Lồng chim chích chòe lửa

Nuôi chim cảnh thì phải sắm lồng. Con chim càne đẹp; càns quí, càng đắt tiền, chủ nuôi phải cố chọn cái lồng thật đẹp để xứng với con chim nhốt trong đó.

Loại lồng bình dân nhất là lồng “chợ”, thứ này rẻ tiền lừ ba bốn chục ngàn đến năm sáu chục ngàn một cái. Nếu là lồng “đặt”, tức là đặt hàng theo ý mình thì giá cao hơn, từ hai trăm ngàn đến gần bạc triệu một cái.

Còn loại lồng “ngoại” nhất là lồng xưa cỏ chạm cẩn cầu kỳ thì may ra chỉ có những người thừa tiền lám bạc mới mua nổi! Giá tiền khoảng một hai cây vùng một cái! Thứ này hiếm, nhưng do quá hiếm mới cao giá.

Cái lồng giá năm bảy triệu tất nhiên là lồng quí hiếm. Con chim nhốt trong lồng đỏ tất phải là chim đáng giá ba bốn triệu trở lên!

Chích Chòe Lửa vốn là con chim đẹp. Nhìn hình dáng mảnh mai thanh tú của nó, người khó tính đến đâu cũng phải tấm tắc ngợi khen.

Chích Chòe Lửa không những chỉ đẹp về vóc dáng, mà còn đẹp ở điệu bộ nữa. Khi đứng trên cầu, từ đầu đến đuôi của chim thẳng băng như một giọt nước. Đầu thì ngẩng cao, mình cũng thẳng đứng, chiếc đuôi dài (đuôi thước) xuôi xuống trông chẳng khác nào một văn nhân đang trầm tư mặc tưởng trước cảnh thiên nhiên cao rộng đang trải dài trước mắt…

Và khi con chim xoay trỏ trên cầu, điệu bộ của nó rất linh hoạt mà cũng rất hùng tráng chẳng khác nào một võ tướng trên sân khấu đang điệu võ dương oai: đầu thì ngẩng cao, cánh thì xệ xuống như cánh gà nòi, cái đuôi dài giựt lên giựt xuống, đánh lên đánh xuống, miệng lại kêu “pặc! pặc!” như nạt nộ, như đe dọa kẻ thù…

Chính vì con Chích Chòe Lửa đẹp đẽ như vậy, nên đâ chọn nuôi nó, chủ nuôi mười người như một đều phải nghĩ đên việc chọn cho chim một cái lồng thật tương xứng.

Lồng nuôi Chích Chòe Lửa, nếu là chim ngắn đuôi thì dùng lồng 64 đến 68 nan là vừa. Nếu chim dài đuôi thì phải nhốt loại lồng lớn hơn, từ 72 đến 80 nan mới xứng. Với loại lồng lớn thường phải đặt mới có. Thời gian đặt có thể một vài tháng mới xong.

Lồng Chích Chòe Lửa thường được đánh vẹc ni, quét dầu bóng, và phải là lồng trám mới đẹp, mới đúng kiểu.

Sau này, người ta lại làm lồng nóc đôi, để nuôi Chích Chòe Lửa. Lồng nóc đôi là loại lồng mà phần nóc được kết dày thêm nan để tránh việc Chích Chòe Lửa ngoi đầu lên bị kẹt. Do tính chim Chích Chỏe Lửa khi hốt hoảng thì bay lên cao phía trên nóc lồng, mà ở phía trên này nan lồng lại có khoảng cách khít dần. Nên dẫn đến việc con chim ngoi đầu ra bị kẹt… có thể dẫn đến việc chết ngạt. Việc chế lồng nóc đôi phải được coi là sáng kiến đáng khen.

Phải nhìn nhận, con chim Chích Chòe Lửa với chiếc đuôi dài được thả trong chiếc lồng rộng rãi, khi bay qua bay lại trong lồng tạo nên dáng vẻ thướt tha chẳng khác gì loài công, trĩ bay lượn, vừa đẹp vừa sang, ai nhìn cũng phải mê mệt…

Chính vì con chim có vóc dáng đẹp như vậy nên người ta mới nghĩ đên việc gắn vào lồng một cái cầu cho chim đậu, cũng có dáng vẻ nên thơ một chút. Thay vì dùng một khúc cây dài bắc ngang qua như các cần đậu của các giông chim hót khác, cần đậu của Chích Chòe Lửa thường được chọn từ các rễ cây ngoằn ngoèo, hay các cành cây thon nhỏ có đường nét uôn lượn tự nhiên…

Cầu chim đậu càng cầu kỳ bao nhiêu càng được thiên hạ hết lời tán thưởng bấy nhiêu. Có nhiều nghệ nhân khéo tay còn gia công chạm khắc, coi như đó là một tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên, của đất trời.

Có nhiều nghệ nhân còn chịu khó cất công vào rừng để tự tìm cho các lồng chim Chích Chòe Lửa của mình những cái cần đậu khác lạ, gây nét tượng hình như phụng múa rồng bay, hoặc có đường nét uốn lưựn tự nhiên như những đợt sóng bạc đầu nhấp nhô giữa đại dương lộng gió…

Con chim có dáng thướt tha thanh tú mà đậu ưên cái cần nên thơ như vậy thì còn gì xứng hợp cho bằng! Nhờ vào cái đẹp của trang sức mà tốn thêm sự quí giá của con chim.

Lồng nuôi đẹp, cần đậu đẹp, chưa được coi là toàn hảo, mà trong lồng còn phải có một… cặp cóng đẹp nữa!

Cóng thì dùng theo bộ: hai hoặc bốn cái cùng loại với nhau. Nếu chỉ dùng ba, thì ít ra hai cóng phải cùng một kiểu mẫu. Thường thì một cóng đựng bột, một đựng nước, và một đựng sâu tươi hay trứng kiến.

Nói đến cóng chim thì… viết cả chương sách cũng chưa hết chuyện. Nó có nhiều loại và nhiều nơi sản xuất, trong nước có mà nước ngoài cũng có. Cóng nay có mà cóng xưa cũng có… Tùy vào túi tiền, và tùy theo sở thích mà quí vị chọn mua hàng nước này hay hàng của nước khác, hàng nay hay hàng xưa. Cặp cóng rẻ nhất hiện nay khoảng ba bốn chục ngàn, và đắt nhất, thường là cóng xưa của một vài trăm năm trước, thì vô giá… một vài triệu bạc chưa chắc người ta đã chịu “nhường” cho!

Cóng là thứ sành sứ (như chén, tách kiểu) với nước men mịn màng, với những nét hoa văn sắc sảo: có bát tiên quá hải, có hình sông núi, cảnh trí… với nét vẽ thủy mặc tài tình. Cóng đời nay còn có hình bông hoa, trái cây, chim chóc… với màu sắc sặc sỡ rất bắt mắt người nhìn.

Chơi Chích Chòe Lửa quả là lối chơi cầu kỳ nếu chơi đúng với cách chơi như vừa kể. Một cái lồng đẹp, một con chim đẹp, cầu và cóng đều đẹp. Tất cả những cái đẹp đó có tính nghệ thuật và phục vụ cho nghệ thuật. Người giàu thì chơi theo cách giàu với dụng cụ đắt tiền. Còn người nghèo thì nhốt chim trong cái lồng “chợ”, cầu đậu đâu phải là thứ khó tìm? Đi một vòng ngoài vườn chẳng lẽ không tìm ra được một khúc cây đoạn rễ có đường cong tự nhiên như ý muốn? Còn cặp cóng, nếu có cặp mắt thẩm mỹ thì ba bốn chục ngàn ta cũng tìm ra được cặp cóng với nét hoa văn “giả cổ”, ai dám chê là… không đẹp tuyệt vời?

Có người vì chết mê chết mệt với lối chơi có tính… nghệ thuật này nên cả đời chỉ chuyên nuôi một giống Chích Chòe Lửa! Mỗi cái lồng được đánh giá như “một tác phẩm nghệ thuật”, vì mỗi lồng mỗi vẻ khác lạ, duy chỉ có con Chích Chòe Lửa bên trong là một mà thôi.

Đúng ra, cũng xin nổi thêm một điều: nhiều người chỉ thích nuôi một giống chim, như Chích Chòe Lửa, Chích Chòe Than hay Họa Mi… vì họ muốn con chim mình nuôi không lai giọng với giống chim khác. Chơi như vậy mới đụng là người biết chơi.

Do chim có khả năng bắt chước được giọng của chim khác để phong phú hóa cái chất giọng sẵn có của giống mình, nên lầu dần nó không còn hót đúng cái giọng “mẹ đẻ” của nó nữa. Họa Mi mà treo gần lồng Khướu, một thời gian sau trong giọng Họa Mi có lẫn lộn giọng Khướu, và ngược lại trong giọng chim Khướu cũng có giọng chim Mi… Trong tiếng Chích Chòe Lửa thường có tiếng mèo kêu, chó sủa, gà con kêu chim chíp, và có cả tiếng heo kêu (nếu nhà có nuôi heo hay ở gần trại heo…)

Thế nhưng, cũng có người thích con chim có những giọng lạ như vậy. Và tất nhiên họ chấp nhận trong nhà nuôi nhiều giống, để được nghe chúng “hòa âm hợp xướng” cho vui tai…

Nghề chơi thường lắm công phu, mà mỗi người lại một ý thích, ngay chính ta cũng vậy. Cho nên, xin đừng hỏi tại sao… và cũng đừng vội phê bình…

VỀ DOGILY FARM & PETSHOP

Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với chuỗi các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm
Trại chó Rottweiler Dogily Kennel trực thuộc Hiệp hội những người nuôi chó giống tại Việt Nam (VKA).

Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)

Bạn nên mua chó trực tiếp tại các cửa hàng Petshop, tại trại chó hoặc những người bán có uy tín. Cần thận trọng khi mua chó Lạp Xưởng trên các trang rao vặt, các cá nhân không rõ danh tính
  • Thương hiệu Dogily Petshop thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại của chúng tôi ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Giới thiệu hệ thống trang trại, cửa hàng bán chó cảnh, chó con của Dogily Farm & Petshop
Dogily được xây dựng như một hệ sinh thái dịch vụ thú cưng
Trang trại cún đà lạt
Cắt tỉa lông chó
Cắt tỉa lông chó Poodle , Phốc sóc, Corgi
Tiệm cafe thú cưng, cà phê chó mèo
Giải cứu mèo rừng hoang dã

HÌNH ẢNH MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA DOGILY PETSHOP

(Ghi chú: Trượt ngang để xem thêm hình ảnh về các cơ sở trang trại, cửa hàng của hệ thống Dogily Farm & Petshop tại Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt).

Dogily Petshop quận 10
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung.
Dogily Petshop Cộng Hòa
Dogily Petshop 81 Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Dogily Petshop quận 1, Tp Hcm.
Dogily Petshop Đà Lạt
Dogily Petshop - địa chỉ cung cấp chó Corgi ở Hà Nội uy tín 
Chó Phốc sóc tại Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Dogily Petfarm
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Dogily
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt

TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Với việc tiên phong trong quá trình đưa nhiều giống quý hiếm về Việt Nam. Dogily đã được các phương tiện truyền thông phỏng vấn trao đổi thêm về những giải pháp mà Dogily đã thực hiện
Zing.VN
https://www.24h.com.vn/thi-truong-24h/dogily-petshop-thien-duong-vang-cua-loai-meo-anh-long-ngan-c341a1141606.html
logo eva.vn
Ngôi sao
Yahoo New

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Phóng sự giới thiệu về hệ thống Dogily Farm & Petshop Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt phát sóng trên kênh HTV7 & HTV9.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.