Chim Thanh Tước giá bao nhiêu? Tiếng chim Thanh Tước hót

Thanh tước là giống chim có thân mình vừa phải, mới được giới nuôi chim biết đến khoảng nữa thế kỷ nay thôi. Giống chim này có giọng hót không hay lắm, nhưng siêng hót lại có bộ lông đẹp, nên nhiều người chọn nuôi để vừa làm cảnh vừa nghe hót.

Đây là giống chim có xuất xứ từ Tích Lan (Ceylan), nhimg do có màu sắc tươi đẹp, giọng hót tưng đối hay nên được chọn nuôi ở các nước Châu Á, rồi Châu Âu, và nay thì giống chim này đã có mặt hầu hết các nước khắp châu lục.

Tên khoa học của Thanh Tước là CHLORROPSIO AURIFRONT, nhưng trước đây giới nuôi chim ả Sài Gòn lại gọi nó là con Verdin, do ở Fháp nó có tên là Verdin à front d’or.

Thông tin chung về giống chim Thanh Tước

Xuất xứ: Hymalaya, Ấn Độ, Đông Dương, Mã Lai.

Họ: Pycnonotidés.

Màu sắc: Loài chim được gọi là Verdin hình thành một nhóm nhỏ trong các loài chim cảnh có bộ lông đẹp mà màu chủ đạo là màu xanh đồng cỏ. Loài chim được giới thiệu trong hình kèm theo có ngực vàng, thuộc loài được nhập cũng nhiều nhất.

Thức ăn và chăm sóc: Chúng quen sống trên cây, ăn sâu bọ, các trái cây mềm và mật hoa.

Loài chim thường được nuôi riêng một mình trong lồng, vì lẽ ngoài con mái ra nó không chịu bất cứ con nào khác cùng loài.

Chim rất sinh động, được thuần dưỡng nhanh và cho tiêng hót khá hay. về mùa lạnh nên giữ ấm cho chim.

Thức ăn của chúng khá nhiều thứ từ Pate, trái cây và cả loại mật được chế biến cho loài Nectarivore đã giới thiệu ở trên. Ngoài ra thêm ít sâu bột.

Dùng một cái cóng nhỏ đựng một ít nước đủ cho chim vừa uống trong ngày, rồi nhỏ vào nước mấy giọt mật ong, mật hoa, Thanh Tước thích với khẩu vị nay (có người pha đường thật ngọt) cho chim uống cũng có kết quả.

Nên cho chim ăn bột đậu phọng trộn trứng kiến, cào cào, giúp cho chim sung sức hót nhiều, không nên cho ăn chuôi chín nhiều. Thanh Tước không bay nhảy nhiều trong lồng nuôi, lồng không cần lớn, ta dùng loại lồng cỡ trung là vừa. Chăm sóc Thanh Tước không mất nhiều thời giờ, một ngày cho chim tắm một lần, vệ sinh lồng sạch. Thời kỳ Thanh Tước thay lông từ hai đến ba tháng ta cho chim ăn nhiều cào cào và thay bột đậu phọng trộn trứng bằng bột gạo trộn trứng để rút ngắn thời gian thay lông, chim mau hót. Mỗi sáng chim có thể hót vài giờ và sau đó hót lai rai suôt cả ngày. Chim có giọng hót rất hay và thanh cao.

Chim trống: trên đầu có bớt vàng đậm cạnh mỏ trên màu cam, dưới hầu có hai màu nhung đen và tím, màu cam đậm, cho tiếng hót lai rai suốt ngày.

Chim mái: Trên đầu có bớt vàng lợt, dười hầu đen và tím không rõ, nhỏ con, tiếng hót ngắn không hay như con trống.

Sự sinh sản: Chim đẻ vào tháng 6, tháng 7 lứa nhất, tháng 9, 10 đẻ lứa nhì. Chim thường đẻ từ 2 đến 5 trứng, ấp 14 ngày nở chim con. Chim con nở chim mẹ mớm mồi bằns sâu tươi. Khi chim con được 30 ngày chim cha tập đi chuyền đến 60 ngày chim tập kêu và hót đến 5 tháng tuổi chim lẻ bầy và trưởng thành chuẩn bị thay lông.

Xuất xứ:

Thanh Tước phát xuất từ Ceylan (Tích Lan), sau đó tràn sang các quốc gia lân cận, rồi đến châu Âu. Loại chim này, người Pháp đặt tên là Verdin à front d’or, và đem vào Việt Nam. Hiện nay Thanh Tước sống ở rừng Bình Tuy trở ra các tỉnh miền Trung. Vùng cao nguyên Lâm Đồng đổ lên cũng có rất nhiều.

Mới đầu, giá bán của Thanh Tước lên rất cao, chỉ có ngưòi giàu mới nuôi được. Khoảng thập niên 70 thì có vắng bóng trong các chợ chim, nhưng từ thập niên 80, Thanh tước lại xuât hiện với sô’lượng nhiều, tất nhiên giá phải hạ thâp, vừa với túi tiền của giới chơi chim bình dân.

Thì ra trong khoảng thời gian vắng bóng đó, Thanh tước sinh sôi nảy nở trong rừng quá nhiều, do không ai săn bắt. Hiện nay, chúng sống rất nhiều nơi như rừng Bình Tuy, Lâm Đồng, và cũng gặp rải rác ở các khu rừng chồi ở Biên Hòa, Bà Rịa, Sông Bé…

Hình dáng:

Chim Thanh Tước lớn hơn con Chích Chòe Lửa một tí, vóc dáng thon thả, trông đẹp mắt. Từ đầu cho đến chót đuôi chim dài độ 15 phân.

Toàn thân chim có bộ lông màu Xanh lá cây, và màu vàng lục tươi, dưới cổ và ức thì lông màu đen. Ở hàm dưới vầ hai bên mép chim có điểm xuyết vệt dài  màu xanh dương. Còn hai đầu cánh có hai vệt lông xanh biếc da trời. Chim Thanh Tước có mỏ nhọn và dài, lưỡi cũng dài, như loài chim hút mật.

Con Thanh tước có vóc đáng nhỏ như Chích Chòe Lửa, nhưng đuôi ngắn hơn. Thân mình nó đo từ đầu đên chót đuôi chỉ hon nửa gang tay, khoảng 15 phân là nhiều. Toàn thân được bao phủ bằng bộ lông màu xanh đọt chuôi và màu vàng lục tươi. Còn phần đầu thì có bốn màu khác nhau, như vùng cổ và ức thì lông đen, hàm dưới và hai bên mép có vệt dài màu xanh duong, hai đầu cánh có hai vệt lông xanh biếc. Điểm nổi bật nhất là trên trán chim có một đốm lông vàng trống chẳng khác gì được đội chiếc mũ bê- rê tươi tắn vậy.

Do sắc lông trên mình chim màu xanh nên nó mới có tên là Thanh tước.

Chim Thanh tước không biêt có dính dáng bà con họ hàng gì với chim Hút Mật hay không, mà nó có chiếc mỏ nhọn và dài, lưỡi cũng dài như giống chim Hút Mật vậy. Thanh tước trong đời sông hoang dã cũng hút mật hoa mà sống. Tuy vậy, nó ăn sâu bọ và trái cây chín có vị ngọt là chính.

Cách nuôi chim Thanh tước

Nuôi trong lồng, chim Thanh tước tỏ ra không kén ăn. Nó thích ăn chuôi, và thích được uống mật ong, hoặc nước đường.

Chim bổi bắt về thường nuôi mau dạn, vì giống chim này không nhát người một cách quá đáng như chim Họa Mi. Những ngày đầu, ta cũng nên trùm áo lồng, nhưng không cần thiết phải phủ kín lắm. Bên trong lồng để sẵn một trái chuối sứ chín để chim ăn được vài ba ngày, một cóng sâu hay cào cào non và một cóng nước mật hay nước đường. Nước mật không cần phải mật nguyên chất mà pha loãng vào nước để cho chim vừa uống đủ trong nsày. Hôm sau rửa cóng cho sạch và thay nước mật khác. Chim được uống nước mật ong hay nước đường rất mau sung..lì …. .

Dần dần, nguòi nuôi tập cho Thanh tước ăn bột đậu phọng trộn trứng, như thức ăn chính của chim Chích Chòe Than, Lửa.

Đây là thức ăn lạ nên phải biết cách tập thì chim mới ăn.

Ta dùng nửa trái chuôi chín, khoét rộng phần lòi ở giữa rồi nhét đầy bột đậu phọng vào. Thanh Tước gặp chuối tất phải sà đến ăn. Ban đầu nó chỉ ăn chuối, sau đó liếm láp qua phần đậu phọng, cứ thế ăn dần rồi quen.

Như vậy thức ăn chính để nuôi Thanh Tước không tốn hao nhiều, nhưng cầu kỳ ở chỗ là mỗi ngày phải pha nước mật, nước đường cho chim uống. Như vậy chim mới sung va siêng hót, vì đó là thức uống thích hợp nhất với giống chim nay. Nếu không cho uống nước đường chim dễ bị suy, tuy không đến nổi bị thay lông bất thường, nhưng biếng hót thì thấy rõ.

Chim càng nuôi thuộc càng dễ nuôi lại siêng hót hơn, giọng hót hay hơn, vang xa hơn. Có thể nuôi thả ra vườn như Sáo hay Khướu, Cường mà không sợ bị mất. Sáng thả chim ra, thỉnh thoảng chim lại vào lồng để uống nước mật, tối chim trở về lồng cũ để ngủ. Nên nhớ, khi thả chim ra ngoài, cửa lồng ta nên mở để chim ra vào tự do, và cách giữ chân chim tốt nhất là trong lồng lúc nào cũng sẵn sàng mẫu chuối và cóng nước mật để khi đói chim trở trở về ăn uống.

Nuôi Thanh Tước không cần phải nuôi mái thúc, vì chúng rất siêng hót. Giống chim này cũng không dùng giọng hót để đè nhau, nên trong nhà nuôi một hai con để nghe giọng hót cho vui nhà vui cửa cũng được.

Việc chăm sóc cho Thanh Tước không có gì khó khăn và mất nhiều thì giờ. Sự sống của chim cũng đòi hỏi dược tắm nắng, tắm nước như các giống chim khác. Mỗi sáng, ta treo lồng chim ra nắng độ nửa giờ, vài ngày cho tắm nước một lần. Và nhân dịp này nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ.

Chỉ có thời gian thay lông là phải chăm sóc cho chim chu đáo hơn. Cũng treo lồng vào nơi yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi tịnh dưỡng, và cho ăn nhiều cào cào để chim khỏi bị suy. Thay lông xong, chim có bộ lông xanh tươi thật đẹp, nhìn rất bắt mắt.

Tóm lại đây là giống chim đẹp lại siêng hót, nên chọn nuôi. Giá lại vừa túi tiền của mọi ngưòi, thức ăn cũng dễ làm, dễ kiếm, nên nuôi Thanh Tước cũng không tốn kém lắm…

Thanh Tước (tên khoa học là CHLORROPSIO AURIFRONT) là giống chim có xuất xứ từ Ceylan (Tích Lan) nuôi hót cũng được mà nuôi làm cảnh cũng được. Do sắc lông tươi tắn và giọng hót lanh chanh cả ngày không ngơi nghỉ của nó nên hiện nay Thanh Tước được nhiều nước trên thế giới chọn nuôi.

Tại nước ta, Thanh Tước mới xuất hiện khoảng bốn thập niên gần đây thôi. Mới đầu, giá bán rất cao nên ít người có khả năng tài chánh để chọn nuôi, nhưng vài mươi năm trở lại đây số lượng giống chim cảnh này ở trong rừng có rất nhiều nên giá hạ, nên số người nuôi chúng tăng dần.

Thân mình chim Thanh Tước bằng chim Chích Chòe lửa, nhưng phần đuôi ngắn hơn. Thân chúng có màu lông màu xanh đọt chuối ở phần lưng, và màu vàng lục ở phần bụng. Phần đầu chim có bốn màu khác nhau: trán có đốm lông vàng tươi, cổ và ức có màu lông đen, hàm dưới và bên mép có vệt lông dài màu xanh dương, và hai đầu cánh có màu xanh biếc.

Thức ăn của chim Thanh Tước

Nuôi chim Thanh Tước không tốn kém nhiều, chim lại dễ nuôi, dễ thuần hóa. Điều cần thiết là phải cho chúng uống nước đường hay nước mật, và cho ăn thêm cào cào non.

Người ta dùng một cái cóng nhỏ đựng một ít nước đủ cho chim vừa uống trong ngày, rồi nhỏ vào nước mấy giọt mật ong cho chim uống. Thanh Tước tỏ ra thích khẩu với nước mật này. Có người pha nước đường thật ngọt cho chim uống, cùng đem lại kết quả tốt.

Thức ăn chính của Thanh Tước mà mình nên tập là bột đậu phọng trộn trứng, và cào cào. Đó là thức ăn giúp cho chim sung sức, hót nhiều. Chuối chín thì Thanh Tước rất thích, nhưng ta không nên cho ăn nhiều, mỗi tuần chỉ vài lần là đủ.   ‘

Sống ngoài thiên nhiên, Thanh Tước thích hút mật hoa, ăn các loài sâu bọ nhỏ và trái cây chín có vị ngọt. Nuôi nhốt trong lồng thì bước đầu ta tập chúng ăn chuối chín, uống nước mật hay nước đường, ăn trứng kiến… sau đó mới tập ăn dần thức ăn của Chích Chòe là bột đậu phộng trộn trứng. Kinh nghiệm cho thấy, nuôi Thanh Tước mà lâu ngày không cho uống nước mật hay đường (pha loảng) thì chúng dễ suy mà chết.

Chăm sóc

Thanh Tước bổi rất nhát người, nhưng lại dễ thuần hoá, nuôi mau dạn, hàng ngày ta cho chúng tắm nước và phơi lồng ra nắng sáng. Chúng rất siêng hót, giọng không hay lắm, nhưng cũng được nhiều người chuộng nghe. Nếu nuôi lâu ngày, khoảng hơn năm là ta có thể thả chúng ra vườn, mặc dầu lúc bắt về nuôi chúng đã trưởng thành, chứ không phải là chim con.

Sáng thả ra là trưa chiều chim có thể trở lại lồng để kiếm thức ăn nước uống…

Cách nuôi chim bổi:

Thanh Tước tuy sống ở trong rừng, không gần gũi với con người, nhưng chim bổi đánh bắt về lại không nhút nhát quá độ. Trong khi con Chích Chòe Than sống gần người mà lại nhát hơn.

Trong đời sống tự nhiên, Thanh Tước ăn sâu bọ, ăn các loại trái rừng chín có vị ngọt, và hút mật. Vì vậy, khi nuôi trong lồng, trước hết ta cũng nên tìm những thức ăn thích hợp với chúng để nuôi trong tuần lễ đầu. Ta nên cho chúng ăn chuối chín, cào cào, sâu… Những ngày sau, ta tập chim thích nghi dần với thức ăn mới là bột đậu phộng trộn trứng (thức ăn của Chích Chòe), bằng cách khoét một lỗ nhỏ giữa trái chuối, rồi để bột đậu phộng trứng vào bên trong. Như vậy là tập cho chim ăn chuối rồi ăn luôn bột đậu phộng trộn trứng. Ngoài ra, ta cũng cho Thanh Tước bổi ăn cào cào, và uống nước mật để chim khỏi mất sức.

Lồng chim và cách chăm sóc:

Thanh Tước cũng như Chích Chòe Than không bay nhảy nhiều trong lồng nuôi, vì vậy lồng nhốt chim không cần lớn lắm. Ta có thể dùng loại lồng cỡ trung, tức là loại lồng 54 nan là vừa.

Việc chăm sóc cho Thanh Tước không mất nhiều thì giờ bằng các loại chim hót khác. Một vài ngày, ta cho chim tắm một lần, rồi vệ sinh lồng sạch sẽ.

Trong thời kỳ Thanh Tước thay lông, từ hai đến ba tháng, ta nên cho chim ăn nhiều cào cào hơn, và tạm thay bột dậu phọng trộn trứng bằng bột gạo trộn trứng để thu ngắn thời gian thay   lông lại. Sau khi chim thay lông xong, ta cho chim ăn lại bột đậu phộng trộn trứng đế chim mau sung.

Thanh Tước rất siêng hót, tiếng hót tuy không to nhưng vang xa. Mỗi sáng, chim có thể hót đến vài giờ, và sau đó thì hót lai rai suốt cả ngày.

Nếu nuôi lâu, ta có thể thả chim bay nhảy tự do ngoài vườn. Lúc đói, chim sẽ tự động trở về lồng, như các loại sáo cũng vậy.

1 những suy nghĩ trên “Chim Thanh Tước giá bao nhiêu? Tiếng chim Thanh Tước hót

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *