị nôn là hiện tượng dễ xảy ra ở thú cưng, gây nên trạng [...]

Chó bỏ ăn mệt mỏi

Theo tâm lý chung của những người nuôi chó cưng, nếu thấy các bé bỏ [...]

Chó bị sốc nhiệt

Mùa hè đến rồi, nhiệt độ có nhiều thời điểm lên đến 39-40 oC. Với [...]

Chó nôn ra bọt trắng, dịch vàng

Khi nuôi chó thì ít nhất ai cũng sẽ gặp trường hợp chó của mình [...]

46 Các bình luận

Chó bị ghẻ

Chó bị ghẻ là tình trạng viêm da do một loài ve sống ký sinh [...]

Cách huấn luyện chó Husky

Chó Husky vốn là hậu duệ của một dòng sói Bắc Cực. Dù đã được [...]

Dấu hiệu chó bị ghẻ

Ghẻ gây ra tình trạng viêm da được sinh ra từ các loài ve nhỏ [...]

Giun sán chó

Giun sán chó là gì và đem lại những ảnh hưởng gì đến sức khỏe [...]

Chó salo

Chó là một động vật rất quen thuộc của mỗi gia đình. Thời kỳ sinh [...]

Cách huấn luyện chó Shiba

Chó Shiba Inu nổi tiếng với gương mặt thân thiện bậc nhất, hay còn gọi [...]

Cách huấn luyện chó Rottweiler

Bất kỳ giống chó nào nếu không được huấn luyện, dạy bảo từ nhỏ thường [...]

Cách huấn luyện chó Phú Quốc

Nói về chó Phú Quốc. Chúng được coi là một trong tứ đại quốc khuyển [...]

Cách huấn luyện chó Doberman

Chó Doberman thường bị nhiều người lầm tưởng là giống chó hung hăng, không nghe [...]

Cách huấn luyện chó Phốc sóc

Phốc Sóc là một trong số những giống chó cảnh thông minh và xinh xắn [...]

Cách huấn luyện chó Lạp xưởng

Những chú chó Lạp Xưởng là giống chó xuất hiện từ thế kỷ thứ 15 [...]

Cách Huấn Luyện Chó Corgi

Những chú chó Corgi luôn chiếm được cảm tình của những người yêu chó bởi [...]

Cách huấn luyện chó Golden

Chó Golden Retriever luôn là lựa chọn hàng đầu của những người thích nuôi thú [...]

Cách huấn luyện chó Becgie

Hiện tại, Becgie đang là một trong những giống chó phổ biến tại Việt Nam. [...]

Cách huấn luyện chó Alaska

Chó Alaska với bề ngoài to lớn. Như một chú sói hung dữ nhưng lại [...]

1 Các bình luận

Huấn luyện chó thi Dogshow

Hàng năm tại các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí [...]

Cách huấn luyện chó Samoyed

Samoyed đang là sự lựa chọn của rất nhiều người trong việc chọn một người [...]

2 Các bình luận

Cách huấn luyện chó Husky

Chó Husky vốn là hậu duệ của một dòng sói Bắc Cực. Dù đã được [...]

Cách huấn luyện chó Ngao Tây Tạng

Ngao Tây Tạng với tên tiếng anh đầy đủ là Tibetan Mastiff, là một giống [...]

Cách dạy chó đi vệ sinh đúng chỗ

Bạn mới đón một em cún về nhà. Ngay từ ngày đầu tiên về nhà. [...]

1 Các bình luận

Cách dạy chó Poodle đi vệ sinh đúng chỗ

Loài chó Poodle lông xù dễ thương được rất nhiều người yêu thích. Đây là [...]

Cách dạy chó

Cách dạy chó làm sao cho chúng ngoan, biết nghe lời chắc hẳn đang là [...]

1 Các bình luận

Chó cảnh đẹp nhân giống tại Chomeocanh.com .

Nhập khẩu & nhân giống bởi . Trang trại chó cảnh Chomeocanh.com Kennel thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam (VKA)