[Kỹ thuật] Cách Nuôi Chim Bồ Câu Sinh Sản, mấy tháng thì đẻ

Thời gian gần đây, phong trào nuôi chim Bồ câu sinh sản phát triển rầm rộ khắp các tỉnh thành trên cả nước. Vậy mô hình nuôi Bồ câu đẻ có hiệu quả kinh tế không? Kỹ thuật, cách nuôi chim Bồ Câu sinh sản như nào? Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Những điều cần cân nhắc trước khi vào nghề nuôi chim bồ câu

Ở đời, hễ mưu sự việc gì là mình phải tin tưởng là sẽ thành sự việc ấy, mà lại thành sự viên mãn như ý muốn mới biết kiên nhẫn, không ngại khó.

Thế nhưng, để gặt hái được thành công, bao nhiêu đức tính tốt vừa kê đó vẫn chưa đủ. Yếu tố then chốt là phải biết thận trọng cân nhắc mọi lẽ hơn thiệt trước khi bắt tay vào việc.

Chăn nuôi cũng vậy. Nói đến chăn nuôi là nói đến việc phải bỏ vốn liếng, thời gian và công sức của mình vào, do đó cần phải tính toán kỹ, cân nhắc kỳ từng chi tiết một, từng công việc một, chỉ khi nào thực sự thấy lợi mới bắt tay vào việc, chứ đừng dại dột tính chuyện cầu may “năm ăn năm thua”, như vậy là liều lĩnh đáng trách.

Trong khi cân nhắc, tính toán mọi lẽ hơn thiệt, ta phải tỏ ra hết sức khách quan, như vậy mới nhìn thấu đáo được vấn đề. Người như vậy là người biết việc. Người mình có câu : “Khôn chết, dại chết, biết sống” là vậy đó.

Việc chăn nuôi cũng giống như việc đi buôn, cần phải biết khôn ngoan trong mọi tính toán, cần phải biết bước trước người ta một bước, nghĩa là khôn ngoan đoán biết được thị trường trong tương lai gần và xa ra sao để kịp thời xoay trở, chứ đừng lầm lủi đi theo người ta, a dua theo người ta.

Vì rằng qui luật ở đời là “Khôn sống mống chết”, nhất là trong thương trường không có chỗ “ngon lành” dành cho kẻ ngu ngơ khờ dại! Tính toán lỡ sai một li thiệt hại sẽ đi một dặm, thì vốn liếng nào mà còn?

Đừng thấy người ta ăn khoai, mình vội vã vác mai đi đào. Đừng a dua theo người ta, cũng xin đừng làm việc một cách cầu âu, điều này đồng nghĩa với sự tắc trách!

Nuôi Bồ câu sinh sản có hiệu quả hay không

Trở lại vấn đề chăn nuôi chim Bồ câu, chúng tôi tin rằng:

  • Đây là một mối lợi lớn, vì nó có thị trường tiêu thụ rộng: vừa phục vụ cho thú chơi (Bồ câu kiểng) vừa là lương thực cao cấp bổ dưỡng cho người (Bồ câu thịt). Phàm trong nghề chăn nuôi, hễ con thú gì sinh sản tốt đều mang lợi về cho người nuôi cả, tất nhiên là phải biết nắm vững phần kỹ thuật…
  • Đây không phải do “phong trào”, vì thị trường Bồ câu đâu phải là thị trường mới mẻ, ở các nước người ta còn hô hào tiến đến công nghiệp hóa, còn mình nuôi theo lối thủ công, số lượng ít thì ngại ngần gì. Hơn nữa, giới chơi Bồ câu kiểng trong nước càng ngày càng đông đảo, thịt Bồ câu đâu đã bị ai chê? Nếu người ta còn chê là chê ở… giá quá cao, không hợp với túi tiền của người lao động chân tay. Nếu trong tương lai sản lượng Bồ câu được sản xuất ra nhiều, giá thành của nó hạ xuống mức ngang với giá thịt gà, thịt cút, hoặc hạ dưới giá đó càng tốt thì sợ gì ế ẩm!
  • Bồ câu là giống dễ nuôi, sinh sản tốt, nghĩa là đẻ sai và nuôi con giỏi, không bị dịch bệnh như gà vịt…

Chỉ với những thuận lợi đó thôi cũng đã đủ sức quyến rũ những người thích chăn nuôi muốn hội nhập vào nghề nuôi Bồ câu sinh sản rồi. Thế nhưng, việc kinh doanh (ở đây là nuôi Bồ câu) là việc đứng đắn, quan trọng, lại có tính lâu dài cho nên không được vội vã trong quyết định, mà cần phải được tính toán, cân nhắc kỹ khắp các mặt lợi cũng như hại của nó.

Ông bà ta đã có lời khuyên nhủ mọi việc “dục tốc bất đạt”. Làm việc gì cũng phải từ từ để có thời gian suy ngẫm chín chắn, chứ không nên hấp tấp mà hỏng việc. Cũng như nấu cơm mà cho già lửa để cơm mau chín, thì kết quả chỉ là nồi cơm khét mà thôi. Mọi việc trên đời cần phải suy tính kỹ, sau đó mới đi đến kết luận. Chăn nuôi cũng vậy.

Cân nhắc cẩn trọng trước khi quyết định đầu tư mô hình nuôi Bồ Câu đẻ

Đừng chủ quan nghĩ rằng việc gì người ta làm được thì mình cũng làm được! Và cũng đừng nuôi trong đầu ý chủ bại lo ngại mình sẽ không đủ khả năng làm được như người! Thực tế cho thấy, có những việc người khác làm thành công mà đến tay mình lại làm hỏng! Nhưng cũng có những việc người ta làm không được, nhưng qua tay mình lại gặt hái thành công. Nói như vậy để thấy rằng, trước một công việc dù lớn hay nhỏ, ta không nên quá bi quan,nhưng nhất thiết cũng chưa vội cho phép mình sớmlạc quan. Người khôn ngoan là người biết tính toán, biết nhận chân chính xác khả năng mình đến đâu để liệu việc hợp với khả năng mà làm.

Yếu tố thành, bại của công việc phần lớn là do ở mình, ở tài năng và sự khôn khéo có hay không, nhiều hay ít của mình. Do đó, chính mình phải tự cân nhắc trước mọi lẽ hơn thiệt trước khi bắt tayvào việc thì tốt hơn.

Xin tự dặt ra những thắc mắc sau đây, rồi tự tìm câu trả lời một cách khách quan:

  • Mình có thực sự thích nuôi Bồ câu hay không?
  • Nếu thích thì nuôi Bồ câu với mục đích gì? Nuôi để giải trí hay nuôi để kinh doanh? Hoặc thấy người ta nuôi thì mình a dua dốc vốn ra nuôi mà không cần nghĩ đến việc lời hay lỗ?
  • Mình dự định nuôi Bồ câu kiểng? Bồ câu thịt?Hay nuôi cả hai loại?
  • Nuôi giai đoạn hay nuôi lâu dài?
  • Chỉ chăn nuôi trong phạm vi nhỏ hay sẽ khuếch trương lớn? Nuôi nhỏ là bao nhiêu cặp? và nuôi qui mô sẽ tiến tới mức độ nào?
  • Nuôi thả? Nuôi chuồng? Nuôi tập thể?
  • Chuồng tự đóng hay đặt làm? Kích thước theo tiêu chuẩn quốc tế hay theo ý mình?
  • Mình đã có kinh nghiệm nuôi chim tập thể chưa? Đã hiểu rõ cách thiết kế chuồng trại ?
  • Vốn liếng sẽ bỏ ra bao nhiêu ? Vốn tự có hay phải vay mượn ? Nếu thất bại thì lấy nguồn tiền nào để trả nợ cho người?
  • Chăn nuôi tự túc hay hùn hạp, “công ty” với những ai?
  • Mình đã thực sự có kinh nghiệm nuôi Bồ câu chưa ? Đã từng nuôi chưa ?
  • Đã có mặt bằng chưa? Nơi làm chuồng trại có gần nhà không? Có ngại cư dân chung quanh phản đối không? Có thuận tiện đường xe cộ ra vào không (nếu nuôi nhiều)? Tìm ra những trở ngại nếu có.
  • Các thành viên khác trong gia đình có tán đồng công việc chăn nuôi này của mình không? Ý kiến của họ đúng hay sai?
  • Mình có cần người trong gia đình cộng sự với mình hay không? Nếu có thì nên cắt đặt cho người ấy việc gì cho hợp khả năng của họ? Khả năng và thiện chí của họ đến đâu?
  • Có cần tuyển thêm người làm không? Con số là bao nhiêu? Họ làm những công việc gì?
  • Mình đã nghiên cứu kỹ thị trường Bồ câu chưa? Có thường xuyên theo dõi mọi tin tức truyền thông nước ngoài liên quan đến việc chăn nuôi của mình không? Phỏng đoán của mình về thị trường Bồ câu trong tương lai gần và xa sẽ ra sao?
  • Mình đã tìm được “đầu ra” bảo đảm chưa? Đối tượng nào sẽ là khách hàng thường xuyên của mình? Qua thương lái? Qua các chợ chim cảnh? Bán lẻ trực tiếp cho khách hàng? Xuất khẩu?
  • Nguồn thức ăn cho chim dự tính mua ở đâu cho tốt? Cho rẻ? Phải mua vào thời điểm nào trong năm?
  • Dự tính bắt đầu nuôi vào tháng nào?…

Có thể, khi “vào cuộc” quí vị còn nẩy ra được nhiều điều thắc mắc khác, vì hoàn cảnh của mỗi người mỗi khác. Có điều ở người này thì thuận tiện, nhưng với người khác thì đó là trở ngại lớn lao.

Tốt hơn hết ta nên ghi hết tất cả mọi thắc mắc lên giấy, và câu trả lời cũng nên viết ra trên giấy. Nhờ vào đó ta mới có cơ hội đi đọc lại, rồi nghiền ngẫm kỹtừng chi tiết một, hy vọng cuối cùng sẽ tìm ra được giải pháp tốt. Từ đó mới giúp mình đi đến quyêt định đứng đắn là nên hay không nên nuôi, hoặc nuôi loại nào, nuôi ít hay nuôi nhiều… Mặt khác, qua bạn bè thân quen, hay qua những bậc đàn anh đàn chị là những người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, ta nên vấn kế họ, xin ý kiến xây dựng của họ đó cũng là điều cấp thiết, nên làm.

Khi mọi việc tính toán đã “ngã ngũ” thì nên đi đến quyết định sau cùng. Nếu thấy thất bại thì đừng nuôi tiếc, nhất là đừng làm liều. Ngược lại, nếu cho là thuận lợi thì cứ bình tĩnh… nhập cuộc.

Kỹ thuật nuôi Bồ Câu Sinh Sản

Nếu nuôi lồng trong nhà

Với Bồ câu nuôi nhốt chuồng, mỗi lồng nuôi một đôi chim trống mái, ta có thể ghép một con trống với một con mái cho chúng chung sống với nhau. Đôi chim này có thể khác cha mẹ hoặc cùng cha mẹ cũng được, vì chim chóc có thể cho phối giống đồng huyết ở mức cận thân, tuy có tác hại nhưng không lớn (động vật có vú thì lại khác).

Thường việc ghép cặp này đều được thành công suôn sẻ, nhưng dù sao ta cũng nên theo dõi chúng trong vài ba ngày để xem cuối cùng chúng có thuận thảo được hay không. Nếu chúng cứ đánh nhau thì phải can ra và ghép lại con khác. Khi đôi chim đã chịu chung sống với nhau thì ta đeo vòng cho chúng.

Với Bồ Câu nuôi quần thể

Với Bồ câu nuôi quần thể thì không ai hơi sức đâu tính chuyện ghép đôi cho chúng. Nếu trong chuồng dự định nuôi 100 cặp đẻ thì chủ nuôi cứ thả vào đó đủ 100 chim trống và 100 chim mái để chúng tự bắt cặp với nhau. Việc bắt cặp này có thể kéo dài một vài tuần mới hoàn tất, nghĩa là cuối cùng chúng cùng tự tìm được “người hôn phối” với mình.

Khi bầy chim sắp đến thời kỳ sinh sản, chủ nuôi phải gấp rút đặt ổ cho chim đẻ. Nếu trong chuồng tập thể nuôi 100 cặp chim thì nên đặt sẵn hơn 100 ngăn kệ (khoảng 105 hoặc 110 ngăn càng tốt. Cứ mỗi ngăn kệ ta đặt một cái ổ, và mỗi cặp chim tự tìm cho mình một ngăn để làm lãnh địa riêng, cố giữ không cho cặp khác đến tranh đoạt. Việc chim tranh giành ổ lẫn nhau kéo dài cả tuần mới xong, chúng nhớn nhác bay lên bay xuống, cắn mổ lẫn nhau chẳng khác gì… đám giặc! Thường những đôi chim mạnh thích chiếm cho bằng được những ngăn ô của tầng kệ cao nhất, còn cặp nào yếu thế thì đành cam phận với những ngăn kệ cuối cùng.

Khi tìm được nơi ưng ý, cặp chim thường cẩn thận canh giữ nơi ở mới của mình, và sẵn sàng chiến đấu với những kẻ hung bạo lăm le cướp giựt lại. Ngăn ổ đó, chúng sẽ làm “của riêng” sinh con đẻ cái từ năm này sang năm khác…

Theo dõi chim ghép cặp

Khi biết chắc cặp chim nào chịu đóng đô ở ngăn kệ nào thì chủ nuôi nên tiến hành làm ba việc sau dây :

  • Đeo vòng chân cho cặp chim đó. Vòng này có thể mua hay tự mình chế lấy cũng được. Trên vòng có đục số thứ tự từ 01, 02 trở đi. Một cặp Bồ câu, nếu con trống mang số nào thì con mái cũng mang số ấy, như vậy mới theo dõi mà kiểm soát được.
  • Ghi số thứ tự của đôi chim cảnh vào ổ đẻ của chúng để tiện theo dõi sự sinh sản của chúng tốt xấu ra sao.
  • Lập phiếu theo dõi, bằng một miếng giấy dày, trên đó ghi số thứ tự của cặp chim. Phiếu này dùng ghi tóm tắt ngày đẻ, ngày nở của từng lứa chim con…
  • Nuôi chim Bồ câu theo lối tập thể, chủ chim nào cũng lo ngại chim xâm phạm chỗ ở của nhau. Một khi chúng đã xông vào cắn mổ nhau thì hậu quả không lường trước được, như trứng trong ô bị bể, như chim mái bị chết vì giập trứng trong bụng…
  • Trứng Bồ câu: Bồ câu đẻ mỗi lứa được hai trứng. Trứng thứ nhất thường được đẻ vào buổi chiều, và trễ lắm là 48 giờ sau chim mẹ sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai. Với chim mới đẻ lứa so, trứng thứ nhất thường nhỏ và có dính chút máu tươi.

Chim đẻ xong trứng đầu chỉ nằm ấp cầm chừng, thường bỏ ổ ra ngoài, nhưng khi nó đẻ xong trứng thứ hai thì mới siêng năng nằm ấp.

Sự ấp trứng:

Nếu cứ để mặc cho Bồ câu đẻ và ấp thì chỉ sau 16 đến 18 ngày ấp trứng, quả trứng đầu sẽ nở ra chim con, và sau đó khoảng 35 giờ, trứng thứ hai mới nở.

Con chim nở trước sẽ lớn hơn con chim nở sau, nên nó lanh lẹ nhón lên tranh cướp mồi của chim cha mẹ nhiều hơn. Chim nở sau do thân yếu nên thường bị đè, nếu gặp chim cha mẹ thuộc loại “nuôi con dở” thì không những ít mớm mồi cho nó, còn giẫm đạp lên nó nữa nên khó tránh được cái chết.

Không phải cặp Bồ câu nào nuôi con cũng giỏi cả! Nhiều cặp đạp trứng bể, con vừa nở ra cũng giẫm đạp chết… Nhưng, may thay, số này không nhiều, vì vậy nếu phát giác được ta nên loại bỏ ngay, đừng thương tiếc.

Với những chim con ương yếu này, ta có thể cứu được, bằng cách nghiền nát thức ăn (hoặc cám thực phẩm gà con) trộn với nước chín sền sệt bơm vào bầu diều cho chúng. Nếu được “hà hơi tiếp sức” bằng cách này ta có nhiều cơ may cứu được con chim sinh sau đẻ muộn này.

Nếu là chim nuôi lồng thì để tránh trường hợp trên quí vị nên áp dụng phương cách sau đây: Khi Bồ câu đẻ trứng đầu tiên, ta lấy cái trứng ấy đem cất vào một nơi an toàn và mát mẻ. Đợi khi chim mẹ đẻ trứng thứ hai, ta đem trứng thứ nhất trả lại ổ cho nó. Như vậy là hai trứng được ấp chung một giờ, nên sau này cũng nở luôn một lượt. Đôi chim con cùng ngày tuổi với nhau nên sức lực ngang nhau, không con nào lấn lướt con nào…

Chim con vừa nở ra đã được chim cha mẹ mớm nuôi bằng một thứ sữa đặc biệt, gọi là “sữa Bồ câu”. Thứ sữa này được hình thành từ bầu diều của cả chim cha và chim mẹ trước khi trứng nở độ năm sáu ngày. Chim con được sống với sữa này trong năm sáu ngày dầu, sau đó nó được mớm thức ăn của cha mẹ kiếm được, thêm một ít sữa còn tiết ra yếu ớt của cha mẹ.

Sữa Bồ câu là chất bổ dưỡng, chứa một lượng protein từ 14 đến 16 phần trăm, và lượng chất béo từ 8 đến 10 phần trăm. Trong đó cũng có chất khoáng, vitamin, nhưng không có chất carbohydrates.

Sự nở trứng:

Hết thời gian ấp trứng thì trứng bắt đầu khẻ mỏ. Trên chót mỏ chim non có nhô lên một cục bằng đầu hột gạo gọi là… răng trứng, nhờ đó mà chim non đục thủng vỏ trứng, sau đó xoay mình cựa quậy trong vỏ trứng khiến vỏ trứng nứt dần ra để chim con lọt ra ngoài. Việc ra đời của con Bồ câu mẹ hay biết từ đầu nhưng không can thiệp giúp con được gì cả!

Sau khi nở được vài ngày, cái răng trứng đó biến mất, ta không thấy gì nữa. Từ khi trứng bắt đầu khẽ mỏ cho đến khi Bồ câu con chui được ra ngoài có thể mất một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 30 giờ chứ không phải ít. Chim ra khỏi vỏ lông tơ chúng ướt nhẹp, nhờ mẹ úm ấm trong vài giờ chúng mới được khô ráo, và từ đó mới nhận được bữa ăn “sữa” đầu tiên trên đời… Có những quả trứng đã khẻ mỏ cả ngày rồi nhưng Bồ câu con không thể phá vỡ vỏ trứng mà ra được, đó là chúng bị một trong hai trường hợp: một là sức yếu, hai là vỏ bị khô nước “ối”. Nếu sức chim quá yếu ta cũng không can thiệp được gì, dù có giúp chúng phá vỡ cái vỏ ra thì nó cũng chết. Riêng trường hợp vỏ bị khô nước thì ta có thể nhổ vào trong trứng một ít nước bọt, do nước bọt mình trơn và ấm nên giúp chim xoay trở được dễ dàng để tự phá vỏ mà ra ngoài. Nếu tự nó ra được thì nó đủ sức sống được như những chim con khác.

Bồ câu vú là gì?

Tại sao kêu bồ câu vú?

Bồ câu vú là loại Bồ câu đẻ, giống tương đối lớn con lại có khả năng nuôi con giỏi, nhưng Bồ câu Xiêm, Bồ câu Thơ. Hoặc Xiêm lai King, Thơ lai King…

Sở dĩ người ta nuôi Bồ câu vú là do nghĩ đến một mối lợi lớn: nhờ chúng ấp và nuôi hộ giống Bồ câu kiểng lớn con, có giá trị kinh tế cao hơn.

Quí vị cũng biết, Bồ câu kiểng thuộc các giống lớn con như Montauban, Romain, Mondain v.v… và ngay cả Bồ câu King có thân xác lớn nữa, hầu hết chúng đều sinh sản kém. Mỗi năm không những đẻ được ít lứa, thế mà còn đạp bể trứng, lại còn giẫm chết con… thì đâu đem lại lợi lộc gì? Trong khi đó giá một cặp Bồ câu con kiểng giá bán một hai chỉ vàng chứ đâu phái ít!

Chính vì muốn cứu cặp con này nên người ta mới tính đến việc nuôi Bồ câu vú.

Nuôi Bồ câu vú tuy có nhiều tốn kém như tốn tiền lồng, tiền ăn, công chăm sóc, nhưng cái hai này không đáng giá gì so với cái lợi nó nuôi sống được cặp chim con kiểng kia.

Với những cặp chim kiểng có khả năng sinh sản tốt, nuôi con giỏi thì đó là cặp chim vô cùng quí giá, ta cứ đặt trọn vẹn hy vọng vào nó, cứ để cho chúng nuôi con bình thường. Trung hình một tháng rưỡi cặp Bồ câu tốt này sẽ cho ta một cặp Bồ câu con. Nhưng với những cặp Bồ câu kiểng đắt tiền nhưng lại sinh sản kém, có lứa chỉ nuôi được một con, có lứa chẳng được con nào, thì tốt hơn hết ta nên xem chúng là… cái máy đẻ trứng mà thôi! Nghĩa là trứng của cặp Bồ câu này đẻ ra chỉ cho chúng ấp vài ngày rồi tìm chim vú mà gởi trứng vào…

Tất nhiên chim vú được gởi trứng cũng là chim mới đẻ xong. Trứng của nó được lấy ra ngoài và thay vào đó là một hay hai trứng Bồ câu kiểng nhờ ấp…

Nêu Bồ câu kiểng thuộc giống lớn con (từ 800g trở lên) thì mỗi cặp Bồ câu vú chỉ nên được gởi ấp một trứng mà thôi, có như vậy sau này cặp Bồ câu vú mới đủ sức mớm mồi cho một Bồ câu kiểng con được. Cặp Bồ câu vú vốn có sức vóc trung bình mà phải nuôi hai Bồ câu con kiểng (loại lớn con) e rằng không đủ sức, cặp chim con đó sẽ không lớn như ý chủ nuôi mong muốn.

Để đáp ứng đúng mức nhu cầu ấp trứng câu kiểng, thì hễ nuôi một cặp Bồ câu kiểng (giống lớn) ta phải nuôi sẵn ba cặp Bồ câu vú. Còn nếu Bồ câu kiểng giống nhỏ như Satinette, Jacobin thì mỗi cặp chim kiểng nuôi hai cặp Bồ câu vú là vừa.

Xin lưu ý là Bồ câu kiểng nếu đẻ xong không cho ấp thì chỉ độ 12 ngày sau đã đẻ sang lứa khác, trong khi cặp Bồ câu vú phải mất 40 ngày vừa ấp vừa nuôi.

Tóm lại, một cặp Bồ câu vú chỉ nên cho ấp một trứng của giống Bồ câu kiểng lớn con, vì chúng chỉ đủ sức nuôi một chim con giống lớn mà thôi. Nhưng, với chim kiểng giống nhỏ thì chúng thừa sức mớm mồi nuôi cả hai chim con.

Phương pháp chọn chim bồ câu giống khỏe mạnh

Ông bà ta ngày xưa đâu đã biết tính toán theo kiểu bây giờ, nhưng cũng khôn ngoan biết được cách “mua heo chọn nái…”, tức là biết giống dòng là điều quan trọng trong việc lưu truyền nòi giống về sau.

Muốn mua heo con về nuôi, các cụ phải xem con heo mẹ có tốt nái hay không. Heo nái tốt là heo dài đòn, nở vai, nở mông, vú đều và nhiều. Ngoài ra, nó còn khỏe mạnh, tốt nết và phàm ăn…

Muốn mua Bồ câu về gây giống cũng nên theo phương pháp đó, đừng sợ tốn công tốn của, vì xa đến mấy cũng cố tìm đến, và giá bán có cao cũng đành chấp nhận, miễn đó là chim giống tốt.

Chim giống mà tốt thì bầy con cháu sau này của chúng sẽ tốt.

Mua Bồ Câu giống sinh sản như nào

Thông thường, nếu chăn nuôi trong phạm vi nhỏ vài mươi cặp Bồ câu trở lại, người ta có thể mua liền một lúc số lượng đó để làm giống, và sô Bồ câu con ra ràng sẽ đem bán ngay. Còn nếu tính đến chuyện nuôi qui mô từ vài ba trăm cặp đến các cặp thì chủ nuôi phải nghĩ đến chuyện gầy giống.

Để thực hiện điều này, ta phải chịu khó tìm mua Bồ câu giống nhiều nơi khác nhau, tất nhiên là phải đúng với tiêu chuẩn về thể trọng, về giống dòng mà mình mong muốn. Tự gầy giống có nhiều điều lợi :

  • Khởi đầu chỉ tung số vốn ít, vì số con giống phải mua đâu cần nhiều. Thí dụ muốnnuôi ba trăm cặp, thì khởi đầu chỉ cần mua từ 50 cặp giống đến 100 cặp giống là vừa.
  • Tương lai chuồng trại mình sẽ có một giống Bồ câu riêng, đúng với tiêu chuẩn ưu việt mà mình mong muốn. Đó là nhờ vào sự lai tạo các giống chim các nơi mua về.
  • Tạo được đàn bồ câu trong trại có số tuổi sàn sàn như nhau, và đó là Bồ câu tơ, sinh sản được bốn, năm năm mới phải thay lứa khác.

Tính chuyện về lâu về dài thì ta nên nuôi theo cách này. Nhưng bên cạnh những điều lợi vừa kẻ lại có một trở ngại là phải mất một thời gian gầy giống khá dài, ít ra cũng một năm.

Thật ra, thời gian này cùng không đến nổi uổng phí đối với việc làm ăn qui mô rộng lớn, vì đó là giai đoạn cần thiết để xây dựng chuồng trại, vốn là công việc nhiêu khêtốn rất nhiều thời gian chứ không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà hoàn tất được.

Ngay việc mua chim giống quí vị cũng không nên quá gấp gáp. Nay đến vùng này chọn mua một ít, tuần sau đến tỉnh khác, hay địa phương khác để chọn mua một số ít nữa, miễn sao chim giống mua về phải là thứ thật tốt. Nên hỏi han, bàn bạc với chủchim về xuất xứ cua bày chim cua họ thuộc nhừng giống gì, nước nào, chúng có nhừng ưu điếm gì… và khi quan sát tại chỗ, nên dùng kinh nghiệm bản thân của mình đế đánh giá đàn chim đó tốt Xấu ra sao rồi mới đi đến quyết định chọn mua làm giông hay không…

Ở nước ngoài, và có lẽ nước ta trong tương lai gần cũng vậy, việc mua sắm Bồ câu giống sẽ không bị vất vả nhiều trong tìm kiếm và chọn lựa, vì các Hội viên trong Hội nuôi Bồ câu với nhau sẽ “trao đổi’’ cho nhau những giống tốt mà nuôi.

Xin được nhắc lại là mua chim về gầy giống để có cả bầy đàn đúng tiêu chuẩn như mình mong ước thì phải chọn mua từ những trại chăn nuôi to lớn, có tăm tiếng, chứ dứt khoát không mua loại chim “trôi nổi” ở các chợ chim, mặc dầu giá rất rẻ.

Ông bà ta có câu “của rẻ của ôi”. Của rẻ chắc chắn là chất lượng kém sút, vì nếu là của ngon lành thì ai dại gìđi hạ giá bán cho mình ?

Bồ câu giống mà đem ra bán ở chợ hầu hết là thứ chim… bị dạt, đó là thứ “phế phẩm” nuôi chơi làm kiểng thì được, chứ nuôi cho sinh sản thì không đạt yêu cầu. Nếu là được, chứ nuôi cho sinh sản thì không đạt yêu cầu. Nếu là chim tơ thì có thể bị đèo đẹt, lúc nhỏ bị bệnh gì đó nên chậm lớn… Nếu là chim lớn thì có thể sinh sản kém, ấp dở, nuôi con dở; hoặc là chim đã đẻ được nhiều lứa rồi, già rồi…

Mặt khác, chim ở chợ thường không phải là “chim mới” mà là đã nằm ở đó nhiều ngày, đâu được người bán chăm sóc chu đáo, cho ăn đầy đủ nên dễ bịsuy… Tất nhiên, nếu nuôi ít cặp làm kiểng thì được, cứ chọn kỹ những cặp nào trông khỏe mạnh, lanh lợi thì mua. Quá lắm, quí vị đem chim về nuôi một thời gian thấy không ưng ý thì… đem ra bán lại, chịu thiệt thòi chút đỉnh.

Tiêu chuẩn Bồ Câu giống sinh sản tốt

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chuẩn của chim khỏe mạnh để quí vị chọn mua về làm giống :

  • Nếu mua chim tơ, khoảng từ ba đến năm tháng tuổi. Không nên mua chim mới ra ràng làm giống vì năm sáu tháng sau mới được hưởng lợi, mà mua chim đẻ rồi thì… không mấy tin tưởng ở khả năng sinh sản tốt của nó. Thà là mua chim lứa để về nuôi thêm một vài tháng mới đẻ thì tốt hơn.
  • Những con chim năng động, không chịu đứng yên một chỗ, không bay tới bay lui thì đi qua đi lại trong chuồng. Đã thế lúc nào nó cũng tỏ ra tò mò, như cố tìm hiểu những gì đang xảy ra chung quanh nó.
  • Quan sát qua bộ lông, nếu là chim khỏe mạnh thì màu lông sáng và sạch sẽ trông có ánh sắc, nhất là cườm ở chim trống. Bộ lông phải đầy đủ, khôngxơ xác, còi cọc…
  • Bồ câu khỏe mạnh thì mắt lanh lợi sáng ngời. Thường thì màu mắt của Bồ câu cho thấy mối tương quan rõ rệt với màu đầu của nó. Kinh nghiệm cho thấy, con Bồ câu có bộ lông đầu màu trắng thì đôi mắt nó sẽ là màu sẫm. Một con bồ câu lông đầu không phải là màu trắng thì mắt của nó sẽ có màu đo đỏ hay vàng vàng… Tuy nhiên, cũng có một số giống không theo những “qui luật” vừa kể.

Khi nhìn đôi mắt Bồ câu thấy trong sáng “nẩy lửa” là do chứa nhiều sắc tố. Ngược lại, nếu đôi mắt màu sẫm thì chim đó thiếu sắc tố vàng, nên tất cả những gì mình trông thấy chỉ là những mạch máu.

Sự thiếu vắng sắc tố trên bề mặt của mắt có liên quan đến sự thiếu vắng của sắc tố trong viền lông chung quanh mắt. Điều này thường được thấy ở vệt lông trắng chung quanh mắt ở giống Moorhead.

Chính bộ lông chim cũng chứa sắc tố mạnh nên khi quan sát ta mới thấy bộ lông chim toàn thân có vẻ bóng láng dễ thương.

  • Quí vị hãy bắt một con chim cầm trên tay để quan sát các bộ phận trên cơ thể bên ngoài của nó như đầu, mắt, mỏ, lườn, chân chẳng hạn mà trước sau thấy con chim đó ít giẫy giụa, nghĩa là không bị kích động, chịu nằm yên trong tay ta, đó là con chim thực sự khỏe mạnh.
  • Tuyệt đối không nên mua chim bị mạt, bọ chét. Nếu mua thì phải diệt hết loại ký sinh này trước khi đem chúng về nơi ở mới. Bồ câu bị các loại ký sinh này tấn công thì có những lớp vảy màu trắng trên mi mắt, ở góc mỏ, ở chân, ở các móng. Nếu chúng ta vạch lớp lông chung quanh hậu môn của chim thấy có sự hiện diện lớp vảy màu trắng này là đích thị con chim đó đang bị rận mạt, hoặc bọ chét tấn công.
  • Chim mà bị rận mạt thì ốm yếu, thụ động, chúng ưa rỉa lông tỉa cánh, và ngay khi ngủ cũng không được yên giấc, cứ rọ rạy liên hồi…
  • Con chim khỏe mạnh cũng là con chim mập mạp, trông lúc nào cũng sởn sơ, năng động. Những chim ốm yêu, vẹo lườn, vẹo đuôi nên loại bỏ.

Tóm lại, với chim nuôi làm giống ta phải cố chọn những con thực sự khỏe mạnh, béo tốt, sau khi đã nắm vững phần lý lịch dòng giống của chúng. Trong khâu chọn lựa, ta nên khắt khe với chính mình, có như vậy mới tìm được những chim thật khỏe mạnh, dòng giống tốt mà nuôi.

Nên tự nhắc nhớ một điều : ta mua chim giống là để nhờ cậy về lâu về dài ở đàn con cháu đông đúc của chúng sau này. Chính đám con cháu “hậu duệ” về sau mới thực sự là đàn chim giống thực sự của ta. Vì vậy sự sơ xuất trong khâu chọn lựa lần đầu sẽ tác hại không nhỏ đến đàn chim chủ lực trong tương lai.

Phải hiểu được điều đó mới thấy rõ ý nghĩa câu “Dục tốc bất đạt” giá trị đến mức nào! Đồng ý thì giờ là vàng bạc, nhưng tính chuyện “đốt giai đoạn” trong trường hợp này, việc gì cũng muốn gấp gáp là gặp thất bại chua cay.

Cách vận chuyển Bồ Câu giống từ nơi xa về nhà

Có lẽ cũng cần xin trình bày thêm là khi vận chuyển Bồ câu từ nơi mua về nhà mình, ta cũng phải hết sức cẩn thận trong khâu gìn giữ sức khỏe cho chim, nhất là con đường vận chuyển quá xa, cách xa trăm bảy chục hoặc bằng trăm cây số…

Những việc nên làm như sau:

  • Dùng các loại giỏ tre, giỏ mây loại lớn, hoặc thùng gỗ, thùng cạc tông rộng rãi có nhiều lỗ thông hơi để nhốt chim.
  • Dưới đáy giỏ, đáy thùng nên lót một lớp dày rơm rạ sạch sẽ và khô ráo. Tốt nhất là lót một xấp giấy báo dày để Bồ câu giống đứng êm chân, đồng thời hút ẩm và nước phân chim.
  • Không được nhốt chim với mật độ cao, nghĩa là mỗi giỏ, mỗi hộp như vậy chỉ nhốt số lượng chim vừa phải, để chúng có chỗ xoay trở, có đủ không khí để thở, và tránh con nọ đè lên con kia.
  • Đi đường xa không nên cho xe chạy một mạch về nhà mà phải nghỉ dọc đường từng chặng. Xe chạy được 50 cây số thì nên dừng lại nghỉ chừng 15 phút để chim nghỉ ngơi, không bị sốc.
  • Đi đường xa, Bồ câu có thể đói khát, vì vậy nên tìm cách cho chúng ăn uống dọc đường (lợi dụng lúc xe ngừng nghỉ). Nên cho chim uống nước âm ẩm thì tốt hơn. Nước ấm này do nước lạnh đun sôi để nguội cho uống hay nước trà càng tốt, nếu không tiện mua được dọc đường thì tốt hơn hết nên chứa trong bình thủy rồi mang theo xe.

Nhiều người do không chú tâm đến khâu vận chuyển, nên khi về nhà có nhiều chim cảnh giống bị chết oan uổng…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *