Họa Mi

Cửa hàng mua bán chim Họa Mi non, bổi giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Thông tin chung về Chim Họa Mi

Họa Mi là giống chim quý xưa nay được người đời từ Á sang Âu đánh giá là chim có tài văn võ song toàn. Văn là nhờ nó có giọng hót cực hay, võ là do tài đấu đá chẳng thua kém gì giống gà chọi.

Tiếng hót Họa Mi là tiếng hót bậc thầy của các giống chim rừng. Ai đã được nghe Họa Mi hót, dù khó tính đến đâu cũng phải gậi đầu tấm tắc khen ngợi ở giọng hót nhiều cung bậc tiết tấu của nó, ở tài luyến láy cực kỳ duyên dáng và thần tình.

Nếu được tận mất chứng kiến trận đá của Họa Mi ta lại càng ngạc nhiên và cảm phục hơn sự lanh lẹ, ở tài ra đòn chớp nhoáng, với những đòn thể cực kỳ hiểm hóc và tàn khốc...

Chính vì vậy mà dân chơi chim không ai bỏ ai giống Họa Mi. Có người nuôi một vài con, nhưng có người nuôi đến cả chục con trong nhà mà vẫn còn cho là ít.

Nhiều người chỉ nuôi Họa Mi để nghe hót (hoặc thi hót). Nhưng cũng có người nuôi để đá, y như người ta nuôi gà nòi đá độ vậy.

Xuất xứ:

Họa Mi có mặt từ Á sang Âu, đây là giống chim rừng thích hợp với vùng cao lại có khí hậu mát mẻ. Chúng sống rất nhiều ở Trung Quốc và ở miền Bắc nước ta, cụ thể là các vùng rừng sâu núi cao như Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Móng Cái...

Ở Trung và Nam nước ta, khí hậu nóng không thích hợp với chúng nhưng bắt về thuần dưỡng thì chúng vẫn sống khỏe.

Hình dáng:

Chim Họa Mi nổi tiếng hót hay, nhưng hình dáng rất đỗi bình thường, nhất là bộ lông màu nâu nhạt, ngực và bụng lông màu vàng hung, mắt có viền trắng bao quanh, và trên phần mi mắt viền trắng này kéo dài ra phía ót, cũng chẳng tạo cho chim một nét duyền dáng gì. Thân hình chim tính từ mỏ đến chót đuôi dài độ hai mươi phân, và thân mình nhỏ hơn con chim sáo sậu. Mỏ và chân có màu vàng lợt tựa như chân gà.

Chim Họa Mi mái nhỏ hơn thân hình chim trống,  màu lông cùng hung nâu, viền trắng ở mắt và vệt trắng ở đuôi mắt nhỏ và ngắn hơn. Chim mái không hót, chỉ kêu sè sè, nhưng cũng biết đá, và có nhiều Họa Mi mái đá còn dữ dằn hơn cả chim trống.

Tóm lại, nhìn bề ngoài con chim Họa Mi không có gì hấp dẫn, nếu không có tài “văn võ” vừa nói ở trên thì chắc người ta chỉ bẫy chúng về nướng chả mà thôi.

Thuần dưỡng chim bổi:

Chim Họa Mi bắt về nuôi thường có hai dạng: chim non (bắt tại ổ) và chim bổi. Với chim non thì dễ nuôi, nếu chịu khó chăm sóc đút mớm thì mười con có thể sống đủ cả mười. Nhưng với chim bổi thì cách thuần dưỡng có khó khăn hơn.

Vì là chim rừng, sống cách biệt với người nên chúng rất nhát. Đôi khi vì tính nhát quá độ này mà chim bổi nuôi tại nhà mười con chỉ sống được năm bảy con là may.

Trước hết, ta nhốt chim bổi vào lồng (mỗi con một lòng), trong đó có đặt sẵn cóng thức ăn, nước uống, sâu qui (sâu gạo) và cào cào, trứng kiến đầy đủ để chim thích ăn gì thì tự tiện mổ ăn. Ngoài lồng nên phủ áo lồng cẩn thận, và trẹo chim bổi vào nơi thật yên tĩnh để chim quen dần với đời sống từ hãm mà dạn dĩ dần.

Ba bốn hôm sau, ta bế lồng thấy chim chịu “ăn mồi” là có the yên lâm, biết chim sống được. Nuôi độ một tuần là có thể hé áo lồng rộng ra từ từ để chim được dịp làm quen với cảnh trí bên ngoài mà dạn dần thêm.

Từ đó, mỗi ngày ta có thể cho chim tắm (nước và nắng), cho chim nghe tiếng mái “sùy” để hăng hái lên...

Với những nghệ nhân lão luyện trong nghề, đôi khi chỉ cần vài ngày thuần dưỡng, chim Họa Mi bổi đã bắt đầu “mở miệng”. Nhưng, thường thì đố là những con chim còn “lửa rừng” nên mới hung hăng không biết sợ là gì.

Khi chim đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, đã dạn dĩ thì chim cất tiếng hót. Đây cũng là lúc, người ta một là lo luyện hót cho chim, hai là quan sát xem chim đá hay không mà lựa ra nuôi đá. Tất nhiên, việc này không chuyên môn không ai lựa được. Nuôi hót thì dễ vì con chim Họa Mi nào cũng biết hót cả. Nhưng nuôi để đá thì phải chọn lựa kỹ càng.

Lựa chim hót hay:

Chim Họa Mi nào cũng biết hót, nhưng hót hay hoặc dở là còn tùy ở mỗi con. Có con âm kim, có con âm thổ, có con âm đồng... có con hót to nhưng ít giọng, có con hót giọng trung nhưng nhiều giọng lại luyến láy dễ thương. Những chim nào có giọng hót hay ta lựa nuôi, còn những con chim hót chẳng ra gì thì tốt hơn nên thả. Tiếc một con chim bảy tám chục ngàn mà còn phải nhiều ngày mất công tốn sức cho nó, lại tốn tiền trăm bạc triệu cho nó, mà biết chắc là chẳng ra gì thì thử hỏi tiếp tục nuôi đem lại lợi lộc gì?

Lựa chim đá hay:

Chim đá cũng là chim hót mà ra. Muốn nuôi đá thì ta chọn những chim nào có vóc dáng của một con chim đá để nuôi riêng. Nhiều khi những con hót dở nhưng có thể đá hay. Đã gọi là lựa thì phải lựa cho kỹ, không nên dễ dãi với chính mình... để rồi tự hại mình. Vì rằng nuôi một con Họa Mi đá tốn rất nhiều công phu và tiền bạc. Hơn nữa, kỳ vọng của mình lại đặt nặng vào đó, do đó nếu có chẳng tài cán gì có phải là chuyện đáng buồn không?

Sự chọn lựa càng khe khắt bao nhiêu thì mức thành công sau này càng lớn bấy nhiêu.

Tất nhiên, chim nuôi thi hót nuôi cách khác, và chim nuôi để đá nuôi cách khác.

Chúng tôi sẽ đi sâu vào phần chuyên môn này ở những bài viết trong chuyên mục chim cảnh.

Tìm hiểu về Họa Mi đá

Chim Họa Mi là giống chim hung hăng, háu đá như gà nòi. Chim trống và chim mái đều có tính “sinh sự” như nhau. Nếu bảo “Con gà tức nhau vì tiếng gáy”, thì cũng có thể nói “Chim Họa Mi tức nhau vì tiếng hót!” Hai con trống để cạnh nhau là thi nhau hót, hót xong là sà xuống cửa lồng sinh sự đá nhau. Và nếu cho thông lồng đá tự do, có thể cuối cùng sẽ có anh thua anh thắng, chứ không dễ chịu hòa nhau. Chim mái cũng vậy, bên này chim trống đá thì bên kia chim mái cũng lăn xả vào cắn mổ, với đủ thứ đòn, thế lợi hại vô cùng.

Thế nhưng, không phải con chim Họa Mi nào cũng đá hay, để có thể chọn nuôi tất cả!

Muốn có con Họa Mi (trống) đá hay thì ta phải biết cách chọn chim, và phải biết cách nuôi dưỡng mới mong đem chim ra trường thi đấu được.

Cách chọn Họa Mi nuôi đá:

Chọn một con chim Họa Mi để thi đấu (đá) cũng khó khăn như chọn một con gà nòi, gan lọc qua mươi lăm con may ra mới được một. Chim nuôi đá phải có những đặc tính của một con chim “võ sĩ”, trông mạnh dạn, cố sức lực hơn những con chim Họa Mi khác. Ta nên chọn những chim có những đặc tính cần thiết như sau:

  • Đầu: Đầu như đầu rắn (đầu xà), phần ở đỉnh bằng chứ không gồ lên. Những chim có đầu loại này rất lanh lẹ, né đòn nhanh, không dễ gì để cho địch thù bấu đầu.
  • Mắt: Mắt chim méo hình hột dưa, có màu xanh. Đó là giống chim lì đòn lại nhặm lẹ. Những chim có mày mắt là màu vàng hay màu đồng ít ai chọn nuôi. Mí mắt chim phải đầy đặn mới tốt, mới lì đòn. Chim nào mí mắt lõm vào hoặc lồi cao là những chim nhát đòn, đá không bền.
  • Mỏ: Mỏ chim đá phải to, dài và dày thì cắn mổ mới mạnh. Hình dáng của mỏ phải giống như mỏ chim sẻ mới cứng cáp mổ đau. Mỏ dài mà chót mỏ cong xuống, thấy thì lợi hại nhưng ra đòn yếu.
  • Chân: Chân Họa Mi đá phải to, cứng cáp, màu trắng hoặc màu vàng mới tốt. Chân màu nâu hay đen lem thì ít được ai chuộng. Chân mà có thương tật, hơi vặn vẹo, dù chim hay cũng nên loại bỏ, vì đôi chân đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đấu đá. Ngay bàn chân chim cũng phải to, ngón và móng phải cứng cáp mới được. Đây được coi là “bộ khóa” lợi hại nhất khiến địch thủ phải nể sợ. Móng không cần dài, miễn đủ độ cong và chắc cần thiết (móng cọp) để nắm chặt địch thủ, không để vuột mất. Với bộ chân mạnh như vậy chim vừa đá đau, đứng vững và lâu (đứng khuya), và đó là bộ khóa tốt.
  • Lông: Những con chim có bộ lông mỏng thường là chim có nội lực thâm hậu, có sức chịu đòn, và cũng mau lại sức. Màu lông không cần thiết, nhưng lông phải “già”, vì chim còn lông “non” (thay lông vừa xong) sức lực chưa đầy đủ.
  • Đuôi: Đuôi chim Họa Mi đá phải dài và dày. Bộ đuôi rất cần thiết khi đấu đá vì nó tạo cái thế đứng vững cho chim, là điểm tựa và lách lái được vững vàng. Chim đá mà có hộ đuôi còi cọc, thưa thớt, le hoe vài cọng thì đá không ra gì, dù lì đòn cũng dễ thua... oan!
  • Thân hình: Chim Họa Mi đá phải chọn con vóc dáng to, dài đòn. Nhưng chim này khi xung trận tỏ ra có nhiều lợi thế hơn những chim cảnh có thân mình nhỏ.

Thức ăn

Cách nuôi chim Họa Mi đã cũng không khác mấy với cách nuôi chim Họa Mi hót. Nếu có khác chăng là cách cho ăn bổ dưỡng hơn, và hạn chế hót đến mức thấp nhất, có thực hiện được hai điều đó chim mới sung độ và có sức lực dồi dào.

Về cách cho ăn mỗi nghệ nhân cho ăn một cách, và ai cũng tự hào về bí quyết riêng của mình, và tất nhiên cũng không ai dại gì bày vẽ cho ai. Có người tăng thêm trứng (thay vì một lon sữa bò tấm trộn với bốn lòng đỏ trứng gà thì nay trộn đến mười trứng), có người cho ăn dái gà trống tơ, thịt chim ó...

Cách nuôi Họa Mi đá

Nuôi chim Họa Mi đá rát công phu, không dễ dàng như nuôi chim hót.

Khi bắt chim về thường chọn chim có gốc ở Móng cái, Lạng Sơn, có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp, móng đầy đủ và sác nhọn mát thường đảo qua đảo lại và mỏ cứng.

Sau đó chúng ta bắt đầu tập thể lực cho chim như sau: Nhốt chim vào lồng rộng khoảng 1m- l,5m2. Đặt cầu nứa hoặc cầu bằng trúc, tre tàu già có bề hoành 4,5cm chim sẻ nhảy mài móng nhanh sắc nhọn, nuôi Họa Mi đá nên chọn 1 con Mi mái hay và dữ để nuôi chung với mi đá trống và cùng nuôi mức độ như nhau, chờ đến lúc đi tranh giải hoặc đá thi mới kè hai lồng cho trông mái ngủ gần nhau, lúc giao tranh chim trống rất cần đến bạn đời đó là sức mạnh và niền tin cho chim trống lúc quyết đấu.

Họa Mi dùng để đá nuôi nơi thật yên tĩnh, để chim bớt hót thì chim mới sưng đồng thời còn cho chim ăn những thức bổ dưỡng như dái gà trống tơ thịt ó... đó là những bí quyết nhà nghề của dân chơi chim đá.

Khi Họa Mi đá xong dù thắng hay thua thân hình cũng xơ xác, lông rụng te tua cần phải tĩnh dưỡng một thời gian. Khi thay lông xong tức là chim đã “đủ lửa” chim sẽ hót suốt ngày tiếng hót lãnh lót vang xa, thách thức những chim nào dám ngang nhiên khiêu chiến với nó.

Chim Họa Mi thích nghi môi trường sống xứ lạnh vì thế ta lưu ý không nên kéo dài thời gian tắm nắng của chim, chim sẽ dễ suy. Treo lồng chim phải tránh chỗ gió lùa. khi ngủ phải phủ áo lồng kín cho chim cảnh và đặc biệt tránh gió.

Mặt khác, chim được nuôi nhốt trong loại lồng tổng lực, có chiều cao cả thước, chiều rộng đường kính năm sáu mươi phần để chim tự do hay nhảy, và giảm bớt hót để được sung sức. Nuôi chim đá không ai chú ý đến giọng hót hay dở, tuy nhiên có nhiều con chim đá lại hót rất hay, rất nhiều giọng.

Luyện chim và tuyển chim hay: Muốn có chim đá hay, dày dạn kinh nghiệm chiến trường đòi hỏi chú chim phải biết cách luyện chim bằng cách lập ra lịch trình tập dượt, như cho chúng “xổ” với những chim lạ. Những lần xổ đầu nên kéo dài nửa phút, sau đó tăng lên một chút. Với những chim đã lão luyện, nhiều trận mạc, có thẻ xổ hai phút mỗi lần. Nghề võ cần được trui luyện gân cốt mới dẻo dai, kinh nghiệm về chiến trận mới dồi dào. Từ chỗ thường xuyên “xổ thử” ta mới biết được tài năng của mỗi con chim ra sao, để một là tiểp tục nuôi tiếp cho ra trận mạc, hai là loại ra nuôi hót.

Thế đá của Họa Mi:

Chim Họa Mi dùng để đá nên chọn những con có thế đá thật hay. Nếu chim đẹp về hình dáng, mạnh về thế lực mà thế đá dở cũng nên loại bỏ. Chim nuôi đá ta nên chọn những con hơn nhau ở thế đá mà thôi.

Những chim có tài như sau ta nên chọn nuôi:

  • Lấy móng lấy gối: Là chim biết cách nhanh gọn khóa chặt chân địch thủ rồi mổ liên tục vào gối, và các móng, khiến gối lặc lè, các móng bị thương tật đến nỗi đứng còn không vững đừng nói chi đến việc còn khả năng đấu đá tiếp.
  • Khóa cổ, bóp cổ, bấu đầu: Với những con chim dữ, khi xung trận là biết lừa thể khóa cổ, bóp cổ hoặc bấu chặt đầu địch thủ rồi mặc sức làm tình làm tội...
  • Kết hợp nhiều thế: Đó là chim không có thế đá nào đặc biệt, nhưng lại biết kết hợp nhiều thế như đá đầu, đá chân, khóa cổ, bóp cổ địch thủ khiến đối thủ lúc nào cũng phải ra sức chống đỡ, và liên tiếp hứng đòn.

Một cặp Họa Mi gọi là kỳ phùng địch thủ sẽ mang lại cho người xem những đòn thế lợi hại vô cùng hấp dẫn, còn say sưa hấp dẫn hơn nhiều độ đá gà nòi. Vì vậy, có người cả đời chỉ chuyên nuôi Họa Mi đá, ở đâu có chim hay là đến mua cho bằng được hoặc ít ra cũng xem tận mắt cho mãn nhãn…

Đá Họa Mi và cách chấm điểm

Thi đấu chim Họa Mi phải qua nhiều vòng: mỗi lần đấu là một cặp. Vòng 1 là vòng đấu loại, nghĩa là con nào thua thì bị loại luôn, con nào thắng thì được lọt vào vòng 2. Vòng 2 này và những vòng tiếp theo là chim thi đấu đến thắng bại.

Chấm thi phải có một Ban Giám Khảo được công bố công khai trước khi trận đấu mở màn. Ban Giám Khảo là những người rất rành về thể lệ thi đấu và cách chấm điểm, họ sẽ bốc thăm từng đôi chim một và cho lên thi đấu.

Trận đấu được diễn ra công khai, có sự chứng kiến tận mắt của những nghệ nhân có chim cảnh dự thi và đông đảo khán giả khác.

Vòng đấu loại (tức vòng 1):

Điểm tối đa qui định ở vòng 1 này là 149 điểm.

  • Những cặp chim nào đấu được 120 điểm mà bất phân thắng bại thì được Ban Giám Khảo can ra, và cả hai đều được cho vào vòng 2.
  • Chim nào thua trước khi đạt được 120 điểm thì bị loại.
  • Chim thắng phải đạt được số điểm tối thiểu là 30 điểm mới lọt được vào vòng 2.
  • Trường hợp một chim thắng liên tiếp ba đối thủ (không kể điểm là bao nhiêu) cũng được cho vào vòng 2.
  • Trường hợp chim A chịu đấu mà chim B không chịu đấu suốt 2 phút qui định, hoặc chủ chim B tự ý chịu thua (dù chưa đủ 2 phút) thì chim A được tuyên bố thắng. Nhưng, nó phải để lại bàn để dấu ngay với con chim kế tiếp.
  • Chim lẻ cuối cùng của vòng 1 đủ điểm vào vòng 2, phải thi đấu ngay trận đầu tiên của vòng 2 diễn ra ngay sau đó).
  • Trong trường hợp “thông lồng” (Chim A chui lọt sang lồng chim B, hay ngược lại) Ban Giám Khảo vẫn tiếp tục để hai chim đá tiếp để xem thắng bại ra sao. Nếu cả hai đều đạt được sổ điểm 120 mà vẫn còn đá thì Ban Giám Khảo can ra, và cho cả hai lọt vào vòng 2. Trong trường hợp “thông lồng” mà con thắng con thua thì Ban Giám Khảo bắt chim thua ra (sang lồng) và chim thắng cho đá tiếp.

Vòng đấu đến thắng bại (tức vòng 2):

Điểm thắng của vòng 1 được cộng tiếp trong vòng 2 này.

  • Những chim được vào vòng 2 (và những vòng kế tiếp sau này), sẽ đấu nhiều trận cho đến khi phân thắng bại, và loại dần dần cho đến khi có một chim thắng cuối cùng. Nghĩa là chim thắng vòng 2 sẽ lọt vào vòng 3, chim thắng vòng 3 sẽ lọt vào vòng 4... Còn chim thua là bị loại không cho đá nữa.
  • Trong trường hợp thắng nhưng chưa giao đấu thì chim đó phải để lại bàn đấu liếp cho đến khi có điểm (dù được ít hay nhiều) cũng đượt lọt vào vòng sau.
  • Hai chim A và B sau khi đấu hòa nhau mà điểm chưa đạt đến mức 300 thì bị loại cả. Còn nếu số điểm đạt được trên 300 thì cả hai được lọt vào vòng sau.
  • Nếu cuối cùng chỉ còn lại 3 chim chưa đấu nhau, thì Ban Giám Khảo có quyền hốc hãm lấy một cặp cho thi đấu trước; Chim nào thua bị loại, và chim thắng được đấu tiếp với chim sau cùng. Chim thắng sau cùng của mỗi vòng sẽ đấu ngay trận đầu tiên của vòng kế tiếp (không được ngơi nghĩ dưỡng sức).

Tất nhiên những chim nào vì lý do riêng tư nào đó mà tự ý bỏ cuộc thì coi như bị thua.

Cách tính điểm và Sao:

Thời gian thi đấu mỗi trận là 2 phút (tức 120 giây), cứ một giây hai chim xáp lại bám khóa mổ nhau được tính một điểm. Nếu kịch liệt mổ và khóa nhau suốt cả 120 giây thì được tính 120 điểm. Hễ chim nào thắng được một trận thì được tính một Sao.

  • Nếu chim A xuống cửa đòi đấu mà chim B chỉ đứng trên câu (dù hót vang đi nữa) suốt cả hai phút thì chim A được xử thắng, chim B bị thua.
  • Nếu chim A hót, chim B sợ hãi nhảy lung lung hoặc xù lông đầu không chịu giao đấu thì A được chấm thắng, chim B thua.
  • Nếu 2 chim A và B suốt hai phút không chịu đấu với nhau thì cả hai cùng bị loại.
  • Nếu chim A xuống chim B lên, hoặc ngược lại, người là gọi chúng kị ‘Jeux” nhau, tiếng trong nghề gọi là Trùng Thế, hai chim cùng bị loại.
  • Hai chim cuối cùng của vòng đấu bị trùng thề với nhau sẽ được Ban Giám Khảo bốc thăm để phân thắng bại.
  • Trường hợp chim A và B đang đấu, sau đó ngưng đấu hơn một phút, nếu chim nào lo ra không chịu đấu tiếp thì chim đó sẽ bị thua.
  • Nếu cả hai đều không đấu, nhưng tại vòng 2 chúng đã được 300 điểm thì sẽ được vào vòng tiếp theo.
  • Hai chim đều áp sất vào cửa lồng nhưng không chạm mỏ với nhau, dù ba lần như vậy sẽ được tách ra làm hai: con nào có số nhỏ sẽ ở lại đấu tiếp, còn con có số lớn hơn sẽ được tạm ra ngoài nghỉ, chờ đá.
  • Hai chim đấu có số điểm hằng nhau thì chim nào có sổ Sao nhiều hơn sẽ được tuyên hổ thắng, chim ít Sao bị thua.

Sắp hạng:

Những chim được lọt vào vòng 2 trở về sau đều được cộng điểm mỗi trận. Sau đó tùy vào sổ điểm cao thấp mà Ban Giám Khảo sắp hạng. Thường thì có đến bốn hạng:

  • Hạng nhất: Chim đạt sổ điểm cao nhất qua tất cả các Vòng thi đấu.
  • Hạng nhì: Chim đạt số điểm chỉ kém hơn con hạng nhất.
  • Hạng ba: Chim có số điểm sau con hạng nhì.
  • Hạng vô địch: Chim không hề thua một trận nào, tới trận cuối cùng vẫn thắng luôn, mặc dù số điểm của nó thua hạng ba rất xa. (Có thời gian người la gọi giải này là giải khuyến khích).

Điều lệ thi đấu:

Được biết, điều lệ thi đấu chim Họa Mi có ghi rõ như sau:

  • Mỗi kỳ thi đấu, các nghệ nhân có quyền đăng ký chim mình ở bảng A hoặc B, và thi đấu với một hoặc nhiều chim cũng được.
  • Lồng thi đấu là loại lồng trám (cửa rất cao, bên ngoài có cặp đũa gài cửa) có chiều cao bắt buộc từ mặt bàn (thi đấu) đến cửa không quá 12 phân tây. Lồng có cửa cao hơn mức đó thì chim sẽ bị loại, nhưng nếu thấp hơn mức 12 phân tây thì lồng được kê lên cho bằng nhau.

Nghệ nhân phải đem lồng chim đến Ban tổ chức để dán số thứ tự vào lồng để dễ kiểm soát.

  • Khi thi đấu, nghệ nhân có quyền đem chim Họa Mi mái kèm theo với chim trống. Nhưng ai không có chim mái thì dành chịu, không được khiếu nại lôi thôi. (Được biết Họa Mi trống rất mê mái, tiếng sùy của chim mái sẽ làm tăng độ sung cho chim trống khiến chúng đấu hăng hơn).
  • Nghệ nhân không được gian lận như tráo chim, và không được cá độ với nhau...

Thiết tưởng, để các hạn hiểu rõ hơn, chúng tôi xin tả rõ chiếc bàn làm chỗ đặt lồng chim Họa Mi thi đấu, thường thì bên A cũng như bên B, đều đặt đủ hai lồng trống mái.

Chiếc bàn này thường là hình tròn, đường kính mặt bàn không qui định rõ là bao nhiêu thước tấc, nhưng bắt buộc phải thừa chỗ để đặt được bốn lồng chim (hai trống hai mái gần nhau). Giữa bàn có một vạch sơn (hoặc phấn) để chia mặt bàn thành hai phần bằng nhau: phần bên A và phần bên B. Lằn ranh đó nằm dọc theo tầm mắt của Giám Khảo.

Vào cuộc đấu, hai lồng chim trống A và B đặt sát nhau, gần phía Giám Khảo để dễ quan sát, và phía bên kia là lồng của hai chim mái. Lồng chim mái đôi khi cũng đặt sát nhau, và nếu sung độ chim mái cũng đá nhau.

  • Khi đấu, áo lồng phải được tháo ra và hò hét dưới đấu và ngoài bốn chiếc lồng chim ra, không ai được đặt vật gì lên bàn thi đấu.

Khán giả được ngồi chung quanh, giữ khoảng cách giữa bàn và người xem chừng ba thước. Mọi người được bàn luận với nhau, được quay phim chụp ảnh, nhưng phải tôn trọng sự trật tự chung, nhất là đừng làm cho chim thi đấu phải hoảng sợ làm hỏng trận đấu.

Chim Họa Mi có dữ không?

Nhiều người chưa hề thấy con chim Họa Mi lần nào, cứ tưởng tượng con chim có giọng hót thật hay mà người đời thuờng ca tụng này chắc là đẹp lắm.

Trong trí tưởng tượng, chắc ai cũng cho rằng Họa Mi phải có bộ lông vói nhiều màu sắc tuyệt đẹp, và đó chắc là con chim hiền lành nhất, dễ thương nhất.

Nếu trí tưởng tượng của ai đó càng phong phú thì khi được tận mắt thấy được con Họa Mi bằng xưong bằng thịt, chác chắn họ sẽ... ngỡ ngàng, nếu không nói là khá thất vọng!

Phải nói là nhìn bên ngoài, Họa Mi chỉ là con chim cảnh tầm thường về vóc dáng, nhất là bộ lông màu vàng sẫm, như màu áo nâu cũ sắp sờn rách của một người nhà quê chân lấm tay bùn của thuở xa xôi nào đó. Cặp mắt tuy được viền trắng như chim Vành Khuyên, và phía trên cũng là một ngấn trắng khiến đuôi mắt dài ra, nhưng cũng không tô điểm được gì cho vẻ đẹp của con chim tăng phần rạng rỡ ra cả.

Nhan sắc chim Họa Mi chỉ ĩầm thường có vậy. Thế nhưng nhờ tài hót hay đá giỏi, nên từ xa xưa Họa Mi được ở trong lồng son, trong gác tía các cung đình của các vua chúa, vì đây là giống chim của giới vương giả, quí tộc chứ không phải của giới bình dân!

Trong vườn ngự uyển của các vua chúa Trung Hoa, và của Việt Nam, có treo nhiều Lồng chim hót, nhưng chỉ có Họa Mi là được nuôi nhiều nhất.

Ngày nay, Họa Mi là con chim của đại chúng chứ không thuộc riêng một giai cấp nào. Nó không phải là giống chim khó nuôi, già trẻ lớn bé gì cũng nuôi được cả, miễn là biết chút ít kỹ thuật nuôi dưỡng là được.

Người ta nuôi Họa Mi vì nó có giọng hót thật hay, khó có giọng chim hót rừng nào bì kịp. Nó cũng có tài đấu đá mà chắc chắn ai được chứng kiến một lần thì sẽ nhớ mãi đến cả đời. Nhất là đuọc chứng kiến trận đấu giữa hai con chim thuộc loại... “kỳ phùng địch thủ”.

Phải nói chim Họa Mi là loại chim dữ, thật dữ.

Sau mùa thay lông, chim Họa Mi nào cũng bắt đầu căng lửa, chúng có thể cất tiếng hót cả ngày mà cơ hô không biêt mỏi mệt! Nếu gặp một đốì thủ xứng tay, hai chim sẽ gần cổ lên mà hót như hét thẳng vào mặt nhau, như nạt nộ nhau, vì con nọ cố gắng dùng giọng hót hay của mình để đè con kia ngậm miệng cho bằng được! Quả thật chim nào yêu lửa tất sẽ bị đè, và từ đó chỉ biết lơ láo đứng nhìn chứ không dám há mỏ hót một câu nào nữa cả.

Nếu chủ nuôi không xách lồng đi noi khác thì con chim thất thế sẽ hoảng hồn hoảng vía luôn, từ đó về sau hễ nghe giọng chim kia hót lên là nó lại hoảng sợ liên tiếp nhảy lồng như cố tìm đường chạy trốn!

Giọng chim Họa Mi thường lảnh lót, vừa ngân vang tỏ rõ được uy quyền sang cả cho nên ai nghe cũng thích, và ai cũng chuộng nuôi. Con chim đã tỏ rõ được tính ý dữ dằn của nó qua giọng hót với nhiều làn điệu vô cùng phong phú, càng nghe càng thích; dù người khó tính đến đâu cũng không thể chê bai được.

Nhưng, Họa Mi không những chỉ dữ ở giọng hót mà còn ở cả tính háu đá của nó nữa.

Khi căng lửa, hễ gặp chim lạ treo gần là hai con hướng vào nhau mà bay nhào tới hậm hực như muốn đọ sức với nhau ngay. Chúng bay lên cầu cất cao giọng hót như tỏ lời thách đấu với nhau, rồi lại nhảy xuống bố lồng cắn lên cắn xuống tỏ sự bút rứt khó chịu... Và, nếu được đá với nhau thì cả hai chim đều nhất loạt tung cả hai chân về phía tnrớc, cố nắm cho được chân cẳng hay đầu cổ kẻ thù mà bấu chặt, khóa chặt lại không cho nhúc nhích cục cựa. Trong khi đó cái mỏ cứng và nhọn của nó cứ nhắm vào các phần da thịt, và những noi yêu huyệt của đôi phương mà mổ lia lịa cho đến khi mệt mỏi mới chịu tạm buông ra.

Con chim bị mội trận đòn nhừ tử như vậy thì chỉ còn gượng mà bò lết. Thế nhưng, giống chim này háu đá lắm! Con thắng thế thì hăng hái đã đành, nhưng con thất thế cũng cố “thua keo này bày keo khác” vậy! Chúng lại lăn xả vào nhau cố tung đòn, tung thế ra mà khóa, mà mổ với nhau một cách chí tử.

Nhìn hai con Họa Mi đấu đá với nhau, không ai là không phục tài của chúng. Trước hết là phải khen con chim có sức mạnh phi thường, đâu đá từ hiệp này sang hiệp khác mà cơ hồ không biết mệt. Kế đó, cũng phải khen đến sự lì đòn của chúng. Những cú mổ, cú đạp, khiến lông mình rơi rụng, mặt mày trầy xước, chân cẳng bầm giập nhiều chỗ máu me. Có nhiều con ngón chân bị giập, móng chân bị sút ra khiên máu nhỏ xuống thành giọt đọng vũng, thế mà chúng do say máu nên không biêt đau, cứ hùng hục xông vào mà cấu xé...

Điều sau cùng người xem phải thán phục chim Họa Mi nữa là sự khôn ngoan, quyền biến của nó trong cách ra đòn, gỡ thế một cách tài tình. Chúng còn biết “ăn miếng trả miếng”, biết trả đòn đúng lúc, vừa chính xác vừa nhặm lẹ, y như hai võ sĩ thứ thiệt đang biểu diễn võ thuật vậy.

Trong kỳ thi đá, có nhiều con Họa Mi được gọi là vô địch, vì nó lần lượt hạ được cả chục đối thủ tài ba mà không một lần bị thua. Với chim vô địch này hễ đá là thắng. Thắng từ trận này sang trận khác, đến khi không còn chim nào đâu đá nổi nửa mới thôi.

Nhưng chim đá thua, chắc chắn là do thiếu sức kém tài, nhưng hầu hết là thua trong danh dự. Chúng nó cũng ra sức đấu đá hết mình, cũng làm cho đôi phương nhiều phen xiêng niêng, chứ đâu phải rụt cổ để chịu thua một cách dễ dàng.

Chính vì Họa Mi có biệt tài như vậy cho nên từ xa xưa nó mới được nhiều người chuộng nuôi. Con Họa Mi nuôi hót cũng có hùng khí của con chim hót, mà con chim nuôi đá cũng có tài uy lực kiên cường toát ra từ dáng vóc đến cử chỉ bay nhảy mạnh bạo của nó...

Vì vậy, những con chim nổi tiếng hót hay, và những con chim thắng trận oanh liệt đều được nhiều người hêt lời khen ngợi và hìc nào cũng được nhắc nhở tới. Công lao của chủ chim tuy nhiều, nhưng kể ra cũng không thấm tháp gì trước giải thưởng sáng giá do chim quí mang về. Đó là phần thưởng tinh thần quí giá đối với nghệ nhân nuôi chim, nhờ đó mà quên đi được những nhọc nhằn suốt những tháng ngày dài phải khổ công tập luyện cho con chim quí.

Mùa sinh sản của chim họa mi

Chim chóc đẻ theo mùa, và mùa sinh sản của chúng thường kéo dài từ ba đến bốn tháng mới chấm dứt.

Mùa sinh sản của chim thay đổi theo từng vùng vì còn ảnh hưởng đến khí hậu ở đó ra sao. vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy mùa sinh sản của chim ở miền Bắc không trùng với mùa sinh sản của chim ở miền Nam. Ngay tại miền Nam, cùng một giống chim mà tỉnh này và tỉnh khác, mùa sinh sản của chim cảnh đó cũng không trùng tháng với nhau. Có nơi chim đẻ sớm, có nơi chim đẻ trễ.

Đó là chưa nói đến, mỗi giống chim lại có mùa sinh sản khác nhau. Nhưng, xét ra khoảng cách thì cũng không có gì cách biệt nhau lắm.

Tại miền Bắc, mùa xuân khí hậu mát mẻ, chim chóc cũng thay lông xong nên giống nào cũng căng lửa, và bắt đầu bắt cặp với nhau...

Tại miền Nam, mùa thay lông của chim châm dứt trước tháng mười một. Đầu tháng chạp chim chóc đã bắt đầu căng lửa. Nhiều giống đẻ sớm như Chích Chòe đất, Sáo, Cưỡng đã lo bắt cặp với nhau và ra Tết âm lịch là lót ổ đẻ sớm...

Các giống chim khác thì mùa sinh sản khởi đầu trước mùa mua khoảng nửa tháng, tức là giữa tháng ba âm lịch trở đi. Những chim này từ tháng giêng đã bắt cặp đi đâu cũng đủ đôi. Gần mùa mưa thì chúng tìm nơi xây tổ và đẻ cho đên tháng sáu, tháng bảy...

Mỗi mùa, một cặp chim có thể đẻ vài ba lứa. Hễ lứa này chim con sắp ra ràng thì chim mẹ đã đẻ tiếp lứa sau... Chúng ấp hơn hai tuần, nuôi con khoảng gần bốn tuần là xong một lứa. Mỗi lứa chim đẻ khoảng ba bốn trứng (chim to số trứng nhiều hơn), và số con nở không chừng, có thể vài ba con. Và khi chim con đã bay thành thạo thì chúng lẻ bầy, mỗi con tự lo kiếm sống một nơi...

Mùa sinh sản của chim Họa Mi bắt đầu vào tháng sáu, tháng bảy âm lịch. Người ta thấy giữa tháng tám đã có Họa Mi con bán ở các chợ chim, và tháng chín, tháng mười, chim con “rộ” nhất.

Họa Mi là giống chim sống trong rừng già, nơi có núi non hiểm trở, có thác có suối, nhưng tổ của chúng thường làm ở những lùm bụi rậm rạp, có khi chỉ cách đường mòn trong rừng vài ba mươi thước là cùng.

Người ta cũng thường bắt gặp tổ của chúng trong các lùm cây ở các đồi trọc, hay những cây cao mọc đơn lẻ ở khoảng đất trống trên một ngọn đồi.

Nói chung, nơi Họa Mi chọn làm tổ tuy thấp, nhưng lại rất kín đáo, vì là nơi lùm bụi rậm rạp, ít khi bị người phát hiện. Thế nhưng “vỏ quít dày có móng tay nhọn”, giới đi săn lùng tổ chim Họa Mi phần đông lại là dân địa phương, đổng bào sắc tộc, hàng ngày họ sống dựa vào rừng vào núi, nên rất rành “đường đi nước bước” nên cũng dễ phát hiện.

Ngay việc đánh bẫy Họa Mi, dân miền xuôi còn nhờ dân địa phương làm hướng đạo dẫn đường mối biết đường đi lối lại của chim mà đánh bắt.

Tổ của Họa Mi cũng làm giống tổ của chim Cu Gáy, nghĩa là cũng chọn những chảng ba cây, hoặc là nơi có nhiều cành cây nhỏ đan qua chéo lại sẵn để làm điểm tựa chắc chấn. Bên trên, chúng chỉ kết chằng chịt qua lại những que nhỏ, và trên cùng là cỏ khô để ổ vừa ấm vừa êm, giúp cho chim con có cái “nôi” nằm lý tưởng.

Được biết, giống chim Họa Mi rất khôn. Ngoài việc chọn nơi làm tổ kín đáo tránh được cặp mắt kẻ thù phát hiện, lại nơi ấy thường không có tổ kiến, và cũng vắng bóng những loài chim dữ như chim cắt, chim Ó... xuất hiện. Đây là những giống chim chuyên ăn thịt, thường tìm tổ chim non để phá hại.

Mỗi lứa Họa Mi đẻ được chừng ba bốn trứng, trứng cũng khá to. Sau khi đẻ xong, trống mái thay nhau ấp cho đến ngày chim con nở. Đây cũng là điều khác lạ, vì nhiều giống chim khác, chỉ có chim mái nằm ổ ấp, còn chim trống có nhiệm vụ tìm mồi nuôi vợ con, và canh chừng tổ, để báo động kịp lúc khi có kẻ thù đến phá tổ.

Mỗi mùa sinh sản, một cặp chim Họa Mi cũng đẻ được vài ba lứa, tính chung cũng cho ra đời được bảy tám chim non.

Họa Mi là giống chim rất chung thủy, trống mái lúc nào cũng sống cận kề nhau như hình vói bóng, chẳng khác gì chim Bồ Câu, vốn nổi tiếng là chung tình. Lúc làm tổ thì vợ chồng Họa Mi cùng nhau tha cây, tha rác, và khi ấp thi cũng thay phiên nhau ấp... Gặp trường hợp con chim chồng bị chim hung dữ khác đến đánh đuổi ra khỏi vùng lãnh địa của nó, chim mái cũng hùng hổ tham gia việc đâu đá vói chim chồng. Nếu thua chim mái sẵn sàng bỏ tổ để bay theo chim chồng cho đủ đôi bạn, mặc dù ai cũng biết chim Họa Mi mẹ rất thương con cái của nó.

Ngay khi nuôi Họa Mi mái chung với Họa Mi trống đá, nếu trống mái hợp ý với nhau thì con mái tỏ ra khôn ngoan một cách khó có người ngờ được, là nó cứ luôn luôn xùy thúc trống lăn xả vào đối thủ mà đấu đá hết mình, vì vậy, đá Họa Mi mà không có con mái kèm theo thì chim trống dù có tài giỏi đên đâu cũng khó lòng thắng được đối thủ nó một cách dễ dàng được. Nhưng phải là mái họp với trống mới đem lại kết quả tốt. Mái mà không hợp thì có mái cũng như không.

Chim con Họa Mi rất dễ thuần dưỡng, nuôi mau khôn, nhưng giá bán thường quá đắt, có khi gần gấp ba lần chim bổi, mà thường cũng hiếm do không bắt được nhiều.

Nhiều người đã áp dụng việc nuôi chim Họa Mi đẻ để kiêm chim con mà nuôi, bằng cách chọn trống con, mái con cùng dạng tuổi nuôi lên, nhưng từ trước đến nay chúng tôi chưa thấy ai thu hái được kết quả như ý cả. Trong khi đó, họ nuôi đẻ nhiều giống chim khác lại thành công, trong đó có Cu Gáy, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa...

Họa Mi Nhật

Xuất xứ: Trung Hoa

Họ: Timaliidés

Liothrix vàng được biết dưới cái tên là “Họa Mi Nhật” mặc dầu nó không giống loài Họa Mi và cũng không có nguồn gốc từ Nhật.

Trong xứ sở rộng lớn của chúng, chúng sống thành đàn rất lớn và náo động, chung tìm kiếm sâu họ. hạt ngũ cốc và hoa qua (trái cây). Những người chơi chim cảnh Trung Quốc chú ý đến loài chim này do tiếng hót và do vẻ đẹp của bộ lông. Chúng rất sinh động và linh hoạt cho nên được gọi là “loài chim sống động”.

Tiếng hót của chúng gồm những âm thanh ngắn nhưng vang và vui tai nhiều khi được lặp lại.

Thức ăn và chăm sóc: Chỉ cần chiếc lồng đơn giản, với thức ăn là pate, trái cây cắt nhỏ, ít sâu bột.

Ở Việt Nam chim còn xuấ hiện dưới tên Quế Lâm

Họa Mi là giống chim rừng có giọng hót hay nhất mà bất cứ ai, chỉ được một lần nghe qua cũng hết sức ưng ý hài lòng. Có thể nói không sơ ngoa, là giọng hót đó đã vượt cả không gian và thời gian, mà xưa nay chưa có loại chim rừng nào sánh nổi. Bằng chứng là các nghệ nhân nuôi chim hót của nhiều quốc gia trên thế giới, khi bình phẩm giọng hót đặc sắc của Họa Mi, ai cũng đều công nhận như vậy.

Thú nuôi chim họa mi trong dân gian

Trong số những nghệ nhân nuôi chim hót, có rất nhiều người cả đời chỉ nuôi trong nhà mỗi một giống chim Họa Mi này thôi. Có người mê Họa Mi đến độ lúc nào trong nhà cũng có cả chục con, thậm chí đến vài chục con để treo khắp nhà, từ nhà trước ra nhà sau, từ tầng lầu đến tầng trệt… để ra vô lúc nào cũng được nhìn ngắm, và được thưởng thức giọng hót chân chất bên tai mới thỏa nguyện.

Nuôi với số lượng nhiều chim như vậy. hình như họ còn chim cảm thấy sướng thỏa, nên cùng những người cùng hội cùng thuyền, rủ nhau lập hội những người nuôi chim Họa Mi để tạo dịp gặp gỡ nhau có định kỳ, hầu trao đổi kinh nghiệm cho nhau về thú chơi tao nhã này.

Vì rằng, ngoài tài hót hay, Họa Mi còn có khả năng đá giỏi nữa. Đây là giống chim thật dữ, thật hung hăng, háu đá chẳng thua kém gì gà nòi. Khi lâm trận, Họa Mi tỏ ra khôn ngoan điệu nghệ qua các đòn, thế khiến người xem phải tấm tắc khen tài. Cho nên người ta nuôi Họa Mi còn để dự thi hót và thi đá nữa!

Do chim Họa Mi có nhiều tài năng vượt trội như vậy nên từ xa xưa tại Trung Hoa cũng như tại nước ta, nó được đánh giá là giống chim quí hiếm, trên từ bậc Vua Chúa dưới đến hàng thử dân, ai ai cũng đều ưa chuộng.

Sách nói về Nghệ thuật nuôi chim Hoạ Mi chưa nhiều, nhưng kinh nghiệm trong dân gian về kỹ thuật nuôi giống, chim này phải nói là nhiều không sao kể xiết.

Những kinh nghiệm đó phải nói nó quí hóa như một “pho sách sống” giúp cho những người trong nghề có phương tiện để tham khảo thêm, và giúp ích cho những ai mới chập chững học nuôi Họa Mi nắm bắt được nhiều điều hay, lạ…Nhờ vào “pho sách sống” đó ta mới hiểu thấu đáo được cách chọn lựa chim tốt xấu ra sao, trống mái khác biệt ở điểm nào, cách chọn chim hót hay đá giỏi, cùng những kỹ thuật liên quan đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng…

Vì vậy, nói chuyện về Họa Mi không thể nói chuyện trong vài ba câu ngắn gọn là đủ mà phải rôm rả đến hàng giờ, hạng buổi mà vẫn chưa hết chuyện. Người kể cứ muốn kể và người nghe thì vẫn còn bị cuốn hút say mê!

Hầu hết những nghệ nhân nuôi chim hót, trong nhà đều có một vài lồng Họa Mi trở lên, vì đây là giọng hót bậc thầy của các giống chim rừng, người sành điệu không biết tận hưởng là điều thiếu sót. Do đó dù đam mê các giống chim hót khác, người ta cũng cố sắm một vài chiếc lồng đẹp để nuôi đôi ba con chim Họa Mi vừa ý.

Có một vài nghệ nhân cao tuổi nuôi Họa Mi lâu năm, đã nói một câu mà chúng tôi nghĩ rằng không đến nỗi cường điệu, là ai chơi chim mà chưa một lần nuôi Họa Mi thì coi như người đó chưa hề chơi chim.

Với Họa Mi trong thời kỳ căng lửa, chúng siêng hót. Tiếng hót vừa to, vừa vang cả với nhiều cung bậc trầm bổng, với nhiều âm thanh réo rắt khoan nhặt, mang dư âm của mưa rừng gió núi, của thác đổ suối tràm, nhưng trong đó cũng quyện lẫn với những âm thanh rì rào nho nhỏ như tiếng thì thầm, như tiếng gió thoảng trong đêm…

Còn với chim Họa Mi nuôi đá trong thời kỳ sung mãn trông chúng chẳng khác gì anh võ sĩ sắp thượng đài: lúc nào cũng hung hăng, táo tợn, tướng dáo dác như chực gây sự vời ai nhất là khi chúng “đánh hơi” được anh chàng đồng loại nào đang lẩn quất gần đây.

Cho nên dù nuôi Họa Mi để hót hay để đá, ai cũng tràn trề sự đam mê, và từ đó mới biết quí con chim mà tận tình nuôi dưỡng đến nỗi không ai còn nghĩ đến sự phải tốn hao nhiều công của…

Hình dáng

Mặc dầu như bạn đã biết; nhìn bề ngoài con chim Họa Mi đâu có gì hấp dẫn khiến cho ta ngưỡng mộ nó: thân mình thì cục mịch chứ đâu được thon thả như chim Chích Chòe lửa, mà màu sắc thì làm sao dám so kè được với Hồng Tước, Yến Hót? Thân chim nhỏ hơn Sáo Sậu một chút, bộ lông có màu nâu phớt vàng trông quê mùa thô kệch, duy có cặp mắt được viên trắng, và phía trên tạo một ngân dài đã không góp phần làm đẹp cho con chim, mà còn tạo ra nét mặt của một ả nhà quê vụng về trong cách trang điểm.

Thế nhưng, có ai ngờ con chim có bề ngoài tầm thường như vậy mà lại có giọng hót cực hay làm say đắm lòng người!

Giọng hót tuyệt vời của chim họa mi

Phân bố

Tại nước ta, Họa Mi chỉ tập trung sinh sống tại một số tỉnh cực Bắc, giáp ranh với Trung Hoa như Lai Châu, Sơn La, Móng Cái, Lạng Sơn… là vùng có nhiều rừng rậm núi cao, khí hậu mát mẻ trong nửa năm đầu và lạnh giá trong nửa năm cuối, nhất là trong mùa đông. Vì vậy, ta có thể nói, Họa Mi là con chim của xứ lạnh, thích nghi vói khí hậu lạnh. Thế nhưng, đặc biệt đem chim vào nuôi ở xứ nóng tại Miền Nam, chim vẫn sống mạnh khỏe vá không ảnh hưởng gì đến lại hót hay đá giỏi của nó cả!

Ngoài các tỉnh gần cực Bắc vừa kể trên, khắp cả nước không nơi nào có Họa Mi đến sinh sống cả. Vì vậy, những nơi này là nguồn cung cấp chim nuôi cho khắp cả nước. Tuy vậy, số cung vẫn đủ cho số cầu.

Trong những năm chiến tranh, đất nước bị tạm chia cắt, thì trong Nam không có Họa Mi để nuôi, chỉ có số ít người nhiều tiền lắm bạc thì nhập chim từ Hồng Kông, hay Singapore về nuôi, do đó số người rành rẽ cách nuôi chim Họa Mi thời bấy giờ ở trong Nam chỉ là số ít. Ngày nay đất nưóc đã thốne nhất, chim Họa Mi được các thương lái đem vào Nam bán quanh năm. Vào mùa chim sinh sản thì có chim con, còn những tháng khác thì có chim bổi, giá cả tuy cao, nhưng tính đến cước vận chuyển từ Bắc vào Nam thì kể ra giá chim bổi gần trăm ngàn một con cũng là chuyện hợp lý. Thế nhưng, so với giá chim nhập trước đây thì nó còn rẻ quá chừng, mà giá trị thì chim của ta hay của Tàu cũng đâu có gì khác biệt!

Mùa sinh sản

Chim sinh sản theo mùa và chịu ảnh hưởng đến khí hậu ở vùng chúng sinh sống. Vì vậy, ở vùng này và vùng khác, nếu khí hậu khác nhau thì mùa sinh sản của chim cũng không trùng hợp chung tháng với nhau.

Ngay tại Miền Nam cũng vậy, tuy thời tiết nhìn chung thì có giống nhau, nhưng cùng một giống chim mà ở tỉnh này thì chim đẻ vào đầu mùa mưa nhưng tỉnh khác thì chúng đẻ trước hay sau mùa mưa một đôi tháng. Đó là chuyện thường thấy.

Cũng vậy, mùa sinh sản của các giống chim chóc ở Miền Nam thường bắt đầu vào đầu mùa mưa, tức từ cuốỉ tháng ba âm lịch trở đi, cho đến tháng tám tháng chín là chấm dứt. Còn mùa sinh sản của chim chóc Miền Bắc lại trễ hơn trống Nam vài tháng do tháng giêng, hai vẫn còn là tháng lạnh, chim chóc phần nhiều còn chưa thay lông xong…

Với Họa Mi, mùa sinh sản của chúng bắt đầu từ tháng sáu âm lịch, cho nên qua tháng bảy tháng tám trở đi mơi có chim con. Nhiều chim đẻ trễ nên có năm đến tháng tư vẫn còn thấy chim con Họa Mi bày bán ở chợ chim với số lượng khá nhiều. Tuy nhiên, vào tháng tám, tháng chín thì số lượng Họa Mi con ra đời nhiều nhất, và lúc này giá bán cũng hạ nhất.

Thường thì chúng ta thấy Họa Mi sống ở vùng rừng sâu núi cao, nên nhiều người cứ tưởng là tổ của chúng phải làm ở nơi cao tít, nơi mà con người khó leo trèo để bắt. Thật ra, con chim tuy ở nơi cao, nhưng khi làm tổ thì lại chọn những lùm bụi thấp, nhiều khi chỉ ngang với tầm tay với của người mà thôi.

Có điều, nơi chim chọn xây tổ là noi hết sức rậm rạp, cách xa những con đường mòn có nguời thường lui tới, và nhất là vùng đó lại không có những loài chim dữ như quạ diều, cắt là những giống chim chuyên ăn thịt. Nếu lỡ làm tổ ở những nơi có chim ăn thịt lui tới thì không những trứng chim, chim con mà cả chim cha chim mẹ Họa Mi cũng có thể bị làm mồi cho các giống chim dữ này. Cho nên việc đại kị đối với Họa Mi là làm tổ ở những nơi mà nó nghi ngờ bị đe dọa mạng sống của gia đình nó.

Chính vì lẽ đó nên tổ của Họa Mi thường là điều bí mật đối với nhiều người, kể cả người địa phương.

Trong những năm chiến tranh, và cả những năm dài trước đó, việc đánh bắt Họa Mi và tìm tổ chim con phần lớn là ở đồng bào thiểu số ở địa phương các tỉnh Sơn La, Lai Châu… Vì vậy, đồng bào thiểu số ở các nơi này rất rành rẽ về cách sống của Họa Mi, và họ cũng biết khá nhiều về kỹ thuật nuôi dưỡng giống chim này sao cho hót hay đá giỏi nữa.

Ngày nay thì dân thành thị cũng đã có nhiều kinh nghiệm để lên rừng đánh bắt Họa Mi và lùng sục tổ Họa Mi con, nhưng dù công việc có thành thạo đến đâu cũng không sánh bằng người Thượng được. Việc nhờ họ hương đạo, chỉ dân đường đi nước bước vẫn là điều nhiều người phải cậy nhờ…

Cái tổ chim Họa Mi chỉ vừa phải như tổ chim Cu, có điều làm chắc chắn hơn, kỹ lưỡng hơn, trông ấm áp hơn, chứ không như tổ Cu chỉ đơn sơ bằng những cành cây khô mục bắt chéo qua lại, rồi bên trên là nhúm cỏ khô hay rơm rạ mục mỏng tanh!

Mỗi lứa Họa Mi cho ra đời chừng ba bốn trứng mà thôi. Cũng như chim Cu, trống mái Họa Mi cũng thay phiên nhau ấp trứng, hễ đúng cữ thì thay phiên, một con nằm tổ, còn con kia bay đi tìm mồi.

Tùy theo thời tiết ấm lạnh mà trứng nở vào ngày thứ mười sáu hay trễ một hai ngày. Khi chim con nở ra thì tuần lễ đầu chim mẹ nằm lì trong tổ ủ ấm cho con, còn chim trống thì lo kiếm mồi về mớm cho cả bầy con lẫn cả chim mái. Khi lũ con được bảy tám ngày tuổi, chúng đã có thân nhiệt cao đủ sức phủ ấm cho nhau thì từ đó chim mẹ và chim cha mới cùng bay đi tìm mồi về đút cho con cái…

Trong mùa sinh sản, một cặp chim có thể đẻ đưọc từ hai đến bốn lứa trứng, có thể cho ra đời từ bốn đến mười chim con.

Chim Họa Mi con mà thương lái đem vào Nam thường đã khôn lanh, không còn khờ dại nữa, vì phần nhiều chim đã gần tháng tuổi, có con đã biết tự mổ thức ăn. Điều này cũng dễ hiểu, khi bát thì họ bắt chim còn non, nhưng thời gian về rộng tại nhà cho đến khi di chuyển vào Nam hết mấy ngày đường thì con chim đã có đủ ngày giờ để khôn lớn. Với những chim còn non ngày tuổi, đi đường xa không tiện, nên họ tiêu thụ tại địa phưong. Ngay số chim bổi được tiêu thụ tại thị trường trong Nam và các tỉnh khác cũng là chim được bẫy bắt nhiều ngày, nghĩa là chúng đã được con người nuôi dưỡng một thời gian, do đó nếu khéo nuôi cũng khó chết.

Thức ăn

Khi đã chịu sống với môi trường mới, Họa Mi rất dễ ăn, nghĩa là ta nuôi với thức ăn gì chúng cũng sống cả. Bằng chứng là có người chỉ nuôi bằng gạo trắng, có người lại cho ăn cám hỗn hợp heo gà, có người cho ăn thức ăn của chim Chích Chòe là bột đậu phọng trộn trứng, và phần đông thì cho ăn gạo hay tấm gạo trộn trứng… chim cũng đều sống mạnh khỏe cả. Thế nhưng, dùng gạo hay tấm gạo trộn trứng thì thích hợp với sự sinh trưởng của chim hơn.

Cứ 200gr gạo ( hay tấm gạo) rang vàng lên, bạn trộn vào bốn lòng đỏ trứng gà và một muỗng nhỏ đường cát là được. Tất cả những thứ đó được nhồi bóp cho quyện lẫn với nhau rồi đem phơi khô ngoài nắng, xong đem cất cho chim ăn dần…

Ngoài thức ăn chính đó ra, bạn nên cho Họa Mi ăn thêm cào cào, là món ăn mà Họa Mi thích nhất. Trước khi cho ăn, bạn cần phải dùng kéo xén bỏ chân cẳng của cào cào, rồi rửa sạch trong nước vài lần, để phòng ngừa cào cào bị nhiễm độc sâu rầy làm hại sức khỏe của chim nuôi.

Kể ra thức ăn của Họa Mi giản dị ở cách pha chế, mà lại ít tiền nữa. Con chim tuy to xác nhưng lại tiêu thụ lượng thức ăn vừa phải mà thôi.

Riêng những người nuôi chim đế đá thì họ có những phương pháp “gia truyền” đề bồi bổ, và ít ai chiụ truyền nghề cho ai. Họ nghĩ ra những thứ thực phẩm kỳ lạ như trứng dái gà trống tơ, thịt rắn, thịt diều hâu… Thức ăn thật là cầu kỳ, nhung hiệu quả ra sao thì còn nằm trong sự bí ẩn… Chác các bạn cũng đoán ra được rồi…

Cách nuôi chim Họa mi bổi

So với lính nhái thì Họa Mi bổi cũng giống như Chích Chòe than bổi, hễ thấy người lại gần là nhảy lồng loạn xạ lên, bất kể phương hướng, bất kể bị lổ đầu sút trán ra sao cũng mặc! Thời gian nhất người đó nhiều con kéo dài đến cả năm vẫn chưa hết hẳn, thường thì phải nuôi vài năm chúng mới chịu thuần thuộc.

Họa Mi bổi là chim trưởng thành, có con đã chín, mười năm tuổi hoặc hơn, chúng lại sống trong rừng sâu núi thẳm cách xa làng mạc nơi con người sinh sống nên nhát người cũng là chuyện đương nhiên.

Tuy biết tính Họa Mi nhát, nhát đến phát ghét, phát bực, nhưng người ta vẫn chọn nuôi, vì lẽ giống chim này vốn mau mồm mau miệng như Chích Chòe lửa, chỉ nuôi trong lồng một thời gian ngắn là chim đã cất tiếng hót vang. Có nhiều con chim bổi còn nằm trong hộc nhỏ trong các chợ chim, chắc chắn là chưa hoàn hồn lại vía, nhưng vẫn can đảm hót thánh thót một vài câu, gây ngạc nhiên cho mọi người.

Trước khi mua chim về, bạn nên sắm một chiếc lồng chắc chắn khoảng 56 nan, trong đó có sẵn thức ăn, nước uống và cả cóng cào cào (hoặc trứng kiến, sâu tươi) cho chim ăn uống. Bên ngoài lồng cũng trùm sẵn áo lồng cho chu tất. Sau đó bạn móớ nhè nhẹ thả chim vào và phủ kín áo lồng lại rồi tìm nơi yên tĩnh để treo lồng trong vài ba ngày đầu.

Đây là thời gian con chim sống trong hồi hộp lo toan nhất, vì vậy bạn càng để cho nó được tĩnh dưỡng bao lâu càng tốt cho nó chừng nấy, và càng dễ dàng cho bạn thuần dưỡng nó sau này.

Từ đó trở đi cử vài ba ngày một lần, bạn thay thức ăn nước uống cho chim, vệ sinh bố lồng, đồng thời hé mở áo lồng rộng thêm ra một chút để chim làm quen dần với quang nhẹ nhàng tránh cho chim sự hoảng hốt càng ít càng tốt.

Nuôi Họa Mi bổi không phải dễ, thứ nhất là đùng làm cho chim hoảng hốt loạn lên, tức là tránh tiếp xúc vói chim và chỉ tiếp xúc nhanh gọn trong những trường họp quá cần thiết như cho ăn uống. Thứ hai là nên cho chim ăn thức ăn bổ dưỡng, như món cào cào không nên thiếu, nghĩa là ngày nào cũng có cào cào mới cho chim cả. Số lượng cào cào này không nhiều, chỉ cần vài ba mươi con là đủ, nhưng không có không được. Nếu hai điều trên đây bạn không thực hiên được, hoặc thực hiện theo kiểu ngày có ngày không thì coi chừng, nuôi mười con chim bổi nhiều khi chỉ sống có một hai con mà thôi.

Với chim quá nhát lại nuôi nơi ồn ào náo nhiệt làm cho chim sợ thêm, thì chúng chỉ co ro nằm duới bố lồng, không màng đến ăn uống rồi đành chịu chết. Dù chim có chịu ăn lai rai, nhưng với thức ăn lạ thì có cũng không ăn được nhiều, đó cũng là lý do để chim suy kiệt dần mà chết.

Chim Họa Mi bổi ít có con nào dạn người, vì vậy khi chọn chim bổi để mua nên chú ý đến những con chim nhảy lồng mà khôn ngoan, nghĩa là nó biết né lồng, không liều lĩnh chui đầu vào giữa hai nan lồng, hoặc va đầu vào nan lồng để đến nỗi bể đầu sút trán, thì nên chọn những chim ấy mà mua.

Với những chim khônơ biết né lồng, hễ hoảng loạn là nhắm mắt nhắm mũi đâm sầm vào vách lồng bất kể sống chết ra sao, thì bạn nên gạt qua, dù có tiếc đến vóc dáng hay sắc lông tươi tắn của nó cũng vậy.

Những con chim biết cách né lồng được đánh giá là chim khôn, trong thời gian thuần dưỡng, trông con chim đầu cổ lông lá mướt mát dễ thương như chim đã nuôi thuần thuộc nhiều năm vậy. Khổ nỗi khi con chim đã bị lỗ đầu sứt trán thì vết thương đó rất lâu lành, vì nó vừa kéo da non thì lại bị thương tật trở lại gây bực mình không ít cho chủ nuôi, và giá trị con chim cũng giảm sút dù nó có hót hay đi nữa.

Cách nuôi chim họa mi con

Nuôi Họa Mi con cũng như cách nuôi dưỡng các giống chim con khác. Nếu chim còn quá non ngày tuổi, tức chưa giập bọng cứt thì bạn nên cho ngủ nơi ấm áp. Những đêm thời tiết trở lạnh, nhất là nửa đêm về sáng thì nên chong đèn điện gần bên cho chim ngủ yên giấc. Giống chim con hễ bị lạnh là ngủ không yên lại còn kêu rên khe khẽ nữa. Chim con chịu lạnh rất dở, sức khỏe bị suy yếu rất nhánh và cái chết cũng đến rất nhanh… Với chim con được chừng ba bổn tuần tuổi nghĩa là đã không ngoan thì việc nuôi dưỡng tương đối khỏe khoắn hơn, việc ủ ấm đối với lứa chim này nhiều khi không còn cần thiết nữa, sự lo lắng của bạn là đút mồi cho đầy đủ để chim con khỏi bị đói khát mà chết.

Chim càng non ngày tuổi càng ăn ít nhưng lại phải cho ăn nhiều bữa. Chim càng cao ngày tuổi ăn lượng thức ăn nhiều, nhưng chỉ ăn ít bữa mà thôi.

Thức ăn dành đút cho Họa Mi con chủ yếu là cào cào non hay thịt vụn. Thịt heo hay thịt bò cũng tốt, nhưng nên chọn miếng nạc, vì chim ăn mỡ khó tiêu.

Bạn chỉ đút cho chim ăn vừa đủ no, không nên ép ăn nhiều khiến chim bị bội thực. Khi chim no moi thì chúng không há mỏ ra đòi ăn nữa, chỉ khi đói thì hễ thấy bóng người đi đến gần chúng liền rướn cổ lên cao rồi há choạc mỏ ra đòi ăn cho bằng được. Trung bình một giờ bạn cho chim ăn một bữa, nhất là giai đoạn chim còn quá nhỏ ngày tuổi. Với chim đuợc ba tuần tuổi trở lên thì ngày ăn chừng năm sáu bữa là vừa.

Bạn cũng nhớ cho chim uống nước thường xuyên vì thiếu nưóc uống chim con rất dễ bị chết. Bạn cho chim uống nước bằng nhiều cách: một là nhúng từng con cào cào vào nước cho ướt sũng rồi mới đút vào miệng cho chim ăn. Như vậy là chim vừa ăn vừa uống. Hai là bạn dùng compte goutte nhỏ vào miệng chừng mười lăm giọt mỗi lần cho ăn là được. Đã có nhiều người chểnh mảng trong khâu cho chim uổng nước nên chim con chết mà vẫn không hiểu tại sao. Đó là chuyện đáng tiếc.

Khi chim con đã biết ăn rành, thì bạn nên ngưng việc đút mồi cho nó, nhưng phải nhở cung cấp thức ăn đầy đủ cho chim, nhất là không thể thiếu món cào cào non, hoặc trứng kiến.

Có điều bạn nên cần biết, lúc nhỏ bạn cho chim ăn thức ăn gì thì lớn lên chim sẽ ăn quen thức ăn ấy mãi… Ví dụ có nhiều con Họa Mi không biết ăn cào cào, vì chủ cũ của nó ở vào vùng không có cào cào, không thể tìm đâu bán cào cào để mua nên chim chỉ ăn được thứ khác, chẳng hạn sâu tươi… Đó là điều bạn không nên lấy làm lạ.

Cách chọn Họa mi tốt để nuôi

Họa Mi cũng có con tốt con xấu, cỏn hay con dở, điều này người mới biết nuôi Họa Mi có thể không am tường, nhưng với người có kinh nghiệm lâu năm thì họ rành rẽ hơn. Do đó mói cần có sự lựa chọn, và lựa chọn càng kỹ mới mong được chim vừa ý mà nuôi.

Theo tâm lý thông thường, ai nuôi chim cũng muốn chọn cho mình những con chim thật tốt mà nuôi, như vậy mới có giá trị, và mới không bỏ công chăm sóc nuôi nấng của mình. Vì thực tế cho thấy những con chim hay bao giờ cũng được nhiều người ưa chuộng, bán giá nào cũng có người mua; và chủ chim cũng hãnh diện lây. Với những chim mang tật xấu như lộn mèo, sàng cầu hoặc thích tắm cóng thì dù tôi đẹp đến đâu cũng bị chê bai.

Với chim nuôi hót:

Chim nuôi hót thường được coi là con chim để làm cảnh nữa, do đó bề ngoài của nó càng được người nuôi chim chú ý nhiều hơn. Chọn chim nuôi hót phải qua những tiêu chuẩn sau đây:

Chọn vóc dáng:

Với chim nuôi nghe hót, ưu tiên được chọn là những chim có mình dài, đầu dài, đuôi dài và chân cao, như vậy trông con chim mới có vẻ thanh nhã, xinh xắn. Hễ lựa chim mình dài thì đuôi nó phải dài, và đôi chân phải cao mơi đồng thanh đồng thủ dễ coi. Ngược lại thì các bộ phận vừa kể phải ngắn cả mới gọn gàng, dễ nhìn. Mỗi dáng chim như vậy đều có vẻ đẹp riêng của nó.

Trong phần vóc dáng, bộ lông chim cũng đóng vai trò quan trọng. Bộ lông phải đầy đặn, mướt mát mơi có giá trị, vì nhờ đó mà con chim tăng phần đẹp mã ra, hấp dẫn hơn.

Chọn giọng hót:

Với chim nuôi hót, tất nhiên bạn phải chú trọng nhiều đến giọng hót của nó. Hãy cố gắng nghe nhiều lần, nhiều buổi phân tích kỹ giọng hót của từng con một, để sau cùng có thể chọn được những con chim có giọng hót thật hay mà mua.

Tất nhiên, chỉ có tận tai nghe đuọc giọng hót của chim ra sao ta mới đánh giá được đúng mức tài nghệ đích thực của con chim đó. Với những chim ta chựa hề nghe được nó hót thì không thể đánh giá được là hót hay hoặc dở, vì rằng Họa Mi cũng có con hay con dở, chứ không phải hễ là Họa Mi là chim nào cũng có giọng hót hay! Có nhiều chim hót giọng rất trong, nhưng có con cả đời cứ hót giọng khàn; có chim hót to, có con lại hót nhỏ, trong khi đó thì sở thích của chúng ta mỗi người lại khác. Hơn nữa giọng hót của chim không hề hiện ra ở sắc vóc của nó, cho nên nhìn tương chim không ai tài nào đoán trước được là giọng hót của nó hay dở ra sao…

Đánh giá giọng hót hay của chim Họa Mi kể ra cũng không khó gì. Chim siêng hót là một chuyện, nhưng xem trong giọng hót của nó có luyến láy nhiều không, âm lượng như thế nào…

Chọn điệu bộ:

Điệu bộ tốt hay xấu của Họa Mi không nhiều, đôi khi ta không cần lưu tâm chú ý đến. Nhưng, với con chim được chấm là tốt toàn diện thì không cho phép nó có những tính xấu như sàng cầu, như đứng lom khom trên cầu (thay vì đứng cao chân lên) hoặc tắm cóng..,

 

Với chim nuôi đá:

Chọn Họa Mi nuôi đá không cần xét đến những tiêu chuẩn khe khắt dành cho Họa Mi nuôi hót. Vóc dáng và điệu bộ nếu có càng tốt, còn không cũng không sao. Ngay giọng hót càng là không phải tiêu chuẩn cần thiết. Vì khi đã nuôi hót thì con chim càng được hạn chế bớt hót chừng nào tốt chừng nấy, để dùng sức lực mà tập dượt mà đấu đá sau này.

Chim nuôi đá không được nhốt trong chiếc lồng chật hẹp mà là loại lồng phóng, tức là lồng lớn, rộng rãi cao rảo để chim mặc sức bay nhảy, quên cả việc hót vốn là sở thích của chúng.

Chọn chim nuôi hót là chọn chim có sức mạnh tiềm ẩn trong thể xác của nó.

Trong thực tế không có Họa Mi hót hay đá riêng, vì trông chúng cũng như nhau. Nhưng với sự tinh mắt của con người, người ta có thể chọn ra được những con hót hay và những con có tài đá dữ.

Với chim có tài đấu đá thì:

  • Đầu của chúng bằng phẳng như đầu rắn, chứ không vun tròn như chim chỉ có tài hót mà thôi.
  • Mặt của chúng méo chứ không được tròn, và chọn được chim có loại mắt màu xanh mới tốt.
  • Mỏ của chúng phải dày và cứng, nhìn qua là thấy đủ mạnh. Khi đấu đá, chiếc mỏ này rất cần thiết, nó là thứ gươm đao sắc bén để cắn, mổ, xé, quặp, rút từng túm lông hay miếng thịt của đôi thủ nó.
  • Chân của chúng phải mạnh khỏe, cao ráo, các ngón không thương tật, móng bén nhọn và đóng ngay ngắn như vuốt mèo mói tốt. Bộ chân này sẽ là bộ khóa quan trọng để quắp chặt đối thủ như một cách trói chặt lại để cái mỏ tha hồ hoành hành…
  • Đuôi của nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chống chỏi thân mình để khỏi té ngã, hoặc, tạo thêm sức mạnh, vì vậy đuôi chim đá phải dài và đày lông mới tốt. Chim mà bị cụt đuôi thì coi như giảm sức nhiều phần.

Đó là cách chọn tướng chim. Thế nhưng điều đó không thôi vẫn chưa đủ đâu. Bạn còn phải chú ý đến bản tính của con chim nữa.

Những con chim Họa Mi nào có dáng vẻ hung tợn, tính thích sân si, ưa gây sự vói chim khác thì mới là chim dữ. Chẳng hạn treo lồng gần chim đồng loại thì nó bồn chồn đứng không yên chỗ, rồi phóng mình sát nan lồng để tìm cách chui rúc sang bên kia để đấu đá cho bằng được. Nhiều con hung hăng quá còn cắn bố lồng, hoặc cắn lông đuôi, lông mình ra vẻ tức tối khó chịu.

Với những chim hung hăng như vậy, ta có thể chọn àm chim đá được.

Tất nhiên chọn được con chim có tính hung hăng táo tợn la một việc, nhưng huấn luyện nó trở thành con chim có thực tài thật sự lại là một chuyện khó khăn khác.

Cũng như các võ sĩ cần phải tập luyện thường xuyên để gân cốt được nở nang, đòn thế xuất ra được nhuần nhuyễn, thì nuôi Họa Mi để đá cũng vậy. Bạn phải cho chim tập luyện (đá thử) với chim khác nhiều lần theo lịch trình hợp lý. Ngoài ra, chim còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi cũng như ăn uống, sinh sống riêng thì tài năng của chim mới được phát triển thêm, sức khỏe của chim mới được dẻo dai hơn… Tất nhiên công việc này, mỗi nghệ nhân chăm lo một cách, có thể không ai giống hẳn ai, và cũng không ai dại gì mách bảo cho ai.

Cách chăm sóc chim Họa mi

Họa Mi là con chim của xứ lạnh, nên nuôi những vùng có khí hậu mát mẻ thì dễ nuôi, nhưng nếu nuôi ở vùng có khí hậu nóng nực như ở Miền Nam thì có vẻ khó nuôi hơn.

Bạn nên chăm sóc chim cẩn thận bằng những cách sau đây:

  • Mỗi ngày nên cho chim sưởi nắng từ nửa giờ đến 45 phút. Nếu nắng quá gắt thì rút bớt thời gian lại, đừng để cho chim nóng quá phải há mỏ mà thở.
  • Mỗi ngày hay trễ lắm là hai ngày một lần, nên cho chim tắm nước. Nên tắm trong lúc nắng ráo, còn lúc có gió to hoặc chuyển mưa thì thôi.
  • Tối lại, nên cho chim ngủ sớm như thói quen mà tổ tiên nó. Chim càng ngủ sớm thì sức khỏe sẽ tốt, và sáng mai nó sẽ hót sớm.
  • Nên thường xuyên vệ sinh lồng và các dụng cụ trong lồng. Nhưng thức ăn thừa, nhất là thấy có dấu hiện hư mốc thì đổ đi đừng tiếc.
  • Việc đi tập dượt dù là để hót, hay để đá hay hon, cũng nên có chừng mực, không nên để chim phải tiêu hao nhiều sức khỏe một cách quá sức chịu đựng của nó, vì như vậy chim dễ bị suy. Mà một khi chim đã bị suy thì khó lòng vực sức khỏe nó lên như cũ được.
  • Vài ngày, hay tuần một lần bạn nên đem đến các tụ điểm để dượt chim cho chim hăng hái mà hót hay hơn. Sự gần gũi với chim lạ, được nghe chim lạ hót, chim nhà sẽ học hỏi dược nhiều giọng hót mới mà bắt chước.
  • Lời khuyên cuối cùng là bạn nên nuôi trong nhà một con Họa Mi mải để nó xùy cho chim trông hót. Chim mái và chim trống phải treo lồng cách xa nhau, và thỉnh thoảng mới cho chúng thấy mặt nhau trong chốc lát mà thôi. Một Họa Mi mái có thể xùy cho bốn năm chim trông sung sức và hăng hái hơn. Riêng chim nuôi đá thì nên nuôi mỗi trống một mái riêng. Phải cố chọn cho được những chim mái hợp tính với chim trống thì mời đem lại kết quả tốt khi đấu đá. Điều này tất nhiên là khó khăn, có khi chọn cả mười nhưng chưa chắc đã tìm ra được một mái hợp với trống.

Website: https://chomeocanh.com/

 Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop

 Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/

 Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/

  • 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
  • Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

 

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Địa chỉ liên hệ:
  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chomeocanh.com quận 10
Chó Phốc sóc tại Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Chomeocanh.com Petfarm
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Chomeocanh.com
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Chomeocanh.com quận 1, Tp Hcm.

Block "88770" not found

HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI
NẾU BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *