Thức Ăn Cu Gáy

Trong đời sống hoang dã, thức ăn của Cu gáy là các loại hột như lúa, đậu, mè, hột các loại cỏ (gọi chung là bông cỏ)… Vì vậy ta mới thấy giống chim này chỉ thích sống quẩn quanh ở các vùng ruộng đồng, nương rẫy, là những nơi nông dân trồng trọt hoa màu. Ở trong rừng sâu, nơi có ít dấu chân người lui tới cũng có Cu gáy sinh sống, và thức ăn cho chim Cu Gáy ở đây cũng là các loại hạt.

Cu gáy là giống chim rất chăm chỉ tìm mồi. Ta thấy từng con hoặc vài ba con đáp xuống một đám rẫy, liền chia nhau mỗi con một hướng lần hồi từng bước một, cố gắng cặm cụi kiếm nhặt từng hột rơi hột rụng cho đến khi no bụng mới bay đi. Chúng có thể chăm chỉ kiếm ăn như vậy hằng giờ, chứ không như nhiều giống chim khác, vụt biến vụt hiện khi kiếm ăn. Hình ảnh một chim Cu gáy tìm mồi giữa cánh đồng, chẳng khác gì người nông dân cần cù làm việc một nắng hai sương để tìm ra hột gạo mà ăn.

Do chịu khó kiếm ăn như vậy, nên bất cứ mùa nào trong năm, Cu gáy cũng mập mạp, trừ mùa sinh sản, vì chim cha mẹ phải nhịn đói nhịn khát để dành miếng ăn nuôi con. Gặp vụ mùa như mùa lúa đậu, mè…việc kiếm ăn của chim đỡ vất vả hơn. Vì với vài ba chục hột đậu rơi rụng cũng đủ cho chim được căng diều, no nê suốt buổi rồi.

Khi đã no nê, Cu gáy liền tìm đến bờ ao, bờ ruộng để tìm nước uống. Và sau đó, chúng bay lên một lùm cây mát mẻ để đứng.

Khi nuôi nhốt trong lồng hay chuồng, thức ăn chính của Cu gáy vẫn là lúa. Chúng có thể ăn lúa suốt năm mà vẫn khỏe, vẫn mập mạp, vẫn gáy tưng bừng. Vì vậy nuôi Cu gáy đâu có tốn kém nhiều bằng nuôi các giống chim khác. Nước mình là nước nông nghiệp, hột lúa đâu thiếu lại rẻ nữa, nên ở thôn quê, từ xa xưa, gần như nhà nào cũng có năm ba lồng Cu gáy treo trước mái hiên, vừa làm cảnh vừa nghe giọng gáy của chúng cho vui nhà vui cửa.

Cu gáy vốn được coi là giống chim của giới bình dân, của nhà nghèo, vì với một lít lúa, một con Cu gáy ăn đến vài tháng mới hết. Trong khi dó, cũng là chim rừng, nhưng Họa mi, Sơn ca, được mệnh danh là giống chim quí tộc, thức ăn rất đắt tiền! nào là trứng gà, nào là sâu tươi, trứng kiến, cào cào…mỗi ngày phải tốn một vài ngàn cho mỗi chú!

Thế nhưng, muốn Cu gáy sung sức hơn, nhất là đối với những Cu mồi, chủ chim thường dành cho chim một chế độ ăn uống cao cấp hơn, tốn kém hơn. Chẳng hạn cho ăn thêm dậu xanh (nguyên hột), hột kê. Những thức ăn này đắt giá hơn lúa, nhưng số lượng cần đến cũng vài ba mươi phần trăm là đủ. Các chủ chim có thói quen trộn lúa với kê, hoặc lúa với đậu xanh đổ vào cóng cho chim ăn.

Ta có thể trộn tám phần lúa với hai phần đậu xanh hoặc hột kê. Nếu khả năng tài chánh cho phép thì trộn nửa lúa nửa kê, hoặc nửa lúa nửa đậu xanh càng tốt.

Gặp cóng thức ăn trộn lộn thức ăn này, Cu gáy thường chọn đậu xanh hoặc hột kê ăn trước, sau đó mới tìm đến lúa mà ăn. Lúa và hột kê chúng có thểăn quanh năm, nhưng đậu xanh thì nên pha trộn với tỷ lệ vài ba mươi phần trăm là đủ. Tuy đậu xanh hột chim ăn thích khẩu, nhưng nếu ăn toàn đậu xanh từ tháng này sang tháng khác, nhiều chim bị chứng tiêu chảy khó trị.

Với lúa, ta nên chọn loại lúa tiêu, tức là giống lúa hột tròn, nhỏ hột nhưng chắc, mười hột “mấy” như một. Còn nếu cho chim ăn lúa thường, thì nênlựa loại hột chắc, đem về gút lại trong thau nước để vớt những hột lép nổi lềnh bềnh trên mặt nước đồ đi. Hột lúa chắc chìm nghỉm dưới đáy thau ta vớt lên phơi thật khô rồi để dành cho chim ăn dần. Lúa khi đã phơi khô thì bảo quản được rất lâu, từ năm này sang năm khác vẫn không hư hao và cũng không giảm bớt phần dinh dưỡng.

Với hột kê, ta cũng nên chọn loại kê tốt, hột chắc, màu vàng, đem về sàng sảy kỹ rồi phơi ngoài nắng thật khô, sau đó cho vào chai lọ, hoặc hộp thiếc để cho chim ăn dần. Hột kê khi đã phơi khô ta có thể để dành mùa này sang mùa khác, nhưng để tránh hư mốc thì tốt hơn, mỗi tháng ta nên chịu khó lựa ngày nắng tốt đem ra phơi kỹ lại một lần. Như phần trên chúng tôi đã trình bày, hột kê rất bổ dưỡng, có thể thay lúa cho Cu gáy ăn thường xuyên, chỉ có điều giá kê đắt hơn lúa đến ba bốn lần.

Với đậu xanh dành cho chim ăn phải là đậu xanh nguyên hột, và nên cho chim ăn loại đậu tốt (thứ dành cho người ăn). Tuy giá đậu xanh đắt, nhưng số lượng đậu mà Cu gáy ăn trong ngày chỉ một nhúm nhỏ thì đâu tốn kém bao nhiêu! Đậu xanh, nếu không biết phương pháp bảo quản thì nên mua trữ trong vài tháng cho chim ăn dần mà thôi, vì đậu dễ bị mọt. Hột đậu đã bị mọt tấn công thì chỉ còn cái vỏ không, không còn bổ dưỡng nữa.

Nhiều nghệ nhân nuôi Cu gáy cũng thường cho chim ăn thêm một lượng nhỏ mè đen hay hột cải. Công dụng của mè là giúp chim thêm chất béo để mập thêm, còn hột cải thì tăng chất “nóng” giúp chim gáy căng hơn. Mè và hột cải dành cho chim ăn, chỉ với số lượng nhỏ chừng vài ba phần trăm là đủ. Nên để hột sống chứ đừng rang.

Xin lưu ý quí vị là khi mua mè và hột cải thì nên mua ở các cửa hàng bán thực phẩm, chứ đừng mua ở các gian hàng bán hột giống.

Ở các gian hàng bán hột giống, những hột giống thường được tẩm sẵn thuốc sát trùng để khi gieo xuống đất kiến và côn trùng không dám đến phá hại. Vì vậy, nếu quí vị lỡ mua hột cải và mè ở những nơi này thì khi về nhà phải rửa lại nhiều nước để xả hết thuốc sát trùng, sau đó đem phơi thật khô rồi mới để dành cho chim ăn dần.

Từ trước đến nay đã có nhiều nghệ nhân sơ ý về chuyện này mà phải thiệt mất nhiều con chim quí.Thật đáng tiếc!

Giống Cu gáy rất khôn, khi gặp cóng thức ăn chỉ đựng toàn lúa hoặc hột kê thì chim đứng ăn rất từ tốn. Nó có thể cắm cúi ăn mười lăm hột rồi bỏ đi, lát sau đến ăn lại. Nhưng khi gặp cóng thức ăn có trộn lộn cả kê lẫn lúa hoặc đậu xanh với lúa, thì chim khôn ngoan lựa ra những thứ mà nó thíchkhẩu là kê và đậu ăn trước. Vì vậy, nó xốc xáo tung tóe cả lên khiến thức ăn rơi vãi hết ra ngoài. Chỉ khi nào ăn hết kê hay đậu thì chim mới chịu tiếp tục ăn lúa.

Từ đó cho chúng ta một kinh nghiệm là không nên đổ đầy cóng thức ăn “hỗn hợp”, mà mỗi lần cho ăn chỉ lường chừng phân nửa cóng mà thôi, chỉ khi nào thấy hết mới châm thêm.

Có nhiều nghệ nhân cẩn thận hơn, họ đựng mỗi loại thức ăn riêng mỗi cóng để chim thích thứ nào thì ăn thứ đó trước. Như vậy, mỗi lồng Cu gáy ta phải đặt vài ba cóng thức ăn cho nó, hễ vài ba ngày sau, thấy cóng nào hết thì cứ tiếp tục châm thêm cho chim ăn thoải mái. Nuôi theo cách này thì bảo đảm đủ dinh dưỡng cho chim, vì thông thường hễ trong mình chim thiếu thốn chất gì nó mới thèm ăn thêm chất ấy. Nhưng, dù sao thì nuôi như vậy rất tốn kém, trong khi như chúng ta đã biết giống Cu gáy đâu có kén ăn, quanh năm suốt tháng chỉ ăn lúa không thôi mà chúng vẫn khỏe mạnh kia mà!

Theo thiển ý của chúng tôi, nếu nuôi để sinh sản, nhất là trong thời gian đẻ trứng và nuôi con cho chim ăn đầy đủ như vậy là cần thiết. Nhưng nếu nuôi Cu trống để nghe gáy, và ngay cả Cu dùng làm mồi, ta cũng chỉ nên cho ăn nửa lúa nửa kê, hoặc bảy phần lúa ba phần đậu xanh là đầy đủ rồi.

Đây là giống chim rất dễ nuôi, nuôi như nuôi gà vịtt trong nhà, thì cần gì phải tốn kém quá nhiều về thức ăn cho nó.

Thường thì châm nửa cóng thức ăn (loại chaigiác hơi thủy tinh) cho một con Cu gáy ăn, phảiba bốn ngày sau mới hết. Với chim đã nuôi thuần thuộc thức ăn lỡ thiếu hụt một ngày, thậm chí đếnvài ngày chim vẫn sống khỏe. Có điều chim bị đóithì biếng gáy.

Trong khi đó, nước uống thì không thể thiếu hụt một ngày. Do chim ăn thức ăn khô nên nó thường lần mò đến máng nước để uống. Nước uống dành cho Cu gáy phải là thứ nước ngọt, trong sạch như nước uống của người. Ta có thể dùng nước mưa,nước máy, nước giếng cho chim uống. Mỗi ngày trung bình chim uống nước từ năm đến mười lần,tùy theo thời tiết mát hay nóng bức, và mỗi lầnuống như thế chỉ vài ba hợp mà thôi. Thật ra, lượng nước mà Cu gáy tiêu thụ trong ngày không nhiều,nhưng thiếu thì không được.

Như quí vị đã biết, Cu gáy thường có thói quen tìm mồi sát mặt đất, vì ở đó mới có hột rơi hột rụng cho chim ăn. Do đó khi nuôi nhốt trong lồng, các cóng đựng thức ăn và nước uống, quí vị nên treo sátđáy lồng, miễn sao chim khỏi với quá cao mới ăn mồi được.

Cóng thức ăn và nước uống có thể treo cao, nhưng không được quá cao so với cầu đậu của chúng. Chim đậu trên cầu để ăn uống cũng là chuyện tiệnlợi cho chúng.

Cu gáy không có tật tắm cóng như chim Chíchchòe hay các giống chim hót rừng khác, vì vậy ta cứ đổ đầy cóng nước cho chim uống thỏa thích. Vàdo thức ăn vốn là các loại hột, nên cóng nước ít bịbẩn. Tuy vậy, để giữ vệ sinh cho chim, vài ba ngày,ta nên thay nước mới một lần. Mỗi lần thay nướclà mỗi lần rửa cóng sạch sẽ. Nước uống mà dơ bẩn,ngoài mầm mống gây bệnh về đường ruột, còn làmcho giọng chim bị khàn, gáy không trong trẻo nữa.

Tóm lại, Cu gáy cũng như giống chim Bồ câu, do ăn thức ăn khô nên chúng thường khát nước. Chỉ cần thiếu nước uống một buổi là chim đã có vẻ xuống sức. Với những người cho chim ăn cám hỗn hợp của giacầm thì chim càng phải uống nước nhiều hơn (và ănthức ăn hỗn hợp này cóng đựng nước uống rất mau dơ và có vị chua, do đó cần phải rửa cóng và thay nước luôn).

Sống ngoài thiên nhiên cũng vậy, trong mùa khô hạn, Cu gáy thường rủ nhau về trú ngụ ở những nơi có vũng nước đọng còn sót lại giữa đồng trống để kiếm nước uống.

Những trẻ mục đồng thường lợi dụng những vũng nước cạn đó, hoặc có khi còn tự tạo ra những vũng nước nhỏ ở giữa cánh đồng đất đai nứt nẻ vì khô hạn, rồi cắm nhiều bẫy dò chung quanh để bẫy Cu gáy về nuôi hoặc lấy thịt mà ăn. Họ chỉ cần núp trong các lùm bụi quanh đó ngồi chờ, thế nào chim Cu đậu trên những cây cao hoặc lùm bụi quanh đó cũng sà xuống tìm nước uống, anh nào tham uống lơ đểnh vướng chân vào bẫy thì coi như… rồi đời!

Ngoài thức ăn và nước uống ra, lồng hay chuồng nuôi Cu gáy phải thường xuyên có cóng đựng khoáng chất. Cũng giống như chim Bồ câu, Cu gáy rất thích ăn chất khoáng, thiếu khoáng lâu ngày chim dù được chủ cho ăn bổ dưỡng cũng không sung, và dần dần sức khỏe chim bị suy kiệt dần mà chết. Sống ngoài thiên nhiên, Cu gáy thích ăn cát, sỏi hột nhỏ. Nếu làm thịt một con chim bổi, ta sẽ thấy trong bầu diều của chúng ngoài các thức ăn hột ra còn có lẫn lộn những hột cát to nhỏ này rất nhiều.

Từ trước đến nay mỗi người thường cho Cu gáy ăn chất khoáng theo cách riêng của mình. Các cụ xưa thì thích dùng đá ong tán nhuyễn để vào cóng cho chim ăn. Cách này hiện nay ở các vùng quê nhiều người vẫn còn áp dụng. Có nghệ nhân lại lấy đất gò mối để nguyên cục như cái trứng vịt vào lồng cho chim mổ rỉa ăn dần. Nhưng, theo chúng tôi, dùng chất khoáng pha chế theo công thức mà nhiều lần chúng tôi có dịp đề cập trong sách vẫn đem lại kết quả tốt.

Nuôi Cu gáy thiếu chất khoáng không được, mặc dầu nó tiêu thụ một số lượng rất ít. Chỉ những chim trong mùa sinh sản, nhất là mái sắp đẻ và đang nuôi con thì ăn chất khoáng rất nhiều. Trong thời gian nuôi chim con, chim mẹ rất cần chất khoáng để mớm cho chim con.

Tóm lại, Cu gáy chỉ ăn thức ăn hột, khô khan như vậy chứ không cần thức ăn trứng hay rau xà lách như vài giống chim cảnh khác. Hiện nay, có một số nghệ nhân tập cho Cu gáy ăn cám hỗn hợp dành cho gia cầm, vì nghĩ rằng chim ăn như vậy sẽ có đầy đủ chất bổ dưỡng hơn. Với chim nuôi đẻ thì có kết quả tốt, nhưng cũng phải qua một thời gian để tập luyện cho chúng quen dần với thức ăn bột. Còn với chim trống nuôi để nghe tiếng gáy thì bổ quá như vậy chỉ làm cho chim mập ra mà thôi. Con chim mập thì bớt lanh lẹ lại biếng hót. Chim Cu gáy cho ăn cám thực phẩm gia cầm làm cho cóng nước mau cáu bẩn vì vậy cần phải thay nước mới và rửa sạch cóng hằng ngày.

Nuôi chim Cu gáy ta cũng khỏi tốn tiền để mua sâu tươi và cào cào, kể cả trứng kiến, vì những thứ ăn đó không cần thiết đối với chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *