Lồng cu gáy

Lồng Nuôi Chòe Lửa

Nuôi chim cảnh thì phải sắm lồng. Con chim càng đẹp; càng quí, càng đắt [...]

Lồng Chim Sơn Ca

Lồng Yến Hót

Lồng nuôi Yến Hót và vị trí đặt lồng Ta thường nuôi Yến hót bằng [...]

Thức Ăn Cu Gáy

Trong đời sống hoang dã, thức ăn của Cu gáy là các loại hột như [...]

Chòe lửa

Yến Hót

Nhồng

Họa mi hót

Họa Mi

Cu Gáy

Nông trại chó mèo, thú cưng Chomeocanh.com Farm Đà Lạt

Vài nét về chim cảnh

CHIM CẢNH hay CHIM KIỂNG, như tên gọi của nó, là loại chim nuôi để làm cảnh. Người ta thích nuôi chim cảnh cũng như thích chơi cây cảnh trong vườn, lấy cái màu sắc của chim làm một thú vui, đế hòa dịu tâm hồn và tịnh dưỡng tính tình.

Với cây, người ta vui với cảnh tỉa lá bắt sâu, uốn cành, vun xới.

Với chim, người ta ngắm sắc lông, nghe chim nói, lấy đó làm cách giải khuây.

Chim để làm cảnh thường là những loại không biết hót, hoặc hót ít mà tiếng hót lại không hay, hoặc nó chỉ bắt chước được tiếng người, nói sõi vài ba câu đủ làm cho người nuôi thích chí. Chim cảnh còn là loại chim có màu sắc tuyệt đẹp, tranh vẽ khéo cũng không bằng, chỉ nhìn ngắm không thôi cũng đủ say mê, nhìn hoài không biết chán.

Chính nhờ vào những đặc tính ưu việt đó mà chim cảnh luôn luôn vẫn có chỗ xứng đáng của nó trong lòng người hâm mộ. Có người vừa nuôi chim hót lại nuôi thêm chim cảnh. Họ lấy cái hay của loài này bổ khuyết vào cái dở của loài kia, tạo nên sự hài hòa trong việc thưởng ngoạn cho mình.

Chim cảnh như mọi người đều biêt, có rât nhiều loại, ớ nước ngoài, người ta hễ thấy loại nào có màu sắc tuyệt đẹp là nuôi. Nhưng, tâm lý phần đông người mình, thì màu sắc là một chuyện, nhưng ít ra chim cũng phải biết hót, biết nói thì mới được ưa chuộng. Chẳng hạn như con sáo sậu, con sáo trâu đâu có gì đẹp, nhưng nhờ chúng biết nói gió, biết bắt chước nói được tiếng người nên mới được nhiều người nuôi. Như con chim, Hoành hoạch toàn thân lông xám phủ tối om, nhưng nhờ cái miệng lanh chanh hót cả ngày, dù tiếng hót không ra chi, nhưng nuôi một con treo ở đầu hè cũng vui nhà vui cửa.

Mặt khác, cũng xin nói thêm, người nuôi chim của mình có hai hạng:

  • Hạng chơi để giải trí, tức là chơi không vụ lợi, tốn kém bao nhiêu cũng không cần, lời lỗ ra sao cũng chẳng thiết, điều mong muốn là tìm được con chim vừa ý là mãn nguyện rồi.
  • Hạng thứ hai là vừa chơi vừa có lợi, nghĩa là trong sự giải trí còn mang lại cái lợi thiết thực cho mình. Nuôi sinh lợi là nuôi những loại chim sinh sản được trong lồng, trong chuồng, để mình còn bán ra kiếm lời.

Hạng người này chưa hẳn là người nghèo, cũng chưa hẳn là người không biết cách chơi, mà là người có óc thực tế. Họ quan niệm rằng, chơi theo cách đó mới vui, mới có hứng thú để tiếp tục chơi hoài.

Ở đây, chúng tôi không dám ngỏ ý bình phẩm sự hay dở của hai hạng người này. Nhưng, trong hoàn cảnh khó khăn chung, thiết nghĩ việc chơi mà có lợi vẫn là một điều hay, không thể không xét đến.

Trong các bài viết của chuyên mục Chim cảnh (kiểng) này, chúng tôi chỉ đơn cử những loại chim vừa dễ nuôi, vừa mang lại cho người nuôi những nguồn lợi không nhỏ, vì là loại hàng xuất khẩu, để vừa giải trí vừa mang lại điều lợi thiết thực cho mình, như: Yến phụng - Bồ câu - Bạc má - Bảy màu - Manh manh - Sắc nhật. (Yến hót đã trình bày ở phần đầu sách).

Đó là những loại chim hàng tháng sinh con đẻ cái, đem về mối lợi cho mình. Đây là những loại hiện đang xuất khẩu mạnh. Chúng tôi sẽ trình bày rất kỹ về cách nuôi của từng loại chim trên đây theo kinh nghiệm bản thân, phù hợp với thời tiết và điều kiện “con giống” của nước mình trong hiện tại để quí vị am tường cặn kẽ, hầu bắt tay vào nghề mà không gặp trở ngại đáng tiếc nào.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin trình bày trong chuyên mục này cách thuần hóa và nuôi dưỡng các loại chim cảnh khác như Nhông, Sáo, Cưỡng, Chóp mào... Đây là những giống chim vừa dễ nuôi vừa được nhiều người ưa thích.

Thật không còn gì sung sướng hơn khi tự minh tạo ra được những ổ chim con xinh xắn, khỏe mạnh, tự tay mình thuần hổa được một con chim rừng, lại dạy cho nó nói được tiêng người.

Trong trường hợp sách vở chăn nuôi còn quá thiếu hy vọng những điều trình bày ttrong chuyên mục này sẽ giúp ích được phần nào cho quí vị.

Dân nuôi chim cảnh (kiểng) hót, dứt khoát không phải là người có tính a dua, thấy người ta nuôi chim cảnh mình cũng học đòi bắt chước. Sự thực thì không ai ngu dại gì lại bỏ ra một số tiền lớn để “quăng qua cửa sổ” một cách không thương tiếc như vậy. Vì nuôi chim cảnh mà không biết gì về chăn nuôi, chăm sóc thì chim chết mấy hồi.

Nói một cách khác, người nuôi chim cảnh, trước hết phải là người có lòng ham thích cao độ, có sự say mê cao độ đối với chim hót. Có say mê tột cùng mới dám bỏ số tiền lớn ra mua chim cảnh, mua lồng, mua thức ăn... và sau đó lúc nào cũng lặm cặm lụi cụi chăm nom, săn sóc, quyến luyến bên chim.

Sự say mê này tất nhiên cũng có sự tính toán từ trước, chứ không phải hễ mê thì nhào vào thực hiện... giấc đại mộng của mình.

Vào cái thời xa xưa, kẻ mặc khách tao nhân mê cầm kỳ, thi và họa. Lúc nào cũng bầu rượu túi thơ. Lúc nào cũng đàn hát xướng ca. Lúc nào cũng ngồi lì bên bàn cờ quên ăn, quên uống vì các quân cờ tướng, sĩ, tượng, xe, pháo... Rồi lại có kẻ dại dột tìm nguồn vui với tứ đố tường.... khiến cho thân bại danh liệt.

Tất cả những món chơi của người đời đó, cũng nhầm vào việc giải trí quên sâu. Vậy sao ta khong chọn việc giải trí quên sầu vào việc nuôi chim cảnh?

Săn sóc chim cảnh cũng là lao động, đứng lên ngồi xuống mãi bộ không tác dụng vào việc giãn nở gân cốt hay sao? Còn tiếng hót của chim cảnh, ai dám bảo đó không phải là liều thuốc bổ? Nghe chim hót, thần kinh ta sẽ bớt căng thẳng, giúp ta yêu đời hơn, thấy đời đáng sống hơn, người trẻ thì hăng hái, người già thì như... hồi xuân...

Chắc ai cũng đã tính toán thiệt hơn như vậy, lại sẵn có sự ham thích, mà người bình dân gọi là kẻ có “máu mê”, nên mới “đạp” vào thú nuôi chim cảnh mà không cần tính toán...

Thế nhưng, chim cảnh thì có nhiều loại: loại đắt tiền, loại rẻ tiền, loại tốn công chăm sóc, loại chỉ nuôi nâng dễ như... gà; loại hót giọng này, loại hót giọng khác...Thế là, cùng thuộc giới nuôi chim cảnh nhưng có người nuôi loại này, có người nuôi loại nọ. Có kẻ chỉ nuôi một loại, có người thứ nào cũng nuôi, trong nhà rền rang như một dàn đại hợp xướng. Có người nuôi một loại nhưng lại nhiều con để nghe cho đã thứ âm điệu mà mình ưa thích…

Chim hót mà nghệ nhân thành phố thích nuôi là Yến Hót gồm các loại Bạch Yến, Hoàng Yến, Thanh Yến, Panachée, Isabelle... Chích Chòe thì có Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa. Chim Họa Mi, Khướu, Thanh Tước, Hồng Tước, Khoen. Một số người còn nuôi Két Nhồng, Cà Cưỡng, là những chim cảnh vừa “nói gió” vừa nói tiếng người được.

Nghệ nhân ở thôn quê thì thích nuôi chim Cu gáy chim Đa Đa, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa. Các thứ khác, ít người nuôi.

Cu gáy, nếu là loại Cu mồi, để đâu gáy đó, suốt ngày, giờ nào cũng gáy, lại gáy hai ba lèo, giá mỗi con cũng vài chỉ vàng chứ không phải rẻ.

Đa Đa cũng gáy tuy không hay, nhưng giọng của nó cũng như chim Cu, thích hợp với sự tĩnh lặng của khổng khí tĩnh mịch đồng quê, nên rất “hợp cảnh”. Giá một con Đa Đa mồi thật hay cũng vài ba chỉ vàng, còn hơn cả Họa Mi của thành phố nữa.

Có điều chúng tôi xin góp ý, là nếu vì mục đích giải trí không thôi, thì chúng ta cứ “tùy gia phong kiệm”, túi tiền mình có bao nhiêu thì mua sắm bấy nhiêu. Đã không có khả năng thì đừng “với” tới những chuyện cầu kỳ để mắc thêm công nợ. Có kẻ rất thích đua đòi, muốn có cái lồng đắt tiền hơn, con chim cảnh cao giá hơn (vì hay hơn) để ganh đua với thiên hạ.

Chúng tôi được biết, hiện nay lồng chim cảnh có cái đắt hơn một lượng vàng, dĩ nhiên là chạm trổ tinh vi, có cầu bịt ngà, có cóng Thái Lan, Hồng Kông hay Trung Quốc... Có những con chim hay giá đến vài triệu bạc, mà hình như chủ nhân còn chưa muốn chịu “buông”....

Đó là chuyện những người dư ăn thừa để, lắm bạc nhiều tiền. Còn ai ít tiền, thì cứ yên tâm xài “lồng chợ” và ráng tập luyện dần cho chim cảnh mình hót hay lên yậy. Ganh đua không lợi, mà nợ nần lại cực thân.

Trời sinh ra giống chim nào cũng có khả năng biết hót và biết đá. Đó là luật sinh tồn. Tiếng hót của chim là lợi khí sắc bén dùng để dọa nạt kẻ thù, ngăn cấm kẻ thù không được bén mảng đến lãnh địa của chúng (vì như mọi người đều biết loài cầm thú đều lạo ra lãnh địa riêng theo kiểu rừng nào cọp nấy), và tiếng hót cũng là lời tỏ tình ve vãn người yêu của những con chim trống.

Còn đã là phương tiện cần thiết để giành lấy sự sống còn.

Có điều có giống chim hót hay, có chim hót dở. Đá cũng vậy, như Họa Mi, Chích Chòe Than có nhừng đòn thế sâu hiểm, trái lại Chích Chòe Lửa thì đá như để... biểu diễn vũ điệu mà chơi!

Thú chơi chim thi hót, thi đá là một thú chơi có tính cách dân gian vô cùng tao nhã mà ông cha ta từ lâu đã biết

Đến. Trước khi người ta biết dùng Họa Mi, Chích Chòe Than thi đá. Người xưa đã đá Hoành Hoạch, chim Nhàn, Diều, Quạ... đến độ say mê.

Có thể các cụ hãy chim rừng về cho đá ngay, mà cũng có thể có người chắt chiu thuần dưỡng chim non cho đến ngày đá độ như cách nuôi gà nòi vậy. Tiếc là, đến nay không có một tài liệu nào đáng tin cậy còn sót lại nói về vấn đề này.

Ngày nay, thú chơi chim để thi hót và thi đá được nhiều người ưa thích. Tiếc là tài liệu không có, sách vở hướng dẫn cũng không, người biết thì cố tình giấu nghề không chịu chỉ vẽ cho lớp đàn em hiếu học, do đó mạnh ai nấy nuôi theo sự hiểu biết hạn chế của mình.

Thực ra, nghề gì cùng có những bí quyết riêng của nó, cũng như có thuộc lòng định lý, định luật mới giải đáp được bài toán khó. Nuôi chim để thi hót hay để thi đá cũng phải kinh qua nhiều kinh nghiệm bản thân, nếu không được người có tài cán trong nghề thật lòng hướng dẫn.

Nhưng, khi đã nắm vững được những bí quyết đó, thì mọi chuyện tưởng rằng quá khó lại có thề thực hiện được dễ dàng.

Có điều chúng tôi muốn nhắn mạnh ở đây là người nuôi chim thi hót và thi đá phải đòi hỏi đến sự đam mê cao độ, đến việc kiên tâm trì chí hơn người mới mong gặt hái được thành công, vì luyện cho con chim biết hót hay, đá giỏi là cả một công phu to lớn, chứ không đơn giản bình thường, ai ai cũng có thể làm được.

Nếu không đam mê, không trì chí, xin đừng nghĩ đến việc nuôi chim thi hót và thi đá. Nếu chỉ dựa vào nhiều tiền lắm bạc, người ta chỉ có thể mua chim hót hay để thưởng thức giọng hót mà thôi. Con chim hót hay vẫn chưa phải là con chim dùng thi hót, nếu nó không được chủ nuôi khổ công rèn luyện, lập dượt để thành con chim thí sinh có bản lĩnh...

Trong chuyên mục chim cảnh (kiểng), Chomeocanh.com xin giới thiệu với bạn đọc những kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc, nuôi các loài chim cảnh như: chim chào mào, chim họa mi, chim chích chòe, chim khướu, chim cu gáy, chim vành khuyên, vẹt, két, xích, yến, phụng, gà chọi...

Phân loại các loài chim cảnh

Chim hót

Chim Họa Mi bậc nhất trong các ca sĩ của loài chim. Mỗi một con chim đều học tập từ ngày đầu tiên của cuộc sống. Tất cá những người yêu thích chim hót đều công nhận rằng vòng nguyệt quế hiển nhiên của giải quán quân trong các loại chim hót phải trao cho chim Họa Mi “Đôi với những người tôn sùng và am hiểu thực sự thì giọng hót tuyệt diệu của Họa Mi gây nên ấn tượng sâu sắc và nhiều khi đã khiến họ chảy nước mắt vì cảm động lòng” H.L.Brem đã viết như vậy trong cuốn cẩm nang về nuôi dạy chim hót trong nhà. Ở môi nước, môi địa phương, mỗi thành phố tiếng hót của Họa Mi đều có đặc điểm riêng biệt. Trên báo chí người ta đã thông báo về các trường hợp lý thú trong đó chim Họa Mi đã học tập được giai điệu của dàn nhạc công viên thành phố nơi Họa Mi đó sống.

Muốn chim cảnh hót hay ngay từ đầu trong cuộc sống của chim, người ta đặt chim bên cạnh chim già có giọng hót hay nhất - Chim con lắng nghe trong im lặng và sau khi chuẩn bị chim con sẽ cất giọng hót qua 2 tuần lễ sau. Con nào không chịu lặng lắng nghe thì chưa chắc sau một năm đã hót tốt được.

Chim Họa Mi hót hay thì mỗi khúc điệu phát ra dài hơi, tinh tế và mạnh, càng tinh tế càng dài hơi. Họa mi hót dở thì vội vàng ngắt giọng hót nhanh và lẫn lộn. Họa Mi hót hay sẽ hót một cách có suy đoán và chính xác; mỗi khúc điệu láy đi láy lại không biết mệt. Kỹ xảo hót của mỗi con họa mi có được là do môi trường âm thanh trong đó nó sống và trong thiên nhiên Họa Mi học hót lẫn nhau.

Ngoài “nhạc viện Họa Mi còn có “nhạc viện” Hoàng Yến nữa. Ngày nay, chúng đã trở thành rất phổ biến, đặc biệt nổi tiếng ở Nam Tư còn có trường lưu trú Hoàng Yến được tổ chức tại thành phố Pridren. ở Châu Âu và Châu Á nhừng người yêu thích tiếng hót của Hoàng Yến cả hàng chục nước đã gửi đến đây những ca sỹ Hoàng yến của họ. Trong nhạc viện này có 6 lớp cho 30 sinh viên mỗi lớp, sự học tập của Yến Phụng được nghe qua máy ghi âm những bản ghi các bài hót tuyệt diệu và có kỹ xảo nổi tiếng của Hoàng Yến đối với những chim có nhiều cố gắng nhất , người ta còn đặt ra cả một . giải thường.

Khác với chim hạn hót hay của mình, chim Yến được nuôi ở nhà sẽ sinh sản rất dễ dàng còn chim Họa Mi trong điều kiện bị bắt nhốt khó sinh sản. Vì vậy chúng ta cố gắng để có được ngày càng nhiều họa mi trong các vườn, công viên, tạo nhừng điều kiện cần thiết để chim họa mi tồn tại nhiều hơn trong thiên nhiên ở Châu Âu, sau chim Họa Mi có họ chimYến.

Choè Lửa Thanh Tước...là những loại chim kiểng có giọng hót hay. Riêng tại Việt Nam hiện nay chim Sơn Ca có giọng hót kéo dài với âm thanh thánh thót và âm điệu thay đổi liên tục, khi hót nó còn là một vũ công điệu nghệ nên rất được nhiều người ưa chuộng. Ngoài ra còn có chim vành Khuyên xanh, họ chim Chích Chòe cũng xếp loại chim hót có danh tiếng đáng được lưu ý chứ không bị làng quên như thuở xa xưa.

Chim rừng có giọng hót rất tuyệt do âm hưởng của núi rừng. Nhưng khó luyện giọng để mang đi chơi, chỉ có thể để yên một góc cho chúng hót. Trường hợp này cần có nghệ nhân đích danh mới có khả năng lựa chọn và đào tạo chúng trở thành chim thuộc. Do đó, nuôi chim hót nên nuôi chim mới ra ràng dễ thuần hóa nhưng phải nuôi đúng phương pháp mới mong luyện giọng cho chúng trở thành ca sĩ sáng giá.

Chim bắt chước

Chim có bộ máy thanh giản độc đáo với thanh giản dưới phụ thêm để hót và bộ cộng hưởng phát triển thêm vào đó nhiều chim có thính giác âm nhạc rất kỳ lạ. Điều đó cho phép một số chim nhớ và tái hiện lại được không chỉ tiếng của bất kỳ giai điệu âm nhạc nào mà cả bất kỳ âm thanh nào khác với tất cả đặc điểm âm sắc và nhịp điệu. Đặc biệt là chúng dễ dàng lặp lại giọng hớt của chim khác và cả tiếng kêu của nhiều động vật khác trông như nhái lại các động vật đó. Vì vậy người ta gọi chim đó là chim bắt chước ở Châu Mỹ có cả một họ chim bắt chước “Mimidac” nổi tiếng nhất là “chim hắt chước bách thanh” có khả năng bát chước thật kỳ lạ vì khả năng độc nhất của mình chim có tên gọi khoa học là Minus polyglottus chim bắt chước nhiều giọng và nhiều tiếng khác nhau. Chim sáo đen và chim thiên cầm Australia cũng là loại chim bắt chước tuyệt vời, người ta còn gặp nhiều chim khác mà khả năng bắt chước của chúng đến mức hoàn thiện, sáo, sáo sậu, choè lửa cũng có đặc tính đó Chim bắt chước có tài bắt chước được âm thanh và tiếng người cũng không mấy khó khăn và chúng thường mang lại ngạc nhiên lý thứ cho những người xung quanh

Chim biết nói

Trong các chim biết nói thì ỉý thú nhât là những con vẹt- một sô” con vẹt học được 100 và nhiều hơn nửa số từ của con người. Người ta cho rằng vẹt phát âm hoàn toàn là cơ học, nghĩa là không suy nghĩ. Tuy nhiên, nsười ta đã quan sát thấy vẹt phát những tiếng xác định trong những tình huống xác định khác nhau. Ví dụ: khi bị cù vào bụng vẹt kêu lên “Ôi, Thích quá! Ôi, thích quá!”. Tất nhiên người ta đã dạy nó câu đó. Hay người khách cau mặt, con vẹt nhìn chằm chằm vào khách và hỏi: “Ông cần gì? “Người khách mỉm cười bảo" Vẹt tốt lắm, hiền lắm" ông cũng nhanh chóng nhận được câu trả lời “Ông ông cũng tốt lắm” những câu chuyện tương tự thì vô cùng tận.

Bí mật dạy vẹt nghệ thuật nói chuyện với người là sự thường xuyến giao tiếp với vẹt, với sự quan tâm trìu mến khi tiếp xúc với người, vẹt thường hình thành được khả năng sáng tạo các từ một cách độc lập. Thật bất ngờ, khi trông thấy ông già làm vườn khạc nhố lên bãi cỏ nó đã đột ngội kêu lên: “Ông già bẩn thỉu” không ai dạy nó cái đó cả, trong trường hợp này cũng như nhiều trường hợp khác ta thấy được chim có sự hiểu biết nhất định về tình huống.

Còn đây là một cư dân thành thị- Gôsa, một con vẹt lông xoăn- cá tính của nó thì đã rõ, nó biết hơn 150 từ, nó trình diễn trên Đài phát thanh trong buổi phát thanh “Chào buổi sáng tốt lành” “trò chuyện với phóng viên” của Đài phát thanh người ta đã ghi giọng hói của nó vào đĩa hát. Không phải con vẹt nào cũng khoe khoang điều đó thậm chí cả những con vẹt trong số bạn hữu biết nói của nó.

Một trường hợp nổi tiếng - Alêc một con vẹt Châu Phi đuôi đỏ sống ở trường Đại học tổng hợp Paduan (Ý) nó có cả một “sứ mệnh lịch sử” vinh dự là học ngôn ngữ của người không phải bằng phương pháp tự phát theo kiểu gia đình mà là ở trong phòng thí nghiệm khoa học

Iren papecba- nhà nghiên cứu bản tính của động vật đà đặt cho mình nhiệm vụ dạy con vẹt những điều cơ bản để giao tiếp với người. Một phương pháp đặc biệt đà được vạch ra để làm điều đó, người ta được cho con vẹt xem một đồ vật và gọi tên đồ vật ây. Con Vẹt nhanh chóng học được cách nhắc tên đồ vật. Sau đó, khi có mặt con Vẹt, hai người biểu diễn với nhau một cảnh tương tự, người này yêu cầu người kia một cách lịch sự đưa cho mình một đồ vật nào đó và nhận được vật đã yêu cầu. Tiếp đó, người dạy Vẹt đưa cho con vật xem, con Vẹt gọi đúng tên thì người ta đưa cho nó vật ấy, đương nhiên là chọn những vật mà con vẹt ưa thích.

Kết quả sau một năm học tập, con Vẹt đã hoàn toàn thành thạo và trình bày được một cách rành rẽ những yêu cầu của nó với người để nhận được những vật mà nó yêu thích, trường hợp người ta đưa cho nó không phải vật nó yêu cầu, nó lịch sự từ chối và lại yêu cầu đúng vật mà nó cần có.

Các nhà nghiên cứu người Ý cho rằng chính là vẹt chứ không phải là loại chim nào khác có khả năng đạt được kết quả lớn nhất khi đối thoại với con người.

Nơoài ra còn có chim sáo, chim Sáo, chim Cường cũng thuộc loại chim biết nói. Tại Việt Nam chim Nhồng là loại chim biết nói tiếng người sành sỏi nhất.

Cách chọn lựa chim cảnh tốt

Bất cứ người nào nuôi chim cảnh, dù là chuyên nghiệp hay tài tử, ai cũng muốn lựa cho mình những con chim thật tốt mà nuôi. Tốt ở đây là tốt ở dáng vóc, ở giọng hót và cả ở tính nết cùng sức khỏe của con chim nữa.

Tại sao cần lựa chọn chim cảnh tốt để nuôi

Chim nuôi cũng là một thứ của cải, hơn thế nữa nó còn là vật trang sức để chưng diện, để nhìn ngắm, để thưởng thức giọng hót... nên thử của cải đó mà vô giá trị thì thử hỏi đâu ai còn can đảm, còn hứng thú nữa mà tiếp tục nuôi?

Thử hỏi bạn có một con chim có giọng hót hay nhưng nó lại mù chột, hoặc cụt móng, hay bộ lông khô khốc xơ xác... thì bạn có húng thú gì khi trình diện nó trước thập mục sở thị của thiên hạ? Mà nếu vì tiếc giọng hót hay, bạn treo nó trong phòng để tự mình thưởng thức thì chắc chắn sự đam mê của bạn dành cho con chim cảnh đó cũng không nhiều? Vậy thì tại sao bạn phải tự đày đọa mình như vậy?

Bỏ tiền ra mua một con chim cảnh tốn hao bao nhiêu có thể bạn không tiếc. Công sức bỏ ra để chăm sóc hằng ngày cho chim đến mức độ khó nhọc nào chắc bạn cũng không tiếc, nhưng nếu mua phải con chim không ra gì, không có giá trị gì, chắc chắn bạn sẽ không hài lòng, và chỉ muốn mở cửa lồng để phóng sanh nó thôi!

Ngược lại, trong tay có con chim cảnh vừa ý, thì chắc chắn bạn sẽ sung sướng vô ngần, sẽ hạnh phúc biết bao, đồng thời cũng hãnh diện với bạn bè cùng sở thích với mình nữa. Nuôi đưọc những con chim quí như vậy, công của bỏ ra để nuôi dưỡng tốn kém bao nhiêu đi nữa bạn đâu có tiếc phải không? Bạn còn dự tính cho nó ở trong chiếc lồng khảm chạm đắt tiền để xứng vói nó nữa...

Xưa nay, dân nuôi chim cảnh thiện nghệ không ai chuộng luọng bằng phẩm. Nghĩa là người ta không cần nuôi số nhiều mà chỉ cần nuôi ít, miễn là con nào ra con nấy, đủ tài đủ sắc vẹn toàn, do đó ở nhũng nguòi này, lúc nào cũng có sự kén chọn tỉ mỉ.

Gặp con chim cảnh xứng ý, giá cao bao nhiêu họ cũng cố mua cho bằng đươc. Nếu vì lý do nào đó mua không được, họ cũng thao thức đêm ước ngày ao. Ngược lại, nếu vô phải con chim cảnh quá tầm thường thì quả là một sự bực bội, nuôi thêm ngày nào chỉ tốn công tốn của mà thôi...

Vì vậy khi chọn chim cảnh để nuôi, bạn không nên vội tin vào lời tỉ tê đường mật của mối lái, mà nên có kinh nghiệm của riêng mình. Việc này có thể rất khó khăn cho những bạn mới bắt đầu làm quen vói việc lựa chim cảnh, nhưng lại không mấy khó khăn đối với những người sành sỏi, kinh nghiệm lâu năm trong nghề...

Đã gọi là chọn thì phải lựa kỹ, kỹ được chừng nào tốt chừng nấy, dù phải mất thì giờ đi về năm bảy lượt! Ai dễ dãi thỉ càng dễ bị lầm, mà khi đã lầm thì coi như số tiền bỏ ra mua chim... bị lỗ lã nặng! Người nuôi chim nào cùng phải qua cầu “đoạn trường” này không ít thì nhiều. Càng bị lắm phen tiền mất tật mang mới có thêm nhiều kinh nghiệm! Vì đúng như lời của một tác giả viết sách nuôi chim cảnh, và cùng là một nghệ nhân nuôi chim lão luyên lâu năm đà nói: thiên hạ giấu nghề quá kỹ, không ai chịu chỉ dạy cho ai, dù là với đám con cháu hậu bối hạ mình năn nỉ, nhờ cậy... Nếu là nghề nghiệp làm ăn mà cố giấu vì sợ người ngoài cạnh tranh thì còn nghe được, đằng này chỉ là việc chơi, việc tiêu khiển cho vui mà thiên hạ cũng bo bo giấu kỹ thì quả là chuyện nực cười!

Tóm lại, muôn có con chim vừa ý mà nuôi thì bạn phải chiu khó chọn lựa thật kỹ:

Cách chọn chim cảnh non

Nhiều người thích nuôi chim non, tức là chim sắp ra ràng, còn nằm trong tổ, còn khờ dại. Chim non là chim mói mả mắt được vài ba ngày, tức là khoảng vài ba tuần tuổi, cánh còn đâm lông ống, chân còn yếu đi chưa được và miệng thì hả choạc đòi mẹ đút mồi... Nuôi thử chim khờ dại này rất tốn hao công của, thế được cái lợi là lớn lên chim dạn với người, và tuổi thọ của nó kéo dài được mười lăm năm. Nếu nó trở thành con chim cảnh quí thật sự thì còn niềm sung sướng nào lớn hơn đối với bạn?

Đặt con chim non chưa giập bọng cứt lên lòng bàn tay, bạn nên dựa vào những tiêu chuẩn nào để chọn lựa đây?

Sức khỏe

  • Chim cảnh non từ khi đưọc bắt trong tổ ở trên cây rồi mới mang ra cho chim, có thể phải mất thời gian đến vài ngày. Liệu trong thời gian đó, những con chim bé bỏng này có được người bán chăm sóc kỹ lưỡng không? Cho ăn uống no đủ không? Nếu trong thòi gian xa bố mẹ mà không được ủ ấm áp, lại không được đút mổi no đủ thì chim dễ bị mất sức và... tất sẽ khó nuôi, nếu không muốn nói là dễ chết.
  • Vì vậy ta phải chú ý đến phần sức khỏe của chim cảnh. Những chim nào nằm trên tay mà xoay trở mạnh, siêng há mỏ đòi mồi, nhất là rướn cổ lên cao để đòi ăn nhất là những chim còn khỏe mạnh. Chim có hiện tượng phàm ăn là chim nuôi mau lớn.
  • Chim non đặt giữa lòng bàn tay mà lúc nào cũng muốn ngủ, trong khi bầu diều lép xẹp là những chim yếu

Vóc dáng:

  • Nhìn một đứa bé sơ sinh, bạn cũng có thể đoán được vóc dáng của nó sau này lung dài vai rộng, hay còi cọc thấp bé, thì nhìn con chìm ta cũng có thể đoán được như vậy. Nên lựa những con đòn dài, phần đầu gồm cả mắt mỏ bình thường là đuọc chân cũng thế.
  • Với những con chim có dị tật như chột mắt, mỏ vẹo, chân yếu hoặc bị chút thương tật gì đó thì không nên chọn nuôi
  • Tất nhiên với chim con ở vào tuổi sắp ra ràng, khi chúng đã có đủ lông đủ cánh sắp bay được thì việ chọn lựa đối với bạn chắc chắn không gặp khó khăn nhiều nữa.

Cách chọn chim bổi

Chim bổi là loại chim cảnh già, chim lớn đang sống ở ngoài trời, loại chim này khôn lanh đáo để và rất nhát người. Có nhiều con nhát đến độ bắt cầm trong tay một lúc chúng lo sợ quá mà chết ngay. Có con nuôi trong lồng độ năm bảy ngày cũng chết, do chúng sợ người mà ăn uống cầm chừng, hoặc chịu đói khát mà chết. Những chim khác, tuy chịu ăn uống để sống, nhưng nuôi cả năm sau vẫn chưa chịu thuần thuộc, mỗi khi thấy chủ nuôi lại gần là bay loạn xạ, mặc cho da đầu bị tróc tóe máu và lông trên mình rơi rụng.

Nói đến chim bổi là nói đến sự quá nhát.

Thế nhưng, nhiều người vẫn thích nuôi chim bổi. Trước hết là chim này có giá rẻ hơn chim non rất nhiều. Kế đó là tuy nhát, nhưng một khi thuần được thì nó hót rất hay. Giọng nó người ta gọi là “giọng rừng”, tức là cái giọng nguyên thủy của giống chim đó chứ không lai căng giọng của chim khác. Chọn lựa chim bổi tất nhiên cũng như cách chọn chim non:

Sức khỏe:

Chim bổi thường được nhốt chung trong lồng giống nào theo giống nấy, tất nhiên thấy bóng dáng người đến gần là chúng bay nhảy loạn xạ. Nếu bạn chưa kinh nghiệm thì bạn sẽ chọn những chim ít bay nhảy, hy vọng là những chim này đem về nuôi mau dạn hơn những con quá nhát kia. Thật ra những chim bổi nào bay nhảy bạo nhất trong lồng của người bán mới là chim có nhiều sức khỏe, còn nhưng chú chim chậm chạp, không phải dạn dĩ đâu mà là... yếu sức đấy, và nuôi khó sống lắm đấy.

Con chim bổi có nhiều sức khỏe cũng thường là con chim mập mạp, có thể nó là chim “mới” vừa được đánh bẫy ở rừng về, mà cũng có thể đó là con chim đã chịu “ăn mồi” nên mới có sức khỏe tốt như vậy.

Điều này cũng giúp cho bạn biết thêm đưọc một điều hữu ích là nên chịu khó “rình mò” xem những con chim cảnh nào biết đến cóng mổ thức ăn bột mà ăn thì nên chọn trong số chim đó mà nuôi. Bỡi lẽ; đa số chim bổi mua ở chợ chim đem về đều không biết ăn bột, tức là thức ăn đo người nuôi chế biến, do đó chúng mới khó nuôi, mới dễ bị chết.

Thời gian đầu mua chim bối về, thuòng thì bạn phải cho nó ăn sâu hoặc cào cào một thời gian cho chúng quen vói nơi ở mới, sau đó mói tập tành cho chúng ăn bột, như bột đậu phộng ữộn trứng chẳng hạn.

Không ai có thể nuôi mãi chim cảnh bổi bằng cào cào và sâu tươi vì loại thức ăn này quá đắt tiền, mặc dầu vẫn biết nuôi bằng cào cào và sâu tươi thì mười con bổi chắc chắn sẽ sống mạnh được cả mười.

Vóc dáng:

Chim cảnh thấy người lạ gần hốt hoảng bay nhảy một lúc rồi cũng đậu lại mà thở, nếu ta đứng yên mà quan sát. Bạn nên quan sát cho nhanh để tìm được những chú chàng có vóc dáng vừa ý mà mua. Bạn có quyền nhờ người bán bắt hộ những chú chim mà bạn ưng ý, sau đó cầm trên tay để tỉ mỉ quan sát kỹ lại từng bộ phậm một trên thân mình chim, rồi mới quyết định lần chốt là mua hay không…

Phương pháp chọn chim thuộc

Chim cảnh thuộc là những chim đã được nuôi nhốt trong lồng một thời gian dài, ít ra cũng một mùa trở lên.

Những chim cảnh này thường dạn dĩ, nhất là với những chim đã đứng lồng được ba bốn năm. Do chim đã thuần thuộc nên chúng không bay nhảy nhiều khi có người lại gần bên chúng, do đó bạn mói dễ quan sát chúng. Với con mắt nhìn và óc phán đoán tinh tường của bạn, bạn có thể không cầm con chim trên tay mà có thể biết được vóc đáng nó ra sao. Hãy nhìn và nhìn thật kỹ phần đầu đến phần chân, kể cả bộ lông của con chim mà đánh giá sự tốt xấu của nó ra sao.

Đã nói đến vóc dáng thì tiêu chuẩn bạn chọn phải là bộ phận nào trên mình chim cảnh cũng đẹp đẽ cả. Mình vóc to nhỏ là tùy vào ý thích của người nuôi, nhưng các bộ phận như phần đầu, mặt, mỏ sao cho thanh tú mới được chọn, và nhất là không bị một dị tật nào mới được. Đến phần chân cũng vậy, phải cao ráo, mạnh khỏe, lành lặn từ ngón đến các móng... Ngay đến bộ lông, phần đuôi phải đây đủ, lành lặn, mướt mát mới tạo cho chim có vóc dáng đẹp được. Tất cả mọi bộ phận phải hài hòa với nhau, không mang một tì vết nào mới quý.

Thường thì những con chim cảnh có vóc dáng đẹp, bạn mới nhìn qua cũng đủ đánh giá đưọc ngay, vì bạn đã ưng ý liền khi vừa trông thấy nó. Bạn phải quan sát thật kỹ từng bộ phận một, từng chi tiết một coi đây là sự tuyển lựa chứ không thể dễ dãi chọn bừa. Đừng vì quá ưng ý một điểm nào đó để rồi dễ đàng bỏ qua những khuyết điểm đúng ra cũng rất quan trọng...

Xin lưu ý với bạn, con chim nuôi thuộc là con chim cảnh có giá đặc biệt của nó, chứ không phải ít tiền mà mua đuọc. Vì vậy, bạn có thể dở khóc dở cười đó, nhớ là sự thiệt hại sẽ về mình, chứ không ai “gánh” giúp cho đâu! Thế nhưng thiệt hại về tiền thì có thể gánh được, nhưng cái nỗi buồn bực vì mua lầm do sơ ý thì chắc còn lâu mới khuây khỏa.

Cách chọn vóc dáng chim cảnh

Như trên đã đề cập, vóc dáng của con chim cảnh được đánh giá tốt xấu ra sao phần lớn là còn tùy ở quan niệm mỗi nguời. Thường thì trăm người trăm tính trăm nết ít có ai giống ai, do đó đưa ra một công thức chung e rằng hơi khiên cưỡng.

Nhưng thường thì ai cũng thích chim có đòn dài, dù to hay nhỏ nhung dáng phải thon thả mới được. Loại chim cụt đòn, thân hình ngắn ngủn không được ai ưa.

Về phần đầu, không ai chọn chim cảnh có chiếc đầu to vì trông nó nặng nề, thô kệch. Những chim có đầu nhỏ và hơi dài được đánh giá là chim khôn lanh, dễ thuần dưỡng, nếu nuôi hót thi cũng mau “mở miệng”, siêng hót (giọng hay hoặc dở là một chuyện khảc), và nếu là nuôi để đá thì chim có đầu nhỏ lanh lẹ hon và lì đòn hơn.

Đôi mắt chim cảnh phải mở to, trong sáng, không có một tật bệnh gì. Quan trọng nhất là cái mỏ phải thanh tú, không to quá, không dài quá; mà cũng không ngắn quá so với các chim đồng loại với nó mới quí.

Mỏ chim cảnh phải thẳng, trông mạnh bạo, hàm trên hàm dưới trùng khớp với nhau như vậy mỏ mới có dáng mạnh, giúp chim hót hay, chiến đấu với địch thủ cũng giỏi.

Chân chim cảnh cần phải cao ráo, mạnh khỏe, các nsón và móng đầy đu, không mắc một vết thuong tật nào mới được chọn nuôi. Một con chim dù đẹp đến đâu, tài năng xuất chúng đến đâu mà chỉ bị cụt một móng không thôi cũng bị rớt giá, thậm chí không ai muốn nuôi nó nữa. Ai cũng muốn nuôi con chim với vóc dáng đẹp toàn vẹn.

Một con chim có vóc dáng đẹp khồôg thể mang trên mình nó một bộ lông xơ xác, khô khốc, kém vẻ tươi tắn mướt mát đuục. Lông cánh của nó phải đầy đủ, không được gày một cọng nào. Và phần đuôi phải dài, lông đuôi phải đủ mà bắp đuôi phải mọc ngay thẳng xuôi theo thân mình. Những con chim vẹo đuôi không thể là chim đẹp được!

Nói đến bộ lông của chim có lẽ cũng nền đề cập đến những sắc lông đặc biệt mà một số ít chim cảnh mang trên mình, ví dụ bạn gặp những con Họa Mi có chút dáng cánh màu trắng, hoặc phần ngực, bụng màu trắng; cũng có khi bạn thấy những con Chích Chòe thân màu trắng tuyền, hoặc Chích Chòe lửa có những chấm lông trắng trên mình như bông,.. Những con chim này tất nhiên là lạ lắm, và do lạ mới quí nên có giá cao hơn, mặc dầu tài nghệ của nó chưa chắc đã ăn đút được những chim đồng loại bình thường của nó.

Thói thường ở đời cái gì lạ đều quí cả. Nhiều người dư dả nhiều tiền lắm của họ chạy theo cái lạ, nên những con chim đó dù cao giá đến đâu những người giàu có vẫn chịu mua.

Tóm lại, một con chim có vóc dáng đẹp bao giơ cũng hấp dẫn người xem, dù hay hoặc dở người ta cũng dễ bắt cảm tình với nó.

Cách chọn tài năng chim cảnh

Với chim non, chim bổi khi mới mua về, chắc chắn không ai tài nào đoán biết truớc đuọc tài năng của chúng sẽ ra sao. Bạn phải nuôi lau Iígày mói nắm bắt đuọc điều đó. Tuy nhiên, tài năng bạn có thể tập luyện cho chim cảnh được, nếu bạn có đủ kinh nghiệm về việc này.

Còn với chim cảnh đã thuần thuộc thì bạn không khó gì trong việc đánh giá tài năng của chúng. Chỉ cần “thử” một vài lần là bạn biết rõ nó ngay.

Với chim nuôi hót, bạn chỉ cần nghe chúng hót trong một vài buổi, trong một vài ngày để xem nó có siêng hót hay không, hay là lâu lâu mói chịu mở miệng hót một vài câu rồi ngưng bặt? Sau đó ta đánh giá giọng hót xem âm vực cao hay thấp, trầm hay bổng thế nào, có nhiều làn điệu hay không. Nếu con chim cảnh trước sau chỉ hót mãi một vài điệu nhàm chán thì tài nghệ của nó quá tầm thường bạn nên quyết liệt chối từ, dù giá nó có rẻ đến mức nào cũng mặc.

Đó là chim nuôi hót, còn chim cảnh nuôi để đá thì bạn lại càng khắt khe hơn trong việc chọn lựa.

Chim nuôi đá trước khi chọn tài năng cá biệt của nó, bạn còn phải chọn vóc dáng đặc biệt của nó nữa.

Con chim nuôi đá, bạn phải chọn phần đầu và phần chân rất kỹ mới được. Dù con chim đá đó là Họa Mi hay Chích Chòe thì phần đầu của nó phải mang những đặc điểm sau đây:

  • Đầu trẹt như đầu con rắn chứ không đượcc vun tròn lên. Chim cảnh có dạng đầu này nhanh lẹ, né đòn hay, đồng thời ra đòn cũng chính xác.
  • Mắt phải hơi méo một chút mới dữ. Chim cảnh mắt tròn như mắt của chim bồ câu là chim hiền,
  • Mỏ chim phải cứng, mạnh, có chiều dài vừa phải, và chót mỏ thẳng mới tốt. Cái mỏ rất quan trọng vì đó là thứ vũ khí lợi hại để mổ hoặc cắn xé kẻ thù.
  • Sau mỏ là chọn cánh. Cánh chim cảnh phải đầy đủ lông, phải mạnh khỏe, không mang thương tật. Khi đá, chim rất nhờ vào đôỉ cánh để chống đỡ cho thân mình khi té ngã, đồng thời cũng để giúp chim chịu đòn một phần nào.
  • Sau cùng là chân. Chân Ghim là một lọi khí sắc bén để quặp, bấu, móc thịt đấu thủ của nó, cho nên chân phải mạnh mẽ, ngón và các móng phải đầy đủ. Móng chim không được cong quặp, vặn vẹo mà có chiều dài vừa phải, đầu móng hơi cong, nhọn để bám chắc vào da thịt đối thủ của nó.

Bạn hãy nhìn một đôi chim khi đá nhau, chân của chúng như những gọng kềm bấu chặt vào chân kẻ thù, hoặc có khi bóp siết vào cổ khiến con chim kia phải nằm chịu trận, dù bị mổ vào đầu vào mặt hay vào mình lia lịa vơi những đồn như.... trời giáng, đến nỗi rách cả da thịt máu tuôn xối xả. Vì vậy, với chim đá mà mỏ và móng chủ nuôi không quan tâm lựa chọn là... thua.

Tóm lại, vóc dáng của con chim là cái đẹp ngoại hình của nó cần phải có, bạn nên có chọn lựa những con chim cảnh có vóc dáng đẹp mà nuôi. Những chú chim xếu mã không được ai ưa chuộng cả, và giá nó rất hạ.

Cách chọn giọng hót chim kiểng

Khi lựa con chim non về nuôi không ai có đủ tài để phát hiện trước là tương lai con chim cảnh đó hót hay hay không. Nguòi ta chỉ biết nuôi dưỡng cho nó khôn lớn, rồi sau đó mới chọn lựa giọng hót. Vì vậy con chim con nuôi lên chưa chắc đã dùng được, vì một khi nó không có giọng hót hay thì người nuôi bắt buộc phải loại ra thôi. Nuôi chim con cũng là chuyện cầu may “năm ăn năm thua” chứ không phải nuôi con nào là chắc con nấy.

Và khi đứng truớc một con chim trưởng thành mà chưa nghe nó hót, cũng không ai tài nào đoán đuọc tài nghệ hót của con chim cảnh đó ra sao. Nói rõ ra, bạn cần phải tự mình nghe con chim đó hót đã, mà không những nghe một lần mà ít raa cũng vài ba lần mói có thể đánh giá đúng mức tài nghề của con chim đó hay hoặc dở. Mọi phán đoán một cách vội vàng đều là sự võ đoán không hay ho gì cả.

Con chim cảnh có giọng hót hay, trước hết là con chim siêng hót, chất giọng của nó phải có nhiều âm điệu, và biết luyến láy tài tình. Mặt khác, qua giọng hót ta thấy nội lực con chim phải mạnh mới được chọn.

Chim có giọng hót hay, nhưng thỉnh thoảng mới chịu nhả ra một vài câu rồi nín bặt thì đâu được đánh giá là chim cảnh hót hay. Mặt khác, nó tuy siêng hót, cái mỏ há ra liên hồi, nhưng lại toàn là đôi ba câu được lặp đi lặp lại mãi thì đâu có gì xuất sắc.

Giọng hót hay là giọng hót mang nhiều âm điệu, âm sắc có to có nhỏ,  có trầm có bổng khiến người nghe phải say mê theo dõi mới được.

Tất nhiên những con chim tài hoa nlur vậy bao giờ nó cũng có cái giá cao của nó. Nhưng dù sao chọn được con chim vừa ý mà nuôi bao giờ cũng đem lại sự hứng thú cho mình, nên giá có đắt cũng chưa hẳn là một trở ngại. Chỉ sợ phải mua lầm những con chim cảnh tuy bề ngoài đẹp mà, giá hời nhưng lại tài nghề chẳng ra gì mới... đau khổ.

Cách chọn thế đá của chim nuôi đá

Với người có kinh nghiệm về chim cảnh nuôi đá, họ nhìn con chim cũng có thể đoán được một phần nào tài nghề của nó khi ra đấu trường. Nhưng, cái biết đó cũng chỉ là đoán mò mà thôi chứ không ai dám quả quyết đúng cả trăm phần trăm được.

Ngay bầy chim con nuôi lên để đá, tuy đã lựa chọn kỹ từ đầu, nhưng khi chúng lớn lên đâu phải con nào cũng xuất sắc tài nghệ cả đâu. Lớn lên, chúng phải tập dượt đến trầy vi tróc vảy nhiều lần, rồi chủ nuôi phải gạn lọc năm bảy lượt mới mong tìm được những con có thực tài mà nuôi. Tất nhiên, những chim bất tài bị loại, một là để nuôi hót (nếu chúng có tài hót) còn không thì phải thả vào rừng.

Muốn chọn một con chim đá mà thôi, hoặc đúng ra muốn biết con chim cảnh đó đá hay đến mức nào thì ta phải tận mắt chúng kiến cuộc thi tài của nó.

Cách đá của chim cũng có đòn có thế đàng hoàng chứ không phải chụp bậy, mổ bậy. Đòn thế cũng có con hay con dở, có những đòn hễ tung ra là mạnh như... trời giáng, có những thế đưa ra rất quỉ khốc thần sầu, khiến đối thủ của nó phải co ro chịu phép. Chim đá như vậy mới là chim hay.

Chim đá mà cứ nghe bịch bịch, cắn mổ đối thủ mà chỉ chọn ở chỗ nhiều lông mà rứt mổ thì đâu phải là chim đá hay. Những con nào biết dùng chân khóa chân đối thủ. hoặc bóp cổ, bấu mặt đối thủ mà không chịu rời, còn mổ thì chỉ mổ vào những chỗ hiểm như vào mặt, vào mắt, vào chân, vào ngón làm cho đối thủ của nó vô cùng đau đớn, tê liệt và mang thương tật nặng phải thua cuộc mới là chim tài giỏi để chọn nuôi...

Tóm lại, muốn có con chim hót hay hoặc đá giỏi, một là bạn chọn mua ngay những con tài nghệ tuyệt vời có sẵn, tất nhiên với giá cao, hai là bạn tự nuôi chim con lên rồi sau đó lựa chọn lại. Cách lựa chọn không phải là một đợt mà là nhiều đợt. Cứ mỗi lần lựa chọn thì những con tài nghệ quá tệ phải thải ra, những chim còn lại cứ tập luyện tiếp, rồi lại lựa...

Cách chọn tính tốt của chim cảnh

Tính nết của chim cảnh phần lớn là do bẩm sinh, phần nhỏ là do ảnh hưởng đến những chim cảnh treo gần nó. Vì rằng chim có khả năng học được giọng hót cua chim khác, nhưng đồng thời nó cũng học được tính nết của các chim khác mà nó nghe được hay thấy được tận mắt. Do đó, nên người ta mới nuôi cảnh chim bậc thầy để huấn luyện cho bầy chim nhà.

Tính tốt hay xấu của chim cảnh được đánh giá qua điệu bộ của nó là chính. Điệu bộ này bộc lộ rât rõ vì nó dễ lộ chân tướng ra cho mọi người chung quanh hay biết.

Chim có điệu bộ tốt thì không sàng cầu, không lộn mèo không chịu nhảy xuống bố lồng, không tắm cóng... Đại khái là như vậy. Tất nhiên, là mỗi giống chim cảnh đều có những tính nết gần như khác nhau. Chẳng hạn giống Chích Chòe than ưa lộn mèo trong lồng (xấu), Khướu có nhiều con không chịu xuống bố lồng mà chỉ đứng trên cầu rồi chúi mỏ xuống bố lồng để gắp cào cào mà ăn (xấu), còn Họa Mi thì sàng cầu (xấu), Sơn Ca không chịu lên để khi hót...

Với những chim cảnh có những tật xấu như vậy, tất nhiên là không được ai ưa chuộng, mặc dầu có những tật xấu của chúng có thể tập luyện lại được.

Nếu gặp con Khướu vừa hót vừa múa, nếu gặp con Họa Mi khi hót cứ đứng yên vị trên cầu trong khi mỏ cứ há ra mà hót say sưa, là những con chim cảnh có điệu bộ tốt thì giá nào người ta cũng chấp nhận cả.

Tóm lại, nuôi chim cảnh bạn phải biết cách chọn chim tốt mà nuôi. Những chim tầm thường về tài nghệ ta nên khước từ, nuôi chỉ tốn công tốn của, vô ích. Bạn phải vận dụng đến sự hiểu biết của mình, đến kinh nghiệm sẵn có của mình, hoặc nhờ một nghệ nhân giàu kinh nghiêm nào đó góp ý thì mới có những con chim cảnh tốt ưng ý mà thôi...

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim cảnh (kiểng)

Nuôi chim là cả một nghệ thuật, bạn cần phải am tường mới được, nuôi mới cho kết quả như ý.

Mới nhìn qua thì nhiều người cho là nuôi chim không mấy khó khăn, nhưng khi vào nghề mới thấy... thiếu kinh nghiệm thì khó lòng nuôi được. Đúng ra nuôi cho chim sống thì không phải là việc khó, nhưng nuôi cho con chim sung sức, lúc nào cũng hót căng, lúc nào cũng sinh sản tốt, thì ngoài kinh nghiệm bản thân, không ai thực hiện được.

Bằng chứng, chung quanh ta có nhiều người nuôi chim, cứ sởn sơ, mạnh khỏe, trong ngày, giờ nào chim cũng cất cao tiếng hót, nhưng cũng có nhiều người hễ nuôi con nào thì chết con nấy, mà nếu chúng có sống được cũng... không nên thân nên dáng gì! Tại sao? Tại vì ở họ hơn kém nhau ở kinh nghiệm chăn nuôi chứ đâu có gì khác?

Kinh nghiệm là do ta học hỏi đuọc qua sách báo, hoặc hỏi han bạn bè, hay mày mò thực tập bằng cách vừa nuôi vừa để tâm học hỏi để tạo cho mình một số vốn liếng kinh nghiệm bản thân. Chính cái kinh nghiệm tự học mà thành này mới là thứ hiếm quí, là vốn sống giúp ta có cơ thành đạt ưong việc nuôi chim sau này.

Nuôi chim con

Với người nuôi chim rừng để nghe tiếng hót hay để nuôi đá, thường họ thích nuôi chim con, tức là chim còn nằm trong tổ, chưa mọc đỏ lông cánh, và cũng chưa tự biết ăn.

Loại chim này rất non nớt, nếu thiếu chăm sóc cần mẫn thì dễ chết. Nhưng nếu nuôi chúng khôn lớn đưọc thì chúng lại dạn dĩ khi gần người, mà tuổi thọ lại lâu hơn loại chim bổi bẫy được ngoài rừng. Chắc bạn cũng biết, tuổi thọ của một con chim, trung bình phải từ 15 năm trở lên, do đó nếu ta khổ công nuôi dưỡng một vài tháng để rồi được hưởng đến mười lăm năm thì đâu có... thiệt thòi gì cho mình?

Chim con đem về phải đút mồi cho nó thường xuyên gần như giờ nào cũng phải đút mồi mới đượcc. Hễ đói là chim há rộng cái mỏ vàng khè như nghệ ra, và chỉ khi được đút mồi no nê nó mới chịu khép mỏ lại rồi lim dim ngủ.

Bạn càng siêng đút mồi cho chim non thì chúng mới mau lớn. Chim được ăn no nê, sức lớn trông thấy rõ mỗi ngày vì mỗi ngày chúng lớn hon ra và cũng khôn ngoan hơn ra.

Ngoài việc đút mồi ra, bạn cũng nên cho chim vào nằm chỗ ấm áp. Nên ủ chim vào lớp rơm rạ khô, cỏ khô hoặc mớ vải vụn. Mặt khác, bạn cũng nên đặt chim vào nơi khuất gió để chim khỏi bị lạnh.

Một khi chim con được ăn no ngủ ấm thì chúng mau khôn lớn, rút ngắn thời gian săn sóc của bạn lại. Ngược lại, nếu mồi đút không no, chim lại bị lạnh thì chúng sẽ chậm lớn, nhiều khi còn bị bệnh tật tấn công... Nuôi một chim non bị bệnh thì không còn gì hứng thú nữa!

Bạn cũng nên lưu ý đến thức ăn cho chim non, sao cho bổ dưỡng mới đem lại kết quả tốt. Với chim non thì thức ăn hằng ngày không thể thiếu cào cào non. Nếu không có cào cào thì bạn cũng nên thế vào ít tôm tép (bóc vỏ) hay ít thịt vụn. Chim non cũng tiêu thụ một lượng nước uống khá nhiều trong ngày cho nên nếu thiếu nước chim sẽ gầy rộc thân xác và chậm lớn.

Chỉ khi nào chim non sắp biết bay, tự mổ lấy thức ăn mà ăn đủ no thì lúc đó bạn mói ngung việc đút mồi cho nó.

Bạn có thể tiếp tục thỉnh thoảng đút mồi cho chim, dù chim đã khôn lốn. Đây là cách tập cho chim dạn dĩ với chủ nuôi. Thật ra nuôi được con chim dạn, biết đứng yên khi chủ vuốt ve, hay biết “đá tay” cũng là điều thú vị. Chính đây là sở thích khiến nhiều người thích gầy chim con để nuôi...

Nuôi chim thời kỳ thay lông

Chim đang ở trong thời kỳ thay lông như người đang ở trong thời kỳ bị ốm, chỉ muốn được sống yên ổn, chỉ muốn được tịnh dưỡng, do đó rất sợ cảnh ồn ào náo nhiệt, và cũng không muốn hoạt động gì nữa...

Vì lẽ đó, chim đang thời kỳ thay lông sẽ ngưng hót, cũng ngưng sinh sản.

Với chim thay lông, bạn nên trùm kín áo lồng suốt cả ngày lẫn đêm, rồi treo lồng vào một nơi yên tĩnh nhất để chim được tĩnh dưỡng. Mặt khác bạn nên cho chim ăn thức ăn bổ dưỡng nhiều hơn, thức ăn có chất mát nhiều hơn và cần thiết hơn là chất nóng.

  • Cho ăn nhiều cào cào và sâu tươi.
  • Không cho ăn sâu khô.
  • Gạo hay đậu phộng không được rang đến mức quá vàng, mà chỉ rang vừa đủ chín tới là được.
  • Thỉnh thoảng cho chim tắm nươc một lần...

Nếu chim thay lông được hưởng chế độ chăm sóc như vậy, thời gian thay lông sẽ rút ngắn lại, và việc thay lông của nó sẽ hoàn tất tốt đẹp.

Ngược lại, nếu trong thời kỳ chim thay lông mà bạn không trùm áo lồng, treo chim vào nơi ồn ào náo nhiệt, lại cho ăn cẩu thả không kiêng khem thì thời gian thay lông sẽ kéo dài và kết quả bộ lông vẫn không mướt mát như ý.

Con chim này sức khỏe không tốt, nếu gặp môi trường sống xấu hơn, nó có thể thay lông trở lại. Và lần thay lông sau này sẽ kéo dài hơn, do sức khỏe của chim bị suy sụp hơn.

Với một con chim quí, chắc bạn còn muôn nuôi nó về lâu về dài, chứ đâu phải nuôi một đôi năm thì thả đi? Do đó, bạn cần phải chăm sóc chim chu đáo hơn nữa, nhất là trong thời kỳ chim thay lông này.

Thật ra, trong nhà có một vài con chim thay lông thì cũng bực bội thật, vì ta phải mất một thời gian dài không được nghe chúng hót, hoặc chúng tạm ngưng sinh sản, mà lại phải tốn kém công của để nuôi. Nhưng biết sao hơn, khi luật chơi chim là vậy: năm nào chim lại không có mùa thay lông?

Nuôi chim chưa căng lửa

Trong mùa thay lông, sức khỏe của chim chẳng khác gì người đang ốm (bệnh). Khi thay lông xong, chim cũng như người ốm mới mạnh, sức lực chưa được dồi dào. Bộ lông chim tuy đã mượt mà, nhưng thực ra thì lông chưa thực sự cứng cáp. Ta nên tiếp tục nuôi dưỡng tốt hơn nữa cho đến khi nào giọng hót của chim thật căng mới được. Đến lúc nàý bạn mới tin rằng thời kỳ thay lông của chim mói thật sự chấm dứt.

Chim căng lửa thì không hề sợ hãi một chim đồng loại nào, do đó, lúc này bạn mới mang chim đi tập dượt để thi hót hay thi đá.

Nếu chim thay lông chưa hoàn tất mà ta đã vội cho chúng đi đấu đá thì chim dễ bị yếu, do suy kiệt sức lực và thay lông trở lại. Vậy thì, bạn thà chậm một đôi tháng, còn hon là gặp phiền muộri dài ngày về sau.

Cho chim ngủ sớm

Sống ngoài trời chim có thói quen ngủ sớm như gà vịt nuôi trong nhà. Trời vừa chạng vạng tối là chim đã vội tìm chỗ ngủ. Rừng về đêm vốn yên tĩnh nên giấc ngủ của chim đến rất nhanh, và chúng ngủ vùi một mạch cho đến tinh sương mới thức giấc.

Do được ngủ nhiều giờ trong đêm như vậy nên sức khỏe của chim được dồi dào, sáng ra mới đủ sức cất giọng hót căng.

Chim nuôi trong nhà, thường không đượcc ngủ sớm, vì chủ còn thức thì đèn trong nhà còn sáng, mọi người lại sinh hoạt ồn ào thì làm sao chim ngủ được? Do phải thức khuya với chủ, nên sáng ra chim cũng thức giấc trễ cùng giờ với chủ. Với chim này, chúng không thể hót sớm vào lúc tinh sương được!

Bạn nên cho chim ngủ sớm thì vào lúc bình minh hôm sau bạn mới đưọc thưởng thức giọng hót véo von của chúng khi bạn còn nằm ngủ nướng ở trên giường.

Muốn đượcc vậy thì mỗi tối vào lúc sáu bảy giờ, bạn nên trùm kín áo lồng lại, rồi treo lồng vào nơi thật sự yên tĩnh để chim đưoc yên ổn ngủ sớm. Nơi treo lồng chim không những im vắng tiếng ồn, mà còn tắt cả đèn đuốc... để chim yên tâm ngủ cho no giấc

Trùm áo lồng ban đêm còn có nhiều điều lợi: thứ nhất là tránh chuột bọ phá phách, thứ hai là tránh gió lùa, gió lạnh thứ ba là giữ được sự yên tĩnh cho chim...

Tránh gió lùa

Những nơi gió lùa, gió có luồng đối nghịch nhau, treo lồng  chim vào những chỗ ấy chim dễ bị chết bất đắc kỳ tử. Nên treo lồng vào những nơi thoáng đãng, gió thổi êm nhẹ, nhất là sau khi chim vừa tắm xong.

Giống chim tuy mạnh nhưng yếu trước luồng gió độc, kể cả gió lạnh về đêm. Vì vậy, đêm hôm trùm áo lồng cho chim ngủ là điều nên làm.

Chim cần phơi nắng sáng và tắm nước

Chim nuôi nhốt trong lồng dù được được ăn no và bổ dưỡng, nhưng do không được gần gũi trực tiếp với thiên nhiên nên cơ thể yếu đuối.

Có nhiều người lúc nào cũng treo chim trong nhà, vào những chỗ tối tăm không được thoáng khí, thì tránh sao được cảnh chim không sung. Mỗi sáng, bạn nên cho chim ra phơi nắng ở ngoài trời độ nửa giờ để chim khỏe khoắn trong mình. Ánh nắng ban mai rất tốt cho sự sinh trưởng của chim, nhất là ánh nắng từ sáng sớm đến khoảng chín mười giờ sáng.

Chim rất thích được sưởi nắng như vậy. Đây cũng là lúc chúng sưởi ấm bộ lông, làm ung trứng rận mạt bám vào lông. Ngay chim sống ngoài thiên nhiên cũng vậy, sáng sớm nào chúng cũng tranh thủ phơi bộ lông ngoài nắng cho ấm áp, sau đó mới lấy hơi sức đi tìm mồi.

Không nên phơi lồng ngoài nắng quá lâu, vì như vậy chim sẽ bị hốc nắng. Chim hốc nắng thì bần thần dã dượi, há hốc mỏ ra để thở. Tình trạng này càng kéo dài thì chim mau xuống sức và dễ dàng bị chết sau đó.

Với chim bị hốc nắng, bạn nên đem lồng vào treo nơi yên tĩnh nhất và mát mẽ nhất. Bạn cứ mặc cho chim ở yên như vậy suối nhiều giờ liền, hy vọng nhờ đó mà chim hồi phục sức khỏe nhanh hơn.

Việc sưởi nắng của chim nếu được thực hiện mỗi ngày càng tốt.

Giống chim cũng thích tắm nước, nhất là trong mùa nắng hạn, nóng nực. Việc này không cần thiết lắm mỗi ngày mỗi tắm, mà mỗi tuần tắm vài lần cũng được.

Bạn nên cho chim sang lồng tắm, và mặc cho nó tắm táp tùy thích trong mười lăm phút. Trong thời gian chim tắm, bạn nên tranh thủ vệ sinh lồng, bố lồng và dụng cụ trong lồng cho thật sạch sẽ, để khi sang lại lồng chim được sống trong môi trường sạch sẽ tốt hơn.

Con chim được tắm nước thường xuyên, và cả sưởi nắng mỗi ngày nữa, bộ lông chúng sẽ tươi tắn, mướt mắt trông đẹp mã lắm. Trái lại, chim không được chủ nuôi chăm sóc theo cách trên, bộ lông của chúng sẽ tối tăm, còi cọc, trông con chim vừa già nua vừa xấu xí. Tất nhiên, sức khỏe của nó vô cùng yếu kém.

Năng đi dượt

Con chim của bạn đù hay đến đâu, và dù được nuôi dưỡng trong những điều kiện tốt đến đâu, mà chỉ cho chim sống quanh quẩn trong nhà lâu ngày, chim cũng bớt sung, hót yếu dần, và có thể... ngưng hót!

Nếu thỉnh thoảng vài ba ngày, hay quá lắm là mỗi tuần một lần bạn chịu khó đem lồng chim đến những tụ điểm chơi chim để cho chim mình đấu hót với nhiều chim lạ, thì con chim của bạn sẽ hót hay hơn, căng hon, giọng khởi sắc hon. Điều này bạn sẽ thấy rất rõ sau khi mang lồng chim từ các tụ điểm trở về.

Nhiều người cho rằng có lẽ do bản tính của chim là... ham vui nên mới thế. Sự thực không phải vậy. Do bản tính của chim là hung hăng háu đá, nên khi nó đứng gần các chim lạ, nhất là nghe giọng hót của chim lạ, là nó như bị kẻ khác thách thức và sung lên, hăng lên...

Sự hứng phấn đó có thể kéo dài được năm ba ngày, chim to ra siêng hót hơn, bay nhảy mạnh đạn hơn.

Nên nuôi chim mái

Giọng hót hay kêu của chim mái có tác dụng rất lớn, vì nhờ đó mà chim trông hăng hái lên, hót hay đá hăng hơn.

Một con chim mái có thể dùng cho năm bảy chim trông. Có điều cách sử dụng chim mái phải có kỹ thuật mới đem lại kết quả tốt. Thường thì trông thấy mái là rung cánh, một thứ vũ điệu tình yêu ngộ nghĩnh, nhưng lại ít hót. Chúng không dùng tiếng hót to để tỏ tình mà chỉ rên lên khe khẽ trong cổ họng như thầm thì nói chuyện với nhau.

Mục đích của bạn khi nuôi chim mái đâu phải cần có thế. Bạn muốn sự hiện diện của chim mái làm cho trông hót hay hơn, căng hơn, để mình thưởng thức chứ?

Muốn vậy, bạn nên treo chim mái vào một nơi khuất, cách chim trống độ năm hay mười mét và tốt nhất là không để cho chúng thấy mặt nhau. Khi chim mái cất tiếng lên là chim trống nháo nhác trong lồng như điên dại, và cất tiếng hót cũng như điên dại một thôi một hồi mới chịu ngưng nghỉ. Nhưng, nếu mái cứ vần tiếp tục hót hoặc kêu, thì chim trống lại cứ gân cổ lên mà hót mãi...

Bạn đừng ngại chim trống hót quá nhiều sẽ tiêu hao sinh lục. Thật ra, nó “lao động” nhiều, tiêu hao năng lượng nhiều thì nó lại ăn nhiều, để bù đắp vô. Cái lo của bạn là nên bồi bổ cho chim nhiều hơn mới tốt.

Tuy nhiên, tình trạng trống mái này không nên để kéo dài, vì... chim sẽ lờn giọng nhau. Năm ba ngày sau, khi nghe tiếng chim mái cất lên, bạn sẽ thấy chim trống không còn hót hăng như trước nữa.

Thế nhưng, nếu bạn đem gửi con mái đau đó một thời gian chừng một hai tuần, sau đó đem trở về, chim trông lại hót căng như trước.

Nếu nhà có nuôi chim mái, thì việc đem chim đi dượt tại các tụ điểm có thể vài tuần một lần cũng đtrợc.

Muốn có chim mái hay, bạn nên nuôi dưỡng cẩn thận như cách nuôi chim trống. Nghĩa là phải cho ăn no đủ và săn sóc cẩn thận, có như vậy mái mới sung, thúc trống hăng hái hoài. Trên thị trường, chính bạn cũng biết đó, vói chim mái hay, giá cả cũng khá cao, và không phải lúc nào bạn có tiền cũng có thể mua ngay được, vì chim hay thì đâu ai dại gì đem bán?

Vệ sinh lồng thật tốt

Trời sinh chim có bộ cánh đổ tung mình bay khắp hầu trời nay chúng bị “cầm tù” trong chiếc lồng nhỏ hẹp, tất nhiên đó là điều không xứng ý với nó.

Nếu môi trường sống đã chật hẹp mà lại mất vệ sinh thì sức khỏe của chim thế nào cũng bị ảnh hưởng xấu, có khi rất xấu tránh trường hợp này, bạn nên lo vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ không hôi hám mới được.

Thường thì mỗi con chim chỉ có một chiếc lồng để nhốt vì vậy mỗi khi vệ sinh lồng, bạn nên sang chim qua lồng tắm hoặc tranh thủ thời gian ngắn ngủi tắm để vệ sinh lồng. Lồng cần được cọ rửa, hoặc ít ra cũng dùng loại bàn chải mềm để chà xát những chất dơ do phân chim hay thức ăn chim vướng vào các nan lồng.

Lồng chim dù làm bằng tre hay mây cũng không tránh được những kẽ hở nhỏ, đủ cho rận mạt làm nơi trú ngụ ban ngày để ban đệm chúng mò ra bám vào thân chim mà hút mau. Vì vậy việc treo lồng ra nắng cho chim sỏi âm mỗi buổi sáng cũng có tác dụng tốt là làm suy yếu bọn rận mạt, và làm ung trứng của chúng nữa!

Bố lồng là nơi chứa đựng thức ăn thừa của chim vương vãi, và cũng là nơi chứa phân chim. Nơi đây rận mạt dùng làm nơi trú ngụ và sinh sản tốt nhất do đó ta phải thay bố lồng luôn. Công việc này tốt hơn hết là mỗi ngày nên làm một lần. Nên thay bố mới đã được giặt giủ phơi xong còn tấm bố bẩn kia phải đem ra giặt sạch, phơi nắng thật khô và cất để thay vào lần sau.

Tóm lại, mỗi lồng chim nên sắm vài ba tấm bố lồng mới đủ.

Ngoài ra, những dụng cụ trong lồng như cần đậu, cóng đựng thức ăn và nước uống cũng được cọ rửa thường xuyên mới hợp vệ sinh.

Một khi lồng được sạch sẽ, không tỏa mùi thôi hám, thì đâu hấp dần được ruồi muỗi. Chim nuôi như đó mà được khỏe mạnh.

Điều đáng nói nữa là khoảng nửa năm một lần. bạn nôn đánh vẹc ni lồng lại một lần để khử trùng toàn diện. Điều này vừa bảo vệ sửc khỏe cho chim mà cũng vừa kéo dài tuổi thọ cho lồng.

Cách chăm sóc chim cảnh khoa học

Nói đến nuôi chim hót thì phải nói đến công phu và sự tốn kém mà nghệ nhân phải bỏ ra. Công sức tuy nhiêu khê, bề bộn, nhưng sự ham thích cao độ có thể lấn lướt mà dễ dàng quên đi. Còn sô vốn bỏ ra để mua chim, tậu lồng đâu phái là ít ? Cái lồng hạng trung cũng một chỉ vàng, còn con chim cảnh khá cũng tương đương với số tiền ấy. Bỏ ra một số tiền như vây, mà không để tầm chăm sóc để cho chim bay hoặc chết, để cho lồng hư hỏng, chẳng phải là phí của hay sao ? Đó là nuôi một con. Nếu nhà nuôi năm bảy con thì số tiền phải bỏ ra đâu phải là không đáng kể?

Tìm địa điểm treo lồng :

Với nhà rộng rãi lại có sân trước, sân sau thì việc treo lồng là chuyện không đáng phải thắc mắc. Nhưng, với nhà ở phô chật chội, ban ngày tìm một chỗ thoáng đãng để treo lồng chim là một chuyện khó khăn. Nuôi một hai con thì chuyện dễ dàng, nhưng nuôi năm mười con thì phải có phương pháp hẳn hoi thì mới có lợi.

Nếu chim cảnh khác loài, thì lồng treo gần nhau không ảnh hưởng đến tâm lý của chim. Chẳng hạn, Họa Mi treo cạnh Khuớu hoặc Chích Chòe đều được.

Nếu chim cùng loài, thì lồng chim nên treo cách xa nhau, thậm chí không cho chúng thấy mặt nhau càng tốt. Nếu nhà rộng thì nên treo một con sân trước, một con sân sau; hoặc một con treo ngoài sân, một con treo trong nhà, hay một con treo ở hàng ba trên lầu và một con ở dưới lầu.

Trong trường hợp nhà chật mà nuôi nhiều chim cảnh, lại có số chim cùng loài thì phải treo lồng xen kẽ nhau, hay trùm áo lồng kín mít những con cùng loại.

Tóm lại là cố gắng đừng để chim cùng một loài đứng gần nhau. Cái hại của chim một loài đứng gần nhau là con “đủ lửa” sẽ “chụp” con “yếu lửa”. Con chim một khi đã bị con kia “chụp” thì suốt đời nó sẽ chạy mặt con đó luôn, y như gà nòi “rót” vậy.

Khi đã tìm được địa điểm treo lồng thích hợp rồi, ta phải chú ý đến việc an toàn cho chim cảnh. Đó là việc canh chừng mèo và kiến.

Mèo thích chụp chim. Con chim mà bị mèo chụp thì không chết nhưng cũng hoàng hồn mâtvía?dù dạn cách mấy cũng sinh nhát như chim bổi mà thôi. Do đó, việc trừ mèo hai chim là việc đáng lo nhất.

Kiến thì không làm chim cảnh chết hay hoảng sợ, nhưng với loài chim nhỏ như Yến hót, chim Khoen, nêu bị kiến cắn vào chân, có thể nổi mụt sinh ra cụt ngón. Chim đã cụt ngón, ngay cả mất móng không thôi, cũng mât hêt giá trị. Ngoài ra, sự hiện diện của kiên còn làm cho thức ăn chim cảnh bị mất mát, hư hao.

Chọn địa điểm treo lồng còn nhắm vào việc làm sao cho chim cảnh được tắm nắng ban mai. Việc tắm nắng này chỉ cần nửa giờ là đủ. Để chim cảnh đứng ngoài nắng lâu, chim sẽ bị hốc, có thể bị cảm nắng mà chết.

Trưa, ta treo lồng chim cảnh vào chỗ mát mẻ yên tĩnh.

Tối lại, ta trùm kỹ áo lồng cho chim cảnh để cho chim khỏi bị cảm lạnh.

Chim bị bệnh thì xù lông, ít ăn, biếng hót.

Cách cho ăn uống:

Ở rừng thì loài chim nào cũng biết ăn trái cây, kế đó là sâu bọ, côn trùng. Nói một cách rõ ràng hơn, sống trong thiên nhiên thì chim ăn tạp. Những gì có thể ăn được như kiến, mối, châu châu, cào cào, cóc nhái., hể vớ được là chúng tọng vào bao tử hết. Ở rừng, là nơi “mạnh được yêu thua”, nêu cứ ‘‘kén cá chọn canh” thì chỉ có chết đói.

Tuy nhiên, khi được nuôi trong lồng, thì chim cảnh được ăn những thức ăn riêng biệt. Điều này có thể làm cho chúng lạ miệng trong những ngày đầu, nhưng rồi cũng quen dần, thích hợp dần.

Thức ăn của từng loại chim cảnh được những nghệ nhân nghiên cứu chế biến riêng sao cho thích hợp với khẩu vị của chúng, và giúp cho chúng tăng trọng nhanh hơn. Điều này, chúng tôi sẽ nói kỹ ở phần cuối sách, với công thức pha chế đầy đủ.

Người nuôi chim cảnh phải tự tay chế biến thức ăn cho từng loại chim nuôi trong nhà. Điều cần là công thức chế biến không được thay đổi. Nếu một lon tâm trộn bốn hột gà, hay năm hột gà, thì lần sau cũng cứ thế mà làm, không được thêm bớt. Vì rằng sự thay đổi thức ăn sẽ làm cho chim đổ lông trái mùa”. Đó là điều cấm kỵ.

Chim ở nhà người ta vừa thay lông xong, mình mua về cho ăn thức ăn khác, chim lại thay lông lần nữa.

Một mùa (tiếng chuyên môn trong nghề chính là một năm) mà chim thay lông hai ba bận thì làm sao “sung* được.

Thức ăn đổ vào cóng, ta nên cho ăn đủ trong ngày, sáng mai “châm” thêm, để tránh thức ăn bị hư hao do mưa nắng tạt vào, hoặc do chim ỉa vào làm bẩn.

Nước uống thì nên dùng nước trong, thật sạch (như nước mưa, nước máy, nước giếng) và chỉ để nửa cóng cho chim uống trong ngày mà thôi. Nếu đổ đầy thì chim sẽ nhúng đầu vào tắm, làm dơ lồng, ướt bố, và hư hỏng thức ăn kế cận.

Ngoài ra, mỗi ngày ta phải rửa cóng nước sạch sẽ trước khi thay vào nước mới để giữ sự tinh khiết cho nước uống của chim.

Mọi việc cẩu thả trong việc cho chim ăn uống dễ dẫn đến chỗ chim nuôi ốm dần và kiệt sức. Đó là điều nhà chăn nuôi nào cũng nên né tránh.

Cách tắm chim:

Loài chim cảnh nào cũng thích tắm cả. Chim nuôi trong lồng cần được tắm thường xuyên. Sự tắm mang lại cho chim nhiều điều ích lợi. Điều thứ nhất là được mát mẻ, thứ hai là được tẩy sạch những con mạt, vốn là vật ký sinh sống trong mình loài có lông vũ. Chúng ta phải đặt lệ tắm cho chim, chẳng hạn một tuần hai lần, hoăc ba lần, hay mỗi ngày tắm một lần. Thời dụng biểu đã đặt ra thì nên áp dụng cho đúng. Ta không nên dể xảy ra việc cho chim tắm tùy hứng, khi thì ngày nào cũng tắm, khi để cả tháng mới tắm một lần.

Muốn tắm, ta phải sắm cho chim loại lồng tắm riêng. Loại lồng này có bán ở các chợ chim cảnh, giá cả vừa phải.

Trong lồng tắm dĩ nhiên phải có cái thau nhỏ để đựng nước tắm. Nước này phải là nước sạch, pha thêm một chút muối, có tác dụng sát trùng, làm ung trứng mạt, và làm cho mạt không bám vào chân lông.

Chim tắm rất nhanh, thời gian tắm cho mỗi con trung bình khoảng mười lăm phút. Tắm xong, ta cho chim cảnh vào lồng và treo vào chỗ nắng một lúc cho chóng khô lông. Tránh treo lồng ở chỗ có gió lùa, gió to.

Tóm lại, săn sóc chim cảnh là một công việc tuy không nặng nề nhưng rất nhiêu khê. Nếu ta làm tốt công việc này thì việc chăn nuôi sẽ gặt hái được kết quả tốt.

Nói cách tắm chim cảnh, cũng không thể không nhắc đến việc vệ sinh lồng chim cảnh.

Lồng chim cảnh phải giữ vệ sinh chu đáo. Mỗi lần tắm chim, là mỗi lần vệ sinh cho lồng. Trước hết, phải thay bố mái, bố cũ đem giặt giũ và phơi khô, để dành thay vào lán sau.

Trước khi đặt bố mới vào lồng, ta nên dùng cây cọ quét sạch tất cả những chất ăn thừa thãi như thức ăn chim cảnh, chân cẳng cào cào, phân chim, v.v.. Những chất này gây cho lồng chim hôi hám, và là nhân tô' gây cho ruồi nhặng, kiến gián bu vào.

Chim thay lông và cách chăm sóc

Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.

Chim cảnh thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông kéo dài từ ba đến sáu tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính nhờ sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.

Với chim nuôi trong Ịồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết “lửa” nên không hót ; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim “nói chuyên” vào lúc ban trưa.

Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn.

Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng.

Bồi bổ cho chim và cách trị bệnh

Chim là loài có máu nóng, cũng thở bằng phổi như người, nên chim cũng bệnh như người. Chúng cũng thích hợp với khí hậu ấm áp, cũng sợ nắng gió, gặp khí hậu nóng, lạnh bất thường, chim cũng lâm bệnh về hô hấp. Gặp thức ăn thiu thúi, chúng cũng bị sình bụng, cũng tiêu chảy (trỉn đít).Nếu gặp bệnh nặng, chữa chạy không kịp thì cũng lăn đùng ra chết như ta vậy.

Chính vì lẽ đó nên việc săn sóc sức khỏe cho chim cảnh, không phải là chuyện giản đơn.

Khổ nỗi bác sĩ thú y chuyên ngành chim cảnh lại quá hiếm, gần như không có. Và thuốc để trị bệnh cho chim cảnh cũng lại là loại thuốc “chung chung” không sao tin, tưởng được. Vì vậy, ta nên cố gắng “tự biên tự diễn” với khả năng cho phép của ta.

Bổi bổ cho chim:

Ngoài việc cho chim cảnh ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.

Ví dụ : cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì dành cho Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu...

Chúng tôi sẽ bàn vấn đề này rất chi tiết ở những trang sau.

Ngoài ra, chúng ta có thể dùng các loại thuốc bổ GIMBORN RICH HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD SUPPLEMENT...

Riêng về Yến, ta có thể cho ăn những thức ăn được pha chế sẵn thay cho thức ăn hqn hợp của mình tự pha, như :

  • L/M VITA VITTLES PLUS (Canary Fruit Cooktail).
  • KAYTEE TREAT SONG TREAT.
  • CANARY COLOR FOOD (dành cho Hồng Yến, để tăng thêm màu đỏ).

Riêng về Yến, ta có thể cho ăn thêm Biscotte (nói rõ trong chương sau cùng).

Những loại thuốc và thức ăn nói trên chỉ là một sô' ít trong những thứ hiện có bán ở nước ngoài. Ai có thân nhân ở nước ngoài, hoặc mình có dịp đi ra nước ngoài, nhờ họ gửi về hay tự mua lấy mà dùng.

Cách trị bệnh:

Con chim cảnh mà bệnh thì khó lòng chạy chữa. Do đó, chúng ta chỉ có cách phòng ngừa bằng cách :

  • Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh.
  • Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.
  • Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...

Con nào yếu sức có thể cho uống thuốc DROP A DAY, một thứ sinh tố tổng hợp dành cho chim và gia cầm nuôi nhốt.

Người xưa bắt gián đất cho chim suy yếu ần, cũng rất hiệu nghiệm.

Ngoài ra chim bệnh rất ngại nắng, gió, vì vậy, ta nên trùm kín áo lồng, treo vào nơi yên tĩnh để chim bệnh tĩnh dưỡng...

Thức ăn cho chim

Trong tự nhiên loài chim có chế độ ăn rất khác nhau và người nuôi chim nên biết những điều đó.

Những người có kinh nghiệm có thể coi mỏ chim để nhận biết thức ăn thông dụng của chúng. Thực vậy, chiếc mỏ và cái lưỡi của mỗi loài chim đều được tạo hóa “thiết kế” cho thích hợp với loại thức ăn mà chúng cần. Và đến cái chân của chúng cũng có một kiểu dáng nhất định liên quan đến loại thức ăn của chúng.

Nhưng trong tất cả các chế độ khác nhau bao giờ cũng có một thứ thức ăn chủ yếu (cơ bản) mà người ta căn cứ vào đó để xếp chúng vào trong các loài chim sau đây :

  • Loài ăn hạt (Granivores)
  • Loài ăn sâu bọ (Insectivores).
  • Loài ăn quả (trái cây - Frugivores)
  • Loài ăn chất mật (Vectarivores)

Cần nhanh chóng tìm ngay cho chim mới bắt có một loại thức ăn thay thế thích hợp. Ngày xưa, từ thời rất xa xưa, người ta nghĩ chim là loài ăn sâu bọ và chỉ có sâu bọ nên thức ăn lại thiếu chất. Chưa có ai dám làm như Niontezama thủ lĩnh của Aztéques (Mếch Xích) mỗi sáng cho 300 nô lệ đi bắt côn trùng cho đàn chim kiểng của lãnh chúa!

Ngày nay, nghề nuôi chim (gia cầm) rất phát triển và được thương mại hóa. Tuy vậy cũng nên nghĩ đến các loại hạt khô cho loài chim ăn hạt, loại patê chế sẵn bao gồm nhiều chất dinh dưỡng cho loài chim ăn sâu bọ nhưng là loại thức ăn thiếu sinh tố không đủ dinh dưỡng lâu dài cho chim.

Kết quả việc nuôi dưỡng như vậy không chỉ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, sự thiếu hụt dinh dưỡng vừa tạo ra những điều bất ổn cho chúng và cho hậu duệ con cháu chúng về sau này.

Vì vậy cần chú ý đến các thức ăn tươi được cung câp dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó cà rốt, cà chua cắt thành miếng, củ cải... nhất là các thức ăn tươi chứa nhiều phosphore và calcium.

Cũng như với trái cây cắt nhỏ, ít rau cỏ (như lá rau diếp...) luôn là thức ăn tươi và có nước. Một chế độ ăn đủ chất được chọn lựa chính xác sẽ giúp cho chim kiểng khỏe mạnh và phát triển tốt.

Tóm lại: cần cung cấp cho chim kiểng một chế độ nuôi dưỡng với cát thức ăn thích hợp như đã nói ở trên.

Các loại ăn hạt, cần có thức ăn gồm một hỗn hợp các hạt ngũ cốc chất lượng tốt và sạch sẽ không lẫn cát bụi. Hỗn hợp này cần có tỷ lệ thích hợp tùy theo loài chim lớn nhỏ và đặc tính của chúng. Loại nhỏ nên cho ăn hạt kê hoặc để nguyên cả bông kê. Đương nhiên ngày nay tại các đại lý thức ăn gia cầm người ta thường có loại chế biến sẵn cho các loài gia cầm hay chim kiểng phổ biến.

Với loài ăn sâu bọ, paté (loại chế biến sẵn) thường được trộn một phần carốt xay nhuyễn để dùng trong ngày. Nhưng tốt nhất đối với các loài chim nhất là loại lớn nên thêm vài con sâu bột.

Loài ăn trái cây, thực ra chúng ít nhiều cũng ăn sâu bọ, nên được cho ăn các loại trái cây có nhiều chất đường hoặc có chất bột (tùy chủng loại chim) và ít paté. Cần tránh cho ăn trái cây chua (có acide) hoặc trái úng. Theo đặc tính của chúng, loại chim này hay làm bẩn lồng và cả bộ lông của chúng cho nên cần chú ý làm vệ sinh.

Trong loài này chúng ta sẽ thấy có giống Tangaras rất đẹp, một loài chim của Châu Mỹ nhiệt đới, rất được ưa chuộng do sự phong phú và đa dạng về màu sắc. Phần lớn loài chim này đòi hỏi một sự chăm nuôi đặc biệt và một chế độ ăn rất khác nhau (gồm paté, trái cây, bánh sữa ngọt). Ngoài ra là việc sưởi ấm trong mùa lạnh cũng cần được chú ý.

Các loài chim hút mật xinh đẹp, trong tự nhiên, thường sống bằng mật hoa, các loài sâu họ nhỏ và các loại trái cây có mật, chúng được nuôi dưỡng rất tốt bằng loại thức ăn chính được chế như sau: Trong một ít nước đun thật sôi, trộn và quây đều bột dinh dưỡng, một ít mật và ít sữa đặc có đường.

Các loài chim tự do thường tìm kiếm ăn mỗi ngày, chất rau cỏ, hạt ngũ cốc và sâu bọ. Tùy theo mùa chúng biết cách tăng giảm thành phần thức ăn cho thích hợp nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt chúng còn biết cách chọn một vài chất vào thức ăn để làm thuốc tự chữa bệnh cho chúng. Cho nên, nếu có điều kiện ta nên thử tăng thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện hay bồi dưỡng cho chúng được mạnh khỏe và phát triển tốt.

Tùy theo chế độ ăn của từng loài chim người ta chia ra: ấu trùng của kiến (thường được gọi là trứng kiến), châu chấu các con thiêu thân và các loài bọ cánh cứng cho loài chim có mỏ khỏe.

Chế biến thức ăn cho chim cảnh

Thức ăn cho chim cảnh là một trong những yếu tốt quan trọng giúp cho chú chim của bạn luôn khỏe mạnh. Hãy cùng tham khảo những công thức chế biến và làm thức ăn cho chim cảnh được chia sẻ của Chomeocanh.com từ kinh nghiệm dân gian nhé.

Tấm gạo trộn trứng

(Dành cho Họa Mi-Khướu- Sáo- Cưỡng)

  • 200gr tấm gạo.
  • 04 lòng đỏ trứng gà.
  • 01 muỗng cà phê đường cát.
  • 01 muỗng bột sò.

Chế biến: Tấm gạo rang vàng. Trứng luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ. Trộn tất cả các thứ trộn rồi bóp nhuyễn đem phơi ngoài nắng cho khô, để dành cho chim ăn dần, chỉ chế biến đủ ăn trong vài tuần, vì để lâu thức ăn sẽ mốc.

Bột đậu phộng trộn trứng

(Dành cho Chích Chòe than, Chích Chòa lửa, Thanh Tước, Chóp Mào…)

  • 500 gr đậu phọng hột.
  • 06 lòng đỏ trứng gà.
  • 01 muỗng cà phê đường cát.
  • 01 muỗng bột sò.

Chế biến: Đậu phọng rang chín (đừng để khét) đem vào cối giả nát thành bột. Trứng gà luộc chín, chỉ lấy lòng đỏ, tất cả các thứ trên trộn lại, bóp nhuyễn rồi đem phơi vài ba nắng cho thật khô, để cho chim ăn dần. Nên bọc bột vào nhiều lớp giấy báo để hút bớt chất dầu, chim ăn không tốt.

Bột đậu xanh trộn trứng

 (Dành cho chim Khoen).

  • 100 gr đậu xanh cà.
  • 06 lòng đỏ trứng gà.
  • Nửa muỗng cà phê đường cát

Chế biến: Đậu xanh ngâm nước vài giờ rồi đãi sạch vỏ, đem hấp chín rồi phơi khô, sau đó xay thành bột. Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ. Trộn tất cả các thứ lại đem phơi thật khô, bóp tơi ra và đem cất cho chim ăn dần.

Ruột kê trộn trứng

 (Dành cho các chim Bảy Màu, Long Cơ, Diễm Ấn...).

  • 500 gr kê ruột (đã cà sạch vỏ).
  • 05 lòng đỏ trứng gà.

Chế biến: Ruột kê rang vàng. Trứng gà luộc chín lấy lòng đỏ bóp nhuyễn với kê rồi đem phơi thật khô, cho chim ăn dần (Chim sắc dùng làm vú cũng nên cho ăn thức ăn này).

Thức ăn cho chim bồ câu

  • 04 phần bắp (nguyên hột)
  • 03 phần đậu xanh (nguyên hột)
  • 02 phần gạo lứt.
  • 01 phần lúa.

Chế biến: Tất cả trộn chung lại cho đều rồi cho chim ăn (Có thể cho ăn thực phẩm gia cầm, đành cho gà hay cút đẻ cũng được).

Thức ăn Yến hót

  • 07 phần hột kê.
  • 02 phần hột cải.
  • 01 phần hột mè đen.

Chế biến: Tất cả cứ để sống như vậy, trộn chung cho chim ăn.

Công thức khoáng

Chim nuôi nhốt trong lồng rất cần đến chất khoáng dù chúng ăn không đáng bao nhiêu. Chỉ chim sinh sản mới cần lượng chất khoáng nhiều hơn.

Ngoài thiên nhiên, chim thích ăn cát, đất, sỏi nhỏ, vỏ trứng... Ta có thể pha chế như sau:

  • 03 phần cát (gút nươc cho sạch)
  • 03 phần đất đỏ.
  • 03 phần than bột.
  • 01 phần muôi, bột sò,

Tất cả những thứ trên trộn chung lại để cho chim ăn dần. Nếu thêm một lượng nhỏ thuốc bổ Premix lại càng hay.

Cách cho chim ăn

Phương thức cho chim ăn uống:

* Thức ăn: Cho chim vừa đủ ăn, tránh thức ăn thừa dư chim ăn dễ sinh bệnh và cóng phải sạch sẽ.

* Nước uống: Dùng nước thật trong và sạch chỉ đổ nước vào cóng vừa phải vì đổ nước nhiều chim uống thường nhúng đầu vào làm dơ lỏng, bẩn lồng.

- Nên cho chim ăn đúng chế độ và cho chim ăn thêm cào cào, sâu khô tươi, trứng kiên, gián đất, thằn lằn... (tùy theo từng loại chim thích hợp với thức ăn nào cho chúng ăn thêm thức ăn đó để được bồi bổ hơn).

Thí dụ: Hồng Yến ta phải cho chúng ăn thêm cà rốt tươi bào nhuyển mới giữ được màu đỏ cho lông.

Gián đất còn trị được bệnh suy yếu của chim.

* Cách phòng bệnh:

Vì bác sĩ trị bệnh cho chim rất hiếm hầu như chưa có vì vậy lỡ mà chim bị bệnh thật khó chạy chữa. Vậy ta nên phòng bệnh cho chim là điếu tất yếu.

- Cần địa điểm thích hợp cho chim (không nên treo cùng một loại sát nhau, để ý đến sự an toàn của chim), tránh gió nắng lùa vào chim nhất là các loại chim sợ gió nắng.

- Vệ sinh lồng và tắm cho chim cùng là điều cần thiết vì chim nào cũng thích tắm. Tắm cho chim thường xuyên sẽ tẩy được nhừng con mạt bám vào lông chim (hút máu chim làm chim bị suy yếu). Khi tắm chim ta pha một ít muối vào nước trong để tắm chim, thời gian tắm cỡ 5-10 phút. Tắm xong phơi nắng chim một lúc cho chúng khô lông và ấm lại.

- Khi chim thay lông nên trùm kín áo lông và để lồng chim ở nơi yên tĩnh mát mẻ để chim tịnh dưỡng vì trong thời gian thay lông là thời kỳ suy yếu nhất của chim.

Cách thuần hóa chim rừng

Như quí vị đã biết, không những chim rừng mà ngay các loại thú rừng khi bắt về thuần dưỡng chúng đều “không có cảm tình với con người”. Nói đúng ra là chúng sợ chúng ta, nhiều con sợ đến nỗi không dám ăn uống, rồi chịu ốm dần mất sức dần mà chết.

Chim rừng chúng ta bắt về nuôi dưới hai dạng: dạng chim non và dạng chim già (chim bổi).

  • Chim non: Chim non là chim bắt ngay trong tổ khi chúng mới mọc lông ống, hoặc là sắp sửa tập bay. Loại chim này được bán nhiều vào đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa, hoặc là cuối xuân sang đầu hạ là mùa sinh sản cua chim. Loại chim này dễ thuần dưỡng, mau dạn người.

Chim non cùng có nghĩa là chim đã ra ràng, đã biết bay, còn gọi là chim chuyền. Loại chim này hơi nhát người một chút, nhưng cùng nuôi mau dạn.

  • Chim bổi: Chim bổi là chim khôn lớn, có con đã sinh sản nhiều lứa. Đây mới đúng nghĩa là chim rừng, vì thói quen của chúng là sống ở rừng cách xa người. Loại chim này quá nhát nên khó thuần dưỡng, hao hụt với số lượng lớn là chuyện rất thường, vào bẫy rập, vào lục nên chúng lại hoảng hồn bạt vía nên càng nhát sợ hơn.

Thuần hóa chim non

Chim non là chim còn khờ dại bắt ngay trong tổ nên chúng không biết sợ người, hễ thấy ai lại gần là chúng há mỏ đòi ăn, vì vậy, lúc khôn lớn chúng trở nên dạn dĩ, ta có thể vuốt ve hoặc cho chúng đứng trên bàn tay vẫn được. Cái thú nuôi con chim non là ở chỗ đó, chỉ có cực một điều là phải năng đút mồi trong vài ba tuần lễ đầu.

Do chim non tiêu hóa rất nhanh nên chúng đòi ăn gần như không ngừng nghỉ. Khi đói chúng há mỏ ra đòi ăn và kêu choàng choạc, nhưng khi được đút mồi no nê thì chúng ngậm chặt mỏ rồi chúi đầu xuống lim dim ngủ. Lát sau, độ nửa giờ, thấy người lại gần chúng lại đòi ăn, nêu không cho chúng ăn chúng cứ tiếp tục nhóng cổ lên kêu mãi...

Vì vậy, muốn cho chim non mau lớn thì người nuôi phải siêng đút mồi. Trung bình mỗi giờ đút mồi một lần: cho ăn từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối, sau đó để chim nơi yên tĩnh cho chúng ngủ nghê.

Tùy theo chim non là giống chim gì mà ta tìm loại mồi thích hợp để đút cho chúng. Chẳng hạn với Chích Chòe thì đút mồi cào cào non (vặt hết cẳng), bột đậu phộng trộn trứng pha chút nước sền sệt, bóp vừa dẻo thành từng viên nhỏ mà đút. Bột này cho ăn lúc nào thì trộn lúc ấy, đừng trộn trước cho ăn dần bột sẽ bị chua, ảnh hưởng xấu đến bộ tiêu hóa của chim. Nếu chim con là Sáo, Cường, có thể đút thêm thịt bò, cơm nguội cũng được...

Chim non phải được nuôi trong chiếc ổ ấm: lấy một cái hộp bằng cạc tông nhỏ, trong đó để giẻ rách, hoặc cỏ khô, rơm rạ vừa êm vừa ấm cho chim nằm. Chim non do ăn nhiều bữa nên phóng uế cũng nhiều, do đó hàng ngày ta phải thay phần rơm rạ đó một vài lần để chỗ ở của chim được sạch sẽ, hợp vệ sinh, tránh ruồi nhặng, kiến bu vào.

Nếu ta siêng năng đút mồi no đủ, lại cho ngủ nơi ấm áp, ta có thể nuôi chim non sống đủ một trăm phần trăm, không hao hụt con nào.

Mặc dầu vẫn biết nuôi chim non thì lớn lên, chim sẽ dạn, nhưng ta cũng phải năng tìm dịp gần gũi vuốt ve chúng, tập chúng đá tay cho dạn dĩ hơn thêm.

Nuôi chim non là để “sử dụng” về lâu về dài, nên ta phải bền chí trong khâu đút mồi lúc chim còn nhỏ, và sau này cố gắng dợt chim trong một đôi năm để chim trổ giọng hót hay. Mọi việc làm phải diễn tiến tuần tự không thể nóng lòng đốt giai đoạn được. Vì nếu gấp gáp muốn có con chim hót giọng rừng thì xin quí vị nuôi ngay chim bổi...

Thuần hóa chim bổi

Chim bổi là con chim rừng hoang dã, đời sống đã thích nghi với cảnh hoang dã, lại là chim lớn nên khôn ngoan. Chim bổi rất sợ người, nhiều con sợ đến nỗi rúc mình nằm yên một chỗ dưới đáy lồng (không dám lên cầu, dù đã trùm áo lồng) không nghĩ đến việc ăn uống, chịu đói khát, ốm dần kiệt sức mà chết.

Vì vậy, muốn thuần hóa chim bổi thành công thì phải làm đủ mọi cách để cho chúng bớt sợ, để rồi không còn thấy con người là hiểm họa cho đời sông của chúng nữa. Muốn vậy, khi bắt chim bổi về, ta nên tuần tự làm những việc sau đây:

  • Đút mồi ngay cho chim ăn thật no, uống nước đầy đủ để chúng không ăn cũng tự sống được trong vài ba ngày đầu.
  • Sửa soạn ngay một lồng nhôt chim, bên ngoài phủ áo lồng, bên trong treo cóng thức ăn tự chế (như Họa Mi thì gạo rang trộn trứng, như Chích Chòe thì bột đậu phộng trộn trứng). Rồi cóng nước đố đầy, kế đó rải lên đáy lồng một ít cào cào non đã ngắt cẳng (nếu có thế thêm một cóng sâu tươi, hoặc cóng đựng trứng kiến. Tất cả các cóng này nên treo sát đáy lồng, để khi chim đói thì tiện lại kiếm ăn, vì như phần trên chúng tôi đã nói chim bối quá nhát, nhiều con không dám lên cầu...
  • Rất khẽ khàng, ta thả chim bổi vào lồng, rồi treo lên một nơi vắng vẻ, ít tiếng động đừng làm cho chim đang sợ lại phải khiếp vía thêm.

Từ đó, nếu có muốn thăm sức khỏe của chim, và muốn biết tình trạng chim ăn uống ra sao, thì mỗi ngày ta nên hé áo lồng một chút để quan sát bên trong, rồi treo lại chỗ cũ ngay.

Chim bổi vốn nhát, mà ta vô tình làm cho chim sợ hãi để hoảng sợ thêm là điều nên tránh.

Nếu nuôi chim bồi cùng loại, thì trong thời gian đầu ta nên nuôi chung một lồng đế chúng bớt nhát. Thế nào trong số đó cũng có con chim dạn, lân la đến cóng ăn mồi, tất nhiên những con khác sẽ bắt chước ăn theo.

Tóm lại, chim bổi khó nuôi, bị chết nhiều là do chúng quá nhát sợ nên không chịu ăn uống. Ta nên tạo cơ hội yên tĩnh cho chúng để chúng bớt sợ, chịu ăn uống với thức ăn lạ miệng, thì chúng sẽ sống bình thường.

Nuôi chim bổi mà sống được là ta đã thành công bước đầu trong việc thuần hóa chim.

Những bước kế tiếp là phải làm sao cho con chim dạn hơn nữa, gần người mà không khiếp hãi đến nỗi chui lồng đến vỡ đầu sứt trán. Muốn được vậy, ta phải năng tắm chim hàng ngày, dần dần tìm thấy dịp gần gũi bên chúng với cử chỉ nhẹ nhàng khoan thai. Mặt khác, ta nên cho chim thường xuyên đi dượt đế mau căng lửa, và thích nghi dần với môi trường sống mới. Vì như quí vị đã thừa biết, chỉ khi nào con chim đã thực sự bằng lòng với môi trường sống hiện tại thì chúng mới siêng hót và hót hay được.

Một vài con chim bổi mới bắt về vài ngày mà vẫn hót, nhiều người thấy thế lấy làm mừng tưởng gặp con chim dạn, thực ra do lửa rừng còn căng nên chúng “hăng hái” trong một thời gian ngắn rồi thôi. Tuy nhiên, khi gặp những con chim bổi giọng còn đen này (tức đủ lửa) ta dễ thuần hóa trong giai đoạn đầu hơn.

Thuần hóa chim rừng - Thú chơi đòi hỏi đam mê

Trong đời sống hoang dã, con chim được tự do bay nhảy, tự làm chủ bản thân và cuộc sống của mình. Nó có nhiều kẻ thù và cũng rất sợ kẻ thù. Và để sinh tồn thì một là chúng gắng sức, lắm khi liều lĩnh chống trả, hai là trốn chạy, nếu không muốn bị làm mồi ngon cho kẻ hiếp mình.

Bị bắt nhốt vào lồng, con chim do quá sợ người, lại lạ lẫm với môi trường nên chúng lại càng nhát hơn. Nhiều con do sợ quá mà đến nỗi bỏ cả ăn uống để kiệt sức dần mà chết. Số còn lại thì phải dần dà năm bảy tháng, thậm chí có con đến một vài năm mới thuần hóa được...

Như vậy, công việc thuần hóa một chú chim rừng không phải là một việc dễ. Vừa tốn nhiều công phu và nhiều thời gian. Có điều người nhiều kinh nghiệm thì làm công việc đó chóng vánh hơn, đờ phần vất vả hơn, lại có kết quả như ý. Còn người không kinh nghiệm thì phải tốn hao nhiều công của, tốn phí nhiều thời gian, mà lắm khi còn bị hỏng chuyện nữa!

Tuy ai cũng biết là việc khó, nhưng ai cũng đều ham thích được tự tay thuần hóa chim rừng, đế trước hết là rút tỉa kinh nghiệm, sau đó là đê coi tài nghệ của mình có thua sút thiên hạ nhiều không!

Bằng chứng cho thấy, như giá một con Chích Chòe Than nuôi được hai mùa, hiện nay chừng bốn trăm ngàn bạc, có người cho là đắt. Nhưng nếu mua một con Than con mới vài ba tuần tuổi, theo thời giá là năm chục ngàn; mỗi tháng trung bình ta phải tôn cho nó (tiền mua sâu gạo, cào cào, bột đậu phọng...) chừng 30 ngàn; vị chi mỗi năm phí tốn hết 360 ngàn. Nuôi hai mùa hết 720 ngàn... Đó là chưa nói đến công sức phải bỏ ra... Và điều đáng nói hơn nữa là... chưa chắc con chim con đó ta đã nuôi sống được!

Dù biết lỗ lã là vậy, khó khăn vất vả là vậy, nhưng người ta vẫn thích tự tay mình thuần hóa được một con chim rừng mà chơi cho vừa ý...

Nếu không có tính đam mê cao độ thì chắc chắn không ai lại làm nổi việc này.

Chắc Quí vị cung từng thấy có nhiều người cả ngày lúc nào cũng ngồi trước những chiếc lồng chim mà ngắm nghía một cách say mê như không hề biết chán? Có nhiều cụ già cứ mỗi buổi sáng sớm, chưa kịp điểm tâm đã vội vã leo lên xe đạp chạy đến bốn năm cây số để kịp mua cho được vài bịch cào cào về cho chim ăn... Mua mà như tranh giành, vì số cung thường không đủ số cầu, sợ chậm chân đến trễ hết hàng mua không được!

Ôi! Cụ lo cho con chim cảnh mà quên cả sự sống của bản thân mình! Điều đó chỉ có những người “đồng hội đồng thuyền” với cụ mới hiểu nổi mà thôi! Còn với người ngoài cuộc, có thể họ cho là cụ... chơi dại! Với người không biết thú chơi này thì ho sẽ cho là trò... vô tích sự cùng nên...

Có thể những tay chơi chim cũng biết rõ điều đó, biết chung quanh có lắm người dị nghị về mình nhưng do quá đam mê nên họ cứ “đường ta ta đi”, mặc cho thiên hạ nghĩ sao cùng được, phê phán ra sao cũng mặc!

Chọn được con chim có vóc dáng vừa ý mà ngắm đó là việc khó khăn, nhưng đó là chuyện nhỏ khởi đầu. Hằng ngày, người nuôi chim còn có biết bao nhiêu là công việc để... khổ sở vì chim! Nào vặt cẳng cào cào đút cho chim ăn, nào cho chim tắm nắng, trưa lại tắm nước, rồi vệ sinh lồng...

Ai nói những công việc đó ít tốn thì giờ và ít hao công sức?

Thế nhưng, mình mệt không sao, đói khát chút xíu cũng không màng, cứ lo cho chim đầy đủ mới yên tâm vừa bụng !

Nếu kể hết những chuyện con chim nó “hành” người nuôi nó ra sao thì chắc không ai tài nào kể cho hết chuyện. Thế nhưng, dù mệt đến mấy cũng vui, và dù có tốn hao bao nhiêu, đối với người nuôi họ cũng không cần nghĩ tới! Nỗi đam mê nuôi chim đã làm cho họ trở nên người dễ tính, và tìm được nguồn vui sống trong công việc của mình làm.

Lợi ích của việc nuôi chim và thuần hóa chim rừng là ờ chỗ đó. Nó giúp cho con người hướng tỉm giải trí lành mạnh, quên đi được mọi ưu phiền do cuộc sống đầy phức tạp mang lại... Dù là chỉ quên đi được trong thoáng chốc mà thôi !

Đến đây thì ai dám báo họ... chơi dại ? Và ai dám coi công việc này là... vô tích sự?

Xin đừng nói chi đến tứ đổ tường, chỉ so sánh việc “dụng tửu phá thành sầu” của nhóm đệ tử Lưu Linh với người nuôi chim để giải muộn, đủ thấy được thú vui nào lành mạnh hơn và thanh nhã hơn...

Bây giờ, xin trở lại vấn đề thuần dưỡng chim...

Tính nhát sợ người là cố tật của các loài muông thú, trong đó có loài chim. Vì vậy, ngoài vốn liếng kinh nghiệm thuần hóa chim bắt buộc cần phải biết đến, người nuôi chim còn cần đến đức tính nhẫn nại và nhất là nỗi đam mê càng nhiều càng tốt. Không đam mê không ai thuần hóa được con chim!

Chính nhờ tính đam mê cao độ mà người ta không màng nghĩ đến sự vất vả, không ngại khó khăn và coi sự tốn kém, dù nhiều hơn dự tính cùng chỉ là chuyện... nhỏ nhặt!

Con chim cất lên tiếng hót véo von, réo rắt nói lên niềm vui của chính nó, nhưng đồng thời cùng gây cho chủ nuôi một niềm khoái cám lâng lâng, xua tan được những u uất trong lòng... Những phút giây sảng khoái cần cho cuộc sông đó, lắm khi dùng tiền mua cũng không được!

Đó chính là điểm chính yếu để phong trào nuôi chim rừng càng ngày càng được nhiều người hưởng ứng, tán đồng.

Lời kết

Tóm lại, trong thời gian đầu thuần hóa chúng, con chim sợ ta, thì ta cố gắng tiếp xúc với chúng càng ít càng hay, chỉ tiếp cận trong những khi thưc sư cần thiết như châm thêm thức ăn, nước uống. Mọi cử chỉ, hành động nên hết sức thận trọng, dịu dàng, và càng nhanh càng tốt. Sau đó, kéo áo lồng phủ kín rồi treo lên những nơi yên tĩnh. Giai đoạn đầu là cầu mong con chim chịu ăn mồi và sống mạnh đã, sau đó mới hé áo lồng từ từ, mỗi ngày hé rộng một ít để chim làm quen với môi trường sống bên ngoài%

Chúng tôi xin được phép nhắc lại là việc thuần hóa chim bổi phải đòi hỏi nhiều thời gian, và người nuôi phải bền chí mới được. Dù quí vị chăm sóc kỹ, nuôi nấng tốt, con chim bổi cũng mất ba bốn tháng mới hoàn hồn lại sức, do chúng khiếp sợ nên ăn ngủ thất thường. Từ đó về sau, con chim cảnh mới mập mạnh trở lại...

Phương pháp dạy chim học nói

Một con chim biết nói, chẳng hạn như con Nhồng, dù trống hay mái, nếu được bắt nuôi từ lúc còn nhỏ (dưới tháng tuổi và là nuôi riêng một lồng cho đến lúc khôn lớn thì dù mau hay chậm nó cũng biết nhại theo tiếng người mà nói.

Khoảng từ tháng tuổi thứ năm trở đi, chim bắt đầu siêng kêu, có khi huýt gió, tháng kế tiếp thì nói gió. Có khi nó bắt chước giọng chim hót, có khi kêu toáng lên một hơi năm bảy tiếng như giọng chim Bồ Chao, hoặc bắt chước tiếng chắt lưỡi của thằn lằn...

Qua tháng tuổi thứ bảy, thứ tám, chim bắt đầu nói những câu nho nhỏ trong cổ họng với giọng khàn khàn kho nghe. Tuy câu nói có sắc nét, giống với lối phát âm của người, nhưng đó là cách nói bi bò của trẻ con trước thời kỳ học nói, cho nên không có một nghĩa lý gì cả.

Đó là thời kỳ con chim sắp sửa biết nói, đúng ra là nó sắp phát triển được khả năng huyền diệu nhái được giọng nói của người.

Với nhà chuyên môn thì đây là thời kỳ họ cách ly con chim đó để đem nuôi riêng vào một nơi thực sự yên tĩnh (hoặc một căn phòng đặc biệt dành làm nơi dạy nói cho chim sau này) không có một tiếng động nhỏ bên ngoài dội vào. Nhưng, nếu cứ để cho chim sống yên vị nơi môi trường cũ, nơi lúc nào cũng có “ông đi qua bà đi lại”, nơi có tivi con kéo đến đùa nghịch, chọc phá, nơi có hàng chục các tiếng động ồn ào dội về... thì con chim đến thời kỳ học nói, nó vẫn nói được. Nhưng ffó là nó bắt chước theo giọng cua người ngoài, như tiếng rao hàng, câu nói tục tằn hoặc chửi thề bậy bạ của trẻ con... Đó là những câu mà chắc chắn chủ nuôi không hài lòng một chút nào cả.

Theo tâm lý chung, chủ nuôi lúc nào cũng muốn dạy cho con chim quí của mình biết nói những câu có tính nhã nhặn, lễ phép, như cách dạy dỗ con cái trong nhà để chúng trở nên trẻ có giáo dục, được người ngoài khen tặng.

Bản tính của chim:

Nuôi một giống chim nào, việc đầu tiên là ta phái tìm hiểu rõ bản tính đặc biệt của nó ra sao. Nếu không nắm vừng được điều này thì ta sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong việc nuôi dưỡng nó. Và như thế, có nghĩa là ta đã nắm phần thất bại.

Chẳng hạn như giống Yến Phụng (Melopsittacus Undulatus) chúng thích sống có bầy đàn, càng đông càng tốt. Nếu nuôi riêng lẻ thì chim tỏ ra buồn bực, và nhiều con tự nhiên lăn đùng ra chết mà nguyên nhân, mãi sau này các nhà chuyên môn mới khám phá ra được là do... bệnh buồn mà chết!

Chính vì vậy, nêu chỉ nuôi riêng mỗi con một lồng, chủ nuôi phải treo một cái gương nhỏ ở vách lồng để chim soi vào tưởng là bè bạn cho khỏi cô quạnh. Nuôi theo cách này thì tuổi thọ của Yến Phụng mới tăng thêm lên.

Nói về bản tính chim thì kinh nghiệm cho chúng ta thấy, có những giống rất dễ tính, nuôi nấng cách nào cũng được, như lồng rộng hay hẹp, dời chỗ nuôi nơi này mai nơi khác... cũng không gây cho chim một trở ngại nào. Nhưng, cũng có những chim rất trái tính trái nết, nếu lờ gây phiền hà, hoặc làm phật ý chúng một chút cũng không xong! Mà khổ nỗi, hầu hết giống chim nuôi lồng đều khó tính như vậy cả!

Điều này sở dĩ có là do tất cả các giống chim trên đời này đều rất thông minh. Chúng tuy nhỏ nhưng lại có đủ khả năng biết được tình cảm cũng như mọi cử chỉ của ta dành cho nó. Chúng có thể phân biệt được ai là chủ nuôi, ai là người lạ, do chủ nuôi thường lui tới cho ăn uống và vuốt ve nựng nịu chúng. Chúng cũng có thể dễ dàng nhận ra được ngay môi trường sống cũ và mới, phát hiện được ngay cái ổ mới thay vào chỗ cái ổ cũ…

Nếu gặp chim dễ tính thì chúng dễ dàng chấp nhận hiện trạng, nhưng với những chim khó tính khó nết thì chúng phản ứng ra mặt, và phản ứng đến kỳ cùng...

Quý vị nào nuôi chim Yến Phụng, Yến hót, Bồ câu…đều biết rõ điều này. Riêng với chim biết nói, có điều may là giống này đều dễ tính nên dễ nuôi cả. Một phần là do chúng được nuôi từ nhỏ, nên mới thuần thuộc.

Sự thông minh của giống chim nói tuyệt diệu ở chỗ là chúng có khả năng nghe, nhớ và nhái được giọng nói cua người một cách rõ ràng, đến nỗi ai được nghe cũng phải tấm tắc khen và cảm phục. Nó có thể nhái được giống hệt giọng của trẻ con, của một ông già hay bà già nào đó một cách tài tình.

Nói đến tính bắt chước giỏi thì các giống chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Khướu, Sơn Ca... đều có cả. Nhưng bắt chước nói y giọng nói của người chỉ có những giống chim chúng tôi sắp đề cập đến sau đây mà thôi.

Các giống chim hót cũng có khả năng bắt chước được những âm thanh hay, lạ xảy ra trong môi trường sống của chúng. Như con Chích Chòe Lửa ở tận rừng sâu núi cao thì ngoài giọng hót đặc thù cua nó còn mang dư âm của mưa rừng gió núi, rồi tiếng thác đổ, tiếng suối reo... Như con chim Họa Mi nuôi lâu ngày trong nhà thì giọng hót của nó cũng lẫn lộn gà cục tác, tiếng chó kêu ăng ẳng, hoặc tiếng meo meo của mèo…Con Chích Chòe Than mà nuôi cạnh Họa Mi hay chim Khướu thì giọng của nó cũng pha trộn giọng các giống chim này.

Thế nhưng, trình độ thông minh của các giống chim hót vừa kể chỉ có hạn định, cho phép chúng biết bắt chước được những âm thanh lạ xảy ra chung quanh môi trường sống của chúng mà thôi, chứ nhái được tiếng người thì ngoài Nhông, Sáo, Cưỡng, Két thì không còn giống chim nào có đủ khả năng để nói cả, dù là chỉ nói trọ trẹ tiếng được, tiếng mất.

Trong một sổ sách của nước ngoài, người ta có nói đến giống Yến Phụng cũng có khả năng nhái được tiếng người, nhưng theo chúng tôi có lẽ đó là sự suy đoán, vì không thấy họ đưa ra một chứng cứ hoặc một xuất xứ nào cả.

Năng khiếu của chim:

Tuổi đời con chim càng lớn thì nó càng khôn, năng khiếu được nảy nở phát triển nhiều hơn.

Khỏng một tháng rưỡi tuổi là chim bắt đầu học hót và đó là thời điểm khả năng bắt chước của nó phát triển mạnh. Mỗi giống chim đều có một giọng hót đặc thù riêng, nhưng nó cũng phải vay mượn những âm thanh khác lạ khác xảy ra chung quanh để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót của mình được phong phú hơn, khởi sắc thêm.

Những loại âm thanh nào to, rõ, và có tính lặp di lặp lại nhiều lần thường in đậm vào trí nhớ của chim, khiến nó nhớ mãi có khi đôi ba năm, sau đó mới quên dần.

Với chim biết nói, thường thì năm đầu và nàm thứ hai chúng tiếp thu bài học rất nhanh. Nếu người chủ biêt phương pháp tập luyện thì gần như dạy câu nào chim học thuộc được câu nấy. Qua năm thứ ba chim học thêm được một số ít câu mới. Và, những năm kế tiếp thì nó quen dần những câu cũ.

Trong thời gian học nói tiếng người, tất nhiên chim biết nói cũng thừa khả năng “chộp” được rất nhanh những âm thanh khác mà người chủ không hề dạy cho nó: đó là tiếng rao hàng, tiếng chó sủa, gà mái cục tác, tiếng khóc ré của trẻ con, tiếng cười dòn của người lớn... Muốn cho con chim quí không phát âm ra những câu, những tiếng đó thì tốt hơn ta nên nuôi cách ly nó với xã hội bên ngoài!

Điều mà ai cũng biết là chim cũng có con khôn con dại, chứ không phải con nào cũng khôn ngoan như con nào! Bằng chứng là có con bốn năm tháng tuổi đã bắt đầu ọ ẹ rồi kế đó là huýt sáo luôn mồm, nhưng có con nuôi đến bảy tám tháng tuổi vẫn chẳng khác nào con chim bổi, ngoài sự dạn dĩ ra nó không biết thi thố một chút tài mọn nào!

Tất nhiên, những con chim đó nên loại hẳn ra, vì nếu như đi vào tập luyện thì nó cũng như anh học trò tối dạ, học mười nhớ được một, thật uống công... sách đèn!

Ta nên chọn nuôi những chim “mau mồm mau miệng”, đấu hót lanh chanh cả ngày. Những chim này “sáng dạ” học mau thuộc bài, lại nhớ dai.

Thế nào gọi là nói gió?

Chim biết nói, khi mới ba bốn tháng tuổi, thỉnh thoảng mới mở miệng kêu một vài tiếng nho nhỏ, đó là kêu giọng rừng. Sống tự nhiên ở ngoài trời chúng cũng kêu như vậy. Nhưng khoảng từ tháng thứ năm trở đi, chúng đấu hót nhiều hơn.

Trong dân gian có câu thành ngữ: “Hót như Sáo, nói như Cưỡng” là ám chỉ đến cái giai đoạn giống chim con mới lớn này bắt đầu “nói” oang nhà vỡ cửa!

Trước tiên, chúng kêu trọ trẹ trong cổ họng với giọng khàn khàn. Thời gian kế tiếp, giọng chúng trở nên to hơn, và sau cũng la hét tướng lên từng tiếng, hoặc vài tiếng một. Người nào mới nghe chim biết nói “bể giọng” lần đầy tất phải ngạc nhiên, vì trông con chim bé thế mà giọng nó lại to đến như thế!

Ngoài những tiếng hét như giọng “la làng” của Bồ Chao, hay tiếng “chắt lưỡ” của thằn lằn, tiếng túc con của gà mẹ... chim còn biết huýt gió từng tiếng một, hay vài ba tiếng, vừa thanh vừa to chứ không nguyên câu hoặc bài ban gì...

Thời kỳ sau cùng, ngoài Nhồng, Két ra, Sáo và Cưỡng còn biết biến điệu một trò ngoạn mục là xù to bộ lông trên đầu đến mình, phần đuôi thì xòe rộng ra, còn chiếc đầu  thì gục lên gục xuống năm hay lần như ra vẻ chào hỏi khi có người lại gần. Mà có lẽ nó chào hỏi thật, có khi gật đầu lia lịa như vậy, cổ họng chim cũng phát ra từng tiếng khàn khàn, y như người ta nói lí nhí trong cỏ họng vậy.

Con chim mà biết trổ tài huýt gió, biết hót lên rõ tiếng, lại biết gục đầu lia lịa chào hỏi nhự vậy thường cũng bảy tháng tám tháng tuổi, có khi trễ hơn. Nhưng, hiện tượng đó cho ta biết là con chim đã bắt đấu vào thời kỳ... học nói. Chỉ cần một thời gian ngắn nửa, vài ba tháng là nhiều, chim bắt đầu nói được những câu ngắn mà chủ nuôi dạy cho nó, hoặc nó nghe được giọng của người khác mà bắt chước.

Nhiều vị mới nuôi chim nói lần đầu, chưa biết rõ qui luật phát triển này của chim, nên cứ tưởng là còn lâu lắm con chim quí của mình mới biết nói nên không lo chuẩn bị tập luyện. Đến chừng nghe tiếng chim nói tục, hoặc chửi thề om tỏi lên thì mới biết là đã muộn, vì nó đã học lỏm được những câu nói tục tằn của bọn trẻ bên ngoài! Khó nỗi, con chim khi đã “thuộc bài” thì lại nhớ rất dai, và lại siêng năng lập đi lập lại khiến người nuôi không còn gì xấu hổ bằng...

Được cái may là người ngoài khi nghe chim “chửi thề” hay nói tục ai cũng tỏ ra vô tâm cười xuê xòa, và biết là do trẻ con ngoài đường dạy bậy chứ không ai tin chủ nuôi lại dạy cho chim những câu gàn dở như vậy!

Cách tập luyện:

Nếu muốn tập cho con chim biết nói và chi nói những câu do mình tự dạy cho nói thì chỉ có cách là nuôi cách ly nó ra một nơi thật sự yên tĩnh. Nếu không, ta cũng nên treo lồng hay đem chuồng vào trong nhà, và cảnh giác người nhà không được dạy cho chim nói những câu “ngoài chương trình” mà mình đã định sẵn.

Tất nhiên, gặp trường hợp nhà ít người, lại là người lớn thì ý muốn trên rất dễ thực hiện. Ngược lại, nếu nhà đông người, lại có trẻ con, nhất là trẻ con “rắn mắt” thì... ta sẽ gặp cánh trớ trêu “tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa” ngay!

Theo nhà Điểu học David Alderton, tác giả cuốn sách Vous Et Vos Oiseaux de Cage Et De Volière và nhiều Nghệ nhân chuyên nghiệp khác thì ta phải lập cho chim một nơi để dạy riêng biệt. Có thể gọi đó là Phòng Học.

Phòng học:

Phòng học cần phải được giữ sự yên lặng tuyệt đối, khòng để một tiếng động nào lọt vào, kể cả tiếng chuông điện thoại hoặc chuông cửa. Có như vậy, chim mới tập trung nghĩ vào việc học.

Phòng phải hơi tối vì với ánh sáng nhá nhem, con chim dễ tập trung ý nghĩ vào việc học hơn. Như vậy, ban ngày ta chỉ cần đóng bớt cửaa là được. Nếu dạy vào ban đêm thì nên dùng đèn điện với cường độ ánh sáng vừa phải. Tuyệt đối không nên dùng đèn dầu, vì sẽ hắt bóng vào tường khiến chim sợ hãi hoặc cứ nhìn vào bóng chập chờn trên vách mà “lo ra”, không tập trung ý nghĩ vào việc học.

Giờ học:

Mỗi ngày ta có thể chia ra nhiều buổi học cho chim. Sự qui định này phải căn cứ vào thì giờ rỗi rãnh của mình nhiều ít ra sao. Có thể chia ra hai buổi sáng và chiều. Nhưng thời gian dạy của mỗi buôi không nên kéo dài quá năm phút. Không nên dạy nói buổi tối, vì tối nên cho chim ngủ sớm.

Cách dạy:

Khi bước vào phòng, thì người dạy chim phải đứng sát cạnh lồng, hay chuồng. Tay vịn vào đó càng tốt và mở đầu tiết dạy (5 phút) ngay.

  • - Dạy một tiếng hay một câu nào thì chỉ lặp đi lặp lại tiếng hay câu đó thôi.
  • - Ta cứ phát âm thật to, thật rõ và thật chậm như cách nói chuyện bình thường. Nên nhớ là giọng nói của ta lên xuống, trầm bổng thì con chim sau này cũng bắt chước phát âm y như vậy. Khả năng của chúng còn bắt chước đúng giọng của người dạy, dù đó là đàn ông, đàn bà hoặc bé trái, bé gái. Ta chỉ cần nghe giọng của chúng là nhận ra được đúng giọng của mình ngay.
  • - Tháng đầu ta nên dạy cho chim những câu thật ngắn chừng hai chữ là vừa, như vậy chim mới dễ nhớ. Câu ta dạy không dễ gì chim đủ khôn ngoan để nhái lại ngay. Nó có thể tỏ ra lơ láo hoặc tệ hơn cứ gào lên những câu giọng rừng mà nó biết. Thế nhưng, những câu lặp đi lặp lại rõ ràng và sắc nét của ta sẽ thâm nhập và trí nhớ của chim…Sự thâm nhập đó tất nhiên là rất chậm. Chẳng hạn chỉ một câu “Chào khách” đơn giản mà ta phải dạy cả tuần, lặp đi lặp lại hàng mấy trăm lần con chim mới thuộc và nói ra. Tuy nhiên, có nhiều con chim khôn, nó không làm ông thầy phải thất vọng suốt một thời gian dài đến như thế. Vì có nhiều câu chỉ cần dạy hôm trước, hôm sau chim đã bắt chước được ngay. Chỉ câu nào chim học thuộc làu thì ta mới dạy sang câu khác. Chim học thuộc làu có nghĩa là ngày nó cứ lặp đi lặp lại một cách nhuần nhuyễn câu nó đã học.
  • - Khi thấy chim học hành tiến bộ, học những câu ngắn không mấy khó khăn thì ta dạy cho nó những câu dài hơn. Kinh nghiệm cho thấy những câu có vần như thơ, chim dễ nhớ hơn.
  • - Xin lưu ý là ngày nào quí vị muốn dạy câu mới thì khi bước vào phòng cũng nên nhắc lại câu học trước đây một vài lần cho chim lặp lại.
  • - Thỉnh thoảng một vài tuần, ta cũng nên dành ra một buổi để nhắc đi nhắc lại những câu cũ mà chim đã thuộc. Khi bài đã nằm lòng thì chỉ cần thầy dạy nói ra là chim nhái lại ngay. Tất nhiên, dù lặp đi lặp lại bài học cũ, ta cũng nên giữ đúng cách phát âm từ trước của mình, tuyết đối không được nói giọng to hơn, hoặc nhỏ hơn, mau hơn hoặc chậm hơn.
  • - Điều cần nhớ là không được sửa đổi câu đã dạy, vì một khi câu đó con chim đã nhập tâm thì nó cứ thế mà nói rõ ra. Vì vậy, khi dạy câu gì, tốt hơn ta nên viết thẳng ra giấy. Bằng chứng cho thấy con chim đã nói một câu tục tĩu thì cả đời nó cứ nói mãi câu đó, ta không còn cách nào giúp nó sửa đổi hay đi được.
  • - Với những con chim tối dạ, ta cũng nên chịu khó kiên nhẫn trong công việc tập luyện của mình, chứ không nên bực mình mà gây cho chim sự sợ hãi.
  • - Việc dạy chim không nhất thiết chỉ một người, mà nhiều người cũng được. Nhưng, nên để cho người này dạy câu này cho chim thật thuộc, mới để cho người khác vào dạy câu khác. Nói cách khác, mỗi tiết dạy chỉ một người “đứng lớp” mà thôi.
  • - Các buổi dạy cần được tiếp diễn liên tục, và tốt hơn là vào giờ nhất định nào đó trong ngày. Nếu dạy một vài kỳ rồi lại nghỉ một vài tháng thì chim dễ quên bài học cũ, và sinh tính lưỡi biếng.
  • - Sau buổi dạy, có thể dùng chim nói bậc thầy treo chung để các chim học nói lẫn nhau. Những chim bậc thầy được học hỏi qua nhiều nên khi mở miệng chỉ nói giọng người, lại là giọng lịch sự, chứ ít khi huýt gió hoặc nói những câu giọng rừng vô nghĩa...

Tâm lý người dạy:

Sự thông minh của giống chim biết nói dù sao cũng có mức hạn chế nhất định. Mỗi con chim nhớ và nói giỏi lắm cũng chi được mươi lăm câu là nhiều. Và bất cứ người nào nuôi chim cũng đặt kỳ vọng vào nó như vậy là đủ mừng rồi! Vì vậy, người dạy chim không nên quá nôn nóng mà phải tập cho mình tính kiên nhẫn tối đa. Chỉ một câu ngắn độ vài từ mà phải lặp đi lặp lại cùng một cách phát âm mẫu mực đến hàng chục, các lần, thì chắc chắn nếu không yêu... “nghề” thì ai cũng bực. Thế nhưng, công việc tập luyện này phái “có công mài sắt có ngày nên kim” thôi, chứ không thể nào gấp gáp được. Vì vậy, từ trước đến nay, chỉ có chủ nuôi do yêu nghề, do quí con chim, nên mới đích thân ra lo việc tập luyện cho chim nói mà thôi.

Thật ra thì bất cứ người nào cũng có khả năng dạy chim nói được, dù đó là đàn bà, trẻ con; dù đó là người có trình độ học vấn rất thấp hoặc không biết chữ nghĩa cũng được. Chỉ cần một điều là người dạy phải biết kỹ thuật dạy, hoặc phương pháp dạy, như những điều chúng tôi trình bày ở trên.

Cách nuôi và dạy chim nói của người mình:

Cách nuôi chim nói của người mình từ trước đến nay thường nằm trong phạm vi nhỏ hẹp gia đình, ai thích thì nuôi một vài con để dạy chúng nói cho vui, chứ ít ai có ý nghĩ nuôi để bán lại cho người khác. Gần dây, đà có một số nghệ nhân bắt tay vào việc nuôi Nhồng và Két với số lượng nhiều để kinh doanh. Tất nhiên phương pháp nuôi của họ có tính mới mẻ và khoa học hơn: họ nuôi bằng hãng cassette, phối hợp với phương pháp tự tập luyện bình thường, và cũng khá thành công.

Theo chúng tôi, chim cảnh biết nói là mặt hàng mới lạ và được nhiều người ưa thích, nhất là người nước ngoài. Vậy ta nên tập cho chim biết nói được nhiều thứ tiếng, như Anh, Pháp, Hoa, Nhật, Việt chẳng hạn. dù chim chỉ nói được tiếng mồi nước chừng vài câu mà thôi, chắc chắn những con chim đó sẽ không bị ế ẩm. Thử hỏi bỏ ra năm hay trăm ngàn, hay vài ba triệu hơn để mua một con chim khôn ngoan như vậy, đâu phải là cái giá quá cao mà sợ ít người với tới? Nhất là những câu nói dí dỏm của con chim quí lại hợp với ý thích của mình...

Phần đông người mình nuôi chim biết nói, không ai chịu khó tập luyện đúng phương pháp. Không phải là họ không biết cách dạy, mà vì do thì giờ rỗi rảnh không nhiều, tất nhiên là còn nhiều lý do khác.

Trong thời kỳ chim bắt đầu học nói thì người nào cũng cố tập cho chim nói một vài câu chào hỏi cho lịch sự, như: “Chào khách ạ!” Hoặc “Má ơi có khách!”, hay tập cho chim gọi tên một số người nào đó trong nhà (thường là tên con cái...). Sau đó thì họ buông lỏng cho con chim học nói bậy bạ từ... những kẻ qua lại ngoài đường!

Từ đó mới có chuyện nhiều con chim cả ngày cứ réo to lên các câu rao hàng: “Bánh bò bánh tiêu đây!” - “Bánh giò bánh dầy đây!”, hoặc “Ve chai” hay “đậu hũ đây!”... do những người mua bán hàng rong này đi ngang cửa rao to lên, nên chim nghe mà bắt chước nói lại.

Và từ đó cũng nảy sinh ra nhiều mẫu chuyện buồn cười là một ngày nào đó có một người bán bánh giò xa lạ nào đi qua, ông ta vừa cất tiếng rao đã nghe có tiếng “người” nhái lại. Người bán bánh cứ tưởng là có người nào đó gọi mình để mua hàng nên dừng xe lại với lòng mừng thầm... Nhưng khi biết được đó là giọng con chim biết nói tinh quái thì... tránh sao khỏi vừa bực vừa buồn cười?...

Những con chim cảnh mà để người ngoài “dạy một cách vô tình như vậy, không ít thì nhiều nó sẽ nói những câu không vừa ý chủ. Chẳng hạn những câu nói bậy bạ, hoặc câu chửi thế mà đám trẻ con vô ý hay cố tình dạy cho nó... Khổ nỗi tập con chim nói câu mới thì dễ, nhưng không ai có cách gì bắt nó quên câu cũ được! May chi chỉ có thời gian, nhưng chờ đến lúc đó thì mình... đã điếc con ráy rồi!

Người phương Tây do nhà cửa họ ở cách biệt nhau, nên nuôi chim biết nói không sợ ai dạy nói những câu bậy bạ. Ở phương tây cũng không có cảnh người bán hàng rong, không có ai rao hàng ỏm tỏi ngoài phố nên con chim được chủ nuôi dạy gì nói nấy. Họ thường dạy cho chim (thường nuôi Két và Nhồng) thuộc tên riêng cùa nó (do chủ đặt), hoặc gọi tên người chủ (hay tên một thành viên nào đó trong gia đình), rồi địa chỉ nói tóm tắt như phố gì, tỉnh gì?...), có người còn dạy cho chim nói sổ điện thoại của nhà mình.

Sở dĩ họ dạy chim nói những điều đó là phòng khi sợ chim bị sống chuồng để trình với đồn cánh sát hoặc đăng báo mà chuộc lại. Tất nhiên, họ cũng dạy cho chim những câu chào hỏi thông thường như người mình đã dạy...

Kết luận

Tóm lại, muốn nuôi các giống chim Nhồng, Sáo, Quạ, Két, Cưỡng biết nói được tiếng người thì ta phải nuôi chúng từ nhỏ, lúc cánh còn lông ống. Nuôi loại chim non này thì vất vả trong biệc cho ăn và ủ ấm, nhưng cực khô cũng chỉ độ vài ba tuần là nhiều vì hơn tháng tuổi chim non đã biết tự ăn uống.

Trong thời gian thuần dưỡng cho đến lúc tập nói ta phải thường xuyên tìm dịp sống gần gũi với chim aể chim dạn người, gặp người là không né tránh bay nhảy... Ta cũng phải chăm sóc cho chim chu đáo từ khâu ăn uống đến vệ sinh lồng, chuồng...

Xin được lưu ý quí vị là chim không biết nói, mà chỉ có khả năng nhớ dai và lặp lại nguyên văn lời nói của chủ nuôi. Thậm chí, nếu người dạy là phụ nừ hay trẻ con thì giọng của chim sẽ êm ái, nhẹ nhàng, nếu người dạy là ông già thì giọng nó sẽ khản đục ồm ồm khó nghe. Vi vậy, khi dạy chim nói ta nên phát âm vừa chậm rãi vừa nhẹ nhàng và nói cho rõ tiếng. Nên chịu khó kiên nhẫn lặp đi lặp lại một câu ngắn độ vài ba âm trong nhiều lần liên tiếp, trong nhiều ngày liên tiếp, cho đến khi chim lặp lại y được câu nói đó thì dạy qua câu khác.

Kinh nghiệm cho thấy những giọng nói to và lạ (người lạ) sẽ giúp chim bắt chước mau hơn. Chẳng hạn chim dễ dàng lặp lại những câu rao hàng của người bán hàng rong đi qua nhà một cách tài tình và mau mắn. Nghĩa là không cần tập luyện nhiều lần mà chim vẫn có khả năng nhớ rõ được! Anh bán kẹo kéo, chị bán bánh mì mỗi ngày chỉ qua lại trước nhà đôi lần, thế nhưng những lời rao hàng quá to của họ đã tác động mạnh vào trí nhớ của chim, giúp chúng lặp y lại như khuôn đúc. Chủ chim nào lại dạy cho chim chửi thề, nói tục, thế mà hầu hết chim nói tiêng người đều vướng phải những câu nói khó nghe này, do chúng bắt chước tiếng gây gỗ chửi bới của trể con hàng xóm...

Những thập niên đầu thế kỷ này, ở nước ngoài, người ta đã tập cho chim hót và nói bằng băng cassette. Tập theo cách này có điều lợi là ít tôn công, lại tập được nhiều con trong một lúc.

Trong nhà có một vài con chim biết nói cũng tạo nên niềm vui lớn cho mọi người.

Tập luyện một con chim rừng biết nói là chuyện tốn nhiều công sức, nhưng kết quả đem lại giúp ta mãn nguyện gấp nhiều lần.

Chọn và nuôi chim biết nói

Xem bài viết chi tiết:

https://chomeocanh.com/chim-canh/chim-biet-noi/

Nuôi chim biết nói, tức là chọn nuôi một giống chim nào có khả năng bắt chước được tiếng người, mà mình thích nhất. Vì tùy nuôi mục đích chính là để nghe giọng nói, nhưng thật ra, người nuôi cũng chuộng phần vóc dáng để nuôi làm cảnh cho vui mắt nữa.

Theo chúng tôi được biết, từ trước đến nay, người mình chỉ nuôi những giống chim sau đây để tập chúng nói giọng người, đó là các giống:

  • Nhồng, còn gọi là con Yểng, còn có tên là Liều Ca, hay Tần Cát Liễu.
  • Két, còn gọi là con Vẹt, hay chim Anh Vũ.
  • Sáo còn gọi là Hàn Cao, hay Bát Bát Điếu. Nó còn có tên là Cù Dục.
  • Cưỡng, còn gọi là Cà Cưỡng, hay chim Bạch Luyện Thước.

Bốn giống chim trên nước mình đều có nhiều, lại dễ nuôi do ăn uống dễ dãi nên xưa nay được nhiều người chọn nuôi.

Với người ngoại quốc, chim được chọn nuôi nhiều nhất là Két, do Két có màu lông đẹp, vóc dáng đẹp lại khôn ngoan. Kế đó là chim Nhồng. Nhồng ở nước ngoài cũng được đánh giá là loài chim quí, do khả năng bắt chước tiếng người của nó quá xuất sắc không có giống chim nào sánh kịp.

Cách tập luyện chim nói của người ngoại quốc thường có bài bán, tỉ mỉ và cẩn thận, do đó chim không nói những câu bậy bạ, khó nghe. Chúng tôi xin đề cập những vấn đề này ở những trang sau.

Giống chim biết nói tuy ít, nhưng thiết nghĩ số lượng đó cũng đủ làm vừa lòng mọi người, vì thường mỗi nhà dù có thích lắm cũng chỏ chọn nuôi một vài con trong nhà. Ai cũng biết công tập luyện cho một con chim tuy không nặng nhọc, nhưng lại quá tốn hao nhiều thì giờ. Trừ trường hợp nuôi để kinh doanh, người ta mới nuôi số nhiều, vì như vậy mới có lợi.

Phải nuôi chim con

Nuôi chim biết “nói” ta phải nuôi chim con chưa giập bọng cứt, nghĩa là ta phải bắt chúng về nuôi khi chim chưa đủ lông đủ cánh, còn nằm trong tổ há mỏ đòi ăn.

Chim đã ra khỏi ổ, tức là chim chuyền, thì dù có khéo tập luyện, lớn lên chúng chỉ biết siêng nói gió, chứ không thể có khả năng bắt chước nhái được giọng người. Tất nhiên với chim bổi, là chim đà trưởng thành ở ngoài rừng, dù đó là giống mau mồm mau miệng như Nhồng, dù nuôi lâu năm thì chúng cũng câm... như hến!

Chim con còn nằm trong ổ bắt về (hay mua ở chợ chim) là chim còn khờ dại, chúng cơ hồ chỉ biết nằm yên hoặc xoay quanh một chỗ, miệng lúc nào cũng há choạc ra với làn da non vàng khè để đòi chủ nuôi đút mồi cho ăn. Nhưng kinh nghiệm cho thấy những chim con càng non ngày tuổi, tuy khó nuôi, nhưng khi lớn thì mau khôn nghĩa là chúng mau biết nói và nói siêng hơn, lại dễ tập luyện hơn. Tóm lại, chim mới ba tuần tuổi trở lại nuôi mới cho kết quả tốt.

Cách chọn lựa:

Với chim con còn quá khờ dại mươi lăm ngày tuổi thì phải chọn lựa theo những tiêu chuẩn nào đây?

Tất nhiên, với chim quá non ngày nầy ta chỉ có khả năng chọn nuôi những con có sức vóc khỏe mạnh, có các bộ phận trên mình như mỏ, mắt, nói chung là phần đầu, đôi cánh, chân, ngón, móng đều lành lặn, không bị thương tật gì là được.

Xin quí vị đừng hời hợt trong việc chọn lựa này vì con chim chưa biết nói thì nó vẫn là con chim rừng tầm thường, chưa quí, nhưng khi chim đã nói sõi được giọng người thì nó là con chim vô giá, ít ra cũng có giá trị cao. Nếu thử hỏi, lúc đó trên mình chim có vài ba tật bệnh bẩm sinh thì có phải giá trị của nó bị giảm sút hay không? Và lúc đó, quí vị sẽ tưởng tượng ra nỗi thất vọng của mình lên đến mức độ nào? Vì vậy, khắt khe trong việc chọn lựa chim nuôi là việc cần làm, ai dễ dãi với chính mình trong việc này, coi như đã chuốc lấy trước sự thất bại...

Chim còn nhỏ, tuy mắt chưa mở, hoặc mới mở, mà chỉ cần nghe tiếng động khẽ bên ổ đã biết siêng năng há choạc mỏ ra đòi ăn là chim có sức khỏe tốt. Trái lại, những chim con nào mà lúc nào mỏ cũng chúi xuống ổ, cơ hồ như lúc nào cũng ngủ gà ngủ gật là chim sức khỏe yếu, nuôi khó sống được. Chim phàm ăn là chim nuôi mau lớn. Chim biếng ăn là chim suy, mầm mống của tật bệnh đã tiềm ẩn trong nó...

Xin được lưu ý quí vị, chim con mới nớ được một buổi, lâu lắm là một ngày, chúng đã tự động biết há mó ra đòi chim mẹ đút mồi. Và trong hai tuần đầu, mỗi ngày nó há mỏ trên trăm lần để đòi mẹ đút mồi, dù bụng đang no cũng vậy. Ngày tuổi chim con càng lớn thì động tác đòi ăn sẽ giảm bớt lại, trừ trường hợp chim cha mẹ không đủ mồi để đút cho con. Chim lớn ngày tuổi, được ăn no là ngủ vùi bên nhau...

Với chim quá non ngày tuổi, ta không thể nào chọn được trống mái, mặc dầu tất cả giống chim biết nói vừa kể ở trên, khi lớn, ta cũng khó lòng phân biệt được giới tính của chúng.

Có điều may mắn là tất cả giống chim biết nói, trống hay mái cũng đều có khả năng nhại được tiếng người! Nhiều người nuôi chim cảnh lâu năm còn nghiệm thấy rằng, chim mái thường siêng nói hơn chim trống!

Thế nhưng, kinh nghiệm cho chúng tôi thấy, chim mái thường có tuổi thọ ngắn hơn chim trống. Thí dụ: nhồng trống tuổi thọ của nó là tám năm, nhưng nhồng mái chỉ sống được ba năm là nhiều. Giải thích điều này, nhiều nghệ nhân giàu kinh nghiệm cho rằng: có lẽ do chim mái tức trứng mà chết (?)

Sự chết của những con chim này thường không tỏ ra dấu hiệu gì báo trước cả. Đang mạnh khỏe, đang nói huvên thiên, chúng bỗng lăn cù ra chết.

Trong những trường hợp này, thường thì do quá thương tiếc cho chim quí, nên chủ nuôi chỉ đem chim đi chôn, chứ không ai nờ lòng nào (hoặc không biết cách) đem xác chim ra mổ xẻ để tìm ra nguyên nhân cái chết nó ra sao: có phải đó là chim mái, và chết là do tức trứng mà chết hay không?

Từ “tức trứng” mà chủng tôi nói ở đây là do buồng trứng của chim mái phát triển bình thường, nhưng do nó không được sống chung với chim trống, sự sinh sản bị bê tắc do đó mới bị chết.

Có những chim mái tới kỳ rụng trứng, vẫn đẻ... đại trong lồng nuôi một trứng, có con hôm sau hoặc vài ngày sau đẻ thêm một trứng nữa. Nhung chim mái nầy có tuổi thọ cao hơn những con mái khác.

Với chim Cưỡng thì nhiều người thích nuôi loại Cưỡng bông, tức là chim có nhiều khoảng lông trắng, nhất là phần bụng, ở trên mình. Loại Cưỡng bông dễ phân biệt trống mái: chim trống thì phần lông trắng trên mình nhiều, nhất là ở phần đầu và bụng; còn Cưỡng mái trên mình phủ nhiều lông xám tro, những đốm trắng vừa ít vừa mờ nhạt, u tối.

Cách chăm sóc ban đầu:

Điều mà ai cũng biết là chim con rất khó nuôi, nhất là những chim còn quá non ngày tuổi. Với những chim sơ sinh này, nếu không có kinh nghiệm nuôi dưỡng, ta dễ gặp thất bại, là chim chết do bị lạnh và do đói khát...

Trong đời sống tự nhiên, chim con được chim cha mẹ úm kỹ trong suốt tuần đầu. Chim mẹ thì nằm ủ con suốt ngày trong tổ, trong khi đó thì chim trống tất tả tìm mồi để nuôi cả bầy con với chim mái. Ban đêm khí trời thường trở lạnh, nhất là nứa đêm về sáng, sức nóng tóa ra từ thản chim cha mẹ mới đù sức sưởì ấm cho chim con.

Chim con cũng tìm được nguồn nhiệt lượng từ bản thân cùa chúng. Vì vậy, trong tổ mà có nhiều chim con thì chúng đỡ bị lạnh hơn.

Sau tuần đầu, chim con đã bắt đầu khôn lớn, có khả năng chịu lạnh giỏi hơn. Mặt khác, thân nhiệt của chúng cũng cao hơn trước, nên có thể tự truyền hơi ấm cho nhau, từ con nọ sang con kia trong ban ngày. Đêm lại, vẫn có chim cha mẹ vào ủ ấm cho đến khi tan đàn ra khỏi tổ.

Sau tuần đầu, do sức tiêu thụ thức ăn của chim con đòi hỏi nhiều hơn, nên chim mẹ phải rời tổ để cùng chung sức tìm mồi nuôi con với chim cha. Suốt ngày, hai vợ chồng chim cứ đi đi về về các bận mới đủ mồi nuôi con. Và bầy chim con trong tổ, ăn no cứ việc ngủ, chỉ lúc nào thấy động ở cửa tổ mới há choạc mỏ ra đòi ăn...

Mặc dầu được nuôi nấng kỹ như vậy, nhưng số lượng chim sơ sinh bị chết yểu trong thiên nhiên vẫn không phải là con số nhỏ. Một phần do mùa sinh sản của chim thường là mùa mưa. Mùa mưa thì khí trời lạnh lẽo, ưỡt át, những ngày mưa bão chim con thường bị đói vì chim cha mẹ không thể tìm đủ thức ăn để nuôi con.

Chim con bắt về nuôi bộ tại nhà, tất nhiên ta phải có phương pháp nuôi dưỡng đặc biệt mới thành công được.

Làm tổ nhân tạo:

Chim non vốn còn khờ dại, cả ngày chỉ xoay quanh một chỗ, cho nên ta phải làm cho nó một cái tổ, giống như chiếc tổ mà cha mẹ chúng đã làm để “cô lập” chim một nơi. Tổ có thể là một cái hộp thiếc, hộp các tông trong đó có lót rơm rạ, cỏ khô, hoặc xơ dừa xe nhỏ hoặc giấy vụn chẳng hạn. Điều đạt yêu cầu là làm sao tổ phải đủ êm, ấm, và điều cần là lúc nào cũng phải khô ráo, sạch sẽ.

Chim con do tiêu thụ thức ăn quá nhiều, nên phóng uế cũng nhiều, vì vậy, hằng ngày hoặc hàng buổi ta nên thay lớp rơm rạ lót bên trong. Chim mà được sống nơi khô ráo, ấm áp thì không bị bệnh và lớn rất nhanh.

Tổ chim nhân tạo phải được đặt vào nơi thoáng khí, mát mẻ, không có gió lùa. Nếu chim còn quá non, ta nên tìm cách che chắn chung quanh tổ để cho chúng được sống ấm áp. Đó là ban ngày. Ban đêm, dứt khoát ta phải chong đèn, tốt hơn là bóng đèn điện để sưởi ám cho chim.

Nên điều chỉnh độ cao thấp của bóng đèn, sao cho chim đủ ấm là được. Hễ thấy chim ngủ yên là biết nhiệt độ trong tổ vừa đủ ấm. Ngược lại, thấy chim con cứ xoay trở cả đêm thì một là nó bị lạnh hay bị nóng quá. Khí hậu trong môi trường sống mà thái quá như thế này đều có hại cho sức khỏe của chim non.

Trong khi ngoài trời mưa bão, hoặc khí hậu trở lạnh bất thường, dù là ban ngày, ta cũng nên dùng đèn sưởi ấm cho chim non. Với bóng điện thì tiện lợi, nhưng với việc chong đèn dầu thì nên tìm chỗ đặt đèn cho thật vững vàng để tránh tai họa có thể xảy ra.

Công việc sưới âm cho chim tuy có vất vả đối với chủ nuôi, vì việc chăm sóc này chẳng khác nào chăm sóc cho con mọn, nhưng có điều mừng là chỉ khó nhọc trong vài tuần mà thôi. Khi chim đã hơn tháng tuổi thì trừ những lúc khí hậu hạ thấp đột ngột, ta không cần sưới ấm cho chim nữa!

Đút mồi cho chim non:

Chim con tiêu thụ một lượng thức ăn trong một ngày rất lớn, chúng tiêu hóa cũng nhanh, ăn đến đâu là gần như phóng uế đến đó. Chính vì có đàn con háu ăn như vậy nên chim cha mẹ cả ngày cứ phải lùng sục trong bụi trong bờ để tìm con sâu, con giun, con dế về nuôi con. Chim con vừa háu ăn lại vừa ăn tạp, cha mẹ có đút mồi gì chúng cũng “nạp” hết vào bụng, không từ chối món gì.

Chính vì khổ sở trong việc tìm mồi nuôi con như vậy, nên sau mùa sinh sản, chim cha mẹ bị xuống sức thảm hại. Mùa chim thay lông kế sau mùa sinh sản là do lý do này.

Chim con nuôi tất nhiên là chủ nuôi không cho ăn tạp. Với Nhồng, Sáo, Cưỡng gì cũng vậy, thức ăn của chim con có thể là cơm nóng và cào cào. Cơm nóng có thể đút từng hột, từng cục nhỏ cho đến khi chim no bụng. Cào cào nên lựa loại non, ngắt bò chân cẳng rồi nhúng nước trước khi cho chim ăn. Sau mỗi lần ăn, ta nhớ cho chim uống nước, bằng cách dùng compte goutte hút nước bơm nhẹ vào miệng chim. Nhiều trường hợp, chủ nuôi quên cho chim non uống nước, khiến chim bị chết khát một cách oan uổng.

Xin được lưu ý quí vị, là giống chim chịu khát rất dở. Chim non bị khát một buổi sức khỏe bị suy trầm trọng, thân thể nó nhược hẳn đi, không đủ sức há mỏ đòi ăn, và như vậy là khó tránh được cái chết.

Chim non hễ đói, mặc dầu trong bầu diều vần còn lưng lửng thức ăn, nó gặp người lại gần vẫn há choạc        mỏ ra đòi ăn như bị... bỏ đói cả ngày rồi vậy. Thế nhưng khi bụng đã no thì dù có cạy mỏ nó cũng không chịu hả. Khi no bụng, chim non gục đầu xuống và lim dim ngủ. Giấc ngủ đến với nó rất nhanh.

Chim trong thời kỳ còn nhỏ ta nên chịu khó siêng đút mồi cho nó. Mỗi lần đút mồi nên cho chim ăn thật no. Có thể cho chim ăn từng bữa. Chim nửa tháng tuổi, mỗi bữa cách nhau độ nửa giờ. Từ hai mươi ngày tuổi đến một tháng tuổi, thời gian giữa hai bữa khoảng một đến hai giờ.

Ta có thể cho chim ăn từ lúc sáng sớm cho đến tám giờ tối. Và, sau đó là cho chim ngủ.

Loài chim cũng như các loài thú nhỏ, giấc ngủ đến với chúng rất nhanh và êm ái. Nếu được ngủ no giấc trong sự ấm áp, chim rất mau lớn và mạnh khỏe. Vì vậy, tối nào ta cũng cho chim con ngủ sớm, và ngủ đúng giờ.

Chúng tôi xin được phép nhắc lại là quí vị nên nhớ cho chim con uống nước đầy đủ, nhất là trong mùa nóng nực. Nhiều người nuôi chim lâu năm nhưng lại thiếu kinh nghiệm này, do đó nhiều trường hợp chim chết vì khát nước mà không hiểu tại sao. Tốt hơn hết, ta nên tập thói quen mỗi lần đút cào cào cho chim non ta nên nhúng vào nước và sau mỗi bữa ăn, ta nên bơm ít nước cho chim non.

Khi chim đã biết ăn thì tùy vào giờ rỗi rảnh trong ngày của mình ít hay nhiều, mà cho chim ăn có bữa, hoặc là đặt thức ăn thường trực trong lồng để chim đói lúc nào thì ăn lúc ấy... Nếu cho chim ăn quá no, chim con có thể chết vì bội thực.

Sự tuyển chọn:

Do chim biết “nói” là chim quí lại do mình khổ công tập luyện có khi vài ba năm mới thành thuộc, nó lại sống bên mình nên lâu ngày quen hơi bén tiếng, vì vậy ai ai cũng muốn đó là con chim thực sự có “tài sắc” vẹn toàn.

Nhưng tài cùa con chim là gì?

Đó là sự thông minh của nó, thể hiện qua sự bắt chước tài tình những câu mà chu nuôi dạy dỗ nó nói. Chim có tài là chim nói được nhiều câu dài ngắn khác nhau, lại nói với giọng rất rõ ý như giọng người vậy.

Còn sắc của con chim là gì?

Đó là thân thể cân đổi, khỏe mạnh không chút thương tật. Mặt khác, nó còn có bộ lông mượt mà ngời ánh sắc khiến ai nhìn cũng ưa.

Muốn có con chim đẹp như vậy, tất nhiên ta phải chọn lựa kỹ càng. Việc chọn lựa này không phải là một lần mà có thể nhiều lần, nhưng dù sao thì cũng phải chấm dứt khi chim bắt đầu biết nói gió, tức là trước khi nó được năm tháng tuổi. Nhiều người phải nuôi vài ba con chim con, để rồi sau đó chọn lần ra mà nuôi tiếp. Những chim tật bệnh tất phải thải ra, không nên tiếc.

Vì răng, chỉ cần con chim bị cụt một chiếc móng không thôi, mặc dầu các bộ phận khác vẫn tốt đẹp, con chim đó cũng bị giảm giá rất nhiều.

Chính vì lẽ đó nên khi chọn chim nuôi, người nào cũng tỏ ra khó tính trong việc chọn lựa, để tránh sự lầm lẫn đáng tiếc.

Ngay với những chim kén ăn, hoặc càng lớn càng nẩy sinh những nết hư tật xấu, ta cũng nên loại bỏ trước thời kỳ tập luyện cho chúng. Vì rằng, cái vốn bỏ ra nuôi con chim dù cao cũng không sánh bằng công khó của ta dành tập luyện cho nó suốt một vài năm. Hơn nữa, khi nuôi con chim không được vừa ý như vậy, ta cũng bớt phần hăng hái trong việc tập luyện, khi biết trước rằng cái công khó mình bỏ ra sẽ chỉ là... công Dã Tràng!

Tóm lại, do muốn nuôi những chim con còn non ngày tuổi để sau này khôn hơn, nên việc nuôi dưỡng chúng trong thời gian đầu thật khó khăn, nhất là đối với những ai chưa nhiều kinh nghiệm. Lạnh quá hay nóng quá trong việc úm chim cũng đều có hại cho sức khỏe của chim con. Mà đói ăn thiếu uống chim cũng suy yếu, dễ dàng chết yểu.

Những chim qua được giai đoạn ấu thơ vẫn chưa hẳn là chim tốt. Người chủ cần phải thận trọng trong việc lựa chọn để tìm ra những chim vừa ý với mình mới tiếp tục nuôi để tập luyện sau này.

Hãy tạo mối quan hệ giữa chim và chủ nuôi

Trong việc nuôi chim biết nói, điều quan trọng là ta phai tạo cho bằng được mối quan hệ tình cảm giữa mình và chim, sao cho càng ngày càng khắn khít càng tốt.

Chim khi gần người mà sợ hãi, né tránh, cố tìm kẽ lồng mà chui rúc thoát thân, thì trở ngại rất nhiều trong việc tập luyện sau này.

Nói cách khác, chim nuôi cần phải dạn dĩ, xem chủ nuôi như bạn thân thiết, nghĩa là chỉ khi nào nó đặt sự tin cậy tuyệt đối vào người chủ thì việc tập nói cho chim mới thành công như ý mong muốn của mình.

Muốn vậy, chủ nuôi, dù là một hay vài người, luôn luôn phải cố tạo mối thân thiện với chim nuôi theo “bài bán” sau đây:

  • Mỗi khi gần gũi, tiếp xúc đều tỏ sự thân thiện tuyệt đối, nghĩa là không tạo nên một cử chỉ, hành động nào khiến cho chim nuôi phải sợ hãi, dù nhỏ.
  • Trong thời kỳ còn đút mồi, mồi lần đến gần chim là nhớ cho ăn, cho uống no nê. Được sự chăm sóc này, chim sẽ dễ dàng đặt nặng sự tin cậy tuyệt đối vào người, và quên đi bản tính nhút nhát rừng rú của nó vốn đà khắc ghi vào tim óc.
  • Năng vuốt ve và nựng nịu chim trong lòng bàn tay của mình, dù chim đã khôn lớn, được năm bảy tháng tuổi trở lên... Công việc này nên thực hiện liên tục nhiều lần trong ngày càng tốt, và chớ để gián đoạn trong một thời gian dài. Kinh nghiệm cho thấy, con chim trong một thời gian dài chừng vài tuần nhật không được chủ chăm sóc vuốt ve, nó trơ nên nhát, và khó tập lại cho thuần thục như trước được.
  • Con chim dạn nhưng lỡ bay ra khỏi lồng nên lừa thế để bắt lại một cách êm thắm. Sự rượt đuổi, vồ chụp thô bạo sẽ làm chim hoàng vía và từ đó không còn dạn dĩ với chủ nuôi nữa…

Đó là chuyện người đối với chim. Còn chim đối với người thì hoàn toàn dựa vào điều kiện đối xử của chủ nuôi đã dành cho nó.

Do được nuôi dưỡng và chăm sóc cẩn thận từ lúc còn non dại nên chim con dễ bị... đánh lừa, tưởng chủ nuôi ìà cha mẹ ruột của nó.

Lúc nhỏ nó được chủ nuôi nâng niu trìu mến giữa lòng bàn tay diệu hiền và ấm áp, lúc nào người chủ cũng tỏ dạ thương yêu và bảo vệ nó khỏi bị té ngã, khỏi sự hãm hại của những thú nuôi trong nhà như chó, mèo tấn công...Và nhất là , không bao giờ chủ nuôi tỏ ra một cử chỉ hay hành động mạnh bạo nào khiến chú chim con phải hết hồn sợ hãi.

Sống gần người chủ, chim được sống ấm áp và no nê. Mỗi lần chủ đến gần là chim được đút mồi, khiến nó có thói quen hể thấy bóng dáng chủ lại gần là há mỏ đòi ăn.

Có những con chim con không những đã biết ăn rành, thậm chí đã ba bốn tháng tuổi, thế mà thói quen há mỏ đòi ăn khi gặp chủ nuôi đến gần, nó không thể bỏ được. Gặp những con chim “lớn tồng ngồng mà còn “nhõng nhẽo” đòi ăn như vậy người ta khen đó là... chim khôn nên lại càng thương yêu nó hơn!

Từ đó mối thân thiện giữa chim và người tự nhiên hình thành, và ngày qua ngày, càng lúc tình cảm đó càng được gắn bó sâu đậm hơn.

Tình cảm của chim nuôi đối với chủ nuôi biểu tỏ qua sự tin cậy tuyệt đối: nó không còn biết sợ hãi mỗi khi tiếp xúc và gần gũi với chủ nuôi. Dù sau này chim đã thực sự khôn lớn nhưng sự tin cậy đó vẫn còn, cái bản chất “rừng” hung bạo nhất, không còn mảy may đối với chủ nuôi của nó nữa.

Khi niềm tin yêu đã đạt ở điểm cao nhất thì:

  • Thấy chủ nuôi đến gần chim không những không né tránh mà còn tìm cách đến gần để nhận sự vuốt ve. Nên nhớ là loài chim chóc rất giàu tình cảm, chúng thích được bạn bè đồng loại đến ‘trò truyện”, mơn trớn rỉa lông tỉa cánh cho nhau.., cho nên mọi cử chỉ vuốt ve trìu mến của người chủ đều tạo cho chim cảm giác thoải mái cần thiết, đến nỗi thiếu thốn là nó nhung nhớ…
  • Nó đặt sự tin cậy tuyệt đối vào lòng dạ của người chủ mà nó tin là hiền từ. Nó sẵn sàng mặc cho người chủ nhấc nỏ nó trên lòng bàn tay, và cứ đứng yên như vậy không nghĩ đến sự thoát thân. Đã thế, chim nuôi còn tò sự âu yếm bằng cách dùng mò gặm nhẹ hay mô vào các ngón tay, vào mu bàn tay của người chủ.
  • Khi được thả ra sân, ra vườn trong chốc lát để khỏi tù túng, chim cũng quanh quẩn trong nhà, quanh vườn. Và khi chủ bắt lại, nó cũng không hề né tránh...

Tất nhiên, người nuôi chim con nào cũng muốn nuôi được con chim thuần thuộc như vậy cả. Con chim thuân thuộc được coi là con chim khôn. Chim này dễ dạy, nên ai cũng muốn duy trì mãi mối quan hệ tình cảm giữa chim và mình.

Điều này, như trên chúng tôi đà trình bày, sự chủ động là do ở chủ nuôi, càng hạn chế sự sợ hãi ở chim đối với mình càng ở mức thấp nhất càng tốt thì chim sẽ không còn nhát người nữa.

Điều này cũng có nghĩa là nên tránh cho chim khỏi bị người ngoài chọc phá, nhất là trẻ con nghịch ngợm. Chim mà biết ọ ẹ năm ba tiếng, một vài câu là đủ sức hấp dẫn lôi cuốn trẻ con quanh vùng tụ tập đến... chiêm ngưỡng. Trước tiên là chúng tập cho chim nói bậy, những câu tục tĩu, những câu chửi thề, và sau đó là thẳng tay chọc phá những gì mà chúng vớ được trong tay, như cành cây, hòn sỏi...

Chim mà bị chọc phá thô bạo như vậy thì dù dạn người đến đâu cũng trở nên nhút nhát, gặp ai lại gần là chỉ lo nhảy lồng loạn xạ, không tâm trí đâu mà học hỏi được nữa. Vì vậy việc tập luyện cho chim học nói không phải là việc giản đơn, và ngay cái việc tìm vị trí thích hợp đặt lồng hay chuồng nuôi loại chim này cũng là việc chỉ người có kinh nghiệm mới gặt hái thành công như ý được.

Chọn lồng nuôi và tìm nơi đặt lồng thích hợp

Cũng như cách nuôi các giống chim khác, chim biết nói cũng được nuôi bằng lồng, bằng chuồng, dù là bằng tre, mây hoặc lưới kẽm mắt nhó, và kích thước của lồng lớn bé, cao thấp, rộng hẹp là còn tùy vào mỗi giống chim nuôi.

Người nuôi chim biết nói nào cũng cần phải nắm vững điều đó. Ngoài ra, ta cũng cần biết chọn nơi thích hợp để đặt lồng chim, trong suốt thời gian tập luyện nói, và sau thời hạn đã tập luyện xong. Dĩ nhiên, chim biết nói cần phải được nuôi vào một nơi cố định, chứ không được di chuyển nhiều nơi, như mang đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim như chim nuôi vào mục đích hót hay đá được.

Nói cách khác, mỗi giống chim, tùy theo mục đích nuôi mà có cách tập dượt riêng.

Cho chim vào nề nếp:

Con chim con dưới 25 ngày tuổi thì sống ở trong chiếc tổ của nó, dù là tổ nhân tạo do chủ nuôi làm ra. Sau thời gian đó, chim đã có gần đủ lông đủ cánh nên không chịu nằm yên trong tổ nữa. Nó thích đứng trên thành tổ mặc dầu lúc nào miệng cũng há choạc ra đòi ăn, vì bản thân nó còn khờ khạo chưa biết mò lấy thức ăn, đừng nói chi là tự tìm thức ăn để nuôi sống mình.

Trong đời sống hoang dã, lứa chim non tuổi này cũng thích lò dò đứng ra rìa tổ, và chấp chới tập bay. Khoảng tuần lễ kế tiếp này, bộ lông chim phát triển rất nhanh, và chúng cũng khôn ngoan rất nhanh. Vì vậy, một tháng tuổi là bầy chim con đá theo cha mẹ tập bay...

Những cú tung mình đầu tiên, do chưa kinh nghiệm nên nhiều con té lên té xuống, nhưng chỉ cần một vài giờ sau là chúng đã bay thành thạo, khó lòng rượt bắt được.

Với chim con nuôi ở nhà, được tháng tuổi đủ lông đủ cánh, nó cũng không chịu sống ở trong tổ nữa. Ban đêm, dù ta có đặt chim vào tổ để úm cho ấm, nhưng chim cũng tự nhảy ra ngoài.

Đây là lúc người nuôi phải tập cho chim đi vào nề nếp: phải nhốt chúng vào lồng, bắt chúng sống ổn định trong môi trường mới này, chứ không thả một cách luông tuồng như chim sống ngoài hoang dã.

Các loại Sáo, Cưỡng... nếu nuôi thả tự do trong nhà chung với các loại gia cầm khác, tuy chúng sống lẩn quẩn mài trong vườn nhà, nhưng mười con sẽ không biết nói cả mười. Con nào thông minh lắm thỉnh thoảng mới biết nói gió năm ba điệu nào đó mà thôi. Điều này thật dễ hiểu là chim không có cơ hội được tập luyện. Chim tuy dạn người, nhưng dạn theo cách nuôi thả, chứ không dạn theo cách nuôi lồng: tuy là dạn, nhưng khi cần bắt chúng cũng không phải là việc dễ!

Kinh nghiệm cho thấy có nhiều con chim cho vào nề nếp từ nhỏ, được chủ nuôi tập luyện cho biết nói được vài ba câu, sau đó thả ra sống tự do trong nhà. Con chim đó cuối cùng cũng chỉ lập đi lập lại được những câu đã học, và tệ hại hơn là biếng nói so với lúc còn nuôi ơ trong lồng, mặc dầu chủ nó thường tìm dịp gần gũi để dạy thêm câu mới...

Điều đó cho ta thấy, muốn tập luyện cho chim biết nói, cách tốt nhất là nuôi nhốt chúng trong lồng, hay chuồng, trong suốt thời gian từ nhỏ dại cho đến khi tập luyện xong. Tuy nhiên, với những chim đã nói giỏi thì đâu ai dám thả nữa. Người ta không ngại nó bỏ mình mà đi, nhưng sợ rủi ro đến với nó từ chó, mèo và các loại gia cầm khác tấn công. Trong mấy tháng đầu, chim còn thơ dại, sinh hoạt hằng ngày của nó chỉ có việc ăn, ngủ và nhảy nhót trong lồng. Nếu nó có mở miệng để kêu một vài giọng rừng thì đó chỉ là chuyện bình thường không đáng nói. Thời gian đầu này, ta có thể nhốt tạm chim vào một loại lồng nào cũng được, chật hẹp cũng không sao. Thậm chí đem treo lông chim vào nơi này, nơi khác cũng không gây một ảnh hưởng xấu nào. Chỉ có điều là hàng ngày người nuôi phải tìm dịp để tiếp xúc với chim để chim dạn dĩ thêm.

Những tháng ngày tuổi đời còn thơ dại này, do chưa đủ khôn để biết sợ là gì, đừng nói chi là biết phân biệt bạn và thù, nên chủ nuôi phải tranh thủ gần gũi thường xuyên với chim như tự mình đút mồi cho nó, vuốt ve nó, úm nó trong lòng bàn tay để chim quen hơi với chủ nuôi sau này không còn nhút nhát nữa.

Nhưng, từ tháng tuổi thứ năm trở đi thì ta nên nhốt chim vào chiếc lồng (hay chuồng) thực sự dành riêng cho nó.

Nuôi riêng môi con một lồng:

Giống chim biết nói mà nuôi tập thể, không cách nào dạy cho nó nói tiếng người được cả. Dù đó lả con Nhồng, vốn nổi tiếng là mau mồm mau miệng và dễ tập luyện hơn các giống chim khác!

Chỉ cần nhốt chung mội lồng hai con thôi, cũng đã khó tập luyện rồi.

Chúng tôi đà từng thí nghiệm nuôi chung hai Nhồng con chung một lồng, kết quả thấy chúng chậm biết nói gió đến mấy tháng so với chim nuôi riêng lẻ. Đã thế, chúng cũng không mau mồm mau miệng, cuối cùng cố tập luyện chúng cũng không tiến bộ được gì...

Nuôi chim biết nói, dù là Nhồng, Két, hay Cưỡng... cũng phải nuôi riêng mỗi con một lông, và lông này phải đạt cách xa lồng kia. Tốt hơn hết là đừng cho chúng thấy mặt nhau mới dễ tập luyện.

Người mình vốn có thói quen, nhà nào nuôi chim biết nói thì chỉ nuôi một con mà thôi, vì khả năng tập luyện và nhu cầu của họ cũng chỉ có vậy. Điều này không ngờ lại dẫn đến kết quả tốt đẹp, là chim mau biết nói! Ngộ nghĩnh là có nhiều trường hợp chủ nuôi không cần tập luyện (hay chưa có thì giờ để tập) mà con chim đã nói được nhiều câu, do bắt chước giọng trẻ con và các câu rao hàng của người bán rong ngoài đường phố. Điều này thường xảy ra cho những chim nuôi gần trường học, bến xe, bến đò và chợ búa...

Tuy nhiên, chim mà nói theo cách đó thì chủ nuôi thường không được hài lòng, vì nó toàn nói những câu... không sao nghe lọt lỗ tai được!

Trong trường hợp tập luyện một cách đại trà, nghĩa là tập trung nhiều chim chung một phòng kín để dạy bằng bàng Cassette, thì nên dạy trong phòng tối, không có tiếng động khác bên ngoài lọt vào, dù đó là tiếng chuông điện thoại, thì chim cũng được nuôi riêng lẻ mỗi con một lồng!

Chúng phải được sống trong một thế giới riêng thì mới tập trung tư tương một cách nhanh chóng và hừu hiệu để tiếp thu những giọng lạ mà người nuôi cố tình tập luyện cho chúng.

Ngoài ra, trong thời gian tập luyện, có thể là sáu tháng đến một vài năm, tốt nhất là lồng hay chuồng chim nên đặt một nơi cố định. Nếu bắt buộc phải xê dịch thì nên coi đó là chuyện bắc đắc dĩ phải làm.

Lồng chim được đặt vào một chỗ cô định cũng là cách tập cho chim đi vào nề nếp, khiến tâm trí của nó không bị lãng giải vì môi trường sống khác lạ bên ngoài chi phối.

Với chim nuôi hót và đá, việc di chuyển lồng qua lại từ nhà đến nhiều nơi khác, như các tụ điểm chơi chim chẳng hạn, là tập cho chim quen với nhiều môi trường sống khác lạ để khi đi thi chúng khỏi phải bỡ ngỡ. Nhưng với chim biết “nói” thì chúng đâu cần tập dượt với chim ngoài, nên việc di chuyển chỗ ở chi làm cho chúng hoang mang thôi.

Trong suốt thời gian tập nói, sinh hoạt của chim ngoài việc ăn, ngủ ra, là cứ lập đi lập lại những câu nói mà chu nuôi đã dạy cho. Những câu mới học được, chim thường tỏ ra thích chí, cứ nói luôn mồm. Giữa những câu nói vừa học, chúng cũng tiếp tục “nói gió” theo giọng rừng của chúng. Với những chim được tập luyện nhiều năm, nghĩa là đã nói được nhiều câu, thì lối “nói gió” nàv được giảm dần đi.

Việc dạy chim nói tất nhiên càng có phương pháp thì càng đem lại kết quả tốt. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này kỳ hơn trong những trang sau...

Chọn lồng thích hợp với chim nuôi:

Bản tính của chim là thích sống giữa khoảng trời cao đất rộng, thích được sãi cánh giữa bầu trời bát ngát bao la. Nay bị nuôi nhốt trong chiếc lồng (hay chuồng) chật hẹp tất nhiên là không thích hợp với nó. Vì vậy, với loại chim bổi, do quen sống rộng rãi ở ngoài trời, bây giờ bị nhốt vào lồng chật hẹp nó thường trổ lồng mà bay loạn xạ, khiến nhiều con phải vỡ đầu sứt trán.

Với chim con nuôi lên, vốn chưa có dịp bay nhảy ngoài chốn thiên nhiên cao rộng ngày nào, nên chúng dễ thích nghi với môi trường sống tù túng chật hẹp. Vả lại, sống lâu ngày rồi chúng cũng quen đi...

Tuy vậy, để giừ gìn sức khỏe cho chim, và cũng để dễ tập luyện sau này, nghệ nhân nuôi chim đã chế ra những kiêu lồng thích hợp cho từng giống chim nuôi. Chẳng hạn:

  • Lồng chim Chích Chòe Than là từ 48 đến 52 nan là vừa, vì giống chim này vốn nhỏ con và ngắn đòn.
  • Lồng chim Sơn Ca chủ yếu là tạo chiều cao, vì giống chim này có thói quen tung mình lên cao khi cất tiếng hót, và có hót như vậy giọng mới tuyệt hay.
  • Lồng nuôi Họa Mi thì 56 nan là vừa.

Riêng với chim nuôi để “nói” thì nuôi lồng hay nuôi chuồng đều tỏ ra thích hợp với chúng cả.

Lồng thì thường có kích thước chật hẹp, nhưng do chim biết nói ít bay nhảy như nhiều giống chim khác nên ta có thể dùng lồng nuôi Khướu hay Chích Chòe Lửa, loại nan lả vừa. Tuy nhiên, nếu nuói hàng chuồng, dù là kích thước rộng rãi, cũng không phải là chuyện bất hợp lý, khó coi, vì chim càng ở rộng rãi, thì chúng càng có cơ hội để vận động, thân thể được khỏe ra.

Vì vậy, nuôi chim “nói”, nhiều người có ý thích đóng chuồng thật rộng, trên có mái lợp với kiểu cách uốn lượn như mái đình, mái chùa cho đẹp. Chung quanh được vây kín bằng lưới kẽm ô nhỏ. Nhờ vào chuồng chim rộng rải và cao ráo, nên ta có thể trang trí bên trong như dùng cành khô tạo cây giả để chim chuyền qua lại cho vui mắt.

Với chim Két, do có mỏ bén lại bàn tính của nó thích leo trèo ở vách lồng, vách chuồng, nên người ta nuôi két bàng cách cho đứng trên một khúc cây đặt nằm ngang, và dùng thanh tre đèo uốn vòng cung trên khúc cây này để treo lên một nơi nào đó trước hiên nhà. Dĩ nhiên chân Két bị xiềng vào chỗ đứng của nó bằng một đoạn xích sắt nhỏ, giúp nó được phép xê dịch qua lại trong phạm vi khúc cây dài vài ba tấc đó mà thôi...

Khi nuôi quen với loại lồng lộ thiên này, Két cũng bớt phá phách, có con chịu đứng yên hàng giờ trông tội nghiệp.

Két tuy có mỏ bén, cắn thật đau không thua gì cua kẹp, thế nhưng với chủ nuôi “quen hơi bén tiếng”, khi bắt, nó vẫn cắn nhè nhẹ như tỏ sự âu yếm thân tình mà thôi. Tất nhiên với ai cố tình chọc phá thì “chọc Két Két cắn” là chuyện không tránh khỏi!

Chọn nơi đặt lồng thích hợp:

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, lồng hay chuồng chim biết nói nên đặt vào một nơi cố định để chim không bị lãng giải tư tưởng khi phải tiếp xúc với môi trường sống mới với cánh sắc khác lạ, nhờ đó mà dễ tập trung vào việc học tập có kết quả hơn.

Người mình thường có thói quen đặt lồng hay chuồng ở trước sân nhà, trước hiên nhà để làm vật trang trí, vừa tiện cho việc tập luyện cho mình. Sân và hiên nhà vốn là nơi ta thường qua lại, cho nên dù có bận rộn với trăm công ngàn việc, thấy con chim trước mặt, lẽ nào ta lại không nhìn chút thì giờ để đứng lại dạy cho nó nói vài câu!

Hơn nữa, chim biết nói mà nuôi trước nhà thì tiện lắm... vui lòng khách đến. Người mình nuôi chim biết nói vốn có thói quen       dạy chim nói câu chào khách. Khác vừa đến sân mà đã được nghe con chim khôn ngoan nói câu chào hỏi như vậy thì ai lại không vui? Dù sao thì nơi đặt lồng hay chuồng chim biết nói cũng phải chọn những nơi đó điều kiện như sau:

  • Ấm áp: giống chim thích khí hậu ấm áp, vùng nào lạnh lẽo thì chim xù lông, lại sinh ra nhiều bệnh tật. Trong đời sống hoang dã, vào mùa lạnh giá chim thường rũ nhau đi trú đông vào vùng ấm áp hơn, sau đó lại trở về nơi ở cũ.
  • Thông thoáng, mát mẻ: Môi trường sống càng thông thoáng, càng mát mẻ càng tạo cho chim nuôi được sống khỏe mạnh, hiếu động. Nếu môi trường sống mà tối tăm, chật hẹp, ngột ngạt thì chim nuôi không sung. Con chim không sung thì dễ bị suy, và như vậy thì trở ngại trong việc học nói.
  • Tránh nơi có gió lùa: Gió lùa được coi là gió độc, bất lợi cho việc hô hấp của chim, vì vậy, mà có nhiều chim bị chết thình lình, vô duyên vô cớ. Không ai nuôi chim vào nơi có gió lùa. Ngay nơi có ngọn gió lùa độc hại thổi qua, tối lại chủ nuôi lại còn cẩn thận phũ kín áo lồng cho chim, để chim được ấm áp mà ngủ ngon giấc. Với chim Nhồng, người ta còn cẩn thận đóng một cái hộp gỗ như kiểu ổ đẻ của chim Yến Phụng để tập cho lồng tối chui vào đó mà ngủ cho... kín gió! Do chim Nhồng thường có những cái chết vô cớ, tuy nhiên, phần nhiều nó gặp trường hợp trúng gió độc nên mới chết thình lình.
  • Tránh nắng táp, mưa tạt: Giống chim rất thích tắm nắng, tắm nưóc. Nhưng điều đó không có nghĩa là nó có khả năng chịu đựng được với canh bị nắng táp, mưa tạt, nói chung là mưa bão hoành hành... Dù thích tắm nắng, tám nước, nhưng cũng chỉ cần có mức độ nào đó mà thôi. Lồng chim mà bị nắng chiếu vào quá lâu sẽ làm cho chim bị hốc nắng, suy sức. Chim gặp nước cũng chi tắm một vài phút là nhiều. Nơi sống mà ướt át quá chì gây nhiều bệnh tật cho chim mà thôi. Do đó, ta phải che chắn kịp thời khi lồng hay chuồng gặp cảnh nắng mưa bất thường. Lồng chim dặt vào hướng Đông hay Đông Nam là tốt nhất.
  • Tránh nơi ô nhiễm, độc hại: Chim nuôi nhốt dù là giống chim gì ta cũng thường thấy chúng gặp hai chứng bệnh quan trọng sau đây: đó là bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp.

Ta nên nuôi chim vào những nơi có không khí trong lành, khí hậu ôn hòa, tránh ô nhiễm, dù là bụi bặm. Với những nơi không khí độc hại, dù là khói bếp pha vào lồng cũng rất có hại cho sức khỏe của chim. Sống trong bầu không khí ô nhiễm, chim còn ngưng hẳn sự sinh sản, ngưng hót, chứ đừng nói là học nói! Không khí mà độc hại do hóa chất gây ra lại càng nguy. Các cách nuôi chim biết nói của người mình ở trước sân, trước hiên nhà, xem ra hợp vệ sinh nhất.

  • Tránh nuôi nơi có tiếng ồn: Giống chim thích sống ở nơi yên tĩnh. Kỹ thuật nuôi chim biết nói đòi hỏi càng nuôi ở chỗ thật sự yên tĩnh lại càng hay. Ở các nước phương Tây, phòng luyện chim biết nói phải cách ly với những tiếng động của đời sống bên ngoài, kể cả tiếng chuông điện thoại cũng không được lọt vào. Nhờ đó mà chim mới tập trung tư tưởng vào việc ghi nhận những câu học được. Người dạy chim nói cứ kiên nhẫn lạp đi lập lại một câu để cho chim học suốt năm phút liền. Buổi học chỉ ngắn ngủn có vậy nhưng do không có tiếng động lạ bên ngoài chi phối nên chim bắt buộc nhớ bài học được dễ hơn và dai hơn. Sau đó, chim vẫn được sống trong bầu không khí yên tĩnh đó để chờ buổi học tiếp theo vào buổi kế tiếp...

Tóm lại, nếu không biết cách tạo cho chim sống vào nề nếp cần thiết thì việc tập luyện cho chim biết nói sẽ gặp nhiều khó khăn. Yếu tố lồng nuôi và tìm nơi thích hợp để đặt lồng cũng thuộc vào lĩnh vực kỹ thuật tập luyện, không thể xem thường được.

Thức ăn của chim và cách chăm sóc

Trong đời sống hoang dã, chim là giống ăn tạp. Thức ăn mà chúng kiếm được trong rừng cũng chẳng khác gì thức ăn trong vườn cây trái quanh nhà: cũng sâu bọ, côn trùng và trái cáy chín, cùng các loại rau cỏ.

Vào những mùa mưa bão hoặc nắng hạn, đôi khi sâu không có, các loại hột cũng không, chim cũng phải lót lòng bằng những loại rau rừng, và bữa đói bữa no là chuyện bình thường, chứ không phải lúc nào nó cũng được ăn uống no nê, bổ dưỡng như được nuôi trong lồng vậy.

Chim nuôi trong lồng, bao giờ cũng được chủ nuôi chăm sóc kỹ lưỡng, cóng thức ăn bao giờ cũng đầy, cóng nước uống lúc nào cũng trong sạch, chỗ ăn ở lại tươm tất sạch sẽ. Chú ý của người nuôi do quí con chim nên muốn cho chim sung. Vì khi chim đã sung thì nó mới nhanh nhẹn, mới đẹp dáng, mới biểu lộ được tài năng tiềm ẩn trong nó.

Giống chim biết nói cũng vậy, có được nuôi dưỡng đúng mức chúng mới sung sức và phát triển tài nghề sớm hơn. Nuôi vào tháng thứ Năm trở đi, Nhồng, Sáo, Cưỡng đã trổ giọng ồ ề... Két cũng siêng mớ mồm kêu két...két... Trong khi đó, nếu tuổi đời non dại của nó phải “ba chìm bảy nổi” bữa đói bữa no ngoài rừng thì phái trên một năm chim mới mở mồm mở miệng ra được, nhưng có phải líu lo suốt ngày được đâu!

Quí vị cũng thấy đó, con chim rừng tuy hót hay nhưng hót đâu có nhiều: sáng một chập, rồi chiều nếu có siêng thì hót thêm chặp nữa! Con Nhồng, con Cưỡng có cái miệng lanh chanh là thế, nhưng ngoài rừng họa hoạn lắm ta mới nghe được nó cất tiếng kêu. Thế mà khi nuôi nhốt trong lồng thì miệng nói lanh chanh cả ngày, hết huýt sáo, nói gió, bắt chước giọng các con vật chung quanh. Và khi tập cho nói giọng người thì, nếu nuôi vài ba con thì ồn ào chẳng khác nào chợ nhóm!

Tất cả là do được ăn uống no đủ. Vì vậy, thức ăn dành nuôi chim ta không nên xem thường, vẫn biết, chim có nhịn ăn một đôi ngày chim đâu có chết, thức ăn có thiếu bổ dưỡng một thời gian ngắn chim cũng không hề gì; nhưng, nên chăng ta lơ là chuyện đó?

Như trên đã nói, chim nuôi lồng mà để đói ăn thiếu uống là chuyện nên tránh, vì chim đó dễ bị suy. Chim suy thì như quí vị đã biết, nuôi sung trở lại không phải là chuyện giản đơn, vì đây là cơ hội tốt để mọi thứ tật bệnh tấn công, trong đó có bệnh thay lông bất thường, ít ra cũng làm cho chim mất sức đến vài ba tháng...

Mặc dầu giống chim có thể cho ăn tạp vẫn sống, nhưng để tiện cho mình mà cũng lợi cho sức khỏe của chim, chủ nuôi thường chế biến một loại thức ăn cho từng loại chim nuôi. Đó là thức ăn khô, có thể chế biến một lần là ăn được nhiều ngày, miễn là bảo quản tốt, tránh để hôi mốc, hư hỏng.

Thức ăn:

Thật ra, hầu hết chim biết nói đều dễ nuôi, ta ăn thức gì cho chúng ăn thức ăn nấy vẫn sống mạnh.

  • Giống chim Két (Vẹt) thì thức ăn chính là lúa, hột kê (trộn chung mỗi thứ một nửa), bắp trái (để sống). Túng cùng, cho nó ăn cơm cũng dược.
  • Sáo, Cưỡng thích khẩu nhất là cơm và chuối chín (chuối sứ). Thường thì tới bữa ăn chính trong ngày, chủ chim xới ít cơm nóng vào chén cho chim ăn. Loại Sáo Cưỡng cũng thích ăn chút ít ớt tươi xắt nhỏ, trông chúng cũng mổ ớt ăn ngon miệng nhưng mỗi bữa chỉ ăn một trái ớt hiểm nhỏ xíu mà thôi. Chuối sứ chín thì mỗi con có thể ăn được nửa trái, nhưng ăn lai rai cả buổi mới hết. Tuy nhiên, chủ chim thỉnh thoảng đôi ba ngày mới cho chim ăn một bữa chuối cho đủ chất bổ, vì chim ăn nhiều chuối thì tiêu hóa nhiều nên mau làm bẩn lồng. Người ta cũng thường cho Sáo và Cưỡng ăn cào cào, nhưng không nhất thiết ngày nào cũng cho ăn, vì nuôi đạm bạc như vậy chúng cũng sung.
  • Chim Nhồng thì thích ăn cơm trộn với nhiều ớt tươi bằm nhỏ. Lượng ớt mà con Nhồng tiêu thụ cả ngày có thể cả chén chứ không phải ít. Cứ trộn một phần cơm một phần ớt thì Nhồng ãn mới thích khẩu. Bữa ăn mà thiếu ớt (ớt chín) Nhồng ăn không ngon miệng.

Nuôi Nhồng người ta ngại nhất ở khoản tốn kém này, nhất là vào tháng trái mùa ớt, một ngàn đồng chỉ mua được nhúm nhỏ! Nhồng cũng thích ăn chuối sứ chín như các giống Sáo, Cưỡng.

Tuy Nhồng có thân mình chỉ nhích hơn chim Cưỡng một chút, nhưng hàng ngày nó tiêu thụ một lượng thức ăn khá lớn: mỗi bữa ăn chừng nửa chén cơm trộn ớt chưa chắc đã no bụng.

Mặc dầu các giống chim biết nói đều ăn uống dễ dãi, chỉ cơm và chuối thôi cũng được, nhưng cơm thì ăn theo bữa (thường thì cho chim ăn cơm nóng) với chủ nên sợ chim đói, do đó các nghệ nhân nuôi chim liền nghĩ cách chế biến thức ăn khô cho chim ăn tiện lợi hơn.

Thức ăn khô đem lại nhiều điều lợi cho chim và cho cả người nuôi:

  • Pha chế một lần mà có thể để dành cho chim ăn được nhiều ngày. Nếu biết bảo quản tốt thì thức ăn khô để lâu cả tháng vẫn không bị hư hỏng.
  • Thức ăn khô vẫn đủ chất bổ dưỡng cần thiết cho sự sống của chim nuôi, và vẫn giúp chim ăn ngon miệng.
  • Với thức ăn khô, mỗi ngày ta chỉ cần cho chim ăn một lần, nghĩa là đổ thật nhiều thức ăn vào cóng cho chim để chúng có cái ăn cả ngày, đói lúc nào ăn lúc nấy. Chủ nuôi nhờ đó mà đỡ phải vất cả lo cho chim từng bữa ăn như trước.
  • Thức ăn khô giúp chuồng bớt dơ bẩn, hôi hám vì phân chim ít và khô, chứ không nhão nhẹt và nặng mùi như cách cho chim ăn cơm…

Về cách chế biến ra sao, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết trong những bài đề cập cách nuôi từng giống chim ở phần cuối sách.

Tóm lại, thức ăn dành cho chim biết nói cần phải bổ dưỡng, sạch sẽ. Chim phải được ăn uống no đủ thì mới sung sức để phát triển năng khiếu tốt được.

Việc chăm sóc cho chim biết nói cũng giống như cách chăm sóc giống chim hót và đá, vì nhu cầu của chúng cũng đòi hỏi như nhau.

Trong giai đoạn chim còn non ngày tuổi thì ta phài giúp chim sống trong môi trường ấm áp, nhất là ban đêm thời tiết thường trở lạnh. Ngoài ra, ta còn phải siêng năng đút mồi nhiều lần trong ngày để chim con lúc nào cũng được no đủ. Nếu chúng bị ăn uống thất thường, bữa đói bữa no thì không những chậm lớn, mà còn có thể bị chết do quá suy dinh dưỡng.

Tắm nắng:

ánh nắng mặt trời buổi sáng cung cấp sinh tổ D giúp khung xương của chim được cứng cáp và làm tăng phần sinh động của đời sống của chim lên khiến chim nuôi tránh được nhiều bệnh tật, trong đó có bệnh rận mạt sống ấn nấp trong bộ lông chim. Vì vậy, mỗi sáng ta nên treo lồng vào nơi có tia nắng rọi vào để chim được sưởi ấm và phơi phóng bộ lông vù của nó. Nếu chim nuôi chuồng thì cũng nên bố trí nơi đặt chuồng sao cho mỗi sáng đều tiếp nhận được ánh nắng rọi vào, ít ra cũng mươi lăm phút đến nửa giờ mới tốt.

Chim con dù dưới một tháng tuổi, ta cũng nên cho nó sưởi nắng ban mai. Và thời gian tắm nắng cùa chim non chỉ độ đôi ba phút là vừa. Nắng sáng tốt nhất là trước tám chín giờ. Nắng buổi chiều không tốt.

Tắm nước:

Cũng như các giống chim rừng khác, chim biết nói cũng thích được tắm nước, nhất là vào những ngày nóng nực. Không gì thích thú đối với chim bằng cách được ăn no tắm mát. Chúng ta có thể sang chim qua lồng tắm. Sáo, Cưỡng do nuôi từ nhỏ nên lớn lên thả ra cho tắm thỏa thuê, sau đó bắt lại cũng dễ dàng.

Giống chim biết nói thường tắm lâu hơn các giống chim hót. Chúng thường tắm đi tắm lại vài ba chặp mới chịu rời khỏi thau nước mà đi. Sau khi tắm xong, lông được phơi phóng khô ráo, con chim trông tươi tỉnh hẳn lên.

Chim con khoảng dưới tháng tuổi, do thân nhiệt còn thấp ta không nên cho tắm nước. Trừ trường hợp mình chim quá bẩn do phân chim dính khắn vào chân, vào cánh thì ta mới rửa ráy những chỗ bẩn cho sạch lại thôi. Công việc này nên làm thật nhanh và chọn lúc trời nắng ráo để tránh chim con khỏi bị lạnh.

Với chim lớn, nếu có điều kiện, trong mùa nóng nực mỗi ngày ta nên cho chim tắm một lần rất tốt. Khi đã tắm quen thì dễ gặp nước là chim sà vào tắm ngay.

Lột lưỡi:

Với Két, thì không ai lột lưỡi, nhưng với Nhồng, Sáo, Cưỡng thì nên lột lưỡi chim mới mau biết nói và nói giọng rõ ràng hơn.

Thời kỳ lột lưỡi cho chim là lúc chim bắt đầu biết nói gió, và chỉ cần lột lưỡi một đến hai lần, lần sau cách lần đầu khoảng vài ba tháng.

Phần dưới và gần chót lưỡi của chim có một miếng sụn nhỏ màu trắng. Ta dùng móng tay khượi tróc phần đó ra khiến cái lưỡi chim hơi ngắn lại. Việc làm này nên nhẹ nhàng và cẩn thận như vậy mới trách cho chim sự đau đớn.

Chim bị lột lưỡi như vậy có thể bị chyar máu chút ít, nhưng điều này không hại, khỏi cần xức thuốc thang gì cả cũng lành. Nhưng có điều chim có thể sẽ bỏ ăn một ngày do đầu lưỡi bị đau.

Có trường hợp một lưỡi khó khăn, các cụ xưa xoay ra dùng kéo bén hớt một phầu đầu lưỡi của chim, cũng đem lại kết quả tốt. Trong sách Đại Nam Thống Nhất Chí cunhx nêu vấn đề này.

Đầu lưỡi của chim thường tẻ ra hai tia nhỏ giống như lưỡi rắn mối, kỳ đà. Hai tia này rất mỏng, chỉ cần dùng kéo bén cắn nhẹ là lìa ngay.

Chim bị cắt đầu lưỡi tuy ra máu, tuy có đau đớn bỏ ăn một vài buổi, nhưng điều đó cũng không hề gì. Có người thấy chim cụt lưỡi như vậy đâm lo, nhưng sau vài ba ngày, chim lại líu lo như trước.

Vệ sinh lồng:

Chim biết nói là giống chim lớn con, ăn nhiều nên bài tiết cũng nhiều, nên lồng hay chuồng nuôi thường bị dơ bẩn, hôi hám. Mặt khác, điều mà ai cũng nhặn thấy là chim nào khi ăn cũng có tính xấu là vẩy thức ăn văng ra ngoài tung tóe, làm bẩn cả vách lồng và đáy lồng, nếu thức ăn của chúng là cơm.

Con Nhồng mỗi bữa ăn chỉ nhồi nhét vào báu diều chí một phần ba chén cơm là nhiều, nhưng chu nuôi mỗi bữa phải trộn cho nó cả chén, vì mỗi lần cúi xuống ăn khi ngước lên là rẩy văng ra ngoài tung tóe.

Chim Két mà ngày nào ban cho trái bắp thì sau bữa ăn ta phải vệ sinh nơi ở của nó ngay. Hột bắp thì chim nhằn lấy ruột bên trong mà ăn, phần vỏ lụa thì thái ra ngoài. Ăn hết hột xong, Két lại có thói quen nhằn cùi bắp ra từng mảnh nhỏ vụn vãi khắp chỗ.

Còn Sáo, Cưỡng khi ăn có vẻ “nết na” hơn, dù là ăn cơm nó cũng rảy văng ra ngoài chút đỉnh, nhưng sau đó thì nhặt lại mà ăn.

Chim biết nói mà cho ăn cơm, ăn chuối thì khâu vệ sinh lồng rất cực, gần như mỗi ngày phải quét dọn, tẩy uế mới khỏi hôi hám. Nhưng, nếu chúng ăn thực phẩm khô thì việc vệ sinh lồng hay chuồng đỡ vất vả hơn, vài ba ngày dọn dẹp một lần cũng được.

Tẩy uế dụng cụ trong lồng:

Thực phẩm nuôi chim dù ngon lành, bổ dưỡng, sạch sẽ mà cóng đựng thức ăn, nước uống lâu ngày không cọ rửa thì vần có hại cho bộ tiêu hóa của chim nuôi. Đó là điều người nuôi chim nào cũng biết và đề cao cánh giác tối đa cả.

Với chim ăn cơm thì ngay sau mỗi lần cho chim ăn, ta phải rửa sạch tất cả các cóng trong lồng (hay chuồng), như cách ta rửa sạch chén bát sau bữa ăn cơm của mình vậy. Nhưng, với thức ăn khô thì công việc rửa ráy này đỡ vất vả hơn. Sự dơ bẩn, thường xảy ra ở cóng nước, nếu không cọ rửa hàng ngày thì nước uống sẽ bị chua, vẩn đục...

Do tính chim khi ăn thường rảy thức ăn văng tung tóe, nên mỗi lần sang lồng cho chim tắm, ta nên tranh thủ vệ sinh lồng hay chuồng. Nên dùng cọ sơn hay bàn chải mềm để chà xát, cọ rửa rồi phơi nắng.

Phần bẩn nhất của lồng hay chuồng nuôi chim nói là máng lồng. Máng lồng là nơi chứa đựng phân chim, những thức ăn bị rơi vãi nên phải quét dọn hàng ngày. Nếu để lâu không tẩy rửa, thì sẽ gây xú uế không những cho vật nuôi mà còn cho cả người...

Việc chăm sóc cho chim còn một việc quan trọng nữa là mỗi tối ta nên dùng vài hay tấm nilông che kín lồng chim lại để tránh gió lạnh, mưa tạt, khiến cho chim bị đau ốm hoặc tử vong.

Lời kết

Nuôi chim biết nói là thú tiêu khiển vô cũng hấp dẫn mà từ xa xưa ông cha ta đã từng biết đến. Và, ngày nay càng ngày càng có nhiều người ưa thích, chọn nuôi.

Tất cả giống chim biết nói được trình bày trong sách này mà nhiều nước trên thế giới coi là thứ chim quí hiếm, thì người Việt minh lại coi là “cây nhà lá vườn” vì rừng nước ta không hề thiếu những giống chim này.

Phải nói đó là một sự may mắn hiếm có mà thiên nhiên đã ưu đãi cho chúng ta. Vậy, thì tại sao chúng ta chờ gì lại không nuôi?

- Nhồng ư? Loại chim này có tài bắt chước nhái tiếng người một cách tài tình, đứng đầu tất cả các loài chim biết nói trên thế giới, thì rừng núi ở tỉnh Lạng Sơn, Hòa Bình, Yên Bái thiếu gì? Và trong Nam thì từ Chơn Thành lên đến Bình Long, Phước Long rồi Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp... tỉnh nào lại không phải là quê hương của Nhồng?

- Đến Sáo, Cưỡng ư? những giống chim biết nói này, khắp ruộng đồng từ Bắc chí Nam của nước ta đầu đâu lại không có? Đã thế, chúng lại sinh sống thành bầy đàn số lượng đông đảo không thua gì chim sẻ.

- Đến chim Két cũng vậy. Có điều Két nước ta màu sắc không rực rỡ như một số giống Két nước ngoài, nhưng đây là giống Két có khả năng biết nói cũng là giống chim quí hiếm.

Do là “cây nhà lá vườn” nên giá chim không đắt, chắc chắn ai ai cũng có khả năng mua được. Đó là cái giá phải mua đối với người thành thị, còn người thôn quê thì đâu có khó khăn gì trong việc tìm bắt chim con từ trong tổ về nuôi!

Với Sáo và Cưỡng thì người mình thường có sở thích nuôi thả, cho chim được sống tự do trong nhà, trong vườn như các giống gia cầm khác. Đây cũng là một thú vui đặc biệt, giúp con người được sống gần gũi với thiên nhiên hơn.

Chim nuôi tha cũng phải nuôi từ chim con lớn thì nó mới khôn, mới dạn, mới không bỏ chủ mà đi. Chính vì vậy nên việc nuôi dưỡng chim con thì trong dân gian, hầu hết mọi người ai ai cũng có ít nhiều kinh nghiệm.

Còn nuôi chim tập nói thì ai cũng biết, phải bước qua hai giai đoạn: một là nuôi dưỡng chim con, hai là tập luyện chim nói cho đúng phương pháp, khi chim ở vào giai đoạn học nói.

Chim con bắt về nếu không có kinh nghiệm dưỡng nuôi thì làm sao chim sống được? Chủ nuôi phải biết cách đút mồi cho chim ăn từng bữa ra sao, rồi tối lại phải ủ chim được ấm áp như thế nào... Công việc đó tưởng là giản đơn, nhưng thật ra thì chỉ người có kinh nghiệm chứ không phải ai cũng có thể làm được!

Chim con có nuôi sống được sởn sơ mạnh khoe, có mau ăn chóng lớn thì sau này mới hy vọng tập luyện để bắt chước nói được tiếng người.

Rồi đến giai đoạn tập luyện cho chim biết nói, nếu không áp dụng đúng phương pháp thì ta sẽ có con chim cả ngày chỉ biết nói những câu mà chính chủ nuôi cũng không muốn để lọt vào tai...

Đáng lẽ khi con chim đang ở thời kỳ học nói thì ta nên cô lập chúng vào một nơi yên tĩnh để chuyên tâm tập luyện cho chim nói được những câu có tính lịch sự và văn hóa, như lễ phép chào hỏi khách khứa đến chơi nhà chẳng hạn. Đằng này, họ cứ treo lồng chim vảo những nơi có đông người qua lại, nơi có nhiều trẻ con tinh nghịch vây quanh...

Tất nhiên chủ không chịu dạy thì chim phải học ở người ngoài! Trước hết là chim bắt chước giọng rao hàng của những người bán hàng rong qua lại trước ngõ. Chim cũng học rất mau những câu nói tục tằn cũng những câu chửi thề của bọn trẻ vây quanh. Thế là con chim quí trở thành con chim... mất giá!

Bài học đó từ trước đến nay đã khiến nhiều người gặp phải. Công lao vất vả suốt gần năm trường coi như mất trắng. Họ chỉ còn cách chờ đợi đến năm sau, vào mùa sinh sản của chim, để chắt chiu nuôi một con chim khác và hy vọng kỳ này sẽ tập luyện đúng bài đúng bản.

Nếu biết kiên nhẫn và chịu thương chịu khó một chút thì việc tập luyện để có con chim nói giỏi là chuyện dễ dàng, ngay đàn bà trẻ con cũng có thể làm được.

Tự mình tập luyện cho con chim giỏi, chắc chắn ai cũng lấy đó làm một điều mừng, dù nhiều đi nữa, có lẽ cũng không thấm tháp gì khi con chim quí trong chuồng đã bắt đầu bi bô nói những câu nói đầu tiên do mình cố tình tập luyện cho nó…Đó là một phần thưởng tinh thần mà bất cứ người nào nuôi chim biết nói cũng mong ước được nhận.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ mang lại cho quí vị vài điều bổ ích. Và hy vọng rằng phong trào nuôi các giống chim biết nói sẽ càng ngày càng phổ biến rộng rãi hơn trong giới nuôi chim chúng ta, vì đây là một thú tiêu khiển lành mạnh và vô cùng hấp dẫn.

Chơi chim cảnh là thú tiêu khiển bổ ích cho mọi người

Đời sống càng văn minh tiến bộ thì người đời càng phải đầu tắt mặt tối lo bon chen vói cuộc sống, đến nỗi đầu óc luôn mơ ước những phút nghỉ ngơi hay tiêu khiển, hầu xoa dịu một phần nào sự căng thẳng trong tâm trí của mình; đồng thời cũng tìm sự thư giãn gân cốt.

Trên đời này thú tiêu khiển không hiếm, nhưng bình tâm mà xét, phần nhiều đều có hại hơn là có lợi cho ta. Ngụp lặn trong thú vui tứ đổ tường ai bảo là không thú vị? Nhưng, kết quả là bần hàn, là thân bại danh liệt, nhà cửa tiêu tàn... Đi du lịch thì tốt đấy, nhưng lại quá tốn kém, lại còn phải chuẩn bị một thời gian dài ngày mới tham dự được...Do đó, dù bạn có nhiều tiền lắm bạc, có rỗi rảnh lắm thì cũng vài ba tháng mới đi du lịch được một lần...

Trong số những thú tiêu khiển bổ ích mà ít tốn kém, chúng tôi nghĩ rằng chỉ có thú nuôi chim là thích hợp với đại chúng cả. Nuôi chim vốn là thú vui vô cùng tao nhã đã có từ xa xim, thích hợp với mọi lúa tuổi từ trẻ đến già, lại vừa túi tiền của mọi người.

Ngày xưa, thú chơi chim là thú tiêu khiển của người già, của những lão quan về quê ẩn sĩ qui điền, hoặc của hàng vua chúa. Nói chung, đó là những người rỗi rảnh, không bị rằng buộc bởi cuộc sống thay vì họ gải trí bằng cầm kỳ thi họa thì lại chọn thú nuôi chim. Trong vườn thuợng uyển của vua, ngoài kỳ hoa dị thảo ra còn vô số nhữngi lồng chim, co hồ lúc nào cũng hót vang lên vui nhộn...

Ngày nay, thú nuôi chim không còn giới hạn ở tuổi già mà ai ai cũng thích nuôi cả. Người ít thì giờ rỗi rảnh thì nuôi một đôi con để nghe tiếng hót cho vui tai. Ai nhiều tiền lắm của lại nhiều thì giờ ngơi nghỉ thì nuôi nhiều hơn...

Phong trào nuôi chim hót, như bạn thấy đó càng ngày càng được nhiều người hưởng ứng. Bằng chứng cho thấy những cửa hàng bán chim càng ngày càng mở ra nhiều khắp mọi nơi, từ thành đến tỉnh, cả nước đâu đâu cũng có.

Chim rừng của ta lại có nhiều giống hót hay, nói giỏi mà nuôi làm cảnh cũng đẹp. Do giá cả chim khá rẻ, thường là vừa túi tiền của giới bình dân, mặt khác số cung thường đáp úng đủ số cầu, nên chúng ta mặc sức mà nuôi, chứ không phải nhập về tốn nhiều ngoại tệ như ở các nước khác!

Một con chim Họa Mi của ta đang hót hay giá khoảng một chỉ vàng, thì ở Mỹ do phải nhập chim từ Đông Nam Á sang nên phải mua với giá gấp sáu bảy lần! Bên mình rừng  ở Bắc Bộ Họa Mi rất nhiều, nên những con chim bổi chỉ có giá chừng sáu bảy chục ngàn bạc mà thôi. Tất nhiên, với chim nuôi thuần thuộc nhiều năm thì giả cả lại khác...

Ai cũng biết, chim có nhiều giá, rẻ nhất là chim bổi tức là chim trưởng thành đang sống ở ngoài trời. Những chim này rất nhát nên thời gian đầu bạn phải trùm áo lồng để cho chim bớt sợ. Qua thời gian bạn hé áo lồng rộng dần để chim tập làm quen với cảnh trí chung quanh... Chim đắt tiền hơn một chút là chim chuyền. Chim chuyền là chim con đã một vài tháng tuổi, chúng đã tự bay ra khỏi tổ kiếm ăn không cần đến sự mớm mồi của chim cha mẹ nữa. Loài chim này không nhát người lắm nên dễ nuôi hơn chim bổi, mười con bắt về có thể nuôi sống đuọc cả mười. Chim có giá cao hơn nữa là chim con, tức là chim chưa đủ lông đủ cánh, còn nhờ sự ấp ủ và mớm mồi của chim cha mẹ. Chim non thì khó nuôi, nếu bạn không biết cách ủ ấm và siêng năng đút mồi cho chúng.

Chim non ăn một ngày cả chục bữa, hễ no mồi thì lim dim mắt ngủ, nhưng khi bụng đói thì mở mắt há mỏ đòi ăn. Nếu được ủ ấm lại cho ăn no thì chim non rất mau lớn. Bạn chỉ cần bỏ ra vài tuần để chăm sóc là bạn đã có con chim dạn dĩ mà nuôi sau này. Vì lẽ ai nuôi chim cũng muốn chim dạn người, không bay nhảy tứ tung. Chim càng dạn càng siêng hót; dù thấy người đứng bên lồng chúng vẫn hót tự nhiên, chứ không còn sợ hãi phải im hơi lặng tiếng.

Nuôi chim thật ra không đòi hỏi bạn tốn kém nhiều thì giờ. Việc cho ăn uống đâu phải là việc hằng ngày, vì đôi ba ngày bạn mới châm thức ăn vào cóng để chim ăn dần cũng được! Hễ đói khát là chúng biết tự động đến cóng mà ăn uống thỏa thuê.

Việc cho chim sưởi nắng, dù đó là việc của mỗi ngày (hay vài ba ngày một lần cũng được) thì mỗi sáng bạn cứ treo lồng ra nắng rồi cứ lo làm việc của mình, sau đó nửa giờ nhớ đem chim vào treo ở nơi mát mẻ trong nhà là được.

Việc vệ sinh lồng cũng chỉ độ mười lăm phút, nhưng đâu có cực khổ gì. Đây là thơi gian bạn tranh thủ tắm chim mà quay sang vệ sinh lồng cho sạch sẽ vậy. Việc cho chim tắm lúc này mỗi tuần cũng độ vài lần mà thôi.

Nuôi chim bạn phải sắm chiếc lồng cho chim ở. Lồng chim thì có nhiều hạng, đắt tiền là lồng đặt, đắt hơn nữa la lồng được chạm trổ công phu. Có loại lồng rẻ tiền là lồng chợ, làm bằng tre hay mây, giá cả rất vừa túi tiền của mọi người. Vì vậy, có nhiều tiền thì bạn sắm lồng đặt, còn ít tiền thì nuôi chim bằng lồng chợ cùng tốt thôi.

Thật ra có con chim quí mới là điều cần, hơn là có chiếc lồng đắt tiên mà bên trong lại nhốt con chim bổi, hoặc chim có tài nghệ không bằng ai. Tất nhiên con chim quí mà được nhốt trong chiếc lồng đắt tiền thì lại tăng thêm phần giá trị, và như vậy mới xứng ý đối với chủ nuôi.

Điều tốn kém cần phải nói đến, ngoài số tiền bỏ ra mua chim, bạn còn phải chạy ăn hằng ngày cho chúng nữa

Sống ngoài trời, chim vốn ăn tạp, mặc dầu có những giống chim thích ăn một loại thúc ăn riêng nào đó để sống, như “Cu Cu ăn đậu ăn mè, Bồ Cầu ăn lúa, Chích Chòe ăn sâu” chẳng hạn. Những ruộng vườn nương bãi có trồng lúa, trồng đậu trồng mè thì Cu Cu và Bồ Câu thường sinh sống ở vùng ấy, vì lúc nào cũng có sẵn món ăn mà chúng thích khẩu. Trong khi giống Chích Chòe thì sống trong cát vườn tược để kiếm con sâu hoặc trúng kiến mà ăn. Cũng có những loại chim chỉ thích ăn trái cây chín ngọt, hoặc thích ăn thịt...

Thức ăn chúng thích khẩu là thúc ăn chính để nuôi chúng sống, nhưng nêu tìm không được thức ăn đó thì chúng vẫn phải ăn tạp mà thôi.

Như vậy tìm nguồn thúc ăn cho chim là việc quá dễ dàng, mà đôi khi lại còn ít tốn kém nữa. Ở trong rừng con chim hút mật (Mellisuga Minima) chuyên đi hút mật hoa mà sống, nhưng bắt về nuôi chúng vẫn chịu ăn bột đậu phộng trộn trúng cũng tỏ ra mạnh khỏe chứ có ốm yếu gì đâu. Miễn là nuôi giống chim nay thỉnh thoảng bạn cho nó uống nước có vài giọt mật pha loãng, hay thay thế nước đường cũng được.

Cũng như giống chìm Chích Chòe, sống ở ngoài trời thức ăn chính của nó là sâu bọ (trùn, dế, cào cào, sâu, dòi bọ...) nhưng khi bạn bắt về nuôi thì thức ăn chính đó trở thành thức ăn phụ vài ba ngày, thậm chí năm bảy ngày mói cho ăn một lần, chúng có suy giảm sức khỏe đâu ! Tập lần lần, Chích Chòe cũng coi thức ăn chính của nó là bột đậu phộng trộn trứng.

Bạn chỉ nên bồi bổ khi chim ở trong giai đoạn thay lông, hoặc trong thời gian bị suy do lý do này hay lý do khác, trong đó có việc suy do thi đá hay thi hót làm chim kiệt sức quá nhiều. Nhưng, với những chim đang mập mạnh thì việc cho chúng ăn bổ dưỡng quá, nhiều khi lại có hại.

Ở nước ngoài, thức ăn của chim thường được các hội nuôi chim sản xuất để trước hết bán cho hội viên, sau đó là bán cho những ai nuôi chim cần đến. Thức ăn gồm có nhiều loại: có loại dành cho chim trong thời gian sinh sản mà thôi, chẳng hạn... Chim ăn những thức ăn này không cần phải ăn thêm sâu bọ, hay cào cào mà vẫn hót hay, sinh sản tốt.

Nghệ nhân mình thì tự pha trộn thúc ăn cho chim theo phương pháp cổ truyền, mà kết quả vẫn tối.

Với thức ăn có nhiều chất dầu như đậu phộng thì một là tìm cách giảm bớt chất dầu đi, hai là pha thêm một ít bột gạo để thức ăn chim có một lượng dầu vừa phải, tốt cho sự sinh trưởng của nó.

Với thức ăn của chim, bạn không nên pha chế với số lượng quá nhiều, vì để dành lâu, dễ bị hư mốc. Thức ăn mà mốc meo thì chim ăn vào dễ bị ngộ độc. Tốt hơn hết, thức ăn chỉ nên để dành ăn dần trong vài tuần, sau đó bạn chịu khó bắt tay chế biến đợt khác.

Chúng tôi xin đuợc nhắc lại là giống chim rất dễ nuôi, bạn có thể tập cho chúng ăn những thức ăn mà bạn dễ dàng tìm kiếm được nơi vùng bạn ở. Chẳng hạn vùng bạn ở không thể tìm ra được sâu tươi, thì bạn có thể thay thế vào đó bằng trứng kiến, hoặc cào cao không thôi cũng được. Có những vùng ven biển, cào cào, sâu tươi là những thứ nghệ nhân nuôi chim tìm không ra, thì họ cho chim ăn con ruốc, con tép hay vai con cá nhỏ; chim vẫn cảm thấy thích khẩu, và vẫn hót hay... Điều khó khăn là bạn hay chịu khó tập cho chúng ăn quen dần.

Tuy nhiên, nếu hoàn cảnh cho phép, nghĩa là nơi bạn cư ngụ cơ bản đầy đủ thức ăn cần thiết cho chim, thì tốt hơn cả là nên cho chúng ăn những gì cần thiết cho sự sống của chúng!

Khi đứng trước con chim mà mình ưa thích, lại do mình tự tay chăm sóc nó, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được giữa mình và chú chim bé nhỏ kia như có một mốì liên hệ tình cảm sâu xa nhưng mơ hồ nào đó. Nếu con chim quí đó cất cao tiếng hót (nếu đó là chim hót) thì chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hài lòng, dễ dàng quên đi được những ưu tư, phiền toái do cuộc sống mang lại...

Ai nuôi chim, không ít thì nhiều cũng được tận hưởng những lạc thú đó cả. Chim không hề biết tâm sự với ta, nhưng những lúc phiền muộn, được nghe chúng hót; được nghe chúng nói, thậm chí chỉ được ngắm nhìn sắc lông mượt mà tươi tắn trên mình chúng cũng đủ làm cho bạn cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn...

Cái thú nuôi chim là vậy đó.

Thế nào là con chim hót, chim đá?

Chim hót

Đã là chim rừng thì hầu như giống nào cũng biết hót, có giống hót rất hay, giọng như gió thoảng, như sương rơi, như tiếng thác đổ lưng trời... còn nhặt khoan réo rắt hơn cả tiếng kèn giọng quyển. Có giống tiếng hót khản đặc gần như tiếng kêu... Có giống lại có khả năng “nói gió” và bắt chước được tiếng người. Căn cứ vào giọng hót của chúng mà người ta đã phân biệt ra hai loại: chim để hót và chim nuôi để làm kiểng.

Chim nuôi hót tất nhiên là những giống chim có giọng hót thật hay. Ai nghe cũng hài lòng khoan khoái, muốn được thưởng thức mãi không thôi. Từ đó người ta có cảm tình với chim, và muốn nuôi cho bằng được...

Đại loại, chim hót có các giống sau đây: Yến hót, Sơn Ca, Họa Mi, Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa, Chích Chòe Đất, Khướu Bách Thanh, Vành Khuyên, Chóp Mào Cu Gáy. Những giống này, trừ Yến hót ra (chim nhà) đều là chim rừng. Người ta bắt chúng ở ngoài thiên nhiên rồi đem về thuần dưỡng dưới hai dạng chim non (còn nằm trong ổ) và chim bổi (chim đã trưởng thành).

Nuôi chim hót là nuôi để được nghe giọng hót, cho nên phải biết phương pháp thuần dưỡng để chim mau dạn dĩ, sớm thích nghi với cuộc sống “cá chậu chim lồng” tù túng, để tự tin mà cất tiếng hát vang lừng.

Chim hót thì có nhiều giống, gần như mỗi giống thích hợp với môi trường sống khác nhau, cho nên cách nuôi phải khác nhau. Ai nuôi giống chim nào thì phải biết rõ đặc tính của giống đó ra sao để tiện dưỡng nuôi và chăm sóc cho có kết quả.

Thường thì mỗi nghệ nhân thích nuôi một số giống chim hót nào đó, thậm chí có người chỉ hạp “gu” với một giống mà thôi, có người chỉ thích giọng Sơn ca nên trong nhà chỉ nuôi loại này, năm mười con, nghe cho thỏa thích. Có người chỉ bằng lòng với giọng Họa Mi, hay Chích Chòe chẳng hạn...

Người ta thường bảo “trăm người trăm tính”, mà cũng nhờ đó mà số lượng chim hót được thiên hạ nuôi càng ngày càng nhiều, chim cảnh trong nước cũng có mà ngoại nhập cũng được chuộng.

Gầy được con chim có giọng hót đúng sở thích, thật quý biết dường nào, không ai dại gì nhường cho người khác!

Thế nào là con chim đá?

Chim đá cũng từ giống chim hót mà ra, nhiều con lại còn hót hay hơn nữa là đằng khác.

Chim đá khác với chim hót ở điểm nó có vóc dáng to lớn hơn, mạnh khỏe hơn, những phần trên cơ thể thích ứng với việc đấu đá, ngoài tài năng hót hay của nó. Chẳng hạn như đầu to, chân khỏe, mắt lanh, mỏ mạnh, móng nhọn...

Người la lựa những con chim có ưu điểm đó ra để nuôi đá, nên gọi là chim đá. Nhưng không phải con chim nào có những nét mạnh của con chim “võ sĩ” đều là chim võ sĩ cả đâu! Người nuôi còn cất công chọn lựa ra những con chim hay, nghĩa là những con chim thật sự hung dữ, được trời phú cho những “ngón nghề” độc hiểm như khóa chân, khóa cổ, mổ đầu, lấy móng... khiến kẻ địch phải thất thủ chịu thua! Đó là những con chim xuất sắc mới lựa ra nuôi, vì thế đá là do ở chim chứ con người không tài nào “dạy dỗ” cho nó được.

Có tài của người nuôi chim đá là làm sao nuôi cho con chim sung lên, với cách cho ăn, với cách chăm sóc theo kinh nghiệm riêng. Ngoài ra, họ còn có cặp mắt chuyên môn biết đến lúc nào là con chim đủ lửa để đem ra đấu đá được.

Với sức người thì chỉ hơn thua nhau ở chỗ đó, còn tất cả đều phó thác vào tài năng sẵn có của con chim.

Nhưng, chim có tài mà gặp người nuôi thiếu kinh nghiệm thì cái tài đó cũng vô dụng mà thôi! Nội cái khâu ăn uống thôi mà định liệu không đúng mức bổ dưỡng cần thiết, cũng đủ làm con chim suy, làm sao đủ sức tung đòn sấm sét được?

Ví dụ: Con chim Họa Mi nuôi đá có một chế độ ăn uống thật khoa học:

  • 01 lon gạo rang vàng.
  • Nửa lon bột đậu phộng.
  • 01 lon sâu khô.

- 10 lòng đỏ trứng gà luộc chín, bóp nhuyễn với hỗn hợp trên tạo thành một thực đơn vừa bổ vừa “nóng”. Chim đá không cho ăn sâu tươi, ít ra nửa tháng trước khi đấu đá

Và trước đó một tuần cũng không được tắm. Đó là chưa nói phải đủ mọi cách để chim bớt hót được chừng nào hay chừng nấy.

Có người còn cho chim đá ăn thêm các chất bổ dưỡngkhác như dái gà tơ, thịt chim ó, thịt rắn hổ mang...

Công thức của mỗi nghệ nhân có thể khác nhau chút đỉnh.

Tóm lại, lựa được con chim đá đã khó, mà ra công nuôi nó lại càng khó khăn hơn, vất vả hơn. Thế nhưng, để thỏa mãn cái thú đam mê của mình, xưa nay đã mấy ai “dám” hở môi than thân trách phận. Chim thắng thì vui. mà có lỡ thua thì cũng... hẹn với lòng: thua keo này ta bày keo khác vậy.

Thú chơi chim hót

Nuôi chim hót là một thú vui vô cùng tao nhã và lành mạnh, lại ít tốn kém như những trò giải trí khác, nên xưa nay rất được nhiều người ưa thích.

Hiện nay, phong trào nuôi chim hót rầm rộ nổi lên khắp nơi, gần như tỉnh thành nào trong nước cũng có. Nhiều câu lạc bộ, nhiều hội nuôi chim cảnh đã được lập ra, thu hút được rất đông hội viên, thường xuyên nhiệt tình sinh hoạt.

Đây là thú tiêu khiển vô cùng hấp dẫn: lại là phương thức tốt để dinh dưỡng tinh thần nên dễ dàng cuốn hút được số đông người tham gia, không phân biệt tuổi tác, giàu nghèo, sang hèn.

Với thú chơi chìm hót, thì tuổi tác và trình độ nào vào nghề cũng được, vì nuôi chim đâu đến nỗi khó khăn. Nếu ta chịu khó học hỏi sẽ trở thành một nghệ nhân nuôi chim có nhiều kinh nghiệm, không thua kém một ai.

Tất nhiên, nghề nào cũng vậy, trăm hay không bằng tay quen, tri hành phải hợp nhất thì mới có nhiều kinh nghiệm bản thân, và nghề mới có cơ tinh tiến. Mặt khác, nếu sự đam mê càng cao thì khó khăn vất vả mấy, ta cũng có thể vượt qua được dễ dàng.

Nuôi chim hót, nếu nuôi năm ba con nghe giọng hót để giải trí tiêu sầu thì không nói làm gì. Nhưng, nếu nuôi để kinh doanh thì đây cũng là một nghề “làm chơi ăn thiệt” vừa hấp dẫn vừa kiếm được nhiều tiền. Nghề nuôi chim còn kéo theo những nghề phụ thuộc khác như: làm lồng chim, làm cóng đựng thức ăn, chế biến thức ăn, nuôi sâu, bắt cào cào, lấy trứng kiến..., giải quyết được công ăn việc làm cho nhiều người.

Hơn nữa, mua chim hót mà bỏ tiền ra mua “chim thuộc” về nuôi không thú, tuy đỡ mệt, khỏi vất vả. Sự thật, phải tự mình thuần dưỡng con chim từ lạ thành quen, từ nhát đến dạn, tuy cực nhọc, tuy phải thức khuya dậy sớm, nhưng thú vị hơn.

Ai cũng biết, nuôi chim hót không phải là nghề dễ thực hiện, nhưng cũng không phải là quá khó. Chỉ đòi hỏi

người vào nghề có óc cầu tiến, có sự đam mê nuôi chim là được. Hai yếu tố cần thiết này giúp ta hăng say với nghề và rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm quý báu.

Đây là nghề không cực nhọc, nhưng nghệ nhân phải có nhiều kinh nghiệm và sự bền chí kiên tâm. Có thể ta mới giúp con chim rừng bắt về nhút nhát sợ người là thế, mà chỉ trong thời gian ngắn đã trở thành con chim thuộc, vừa dạn người vừa hót hay! còn “tay ngang” mới vô nghề, chim người là đã thuần, về mình lại nhát, chim người ta hót hay, về mình lại “mất lửa”, miệng câm như hến suốt ngày. Đôi khi chim còn lăn đùng ra chết mà người nuôi vẫn không biết tại sao?

Muốn có kinh nghiệm nuôi chim, tất nhiên ta phải có công học hỏi. Phải khôn khéo học hỏi ở người đồng điệu chung quanh, họ có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Và học qua kinh nghiệm bản thân, nghĩa là vừa rút kinh nghiệm.

Nghề chơi rất lắm công phu, thờ ơ biếng nhác thì nghề làm sao tính? Chơi mà như vậy chỉ bị người ta vừa khinh thường vừa bỏ công.

Vẫn biết, người đời thường hay giấu nghề, không mấy ai thật tình chịu truyền kinh nghiệm cho người dưng nước lã cho người mối thân quen. Mà nếu họ có chút cảm

tình thì chắc gì họ đã chịu “rút ruột rút gan” ra mà chỉ dẫn tường tận cho mình từ đầu đến cuối, từ việc dễ đến việc khó? Họa chăng mình có liên hệ máu mủ, hoặc được nhận là... học trò cưng!

Muốn nuôi chim hót thành công, ta phải biết rõ kỹ thuật thuần dưỡng không những từng loại chim, mà còn ở từng giai đoạn tuổi tác của chim: chim non cần chăm sóc ra sao và cần đút những loại mồi gì cho thích hợp, chim trưởng thành ăn loại mồi gì cho đủ chất dinh dưỡng, chim đang thay lông nên có chế độ ăn uống ra sao... Đó là chưa nói đến việc chăm sóc cho chim, vệ sinh lồng...

Nói một cách khác, nuôi chim sống là chuyện không khó, người mới vào nghề cũng làm được. Nuôi chim cách nào cho chim mau “thuộc”, “có lửa” để hót hay, đó là chuyện không dễ chút nào!

Khổ nỗi trong nghề nuôi chim, kinh nghiệm của mỗi người mỗi khác, ít ai giống ai, và hình như cũng chẳng mấy ai thực bụng chịu phục ai! Vì vậy, tốt hơn hết là mình phải bắt tay học nuôi, và tự rút dần kinh nghiệm cho mình. Đó là cái vốn quý báu để vào nghề, ở nước ngoài, tài liệu sách báo được in ấn dồi dào, nhờ đó việc nghiên cứu mới dễ dàng, không sợ phải lầm đường lạc lối. Bằng chứng là trong nghề nuôi chim hót, người ta đã tiến bộ vượt bậc, như đã lai tạo được nhiều giống chim lạ, vừa đẹp vừa nổi tiếng hót hay.

Thì đấy! Chỉ mối giống Yến xanh (Vert) sống hoang dã tại quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương, vóc dáng tầm thường, sắc lông không đẹp, thế mà chỉ sau bốn thế kỷ được sống trong đất liền, nhờ các nhà điểu học tài ba của nhiều nước mà lai tạo được nhiều giống Yến hót nổi tiếng cả thanh lẫn sắc, vượt xa con Yến rừng nguyên thủy ở đảo xa. Như nước Đức tự hào với giống Yến Saxon, Harz, nổi tiếng khắp thế giới do có giọng hót cực kỳ hấp dẫn. Ở Anh Quốc cũng lai tạo được giống Yến đen (Hắc yến) và Yến đỏ (Hồng yến) khác lạ và hót hay. Nước Pháp cũng lai tạo được giống Yến hót lông xoăn. Rồi Hà Lan, Trung Quốc, Nhật, Ý, Bỉ... nước nào cũng tự hào đã lai tạo được cho mình những giống Yến nổi tiếng, khác lạ...

Ngay cái việc chế biến thức ăn, và làm phong phú hóa màu sắc cho các loại chim hót, cũng càng ngày càng được các nhà điểu học bậc thầy nghiên cứu để cải tiến không ngừng, giúp cho người nuôi chim đỡ phần vất vả âu lo trong việc chế biến thức ăn đủ chất dinh dưỡng cao, mà chẳng cần cho ăn thêm sâu qui, hoặc cào cào, trứng kiến... vô cùng phiền phức và tốn kém.

Tóm lại, việc nuôi chim hót tuy khó mà dễ, chỉ đòi hỏi người nuôi phải có óc cầu tiến, phải có lòng đam mê để tạo cho mình nhiều kinh nghiệm. Càng nhiều càng tốt.

Trong cuốn sách nhỏ này, chúng tôi với tài thô trí khiển, cố gắng giúp quí vị mới bắt tay vào nghề nuôi chim hót, một vài kinh nghiệm nhỏ đẻ mạnh dạn bước vào nghề. Nghề chơi thật lắm công phu, do đó kinh nghiệm càng nhiều thì việc chăn nuôi mới có kết quả như ý được.

Kỹ thuật chăm sóc chim hót

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, nuôi con chim rừng trong lồng chỉ để cho nó sống thì dễ, có thể ai cũng làm được. Nhưng, nếu nuôi cho chim dạn người để hót vang nhà vang cửa là việc đòi hỏi rất nhiều công phu và tốn kém mà người nuôi chim phải bỏ ra đó, chúng tôi sẽ trình bày kỹ trong mục này.

Người nuôi chim hót phải có tính đam mê, đam mê càng nhiều càng tốt. Có đam mê mới không tiếc tiền bỏ ra mua chim, mua lồng, và mua thức ăn cho chim. Có đam mê mới chịu khó thức khuya dậy sớm chăm sóc cho chim, vui buồn với chim, nhiều khi quên cả thời gian, không màng sự mệt nhọc.

Người mới vào nghề, đôi khi phải dốc hết túi tiền ra mua năm bảy con chim cảnh, nhưng sau cùng mới được một đôi con hót nghe vừa ý. Trong khi đó, người có kinh nghiệm, chọn một con ra một con, nhưng con chim quý đó đâu phải ít tiền? Chim hót hay, ai dại gì bán rẻ? Đó chưa nói đến sự tốn kém cho thức ăn, nào đậu phọng, nào hột gà, rồi sâu qui, cào cào... thứ gì cũng đắt, hơn nữa nhiều khi phải cất công đi một vài giờ mới mua về cung phụng cho con chim cũng được!

Đấy, kể ra những việc vặt đó thôi, nếu không phải là người có máu mê, có duyên nợ sâu nặng với chim thì chắc không ai có thể chịu cực nổi!

Chăm sóc cho chim là nói đến nhiều công việc phải làm, như không phải vài ba việc thôi đâu:

Sắm lồng chim:

Mỗi con chim hót đều được nhốt riêng ra một cái lồng. Lồng cũng có nhiều hạng liền, nhưng điều này tùy ở số tiền nặng nhẹ của người chơi: ai giàu sang tiền dư bạc để thì săm lồng Hồng Kông chạm trổ cẩn ngà, giá đến vài ba triệu trở lên, còn người ít tiền thì mua lồng chợ, tuy xấu một chút nhưng giá rẻ chỉ ba bốn chục ngàn! Sự thực thì quý ở con chim chứ đâu quý ở cái lồng! Lồng bạc triệu mà nhốt con chim chẳng ra gì, còn thua cái lồng tre mà nhốt con chim quý!

Mỗi con chim phải được nhốt trong một cái lồng thích hợp, tương xứng với vóc dáng mới dễ coi. Lồng lớn quá, có lợi là chim nuôi mạnh khỏe, được bay nhảy tự do, nhưng lại biếng hót. Còn dùng loại lồng chật quá, chim nuôi sẽ bị tù túng, dễ suy. Vì vậy, ta phải chọn cỡ lồng sao cho thích hợp với chim nuôi. Chẳng hạn:

  • Nuôi Họa Mi nên dùng loại lồng 56 nan (đó là nuôi hót, còn nuôi chim đá thì phải dùng lồng tổng lực).
  • Nuôi Chích Chòe Than dùng lồng 48 đến 52 nan.
  • Nuôi Khướu nên (lùng loại lồng lớn 64 hoặc 68 nan.
  • Nuôi Chích Chòe Lửa, chim đuôi ngắn thì dùng lồng 64 đến 68 nan. còn nếu chim có đuôi dài thì phải dùng lồng 72 đen 82 nan để đuôi khỏi tưa hoặc gãy.
  • Chim Vành Khuyên, Than Đất đã có cỡ lồng riêng dành cho chúng.

Mỗi lồng chim nên sắm một áo lồng trùm kín hên ngoài. Áo lồng chỉ mở ra ban ngày và phủ kín suốt đêm. Vì ban đêm thời tiết thường trở lạnh, nhiều khi lại có gió độc thổi qua, nên nhờ vào áo lồng mà chim tránh được những luồng chướng khí phải chết thình lình.Những loại bướm đêm, kể cả thằn lằn chuột bọ cũng thường làm cho chim hoảng sợ, vì vậy cỏ chiếc áo lồng che chắn cho chim trong đêm tối là việc cần thiết, ta không nên lơ là. Vào những ngày trời bão hoặc thời tiết nóng lạnh bất thường, ta cũng nên phủ kín áo lồng cho chim.

Lồng chim nên được treo nơi yên tĩnh, tránh nắng chiếu gây gắt chiếu vào, tránh nơi có kiến hoặc chuột mèo đến phá quấy, hoặc sát hại chim.

Lồng chim lúc nào cũng phải giữ sạch sẽ. Vài ngày một lần ta nên dùng bàn chải mềm hoặc cọ sơn chà tróc những chỗ vướng bẩn, vừa làm đẹp lông, vừa tránh môi muỗi bu đến làm hại sức khỏe của chim. Dưới đáy lồng là tấm bổ lồng, mỗi ngày ta nên thay đổi, giặt giũ rồi phơi nắng để sát trùng...

Tắm chim:

Giống chim hót nào cũng thích tắm. Ngay chim bổi ở rừng mới bắt về, nhát người là thế, nhưng nếu cho tắm là chúng sà vào chén nước tắm ngay. Mỗi ngày hoặc vài ngày ta nên siêng năng cho chim tắm một lần vào lúc có nắng ấm. Chim được tắm thường xuyên thì mau dạn, sung sức, do trong mình được mát mẻ, mọi thứ ký sinh trùng như rận mạt sống trong lồng, trên da của chim sẽ được tẩy sạch...

Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Loại lồng này có kích thước phải vừa phải, dùng chung cho nhiều giống chim, giá cũng rẻ lại bền. Trong khi chim tắm táp ta tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong (độ mười lăm phút) là có thể sang chim trở lại lồng. Chim ở lồng nào quen lồng đó, không nên nay nhốt lồng này mai lại sang qua lồng nọ khiến chim sợ hãi mà nhát thêm. Chừng nào con chim cảm thấy được “an cư” chúng mới chịu hót và siêng hót được.

Ngoại việc tắm nước ra, mỗi ngày ta còn phải cho chim tắm nắng. Tắm nắng có nghĩa là treo lồng chim hót ra chỗ có ánh nắng ban mai, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ Vitamine D, có nhiều trong tia tử ngoại mặt trời, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ... Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.

Tắm nắng chỉ nên tắm vào buổi sáng, trước mười giờ mới tốt.

Thức ăn:

sống tự do ngoài trời, chim là giống ăn tạp, như trái cây chín, sâu họ, mối kiến, dế, cào cào, gián đất, trứng kiến... thậm chí cóc nhái và cả bông cỏ, ngũ cốc... Cả ngày chúng phải vật lộn vì miếng ăn. Thế nhưng, khi nuôi trong lồng, chim phải ăn thức ăn chế biến của người cung cấp, vì vậy, trong thời gian đầu, nhiều con không chịu ăn thức ăn lạ, có con do quá đói mà ăn miễn cưỡng, sau đó mới quen dần. Thức ăn mà là cho chim ăn hiện nay, và sau là do kinh nghiệm của người xưa truyền lại, và sau do tùy theo ý thích của mỗi người mà gia giảm phần nào. Thế nhưng, cách chế biến nào là ưu việt thì còn là vấn đề giằng dai tranh cãi, không ai chịu ai. Có điều cần biết là khi chim đã thích ăn một loại thức ăn nào thì ta không nên bất thần thay đổi. Nếu có thay đổi thì cùng nên thay đổi từ từ. Kinh nghiệm cho thấy, do thức ăn thay đổi đột ngột, chim bị thay lông, ngưng hót một thời gian dài, ít ra là vài tháng.

Thức ăn dành cho chim phải tinh khiết, không mốc meo hôi thối. Dù là thức ăn bột cũng nên trộn trước độ mội tháng là cùng, còn Biscotte thì tuần nào trộn cho tuần ấy là tốt nhất. Biscolte nên đổ vào cóng cho chim ăn đủ trong ngày, nếu còn dư nên đổ bỏ đừng tiếc. Thức ăn hư hỏng sẽ có hại cho bộ tiêu hóa của chim... chắc chắn đó là điều chủ nuôi không bao giờ muốn.

Ở nước ngoài, mỗi loại chim hót đều có thức ăn pha chế riêng, vào chai hoặc đóng hộp bán ra thị trường, hoặc dành riêng cho các Hội viên nuôi chim của một vài Câu Lạc Bộ nào đó. Tất nhiên, loại thức ăn đặc chế này rất bổ dưỡng, lại thích hợp với khẩu vị của chim. Nhờ đó mà chim mập mạnh, sởn sơ, lông mới và siêng hót. Loại thực phẩm này của chim hót là có thể gởi mua ở nước ngoài.

Dù là thức ăn gì, mỗi ngày ta phải cho chim hót ăn uống no đủ thì chim mới sung. Chim bị bỏ đói một ngày sẽ xuống sức, tức bị suy khó vực lên được. Do đó, việc ăn uống của chim nên lưu tâm vào sáng sớm mỗi ngày, ta nên tập thói quen cho mình như vậy.

Mỗi ngày, nước trong chai trong cóng phải thay mới,  chai phải súc kỹ đừng để lên meo, tạo cơ hội cho các loại vi khuẩn xâm nhập có hại cho sự tiêu hóa...

Thức ăn ta chế biến dành cho chim hót, thực ra chỉ để nuôi cho chim sống, chứ không góp phần cho con chim đủ “lửa” để hót nhiều. Không mấy ai nuôi chim hót mà cho “ăn chay trường” tức là không cho ăn thêm cào cào, sâu qui hoặc trứng kiến... mà chim sung sức hót hay được. Điều đó tai hại chẳng khác gì nuôi chó Berger mà cúp phần thịt mỗi ngày! Chim thiếu thức ăn đạm này sẽ suy yrrdu, biếng hót dần... Mỗi ngày ta nên cho chim ăn thêm cào cào, sâu qui, mỗi thứ một ít, chim mới đủ lửa mà hót hay và hay hót được.

Đó là kinh nghiệm quý báu của những nghệ nhân nuôi chim hót lâu năm, ta không nên xem thường. Xin lưu ý là cào cào mua về nên rửa thật sạch rồi cho chim ăn, để tránh cho chim bị ngộ độc do thuốc trừ sâu xịt trên lúa trên rau...

Tóm lại, việc chăm sóc cho chim hót, tuy công việc không nặng nhọc nhưng nhiêu khê, lắm khi còn tỉ mỉ, tốn nhiều thì giờ. Vì vậy, một khi đã chấp nhận vào nghề thì nên cố gắng chăm sóc chim cho chu đáo. Do đó, như phần trên chúng tôi đã trình bày, người nào không đam mê thì không thể nuôi chim hót được, với người nuôi chim “chạy theo phong trào” thì mau nản, dễ bỏ cuộc, còn với người đam mê thật sự, công việc này nhiều khi lại làm cho họ thích thú hơn. Nhất là khi thấy được công sức bỏ ra đã đem lại kết quả tốt, như chim nhờ tài nuôi nấng của mình mà khỏe mạnh, hót hay, đẻ sai thì ai lại không mừng?

Cách luyện chim hót hay

Khi chim cất lên tiếng hót nghĩa là nó đã cảm thấy được bình yên trong cuộc sống, lấy lại được sự tự chủ, không còn sợ hãi gì nữa.

Như bạn đã biết giọng hót của chim (tất nhiên là chim trống) biểu tỏ sức mạnh của nó trước kẻ thù. Mỗi con chim hùng cứ một vùng, theo kiểu “rừng nào cọp nấy”. Nó chiếm cứ một vùng rừng núi nào đó, trọn quyền kiếm ăn trong lãnh địa của mình, không cho một đồng loại nào tranh cướp. Vì vậy, chim dùng tiếng hót làm một lợi khí đe dọa nạt kẻ thù. Do đó, chỉ khi nào chim thật dạn đĩ, lấy lại được sự tự chủ nó mới siêng hót và hót hay. Giọng hót của chim cũng nhằm mục đích “chọc gái” trong mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, chim mái thường chọn cho mình những anh chàng hót hay để “gá nghĩa” một mùa. Vì vậy, để được người yêu ghé mắt xanh đến, chim trống chỉ còn cách cố hót thật hay để quyến rũ.

Loài chim có khả năng bắt chước những âm thanh vừa lạ vừa hay để làm giàu cho âm điệu làn hơi của mình, do đó, chim càng sống lâu năm càng có giọng hót hay. Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy giọng hót của chim ảnh hưởng sâu đậm từ môi trường sống của chúng. Một con Chích Chòe Lửa sống ở rừng rậm cây cao bóng cả, có giọng hót véo von như gió ngàn xào xạc. Trong khi đó những con chim Chích Chòe Lửa sống cạnh vùng có núi cao thác lớn, giọng của chúng lại lơi nhặt rồi thôi thúc như tiếng nước reo gọi ầm ầm...

Lợi dụng chim cảnh biết bắt chước mọi thứ âm thanh lạ quanh môi trường sống của chúng, nên từ xa xưa cất nhà điểu học châu Âu đã dùng nhiều nhạc cụ như kèn đồng, đàn sáo thổi lên cho chim bắt chước, và họ đã thành công.

Ngày nay, chúng ta có nhiều cách để tập cho chim có giọng hót vừa hay, vừa giàu âm điệu, siêng hót:

  • Năng tập dượt: Mỗi tuần vài lần, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức... để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. Nếu gặp được tay “kỳ phùng địch thủ”, chim sẽ hăng say đấu giọng hằng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi...
  • Nuôi chim “giáo sư”: Hầu hết các loại chim hót như Họa Mi, Chích Chòe, Sơn Ca... nếu có chim “giáo sư” dẫn dắt sẽ siêng hót và hót hay. Chim “giáo sư”, con chim hót bậc thầy (maitre de chante) khi cất tiếng hót lên sẽ khiến cho cả đàn chim chú ý bắt chước. Chỉ có những con chim đủ lửa mới “cả gan” đấu tay đôi với chim bậc thầy, còn những chim khác thì bị “đè” không dám mỏ mồm hó hé. Thế nhưng, dẫu sợ chúng vẫn lắng tai học hỏi những âm điệu mới lạ để bắt chước sau này. Việc tập luyện này không nên kéo dài quá lâu, vì vậy những chim non lửa sẽ bị “đè” mãi sinh nhát, khó “nổi” lên được! Sau thời gian luyện tập, ta có thể gởi chim “giáo sư” đến một nơi khác, hoặc treo thật xa để giọng hót của nó không làm cho bầy chim non “yếu lửa” khiếp sợ.
  • Băng cassette: Thay vì nuôi con chim “giáo sư” tốn kém, ta có thể thâu giọng hót của chim bậc thầy này vào băng cassctte, để thỉnh thoảng chạy băng phát cho chim nghe. Phương pháp này đôi khi lại hiệu nghiệm nếu ta biết điều chỉnh volume xuống mức thấp để chim non lửa khỏi khiếp sợ.
  • Nuôi chim mái: Chim mái không biết hót, nó có giọng tùy nhè nhẹ, nhưng có tác dụng lớn là kích thích sự hăng say của chim trống.

Một chim mái có thể kích thích được bốn năm con trống. Cứ mỗi lần nghe tiếng mái sùy là chim trống cất cao giọng hót.

Chim mái rẻ tiền, nhưng cũng ít người chịu nuôi. Vì cứ nuôi mái mãi trong nhà thì chim trống sẽ có thói quen tệ hại là nghe mái sùy nó mới hót. Đó là một sự phiền phức.

Chim mái không bao giờ nên để gần chim trống, và nên treo vào chỗ khuất, tuyệt đối không cho trống thấy mặt, như vậy trống mới sung và chịu hót.

Thường, gặp những con trống suy ta mới cho mái sùy độ một tuần để “vực” lên. Còn trống đã đủ lửa thì không cần đến chim mái.

Vì vậy, chim mái chỉ dùng trong một giai đoạn, đúng ra, mỗi tháng chỉ cần có mặt vài ba ngày, sau đó tìm cách gởi nơi khác hoặc treo thật xa, như nhà trước nhà sau, hoặc dưới nhà trên lầu chẳng hạn.

Với nhà chật chội, người ta ngại nuôi thêm chim mái, cũng vì lẽ này.

Nhưng, với chim đá, nhất là Họa Mi, chim mái đóng vai trò quan trọng trong sự thắng bại của chim trống (xin đọc bài “Đá chim Họa mi và cách chấm điểm” ở phân sau). Có con mái hay đến độ khi cất giọng “sùy” thúc giục con trống như điên tiết lên, chỉ còn biết lăn xả vào kẻ thù mà đấu đá. Đấu chim Họa Mi mà thiếu lồng chim mái kèm theo thì khó lòng thắng được địch thú.

Tóm lại, mỗi con chim đều có giọng hót rừng tự nhiên của nó. Nhưng, để cho giọng hót đó giàu âm điệu hơn, ta phải tập luyện cho chim có giọng hót hay hơn. Cách tập luyện cơ bản như đã trình bày, có nhiều cách và không khó khăn vất vả gì. Chỉ cần chúng ta áp dụng cho đúng phương pháp là sẽ đạt được kết quả như ý.

Nghệ thuật tập cho chim hót hay

Người mình nuôi chim hót, phần đông chỉ cần đòi hỏi ở chất giọng rừng. Điều đó không có nghĩa là sai, nhưng với một nghệ nhân cấp tiến, chưa nên coi đó làm điều thỏa mãn.

Ta phải tìm những phương cách hiệu nghiệm giúp cho chim hót hay hơn, nhiều giọng lạ hơn, như vậy mới gây được sự thích thú trong cuộc chơi. Và điều này, thật là quá dễ...

Nhưng, trước khi đề cập đến vấn đề này, ta nên thử tìm hiểu xem tại sao con chim trống cứ gân cổ lên hót? Tiếng hót mang lại lợi ích thiết thực gì cho nó?

Tại sao chim hót?

Nghe chim hót, ta thích thú vì tai được nghe những âm thanh trầm bổng như sóng biển rì rầm, như thác đổ ào ào, như thông reo vi vút, nhưng nếu như nhìn con  chim đang gân cổ lên hót, ta không tránh được sự thương hại cho nó. Chim phải đứng ngã mình về phía trước, phồng to lồng ngực để có nhiều hơi, trong khi cổ rung lên như một sợi dây đàn ngân tiếng, miệng há to ra mặc sức cho những âm điệu tuôn trào...

Đó là niềm say mê chăng? Đó là niềm hứng khởi chăng? Xin thưa, không hẳn, không phải thế.

Đó chính là một lợi khí sắc bén của chim, không có không được. Không biểu tỏ không xong. Chim cảnh không hót, hoặc có giọng hót không hay thì đời chim coi như tàn héo.

Giọng hót đó trước tiên là để thách thức những con trống khác cùng loại trong vùng hay biết: ta đây là chúa tể của lãnh địa này, ai lọt vào lãnh địa này sẽ bị trừng phạt thích đáng.

Và dĩ nhiên, không phải chỉ dọa suông đâu: nó đánh đuổi thật sự.

Được biết, những giống chim cũng như các loài muông thú khác, con nào cũng có lãnh địa riềng của mình. Đó là vùng chúng tự cho mình độc quyền săn mồi và làm tổ. Con nào không phục thì cứ xâm lăng. Thế nào cũng có cuộc thư hùng quyết liệt bên thua sẽ đi, bên thắng ở lại.

Chính vì vậy nên con chim trống mái ráng sức hót to lên với những âm điệu hào hùng thay thế cho muôn binh ngàn tướng, hầu dằn mặt cho kẻ thù khiếp sợ. Những con chim sợ là những con chim “sức lực, mồm miệng không bằng ai” nên đành chịu rét .

Tiếng hót hùng dũng của con chim trống cũng còn mang một ý nghĩa khác, đó là tiếng hót để gợi tình quyến rũ chim mái trong mùa sinh sản.

Cũng xin nói thêm, loài chim, trừ Phượng Hoàng ra (theo truyền thuyết) thì sau mùa sinh sản, chim không còn đi đôi với nhau, không còn sống cặp với nhau, trống mái mỗi con đi môt ngả. Đến mùa sinh sản năm sau, tức đầu mùa xuân, chúng lại gọi bầy. Các chị chim mái thường thích “cặp bồ” với anh trống hào hoa, có giọng hót mê ly truyền cảm nhất.

Thực tế là những con hót hay là những con sung sức (tiếng nhà nghề gọi là sung, hay có lửa, chỉ chim trong thời kỳ sung sức). Chim đã sung sức thì đủ lửa nên hung hăng, và tất nhiên có bộ mã đẹp.

Khi đã có đôi có đũa thì mái trống lúc nào cũng có mặt bên nhau. Chúng bắt đầu chuẩn bị cho mùa sinh đẻ.

Cách tập luyện chim hót hay:

Như trên chúng tôi đã trình bày, giọng hót của chim được dùng làm lợi khí sắc bén để biểu tỏ sức mạnh của mình trước kẻ thù và để o mái, cho nên suốt đời, con  chim trống nào cũng gắng sức học tập những giọng hót hay.

Chúng học tập bằng cách lắng nghe những âm thanh vừa hay vừa lạ để bắt chước hót theo, hầu làm giàu cho âm điệu sẵn có của mình. Đó là điều chúng ta có thể kiểm chứng được. Một con khướu nuôi cạnh một con két, chỉ trong một thời gian ngắn, ta nghe được tiếng hót của con khướu có giọng két kêu. Một con Họa Mi nuôi cạnh một trại gà, nó bắt chước được rõ ràng tiếng gà cục tác, y như tiếng gà thật. Một con Chích Chòe Lửa khi nuôi gần Họa Mi, dần dà cũng nhiễm giọng Họa Mi...

Và điều đó cũng cho ta thấy rằng khí quản của chim có một cấu trúc đặc biệt. Những con có cấu trúc tốt hơn thì bắt chước tiếng người (như Nhồng, Két, Sáo Sậu, Cưỡng), còn các loài khác chỉ bắt chước được những tiếng động thông thường.

Vì chim có khả năng bắt chước dược những âm thanh chung quanh, nên từ lâu các nhà nuôi chim ở Châu Âu đã khôn khéo dùng những nhạc cụ như đàn, sáo, kèn đồng thổi cho chim bắt chước. Sau này, người ta tiến đến việc phát hành những cuốn băng (như băng nhạc) ghi lại giọng hót tiêu biểu của những chim bậc thầy (maitre de chante). Ai cần thi mua để về tập chim hót. Người nuôi chim chỉ cần mở cassette ra để chim lắng nghe và... học hót:

Những nhà thu băng nhạc của ta, có thể sản xuất ra những loại băng này, chắc chắn sẽ không ế khách.

Trở lại thực trạng luyện chim hót của nghệ nhân mình.

Nghệ nhân mình cũng biết giống chim hót thích bắt chước những âm thanh lạ ở chung quanh, nên họ thường tụ họp năm ba anh em lại một nơi nào đó, treo lồng chim cạnh nhau để chúng bắt chước giọng hót của nhau mà làm giàu cho âm điệu. Những thành phố nào, quận huyện nào có mở câu lạc bộ dành cho những người nuôi chim, thì những nghệ nhân đến đó làm nơi sinh hoạt. Ngoài việc đem lồng chim của mình đến treo chung cho chim hót bắt chước giọng nhau, nghệ nhân còn tạo dịp trao đổi cho nhau những kinh nghiệm trong nghề nghiệp, hoặc tổ chức thi hót, thi đá để việc nuôi chim thêm phần hào hứng.

Đây cũng là điều hay, nhưng trong tương lai, ta nên nghĩ đến việc dạy chim qua băng nhạc, vừa đỡ tôn công đi lại, mà kết quả lại mỹ mãn hơn. Việc này đối với ta tuy quá chậm, nhưng dù chậm cũng còn hơn không.

Công dụng của việc nuôi chim mái :

Chim mái không biết hót, nó chỉ kêu “sè...sè”. Tiếng kêu đó tuy không lớn, nhưng vẫn kích thích được con trống, giúp con chim trống hăng lên và mở miệng hót liền. Tiếng kêu của con chim mái, người trong nghề gọi là “xùy”.

Biết được điều này, nên các nghệ nhân thường nuôi kèm chim mái. Nếu nhà nuôi trống Họa Mi thì nuôi thêm con mái Họa Mi. Nhà nuôi Chích Chòe lửa thì nuôi thêm một con mái lửa.

Điều cần biết, bao giờ lồng trống mái cũng treo cách xa nhau, và không cho thấy mặt nhau. Nếu thấy mặt nhau thì hai con chỉ múa cả ngày và không hót tiếng nào cả. Xin nói thêm, một mái có thể kích thích được vài ba con chim trống.

Tóm lại, chim mái chỉ có “nhiệm vụ” kích thích chim trống hăng say hơn “bốc lửa hơn, chứ không phải để hót hay hơn.

Chim hót, chàng nhạc sĩ tài hoa của núi rừng

Mỗi con chim hót là một “chàng nhạc sĩ tài hoa” góp công mang lại cho đời những cung đàn muôn điệu. Nhiều tiếng chim cùng họp nhau thánh thót có khác gì một tấu khúc của dàn nhạc thính phòng, ru tâm hồn người trần tục vào cõi lâng lâng.

Một buổi sáng đẹp trời nào đó, nếu ta lạc bước lãng du vào một khu rừng ở Trị An, ở Phước Long hay đến cơ man núi rừng nào đó của quê hương thân thương mình, giữa không gian trùm kín sương mai lành lạnh, được thu mình cạnh một gốc cây cổ thụ, để lắng tai nghe muôn chim tụ họp tấu khúc nhạc rừng thì thật không còn gì sướng thỏa hơn!

Bao nhiêu sự buồn lo đang tích chứa trong lòng bỗng tan theo mây khói. Tự nhiên trong ta như có một sự đổi thay, sự lột xác mầu nhiệm: sảng khoái hơn, yêu đời hơn, ham sống hơn...

Khúc nhạc bình minh của những chàng nhạc sĩ núi rừng tài hoa và điệu nghệ đã thúc giục dòng máu nóng trong ta cuồn cuộn chảy như ngọn triều dâng... Và cũng rất tự nhiên, ta bỗng thấy hồn rừng như trỗi dậy với bình minh tươi thắm trong khúc nhạc của muôn chim, trong ánh hồng rực rỡ đang le lói ở chân trời...

Nếu được dịp ngồi nghe chim hót bên một vách núi, bên một dòng thác của núi rừng Trường Sơn, tâm hồn ta còn hưng phấn hơn bội phần khi tiếng chim vang xa vào rừng cây, vào vách núi, rồi dội lại với âm hưởng vang vang, nghe như xa mà gần, lại như gần mà xa, nghe như không mà có, lại như có mà không... khiến người nghe không tránh được sự bàng hoàng đế thẫn thờ hỏi lại mình đây là mộng hay thực ? Là tiên cảnh hay vẫn là chốn hồng trần.

Và cũng rất tự nhiên, ta nhận ta là một Tử Kỳ, và các chàng nhạc sĩ của núi rừng tài hoa kia, chính là Bá Nha thuở trước.

Người và chim, phải chăng đã có duyên nợ tiền định với nhau?

Chuyện xưa tích cũ kể rằng :

Đời nhà Tống có quan Thượng Đại Phu Bá Nha là người có tài chơi đàn rất nổi tiếng, ai được nghe cũng tỏ lòng hâm mộ. Nhưng trong số những người ngồi nghe ông đàn, Bá Nha không thấy được một người nào đủ sức thưởng thức được tiếng đàn của mình, và lấy đó làm điều phiền muộn.

Một hôm, trong một đêm; trăng sáng, trên đường đi sứ từ nước Sở trở về, thấy phong cảnh hữu tình nên ông ra lệnh ghé thuyền bên bến Hàm Dương để gảy đàn tiêu khiển. Ngay lúc đó, một chàng tiều phu tên là Tử Kỳ, trên đường trở về nhà bỗng nghe tiếng đàn trầm bổng nên dừng chân đứng lại nghe...

Bá Nha đang lắng hồn mình theo cung bậc thì bỗng nhiên dây tơ bị đứt. Ông đoán chắc rằng có người rình nghe, nên sai người lên bờ tìm thử. Quả nhiên họ gặp Tử Kỳ.

Thấy Tử Kỳ còn trẻ, lại là tiều phu lam lũ, Bá Nha chưa thể tin đó là người biết thưởng thức nhạc đến mức siêu phàm, nên hỏi:

- Nhà ngươi nghe đàn, vậy xin cho biết ta đã đàn bản gì vừa rồi.

Tử Kỳ đáp ngay, không cần nghĩ ngợi :

- Đó là bài Đức Khổng Tử thương tiếc Nhan Hồi.

Bá Nha nghe câu trả lời lấy làm sửng sốt, vì chính đó là bản nhạc ông đang lắng hồn mình qua những cung bậc dư dương. Thế là Bá Nha vội vã mời Tử Kỳ xuống thuyền đàm đạo. Bá Nha lại so dây đàn một bản khác. Tiếng đàn lần này nghe cao vút lạ thường, và lần này Tử Kỳ cũng đoán được ý chính thầm kín của người ký thác tâm tư mình vào cung bậc: đó là chí cao vời vợi đến tận núi thẳm non cao (Nga nga hồ chí tại cao sơn).

Bá Nha muốn thử tài Tử Kỳ một lần nữa. Lần này ông tập trung tâm trí mình cuồn cuộn theo dòng nước chảy. Và Tử Kỳ lại đáp đúng: Dương dương hồ chí tại lưu thủy, có nghĩa là chí cuồn cuộn như dòng nước chảy.

Nghe câu trả lời xong, Bá Nha quá mừng rỡ, vì biết đây là người duy nhất có khả năng hiểu rõ được tiếng đàn của mình, rất đáng tôn là bậc tri âm. Sau đó hai người đàm đạo rất tương đắc. Bá Nha khẩn khoản mời Tử Kỳ theo mình về kinh đô chung hưởng cuộc sống phú quý, nhưng Tử Kỳ từ chối, viện dẫn vì còn cha mẹ già yếu nên phải sớm hôm phụng dưỡng cho trọn đạo làm con.

Bá Nha đành cho lui thuyền và hẹn sang năm hai người lại tái ngộ tại bến Hàm Dương này.

Và đến ngày hẹn, Bá Nha trở lại bến sông xưa, mang đàn ra gảy mấy bài, thì nghe tiếng đàn có vẻ sầu than ai oán, mà Tử Kỳ thì không thấy xuất hiện. Ông sinh nghi bèn lên núi hỏi thăm nhà Tử Kỳ, thì khách tri âm đã không còn trên trần thế.

Bá Nha lòng quặn đau như thắt, lần mò ra thăm mộ người xưa, sai người dọn đồ tế lễ rồi quỳ xuống khóc than thảm thiết, ai nghe cũng mủi lòng. Xong, ông đem đàn ra gảy một bài ai điếu, tiếng đàn nghe não nùng như khóc, như than, như sầu, như tủi... Hết bản nhạc, ông đứng lên đập vỡ cây đàn quý của mình, và lớn tiếng thề trước mộ Tử Kỳ: vì không còn bạn tri âm nên suốt đời không chơi đàn nữa...

Thực ra, người chơi chim ngày nay chưa phải là khách tri âm của chim, vì ta làm sao có thể hiểu được chim kia đang ký thác tâm sự gì của mình qua những nhịp hát véo von trầm bổng ấy. Ta chỉ biết say mê ngồi nghe chim hót, nghe hoài mà không biết chán, giọng quen mà vẫn thấy lạ, vẫn hấp dẫn khổn cùng. Ta chỉ biết không ngại công lao khó nhọc chăm sóc cho chim, chăm chút cho chim từng miếng ăn, giọt uống, từ con sâu khô, sâu tươi, con cào cào ngắt cẳng, xén càng... Như vậy thì chưa phải là một Tử Kỳ của Bá Nha, nói đúng ra là chưa xứng đáng.

Thế nhưng, dù sao thì giữa người và chim cũng có duyên nợ. Vì nếu không duyên nợ thì làm sao từ chàng trẻ tuổi còn cắp sách đến trường, đến cụ già đầu bạc răng long nặng lòng đam mê cái lồng chim của mình đến thế!

Ai nuôi chim mới thấy được cái cực của người nuôi chim cảnh. Vất vả không nhiều, nhưng bận rộn còn hơn người lo cho con mọn. Nếu không duyên nợ thì hơi đâu mà tẩn mẩn ve vuốt từng cọng nan lồng, giặt từng tấm bố, không để hụt nước, không để thiếu mồi. Tối lại lo phủ áo che lồng, sáng tinh sương vừa cựa mình thức giấc đã đem chim ra treo trước ngõ...

Nếu không duyên nợ với chim, thì hơi sức đâu cậu con trai với cái vợt cầm tay, lần mò ra bờ ruộng, vồng khoai, đến bãi cỏ công viên “vớt” từng con cào cào về cho chim điểm tâm buổi sáng. Còn những ông già, đáng lý nên ngồi ở phòng khách trầm ngâm bên ly trà nóng để suy gẫm việc đời, lại cất công gò lưng trên chiếc xe đạp đến các tụ điểm bán cào cào để mua một vài ngàn về cắt chân, xén càng đút chõ chim, cưng còn hơn cưng cháu nội. Có nhiều người dám nhịn cữ cà phê buổi sáng để lấy tiền mua lương thực cho chim.

Những hy sinh đó nếu không do sự yêu thương đầy ắp thì làm sao thực hiện từ ngày này sang ngày khác được.

Qua điều đó, cho ta thấy được một điều: chỉ có kẻ thích chim, tự nhận mình có duyên nợ với chim mới có thể nuôi chim được. Còn người không thích chim, thì có đem cho, họ cũng không màng.

Người đã thích chim thì tất phải nuôi chim vô cùng chu đáo. Người đã biết thưởng thức tiếng hót của chim, tất nhiên phải để tâm lo cho con chim sung sức, chim mới chịu siêng hót, và giọng mới có đủ âm sắc ngân vang...

Nuôi một con chim vốn mất nhiều công phu, và việc chăm sóc không phải một ngày, một tháng. Tuổi thọ của chim có thể từ mười năm, mười lăm năm. Chim nuôi càng lâu thì càng thuần thục, càng có giọng hót hay, tình cảm của chim và người nuôi đương nhiên là có sự gắn bó. Vì vậy, sơ sẩy để mất một con chim quý, để chết một con chim mà mình hết dạ nâng niu thì quả là một chuyện đáng buồn! Đôi khi vì đó mà tự nhiên ta mất hứng, không còn muốn nuôi chim nữa. Mỗi ngày nhìn vào cái chuồng trống rỗng, chẳng khác nào một vật vô hồn ta dám làm cái việc mà Bá Nha thuở trước đã từng làm là đập nát lồng chim, thề suốt đời không nuôi chim nữa.

Chính vì muốn tránh cho mình cảnh đau đớn bẽ bàng như vậy, nên người nuôi chim nào cũng cố gắng o bế cho chim được an toàn sống mãi trong lòng, cho đến ngày mòn hơi kiệt sức.

Người ta gọi người nuôi chim là nghệ nhân, danh xưng đó mới nghe qua có vẻ cường điệu, nhưng ngẫm nghĩ lại thật đúng vô cùng. Nếu không nắm vững nghệ thuật chăn nuôi, thì con chim quý trong lồng cũng chỉ là một chú chim rừng không mấy giá trị. Nói một cách khác, nếu không có bàn tay tái tạo, bằng cách lai giống từ nhiều thế hệ thì con chim yến rừng ở quần đảo Canaries làm sao biến thành con Norwich ơ Anh, con Yến Harz ở Đức...

Người nuôi chim, dù ở chân trời góc bể nào, cũng là những tay thợ nghệ thuật chuyên môn, với tay nghề lão luyện, óc sáng tạo tuyệt vời; mới công hiến cho đời những “chàng nhạc sĩ tài hoa của núi rừng” càng ngày càng sắc sảo.

Nuôi chim là cả mọt nghệ thuật. Muốn biết rõ điều đó, xin mời các bạn cùng xem tiếp những trang sau...

Cách luyện chim đá hay

Như phần trên chúng tôi đã trình bày, chim Họa Mi, Chích Chòe Than... đã hót hay lại biết đá. Nhưng đá hay hoặc đó là còn tùy ở từng con. Cái tài của con đá hay là do thiên phú, mà cũng có thể là do ở kinh nghiệm bản thân: trước đây phải trận mạc nhiều để mưu cầu sự sống (?).

Nghệ nhân nuôi chim đá, tất nhiên phải cổ công chọn lựa những con chim có đủ tài năng ra nuôi riêng, có khi mươi lăm con mới may ra chọn được một!

Tiêu chuẩn chọn một con chim đá

thường phải xét qua những phần sau đây:

  • Phần đầu: Đầu chim đá trước hết phải to, nhưng to chưa phải là tốt, vì có thứ “to đầu mà dại” (!), phải chọn con đầu xà (đầu rắn), loại đầu hơi bằng, gần ngang với chiều của mỏ chim. Chim có loại đầu này vừa nhanh lẹ, vừa lì lợm, tránh đòn hay mà trả đòn cũng lẹ.
  • Phần mắt: Mắt phải tinh nhanh, ngời sáng. Chim mắt méo mau sung hơn chim mắt tròn.
  • Phần mỏ: Mỏ dài vừa phải, chót mỏ hơi khum như mỏ sẻ. Mỏ này mổ đau, cắn mạnh.
  • Phần chân: Chân chim đá phải to, khỏe, không thương tật, bàn chân lớn, ngón và móng toàn vẹn. Móng không cần dài, nếu dài phải cắt bớt.
  • Phần thân mình: Lớn con, dài đòn, lườn không vạy, tướng oai phong.
  • Phần đuôi: Lông đuôi đầy đủ, dài và dày, tạo thế đứng vững cho chim khi đá, và khi bay lên đáp xuống lách lái được dễ dàng.
  • Phần lông: Mỏng lông, chim đủ lửa sung sức.

Đó là cách chọn ngoại hình của con chim đá. Ngoại hình mà vừa ý ta mới chọn đến tài nghệ của chim. Chim đá cũng như gà đá, mỗi con có những thế đá khác nhau. Có con đá độc hiểm, nhưng cũng có con lớn đòn mà địch thủ không đau. Có con ra đòn nhanh, có con lại rề rà chậm lụt. Có con lì đòn dù thương tật nhiều cũng lăn xả vào đá tiếp, nhưng có con lại nhát đòn chưa đá đã muốn thua...

Người nuôi chim đá tất nhiên phải có cặp mắt tinh đời, phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn của mình để chọn lựa ra những con chim hay, và loại bỏ những con chim dở. Việc này, mình phải tự khắt khe với chính mình. Vì nếu chọn lựa không kỹ ta sẽ bị hao công tốn của do nuôi phải những con chim dở.

Con chim đá khi đấu đá nhờ cậy nhiều nhất ở bộ chân và phần đầu. Chân khóa, mỏ mổ... Tuy nhiên những bộ phận khác tuy là phụ nhưng cũng phải kết hợp nhuần nhuyễn với nhau mới tạo nên những thế đá hữu hiệu được. Chính vì vậy, việc chọn lựa phải kỹ lưỡng, tính toán chi li từng chút một.

Thế đá của chim thương có những kiểu cách sau đây:

  • Lấy móng, lấy gối địch thủ, bằng cách khóa chặt chân địch thù bằng đôi chân rắn chắc như thép của mình, rồi dùng mỏ mổ lia lịa lên những chỗ nhược như đầu gối, ngón chân... Chim nào mà bị tấn công nhừ tử như thế này thì chỉ có nước què, làm sao tiếp tục đấu đá được!
  • Khóa cổ, bóp đầu địch thủ, bằng cách dùng một hay cả hai chân khóa chặt đầu và cổ địch thủ, sau đó là mổ lia lịa.
  • Có con khôn ngoan, bàn chân này khóa cổ, bàn chân kia khóa chân, khiến địch thủ như bị trói rọ không làm sao cựa quậy chóng đỡ nổi. Đấu đá mà tài tình như vậy thì phần thắng chắc sẽ ngã về con chim khôn.
  • Có con kết hợp nhiều thế trong một lúc hoặc buông thế này bắt thế kia, làm cho đối thủ múa may không kịp...

Khi đã lựa được cho mình những con có vóc dáng mạnh khỏe, có thể đá tuyệt hay thì chủ nuôi chỉ còn việc nuôi dưỡng chim, chăm sóc chim chu đáo để chim mập mạnh, sung sức (đủ lửa), và tập dượt chim đúng phương pháp để chim đủ lực mà ra đấu đá với chim người.

Thức ăn của chim đá

Chim đá do phải tập dượt nhiều lại cần phải tẩm bổ cho khỏe mạnh thêm nên người nuôi phải cho chim hưởng một chế độ ăn uống tốt.

Tùy theo giống chim mà thức ăn được pha chế riêng. Nhưng dù sao thì khẩu phần của chim đá cũng bổ dưỡng hơn khẩu phần của chim hót. Tùy theo kinh nghiệm và ý thích (!) của mỗi người mà công thức pha chế thức ăn có khác nhau, gần như khỏng ai giống ai, và cũng ít ai chịu nhận người khác hơn mình!

Chăm sóc chim đá

Chăm sóc chim đá cũng như cách chăm sóc chim hót, có khác chăng là cần mẫn và kỹ hơn một chút.

Trước hết là cho ăn uống no đủ, tắm táp đúng định kỳ, sau đó là vệ sinh lồng, cùng những dụng cụ trong lồng như bố lồng, cóng thức ăn, cóng nước uống... (xin xem lại phần tắm chim trong mục nói về chăm sóc chim hót ở phần trước).

Tập dượt

Nuôi chim đá phải chú trọng đến phần tập dượt cho chim càng chu đáo càng tốt. Chim chỉ nuôi tại nhà (trừ trường hợp nhà có nuôi nhiều chim) không sao tiến bộ về mặt hót và đá được. Hằng ngày, hoặc vài ba ngày, quá lắm là một tuần một lần, ta phải đem chim đến những tụ điểm đấu chim, hoặc đến các Câu Lạc Bộ nuôi chim để chúng có dịp nghe, thấy và học hỏi tài nghệ của các chim lạ. Kinh nghiệm cho thấy, mỗi lần đi tập dượt về như vậy, chim nhà sẽ sung hơn, hót nhiều giọng lạ hơn, và hay hót hơn trước. Việc mang chim đi tập dượt tất nhiên là tốn nhiều thì giờ, và cũng lắm phiền phức, nhưng nếu ta tự hỏi mình nuôi chim với mục đích gì, sẽ thấy thì giờ bị mất đi và công lao phải bỏ ra cũng chẳng thấm vào đâu!

Dượt chim

Dượt chim là mang chim đến các tụ điểm chơi chim của một số đồng nghệ nhân tụ họp, treo chim mình gần với nhiều chim lạ để chúng học hỏi những điều hay lạ của đồng loại chung quanh mà tạo “vốn liếng” riêng cho mình. Với chim hót thì nhờ vào sự tập dượt đó mà về hót hay hơn, luyến láy nhiều giọng hơn. Với chim đá thì nhờ sống cận kề với chim lạ nên hăng hái hơn, sung độ hơn.

Nuôi chim đá ngày nào cũng cho chim đi tập dượt như vậy mới tốt.

Xổ chim

xổ chim là cho chim đấu đá thực sự với chim lạ, mỗi tuần một lần để cho chim quen dần với trận mạc, đồng thời có nhiều kinh nghiệm trong việc đấu đá, do học hỏi những thế đá hóc hiểm lạ lẫm của các chim lạ. Tuần này cáp với chim này, thì tuần sau nên cáp với chim khác. Có điều là thời gian xổ chim nên thu ngắn lại, so với thời gian thi đấu thực sự tại trường thi. Làm như vậy là để dưỡng sức cho chim, đồng thời tránh cho chim bị thương tích trầm trọng, hư con chim uổng phí.

Việc xổ chim thường xuyên cũng có điều lợi là nhờ vào đó mà ta biết rõ được tài năng con chim mình hay dở ra sao để lo liệu bổ khuyết...

Trong việc tranh tài cao thấp, không gì tốt hơn là “biết mình biết người”... Phía người mình đã mù tịt, mà phía mình thực lực ra sao cũng chưa nắm vững thì còn mong cầm chắc cái thắng nỗi gì?

Trước một tuần thi đấu thực sự, ta không nên tắm chim, và cũng không nên xổ chim.

Chim đá nên nhốt trong loại lồng tổng lực (loại lồng thật lớn) để chim tự bay nhảy. Chim Họa Mi đá muốn ngừng hót thì nên thường xuyên phủ áo lồng, nhất là trước ngày thi đá độ mươi ngày. Chim nuôi đá mà siêng hót thì kém sung.

Tóm lại, nuôi chim đá công phu hơn nuôi chim cảnh hót. Sự thắng bại của chim năm phần là do ở người nuôi, vì vậy nếu không đam mê, không chịu khó thì sự thất bại của chim cũng chính là sự thất bại của chính người nuôi.

Những kẻ thù của chim cảnh bạn nên biết để phòng tránh

Trong việc chăm sóc chim nuôi, bạn cần phải lưu tâm đến việc trừ tuyệt tất cả những kẻ thù của chim, như chó, mèo, chuột... Những con vật này có thể giết hại chim hoặc làm cho chim sợ hãi đến nỗi ảnh hưởng xấu đến khả năng hót, múa, mà còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chúng nữa.

Một con chim khi đã sợ hãi thì dù là chim thuộc đã nuôi lâu năm, chúng cũng trở nên nhát, thấy người lại gần là nhảy lồng loạn xạ chẳng khác gì chim bổi. Tất nhiên, điều này không ai nuôi chim lại cảm thấy thích thú.

Khi con chim đã hoảng sợ thì phải mất một thời gian dài dưỡng nuôi nó mới hoàn hồn lại vía, và công của phải bỏ ra cho trường hợp này không phải là ít ỏi gì. Đó là chưa nói đến nỗi buồn phiền quá lớn mà chủ nuôi chim phải chịu đựng.

Nhiều khi, con chim quí còn bị tật bệnh dằng đai có khi dẫn đến tử vong.

Để tránh cho mình sự phiền phức và tốn kém này, bạn nên cẩn thận hơn trong việc chăm sóc thường xuyên những con chim nhỏ quí hiếm của mình hơn nữa, bằng cách ngăn ngừa tất cả những kẻ thù của chim không được lai vãng đến gần phạm vi sinh sống của chim. Sự an toàn trong cuộc sống của nó càng được bảo đảm càng nhiều càng tốt. Một khi con chim nuôi không bị hoảng loạn về tâm sinh lý thì nó sẽ hót hay và sinh sản tốt.

Dưới đây là những kẻ thù đáng sợ của  chim cảnh nuôi:

Chó

Nếu lồng chim để sát đất, chó cũng thích đến vồ chụp. Nhiều con vổ chụp không ác ý mà chỉ là để đùa giỡn... Do đó, nếu ta sơ ý không canh giữ chó, không nạt nộ chó thì hậu quả xấu sẽ xảy đến cho con chim tội nghiệp. Đã có nhiều bạn trong khi lùa chim sang lồng tắm, cứ tưởng mặc cho chim được yên tĩnh càng hay nên nhởn nhơ vào nhà hút thuốc hay làm một công việc lặt vặt gì đó, chúng trở ra thì lồng tắm bị bẹp dúm và con chim quí hóa chỉ còn... một túm lông!

Treo lồng trên cao, tiếng sủa đinh tai nhức óc của chó nhiều khi cũng làm cho chim hoảng sợ, nhất là loại chim bổi, chim chuyền.

Thế nhưng, chó cảnh là con vật dễ dạy, chỉ cần dọa nạt chúng vài ba lần là chúng ngoan ngoãn bỏ tật tấn công chim. Với những con chim đã hoảng sợ vì chó, thì tốt hơn hết từ đó trở về sau ta không nên đặt lồng xuống đất nữa. Những con chim này, hễ thấy bóng dáng chó lảng vảng lại gần là đã hoảng vía nhảy lồng loạn xạ rồi.

Mèo

Săn bắt chim là bản tính cố hữu của loài mèo. Đây lại là thức ăn khoái khẩu, thịt chim đối với mèo có lẽ còn hấp dẫn hơn cả thịt chuột, vì vậy mèo mới thường rình mò bắt chim để ăn.

Ở những vùng thôn quê, nơi có chim chóc nhiều, những chú mèo thường lân la ở các bờ bụi, hoặc rình trên mái nhà để vồ chụp chim hoang dă mà ãn. Cách ăn mồi của mèo rất thiện nghệ, vì vậy khi mèo đã nhắm vào con mồi nào thì hòa hoằn lắm mới có con được thoát nạn!

Mèo là con vật rất sợ chủ nuôi, nhưng bạn không nên đặt nặng sự tin cậy vào sự trung tín của nó đuợc. Khi có mặt chủ thì mèo giả bộ hiền lành xa lồng chim, nhưng khi chủ sơ ý không cảnh giác là mèo chớp nhoáng tấn công con mồi ngay, kết quả là chim chết và chiếc lồng cũng gãy nát không dùng lại đượcc.

Mèo lại có khả năng leo trèo giỏi, nhảy cao một vài thước cũng rất tài tình, vì vậy khi treo lồng chim bạn cũng nên tìm một nơi thật an toàn mà mèo không thể đến gần được.

Điều cần biết là ngay dáng đi và luồng nhỡn tuyến của mèo chiếu vào cũng đủ làm cho chim sợ hãi. Một con chim được treo ở độ cao an toàn, nhưng nếu nó thấy dáng dấp con mèo lượn lờ ở dưới đất, cũng đủ làm cho chim hoảng sợ, đang hót cũng phải ngưng! Có khi con chim này còn bị... tắt tiếng cả một thời gian dài không hót nữa!

Nhược điểm của mèo là rất sợ những chiếc áo lồng. Dù nó biết chắc chắn bên kia lóp vải mỏng đó là một chú chim béo ngậy, nhưng sự rung động cúa chiếc áo lồng đã làm cho nó ngại ngừng không dám vồ chụp! Người ta đã tùng thấy có những chú mèo chịu khó nằm rình bên ngoài lồng chim hàng giờ mà không dám “ra tay”. Đó cũng là điều lạ.

Mèo cũng như sư tử, cọp, con mồi to bao nhiêu cũng dám tấn công, nhưng chúng lại sợ... mạng nhện che chắn lối đi. Nhiều tay thợ săn, nhiều nhà thám hiểm khi lặn lội trong rừng sâu, đêm tối họ mắc mùng ở giữa rừng nằm ngủ mà không chút sợ sệt cọp hay sư tử tấn công, vì họ biết rằng loài thú dữ này thấy cái mùng là sợ, như chúng sợ mạng nhện vậy!

Do đó, tót hơn hết, khi có ý định nuôi chim thì bạn phải bỏ ý định nuôi mèo cảnh. Hoặc là tìm cách treo vào một nơi an toàn mà móng vuốt cùa mèo không thể vồ chụp tới.Với những chú chim có tính “dị ứng”, với mèo, nghĩa là hễ thấy dáng mèo xuất hiện là đủ hốt hoảng thì nên trùm áo lồng cho nó.

Chuột

Con mèo tuy nguy hiểm đối với chim nuôi lồng, nhưng ngăn ngừa mèo còn tương đối dễ hơn chuột.

Chuột được đề cập ở đây là giống chuột lắt, chuột nhà, thân mình chỉ mũm mĩm hơn ngón tay cái một chút. Chuột lắt (hay chuột nhắt) thường vào lồng chim để phá hại thức ăn là chính, chú không ăn nổi chim lớn. Nhưng, chuột lắt vẫn ăn trứng và cả chim non.

Chuột có khả năg leo trèo rất giỏi, chúng không những phóng từ độ cao vài ba mét xuống đất, mà còn có thể phóng cao, phóng ngang vơi khoảng cách một vài mét rất dễ dàng.

Vật gì chuột cũng có thề cắn phá, và chuột không e dè tấm áo lồng như mèo. Với chuột nhỏ thì vào lồng bằng cách lách mình vào giữa hai nan lồng, chuột có thân mình to hơn thì cắn nát một vài nan lồng để tìm lỗ hổng chui vào. Như vậy là chiếc lồng bị hư hỏng, và con chim nuôi có thể từ đó mà bay thoát ra ngoài một cách dễ dàng.

Tuy chuột lắt không đủ khả năng ăn thịt chim lớn, nhưng lồng chim nào đã bị chuột “thăm viếng” một đôi lần là chim thuần thuộc cũng trở nên nhát, còn chim bổi, dù là bổi lỡ (chim rừng nuôi đã được năm bảy tháng) thì.., rót luôn! Bản năng của chuột là quậy phá, chạy nhảy lăng xăng cho nên chim nào cũng phải sợ!

Chim đang hót căng tất nhiên phải giảm hót, chim đang đẻ, ấp như Yến Hót, Yến Phụng, Manh Manh, Bay Màu... đều sợ quá mà ngưng đẻ. Có con do quá sợ mà bỏ ổ không dám vào; hoặc bặt luôn đường sinh sản…

Đó là chưa nói đến tai hại là chột có thể truyền bệnh đến chim.

Ngay cái việc hao tốn thức ăn cũng đủ làm cho bạn bực mình rồi. Thức ăn bạn thường châm trong cóng, trong máng cho chim ăn vài ba ngày, nhưng nếu nhà có chuột “lộng hành” thì chỉ ăn được hôm trước, hôm sau chim đã bị đói! Khi một con đã tìm được đường đi nước bước vào lồng thì chúng rủ nhau kéo vào cả bầy. Vì vậy thức ăn trong cóng còn bao nhiêu chúng vơ vét sạch hết bấy nhiêu!

Muốn biết lồng chim có bị chuột “viếng” hay không, bạn đem cóng thức ăn ra ngoài, thấy bên trong có phân chuột là biết ngay đã bị chuột vào phá hại. Do giống chuột vừa ăn vừa tiểu tiện, đại tiện ngay nơi chúng đang... dùng bữa nên ta dễ phát hiện!

 Vì vậy, muốn nuôi chim thành công ta phải trừ hết chuột, bằng cách bẫy chuột hoặc cho chúng ăn bã. Việc trừ chuột phải thực hiện thường xuyên, vì giống này sinh sản rất nhanh, không những để sai mỗi tháng một lứa, mà mỗi lứa có thể đến bốn năm con... Và chuột con được ba tháng tuổi đã bắt đầu sinh sản được! Chính loại chuột con này mới phá hại nhiều hơn chuột lớn! Chúng cắn phá nhiều hơn, và phá hại thức ăn của chim nhiều hơn...

Rắn

Ở thành phố thì bạn không cần cảnh giác đến loài bò sát này, vì thành phố nhà cao cửa rộng, đường sá khang trang nên không phải là môi trường sinh sống của rắn. Nhưng ở thôn quê, nơi có nhiều ruộng vườn, hoặc làng nước gần núi, gần rừng, thì nuôi chim bạn nên cảnh giác đến rắn!

Loài bò sát này thích ăn thịt chim và trứng chim. Do leo trèo giỏi lại luồn lách khéo, hễ “đầu xuôi là đuôi lọt” nên việc bắt chim không khó khăn đối vứoi rắn. Đã có nhiều người nuôi Bồ Câu, nuôi Yến Phụng (theo cách tập thể) và cà chim hót (treo lồng ngoài vườn)... phải “ méo mặt” vì bị rắn phá hại chim.

Trừ tuyệt rắn là chuyện rất khó, vì ta khó phát hiện ra chúng. Ban ngày, rắn ẩn mình trong hang sâu và chỉ ban đêm chúng mới ló mặt ra săn mồi.

Một chuồng chim tập thể, dù là Bồ Câu, hễ bị rắn lẻn vào là thế nào trứng và chim con cũng bị thiệt hại nặng. Đã thế, chim mẹ do đó mà hoảng sợ, ảnh hưởng rất xấu đến sự sinh sản.

Muốn trừ rắn thì chuồng chim phải được bao bọc bằng loại lưới kẽm mắt nhỏ, bề cạnh khoảng một phân vuông mới tốt. Với loại lưới kẽm nhỏ mắt này rắn khó lòng chui lọt vào được.

Thằn lằn

Thằn lằn (hay thạch sùng) thích lảng vảng gần các lồng chim, vì nơi đây có những thức ăn khoái khẩu đổi với chúng, như sâu tươi, cào cào, và cả ruồi muỗi nữa.

Với những chim lớn như Khướu, Cưỡng thì thằn lằn không dám lại gần, vì những giống chim to lớn này lại thích ăn thằn lằn. Chim dùng mỏ chộp thằn lằn, sau đó vật xuống bố lồng nhiều lần cho chết, rồi lại cặp chặt vào chân để xé thịt ăn từ từ...

Với loài chim nhỏ dáng như Chích Chòe, Sơn Ca, Bạc Má, Yến Hót... hễ lồng chim mà bị thằn làn “thăm viếng”, chim đều tỏ ra sợ hãi. Thằn lằn tuy tính hiền nhưng lại có hình dáng “uyển chuyển’ làm cho chim sợ sệt. Chúng có chiếc đuôi phe phẩy oằn qua oằn lại cũng đủ làm cho chim sợ. Đã thế thằn lằn thường ưa phóng mình tới để bắt mồi, chúng phóng từ nan lồng này sang nan lồng đối diện khiến cho chim hoảng hốt lên.

Muốn trừ thằn lằn phá hại chim, bạn nên trùm kín áo lồng cho chim vào ban đêm nhờ đó mà chim được ngủ yên. Mặt khác, bạn nên vệ sinh lồng thường xuyên để lồng sạch sẽ, không hôi hám, ruồi muỗi không có cớ để bu bám vào. Sâu và cào cào, trứng kiến cho chim ăn, bạn cũng nên cho mức độ vừa phải, đủ ăn trong ngày, như vậy thằn lằn sẽ không bén mảng đến gần lồng chim nữa.

Sự thật con chim nhảy lồng loạn xạ cũng làm cho thằn lằn sợ sệt, vì con vật này vốn nhát, nhưng do có thức ăn khoái khẩu nên nó mới liều mạng bám vào. Nay lồng sạch sẽ, thức ăn khóai khẩu không còn thì chúng còn léo hánh đến làm gì cho thiệt thân nữa?

Kiến

Kiến rất thích tìm dịp bu bám lồng chim, chuồng chim, và thường thì từng đàn các, các con, và phá hại một cách tàn bạo. Gặp chim lớn thì chúng bu vào mình, cắn vào chân, vào mắt, mỏ. Những vết cắn sau đó nổi lên thành mụt khiến cho chim bị đau buốt nhức nhối suốt nhiều ngày. Những giống chim nhỏ như Yến Hót, Khoen và hay Chích Chòe, khi bị kiến đốt, ngón chân có thể bị sưng vù và nếu không được chữa trị kịp thời thì các ngón chân đó sẽ bị... rụng!

Như bạn đã biết, con chim dù quí đến đâu mà lỡ bị cụt ngón thì đâu còn giá trị gì nữa!

Với chim non nằm trong tổ, kiến lửa bu lại cắn cho đến chết, và sau đó rỉa thịt ăn dần và tha về tô...

Thức ăn của chim ở trong cóng, dù tươi hay khô, kiến cũng lần lượt tha về tổ của chúng hết sạch.

Vì thế nuôi chim ai cũng sợ bị kiến lửa tấn công, mà khổ nỗi nơi nào nuôi chim, kiến lửa cũng đánh hơi mò đến cả.

Diệt kiến lửa không khó, ta phải chịu khó tìm hang ổ của chúng để tiêu diệt cho bằng được. Diệt bằng cách phá rộng miệng tổ rồi rắc thuốc diệt kiến vào, hoặc chế dầu hôi vào rồi châm lửa đốt. Có người lấy cát rây nhuyễn rang lên cho khô rồi từ từ cho cát lấp đầy tổ kiến... khiến chúng bị động tổ mà kéo nhau đi nơi khác…

Với chim bị kiến tấn công bạn nên ngầm chẩn (nếu ngón chân bị cắn) vào nước âm có pha muối, hoặc nước pha thuốc tím (một phần ngàn) để sát trùng, sau đó dùng collyre bleu (thuốc xanh) bôi vào, hoặc xức pomade cũng được. Nếu vết thương nặng thì nên săn sóc thường xuyên hơn.

Con chim đã bị kiến tấn công, sau khi lành bệnh, thế nào cũng suy yếu một thời gian. Có con phải tàn tật suốt đời như đui mắt hoặc cụt ngón...

Muốn tránh kiến lửa xâm nhập vào lồng chim ở móc lồng, bạn nên tròng vào một cái nút chai, trong đó trét mỡ bò, hoặc dùng một miếng giỏ nhỏ có tẩm dầu hôi hoặc dầu nhớt đẻ ngăn ngừa kiến. Kiến đánh hơi thấy mùi dâu là tìm dịp lánh xa.

Muỗi

Muỗi không nguy hiểm như kiến lửa. Muỗi không màng đến thức ăn của chim, nhưng ại thích thọc vòi vào mình chim để hút máu. Do muỗi sống nhờ máu người và máu động vật.

Con chim nhờ có lông vũ bao bọc khắp mình một lớp dày, mà vòi muỗi không cách nào xuyên thủng được, vì vậy muỗi chỉ nhắm vào phần mặt và chân của chim để tấn công mà thôi.

Thường thì chim thức không bị muỗi cắn, chim thức thì chúng ưa hoạt động, hơn nữa khi vừa bị muỗi đốt đau là chúng phản ứng ngay, khiến muỗi dù đói mồi cũng không thể bu bám vào được.

Khi chim ngủ nó nằm trên cần đậu, lóp lông vũ ở phần bụng che phụ được đôi ống chân khiến chân vừa ấm áp lại vừa được che chắn cho muỗi khỏi tấn công. Nhưng dù che chắn cách nào, đôi bàn chân với tám ngón của chim cũng phải lòi ra, và đó là mục tiêu béo bở đỗ muỗi thò vòi vào mà hút máu. Khi ngủ, chim cũng có thói quen rúc đầu vào cánh mà ngủ. Nhưng, cũng có khi chim để đầu ra ngoài rồi ngủ gà ngủ gật. Muỗi chỉ chờ có thể tấn công vào mặt, vào mắt để hút máu. Ở mí mắt chim có lớp da vừa mỏng vừa mềm nên muỗi thường hút máu ở chỗ ấy. Một khi mí mắt bị sưng, bị nổi mụn thì chim rất đau đớn, đến nổi bỏ cả ăn uống, đừng nói chi là còn khả năng để hót nữa.

Với loại chim đắt tiền như Yến Hót, tối lại chủ nuôi phải vây vải mùng chung quanh lồng để chim khỏi bi muỗi đốt. Giống chim này có thân mình mảnh mai, nhỏ nhắn đôi chân nhỏ hơn cọng chân nhang, nên nêu bị muỗi cắn thể nào cũng nổi u nần ở các ngón chân, mí mắt, dễ bị cụt ngón và đui mắt.

Để chim thoát được nạn muỗi đốt, ngoài việc xịt thuốc muỗi trong phòng; nuôi chim, hay đốt nhang muỗi, bạn nên chịu khó trùm áo lồng cho kín là được.

Rận mạt

Chim thuộc loài có lông vũ như gà, Bồ Câu nên bị rặn mạt sống ký sinh trong bộ lông dày của nó. Rận mạt có thể lây từ chim này sang chim khác, chúng hút máu chim mà sống, nên chim bị rận mạt tấn công thì lúc nào cũng bị ngứa ngáy, rỉa lông rỉa cánh liên hồi, và ốm o dẫn mòn mà chết!

Chim nuôi hót mỗi lồng một con thì ít có rận mạt hơn những chim sinh sản. Chính trong tổ chim với rác rến, cỏ khô hay rơm rạ mới là nơi sinh trưởng tốt đẹp nhất của các loại rệp, rận mạt để hút máu chim con, chim mẹ.

Muốn trừ rận mạt thì ta phải giữ vệ sinh lồng, chuồng thường xuyên, bằng nhiều cách:

  • Chuồng nuôi chim phải làm quay mặt về hướng đông, để mỗi ngày chim được sưởi ánh năng sáng, đồng thời chuồng được nắng rọi cho khô ráo. Với chim nuôi lồng, bạn nên treo lồng ra nắng vào mỗi sáng độ nửa giờ nếu nắng gắt, và độ một giờ nếu nắng êm dịu, miễn là nên treo trước chín giờ hoặc mười giờ sáng mới tốt. Nắng sáng tốt hơn nắng chiếu.
  • Cho chim tắm nước thường xuyên, tức là mỗi tuần ít ra cũng vài lần để chim được mát mẻ, trút bỏ được rận mạt bám vào mình. Nước tắm nên phải pha ít muối.
  • Vệ sinh lồng, bố lồng bằng cách phơi lồng ra nắng bằng cách cọ rửa bằng nước ấm, sau đó đem ra phơi nắng... Áo lồng cũng nên giặt giũ hoặc thay mới. Bố lồng cũng vậy. Chẳng hạn, kỳ này vệ sinh lồng thì áo lồng và bố lồng bạn nên giặt giũ kỹ rồi phơi nắng để dành dùng vào kỳ sau, kỳ này thay toàn bộ cho chúng bằng những thứ đã được phơi từ kỳ vệ sinh tuần trước...

Thấy chim lúc nào cũng đậu trên cầu để ria lông rỉa cánh, ra chiều ngứa ngáy khó chịu là chim đang có rận mạt, bạn nên lo liệu cách trị cho tuyệt chứng này càng sớm càng hay.

Chim đã bị rận mạt tấn công thì không những không sung mà có thể ảnh hưởng rất xấu đến khả năng sinh sản nữa.

Phong trào nuôi chim rừng

Nuôi chim rừng là một thú vui vô cùng tao nhã, hợp với sở thích của nhiều người, lại thích hợp với mọi lứa tuổi nên thời nào, nơi nào cũng có lắm người đam mê.

Ngày nay, do càng ngày càng có số đông người tham dự nên đã đẩy phong trào nuôi chim rừng hết sức náo nức đông vui. Từ thành thị đến thôn quê, gần như nơi nào cũng có những “Chợ chim”, hay những gian hàng bán chim, hoặc những xe bán chim dạo đi khắp hang cùng ngõ cụt để mời chào khách chơi chim.

Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh, thời trước chỉ có một chợ chim duy nhất ở vùng Chợ Cũ, sau dời về góc đường Lê Lai, rồi dời về đường Trần Quốc Toản (nay là đường 3 tháng 2). Ngày nay thì đã có ba chợ chim: Chợ Cầu Mống, chợ chim đường Lê Hồng Phong và chợ chim Thuận Kiều. Đó là chưa kể những điểm bán chim tại tư gia mà khắp quận, huyện nào cũng có...

Người nuôi chim thường tụ tập đến các chợ đên các điểm bán chim để mua chim, để mua thức ăn cho chim như sâu gạo, cào cào, hột kê và những thức ăn bột đã pha chế sẵn. Những ngày lễ hoặc chủ nhật, chợ chim là nơi tụ họp đông đảo của nghệ nhân chuyên nghiệp và những người nuôi chim tài tử, sinh hoạt giữa kẻ mua người bán rất nhộn nhịp.

Đó là chưa nói đến hàng ngày ở các Câu lạc bộ, ở các tụ điểm chơi chim lớn như Công viên Văn hóa thành phố, ở nhà hàng Phong Lan Phú Thọ, và các tụ điểm chơi chim khác cũng tấp nập nhiều nghệ nhân mang chim đến tập dượt, đồng thời trao đổi với nhau những kinh nghiệm nuôi chim, hoặc mua bán đổi chác với nhau...

Điều đáng ghi nhận ở đây là sự hòa hợp chân tình và cởi mở giữa những người có chung sở thích với nhau, không phân biệt tuổi tác cũng như địa vị trong xã hội.

Chuyện xung quanh con chim và việc thuần dưỡng chim cảnh, có biết bao nhiêu điều đáng nói, biết bao nhiêu điều cần học hỏi để bàn bạc trao đổi với nhau một cách say mê...

Có khi người ta tụ lại một góc bãi, hoặc cuối sân để đánh giá giọng hót của một vài con chim bậc thầy đang trố tài khoe mẽ... Có để tâm học hỏi được nhiều kinh nghiệm của người đi trước thì việc nuôi chim rừng mới thú vị hơn nhiều. Do đó, việc trao đổi kinh nghiệm cho nhau là điều ai cũng muốn nghe, ai cũng cần học hỏi.

Một khi đã say mê thì người ta không ngại khó khăn vất vả. Người nuôi chim ít ai lại tiếc “giấc ngủ nướng” lúc ban mai, dù đó là cụ già trọng tuổi. Chim vốn hót vào lúc tinh mơ để chào đón bình minh, thì người nuôi chim cũng đã sẵn sàng chuẩn bị xe cộ để... đi mua cào cào cho chim ăn buổi sáng. Thực ra, chẳng mấy ai cưng chim đến độ đó, do người ta sợ chậm chân đi trễ sẽ hết cào cào “ngon” do số cung không đủ với số cầu.

Những người đi bán cào cào, thức ăn khoái khẩu của các giống chim rừng, đâu phải là ít, họ cũng biết “buôn có bạn, bán có phường”, người nào cũng ràng sau xe một cái “giỏ” thiệt to, thế mà mới sáng bảnh mắt cái “chợ” này đã dẹp!

Ai cũng biết nuôi chim là việc tốn nhiều thì giờ và cũng có phần vất vả, nhưng bù lại cũng có lắm niềm vui. Nuôi con chim bổi sống được là một điều mừng, luyện cho chim hót hay cũng là điều đáng hãnh diện, đồ là chưa nói đến nỗi mừng quá lớn khi chim giựt môn thi hót, thi đá... Và, đừng nghĩ chi cao xa, sau những giờ làm việc mệt nhọc được nghe tiếng chim hót, hoặc nghe một câu chim nói sõi tiếng người cũng đủ giúp ta phấn chấn tinh thần, quên đi được phần nào mệt nhọc...

Có lẽ đó là lý do chính đáng khiến nhiều người nghĩ đến việc nuôi chim rừng. Có nhà nuôi một hai con, nhưng có nhà nuôi đến hàng chục con, thường thì đủ giống...

Nuôi chim tất nhiên là tốn kém. Tốn kém thức ăn thì không đáng bao nhiêu. Nếu chỉ nuôi một vài con chim rừng để nghe tiếng hót cho vui thì bất quá mỗi ngày nhịn một cữ cà phê với vài điếu thuốc cũng đủ. Cào cào và sâu tuy đắt, nhưng bầu diều của chim chỉ nhỉnh hơn hột bắp thì tốn kém bao nhiêu!

Cái tốn đáng lo là tiền mua con chim, và kế đó là chiếc lồng nhốt con chim quí nữa.

Chim thì có nhiều giá. Một chú Chích Chòe Than loại bổi (chim rừng đánh bầy về) giá khoảng bảy ngàn bạc; con chim con cũng độ ba chục là cùng. Thế nhưng, mua một con Chích Chòe Than nuôi được vài ba mùa (tiếng nhà nghề mỗi mùa là một năm) nhất là chim trong thời kỳ “có lửa” có giá đến bốn năm trăm ngàn bạc!

Nhưng, tốn tiền mua chim không ngán bằng tiền bỏ ra mua sắm chiếc lồng. Lồng thì có nhiều hạng: hạng thường nhất là hạng “lồng chợ”, giá từ hai đến bốn chục ngàn. Còn hạng lồng “xịn”, lồng “đặt” hoặc “lồng nhập”, trả bạc triệu nhiều khi chưa tới giá.

Ai cũng biết có con chim hay thì phải nhốt vào chiếc lồng quí mới xứng hợp, thế nhưng đây không phải là cách đề đua đòi mà phải lo “liệu cơm gắp mắm”. Giàu có thì mặc sức chơi để khỏi thua chị kém em, nhưng nghèo mà đi vay nợ chịu lời để chơi cho thỏa chí thì thật đã “vung tay quá trán”.

Nhiều người nuôi chim cố sắm chiếc lồng cho đẹp, thật đắt giá, còn con chim bên trong hay dở cũng không sao. Những người này không đáng mặt là nghệ nhân chơi chim, mà là kẻ đua đòi, thích làm sang, thích khoe của đã là nuôi chim thì phải có con chim không hay thì cũng phải thuộc loại khá mới vừa lòng mãn ý, còn chiếc lồng... bất quá cũng là thứ để trang trí mà thôi. Có chiếc lồng chợ tầm thường mà nhốt con chim hót thật hay còn được ngưỡng mộ hơn là có chiếc lồng chạm với đồ tiện bằng ngà voi mà bên trong lại nhôt con chim tồi, thấy bóng người là nhảy loạn xạ...

Trong nghề nuôi chim rừng, người ta phục nhau không ở chỗ giàu sang, mà là sự đam mê, nôm na gọi là “máu mê”, đây là đức tính tốt cần thiết giúp người nuôi chim rừng gặt hái được thành công tốt đẹp trong thú chơi đầy tính nghệ thuật của mình.

Có đam mê người ta mới chịu thương chịu khó trong việc chăm sóc, thuần dưỡng con chim trong từng giai đoạn một. Thiếu đi đức tính quí hóa này thì nuôi con chim hay cũng thành chim dở, thậm chí còn bị chết hàng loạt cũng nên...

Thường thì cái gì đã gọi là phong trào thì có khi lên khi xuống, nhưng với phong trào nuôi chim rừng thì chắc chỉ có tăng mãi với thời gian, vì đây là thú vui tao nhã và lành mạnh được đông đảo người đời ưa thích nhất.

Các loài chim cảnh độc lạ có thể bạn chưa biết

THANH YẾN SERINUS LEUCOPXGIUS

Xuất xứ: Trung Châu Phi.

Họ: Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim cảnh nhỏ thuộc loại loài ăn hạt ở Châu Phi. Bộ cánh khiêm nhường có màu xám và trắng làm cho chúng tăng phần duyên dáng dễ thương.

Chúng có giọng hót thanh nhiều âm điệu rất vui tai và đã làm cho các nhà nghiên cứu rất chú ý ngay từ khi mới phát hiện.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng là những vị khách không mấy khó lính, chúng chỉ cần chiếc lồng nhỏ, ít hạt ngũ cốc, ít cày cỏ và dần dần thêm ít bánh sữa. Tuy vậy, nhưng may thay chúng lại hót cả ngày.

Do tiếng hót hay, nhiều nhà chuyên môn đã nghĩ đến việc lai giống giữa loài chim này với một con Canari mái hậu duệ của loài có tiếng hót hay, và hy vọng sẽ có nhiều kết quả thú vị.

Thức ăn: Chúng ăn loại ngũ cốc hạt nhỏ, rau xà lách, ít sâu hột và bánh sữa.

THẠCH YẾN SERINUS MOZAMBICUS

Xuất xứ: Châu Phi và Nam Sahara.

Họ: Fringillidés.

Loài Serin Châu Phi nhỏ hơn Serin des Canaries một chút. Nó có giọng hót hay làm cho các nhà nuôi chim hót rất ưa chuộng. Loài này phân bổ ở Châu Phi dưới nhiều chủng loại hình thức. Nhưng loại thường thấy ở các hàng chim kiểng là loại thuộc Sénégal.

Trong lồng, chúng là loại chim hay chọc ghẹo thường không yêu khi nhốt cùng đồng loại.

Muốn thưởng thức tiếng hót của chúng, tốt nhất là để một mình nó trong lồng. Thức ăn giống như với loài canaris đã giới thiệu.

Trong lồng nó cặp đôi với con mái nhưng tốt hơn là với con mái Canari thường cho những chim lai giống có tiếng hót thật hay. Chính nó đã là loại chim có giọng hót hay.

HUỲNH YẾN SERINUS CANARIUS

Xuất xứ: Chim lai giống.

Đặc điểm: Có màu vàng.

Loài Canari vàng thế hệ đầu tiên được lao giống giữa Serin des Canaries khi mới nhập cảng. Sau đó nhiều giống chim cảnh khác đã ra đời kế tiếp.

Chúng trở thành loài “gia cầm” rất dễ nuôi và dễ sinh sản. Thức ăn chính gồm hỗn hợp các loại hạt thường được chế biến bán ở các cửa hàng thức ăn gia cầm, nên cho thêm rau xanh, trái cây cắt nhỏ và nên đặt một chiếc mai mực trong lồng.

Trong mùa sinh sản, để có thức ăn cho chim non nên cho chúng mỗi sáng một món pate chế từ lòng đỏ trứng luộc chín với bánh quy (biscuit) bỏ nhỏ, trộn kỹ bằng nĩa.

Là loại chim cho tiếng hót hay.

HỒNG YẾN CANARI HYBRIDÉ ROUGE

Xuất xứ: Chim lai giống.

Họ: Fringillrdés

Canari đỏ thuộc loài chim được lai giống ít nhiều được trực tiếp với giống lai Tarin đỏ Vénézuéla X với Serin des Canaries.

Sự khác nhau về màu sắc rất đa dạng, có tới khoảng 40 màu đỏ khác nhau được giới thiệu trong các calalogue xuất khẩu chim kiểng. Có thể nói, có rất nhiều loài không loài nào loại nào giống loại nào và rất đáng được phân định.

Thức ăn và chăm sóc: Thức ăn gồm hỗn hợp các loại ngũ cốc, paté, sâu hột thêm trứng kiến hạt nẩy mầm và ít rau tươi. Đặc biệt muốn giữ được màu sắc của lông ta cho chim ăn thêm cà rốt mài nhuyễn.

Sự sinh sản: Nuôi chim được bốn tháng rưỡi đã trưởng thành chuẩn bị kết hôn để sinh tồn nòi giống. Lót ổ cho chúng bằng vỏ tre, rễ cây và thân cay khô, chim thường đẻ 2 đến 5 trứng, ấp 14 ngày nở con. Nuôi chim con 1 tuần cho ăn bồi dưỡng bằng trứng gà luộc chín cắt đôi để mẹ nó mớm mồi cho con. Đến 45 ngày chim con tập ra khỏi tổ, ba tháng tuổi chim con tập hót. 4 tháng rưỡi chim trưởng thành.

Chim Hồng Yến có giọng hót sục sôi, trầm bổng và ngân dài. Giọng hót thích hợp với chim cảnh nuôi hót trong nhà và nuôi chuồng giữ trọn được âm thanh của nó. Còn ngoài trời sẽ bị chi phối, ảnh hưởng quang cánh nên không được ngân vang trọn vẹn.

Thời kỳ chung động tình là chim trống hót rất căng, chim mái hót ríu rít.

KITTACINCLA MALABARICA

Xuất xứ: Ấn Độ Đông Dương và Java.

Họ: Turdítés.

Màu sắc: ở Châu Âu loài chim cảnh này có tên Shama, rất được chú ý ở tiếng hót và được coi là “sang” do chiếc đuôi dài hai màu. Còn ở quê hương rộng lớn của chúng thì chúng lại quá quen thuộc, thường vào tận vườn nhà thậm chí ở cả các nơi đông người để kiếm thức ăn.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng là loài ăn sâu bọ, rất dễ nuôi và rất dạn, người ta có thể cho chúng ăn côn trùng ngay trên bàn tay, và chúng cũng rất thích các loại trái cây chín, có thể cho ăn cả paté nhưng châu chấu là món được ưa chuộng nhất.

Lồng hay chuồng nên có chiều dài nhiều hơn chiều cao, thanh đậu đặt cao để đuôi chim khỏi quét đất. Chúng hót từ sáng đến chiều với nhiều âm thanh dịu dàng trầm bỗng rất vui tai cùng loại chim Chích Choe Lửa Việt Nam

SPINUS CUCULLATA

Xuất xứ: Vénézuéla.

Họ: Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim có tên Tarin đỏ Vénézuéla là một loài chim nhỏ, có tiếng hót hay và bộ lông có màu tươi đẹp.

Nhập cư vào Châu Âu từ 1850, chúng luôn được các nhà chơi chim kiểng ưa chuộng.

Thức ăn và chăm sóc: Ban đêm chúng hơi yếu, nhưng rất chóng khỏe khi được cho ăn một loại thức ăn hỗn hợp gồm paté và các hạt nhỏ, sâu hột nhỏ, tùy theo mùa tăng thêm trứng kiến và thêm cả hạt nảy mầm.

Một khi đã quen thông thổ, cặp Tarin sinh sản rất tốt ở trong nhà nuôi trong một chiếc lồng cỡ vừa đặt ở nơi sáng sủa và yên tĩnh. Tarin trống có thể gặp Serin des Canaris và điều này quả thật là may mắn vì rất hiếm Tarin đỏ mái nhập cảng.

Là loại chim có giọng hót hay.

URAEGINTHUS PHOENICOTIS

Xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới.

Họ: Plocéidés.

Chim nhỏ Châu Phi rất dễ thương, còn có tên là “đầu bếp giỏi" (Cordon bleu) thuộc loài ăn hạt. Làm quen dễ dàng với khí hậu Châu âu từ khi mới nhập. Chỉ cần một chút sưởi ấm trong mùa lạnh và ít con sâu trong chế độ ăn hàng ngày.

Màu sắc: Đầu lưng và cánh có màu nâu, mỏ và bên má màu đỏ sẩm viền mắt xuyên đến đuôi màu xanh, dưới bụng có màu nâu nhạt và cuối đuôi điểm xuyết một vệt đen.

Rất phổ biến trên thị trường.

Thức ăn và cách chăm sóc: Nếu nuôi trong lồng cho ăn hỗn hợp các loại hạt như thức ăn cho các loại chim ăn hạt nhỏ. Đặc biệt là kê, tâm, ít con sâu bột và trứng kiên là thức ăn được ưa chuộng.

ESTRILDA CINERA

Xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới

Họ: Plocéidés

Một loài chim nhỏ khác của Châu Phi cũng là loài ăn hạt rất dễ thương.

Màu sắc: Dưới cổ màu khói sáng lan đến chiếc cánh màu sẩm đen dần đến tận đuôi, chân cùng màu với đuôi.

Cách chăm sóc: cũng tương tự như đối với loài Cordon bleu giới thiệu trên.

Trong lồng, loài chim này rất hiếu động, nhất là khi có bạn tình xuất hiện tạo nhiều hứng thú cho việc quan sát chúng. Đó là các điệu nhảy, uốn éo với những động tác vẫy đuôi sang phải, sang trái thật vui mắt. Tiếng hót không có gì đặc biệt.

Thức ăn và chăm sóc: về mùa đông cũng tương tự như với loài Corclon bleu (cùng loài chim cảnh ăn hạt).

ESTRILDA CAERULESCENS

Xuất xứ: Châu Phi nhiệt đới

Họ: Plocéidés.

Thường được biết dưới tên “queue de vinaiare” là một loài chim khác của Châu Phi khá quen thuộc ở các trung tâm chim kiểng Châu Âu.

Màu sắc: Estrilda có màu xám xanh, mỏ và đuôi sôcôla, ức có màu xám sáng, dáng nhỏ tròn.

Thức ăn và chăm sóc: Muốn giữ cho loài chim nhỏ này được khỏe và phát triển tốt, ngay từ khi mới bắt nuôi cho chúng một chế độ ăn uống hỗn hợp sâu bọ và hạt (insectivore - granivore).

Trong lồng, khác với các loài đã giới thiệu trước, loài này rất hiếu động nhiều lúc hung dữ với đồng loại. Ở giai đoạn làm tổ, những con đực thường săn đuổi và đánh nhau ác liệt, người ta phải tách chúng ra.

Thức ăn gồm hạt nhỏ với paté và cây cỏ.

Cũng như tất cả các loài chim cảnh thuộc dòng này. chúng cần được che chở và sưởi ấm về mùa đông.

EUETHIA CANORA

Xuất xứ: Cuba.

Họ: Fringillides.

Loài chim cảnh nhỏ Cuba còn có tên “Sincérini” nó rất giống một người bà con đồng hương có tên Grand Chanteur (ca sĩ lớn) khỏe hơn Sincérini một chút.

Màu sắc: Loài chim nhỏ nhất dễ thương nhờ có màu vàng viền quanh cổ và kéo lên bên mắt, trên bộ áo màu sôcôla nhạt.

Thức ăn và chăm sóc: Cuộc sống trong lồng của chúng có phần nào tương ứng như các loài chim nhỏ Châu Phi thuộc loài ăn hạt. Rất sinh động không mây khi đứng yên, đặc biệt là khi có bạn nhưng lại hiền dịu với con mái.

Trong tự nhiên chúng thường ăn sâu bọ và hạt, cho nên để nuôi chúng cho tốt cần dùng hỗn hợp hạt nhỏ, paté và cây cỏ. Tiếng hót của chúng không có gì đặc sắc.

ÁO DÀ DẦU BẠC MUNIA MAJA

Xuất xứ: Malacca, Sumatra, Java.

Họ: Plocéidés.

Màu sắc: Tu sĩ có đầu trắng thuộc một loài chim rất giống nhau giữa chúng. Cái tên tu sĩ được gọi như vậy do bộ lông đặc biệt giống chiếc áo của các thầy tu. Chim cỏ màu nâu đen, đuôi, ức và bụng màu đen, đầu có màu trắng bạc do đó có tên áo dà đầu bạc.

Trong thiên nhiên ở xứ sở của chúng, chúng hay đào bới trên đồng ruộng gây nên những thiệt hại đáng kể.

Loài chim cảnh này rất quen thuộc trên thị trường, rất dễ thích nghi với thời tiết, chúng rât dễ nuôi.

Thức ăn là các loại hạt và cây cỏ. Tiếng hót không có gì đáng kể (xem như không có).

VOLATINIA JACARINI

Xuất xứ: Mỹ Châu nhiệt đới- đảo Grandes Autilles.

Họ: Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim cảnh này được gọi là Jacarini có bộ lông sáng óng ánh, có một mảng sáng ở dưới cánh chỉ nhìn thấy khi đang bay.

Thức ăn và chăm sóc: Được nuôi trong lồng, chúng rất dễ thương, không chút hung bạo. Trong mùa động dục chim trống thường biểu diễn nhiều điệu múa vui mắt trước chim mái.

Chúng được nhập cảng từ lâu nhưng chưa bao giờ với số lượng lớn.

Chúng ăn hạt ngũ cốc nhỏ, cây cỏ và bánh sữa ngọt (có đường).

Thích nghi với lồng nuôi trong nhà vườn, chăm sóc bình thường như các loài chim kiểng khác.

CHIM CỔ ĐỎ AMADINA FASCIATA

Xuất xứ: Tây Phi.

Họ: Plocéidés.

Loài chim cổ đỏ là một trong những loài rất quen thuộc tại các vùng chúng sinh sống.

Màu sắc: Nó có cái tên như vậy vì cả 1/2 vòng cổ nó có một mảng đỏ tươi như màu máu.

Thức ăn và chăm sóc: Người ta còn gọi chúng là Amadina cổ đỏ, chiếm số lượng nhiều trong các loại chim kiểng nhập cảng, loài này khỏe, dễ thích nghi với khí hậu.

Thức ăn: Như các loại chim cảnh nhỏ ăn hạt. Chúng ít khi gây gỗ và dễ thân thiện với đồng loại.

DANACOLA CASTANEL THORAX

Xuất xứ: Úc Châu (Queensland và phía Nam Nowvelle Golles).

Họ: Plocéilés.

Loài chim Donacola thường thuộc về một trong hai giống chim cảnh lớn ở Úc Ngoài mùa làm tổ, tất cả loài chim ăn hạt (Granivores) này đến sống thành đàn khá lớn.

Màu sắc: (xem hình).

Thức ăn và chăm sóc: Từ 1860, lần đầu tiên Donacole xuất hiện trên thị trường Châu Âu. Thời gian mới đầu chúng rất yếu ớt nhưng lại chóng quen với cuộc sống trong lồng, rất hiền, dáng điệu thích thú dễ chịu, tiếng hót đơn điệu.

Thức ăn: Hạt ngũ cốc nhỏ, cây cỏ và bánh sữa.

QUẢ PHỤ LỬA COLIUSPASSER ARDENS

Xuất xứ: Nam Phi.

Họ: Plocéides.

Màu sắc: Còn được gọi là “bà góa”, loài chim cảnh này có bộ lông nhung đen thật sang, trên cổ có một “vòng” cổ màu đỏ tươi như một món đồ trang sức đẹp mắt và chiếc đuôi thướt tha duyên dáng.

Thức ăn và chăm sóc: Cũng như các loài khác trong họ này, quá phụ lửa (tên của nó) được nuôi trong một loại lồng khá lớn có thanh đậu trên cao để cho đuôi dài của nó khỏi chạm “đất”.

Thức ăn: Hạt ngũ cốc nhỏ và chút cây cỏ. Đặc biệt trong mùa sinh sản, chúng rất thích trứng kiến.

Đừng quên rằng, sau mùa sinh sản, các con trống sẽ từ bỏ bộ lông cánh đẹp để mặc trở lại bộ đồ đen “tù mù” như những con mái

STAGANOPLEURA GUTTATA

Xuất xứ: Đông Úc.

Họ: Plocéidés

Màu sắc: Được gọi là báu vật (diamant) đốm trắng do nó được trang điểm khá đẹp bởi các đốm trắng hai bên lườn.

Thức ăn và chăm sóc: Người ta đã bắt nuôi chúng từ lâu, các lứa sinh sản đầu tiên đã bắt đầu từ 1859 tại Pháp.

Về chuyện sinh sản của chúng có nhừng đánh giá khác nhau, người cho là khó, người cho là dễ. Nhưng qua nhiều nghiên cứu người ta thấy chúng sinh sản được trong lồng nuôi đặt ơt ngoài trời hay trong phòng, chúng thường được cho lai giống với loại Diamant mandorin.

Thức ăn: Cùng như đối với loài chim cảnh Diamant (đã giới thiệu) có thể thêm ít sâu bột và trứng kiến.

POEPHILA PERSONATA

Xuất xứ: Bắc Úc.

Họ : Plocéidés

Màu sắc : Khác với giống Gouldiae đã giới thiệu, Personata có đuôi dài và là loài chim đẹp tuyệt. Có hai loại Personata mỏ vàng và Personata mỏ đó.

Thức ăn và chăm sóc: Chim sinh sản dễ dàng cả khi nuôi trong lồng ở trong nhà, chúng khéo nuôi con, thức ăn cũng giống như đôi với loài Gouldiae.

Ở Úc còn có một loài Personata khác một chút với loài trên ở chỗ đuôi ngắn hơn có hình vuông và có tên P. Cinla.

Đôi khi trong khi mua chim cảnh nêu không có ít nhiều kinh nghiệm, người ta dễ lầm vì chỉ có loại đuôi dài mới có cái vẻ sang đẹp và có giá trị hơn loài đuôi ngắn.

Thức ăn: Loại chim dễ nuôi với các loại hạt ngũ cốc và sâu bột, trứng kiến với ít rau xà lách.

AIDEMOSYNE MODESTA

Xuất xứ: Phía Tây úc.

Họ : Plocéidés.

Màu sắc : Do bộ lông của loài chim cảnh này không có nhiều màu sắc, nhưng quan sát kỹ, chiếc “calot” nhỏ màu đỏ tươi trên đầu ta thây nó thật dễ thương.

Chúng được nhập cư từ 1870 vào Châu Âu rồi phát triển ở Đức, đây là loài chim rất hiền và dễ nuôi chúng thích nghi nhanh với môi trường mới. Đặc biệt là sinh sản phát triển tốt.

Thức ăn và chăm sóc: Thức ăn và chăm sóc như các loài đã giới thiệu trước. Cũng loại ăn hạt nhỏ và một ít rau tươi, loại chim dễ nuôi.

ĐẦU MÀO CARDINALIS

Xuất xứ: Bắc Mỹ và Mếchxích.

Họ : Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim được gọi là giáo chủ (Cardinal) có màu đỏ với bộ lông và hình dáng rất đẹp. Loài chim này là đại diện của nhiều giống khác nhau ở màu sắc mà giống mếchxích thường có màu đỏ rực rỡ và đẹp nhất.

Từ những phát hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đặc biệt chú ý khi nhìn thấy loài chim này trong khung cảnh thiên nhiên xanh tươi đẹp, chúng thật đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng là loài chim cảnh hiếm, rất dễ chịu khi chung sống với nhau. Chúng rất khỏe và không sợ lạnh.

Thức ăn của chúng gồm nhiều loại hạt ngũ cốc (cả hạt hướng dương), một chút paté trái cây và ít rau cỏ.

Chúng sinh sản trong lồng treo ngoài trời, ở Đức có một cặp thoát khỏi lồng đã ra làm tổ trên một cây thông.

NGŨ SẮC ĐÀ LẠT LEIOTHRIX ARGENTAURIS

Xuất xứ: Thích nghi môi trường sống vùng cao xứ lạnh, Đắc Lắc, Đà Lạt.

Màu sắc: Chim có 3 màu: Vàng đỏ và xanh.

- Chim trống có lông hậu môn màu đỏ.

- Chim mái: có lông hậu môn màu vàng.

Thức ăn và chăm sóc: Chim ăn sâu gạo tươi, hột đậu phụng trộn lòng đỏ trứng vịt, cào cào, trái cây chín.

Nuôi lồng tre, mây cỡ 38 nan

Chim cảnh này có giọng hót ngắn, liên tục và giống giọng hót của hoạ mi.

ĐẦU MÀO CARDINALIS

Xuất xứ: Bắc Mỹ và Mếchxích.

Họ : Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim được gọi là giáo chủ (Cardinal) có màu đỏ với bộ lông và hình dáng rất đẹp. Loài chim này là đại diện của nhiều giống khác nhau ở màu sắc mà giống mếchxích thường có màu đỏ rực rỡ và đẹp nhất.

Từ những phát hiện đầu tiên, các nhà nghiên cứu Mỹ đã đặc biệt chú ý khi nhìn thấy loài chim này trong khung cảnh thiên nhiên xanh tươi đẹp, chúng thật đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng là loài chim cảnh hiếm, rất dễ chịu khi chung sống với nhau. Chúng rất khỏe và không sợ lạnh.

Thức ăn của chúng gồm nhiều loại hạt ngũ cốc (cả hạt hướng dương), một chút paté trái cây và ít rau cỏ.

Chúng sinh sản trong lồng treo ngoài trời, ở Đức có một cặp thoát khỏi lồng đã ra làm tổ trên một cây thông.

GIÁO CHỦ XÁM PAROARIA CORONATA

Xuất xứ: Nam Braxin và Argentine. Bolivie.

Họ : Fringilliés.

Loài chim cảnh được gọi là giáo chủ xám (Cardinal gris) có mào và quen thuộc, có một thời hầu như chúng chiếm số đông trong các lô chim nhập khẩu.

Màu sắc: Bộ lông hoàn hảo, mào đỏ tươi và là một loài chim đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Đặc tính của chúng cung như “Giáo chủ đỏ”. Chim khỏe và rất sinh động, cách nuôi và chăm sóc cũng như đã giới thiệu.

Chúng rất mau làm quen với môi trường mới và không cần sưởi ấm đặc biệt trong mùa đông.

Tiếng hót đơn điệu nhưng thỉnh thoảng cũng có âm điệu vui tươi.

GIÁM MỤC XANH GUIRACA CAERULEA

Xuất xứ: Tây Nam Mỹ. Mùa đông: Mếchxích- Cuba.

Họ : Fringillidés.

Màu sắc: Loài chim cảnh có tên là giám mục xanh với cầu vai nâu (évêque blue à épanlettes branes), cũng là một loài chim đẹp có bộ lông bóng và trang trí đẹp được các nhà chuyên môn rất ưa chuộng.

Trong thực tế màu xanh (blue) rất hiếm trong các loài hoa và chim kiểng nên được chú ý đặc biệt. Trong các trung tâm chim kiểng cũng vậy, loài Giám mục xanh cũng ít thấy hơn các loài đà được giới thiệu có tên giáo chủ (Cardinaux).

Thức ăn và chăm sóc: Chúng cũng được chăm sóc và nuôi dưỡng như các loại trên tuy vóc dáng loài chim này có phần nhỏ hơn một chút.

Thức ăn: Hạt ngũ cốc, hạt hướng dương, trái cây và một ít rau cỏ.

GIÁO HOÀNG PASSERINA LECLANCHERI

Xuất xứ: Tây Mếch xích.

Họ: Fringillidés.

Màu sắc: Chim có tên Giáo hoàng de Leclancher được trang điểm bằng các màu sắc tươi đẹp mà các nhà chơi chim kiểng ưa thích. Có người đã đặt tên cho chúng là “Cầu vồng”.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng xuất hiện trên các chợ chim Châu Âu từ 1909. Thức ăn cho chúng gồm hạt ngũ cốc như kê, paté và ít lá rau sống (salade) và tiếp theo là sâu bột, trứng kiến theo mùa.Chúng nhạy cảm với cái lạnh.

Chúng sinh sản trong lồng đặt ngoài trời từ năm 1917 ở Cote d’Azar.

Khí hậu vùng này rất thuận lợi cho việc sinh sản của các loài chim cảnh tương tự.

GIÁO HOÀNG ĐỒNG NỘI ERYTHRURA PRASINA

Xuất xứ: Bornéo, Sumatra, Java.

Họ: Plocéidés

Màu sắc: Đây cũng là một loài Dimant nhưng bộ lông có bôn màu tươi đẹp và bóng mượt.

Thức ăn và chăm sóc: Khi loài chim cảnh này nhập cư vào Châu Âu, chúng thường rất nhạy cảm nên phải chăm sóc cẩn thận. Đặc biệt là thức ăn cho chúng, cần cho quen dần với hạt kê, lúa mạch (ngâm nước rồi để khô trên miêng vải). Cho chúng ăn một chút bánh sữa, sâu bột và ít cây cỏ hay rau sống, nên chú ý đến tất cả nhừng gì mà chúng thích ăn.

Khi chế độ ăn thích hợp, chúng lớn nhanh và khỏe và sinh sản dễ dàng (đẻ nhiều lứa ở Đức). Mùa đông chú ý chông lạnh. Chúng còn được gọi là “Giáo hoàng đồng nội”.

CYANERPES CYANEUS

Xuất xứ: Mếch xích, Brazin, Cuba.

Họ : Coerébidés.

Màu sắc: Chẳng có mấy loài chim lại có sự bảnh bao như chàng (hay nàng) Guit-guit sai này. Bộ cánh “cắt” thật khéo mà chât liệu cũng thuộc loại hảo hạng, cần nói rõ thêm (vì trong hình không thây) là dưới cánh có màu vàng của vàng thật.

Thức ăn và chăm sóc: Loài chim cảnh nhỏ, ăn mật (nectarien) này rất chóng quen với môi trường mới khi bị nhốt, chúng tỏ ra rất “tự tin”.

Chỉ cần một chiếc lồng nhỏ là được và nên dành cho chúng một thanh đậu nhỏ cho vừa với bàn chan bé xíu của chim. Ngoài ra là có một độ ẩm trong mùa lạnh.

Thức ăn cho chúng là một chất mật như đã giới thiệu trong phần thức ăn cho loài ăn mật (nectarivores). Chúng sử dụng loại thức ăn này khá thuận tiện nhờ có chiếc lưỡi có thể thè ra như lưỡi rắn mà đầu lưỡi lại có một kết cấu như chiếc bút lông (frinceau). Có thể cho thêm trái cây như lê chín, hay cam có nhiều nước (các loại trái cây trên cắt miếng nhỏ) và thính thoảng ít sâu bột cắt nhỏ.

Cũng nên nói thêm là chim trông cũng có lúc theo mùa mang một bộ lông tương tự như bộ lông con mái nhưng kém phần bóng bẩy, hào nhoáng hơn.

HUỲNH LOAN SHORT TAILED MAGPIE THANH LOAN -CISSACHINENSIS

Xuất xứ: thường sống theo các tuyến rừng cao vùng Tây Ninh, giáp ranh Campuchia.

Màu sắc: Hồng loan, Huỳnh loan có bộ áo lông màu cam, mỏ và chân đỏ, hai bên cánh phớt màu đỏ và xanh gọi là hồng loan. Đặc biệt giống chim này nuôi từ một đến hai năm chim đôi thành màu vàng, phần dưới đuôi có màu trắng gọi là Huỳnh loan.

Thanh loan: Có bộ áo lông màu xanh là cây,hai bên cánh viền đỏ, mỏ và chân đỏ. Nuôi từ 1- 2 năm màu sắc bị nhạt dần.

Thức ăn và chăm sóc : Chúng là loại chim lớn đuôi dài nên nuôi lồng lớn để khỏi làm hỏm1 đuôi.

Chim ăn các loại chim chết, thịt bò, nuôi chuồng tập chim ăn cám gia sút trộn lòng đỏ trứng vịt (cứ 1kg cám gia súc trộn với 6 lòng đỏ trứng vịt) phơi khô tán nhuyển để dành cho chim ăn dần)

Muốn thuần hóa chim ăn cám gia súc thay vì ăn thịt sống, lúc đem về nuôi ta trùm áo lông kín phía trên cóng cám gia súc, ta bỏ một số ít thịt bò cắt nhỏ. Khi chim ăn thịt sẽ ăn luôn cám gia súc mỗi ngày ta tăng thêm lượng cám gia súc và giảm thịt sống, dần dà chim sẽ ăn quen cám gia súc.

Sự sinh sản: Chim thường đẻ vào các tháng 5, 7 và 7. Đẻ từ 2 - 5 trứng, ấp 15 ngày chim nở. Nuôi chim con đến 3 tháng rưởi chim con sẽ đổi màu và trưởng thành.

Chim có giọng hót dài và lớn nhưng nói gió nhiều, không thuộc loại chim cảnh hót.

HOÀNG OANH ORIOLUS XANTHORMUS

Chim Hoàng Oanh

Xuất xứ: Thích nghi môi trường rừng cao, rừng già vùng cao nguyên Việt Nam.

Màu sắc : Có bộ lông màu vàng nghệ tươi, mỏ đỏ hai bên má có hai vệt đen trông rất xinh đẹp.

Thức ăn và chăm sóc: Nuôi chim còn nhỏ ta cho chim ăn trái cây chín, chuối, đu đủ chín và tập dần chim ăn bột với chuối trộn chung với gạo rang trứng, có thể cho sâu tươi vào với bột gạo rang trộn trứng.

Nuôi chim lồng tre, mây cỡ 38 nan đến 58 nan tre là vừa lồng nuôi tương đối đẹp để tương xứng với Hoàng Oanh có sắc đẹp này, chim có giọng hót ngắn gọn, âm thanh vui tai nhưng không hay.

Sự sinh sản: Chúng đẻ từ 2-3 trứng, ấp 15 ngày nở con, nuôi con 4 tháng rưỡi chim con trưởng thành, từ 3 tháng tuổi chim có màu lông lá khô nhạt, từ 3 tháng rưỡi trở lên chim cảnh thay hình đổi dạng, thay lông để trưởng thành.

Chim trống: Thân vàng nghệ, mỏ đỏ tươi, phụng vĩ rất xinh đẹp.

Chim mái: Lông vàng nghệ khô, mỏ đen.

Chim vàng Anh

Môi trường sống giống như Hoàng Oanh, có màu lông vàng tươi, mỏ đỏ, đầu có quần đen trông rất xinh.

Thay hình đổi dạng từ lúc chim 3 tháng đến 3 tháng rưỡi. Lúc chim còn bộ lông tơ, thì có lông màu lá khô đến hơn ba tháng tuổi mỏ nâu chuyển sang mỏ đỏ lông chuyển sang màu vàng tươi, đỉnh đầu có barế đen rất đẹp (là chim trống) còn chim mái vẫn lông màu lá khô, mỏ nâu.

Thức ăn và chăm sóc: Sự sinh sản cũng giống như chim Hoàng Oanh Giọng hót cùng chẳng có gì hay.

Chim Chèo Bẻo

Xuất xứ: Thích nghị môi trường sống rừng chồi, rừng các vùng cao nguyên Việt Nam.

Màu sắc:

* Chèo bẻo xám: Bộ áo lông màu xám, đuôi hình chữ Y.

* Chèo bẻo đen: Bộ áo lông màu xanh đen, đuôi chữ Y.

Thức ăn: Trong thiên nhiên chúng ăn sâu bọ, chuồn chuồn, bươm bướm, cào cào, kiến dán.

Khi nuôi lồng tập chúng ăn cào cào, trứng kiến hoặc cám thực phẩm.

Nuôi chim con rất khôn và bắt chước các loại chim khác rất nhanh. Chim có giọng hót dài và thánh thót.

Sự sinh sản: Chúng thường đẻ từ 2- 3 trứng, ấp 15 ngày nở, nuôi con đến 4 tháng rưỡi chim con trưởng thành.

Giống chim cảnh này có thính giác rất nhạy, khi biết có người lạ sắp đến chúng đã kêu la inh ỏi, nhộn nhịp nên nuôi để giữ nhà rất tốt

Chim bù chao

CHIM BÙ CHAO ĐẦU BẠC WHITE – CRESTED LAUGHING THRUSH

Xuất xứ: Thích nghi môi trường sống rừng chồi, rừng già vùng cao nguyên Việt Nam.

Màu sắc: Thân lưng màu nâu dưới ức, bụng màu trắng, hai bên má có hai sọc đen, mỏ và đuôi màu đen, chóp đầu màu trắng.

Thức ăn và chăm sóc: Chim ăn côn trùng, dán cánh, kiến mổì trái cây chín, lúc đein về nuôi tập chim ăn cám thực phẩm. Nuôi lồng mây, tre.

Sự sinh sản: Chúng thường đẻ trên cây rậm rạp, đẻ từ 2- 5 trứng , ấp 14 ngày nở. Nuôi con 4 tháng rưỡi chim con trưởng thành.

CHIM BÙ CHAO CỤC

Xuất xứ: Thích nghi môi trường sống rừng chồi già, vùng cao nguyên Việt Nam. Hay sống chung với chim khướu và bù chao đâu bạc.

Màu sắc: Chim có bộ áo lông màu vàng nghệ khô hai bên má có hai sọc đen mới nhìn tựa như họa mi, vì vậy người ta gọi nó là họa mi đất.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng thích ăn dán mối, kiến cánh nói chung thích ăn và chăm sóc cũng như sự sinh sản đều giống như bù chao đầu bạc.

Cách thuần hóa cho chim ăn cám thực phẩm với sâu gạo, sâu tươi.

Giống chim cảnh này có tiếng kêu tựa như chim Họa Mi hót.

Những nghề song hành với thú chơi chim cảnh

Phong trào nuôi chim rừng càng nổi lên rầm rộ, thì cạnh nó có những nghề “ăn theo” với số người phục vụ khá đông. Đó là nghề đánh bắt chim rừng, nghề bán chim, nghề làm lồng chim, nghề nuôi sâu, nghề bắt cào cào, nghề pha chế thức ăn cho chim...

Hiện nay, chưa có một thống kê nào cho biết chính xác những người làm những nghề này là bao nhiêu, nhưng theo ước tính của chúng tôi, trong cả nước, chắc cũng không dưới con số hàng chục ngàn người.

Nhìn chung thì... mọi người đều vất vả, ít ai làm giàu nối với những nghề này. Mặc dầu thỉnh thoang vẫn nghe chuyện người này bán được chiếc lồng vài triệu bạc, người kia bán được con chim năm sáu chỉ vàng, nhưng đó là chuyện “năm thì mười họa”, lâu lâu mới “trúng” một lần mà thôi.

Nghề đánh bắt chim rừng:

Nghề đánh bắt chim rừng là nghề vô cùng vất vả. Có đi theo họ đánh chim quí vị mới thấy họ phải gian nan khố cực đến nhường nào. Nếu bắt chim thịt, bắt bằng lưới rập, thì có thể bắt được số nhiều, mỗi mẻ lưới ít ra cũng được năm bảy con, có khi vài chục con. Nhưng, chim thịt, chim thả “phóng sanh” thì đâu bán được bao nhiêu tiền? Còn đi bầy chim hót như Chích Chòe, Khướu, Cu Gáy... thì phải lặn lội từ nương rẫy này sang nương rầy nọ, từ cánh rừng nọ sang vạt rừng kia... Có khi phải cơm đùm cơm nắm đi ba bốn ngày đường là chuyện rất thường. Mà đâu phải lần đi nào cũng thành công, nhiều khi không đủ “sở hụi”..

Người đánh bắt chim rừng có hai hạng: hạng tài tử và hạng chuyên nghiệp.

Hạng tài tử:

Đây là nhừng nghệ nhân nuôi chim, muôn tìm cho được con chim hay đề về thuần dưỡng cho hợp với ý thích. Họ chỉ cần sắm cho mình một vài con chim mồi (mà thường thì có sẵn hoặc mượn của bạn bè), một vài cái lục là đủ đồ nghề đi bẫy chim. Trước hết, họ phải biết rõ vùng nào là nơi có nhiều giống chim mà họ cần bắt để đến. Nếu bẫy chim Cu Gáy, Chích Chòe Than, Chóp Mào... thì vào vườn tược nương rẫy... Nếu bẫy Chích Chòe Lửa, Khướu, Gà Rừng... thì phải lặn lội vào rừng.

Dân đánh chim tài tử mỗi lần hành nghề là chỉ mong bắt được vài con chim hay, chứ không coi đây là nghề kiếm sống của họ. Tất nhiên, những con chim bổi không mấy vừa ý thì họ đem bán cho các cửa hàng bởi số lượng chim bổi do nghệ nhân nuôi chim đánh bắt về cung cấp chỉ là số ít, không đủ cung ứng cho thị trường, vì lâu lâu họ mới tố chức “đi săn” một lần cho vui vậy thôi.

Hạng chuyên nghiệp:

Giới bẫy chim chuyên nghiệp là những người sống bằng nghề bẫy chim rừng. Đây là công việc hàng ngày của họ. Những người này thường tụ họp với nhau thành từng nhóm, từng phường, do cư ngụ gần nhau, hoặc do cùng đánh bắt cùng loại chim rừng như nhau. Tất nhiên, họ không phải là người ở thành phố mà là ở gần khu nương rẫy hoặc ở gần rừng, như vậy hành nghề mới tiện lợi.

Nếu quí vị các vùng Bến Cát, đổ lên Chơn Thành, Bình Long... Hoặc tạt sang miệt Biên Hòa đến các vùng Phú Cường, Phương Lâm, Định Quán... Hoặc vùng Long Thành, Bà Rịa, quanh khu vực Suối Nghệ, Xuyên Mộc... Quí vị sẽ gặp những toán bẫy chim chuyên nghiệp, hối hả vào rừng, mồi người một chiếc xe đạp lỉnh kỉnh đồ nghề, vào mồi buổi sáng tinh mơ...

Nếu nơi đánh chim gần nhà, thì buổi sáng họ tựu nhau lại ở một quán cà phê nào đó để bàn bạc địa điểm thích hợp để hành nghề trong ngày. Sau khi điểm tâm xong, họ lên đường, nhưng khi đến nơi thì mỗi người tẻ ra mỗi ngã để ai lo công việc nấy... Nếu nơi đánh chim xa nhà, nghĩa là chuyến đi phải mất ba bốn ngày, thì ngày đầu coi như là ngày di chuyển, tối lại tìm chồ ngu tạm ở ven rừng, để mờ sáng hôm sau hành nghề cho kịp...

Giới bầy chim chuyên nghiệp vừa lành nghề lại vừa chịu khó lùng sục lặn lội khắp nơi nên họ thường gặp thành công nhiều hơn là thất bại. Chim bẫy về, họ đem bỏ mối cho các chợ chim, hoặc những điểm bán chim với giá sỉ.

Nghề bán chim:

Người bán chim cảnh là người có cửa hàng ở chợ chim, hoặc bán tại nhà, hay đi bán dạo với mọi phương tiện. Nếu có cửa hàng hoặc có điểm bán chim tại nhà thì họ mua chim với giá sỉ, rồi về lựa ra những chim có bộ mã tốt để thuần dưỡng bán giá đặc biệt, còn có những chim xấu thì nhốt chung vào lổng bán theo giá chim bổi, kiếm ít đồng lời.

Những người bán chim dạo thì một là xách năm bay lồng chim trên tay, hoặc thồ hàng chục lồng trên xe đạp, hay xe ba bánh đế đi bán dạo dọc đường, đi vào các ngõ xóm, hay tìm một điểm thích hợp nào đó như cạnh chợ búa, ở ngã tư đường đông người qua lại đẻ bán... cầu may.

Làm nghề bán chim trước mắt thì thấy có lời, vì mua vào giá rẻ mà bán ra giá cao, nhưng con chim bổi vốn dề chét, gặp lúc bán chậm có khi lỗ vốn nặng!

Nghề làm lồng chim: Trước đây, ít có nơi làm lồng chim, nhưng mươi năm trở lại đây ta thấy xuất hiện nhiều nơi làm lổng. Chẳng hạn, trước đây ở Saigòn, khu Xóm Mới Gò Vấp và một vài địa điểm ở Quận tư. Quận Tám nổi tiếng làm lồng chim chợ và lồng chim đặt, nhưng nay thì hình như quận huyện nào cũng có nhà làm lồng. Ngay tại Hà Nội và nhiều tính thành khác trong nước cũng vậy. Một thời, lồng chim cầu Dừa ở quận tư nổi tiếng là vừa chắc vừa đẹp, được nhiều nghệ nhân tin cậy.

Giá một chiếc lồng chim từ vài chục ngàn đến vài ba trăm ngàn, mới nghe qua nhiều người tưởng là “dễ ăn”, nhưng sự thật tính ra công xá cùng không đáng là bao nhiỏu. Một chiếc lồng vài trăm ngàn, đôi khi làm đến vài ba tuần mới xong vì phải qua nhiều công đoạn rất khó nhọc...

Nghề nuôi sâu :

Sâu là do trứng con qui nở ra. Con qui có hình dáng như con bọ rùa, thân có màu nâu sầm như con mọt gạo. Người ta nuôi chúng bằng bánh mì khô, khoai mì khô, hoặc khoai lang xắt lát phơi khô. Nuôi qui để lấy sâu việc tuy dễ nhưng phải tốn nhiều vốn liếng, lại có mặt bằng rộng, càng xa nhà ở càng tốt, vì như vậy mới hợp vệ sinh. Mặt khác, do nhiều mới đủ sỏng, nên ngoài số vốn dốc hết vào để đầu tư, còn phải tốn nhiều nhân công, vì công việc rất nặng nề, một người không thể quán xuyên nổi.

Sâu tuy ban có giá, nhưng đắt rẻ cũng theo mua. Thường thì mùa khô do không có cào cào nón giá sáu cao, mỗi lon có thể hơn mười lăm ngàn, nhưng qua mùa mưa, cào cào có nhiều bán với giá rẻ thì giá sâu cùng phải hạ, chừng sáu bảy ngàn chẳng hạn.

Nghề bắt cào cào:

Hầu hết giống chim rừng đều thích ăn sâu tươi, sâu khô (do sâu tươi rang lên) và cào cào, do đó mới sinh ra cái nghề đi bắt cào cào để bán cho các chợ chim, hoặc bán lẻ cho người nuôi chim.

Đây là cái nghề không vốn, nói đúng ra là vốn rất ít. Người hành nghề bắt cào cào phải sắm cho mình một bộ đồ nghề bằng những món sau đây: một chiếc xe đạp cũ, một cái lồng bằng tre đan khít thật to để chứa cào cào, và một vài cái vợt bằng vải, có cán dài chừng ba thước.

Để có đủ số cào cào mà bán, người hành nghề phải đi bắt cào cào vào buổi chiều hôm trước (khoảng ba bốn giờ chiều cho đến lúc chạng vạng), và từ hai ba giờ khuya đến năm sáu giờ sáng, đó là hai thời điểm dễ bắt nhất.

Nghề này đòi hỏi sự cần cù và sức khỏe tốt, anh nào biếng nhác, hoặc yếu sức sẽ không kham nối. Đi bắt cào cào, họ cũng đi từng tốp vài ba người cho vui, đến nơi, mồi người chia ra một khoảnh ruộng để bắt...

Nghề pha chế thức ăn cho chim :

Có nhiều người nuôi chim nhưng không biết pha chế thức ăn cho chim (1), hoặc chỉ nuôi một vài con nên họ không muốn mất nhiều thì giờ vào việc này, nên tìm đến chợ chim đê mua thức ăn đã pha chế sẵn. Trong khi đó có những người nuôi chim lại tự mình chế lấy thức ăn, vì tin là bổ dưỡng và sạch sẽ hơn. Thức ăn pha chế sẵn thường được bày bán là thức ăn của Nhồng, Chim Khoen, Chích Chòe... Mặt hàng này tuy có lời nhiều, nhưng số lượng xem ra bán được rất ít, nhưng đây cũng là một nghề để sống của một số người.

Thú nuôi chim rừng lờ một thú vui vô cùng tao nhã, xưa nay rất được nhiều người ưa thích. Nuôi chim tuy có tốn kém và mất nhiều thì giờ, nhưng bù lại, ta được hưởng sự sảng khoái do tài nghệ con chim mang lại.

Cái thú nuôi chim còn thể hiện qua việc tự mình thuần hóa thành công con chim rừng, từ con chim hoang dã nhút nhát trở thành con chim thuần thuộc, dạn người. Công việc này tuy dễ mà khó, nó đòi hỏi ở ta sự bền chí kiên tâm, và chửng tỏ có tay nghề khá vững mới làm được. Nuôi được con chim do chính mình cất công thuần hóa mới là chuyện thú vị.

Còn mục đích nuôi chim thì mỗi người mỗi khác: người thì nuôi đế bán, có kẻ chỉ nuôi để “chơi”, không cần sinh lợi.

Nếu đặt mục đích nuôi chim là để dinh dưỡng tinh thần, để quên đi những âu lo, phiền toái do cuộc sống xô bồ mang lại thì chúng tôi khuyên Quí vị nên chọn cho mình một vài con chim vừa ý mà nuôi. Châng hạn, hót thì hót thật hay, còn nuôi làm kiểng thì nên chọn giống chim vừa lạ vừa đẹp... Xin đừng nên nuôi với số lượng quá nhiều, vui sướng đâu không thấy mà chỉ thấy mình cả ngày phải khổ công hầu hạ chúng từ cóng nước, cóng sâu, chóang hết cả thì giờ ngơi nghỉ!

Mặt khác, nếu tiền dư bọc để thì sắm lồng chạm, lồng trám và cả lồng ngoại đắt tiền để chơi cho đúng cách chơi, chẳng ai phê phán gì mình. Nhưng, nếu túi tiền lép xẹp thì tốt hơn nên an phận, cứ dùng lồng chợ có sau đâu! Chơi chim là quí con chim hay, còn lồng chim là vật phụ, nó đóng vai trò trang trí mà thôi.

Điều cuối cùng chúng tôi xin mạn phép được khuyên quí vị là nếu nuôi chim rừng để sinh sản và nuôi để mai khôn, bắt chước nói sõi tiếng người, thì nên nuôi lúc chim còn nằm tổ. Chẳng hạn con Nhồng bổi bắt được ngoài rừng về có nuôi mãi thì nó cũng chỉ nói “tàm xàm” theo giọng rừng của nó mà thôi. Trái lại, nuôi con Nhồng con độ sáu tháng tuổi đã bắt đầu học “nói”…