Chọn chim Họa Mi nuôi thi đá

Chim Họa Mi là giống chim hung hăng, háu đá như gà nòi. Chim trống và chim mái đều có tính “sinh sự” như nhau. Nếu bảo “Con gà tức nhau vì tiếng gáy”, thì cũng có thể nói “Chim Họa Mi tức nhau vì tiếng hót!” Hai con trống để cạnh nhau là thi nhau hót, hót xong là sà xuống cửa lồng sinh sự đá nhau. Và nếu cho thông lồng đá tự do, có thể cuối cùng sẽ có anh thua anh thắng, chứ không dễ chịu hòa nhau. Chim mái cũng vậy, bên này chim trống đá thì bên kia chim mái cũng lăn xả vào cắn mổ, với đủ thứ đòn, thế lợi hại vô cùng.

Thế nhưng, không phải con chim Họa Mi nào cũng đá hay, để có thể chọn nuôi tất cả!

Muốn có con Họa Mi (trống) đá hay thì ta phải biết cách chọn chim, và phải biết cách nuôi dưỡng mới mong đem chim ra trường thi đấu được.

Cách chọn Họa Mi nuôi đá:

Chọn một con chim Họa Mi để thi đấu (đá) cũng khó khăn như chọn một con gà nòi, gan lọc qua mươi lăm con may ra mới được một. Chim nuôi đá phải có những đặc tính của một con chim “võ sĩ”, trông mạnh dạn, cố sức lực hơn những con chim Họa Mi khác. Ta nên chọn những chim có những đặc tính cần thiết như sau:

  • Đầu: Đầu như đầu rắn (đầu xà), phần ở đỉnh bằng chứ không gồ lên. Những chim có đầu loại này rất lanh lẹ, né đòn nhanh, không dễ gì để cho địch thù bấu đầu.
  • Mắt: Mắt chim méo hình hột dưa, có màu xanh. Đó là giống chim lì đòn lại nhặm lẹ. Những chim có mày mắt là màu vàng hay màu đồng ít ai chọn nuôi. Mí mắt chim phải đầy đặn mới tốt, mới lì đòn. Chim nào mí mắt lõm vào hoặc lồi cao là những chim nhát đòn, đá không bền.
  • Mỏ: Mỏ chim đá phải to, dài và dày thì cắn mổ mới mạnh. Hình dáng của mỏ phải giống như mỏ chim sẻ mới cứng cáp mổ đau. Mỏ dài mà chót mỏ cong xuống, thấy thì lợi hại nhưng ra đòn yếu.
  • Chân: Chân Họa Mi đá phải to, cứng cáp, màu trắng hoặc màu vàng mới tốt. Chân màu nâu hay đen lem thì ít được ai chuộng. Chân mà có thương tật, hơi vặn vẹo, dù chim hay cũng nên loại bỏ, vì đôi chân đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đấu đá. Ngay bàn chân chim cũng phải to, ngón và móng phải cứng cáp mới được. Đây được coi là “bộ khóa” lợi hại nhất khiến địch thủ phải nể sợ. Móng không cần dài, miễn đủ độ cong và chắc cần thiết (móng cọp) để nắm chặt địch thủ, không để vuột mất. Với bộ chân mạnh như vậy chim vừa đá đau, đứng vững và lâu (đứng khuya), và đó là bộ khóa tốt.
  • Lông: Những con chim có bộ lông mỏng thường là chim có nội lực thâm hậu, có sức chịu đòn, và cũng mau lại sức. Màu lông không cần thiết, nhưng lông phải “già”, vì chim còn lông “non” (thay lông vừa xong) sức lực chưa đầy đủ.
  • Đuôi: Đuôi chim Họa Mi đá phải dài và dày. Bộ đuôi rất cần thiết khi đấu đá vì nó tạo cái thế đứng vững cho chim, là điểm tựa và lách lái được vững vàng. Chim đá mà có hộ đuôi còi cọc, thưa thớt, le hoe vài cọng thì đá không ra gì, dù lì đòn cũng dễ thua… oan!
  • Thân hình: Chim Họa Mi đá phải chọn con vóc dáng to, dài đòn. Nhưng chim này khi xung trận tỏ ra có nhiều lợi thế hơn những chim cảnh có thân mình nhỏ.

Cách nuôi dưỡng:

Cách nuôi chim Họa Mi đã cũng không khác mấy với cách nuôi chim Họa Mi hót. Nếu có khác chăng là cách cho ăn bổ dưỡng hơn, và hạn chế hót đến mức thấp nhất, có thực hiện được hai điều đó chim mới sung độ và có sức lực dồi dào.

Về cách cho ăn mỗi nghệ nhân cho ăn một cách, và ai cũng tự hào về bí quyết riêng của mình, và tất nhiên cũng không ai dại gì bày vẽ cho ai. Có người tăng thêm trứng (thay vì một lon sữa bò tấm trộn với bốn lòng đỏ trứng gà thì nay trộn đến mười trứng), có người cho ăn dái gà trống tơ, thịt chim ó…

Mặt khác, chim được nuôi nhốt trong loại lồng tổng lực, có chiều cao cả thước, chiều rộng đường kính năm sáu mươi phần để chim tự do hay nhảy, và giảm bớt hót để được sung sức. Nuôi chim đá không ai chú ý đến giọng hót hay dở, tuy nhiên có nhiều con chim đá lại hót rất hay, rất nhiều giọng.

Luyện chim và tuyển chim hay: Muốn có chim đá hay, dày dạn kinh nghiệm chiến trường đòi hỏi chú chim phải biết cách luyện chim bằng cách lập ra lịch trình tập dượt, như cho chúng “xổ” với những chim lạ. Những lần xổ đầu nên kéo dài nửa phút, sau đó tăng lên một chút. Với những chim đã lão luyện, nhiều trận mạc, có thẻ xổ hai phút mỗi lần. Nghề võ cần được trui luyện gân cốt mới dẻo dai, kinh nghiệm về chiến trận mới dồi dào. Từ chỗ thường xuyên “xổ thử” ta mới biết được tài năng của mỗi con chim ra sao, để một là tiểp tục nuôi tiếp cho ra trận mạc, hai là loại ra nuôi hót.

Thế đá của Họa Mi:

Chim Họa Mi dùng để đá nên chọn những con có thế đá thật hay. Nếu chim đẹp về hình dáng, mạnh về thế lực mà thế đá dở cũng nên loại bỏ. Chim nuôi đá ta nên chọn những con hơn nhau ở thế đá mà thôi.

Những chim có tài như sau ta nên chọn nuôi:

  • Lấy móng lấy gối: Là chim biết cách nhanh gọn khóa chặt chân địch thủ rồi mổ liên tục vào gối, và các móng, khiến gối lặc lè, các móng bị thương tật đến nỗi đứng còn không vững đừng nói chi đến việc còn khả năng đấu đá tiếp.
  • Khóa cổ, bóp cổ, bấu đầu: Với những con chim dữ, khi xung trận là biết lừa thể khóa cổ, bóp cổ hoặc bấu chặt đầu địch thủ rồi mặc sức làm tình làm tội…
  • Kết hợp nhiều thế: Đó là chim không có thế đá nào đặc biệt, nhưng lại biết kết hợp nhiều thế như đá đầu, đá chân, khóa cổ, bóp cổ địch thủ khiến đối thủ lúc nào cũng phải ra sức chống đỡ, và liên tiếp hứng đòn.

Một cặp Họa Mi gọi là kỳ phùng địch thủ sẽ mang lại cho người xem những đòn thế lợi hại vô cùng hấp dẫn, còn say sưa hấp dẫn hơn nhiều độ đá gà nòi. Vì vậy, có người cả đời chỉ chuyên nuôi Họa Mi đá, ở đâu có chim hay là đến mua cho bằng được hoặc ít ra cũng xem tận mắt cho mãn nhãn…

VỀ DOGILY FARM & PETSHOP

Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm
Giấy chứng nhận trại chó Dogily Farm Đà Lạt - thành viên chính thức của Hiệp hội chó giống Việt Nam Vka

Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)

Đội ngũ nhân viên Spa chó mèo, thú cưng chuyên nghiệp
  • Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Dogily About Us
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung
Trang trại cún đà lạt
Dịch vụ cắt tỉa lông chó tại nhà giá rẻ Dogily Spa & grooming
Dịch vụ cắt tỉa lông chó
Tiệm cafe thú cưng, cà phê chó mèo
Giải cứu mèo rừng hoang dã

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Dogily Petshop quận 10
Siêu thị thú cưng Dogily Petshop Quang Trung.
Dogily Petshop Cộng Hòa
Dogily: Địa chỉ Spa chó mèo, thú cưng uy tín, chất lượng
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Dogily Petshop quận 1, Tp Hcm.
Dogily Petshop Đà Lạt
Siêu thị chó mèo Dogily Petshop 95 Nghi Tàm
Chó Phốc sóc tại Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Dogily Petfarm
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Dogily
Dogily Petfarm Đà Lạt
Dogily Petfarm Đà Lạt

TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

Với việc tiên phong trong quá trình đưa nhiều giống quý hiếm về Việt Nam. Dogily đã được các phương tiện truyền thông phỏng vấn trao đổi thêm về những giải pháp mà Dogily đã thực hiện
Zing.VN
https://www.24h.com.vn/thi-truong-24h/dogily-petshop-thien-duong-vang-cua-loai-meo-anh-long-ngan-c341a1141606.html
logo eva.vn
Ngôi sao
Yahoo New

Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

Phóng sự giới thiệu về Dogily phát sóng trên kênh HTV7 & HTV9.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.