Các bệnh thường gặp ở chó Poodle

Chó Poodle là giống chó cảnh có thân hình rất dễ thương và đáng yêu. Ở Việt Nam, giống chó cảnh này được bán trong hầu hết các trại chó và nơi cung cấp thú cưng uy tín. Mặc dù là giống chó thân thiện, ngoan ngoãn và thông minh nhưng Poodle lại có sức khỏe yếu nếu không được chăm sóc kỹ. Vì vậy, khi quyết định nuôi dòng cún này, bạn nên tham khảo các bệnh thường gặp ở chó Poodle để có cách phòng tránh.

Các bệnh thường gặp ở chó Poodle là gì, cách điều trị hiệu quả như nào?
Các bệnh thường gặp ở chó Poodle là gì, cách điều trị hiệu quả như nào?

Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle

Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó là một trong những bệnh hay gặp ở chó Poodle. Không chỉ riêng Poodle  mà căn bệnh này thường xuất hiện ở các giống chó nhỏ như: Chó Nhật, Phốc sóc, Chihuahua,…

Bất cứ chú chó nào cũng mắc bệnh viêm đường ruột do cơ quan tiêu hóa ở giống chó này vốn yếu. Căn bệnh viêm đường ruột cấp tuy không gây hại cho Poodle nhưng nếu không được phát hiện sớm và chữa trị sẽ để lại biến chứng. Thậm chí chó cưng của bạn có thể tử vong nếu để bệnh quá lâu.

Sau thời gian điều trị, thường chó Poodle vẫn còn yếu nên hấp thụ thức ăn chậm. Dẫn tới tình trạng cơ cơ còi cọc, chậm lớn và dễ mắc các căn bệnh khác. Khi viêm đường ruột trở nặng, chó cưng của bạn sẽ bị tiêu chảy nặng dẫn tới mất nước. Do đó, bạn không nên chủ quan khi phát hiện Poodle có các dấu hiệu lạ về tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Để chữa trị hết bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle, bạn cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này ở chó Poodle:

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột ở chó Poodle
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đường ruột ở chó Poodle
  • Do giun móc (Ancylostoma caninum): Khi đường ruột của Poodle có giun móc thường những loại giun này xuất hiện ở vùng vách ruột và bám chặt xung quanh thành ruột. Giun móc khi xâm nhập vào đường ruột của chó Poodle chúng sẽ ký sinh, hút máu và phát triển số lượng lớn. Lâu dần, những con giun móc làm tổn thương đường ruột và niêm mạc ruột bị xuất huyết dẫn tới viêm ruột cấp.
  • Do virus: Virus gây ra bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle thường do Care và Parvo. Hai virus này xâm nhập vào trong đường ruột và tấn công toàn bộ cơ quan tiêu hóa. Đa số những chú chó Poodle mắc bệnh viêm đường ruột do virus này sẽ có nguy cơ tử vong cao khoảng 80 – 90%. 10% còn do sức khỏe của Poodle cực kỳ khỏe mạnh mới chống chọi được virus và lành bệnh.
  • Do vi khuẩn: Các loại vi khuẩn như: E Coli, Salmonella, Clostridium,…thường xuất hiện khi chú chó cưng của bạn ăn uống mất vệ sinh. Nếu bạn chó Poodle ăn ở nơi dơ bẩn, nguồn nước ô nhiễm càng tăng nguy cơ mắc bệnh ở chó Poodle. Các vi khuẩn này khi xâm nhập vào trong sẽ tấn công niêm mạc ruột và dẫn tới viêm ruột cấp tính.

Biểu hiện của bệnh

Khi chú chó Poodle của bạn mắc căn bệnh viêm đường ruột cấp sẽ có các biểu hiện ra bên ngoài. Cụ thể là những biểu hiện sau:

Đầu tiên, chó cưng của bạn đột ngột chán ăn và bỏ ăn. Mặc dù bạn cố gắng thay đổi thức ăn hay cho chó cưng ăn đồ ăn ngon nhưng Poodle không đụng đến miếng nào. Điều này là do cơ quan tiêu hóa của Poodle bị tấn công bởi virus, vi khuẩn dẫn tới cảm giác cồn cào, khó chịu và ăn không ngon miệng dẫn tới biếng ăn.

Tiếp đến, chó cưng của bạn sẽ bị sốt cao lên tới 38 – 39 độ C. Khi sờ vào toàn thân Poodle bạn sẽ thấy nóng bừng bừng và chó Poodle thường kèm theo dấu hiệu nôn ói, tiêu chảy và co giật.

Chó Poodle khi bị bệnh thường có biểu hiện chán ăn, sốt, co giật, nôn ra máu,…
Chó Poodle khi bị bệnh thường có biểu hiện chán ăn, sốt, co giật, nôn ra máu,…

Khi đi tiểu tiện, chất thải của chú chó mắc bệnh viêm đường ruột cấp thường có màu xám đen, mùi tanh hôi rất khó chịu. Phân có thể kèm theo máu và dịch nhầy lạ.

Nếu chó cưng của bạn bị bệnh dài ngày nhưng chưa được chữa trị sẽ có các dấu hiệu: Bụng hóp lại, đi đứng loạng choạng, mắt lờ đờ nhìn vô hồn,…Lúc này, Poodle sẽ tiếp tục nôn ói và tiêu chảy nặng hơn dẫn tới mất nước nên nguy cơ tử vong càng cao.

Dấu hiệu mắc bệnh viêm đường ruột nặng ở chó Poodle: Kiệt sức, nằm mê man một chỗ, đi tiểu tiện ra máu, cơ thể bắt đầu lạnh ngắt,…Trong trường hợp này tức là chú chó của bạn đã phát hiện ra bệnh muộn, mặc dù dốc sức chữa trị nhưng khả năng cứu sống không cao.

Cách điều trị bệnh

Bệnh viêm đường ruột cấp ở chó Poodle nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ tăng cao khả năng cứu sống. Do đó, khi phát hiện ra Poodle có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên đưa cún đến bệnh viện thú y càng sớm càng tốt. Nếu không trong vòng 2 – 4 ngày sau khi bệnh trở nặng, cún sẽ tử vong.

Điều trị bệnh viêm đường ruột cấp cho Poodle được thực hiện bởi bác sĩ thú y có chuyên môn và tay nghề cao. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị căn bệnh này:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Bao gồm thuốc Tylenro 5+5, liều 1ml/ngày cho chó Poodle 10kg thể trọng và thuốc Spectylo, liều 1ml cho chó Poodle 3- 5 kg thể trọng.
  • Thuốc đặc trị bệnh: Paravet, liều 1ml cho chó Poodle 4kg thể trọng; P.Atropin, liều 2ml cho chó Poodle 10 – 15 kg’ Pna.campho, liều 2-4ml/ngày cho 1 cá thể chó Poodle.
  • Điều trị kết hợp với một số thuốc bổ bao gồm: Vitamin B6, liều 1ml/ngày/ con; VimeC, liều 500mg/ngày/con và Vitaral, liều 1ml/ngày/ Poodle 10kg.

Những loại thuốc điều trị trên đều được sử dụng theo đơn của bác sĩ thú y khi được chỉ định. Bạn không nên tùy tiện mua về hoặc tự điều trị cho chó cưng ở nhà. Điều này sẽ đảm bảo an toàn và giúp chó cưng nhanh chóng khỏi bệnh dứt điểm.

Cách phòng tránh bệnh viêm đường ruột cấp

Với từng nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở Poodle, hướng điều trị và phòng bệnh cũng khác nhau. Dưới đây là một vài cách phòng ngừa bệnh tùy theo thể trạng, sức khỏe của chó cưng:

Đàn ba bé Poodle vàng mơ - Chomeocanh.com
Phòng bệnh viêm đường ruột ở chó Poodle đúng cách, tùy vào từng nguyên nhân
  • Nguyên nhân gây bệnh viêm đường ruột cấp do các loại vi khuẩn thì bạn có thể phòng tránh ngay tại nhà. Hãy thay đổi chế độ ăn Poodle bằng cách vệ sinh khay ăn uống. Đặt thức ăn ở nơi sạch sẽ và cho cún ăn thực phẩm chín, nước nấu sôi để nguội. Hạn chế cho chó Poodle ăn trứng sống, thực phẩm bị ôi thiu hay đồ ăn hết hạn sử dụng.
  • Nếu nguyên nhân gây ra bệnh do các loại giun móc thì bạn cần phải đưa chó cưng đến thú y để sổ giun. Mỗi tháng, chú chó Poodle của bạn cần được tẩy giun 1 lần.
  • Trong trường hợp nguyên nhân gây bệnh cho virus Care ở chó hoặc chó bị Parvo, chó cưng của bạn cần được đưa đến thú y để kiểm soát mức độ bệnh. Sau đó tiêm phòng cho chó đầy đủ để phòng ngừa bệnh tiến triển nhanh.

Bệnh Care (hay bệnh Sài sốt – Distemper) ở chó Poodle

Ở hầu hết các giống chó cảnh đều mắc phải căn bệnh Care hay còn gọi là bệnh Sài sốt. Căn bệnh này tiến triển nhanh, vô cùng nguy hiểm và gây nguy cơ tử vong cao. Nếu chú chó Poodle của bạn chưa được tiêm phòng đầy đủ thì nguy cơ mắc bệnh này rất cao. Do bệnh chưa có thuốc đặc trị và quy trình điều trị phức tạp nên nguy cơ cứu sống khi cún mắc bệnh là rất thấp.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Là một trong những căn bệnh thường hay gặp ở chó Poodle nên bệnh Care là nỗi lo của hầu hết những người đang nuôi giống chó này. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh do đâu?

Bệnh Care ở chó Poodle vô cùng nguy hiểm và nhiều nguyên nhân
Bệnh Care ở chó Poodle vô cùng nguy hiểm và nhiều nguyên nhân
  • Thông thường, virus gây ra bệnh Care thường xuất hiện khi điều kiện thời tiết thay đổi. Nhất là khi bước vào mùa mưa, nếu nơi bạn sinh sống thường ẩm ướt thì càng tạo cơ hội cho các virus Care xuất hiện.
  • Chú chó cưng của bạn nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt, không giữ ấm hay vệ sinh thân thể,… trong những ngày thời tiết thay đổi thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
  • Những chú chó Poodle trong độ tuổi từ 2 – 12 tuần thường dễ mắc bệnh hơn so với chó trưởng thành. Bởi lúc này cơ thể của cún còn non nớt, sức đề kháng kém nên tạo cơ hội cho virus xâm nhập và tàn phá cơ thể.

Biểu hiện của bệnh

Khi mắc phải bệnh Care, Poodle thường thể hiện rõ rệt các hiểu hiện ra bên ngoài. Bao gồm những biểu hiện sau:

  • Chó cưng của bạn đột ngột bị sốt cao từ 39-42 độ C không rõ nguyên nhân. Sốt kéo theo tình trạng nôn mửa, chán ăn, co giật,…
  • Hệ hô hấp của cún bị suy yếu dẫn tới các triệu chứng: Chảy nước mũi, ho dai dẳng, mắt đỏ sưng tấy và có dịch chảy ra. Lâu dần, chó cưng của bạn sẽ bị khó thở, thở khò khè nên dễ mắc thêm bệnh viêm phổi cấp tính.
  • Sau khi virus Care xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa sẽ làm cho chó cưng của bạn cảm thấy khó chịu, bứt rứt ở vùng bụng. Kèm theo các dấu hiệu: Đi tiêu chảy, phân có màu đen thẫm và có mùi lạ, đi phân có kèm máu,…Tình trạng này kéo dài sẽ làm cho cún bị mất nước, kiệt sức và nằm rũ rượi một chỗ.
  • Bên cạnh đó, chó cưng khi mắc bệnh còn có các biểu hiện như: cơ thể run rẩy, chân không đứng vững, không di chuyển được, co giật liên hồi. Quan sát vùng mặt của chó cưng bạn sẽ thấy da xuất hiện các nốt mụn mủ, sắc mặt vô hồn. Các biểu hiện này báo hiệu bệnh Care bắt đầu trở nặng và chó cưng của bạn sẽ gặp nguy hiểm.
Khi bị bệnh Care nếu chó cưng không chữa trị sớm sẽ có nguy cơ tử vong cao
Khi bị bệnh Care nếu chó cưng không chữa trị sớm sẽ có nguy cơ tử vong cao

Cách điều trị bệnh

Virus Care khi xâm nhập vào cơ thể của cún, chúng thường phát triển và lây lan rất nhanh. Do đó, chó cưng của bạn cần được phát hiện các dấu hiệu bệnh kịp thời và đưa đi điều trị càng sớm càng tốt. Để điều trị bệnh Care ở chó Poodle thường sử dụng những phương pháp điều trị sau:

  • Sử dụng các loại thuốc kháng sinh ngăn chặn sự lây lan của virus Care. Bao gồm: Vimexyson C.O.D, Vime-Tobra, Spectylo, Amoxi 15% LA, Lincocin 10%,…
  • Kết hợp với các loại thuốc có chức năng trợ sức và bồi dưỡng sức khỏe như: Complex fortified, Atropin, Paravet, Na.campho, Vitamin C và B,…
  • Khi chú chó Poodle của bạn bị tiêu chảy, nôn mửa và mất nước cần được truyền dịch Glucose 5%. Cách này giúp bù nước, chất điện giải và giúp cún nhanh hồi sức để chống chọi lại virus.

Một vài trường hợp Poodle sau khi điều trị khỏi bệnh do virus Care thường xuất hiện các di chứng. Chẳng hạn như tình trạng: Co giật, cơ thể ốm yếu, tật ở chân, động kinh, cơ thể khó hấp thu dinh dưỡng,…

Cách phòng tránh bệnh Care

Bệnh Care ở Poodle hay bất cứ giống chó cảnh nào cũng chưa có thuốc đặc trị. Vì vậy, chủ nuôi khi quyết định mua Poodle về nuôi cần tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh cho cún cưng. Những cách an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa và phòng bệnh Care:

Phòng tránh bệnh Care an toàn và đúng cách ở chó Poodle càng sớm càng tốt
Phòng tránh bệnh Care an toàn và đúng cách ở chó Poodle càng sớm càng tốt
  • Chó Poodle cần được tiêm phòng bệnh đầy đủ ngay khi đủ tuổi. Tiêm vắc xin phòng bệnh ngay khi còn nhỏ sẽ giúp cơ thể của chó cưng tạo ra hệ miễn dịch ngăn chặn virus hiệu quả.
  • Nên tiến hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho cún khi chúng được 3 tháng tuổi. Vắc xin phòng bệnh Care (VN) hoặc vắc xin DHPPi và L, có tác dụng phòng ngừa 5 căn bệnh thường gặp ở chó: Lepto, cúm, Care, viêm ga truyền nhiễm và Parvovirus.
  • Bên cạnh đó, để phòng bệnh Care cho chó cưng, bạn nên chọn vị trí sạch sẽ để làm nơi sinh hoạt cho chó Poodle. Tránh để chó cưng nằm ngủ hay ăn uống ở nơi ẩm ướt, dơ bẩn.
  • Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cún tốt hơn.

Bệnh viêm da ở chó Poodle

Đây cũng là một trong những căn bệnh hay gặp ở chó Poodle. Bệnh này thường xuất hiện do bộ lông của giống chó Poodle khá dày, rậm rạp và khó vệ sinh. Chính bộ lông này tạo nên vị trí lý tưởng cho vi khuẩn và các loại ký sinh trùng xâm nhập vào.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Bệnh viêm da một trong những căn bệnh hay gặp ở chó Poodle
Bệnh viêm da một trong những căn bệnh hay gặp ở chó Poodle

Chó Poodle thường dễ bị các ký sinh trùng: Ve rận, chấy, bọ chét bám vào lông rồi len lỏi vào ra. Ký sinh trùng thường hút máu, sinh sản nhanh và gây ra tình trạng lở loét ở Poodle. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới tình trạng chó cưng của bạn mắc bệnh nấm, ghẻ và viêm da nặng.

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây ra bệnh viêm da ở cún còn da thói quen chăm sóc lông không đúng cách. Khi chó cưng bị bạn cắt tỉa, cạo lông sai cách thường dẫn tới tổn thương da. Tạo cơ hội do vi khuẩn và ký sinh trùng xâm nhập vào gây ra tình trạng nhiễm trùng. Thậm chí có thể gây hoại tử trên da.

Biểu hiện của bệnh

So với các căn bệnh khác thì bệnh viêm da ở chó Poodle thường dễ phát hiện hơn. Khi mắc căn bệnh này, chú chó cưng của bạn thường có các biểu hiện đáng lưu ý sau:

  • Chú chó Poodle của bạn thường xuyên dùng chân gãi, cào cấu hoặc cắn xé ở vùng da bị ký sinh trùng xâm nhập. Bởi chó cưng cảm thấy ngứa ngáy, đau rát và khó chịu nên rất ít khi nằm yên.
  • Vùng da bị viêm nhiễm, chảy mủ rồi đóng thành từng mảng nhỏ trên da. Nếu không được chữa trị, các mảng này sẽ vón cục và làm cho tình trạng viêm da trở nặng hơn.
  • Chó Poodle mắc bệnh viêm da thường có biểu hiện rụng lông đột ngột hoặc lông rụng nhiều bất thường. Đây chính là lúc để bạn kiểm tra từng mảng lông để sớm phát hiện ra bệnh và ngăn ngừa bệnh kịp thời.
Do chó Poodle bị viêm thường bị chảy mủ, đóng vảy và nhiễm trùng nặng
Do chó Poodle bị viêm thường bị chảy mủ, đóng vảy và nhiễm trùng nặng

Cách điều trị bệnh

Bệnh viêm da ở Poodle rất phổ biến và xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Để điều trị dứt điểm căn bệnh này, chủ nuôi cần áp dụng các cách điều trị sau:

  • Nếu phát hiện các ký sinh trùng bám trên da thú cưng thì bạn dùng tay gỡ bỏ để chúng không hút máu của cún. Trong lúc bắt nên nhẹ tay, tránh giật lông quá mạnh dễ ảnh hưởng đến làn da của chó cưng.
  • Tiếp đến, bạn cần đưa cún đến bệnh viện thú y để bác sĩ cạo/cắt bỏ phần lông ở vùng da bị viêm. Tạo khoảng trống cho vùng da bị viêm nhiễm thông thoáng hơn. Sau đó, sử dụng oxy già hoặc nước muỗi pha loãng để lau chùi sạch sẽ lớp da cho cún.
  • Tiếp theo, chó cưng của bạn sẽ được tiêm một mũi Bivermectin 0.1% với liều lượng tương xứng với trọng lượng cơ thể của mỗi cá thể Poodle.
  • Cuối cùng, bạn đưa chó cưng về nhà cần theo dõi và chăm sóc, vệ sinh vùng da vị viêm đúng cách. Tránh để chó cưng tiếp xúc với nước hay nghịch bẩn trong suốt quá trình điều trị viêm da.

Cách phòng tránh bệnh viêm da

Phòng bệnh viêm da cho chó Poodle vốn không khó, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách. Để chú cún Poodle của bạn khỏe mạnh và không mắc phải căn bệnh này, bạn cần áp dụng các biện pháp phòng bệnh sau:

Phòng tránh bệnh viêm da cho chó Poodle bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày
Phòng tránh bệnh viêm da cho chó Poodle bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày
  • Bạn nên thường xuyên quan tâm và chú ý kiểm tra lớp lông của chó cưng mỗi ngày. Cách này giúp bạn sớm phát hiện ra các loại ký sinh trùng, tránh để chúng xâm nhập qua da.
  • Chó cưng của bạn cần được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ mỗi tuần. Bạn nên sử dụng dầu tắm chuyên dụng dành cho thú cưng để vệ sinh cho chúng. Khi thấy lông của cún ẩm ướt, bạn nên dùng máy sấy khô để không tạo cơ hội cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở.
  • Trong trường hợp cún bị viêm da do các loại ký sinh trùng. Bạn cần loại bỏ chúng ra khỏi lông của chó cưng, sau đó đưa đi cắt tỉa lông gọn gàng.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ chỗ sinh hoạt của Poodle mỗi ngày. Nơi ngủ nghỉ, ăn uống của chó cưng cần sạch sẽ, khô ráo và thoáng mát.

Bệnh ho cũi ở chó Poodle

Ngoài ba căn bệnh kể trên, chó Poodle cũng hay mắc bệnh ho cũi chó. Căn bệnh còn có tên gọi là viêm phế quản hoặc viêm khí quản truyền nhiễm. Đây là căn bệnh hô hấp rất hay gặp ở Poodle và các loại chó cảnh khác.

Bất kể chú chó nào dù được chăm sóc đúng cách cũng không tránh khỏi tình trạng trong đời mắc bệnh ít nhất 1 lần. Bệnh này không nguy hiểm nhưng cần được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách mới ngăn chặn bệnh dứt điểm, tránh ảnh hưởng tới tính mạng của thú cưng.

Nguyên nhân gây ra bệnh

Nguyên nhân gây ra căn bệnh ho cũi ở Poodle thường xuất hiện do chú chó của bạn còn nhỏ tuổi. Hầu hết những chú chó Poodle dưới 6 tháng tuổi có sức khỏe non nớt rất dễ mắc bệnh.

Bệnh ho cũi thường xuất hiện ở những bé Poodle có độ tuổi dưới 6 tháng
Bệnh ho cũi thường xuất hiện ở những bé Poodle có độ tuổi dưới 6 tháng
  • Nhiệt độ môi trường sống của cún bị thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Đặc biệt là những chú chó Poodle được nhập khẩu từ nước ngoài về, lúc này chúng chưa thích nghi với khí hậu Việt Nam nên dễ mắc bệnh nhanh.
  • Tiếp đến là do các loại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm vi khuẩn Bordetella và Parainfluenza. Hai vi khuẩn này thường xuất hiện và lan truyền trong không khí, chúng xâm nhập nhanh vào cơ thể của Poodle.
  • Nguyên nhân cuối cùng thường do chú chó cưng của bạn tiếp xúc trực tiếp với chó hoang. Hoặc tiếp xúc chú chó Poodle khác bị nhiễm bệnh nhưng chưa được tiêm phòng.

Biểu hiện của bệnh

Khi mắc phải bệnh ho cũi, hầu hết các chú chó Poodle thường có những biểu hiện rõ rệt. Cụ thể là các biểu hiện dưới đây:

  • Đối với trường hợp mới mắc bệnh và bệnh còn nhẹ, Poodle sẽ có biểu hiện: Ho kéo dài liên tục, ho to tiếng, ho khan, mắt ửng đỏ, mũi chảy dịch nhầy,…Các dấu hiệu này nếu phát hiện sớm và chữa trị ngay sẽ giúp chó cưng của bạn khỏi ngay. Tuy nhiên để lâu sẽ khiến tình trạng trở năng và tốn nhiều công sức chữa trị.
  • Đối với trường hợp phát hiện bệnh trễ và bệnh tiến triển nặng, Poodle sẽ có các biểu hiện: Ho nặng, ho ra máu, bỏ ăn, sốt cao, khó thở, người rệu rã, mắt lờ đờ,…Để qua ngày, chó cưng của bạn có thể bị hôn mê, bất tỉnh, thậm chí tử vong. Tuy nhiên, các trường hợp này chỉ xuất hiện ở chú chó Poodle chưa từng được tiêm phòng.
Chó Poodle thường dễ mắc bệnh ho cũi khi thời tiết thay đổi đột ngột
Chó Poodle thường dễ mắc bệnh ho cũi khi thời tiết thay đổi đột ngột

Cách điều trị bệnh

Khi mắc bệnh ho cũi mức độ nhẹ, chó cưng của bạn chữa trị sớm sẽ nhanh hết bệnh hơn. Đối với bệnh trở nặng, bạn cần điều trị và theo dõi theo chỉ định của bác sĩ thú y.

Điều trị bệnh ho cũi ở Poodle càng sớm càng giúp chó cưng của bạn nhanh khỏe lại và giảm khả năng tử vong. Khi đưa cún đến các cơ sở thú y uy tín, căn bệnh này thường được điều trị theo từng mức độ mắc bệnh.

Những chú chó Poodle mắc bệnh sẽ được tiêm thuốc kháng sinh để giảm bớt các cơn ho, giúp thở dễ hơn. Đồng thời, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giảm nguy cơ gây viêm nhiễm.

Cách phòng tránh bệnh ho cũi

Là người yêu thú cưng, khi chăm sóc Poodle hầu hết không ai mong muốn chúng mắc bệnh. Vì vậy, để phòng tránh căn bệnh ho cũi thường gặp ở giống chó này, bạn nên áp dụng các cách sau:

Phòng bệnh ho cũi cho chó cưng bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ
Phòng bệnh ho cũi cho chó cưng bằng cách tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ

Chú chó cưng của bạn cần được tiêm phòng vắc xin đầy đủ ngay từ khi đủ tuổi. Nếu bạn mua chó Poodle trưởng thành thì hãy chọn lựa nơi cung cấp thú cưng uy tín để an tâm hơn.

Hầu hết vắc xin phòng bệnh ho cũi có tác dụng kéo dài trong vòng 12 tháng. Do đó, cứ sau 1 năm, bạn cần đưa cún đi tiêm vắc xin nhắc lại để tăng sức đề kháng.

Bên cạnh đó, trong quá trình chăm sóc thú cưng, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng dành riêng cho Poodle. Một khi chó cưng của bạn được ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ có hệ miễn dịch tốt giúp phòng tránh các mầm bệnh hiệu quả.

Lời kết

Trên đây là các thông tin chia sẻ về những căn bệnh hay gặp ở chó Poodle ở bất kỳ độ tuổi nào. Hy vọng, bài viết cung cấp đầy đủ kiến thức bổ ích cho những người yêu thích giống chó cảnh này. Qua đó giúp bạn có cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh cho cún an toàn và hiệu quả tại nhà.

Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm mua các giống chó Poodle chất lượng với giá thành phải chăng, hãy đến với Chomeocanh.com. Hệ thống của chúng tôi chuyên cung cấp đa dạng các giống chó cưng chất lượng, uy tín trên thị trường. Khách hàng đặt mua chó Poodle ở đây sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí và hưởng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Chúc bạn có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ bên chú chó Poodle của mình nha.