Giữ vệ sinh cho chim Yến hót

Yến hót là giống chim quí nhưng cơ thể yếu đuối, dễ vuớng vào bệnh tật, và dễ chết nên gìn giữ vệ sinh cho Yến hót là việc mà người nuôi chim nào cũng đặc biệt quan tâm đến.

Khi đến gần lồng chim Yến, chủ nuôi chim, mười người như một, việc trước tiên là quan tâm đến sức khỏe mỗi con chim ra sao. Họ nhìn vào đôi chân, vào khóe mắt xem có sạch sẽ hay không, cố bị nổi u nần do kiến cắn hay muỗi đốt hay không…

Vì rằng chim Yến mà chân bị thương tật do kiến hay muỗi gây ra thì… coi như đó làm đại họa! Nếu không khéo chữa vừa chữa trị kịp thời thì ngón chân có thể tự rụng, và như thế là con chim bạc triệu giá trị chỉ còn… lại vài trăm!

Thử đau lòng mà tưởng tượng, một hoa hậu mà bị cụt chân thì đâu được ai chiêm ngưỡng nữa. Chim Yến cũng vậy, con chim bị cụt ngón kia dù quí hiếm đến đâu, chủ nuôi cũng tìm ngay góc khuất nào đó để “nhét” nó vào, khôns muốn ai nhìn thấy nữa!

Vì vậy, nuôi Yến hót là phải biết đề phòng kiến và muỗi phá hại chim cảnh.

Với kiến thì lồng chim không được kê sát vách, cũng không được để sát nền nhà mà không kê bốn chén nước để ngừa kiến.

Lồng nuôi Yến nên đặt trên một khung đế có bốn chân. Bốn chân này phải cách ly mặt đất bằng bốn chén nước. Kiến vốn sợ nước nên không thể bơi qua để leo lên lồng chim được. Tuy vậy chúng ta cũng nên để ý đến những chén nước này luôn, nếu thấy nước cạn thì châm thêm, nếu phát hiện những cọng rác hay những lông chim nổi lều bều bên trên cũng phải vớt ra, vì đó có thể là những “chiếc cầu” giúp kiến leo qua để phá hại chim nuôi.

Ai cũng biết thức ăn trong lồng chim vốn thích khẩu với giống kiến: nào là hột kê, nào là bột biscotte, nào lạ trứng luộc mật đen… và thịt những con chim sơ sinh còn tanh mùi máu nằm trong ổ kia nữa!

Nhiều người chỉ vì lơ là một chiu mà phải tiếc hùi hụi vì cả ổ Yến con phải làm mồi cho kiến!

Do đó, kiến là kẻ thù đáng sự dối với người nuôi chim Yến hót.

Kẻ thù thứ hai là muỗi. Muỗi tuy không ăn hôi lương thực của chim, nhưng lại nhắm vào mẹ con nhà chim mà hút máu. Với chim con thì muỗi tha hồ hút máu ở đâu, khắp thân mình cũng được, trong những lúc không được mẹ ấp ủ. Còn với chim bố mẹ thì nhờ thân mình có bộ lông dày che chắn, khi ngủ chim lại nằm trên cần đậu nên chỉ chừa ra ngoài mấy ngón chân trần thôi. Và muỗi chỉ còn biết thò vòi vào đó mà chích.

Vết đốt của muỗi trước hết chỉ làm cho chân chim nổi lên cục u sần sùi. Nốt u này nếu không được chữa trị thì sẽ sưng tấy lên, và việc rụng lóng, rụng ngón là việc khó cứu vãn được.

Khi chân chim bị muỗi đốt sưng như vậy, trước hết ta phải ngâm chân chim vào nuớc xà bông. Nước xà bôn làm dịu cơn đau xỏa tan được sự viêm nóng. Sau đó, ta cầm một miếng chanh xát nhẹ lên vêt thương, vì nước chanh có tác dụng hàn gắn vết thương và khử trùng. Cuối cùng là xức pommade, hoặc thuốc xanh, hay một loại thuốc nào khác. Tất nhiên, vơi cái chân đau này, ta phải lui tới để chầm sóc thường xuyên cho đến khi chim lành bệnh hẳn.

Muốn trừ muỗi đến phá hại chim thì chỉ có cách:

– Một là phòng nuôi chim Ỷến phải bao bọc bằng lưới muỗi, như vậy đủ nuôi nhiều chim ta cũng không sợ cái đại họa này.

– Hai là mỗi lồng chim đều được bao bọc chung quanh bằng lưới muỗi, chỉ chừa phần mặt tiền lồng thì mỗi ngày truớc khi trời tối, ta chiu khó phủ lên một vuông vải mùng là yên tâm.

– Ba là mỗi ngày nên chịu khổ xịt thuốc trừ muỗi khắp phòng, hoặc đốt nhang trừ muỗi canh mỗi lồng chim. Đúng ra, thì cách thứ ba này vừa tốn kém vừa bất tiện…

Chim Yến bị thương tất ở chân còn do một lý do khác, đó là chân bị dính phân đóng ở đáy lồng, hoặc là phân do chim con bài tiết ra trong ổ đính vào chân chim mẹ.

Ta hãy cẩn thận bắt chim ra nsoài, nhúng chân vào nước xà bông, nsâm lâu lâu một chút đề lớp phân khô rữa ra…

Những nơi phân bít kín như vậy lớp da ngoài bị hào mòn, sưng tấy lên, và nếu không lo thuốc thang kịp thời, các ngón chân chim cũng có thể bị cụt.

Muốn tránh trường hợp này, ta phải năng vệ sinh lồng nuôi. Thường thì những lồng nuôi chim. Yến hót đều có đáy rời, tháo ra lắp vào được dễ dàng, mà không làm kinh động đến cuộc sống của chim. Cứ vài ngày, ta rút đáy lồng cũ ra (nếu có tấm đáy khác thì thay ngay vào) đem ra cọ rửa sạch sẽ, phơi khô khử trùng rồi lắp vào lồng như cũ. Các dụng cụ chăn nuôi trong lồng như máng ăn, chai nước, cóng đựng Biscotte…vài ngày cũng nên cọ rửa một lần cho sạch sẽ.

Nơi chăn nuôi mà được gìn giữ vệ sinh tốt thì vật nuôi tránh đượn nhiều bệnh tật. Hơn nữa, đây lại là con chim quí, nếu đưuọc nhốt trong chiếc lồng sạch sẽ thì giá trị con chim càng được nâng cao.

Ngoài hai kẻ thù kiến, muỗi, Yến hót còn có một kẻ thù khác là loại rận đỏ, hay bọ chét. Loại kí sinh này sống bám vào mình chim để hút máu tàn bạo.

Giống bọ này sinh sản rất nhanh, đẻ trứng dọc theo lông chim, nhất là lông đuôi và lông cánh hàng ngàn hàng triệu trứng. Chúng cũng ẩn núp trong ổ chim, các kẽ hả của khung lồng, song lồng, và các dụng cụ chăn nuôi… Chim thường bị chúng tấn công cả đêm lẫn ngày, nhất là ban đêm khiến ngứa ngáy phải dành thỏi gian đứng ria lông, cọ xát quên cả ăn ngủ. Hơn nửa lại mất máu quá nhiều nên chim càng ngày càng suy kiệt sức lực, ốm o dần mòn mà chết.

Với chim con trong ổ, do thân mình trần trụi, đành trân mình ra cho giống bọ này hút máu, nên dễ bị tử vong.

Giống bọ này là kẻ thù đáng sợ của chim nên bất cứ người chăn nuôi chim nào cũng lo tìm phương cách trừ tuyệt.

Trước đây khi chưa cỏ những loại thuốc sát trùng hiệu nghiệm thì người ta chỉ biết cách cho chim tắm bằng nước muối (như cách cho chim bồ câu tắm), và chế nước sôi (hoặc phơi nắng) lồng nuôi và các dụng cụ chăn nuôi để làm ung trứng và giết chết rận rệp. Nhưng nay thì thuốc sát trùng hiệu nghiệm như Frnntline… có bán rất nhiều, rận rệp, bọ chét thứ nào cũng đều bị tiêu diệt. Cứ vài tháng chúng ta lại xịt thuốc một lần vào bộ lông chim, vào lồng chim và các dụng cụ chăn nuôi là yên chí.

Vệ sinh lồng là việc nên làm thường xuyên, nhưng vệ sinh thúc ăn, nước uống cũng không phải là không quan trọng.

Thức ăn dành cho Yến hót phải là thứ tốt nhất, bảo đảm chất dinh dưỡng nhất, và tươi, mới nhất. Hột kê quá cũ không nên cho chim ăn, cuối ngày trứng luộc chim ăn còn dư cũng vứt bỏ, rau cải phải ngâm thuốc tím khử trùng kỹ mới để ráo cho chim ăn. Rau cho chim ăn phải là rau thật tươi, khống cho ăn rau già, nhất là rau bị sâu, úng…

Thức ăn hôm trước còn dư lại, dù đó là thức ăn hột cũng nên loại bỏ. Tuy nó không thiu thúi gì, nhưng dù sao cũng đã lẫn lộn phân chim, ăn vào chỉ ngộ độc. Vì như chúng ta đều biết, các cơ phận của chim rất yếu, nhất là bộ phận tiêu hóa.

Vì vậy, quí vị nên cho chim ăn một số lượng thức ăn vừa đủ trong ngày mà thôi, ngay cả Biscotte cũng chỉ cung cấp vài muỗng cà phê nhỏ mà thôi. Thà thức ăn nào thiếu thì châm thêm, chứ không để thừa rất phí.

Ngay nước uống cũng nên thay đổi mỗi ngày. Ngày nào cũng nên cho chim uống nước mới và sạch sẽ. Dụng cụ đựng nước cũng nên cọ rửa trong ngoài thường xuyên, cứ mỗi lần thay nước ta nên nhớ súc chai thật kỹ…

Vệ sinh cho Yến hót còn có nghĩa là năng cho chim tắm. Mỗi tuần có thể tắm vài tuần vào buổi trưa, khi trời nắng ấm. Những khi thời tiết quá lạnh, hoặc mưa bão, bên ngoài có giông to gió lớn không được tắm chim. Nước tắm dành cho chim phải nước ấm, nếu không chim sẽ bị cảm.

Ta còn phải bảo vệ sự hô hấp cho chim bằng cách đặt lồng vào những nơi thoáng mát, tránh gió lùa độc hại, tránh giông bão bên ngoài. Mặt khác, không nên nuôi chim cạnh bên lò sưởi, và cạnh nhà bếp, nếu dùng than củi. Khói than củi lan tỏa vào lồng nuôi chim tỏa nhiều than khi có hại trực tiếp cho sức khỏe của chim.

Nên nhớ là sống với không khí ô nhiễm Yến hót bi ngộ độc, và dần đến bệnh rụng lồng từng phần. Mà bệnh này như phần trước đã trình bày là một bệnh tai hại, có thể giết chết chim, và cạnh nhà bếp, nếu dùng than củi. Khói than củi lan tỏa vào lồng nuôi chim tỏa nhiều than khí có hại trực tiếp cho sức khỏe của chim.

Nên nhớ là sống với không khí ô nhiễm Yến hót bị ngộ độc, và dẫn đến rụng lông từng phần. Mà bệnh này như phần trước đã trình bày là một bệnh tai hại, có thể giết chết chim, và trước mắt là ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh sản.

Tóm lại, nuôi chim Yên hót, khâu vệ sinh đóng vai trò rất quan trọng. Sức khỏe của chim nhót trong lồng tốt hay xấu là do sự quan lâm làm vệ sinh của chủ nuôi ở múc độ nhiều hay ít. Vệ sinh tồi coi như việc chăn nuôi thất bại. Ngược lại vệ sinh tốt thì chim mạnh khỏe, trống hót hay, mái sinh sản tốt.

Thiết nghĩ, đó là điều mà người nuôi chim Yến hót nào cũng biết đến và đặc biệt quan tâm đến.

Muốn nuôi Yến hót thành công, ta phải nắm vững phần kỹ thuật chăn nuôi. Có thể nói, kỹ thuật càng cao thì kết quả càng nhiều. Trong khi đó, nuôi chim Yến hót thời nào cũng đem lại cho nguời nuôi một nguồn lợi rất lớn, vì giá chim Yến hót bao giờ cũng cao, thức ăn lại dễ kiếm, hơn nữa con chim tiêu thụ thức ăn đâu có đáng là bao!

Chỉ có điều trở ngại là nuôi giống chim cảnh này tốn khá nhiều tiền: giá chim đã cao, lồng chim cũng đắt. Nhưng, một khỉ đã thích chơi thì đâu ai sợ tốn tiền, còn đã làm ăn thì một lần xuất vốn nhiều lần thu lời thì người nào lại ngại?

Điều khó khăn truớc tiên là phải để ý chọn ra những chim thật tốt để cho phối ngẫu. Như trống phải có vóc dáng đẹp sắc lông đẹp, sung sức lại có giọng hót thật hay, vừa du dương vừa nhiều điệu. Còn chim mái phải có sức khỏe tốt, thuộc dòng đẻ sai. dáng vóc cân đối, nuôi con giỏi…

Sau đó mới nghĩ đến việc ghép đôi. Lúc ghép đôi là lúc trống mái đều ở trong thời kỳ sung sức, sẵn sàng sinh sản tốt. Phải đem chim trống kề cạnh lồng chim mái. Nếu trống cất tiếng hót mà chim mái tỏ vẻ quan tâm, đứng xổm mình trên cần đậu lắng nghe thì coi như chim mái đã bằng lòng con trông này rồi. Ta thả trống vào là được việc. Ngược lại, nếu nghe tiếng chim trống hót mà mái cứ dửng dưng, bay tới, bay lui hoặc tiếp tục sinh hoặc ăn uống như bình thường thì đó là cách nó “phớt lờ” chim trống.

Mái đã chịu trống thì vài ngày sau đã chịu cồ và cũng chỉ vài ngày sau là xoáy ổ đẻ.

Chim đẻ môi ngày một trứng, có khi đang đẻ lại ngưng một ngày rồi đẻ tiếp. Mỗi lứa trung bình bốn trứng, thỉnh thoảng có lứa chỉ hai, ba, nhưng cũng có lứa đến sáu, bảy trứng. Tuy vậy, khả năng nuôi con của Yến mái độ bốn con là vừa.

Chim ấp mười ba ngày thì trứng nở. Nó nuôi con đến ngày thứ mười bảy thì mái đã có triệu chúng đòi đực. Ta đặt vào lòng một cái ổ mới đề chim mái vào xoáy đẻ lứa sau; nhưng mái vẫn tiếp tục đút mồi cho con. Thường thì đến ngày lứa con được 23 ngày tuổi, chim mụ lại đẻ lứa trứng đàn em…

Tuy Yến mái mắn đẻ. nhưng không vì thế mà ta ép chim sinh sản nhiều lứa trong một năm. Hai lứa thì quả tốt, ba đến bốn lúa là nhiều rồi, vì còn dưỡng sức cho chim mẹ đẻ dài dài trong những năm sau này nữa… Sức lực chim trống dồi dào, một con trống có thể phủ đối ba mái trong một năm chưa được coi là phí súc! Nhưng, trống cũng còn có trách nhiệm nuôi conị khi vợ nó đang “ở cữ”… Có nhiều chim trống nuôi con rất giỏi, đút mồi liên tục…

Gặp trường hợp mái quá hung hăng, xua đuổi bầy con non dại ra khỏi ổ, không cho chim trống đút mồi, thì ta chỉ còn cách đem ổ chim non ra nuôi bộ trong mươi ngày cho chúng tự biết mổ thức ăn sành sỏi. Nếu chim con được hai mươi ngay tuổi, chân đã khập khểnh đi được ta nhốt chung chúng với bầy chim con lớn tuổi hơn, chúng sẽ bắt chước đàn anh đàn chị tìm đến các dĩa thức ăn như Biscotte trộn sữa, ruột bánh mì nhúng nước để nhấm nháp no bụng. Nhưng, tốt hơn hết, thỉnh thoảng ta bắt chúng ra để đút mồi thêm, như lòng đỏ trứng chẳng hạn.

Chim con mội tháng tuổi đã tự tìm mòi nuôi sống được, và tháng rưỡi tuổi đã có vóc dáng dễ coi…

Thức ăn của Yến hót tuy cầu kỳ vì có nhiều thứ: nào hột kê, hột cải, hột mè, rồi biscotte, trứng gà, mật đen, chất khoảng… nhưng với bầu điều nhỏ xíu thì Yến ăn đâu được nhiều, cho nên tốn kém đâu đáng là bao! Do thức ăn tiêu thụ không nhiều, nên ta phải chọn cho chim nhũng thúc ăn thật tốt, thật mới, thật tươi, để bảo đảm được mới dinh dưỡng cần thiết!

Điều quan tâm cuối cùng là sự chăm sốc và vệ sinh nơi ăn chốn ở cho chim.

Phải ngăn ngừa kiến, muỗi, bọ chét làm hại sóc khỏe của chim, gây cho chim thương tật và giết hại chim non. Đó là công việc mà ta phải quan tâm thường xuyên, bận tâm thì nhiều nhung lầm những việc đó công sức bỏ ra đâu nặng nhọc?

Đó là chưa nói đến chọn cho chim có môi trường sống tốt: yên lặng, mát mẻ, thoáng khí và khí hậu ôn hòa…

Tóm lại, nuôi Yến hót không quá khó như nhiều người lầm tưởng. Đây là thú tiêu khiển hợp với mọi lứa tuổi, nhất là người già. Và đây cũng là một nghề kinh doanh thường thu lời khá.

VỀ DOGILY FARM & PETSHOP

Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm
Giấy chứng nhận trại chó Dogily Farm Đà Lạt - thành viên chính thức của Hiệp hội chó giống Việt Nam Vka

Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)

Đội ngũ nhân viên Spa chó mèo, thú cưng chuyên nghiệp
  • Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Dogily About Us
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung
Trang trại cún đà lạt
Dịch vụ cắt tỉa lông chó tại nhà giá rẻ Dogily Spa & grooming
Dịch vụ cắt tỉa lông chó
Tiệm cafe thú cưng, cà phê chó mèo
Giải cứu mèo rừng hoang dã

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Dogily Petshop quận 10
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung.
Dogily Petshop Cộng Hòa
Dogily: Địa chỉ Spa chó mèo, thú cưng uy tín, chất lượng
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Dogily Petshop quận 1, Tp Hcm.
Dogily Petshop Đà Lạt
Siêu thị chó mèo Dogily Petshop 95 Nghi Tàm
Chó Phốc sóc tại Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Dogily Petfarm
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Dogily
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt

TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Với việc tiên phong trong quá trình đưa nhiều giống quý hiếm về Việt Nam. Dogily đã được các phương tiện truyền thông phỏng vấn trao đổi thêm về những giải pháp mà Dogily đã thực hiện
Zing.VN
https://www.24h.com.vn/thi-truong-24h/dogily-petshop-thien-duong-vang-cua-loai-meo-anh-long-ngan-c341a1141606.html
logo eva.vn
Ngôi sao
Yahoo New

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Phóng sự giới thiệu về Dogily phát sóng trên kênh HTV7 & HTV9.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.