Các bệnh thường gặp ở chó Phốc sóc

Các bạn chó Phốc nổi tiếng là có sức khỏe tốt, khả năng chống chịu bệnh và tuổi thọ cao. Một chú Phốc sóc bình thường có thể sống tới 14-15 mà không cần phải chăm sóc chó Phốc sóc quá kỹ. Chính vì vậy những bệnh thường gặp ở Phốc sóc cũng không quá nguy hiểm. Chủ yếu là các bạn ấy gặp những bệnh di truyền hoặc những bệnh nhẹ có thể chữa trị. Tuy nhiên việc bị bệnh chẳng bao giờ là dễ chịu cả đúng không. Vậy hãy cùng tìm hiểu các bệnh thường gặp ở chó Phốc sóc để có thể phòng tránh nhé.

Chó Phốc sóc thường mắc bệnh gì?
Chó Phốc sóc thường mắc bệnh gì?

Những Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc

Trước khi tìm hiểu về cách phòng chống bệnh thì bạn cần phải biết về Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc. Theo những người nuôi chó Phốc sóc có kinh nghiệm lâu năm thì có tổng cộng 5 căn bệnh phổ biến ở phốc sóc.

Bệnh đục thuỷ tinh thể

Đây là một căn bệnh không hề hiếm gặp. Thực chất đây là một trong những căn bệnh phổ biến nhất thì ở tất cả các loài chó. Đặc biệt là giống chó nhỏ có đôi mắt lồi như Phốc sóc và Poodle. Các chú Phốc Sốc ấy có thể mắc bệnh này do di truyền từ bố mẹ sang hay tai nạn nếu cún còn bé. Hoặc nguyên nhân làm cún bị Bệnh đục thuỷ tinh thể cũng có thể là do lão hóa khi cún đã già.

Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc
Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc

Khi bị mắc bệnh thì cún có thể có một số triệu chứng sau. Chúng đều là những triệu chứng dễ quan sát nên bạn chỉ cần để ý cún một chút là có thể phát hiện ngay

  • Màu mắt tự nhiên của các bạn sóc cún ban đầu là màu nâu. Tuy nhiên khi bị mắc Bệnh đục thuỷ tinh thể thì mắt cún sẽ chuyển sang màu xanh, xám hoặc trắng.
  • Khi bạn nhìn vào con ngươi của cún sẽ thấy ngay sự khác biệt. Từ con ngươi đen thì nay chỉ còn màu đục ngầu chứ không còn trong veo. Ngoài ra còn có thể có một lớp màng màu trắng bao phủ
  • Lòng trắng của mắt bị phù huyết và sưng đỏ. Viền mắt cũng là nơi bị phồng đỏ lên nhìn khá mất thẩm mỹ
  • Cún bị ngứa ở mắt lên hay lấy tay dụi lên khu vực mắt. Việc này sẽ khiến cún bị nhiễm trùng và xước thủy tinh thể.
  • Phốc sóc đi đứng không còn vững và hay bị ngã do không nhìn rõ đường.

Nếu cún có những triệu chứng sau thì bạn cần ngay lập tức đưa cún đến cơ sở thú cưng gần nhất để khám bệnh. Bác sĩ thú y sẽ cho cún uống thuốc giảm đau và sung. Sau đó thì phải tiến hành phẫu thuật mới có thể giúp cún khỏi bệnh được. Bạn cũng không nên trần trừ để lâu k chữa trị vì làm như vậy sẽ khiến bệnh tình nặng và khó chữa hơn nhiều.

Bệnh tràn dịch khí quản

Một Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc liên quan đến vấn đề hô hấp chính là bệnh tràn dịch khí quản. Bệnh này xảy ra chủ yếu là do sự tác động của vòng xương sụn.Đối với những giống chó nhỏ như phốc sóc thì những vòng xương này khá mềm và dễ gãy. Chỉ một tác động nhỏ cũng có thể khiến những chú cún này bị gãy xương sụn khí quản.

Các bạn đặc biệt nên chú ý bởi nếu dây xích quá căng và chật cũng có thể khiến cún bị gãy xương sụn khí quản. Vì vậy thay vì sử dụng vòng cổ hay xích thì đối với Phốc sóc bạn nên sử dụng dây co giãn để xích cún.

Vậy khi cún bị mắc bệnh tràn dịch khí quản thì sẽ có những triệu chứng nào:

  • Khi mới bị bệnh các chú cún sẽ ho nhiều
  • Sau đó bệnh nặng hơn cún sẽ khó hô hấp. Bởi dịch tràn vào phổi khiến cho chó không thể thở bình thường. Cún của bạn sẽ phải lấy hơi hổn hển và hết sức khó khăn

Để chữa trị tạm thời thì bạn có thể cho cún uống thuốc ho, long đờm, bổ phế. Tuy nhiên những loại thuốc này không có tác dụng chữa bệnh khỏi hẳn. Mà chỉ có khả năng giữ cho cún trong tình trạng ổn định và dễ thở hơn thôi. Chỉ có cách phẫu thuật vòng sụn thanh quản mới có thể khiến cún cưng khỏi bệnh hoàn toàn Bệnh tràn dịch khí quản.

Bệnh béo phì

Tuy béo phì không phải là một bệnh nguy hiểm. Nhưng nó có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy mà chúng ta không thể ngờ được. Khi bị béo phì phốc sóc sẽ dễ kéo theo những bệnh như đái tháo đường, tim mạch, u tuyến nội tiết,…

Chó Phốc sóc cũng dễ bị béo phì
Chó Phốc sóc cũng dễ bị béo phì

Béo phì không những thế  còn đứng hàng đầu trong những căn Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc. Nguyên nhân chủ yếu là các chú cún hay thấy những chú phốc sóc bé nhỏ mà muốn bồi bổ. Việc ăn quá nhiều này khiến cho cún thừa cân béo phì nghiêm trọng.

Dấu hiệu nhận biết phốc sóc pom bị béo phì:

  • Phốc sóc nặng quá 15kg đối với phốc sóc tiêu chuẩn trường thành.
  • Mỡ ứ đọng ở cổ, mông và hông và nhất là hai bên xương sườn. Bạn có thể lấy tay để kiểm tra lớp mỡ của cún.

Khi phốc sóc bị bệnh béo phì thì việc đầu tiên bạn cần làm là thay đổi chế độ ăn của cún. Cún cần được bổ sung vitamin, rau xanh và protein. Cắt giảm tinh bột trong khẩu phần ăn của cún. Ngoài ra bạn cũng nên chú ý cho cún đi dạo tầm 2 lần một ngày để cho cún có thân hình săn chắc hơn.

Bệnh viêm xương bánh chè

Đây là một căn bệnh thường gặp ở chó phốc sóc theo đường di truyền từ bố mẹ sang con. Do đó bệnh này là bẩm sinh. Bệnh hầu như là không có cách phòng chống. Chỉ có cách hạn chế bằng việc chọn bố mẹ lai tạo cún một cách cẩn thận với tỉ lệ bị bệnh thấp.

Khi các chú Phốc đủ lớn, kích cỡ xương bánh chè thường to ra và bị lệch khỏi khớp xương. Phốc đi tập tễnh, đau đớn, thậm chí là không di chuyển được. Tuy nhiên nếu ngừng vận động một thời gian thì xương bánh chè về vị trí cũ và chú Fox sóc sẽ hết đau. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế.

Một số dấu hiệu cơ bản của bệnh viêm xương bánh chè chính là:

  • Cún của bạn sẽ đau chân dẫn đến đi tập tễnh, mỗi bước đi đều rất khó khăn.
  • Khi Phốc sóc bị bệnh trong thời gian dài thì sẽ dễ bị sung chân đỏ tấy lên và có nhiều nốt phồng.
  • Nếu để lâu không chữa trị cún sẽ bước đi cà nhắc và rên rỉ thậm chí là kêu đau trong mỗi bước đi.

Để chữa Bệnh viêm xương bánh chè thì bạn cần đưa chó đi phẫu thuật dứt điểm. Phốc sóc cần được phẫu thuật đưa xương về đúng vị trí. Sau khi phẫu thuật bạn cần giữ cho Phốc nằm yên hạn chế chạy nhảy hay di chuyển. Tuy nhiên đây sẽ là một thử thách vì giống phốc sóc pom rất hiếu động. Cách tốt nhất sẽ là dùng lồng để Phốc Sóc chơi trong đó cho khỏi chạy nhảy.

Bệnh hạ đường huyết

Bệnh hạ đường huyết
Bệnh hạ đường huyết

Hạ đường huyết là một căn bệnh rất phổ biến ở các giống chó nhỏ và hiếu động như là Phốc sóc hay Poodle. Bởi các bạn ấy hay chạy nhảy và năng động cần nhiều năng lượng. Việc này sẽ dẫn tới rối loạn chuyển hóa chất và khiến cho các chú cún bị tụt đường huyết.

Một số dấu hiệu nhận biết của Bệnh hạ đường huyết chính là chó run cầm cập, chân tay cử động liên hồi, mắt giật và đảo láo liên, người mềm nhũn ra.

Nghe thì đây có vẻ là một căn bệnh bình thường nhưng thật ra thì nó có thể rất nguy hiểm. Nếu bạn không nhanh chóng xử lý thì có thể khiến cún tử vong. Để cấp cứu ngay lập tức thì bạn nên cho phốc sóc nhà mình ăn những đồ nhiều đường như siro, mật ong hay kẹo. Nhưng nếu cún đã mất ý thức và không thể nhận biết thì bạn cần bôi  mật quanh miệng hay vào nướu và lưỡi cún.

Sau khi đã cấp cứu tại chỗ bạn cần đưa cún tới ngay các cơ sở y tế để cấp cứu. Và bạn cũng nên chia nhỏ khẩu phần ăn cho phốc sóc thành 4-5 bữa để cún khỏi bị hạ đường huyết. Căn Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc này nghe vậy thôi mà khá nguy hiểm đó.

Phương pháp phòng bệnh cho các chú Phốc Sóc

Các cụ có câu phòng bệnh hơn chữa bệnh quả là đúng trong trường hợp này. Tốt nhất bạn nên tìm hiểu cách để phòng chống bệnh thay vì để cho cún ốm đau rồi mới tìm cách chữa. Sau đây là một số phương pháp chomeocanh.com tổng hợp lại giúp bạn có thể phòng bệnh thành công cho Phốc sóc nhà mình.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ và mỗi ngày

Đây là phương pháp hiệu quả và có tính khả thi cao nhất. Bạn có thể dễ dàng kiểm tra sức khỏe của cún ở nhà mà không phải đến thú y. Đảm bảo cho cún luôn khỏe mạnh.

Nhiệt độ cơ thể

Đây là một trong những nhân tố bạn dễ kiểm tra nhất. Chỉ cần một chiếc kẹp nhiệt kế thông thường là bạn có thể kiểm tra xem chú cún có đang khỏe hay không. Nếu cún có nhiệt độ trên mức 38.5-39oC thì chắc chắn là chú cún đang sốt. Khi đó tốt nhất bạn nên đưa Phốc đến khám bác sĩ để có thể chẩn đoán bệnh.

Kiểm tra mắt

Đôi mắt luôn được ví von như cửa sổ tâm hồn. Còn với Phốc sóc thì là nơi kiểm chứng xem chú cún có bị bệnh không. Nếu mắt cún không trong mà vẩn đục, mắt có màng trắng hay bị sung, bị phù huyết thì Phốc đã gặp vấn đề về sức khỏe rồi đó.

Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe phốc sóc
Bạn cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe phốc sóc

Kiểm tra mũi

Mũi là một cách kiểm tra khá hay xem cún cưng của bạn có bị Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc không. Nếu có một chiếc mũi ướt bình thường với dịch trong thì các chú Phốc sóc đang có sức khỏe ổn định. Còn nếu Phốc có dịch mũi vàng đặc hay những màu lạ khác thì nguy cơ cao cún cưng của bạn đang bị bệnh hô hấp. Có thể là viêm phế quản hoặc viêm đường hô hấp.

Nghiêm trọng hơn nếu mũi cún cưng của bạn bị bong tróc, tạo thành vảy hoặc chảy máu và mủ. Thì bạn cần đưa cún đi khám ngay lập tức. Vì đây là dấu  hiệu của những căn bệnh nghiêm trọng.

Hơi thở

Một cách đặc biệt khác để kiểm tra sức khỏe cún chính là cách hít thở. Nếu Phốc sóc thở bình thường và nhẹ nhàng thì chú Phốc có thể đang khỏe mạnh. Nhưng nếu hơi thở không đều, chú cún thở hổn hển và khó khăn thì chắc chắn chú cún của bạn đang mắc kha khá vấn đề về sức khỏe.

Tạo cho cún lối sống lành mạnh

Đối với chó Phốc Sóc Pom thì không có cách nào tốt hơn để phòng bệnh ngoài chế độ sống lành mạnh. Đầu tiên bạn phải chú ý về cách ăn uống. Cún cần có một chế độ ăn uống lành mạnh với cân bằng dưỡng chất và vitamin, protein. Bạn nên hạn chế cho cún ăn những viên thức ăn khô bán sẵn. Việc ăn uống đồ ăn sẵn sẽ có tác động xấu đến dạ dày và hệ tiêu hóa của cún. Gây ra nhiều bệnh Thường Gặp Ở Chó cảnh Phốc Sóc

Ngoài ra bạn cũng cần chú ý về chế độ tập luyện. Bạn cần cho phốc đi tập tối thiểu 2 lần/ ngày với mỗi lần độ dài tầm 30 phút. Bởi Phốc Sóc là một giống chó cảnh hiếu động và thích chạy nhảy. Việc tập luyện sẽ khiến chúng đỡ bị stress nhất là đối với cún nuôi trong căn hộ. thêm nữa là phòng chống béo phì, bệnh xương khớp.

Thường xuyên tới thú y thăm bệnh

Đây có lẽ là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh cho Phốc sóc hoặc bất cứ loài chó nào. Bạn nên đưa cún tới phòng thú y ít nhất 2 lần/ năm để kiểm tra tổng thể sức khỏe định kỳ. Việc thăm khám bệnh cho cún thường xuyên sẽ giúp phát hiện sớm Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc.

Và bất cứ khi nào không yên tâm về sức khỏe cún bạn cũng nên ngay lập tức đưa cún tới thú y để thăm bệnh. Khi đó bệnh tình cún được chữa trị kịp thời sẽ tăng khả năng hồi phục lên cao hơn.

Tiêm vắc xin theo đúng chỉ định

Một cách phòng bệnh cực hiệu quả chính là tiêm vacxin theo đúng độ tuổi và lịch trình. Khi chú cún Pom được 2 tuần đến 6 tháng tuổi là bạn đã có thể cho cún đi tiêm phòng rồi. Những loại vacxin được khuyên tiêm chó Phốc sóc là các loại như chó bị care, bệnh dại ở chó, viêm gan, lepto ở chó… Đây là những bệnh chỉ có thể phòng chống duy nhất bằng cách dùng vacxin.

Địa điểm tiêm phòng cho chó cũng không hề khó tìm. Bạn có thể đưa cún đến trung tâm dịch tễ hoặc các thú ý. Hoặc bạn cũng có thể nhờ chomeocanh.com tư vấn cho mình. Bạn nên chú ý là hiệu quả của việc dùng vắc xin là khá thấp nếu bạn tiêm cho cún sau 6 tháng. Vì vậy nhớ tiêm cho chó Phốc sóc đúng lịch trình và độ tuổi nhé.

Vậy là bạn đã cùng chomeocanh.com tìm hiểu về các Bệnh Thường Gặp Ở Chó Phốc Sóc và cách phòng chống. Hãy cố gắng áp dụng những hiểu biết của mình để có thể giúp chú chó Pom của mình thật khỏe mạnh nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *