Chim Nhồng là chim hót thuộc họ chim “Sáo Đá” được nhà Điểu học Linnaeus xếp chúng vào họ Religiosa (Gracula religiosa), và tên khoa học của Nhồng là Sturnidae.
Tại nước ta, con Nhồng có nhiều tên, mặc dầu thường gặp chỉ có một giống Gracula religiosa intermedia, nhưng mang nhiều tên khác nhau: miền Nam thì gọi là Nhồng, miền Bắc thì kêu là Yểng, chữ Hán viết là Liễu Ca, hay Tần Cát Liễu.
Ông bà mình đà biết nuôi và dạy cho Nhồng “nói đươc giọng người từ chục thế kỷ trước rồi nhưng với thế giới thì mãi sau thế chiến thứ hai (1939 – 1945), giống chim này mới được giới thiệu rộng rãi trên thị trường thế giới!
Tại nước ta, thời trước, Nhồng là loài chim quí được các ông Hoàng bà Chúa yêu thích nhất. Đây là loại chim vương giả, được sống trong lầu son gác tía, được các quan Thị trong triều chăm sóc đàng hoàng. Mãi về sau này, Nhồng mới được xem là con chim của giới bình dân… Trong khi đó, theo nhà Điểu học Jerdon, tác giả sách “Các Loài Chim Ấn Độ” xuất bản năm 1862 thì giống Nhồng Acridotheres tristis được coi như là thiêng liêng đối với thần Hin du: Ram Deo…
Hiện nay, trên thế giới có nhiều giống Nhồng, nhưng không phải giống nào cũng có khả năng kỳ diệu nhái được giọng người tài tình cả. Có giống “nói” sỏi, nhưng có giống cả đời chỉ biết hót giọng rừng của nó mà thôi.
Thật khó biết được một cách đích xác là giống Nhồng mà ta hiện có xuất xứ từ đâu. Có thể là từ Ấn Độ hay từ một vùng nào khác ở Đông Nam Á Châu (?). Chỉ biết, tại nước ta, từ Bắc chí Nam đều có Nhồng sinh sống, nhưng đặc biệt không phải tỉnh nào cũng có mà… chúng sống theo vùng. Đó là những nơi có địa thế và khí hậu thích hợp với chúng.
Ở miền Bắc, Nhồng sống nhiều ở tỉnh Lạng Sơn và các vùng phụ cận. Tại miền Trung, Nhồng sống với số lượng khá nhiều tại Kẽ Bàng tỉnh Quảng Bình, nơi có nhiều núi đá vôi và rừng nguyên sinh bạt ngàn. Còn ở miền Nam thì tại các khu rừng Bình Long, Phước Long, Chơn Thành, Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp… được coi là nơi đắc địa của Nhồng. Chúng tập trung sinh sôi nảy nở nhiều nhất..
Vào mùa sinh sản của Nhồng, từ đầu mùa mưa, vào cuối tháng ba đầu tháng tư Âm lịch, những người sống với nghề săn bắt chim, tìm đến những vùng vừa kể để tìm ổ Nhồng con…Vì nuôi Nhồng để dạy “nói” ai cũng phải nuôi Nhồng con, thứ chưa “giập bọng cứt” mới dễ tập luyện, để thuần hóa, và những con nhồng như vậy mau biết “nói” sớm…
Cái thú nuôi chim Nhồng là vừa để làm chim kiểng mà cũng để khai thác tài nghệ bắt chước giọng tài tình của nó để tạo cơ hội giải trí cho mình.
Nhồng của ta có khả năng biết “nói” giỏi, nhưng nếu ta không biết cách nuôi dường và tập luyện đúng phương pháp thì vẫn có thể suốtt đời… nó không nói được một câu nào! Bằng chứng là có nhiều người hễ nuôi là thất bại: con chim vẫn sống phởn phơ. mập mạp, nhưng khi mở miệng là chỉ hét toáng lên hoặc nói gió với giọng rừng, chứ không biết lập lại những câu mà chủ nuôi đã dạy cho nó!
Việc chăn nuôi thất bại này suy cho cùng là tại chủ nuôi không nắm vững phương pháp luyện tặp, chứ không phải “tội” ở con chim.
Xin quí vị hãy làm những việc sau đây:
- Bắt về nuôi từ khi Nhồng còn nằm trong tổ, hoặc khoảng một tháng tuổi.
- Khi Nhồng tự biết tìm lấy thức ăn nước uống thì nhốt riêng mỗi con một lồng để tập cho nó vào nề nếp.
- Chủ nuôi nên tạo nhiều cơ hội để gần gủi bên chim, tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa chim và chủ nuôi.
- Khi chim được năm sáu tháng tuổi, hắt đầu “nói gió”, tức là hót giọng rừng thì ta bắt đầu tập luyện cho nói nhái giọng người…
Chúng tôi sẽ đề cập kỹ vấn đề này vào những phần sau. Bây giờ xin trở lại phần tài nghệ của con Nhồng.
Nhồng là con chim có khả năng bắt chước được giọng người một cách tài tình, chính xác thật đáng khâm phục. Người và người nhái giọng của nhau còn có khi thua. Bằng chứng là người dạy cho chim “nói” là người Nam hay người Bắc, người xứ Quảng hay xứ Nghệ, đàn bà hay đàn ông, trẻ con hay người lớn, hễ nói giọng gì ỉà con chim có đủ khả năng lập lại đúng y giọng đó không sai mảy may.
Thật ra, trên đời cũng có nhiều giống chim biết “nói” như Két, Sáo, Cường, thậm chí cà chim Quạ, nhưng không có giống nào bắt chước giọng nói tài tình chính xác được như con Nhồng.
Đã thế Nhồng còn có khả năng lập lại những câu tương đôi dài đến bốn năm tiếng, chứ không hạn định chí vài ba tiếng như Sáo và Cưỡng. Vì vậy, đây là con chim được xếp hàng đầu các giống chim biêt nói trên thế giới, vào thời nào và bất cứ đâu cũng được nhiều người chọn nuôi.
Tuy nhiên không phải con Nhồng nào cũng có tài nghệ xuất sắc như nhau cả, vì giống này cũng có con khôn con dại; cũng có con mau mồm mau miệng, nhưng cũng có con “nói năng chậm lụt” không ra gì. Điều này thì chỉ do hên xui may rủi, chứ không ai tài nào biết trước mà chọn lựa được.
Do tuổi thọ của giống Nhồng ngắn ngủi, con nào sống thọ lắm cùng chỉ kéo dài được tám năm. Bốn năm đầu chim siêng học “nói”, học được câu gì nhớ được câu đó, còn những năm cuối đời thì tiếp thu kém cối, và ngay những câu đã học nó cũng quên dần… Âu đó cũng là do qui luật khắt khe của đời sống: Tuổi trẻ thì thông minh, tuổi già thì lú lẫn.
Với Nhồng, chim mái có khả năng “nói” không thua kém gì chim trống, nhưng đời sống chim mái thường ngắn ngủi, lắm con chỉ sống được vài mùa do “tức trứng” mà chết bất đắc kỳ tử. Những mái nào thoát được nạn này thì bị nân luôn, nhưng lại sống lâu.
Khổ nỗi, với Nhồng, xưa nay không ai tài nào có cách phân biệt được giới tính. Ngay các nhà Điểu học phương Tây cả đời chuyên nghiên cứu về Nhồng cùng đều… chịu thua về vấn đề này. Có người đã chịu khó nuôi riêng Nhồng con từng đôi một, mùa sau cặp nào đúng trông mái xũng xoáy tổ để đẻ trứng đàng hoàng. Nhưng dù để làm nghiên cứu mãi, quan sát mãi, những nhà chuyên môn này vẫn không phát giác được giữa chúng, không có một chi tiết nào dị biệt nhau, để giúp mình nhận định được đâu là chim trống đâu là chim mái!
Trường hợp này tác giả cũng đã từng gặp, cũng đã từng mổ những xác Nhồng mái bị chết do tức trứng nhưng cũng không tìm ra được những dấu vết khác biệt giữa trống mái ra sao, dù đã quan sát tận tường về màu mỏ, phần đầu, ức, đòn, đuôi… của từng con một.
Việc này, nhừng nhà Điểu học tài ba chuyên nghiên cứu về chim Nhồng lâu năm như LINNAEUS, JERDON và tác giả sách MYNAHS là OTTO VON FRISCH cũng đều công nhận là chưa tìm tòi ra được. Hy vọng rằng không bao lâu nữa, “bí mật của thiên nhiên” này sẽ được khám phá qua tài nghệ của các nhà Điểu học trên thế giới…
Do Nhồng có khả năng bắt chước được giọng người một cách tài tình nên bất cứ ai nuôi Nhồng cũng muốn tập cho chúng “nói” và muốn nghe chúng “nói. Vì vậy có trong tay một con Nhồng “nói” rõ được nhiều câu chắc chắn ai cũng thích …
Theo thú chơi của người xưa, trước sân nhà mà đặt một cái lồng nuôi Nhồng được coi là… hợp cảnh nhất. Đây là cảnh chơi tạo được sự văn vẻ tao nhã nhất là con Nhồng đó đã trọ trẹ “nói” được dăm ba câu thì thật không có gì qúi bằng!
Con Nhồng đốì với người mình, bao giờ cũng là một con chim qui. Xưa kia các ông Hoàng bà Chúa còn chuộng nuôi, huống chi là giới bình dân quê mùa chất phác.
Những ai tận tai nghe Nhồng “nói chuyện” dù chỉ một vài từ hoặc năm ba câu cũng đều tỏ ra thán phục, và về nhà thế nào cũng ao ước nuôi Nhồng cho bằng được mới thỏa lòng.
Kể ra trong nhà mà nuôi được con Nhồng khôn ngoan biết nói nhất là những câu nói ấy lại do chính mình bỏ công sức ra dạy dỗ cho nó thì còn gì thú vị hơn, hạnh phúc hơn!
Nhưng, muốn thì nhiều người muốn, mà thực hiện được điều ao ước muốn đó thì chẳng được mấy người. Tại sao lại có chuyện nghịch lý đó ?
Có phải do con chim khá đắt tiền? Có phải do kỹ thuật nuôi Nhồng quá khó? Thật ra, chim đất tiền chúng ta có thể mua được, còn kỹ thuật nuôi Nhồng tuy khó nhưng ta cùng có thể vượt qua. Có điều nuôi Nhồng phải có nhiều thì giờ nhàn rỗi để thuần dưỡng nổ, huấn luyện nó; điều này thì chắc ít người có điều kiện! Yếu tố thời gian quả là một vấn đề nan giải cho việc nuôi Nhồng…
Thời kỳ bận rộn nhất là nuôi Nhồng con. Nhồng con vài ba tuầntuổi thì đâu đã đủ lông đu cánh, trên mình nó nhiều chỗ còn trơ cả da thịt đỏ hỏn, cho ncn nếu không được chăm sóc chu đáo, ủ ấm thường xuyên cả đêm lẫn ngày thì chim con dễ bị chết cóng vì lạnh. Chim con cũng đâu biết ăn nên chủ nuôi phải tự đích thân đút mồi cho nó, ngày phải mươi lăm lần cho ăn chứ đâu phải ít!
Khi Nhồng con đà qua tuổi ấu Ihơ, nó đã khôn ngoan, lự tìm đến cóng thức ăn mà sống nhưng đồng thời nó cùng đã biết… sợ người, thì đây là lúc ta nên thường xuyên tiếp cận nó, gần gũi để tạo sự thân thiện với nhau. Đó là cách thuần hóa để chim thêm dạn dĩ và nhờ vào đó mà sau này chúng ta mới dễ dàng đưa nó vào nề nếp hầu phát huy khả năng học “nói”…
Vì như mọi người đã biết, từ tháng tuổi thứ sáu con Nhồng đã bắt đầu mở mang khuynh hướng NGHE – NHỚ và NHÁI LẠI. Nếu để qua đi tháng tuổi qúi báu này thì chỉ mấy tháng sau đó thôi, khả năng học “nói” của Nhồng sẽ không còn nữa. Nó thành con chim bình thường không được ai chuộng nuôi nữa! Con Nhồng qua tuổi học “nói” (từ tháng tuổi thứ mười trở đi) thì chỉ còn biết nói gió vu vơ, không có khả năng nhái được giọng người nữa!
Phương pháp dạy Nhồng nhái giọng không quá khó, nhưng lại đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức. Nếu người không nhẫn nại, không chịu kiên tâm trì chí thì có thể phải ngưng việc nửa chừng. Mỗi buổi dạy chỉ vỏn vẹn có mười lăm phút mà thôi, nhưng ta phải nhắc đi nhắc lại câu dạy đến cả hằng trăm lần hoặc vài trăm lần với cách phát âm chuẩn mực để giúp chim kịp nghe, kịp nhớ và lập lại cho đúng. Có nhiều câu phải dạy đến cả tháng mới xong. Và con Nhồng có thể học “nổi” đến ba bốn năm chứ đâu phải ít.
Thuần hóa Nhồng không có gì mệt nhọc, vui nữa là khác, nhưng nếu quí vị không có thời giờ rỗi rảnh thì tốt hơn nên bỏ ý định nuôi Nhồng! Các chuyên gia nghiên cứu về Nhồng lâu năm đã thành thật khuyên chúng ta như vậy!
Thế nhưng, nếu quí vị có thì giờ nhàn rỗi để nuôi một hai con Nhồng thì lại là một điều vô cùng kỳ thú. Quí vị sẽ được sống cạnh con chim cảnh khôn ngoan, lại có khả năng kỳ diệu nhái được tiếng người với chất giọng rõ ràng, đến nỗi giữa người với người, cũng ít ai có tài bắt chước được giọng nhau như vậy.
Một hai tháng đầu, Nhồng ở trong thời kỳ học “vở lòng” nên tiếp thu còn chậm chạp, nhưng càng về sau việc học của nó tiến bộ không ngờ. Đây chính là sự khích lệ và niềm vui vô bờ đối với người đang làm cái việc dạy cho Nhồng “nói”.
Nêu tự tay mình thuần dưỡng và huấn luyẹn được con chim qúi như. vậy, thiết nghĩ đó là một kỳ công đáng hãnh diện của mình. Bao nhiêu nỗi mệt nhọc phải bỏ ra cơ hồ như tan biến hết. nhường chỗ lại cho niềm vui, sự thỏa màn miên man trong lòng mình.
Nhồng là con chim có tình cảm, lúc nào đó cũng thích sống gần gũi với chủ nuôi. Ai nuôi Nhồng theo cách thả trong phòng sẽ chứng minh cho điều đó. Nhồng thích đậu trên vai, trên tay người chủ với cử chỉ thân thiện, nhiều khi triều mến đến độ không ngờ. Nhiều người đã tỏ ra không cường điệu khi đánh giá con Nhồng của họ như là một người bạn thân thiết không thể rời xa…
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với chuỗi các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily Petshop thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại của chúng tôi ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
HÌNH ẢNH MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA DOGILY PETSHOP
(Ghi chú: Trượt ngang để xem thêm hình ảnh về các cơ sở trang trại, cửa hàng của hệ thống Dogily Farm & Petshop tại Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt).
- Trụ sở chính Dogily Petshop Ba Tháng Hai : 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- Dogily Petshop Quang Trung: 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Dogily Petshop Cộng Hòa: 391 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, Tphcm.
- Dogily Petshop Thảo Điền: 5/17 đường 64, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Thủ Đức, Tphcm.
- Dogily Petshop Nghi Tàm: Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Dogily Petshop Tây Hồ: 81 đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội
- Dogily Petshop Đà Lạt: 108 Lý Nam Đế, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Dogily Pet Farm Đà Lạt 1: 125 Quốc Lộ 20 (đường Hùng Vương nối dài), tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Dogily Pet Farm Đà Lạt 2: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.