Nuôi Bồ câu theo cách thả như ông bà mình ngày xưa đã áp dụng, thì khâu đồ ăn cho chúng khỏi phải lo lắng nhiều. Ta vốn có câu ca dao:
Cu Cu ăn đậu ăn mè,
Bồ cảu ăn lúa, Chích Chòe ăn sâu.
Ngày hai bữa, sáng và chiều, ông bà mình rải ra sân vài ba nắm lúa để cho Bồ câu trên chuồng sà xuống ăn, như vậy là khỏi cần lo toan gì đến cái ăn cho chúng nữa. Ăn như vậy thì làm sao đủ no, cho nên sau bữa sáng được lót lòng “năm ba hột” Bồ câu phải bay túa ra đồng, ra nương ra rẫy để nhặt nhạnh hột rơi hột rụng cho đầy bầu diều.
Thức ăn kiếm được ngoài đồng có thể không ngon, nhưng chắc chắn là có những chất cần thiết cho sự dinh dưỡng của chim. Do bản năng sinh tồn thúc đẩy, Bồ câu nuôi thả biết thèm những thức ăn mà cơ thể nó đang cần, và tất nhiên nó cố tìm những đó để ăn, chẳng hạn như muối khoáng, vitamine… và cả những vị thuốc có sẵn ngoài thiên nhiên thích hợp với bịnh tình của chúng, ta không biết nhưng chúng lại biết.
Trong đời sống, có những chuyện kỳ lạ xảy ra chung quanh ta mà ta không sao giải thích được. Chẳng hạn con chó đâu biêt gặm cỏ như bò, thế nhưng một ngày trở trời nào đó, chó lại ra vườn ăn cỏ. Đó là cách trị bệnh cảm cúm của nó. Nắm cỏ nhỏ vừa trôi qua cổ họng thì con chó đã ói ra cả “mật xanh mật vàng” từng vũng, và thế là hết bệnh! Con lừa bị ghẻ, bị xà mâu tự biết tìm đến những vũng nước có mùi diêm sinh đê lăn mình xuống tắm. Con cọp cũng biết tìm lá thuốc đế chữa vết thương…
Bồ câu nuôi thả, ta cho ăn thế nào cũng được, vì chúng biết tìm ra những thức ăn bổ sung cần thiết hầu bảo vệ sức khỏe cho chúng. Còn bồ câu nuôi nhốt trong lồng, trong chuồng, chủ nuôi cho ăn gì thì chúng phải ăn nấy. Vì vậy, để bảo vệ sự sinh trưởng của chim được tốt đẹp ta phải tìm khẩu phần thức ăn thích hơp cho chúng. Ai cố tình xem thường việc này thì không chóng thì chầy, người đó cũng gặp thất bại.
Vậy thì thành phần thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng cho Bồ câu gồm những chất gì?
– Carbohydrates và chất béo: Để duy trì thân nhiệt cao của chim Bồ câu (khoảng 41,8 độ C), chúng cần một số năng lượng khác lớn. Tất nhiên số năng lượng này do đồ ăn thường ngày cung cấp.
Hai thành phần của thức ăn thường ngày ta cung cấp cho Bồ câu sản sinh ra năng lượng và nhiệt lượng, đó là chất Carbohydrates và các chất béo. Các loại hột, ngũ cốc, các loại đậu có chứa từ 40 đến 75 phần trăm Carbohydrates. Các chất béo thì có rải rác trong ngũ cốc và các loại đậu. Có vài loại hột chứa khá nhiều chất béo cho chim ăn rất tốt.
Chất Carbohydrates gồm có đường và tinh bột. Chúng được làm bể ra trong cơ thể của chim để tạo thành các loại đường có thể hòa tan, là những chất được hoán chuyển thành Glycogen để lưu trữ trong gan.
Từ gan nó sẽ đi đến cơ bắp khi được cần đến. Nơi đây nó sẽ được dùng như nhiên liệu để tạo ra năng lượng và nhiệt lượng. Các chất béo tạo ra năng lượng nhiều gấp 21/4 lần so với Carbohydrates.
Nên biết là Bồ câu nuôi lồng hay chuồng ít bay nhảy nên không cần dùng nhiều năng lượng như Bồ câu thả, hoặc Bồ câu rừng nên chất béo không cần thiết cho ăn nhiều lắm. Các chất béo không bị đốt cháy bởi hoạt động sẽ làm cho chim không khỏe, chim sẽ trở nên bơ phờ, lười biếng, dẫn đến việc sinh sản kém. Vì vậy, hễ nuôi nhốt thì thức ăn thường ngày của chúng giảm bớt chất béo lại.
– Protein: Các protein bao hàm các Amino axit, được gọi là các “hòn gạch” để xây nên protein. Có khoảng 24 loại amino axit khác nhau, nhưng tất cả không cùng có trong một protein đơn.
Tuy nhiên, có 3 hoặc nhiều hơn các sự liên kết trong các loại đậu, ngũ cốc và các loại hột. Ví dụ loại đậu vườn chứa một amino axit có liên kết 1,8 và 17. Lúa mì thì liên kết 6,10 và 21.
Một chức năng quan trọng khác của protein là tạo nên các enzyme, tức men tiêu hóa để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Protein có trong các loại đậu khoảng 16 đến 23 phần trăm, protein có trong ngũ cốc khoảng 11 phần trăm.
Tuy nhiên, các thành phần của amino axit trong các loại đậu và ngũ cốc lại khác nhau, vì vậy ta cần cung cấp cho chúng một hỗn hợp để bảo đảm thức ăn hằng ngày được cân bằng.
Bộ lông chim cũng chủ yếu được tạo nên từ protein và các chất dinh dưỡng là những chất cần thiết cho trước và trong thời gian chim thay lông hằng năm vào mùa thu.
Trong một lúc nào đó, trước và trong mùa sinh sản Bồ câu rất cần nhiều protein để tạo trứng. Cái chất sữa mà chim cảnh cha mẹ dành mớm cho chim con sơ sinh trong năm sáu ngày tuổi đầu tiên được tạo ra từ bầu diều sơ dĩ cho là bổ và giàu chất kháng sinh là nhờ giàu chất protein.
Những con Bồ câu không nhận được nguồn amino axit phong phú sẽ không có khả năng cung cấp một bữa ăn thường ngày có đầy đủ chất bổ dưỡng cho bầy con non dại của chúng thông qua nguồn sữa này. Một số amino cần thiết lại chỉ có trong protein của động vật.
Nghiên cứu cho thấy giống Bồ câu rừng ngoài thức ăn hột ra, chúng còn tìm ăn những thức ăn động vật như những con sên, ốc sên nhỏ, cào cào và những côn trùng khác, mục đích là để cung cấp cho sự cân bằng thức ăn hàng ngày được bổ dưỡng đúng mức.
Chính vì lẽ đó nên chúng ta cần phải đặt nặng vấn đề tìm nguồn thức ăn hợp lý cho Bồ câu nuôi nhốt trong lồng, trong chuồng ăn hàng ngày.
– Chất khoáng: Muối khoáng là thành phần rất quan trọng trong thức ăn thường ngày của chim Bồ câu. Thường những người mới vào nghề chưa,kinh nghiệm xem thường việc này. Mặc dầu không được xếp hạng như thức ăn, nhưng thực tế chất khoáng lại là chất hỗ trợ cần thiết cho Bồ câu.
Chúng là những chất hữu cơ giữ một vai trò quan trọng trong cấu trúc của xương, trong sự phát triển và trong các chức năng cơ thể. Vỏ trứng cũng được tạo nên phần lớn từ các chất khoáng.
Các chất khoáng cùng với vitamine D3, Calcium và phosphorus đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì các xương. Chúng không chỉ có trong thức ăn thường ngày mà còn có trong mùn dá.
Công thức chế chất khoáng của chúng tôi là:
– Đất đỏ Biên Hòa ……………………………………………….. 25 phần trăm.
– Cát …………………………………………….……………..…..25phần trăm.
– Bột than (chết) ………………………………………………….. 35 phần trăm.
– Muối bọt (muối ăn) …………………………………………….. 01 phần trăm.
– Muối hột …………….…………………………………………..01 phần trăm.
– Đường cát……………………………………………………….. 01 phần trăm.
– Bột vỏ hàu (hay bột sò) …….………………………………….. 10 phần trăm.
– Bột cỏ cú………………………………………………….…….. 01 phần trăm.
– Bột cam thảo…………………………………………………….. 01 phần trăm.
Cách chế biến :
– Đất đạp nho rây lấy bột phơi khô.
– Cát sàng sạch rác rến, phơi khô.
– Than chụm rồi để nguội giã nát, rây lấy bột. (Bột đất, cát khô đổ vào chảo rang khô khử trùng).
– Muối hột đâm nhỏ.
– Cân đong theo đúng tỉ lệ như trên rồi trộn chung tất cả lại, đem cất cho chim ăn dần.
– VITAM1N: Các vitamin được tìm thấy trong thực phẩm với số lượng rất nhỏ. Chúng cần thiết cho sự duy trì và tái tạo các tế bào cơ thể, và cho các chức năng khác của các cơ quan. Hầu hết vitamin không thể được tạo ra trong cơ thể, mà từ thức ăn thường ngày được cân đối.
– NƯỚC UỐNG: Sau nhu cầu ăn là nhu cầu uống, cái không thể thiếu trong cuộc sống muôn loài.
Nước thật cần thiết để làm trơn và làm mềm thức ăn, để điều hòa thân nhiệt, và vì vậy chúng ta cần luôn luôn cho Bồ câu uống nước sạch và uống đầy đủ.
– CHẤT LƯỢNG CỦA CÁC THÀNH PHẦN: Ngũ cốc, đậu và các loại hột để nuôi Bồ câu phải có chất lượng tốt nhất, nghĩa là không bị sâu mọt, không bị mốc meo, vì khi ngửi thấy mùi như bị lên men do điều kiện lưu trữ bị ẩm ướt. Chẳng hạn khi mua ta phải chọn lúa chắc hột, bắp và đậu xanh không bị mọt, và phải là thứ tốt nhất dành cho người ăn. Những thứ hàng này phải mua ở những vựa, hoặc những nhà cung cấp đang tin cậy.
Độ ẩm của ngũ cốc, các loại đậu và các loại hột không lớn hơn 17 phần trăm, nếu ẩm quá mức ấy thì chất lượng dinh dưỡng sẽ bị giảm, ăn vao có hại, sẽ gây rắc rối cho đường tiêu hóa trong cơ thể của Bồ câu. Tất cả các thành phần của thức ăn phải được giữ khô, muốn được vậy hàng tháng ta nên chịu khó lựa ngày nắng tốt mà phơi lại.
Tóm lại, thức ăn của Bồ câu cần phải chọn thứ tốt, thứ thương phẩm (loại phế phẩm không nên dùng, mặc dầu giá rẻ, nhưng nuôi không lợi), đồng thời phải lưu trữ nơi mát mẻ khô ráo, tránh để cho chuột phá, mọt ăn…
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với chuỗi các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily Petshop thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại của chúng tôi ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
HÌNH ẢNH MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA DOGILY PETSHOP
(Ghi chú: Trượt ngang để xem thêm hình ảnh về các cơ sở trang trại, cửa hàng của hệ thống Dogily Farm & Petshop tại Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt).
- Trụ sở chính Dogily Petshop Ba Tháng Hai : 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- Dogily Petshop Quang Trung: 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Dogily Petshop Cộng Hòa: 391 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, Tphcm.
- Dogily Petshop Thảo Điền: 5/17 đường 64, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Thủ Đức, Tphcm.
- Dogily Petshop Nghi Tàm: Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Dogily Petshop Tây Hồ: 81 đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Dogily Petshop Đà Lạt: 108 Lý Nam Đế, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Dogily Pet Farm Đà Lạt 1: 125 Quốc Lộ 20 (đường Hùng Vương nối dài), tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Dogily Pet Farm Đà Lạt 2: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.