Chim Cu gáy tuy bị nuôi nhốt trong chiẻc lồng trái bí chật hẹp. không vận động nhiều, nhưng lại là giông chim. ít bị bệnh tật. Tuổi thọ của Cu gáy cũng khá dài, nếu được àn uống no đủ và chăm sóc chu đáo. Có con sống đến vài ba mươi năm mới chết.
Có nhiều con Cu mồi tuổi đời đã được hai mươi “mùa”. Đến nỗi con cháu trong nhà gọi đùa là “Ông Cu” mà vẫn còn khả năng theo chủ vào rừng để gác chim bổi. Những con mồi già này tuy đã yếu sức ít gáy nhưng kinh nghiệm trận mạc nhiều, gáy đủ bài bản nên vẫn được đánh giá là những sát thủ sừng sỏ, mà những Cu mồi tơ chưa chắc đã bằng. Vì vậy, những con chim quí này “sống nuôi chết chôn”, không chủ chim nào chịu bán ra cả, dù với giá khá cao.
Cu gáy sở dĩ có tuổi thọ khá cao như vậy là nhờ chúng ít bị bệnh ngặt nghèo như các giống gia cầm hay các giống chim rừng khác.
Nhiều nghệ nhân nuôi Cu gáy lâu năm cũng đồng ý với chúng tôi là hiếm thấy Cu gáy bị các bệnh như thương hàn, lao, toi dịch, mà chỉ vướng mắc một số bệnh thông thường về đường ruột, về mắt và giun mà thôi. Cu gáy cũng ít bị chết vì trúng gió như: Nhồng, Khướu và nhiều giống chim rừng khác, nghĩa là ít có con bị chết… bất đắc kỳ tử.
Dù sao thì việc tốt nhất và cần nhất là ta cũng nên biết cách ngừa bệnh cho chim. Mình có câu “phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh”, phòng bệnh tuy tốn công tốn sức một chút nhưng giúp chim sống khỏe mạnh suốt đời, trong khi chờ bệnh xâm nhập thì tốn tiền thuốc men, mà chưa chắc đã bảo đảm được mạng sống của chim.
Ngừa bệnh cho Cu gáy, ta nên làm những việc như sau:
– Treo lồng chim vào nơi yên tĩnh, thông thoáng không bị ô nhiễm độc hại, kể cả khói bếp…Quí vị cũng biết bản tính của chim Cu gáy là thích sống nơi yên tĩnh, vì vậy treo lồng vào nơi xe cộ dập dìu nơi chợ búa trường học có đông người qua lại chỉ làm cho chim sợ hãi mà thôi. Chim mà lúc nào cũng hoan mang sợ hãi thì làm sao dám gáy, dám bo, dám thúc cho mình nghe?
– Treo lồng vào nơi có ánh nắng ban mai rọi vào để hằng ngày chim được tắm nắng, phơi lồng để làm ung trứng rận mạt.
– Thức ăn phải có chất lượng (Cu gáy tiêu thụ thức ăn không nhiều), lúa, kê, đậu vừa tốt vừa sạch sẽ, và nhất là không nên để cho chim bị đói khát.
– Cu gáy rất cần chất khoáng, vì vậy trong lồng lúc nào cùng có đủ khoáng chất. Thiếu khoáng chim dễ bị bệnh. Khoáng không được nhiễm bẩn, vì vậy vài tuần nên thay mới một lần.
Vệ sinh thường xuyên lồng nuôi, và các dụng cụ trong lồng như cầu đậu, cóng đựng thức ăn và nước uống. Bố lồng cũng nên giặt giũ luôn, nếu không chân chim dễ bị vấy bẩn, sinh ra ghẻ lở khó trị.
Như quí vị đã biết, lông Cu gáy rất “bở” hễ chụp vào người nó thì từng túm lông rời ra khỏi thân mình, trông con chim xơ xác, xấu xí, phải chờ một vài tháng sau bộ lông của nó mới mướt mát trở lại vì vậy chỉ khi chẳng đặng đừng người ta mới bắt chim để cho uống thuốc hay điều trị một vết thương nào đó mà thôi. Hơn nữa, do không được thường xuyên vuốt ve, nên sau mỗi lần bắt chim trên tay nó trở nên nhát người…
Và, sau đây là vài chứng bệnh thông thường mà chim Cu gáy thường vướng phải:
♦ Bệnh tiêu chảy: Chim bị chứng tiêu chảy rất đễ biết, nó biếng ăn, uống nhiều nước, phân màu trắng hoặc phơn phớt màu xanh lá cây. Trông dáng chim mỏi mệt, mắt kéo mi nhắm lại như ngủ, không gáy, và ốm nhanh.
Có thể do bị nhiễm lạnh, do nhiều loại ký sinh gây bệnh, cũng có thể do thức ăn mốc meo, hư thúi, hoặc nước uống quá bẩn…
Nếu bệnh nhẹ, có thể cho uống nước trà đặc (thay nước uống thông thường một vài tuần).
Có thể dùng thuốc tiêu chảy dùng cho người (với liều lượng nhỏ thích hợp với thể trọng của chim cảnh).
Dùng thuốc Ampi, khoảng 1/4 viên cho mỗi con một ngày, uống trong vài ba ngày.
Có thể dùng các loại trụ sinh đặc chế cho gia cầm dùng chuyên trị bệnh tiêu chảy.
♦ Bệnh đau mắt: Cu gáy thường bị chứng đau mắt. Mắt chim có thể bị sưng, mí mắt, có con bị đau cả hai mắt. Chim bị đau mắt thường ủ rũ đứng yên một chỗ, không màng ăn uống, không gáy. Bệnh nặng mà không kịp thời chữa trị, chim có thể bị chết vì suy kiệt sức lực do không ăn uống.
Nếu bệnh đau mắt nhẹ và mới phát thì có thể phun nước muối vào mắt ngày vài lần, và trong vài ba ngày chim sẽ hết.
Nếu bệnh nặng hơn thì dùng nước cốt rau răm còn có tên là thủy liễu (Polygonum odratum) pha với chút xíu muối rồi nhỏ vào mắt. Nếu mắt chim sưng nhiều, thì lấy xác rau răm (vò nát) đắp vào mắt trong chốc lát mắt sẽ bớt sưng. Do rau răm có dược tính chữa được nọc rắn, sâu quảng.
Cách thứ ba để trị chứng đau mắt của Cu gáy là dùng vài trái ớt hiếm thật cay giã nát rồi bôi vào mắt chim và hai đầu cánh của chim. Chim bị chất cay của ớt làm cho xót mắt nên cạ mắt vào hai đầu cánh tưởng như vậy mắt sẽ đờ xót hơn, không dè lại tăng thêm cơn xót. Nhưng chỉ một lúc nào đó thôi, khi ớt hết cay thì mắt sẽ không còn đau nữa.
♦ Bệnh giun: ít có trường hợp Cu gáy bị giun, nhưng nếu bị cũng rất dễ chữa trị. Ta có thể dùng thuốc: Piperazin adipinat trộn vào thức ăn cho chim ăn. Chỉ dùng một chút thuốc bằng mút đũa trộn vào nửa cóng thức ăn của chim để chim ăn dần dần hết.
Thuốc này có thể trộn vào nước uống cho chim cũng có kết quả tốt, với liều lượng nhỏ như vừa nói.
Trên đây là ba loại bệnh mà chim Cu gáy thường mắc phải, và cùng rất dễ trị lại ít tốn kém.
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn chó mèo cảnh thuần chủng.
Hình ảnh cửa hàng, nông trại
Địa chỉ liên hệ:
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.