NUÔI BỒ CÂU ĐẺ

Với Bồ câu nuôi lồng, mỗi lồng nuôi một đôi chim trống mái, ta có thể ghép một con trống với một con mái cho chúng chung sống với nhau. Đôi chim này có thể khác cha mẹ hoặc cùng cha mẹ cũng được, vì chim chóc có thể cho phối giống đồng huyết ở mức cận thân, tuy có tác hại nhưng không lớn (động vật có vú thì lại khác).

Thường việc ghép cặp này đều được thành công suôn sẻ, nhưng dù sao ta cũng nên theo dõi chúng trong vài ba ngày để xem cuối cùng chúng có thuận thảo được hay không. Nếu chúng cứ đánh nhau thì phải can ra và ghép lại con khác. Khi đôi chim đã chịu chung sống với nhau thì ta đeo vòng cho chúng.

Với Bồ câu nuôi tập thể thì không ai hơi sức đâu tính chuyện ghép đôi cho chúng. Nếu trong chuồng dự định nuôi 100 cặp đẻ thì chủ nuôi cứ thả vào đó đủ 100 chim trống và 100 chim mái để chúng tự bắt cặp với nhau. Việc bắt cặp này có thể kéo dài một vài tuần mới hoàn tất, nghĩa là cuối cùng chúng cùng tự tìm được “người hôn phối” với mình.

Khi bầy chim sắp đến thời kỳ sinh sản, chủ nuôi phải gấp rút đặt ổ cho chim đẻ. Nếu trong chuồng tập thể nuôi 100 cặp chim thì nên đặt sẵn hơn 100 ngăn kệ (khoảng 105 hoặc 110 ngăn càng tốt. Cứ mỗi ngăn kệ ta đặt một cái ổ, và mỗi cặp chim tự tìm cho mình một ngăn để làm lãnh địa riêng, cố giữ không cho cặp khác đến tranh đoạt. Việc chim tranh giành ổ lẫn nhau kéo dài cả tuần mới xong, chúng nhớn nhác bay lên bay xuống, cắn mổ lẫn nhau chẳng khác gì… đám giặc! Thường những đôi chim mạnh thích chiếm cho bằng được những ngăn ô của tầng kệ cao nhất, còn cặp nào yếu thế thì đành cam phận với những ngăn kệ cuối cùng.

Khi tìm được nơi ưng ý, cặp chim thường cẩn thận canh giữ nơi ở mới của mình, và sẵn sàng chiến đấu với những kẻ hung bạo lăm le cướp giựt lại. Ngăn ổ đó, chúng sẽ làm “của riêng” sinh con đẻ cái từ năm này sang năm khác…

Khi biết chắc cặp chim nào chịu đóng đô ở ngăn kệ nào thì chủ nuôi nên tiến hành làm ba việc sau dây :

– Đeo vòng chân cho cặp chim đó. Vòng này có thể mua hay tự mình chế lấy cũng được. Trên vòng có đục số thứ tự từ 01, 02 trở đi. Một cặp Bồ câu, nếu con trống mang số nào thì con mái cũng mang số ấy, như vậy mới theo dõi mà kiểm soát được.

– Ghi số thứ tự của đôi chim cảnh vào ổ đẻ của chúng để tiện theo dõi sự sinh sản của chúng tốt xấu ra sao.

– Lập phiếu theo dõi, bằng một miếng giấy dày, trên đó ghi số thứ tự của cặp chim. Phiếu này dùng ghi tóm tắt ngày đẻ, ngày nở của từng lứa chim con…

Nuôi chim Bồ câu theo lối tập thể, chủ chim nào cũng lo ngại chim xâm phạm chỗ ở của nhau. Một khi chúng đã xông vào cắn mổ nhau thì hậu quả không lường trước được, như trứng trong ô bị bể, như chim mái bị chết vì giập trứng trong bụng…

Trứng Bồ câu: Bồ câu đẻ mỗi lứa được hai trứng. Trứng thứ nhất thường được đẻ vào buổi chiều, và trễ lắm là 48 giờ sau chim mẹ sẽ đẻ tiếp trứng thứ hai. Với chim mới đẻ lứa so, trứng thứ nhất thường nhỏ và có dính chút máu tươi.

Chim đẻ xong trứng đầu chỉ nằm ấp cầm chừng, thường bỏ ổ ra ngoài, nhưng khi nó đẻ xong trứng thứ hai thì mới siêng năng nằm ấp.

– Sự ấp trứng: Nếu cứ để mặc cho Bồ câu đẻ và ấp thì chỉ sau 16 đến 18 ngày ấp trứng, quả trứng đầu sẽ nở ra chim con, và sau đó khoảng 35 giờ, trứng thứ hai mới nở.

Con chim nở trước sẽ lớn hơn con chim nở sau, nên nó lanh lẹ nhón lên tranh cướp mồi của chim cha mẹ nhiều hơn. Chim nở sau do thân yếu nên thường bị đè, nếu gặp chim cha mẹ thuộc loại “nuôi con dở” thì không những ít mớm mồi cho nó, còn giẫm đạp lên nó nữa nên khó tránh được cái chết.

Không phải cặp Bồ câu nào nuôi con cũng giỏi cả! Nhiều cặp đạp trứng bể, con vừa nở ra cũng giẫm đạp chết… Nhưng, may thay, số này không nhiều, vì vậy nếu phát giác được ta nên loại bỏ ngay, đừng thương tiếc.

Với những chim con ương yếu này, ta có thể cứu được, bằng cách nghiền nát thức ăn (hoặc cám thực phẩm gà con) trộn với nước chín sền sệt bơm vào bầu diều cho chúng. Nếu được “hà hơi tiếp sức” bằng cách này ta có nhiều cơ may cứu được con chim sinh sau đẻ muộn này.

Nếu là chim nuôi lồng thì để tránh trường hợp trên quí vị nên áp dụng phương cách sau đây: Khi Bồ câu đẻ trứng đầu tiên, ta lấy cái trứng ấy đem cất vào một nơi an toàn và mát mẻ. Đợi khi chim mẹ đẻ trứng thứ hai, ta đem trứng thứ nhất trả lại ổ cho nó. Như vậy là hai trứng được ấp chung một giờ, nên sau này cũng nở luôn một lượt. Đôi chim con cùng ngày tuổi với nhau nên sức lực ngang nhau, không con nào lấn lướt con nào…

Chim con vừa nở ra đã được chim cha mẹ mớm nuôi bằng một thứ sữa đặc biệt, gọi là “sữa Bồ câu”. Thứ sữa này được hình thành từ bầu diều của cả chim cha và chim mẹ trước khi trứng nở độ năm sáu ngày. Chim con được sống với sữa này trong năm sáu ngày dầu, sau đó nó được mớm thức ăn của cha mẹ kiếm được, thêm một ít sữa còn tiết ra yếu ớt của cha mẹ.

Sữa Bồ câu là chất bổ dưỡng, chứa một lượng protein từ 14 đến 16 phần trăm, và lượng chất béo từ 8 đến 10 phần trăm. Trong đó cũng có chất khoáng, vitamin, nhưng không có chất carbohydrates.

Sự nở trứng: Hết thời gian ấp trứng thì trứng bắt đầu khẻ mỏ. Trên chót mỏ chim non có nhô lên một cục bằng đầu hột gạo gọi là… răng trứng, nhờ đó mà chim non đục thủng vỏ trứng, sau đó xoay mình cựa quậy trong vỏ trứng khiến vỏ trứng nứt dần ra để chim con lọt ra ngoài. Việc ra đời của con Bồ câu mẹ hay biết từ đầu nhưng không can thiệp giúp con được gì cả!

Sau khi nở được vài ngày, cái răng trứng đó biến mất, ta không thấy gì nữa. Từ khi trứng bắt đầu khẽ mỏ cho đến khi Bồ câu con chui được ra ngoài có thể mất một khoảng thời gian từ 10 giờ đến 30 giờ chứ không phải ít. Chim ra khỏi vỏ lông tơ chúng ướt nhẹp, nhờ mẹ úm ấm trong vài giờ chúng mới được khô ráo, và từ đó mới nhận được bữa ăn “sữa” đầu tiên trên đời… Có những quả trứng đã khẻ mỏ cả ngày rồi nhưng Bồ câu con không thể phá vỡ vỏ trứng mà ra được, đó là chúng bị một trong hai trường hợp: một là sức yếu, hai là vỏ bị khô nước “ối”. Nếu sức chim quá yếu ta cũng không can thiệp được gì, dù có giúp chúng phá vỡ cái vỏ ra thì nó cũng chết. Riêng trường hợp vỏ bị khô nước thì ta có thể nhổ vào trong trứng một ít nước bọt, do nước bọt mình trơn và ấm nên giúp chim xoay trở được dễ dàng để tự phá vỏ mà ra ngoài. Nếu tự nó ra được thì nó đủ sức sống được như những chim con khác.

VỀ DOGILY FARM & PETSHOP

Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm
Giấy chứng nhận trại chó Dogily Farm Đà Lạt - thành viên chính thức của Hiệp hội chó giống Việt Nam Vka

Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)

Đội ngũ nhân viên Spa chó mèo, thú cưng chuyên nghiệp
  • Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Dogily About Us
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung
Trang trại cún đà lạt
Dịch vụ cắt tỉa lông chó tại nhà giá rẻ Dogily Spa & grooming
Dịch vụ cắt tỉa lông chó
Tiệm cafe thú cưng, cà phê chó mèo
Giải cứu mèo rừng hoang dã

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Dogily Petshop quận 10
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung.
Dogily Petshop Cộng Hòa
Dogily: Địa chỉ Spa chó mèo, thú cưng uy tín, chất lượng
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Dogily Petshop quận 1, Tp Hcm.
Dogily Petshop Đà Lạt
Siêu thị chó mèo Dogily Petshop 95 Nghi Tàm
Chó Phốc sóc tại Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Dogily Petfarm
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Dogily
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt

TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Với việc tiên phong trong quá trình đưa nhiều giống quý hiếm về Việt Nam. Dogily đã được các phương tiện truyền thông phỏng vấn trao đổi thêm về những giải pháp mà Dogily đã thực hiện
Zing.VN
https://www.24h.com.vn/thi-truong-24h/dogily-petshop-thien-duong-vang-cua-loai-meo-anh-long-ngan-c341a1141606.html
logo eva.vn
Ngôi sao
Yahoo New

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Phóng sự giới thiệu về Dogily phát sóng trên kênh HTV7 & HTV9.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.