Chim Bảy Màu, Hút Nhụy 7 Màu – Đặc điểm, cách nuôi, sinh sản

Chim Bảy Màu (tên khoa học là: CHLOEBIA GOULDIAE) là giống chim nuôi làm cảnh đuợc đánh giá là có màu sắc rất đẹp nên được nhiều người thích nuôi. Chúng có thể sinh sản tốt, bằng cách đẻ tự ấp trứng lấy. Tuy nhiên cũng có nhiều cặp đến mùa sinh sản chỉ đẻ trứng mà biếng lười việc vào ổ để ấp. Trong trường hợp này bạn chỉ còn cách nhờ chim sắc Nhật làm vú mà thôi.

Bảy Màu (tên khoa học là: POEPHILA GOULDIAE NEOCHMIA PHAETON) đúng như tên gọi, là loại chim cảnh có bảy sắc lông trên mình. Đây là giống chim nhỏ xuất phát tại Úc Châu, rất được nhiều người ưa chuộng, vì vậy, đây là loại chim lúc nào cũng có giá cao trên thị trường thế giới, cũng như ở nước ta. Một cặp Bảy Màu với thời giá bây giờ khoảng 3 chỉ vàng, chim tơ giá phân nửa. Và là loại chim rất hiếm. Trước đây vài ba thập niên, giống chim này được nhập cảng từ các nước về, nhưng ngày nay thì chúng ta nuôi với “vốn tự có” nên, dù muốn dù không, con chim cũng bị lâm vào cảnh trùng huyết, con cháu thoái hóa dần.

Nguồn gốc, phân loại chim Bảy Màu

Xuất xứ: Bắc và Tây Bắc úc.

Họ: Plocéidés.

Đây là giống chim cảnh nhỏ có thân mình dài khoảng 12 phân rưỡi, ăn ngũ cốc và thức ăn tươi. Bạn có thể cho chim ăn hột kê (hay kê ruột trộn lòng đỏ trứng) và rau xà lách.

Bảy Màu có ba loại: Đầu đỏ, đầu vàng và đầu đen. Do sắc lông ở trên đầu chúng có màu gì thì được đặt tên như vậy. Tùy theo ý thích của mỗi người mà kẻ chọn nuôi thứ này người chọn nuôi thứ khác.

Ngoài sắc lông đầu vàng, đỏ hay đen ra, phía dưới cằm và đuờng viền phía sau đầu là lông đen, ức màu tím, còn lông bụng thì có giống màu vàng, màu trắng, và trên lưng có màu xanh lá cây, lông phần chót đuôi màu đen.

Mỏ Bảy Màu màụ trắng phía chót mỏ màu đỏ lọt.

Trong mùa sinh sản, phía chót mỏ của chim trống ửng đỏ hơn. Chim mái có sắc lông lọt hơn chim trống, nhưng trong mùa sinh sản thì sắc lông nó tưoi tắn hơn.

Nuôi trong điều kiện yên tĩnh, Bảy Màu tự ấp và nuôi con giỏi, chim con mới nở có màu lông nâu nhạt, qua tháng tuổi thứ tư nó mới thay lông của chim lớn, và lúc đó mới phân biệt được trống mái.

Màu sắc:

Loại chim cảnh có tên “Báu vật GouLd” đầu đỏ, đầu vàng hay đầu đen rất được chú ý về sự đa dạng của màu sắc và là một trong những loại chim đẹp nhất, trên thế giới. Chim có ba loại theo tên gọi riêng và bảy màu chính: xanh lục, xanh lá cây, đỏ, vàng, tím, trắng và đen.

* Bảy màu đầu đỏ: Poephila gouldiae (tên khoa học) Diamant de gould à tête Rouge.

* Bảy màu đầu đen: Diamant de Goule à tê te Noire.

* Bảy màu đầu vàng: Neocbmia Phaeton (tên khoa học) Diamant de gould à tôte Jaune. Loại này được Ưa chuộng nhất, bảy màu đầu đen ít được ưa chuộng nên hiện nay ở nước ta gần như không có.

Ban đầu khi mới nhập cư vào Châu Âu, chúng có phần yếu ớt nhưng được nuôi dưỡng tốt, chúng trở nên mạnh mẽ và sinh sản dễ dàng.

Hình dáng:

Bảy Màu là giống chim có thân mình rất nhỏ, tròn trịa như cái hột mít. Chiều dài của nó bằng con sắc Nhật, nhưng ức nỏ hơn nên trông bầu bĩnh hơn.

Màu sắc:

Chim Bảy Màu có bảy màu chính là: đỏ xanh lá cây, vàng, trắng, tím, xanh lục và màu đen. Những màu đó được phân bố như sau, đầu đỏ (nếu là chim có đầu đỏ, vì còn có chim đầu vàng, chim đầu đen), ức màu tím, cổ lông màu xanh lá cáy, ngực và bụng màu vàng, dưới bụng một chút thì màu trắng, cằm màu đen, cánh màu xanh lục. Những màu đó được phối trí hài hòa với nhau khiến con chim sắc sảo, duyên dáng, có sức thu hút cảm quan của người thưởng ngoạn.

Chim Bảy Màu có ba loại. Người ta chỉ phân biệt màu lông ở trên đầu chúng mà phân chia ba loại riêng lẻ, có tên riêng. Còn những màu khác trên thân mình thì vẫn giống nhau, không con nào khác với con nào. Đó là:

  • Bảy Màu đầu đỏ : Diamant de gould à tête Rouge, tên khoa học là Poephila gouldiae.
  • Bảy màu đầu đen: Diamant de gould à tête Noire.
  • Bảy màu đầu vàng: Diamant de gould à tête Jaune, tên khoa học là Neocbmia pharton.

Cả ba loại này thì Bảy Màu đầu vàng được ưa chuộng nhất, kế đó Bảy Màu đầu đỏ. Còn Bảy Màu đầu đen thì ít người ưa chuộng. Người ta có nuôi là cũng chỉ để sưu tập cho đủ bộ mà thôi. Loại Bảy Màu đầu đen hiện nay ở nước ta rất hiếm, gần như tuyệt chủng.

Con Bảy Màu đầu đen trông “tối tăm”, không hấp dần nên ít ai nuôi, có lè vì đó mà người ta không cho chúng sinh sản nhiều.

Thức ăn và cách chăm sóc:

Bảy Màu là giống chim ăn hột, thức ăn thích hợp nhất với giống chim này là hột kê. Vì là giống chim nhỏ nên ăn uống ít, sự tốn kém không đáng kể. Ngoài hột kê ra, ta còn cho chim ăn rau xà lách, hoặc mướp khía. Một tuần vài lần ta nên cho Bảy Màu tắm, bằng cách để một dĩa nhỏ nước sạch ở trong lồng, sau khi tạm lấy máng ăn ra ngoài. Những đôi chim nào không quen tắm, ta nên tránh mặt để chúng được tự nhiên, độ nửa giờ sau, chim cũng tắm. Vệ sinh lồng nuôi không có gì khó khăn, chỉ là việc cạo rửa máng phân, việc này ba ngày làm một lần cùng được.

Granivore với hat ngũ cốc nhỏ như hạt kê. Đặc biệt là hạt nẩy mầm và bánh sữa ngọt (có đường). Các loại cây cỏ xà lách, muớp khía. Nói chung loại chim này ăn uống ít tốn kém.

Mỗi tuần cho chim tắm 3, 4 lần và vệ sinh lồng 3 lần.

Cần có một lồng lớn vừa phải cho chim và tổ hình hộp có thể dùng lồng tre, mây hay lưới kẽm.

Lồng chim và ổ đẻ:

Chim Bảy Màu là giống chim nhỏ nên lồng nuôi chỉ cần có kích thước vừa phải, bằng lông Sắc Nhật, rộng hơn là bằng lồng Yến hót. Nó có thể nuôi trong lồng tre hay lưới kẽm, hoặc song kèm.

Ổ đẻ của Bảy Màu, nên dùng dây thừng cuốn lại theo hình vỏ ốc, nhưng kích thước lớn hơn ổ của Sắc Nhật, vì Bảy Màu thích “đạp mái” ở trong lồng, chứ không phải ngoài cần đậu. Ổ rộng thì việc phối giống được “thoải mái” hơn, kết quả hơn.

Sinh sản:

Chim Bảy Màu đẻ mỗi lứa từ 3 đến 6 trứng. Mỗi ngày chim đẻ một trứng, nhưng có thể đẻ vài trứng rồi tạm ngưng nghỉ một ngày, sau tiếp tục đẻ lại. Hầu hết, những nhà chăn nuôi tài tử cùng như chuyên nghiệp của ta đều thí nghiệm cho chim Bảy Màu tự ấp trứng của mình, như các loại chim khác, nhưng đều thất bại. Chúng ấp không chuyên cần, thích bỏ ổ để ra ngoài, có khi ấp được nửa chừng rồi bỏ ổ không ấp nữa. Chính vì lẽ ấy nên người ta mới nghĩ đến việc nuôi vú cho Bảy Màu.

Thực ra, chim Bảy Màu cũng có thế tự ấp trong lồng được, nêu ta áp dụng đúng phương pháp sau đây:

Tự ấp:

Điều mà ta cần biết là trong đời sống tự nhiên, chim Bảy Màu thích sống và làm tổ trong các lùm bụi, bên những mương nước, lạch nước,… tức là dọc các sông hồ. Sống ngoài thiên nhiên, Bảy Màu vẫn sinh sản tốt, vẫn nuôi con giỏi. Nếu chúng ta nuôi chúng vào một nơi thật sự vắng vẻ, lồng chim nên bít kín các mặt, trừ mặt tiền lồng. Mặt tiền lồng phải hướng về nơi có cây cánh xanh tươi, có hồ nước mát mẻ, thì chim sè tự ấp lây ổ trứng của mình.

Điều cần là ta nên tập cho Bảy Màu tự ấp được, bằng cách mỗi ngày xách lồng ra treo trên cành ổi ở một góc vườn yên tĩnh. Sáng đem treo, tối xách lồng vào. Nhưng kết quả cho thấy, mỗi lứa chỉ được một đến hai chim con là cùng.

Nhờ vú nuôi:

Để nắm chắc mối lợi, người nuôi Bảy Màu phải lấy trứng nó nhờ chim Sắc Nhật ấp. Dĩ nhiên, trong trường hợp này, hễ nuôi một cặp Bảy Màu thì phải nuôi mười cặp sắc Nhật. Cặp sắc Nhật nào đẻ đúng vào lứa chim Bảy Màu thì lấy trứng Sắc bỏ ra để thay trứng Bảy Màu vào ổ.

Sắc Nhật ấp trứng rất giỏi, nuôi con cũng rất khéo,  nhưng kinh nghiệm cho thấy, mồi cặp sắc chỉ nên nuôi một con Bảy Màu mà thôi. Có được nuôi nấng cẩn thận như vậy, Bảy Màu con sau này mới sống mạnh. Người nào tham lam ép chim sắc nuôi ba bốn con Bảy Màu con thì… chim con sẽ thi nhau chết yểu dần.

Chính vì không nắm được nguyên tắc này, nên hầu hết những người nuôi chim Bảy Màu từ trước đến nay mới gặp thất bại chua cay, khiến có nhiều người nản quá mà bỏ cuộc không dám nuôi nữa.

Chim Bảy Màu là giống chim hiếm quý, có giá cao trên thị trường xuất khẩu. Ai nuôi thành công loại chim này tất nhiên sẽ khá.

Xin lưu ý: Chim con Bảy Màu toàn thân có màu nâu lợt trông xấu xí phải chờ sang tháng thứ tư, chim mới bắt đầu trổ lông màu, lúc này ta mới phân biệt được đâu là trống mái. Tới tám tháng tuổi, chim mới bắt đầu đẻ.

Chim báy màu làm tổ trong lồng, ổ đẻ dùng loại dây thừng cuốn theo hình võ ốc với kích cỡ lớn để sự phôi giống thoải mái chim sinh sản kết quả hơn.

Chim thường đẻ từ 3-6 trứng, và không liên tục. Ấp trứng không chuyên thường bỏ ổ ra ngoài hay ấp nửa chừng. Vì vậy người ta mới nghĩ đến việc nuôi vú. Lấy trứng chim bảy màu nhờ sắc nhật ấp, mỗi cặp sắc nhật chỉ nuôi một con chim bảy màu mới đạt kết quả tốt. Muốn nuôi hai cặp bảy màu ta phải nuôi 16 cặp sắc nhật. Thời điểm sắc nhật đẻ cũng là bảy màu đẻ mới nuôi vú được.

Chim bảy màu nuôi được 4 tháng tuổi lông mới mọc đầy đủ, 8 tháng tuổi bắt đầu đẻ. Bảy màu là loại chim quý hiếm có giá trị cao, nếu nuôi thành công sẽ mang lợi nhuận lớn.

Chim hút nhụy bảy màu

Môi trường Thích nghi mội trường các loại bông cây và vườn cây ăn trái.

Màu sắc: Hiện nay ở nước ta có rất nhiều loại chim hút nhụy

  • Hút nhụy theo bông dừa: Lớn to nhất, chỉ nhỏ hơn chim sẻ, mỏ dài và cong, chân cao. Lông ngực, phần trên lưng và phần đuôi trên có màu xanh đen, dưới ngực có màu vàng nhạt.
  • Hút nhụy theo các nhánh bông chùm gửi: Màu đỏ thưòng gọi là chim óc mít.
  • Hút nhụy là đà: Có màu sắc rất rực rỡ đuôi dài xinh xăn.
  • Hút nhụy miền Đông: Trên đầu có màu xanh lơ ngực đỏ phần vai và phần trên đưôi có màu nhung đen.

Thức ăn và chăm sóc: Nuôi lồng mây, tre, nang khít, có một cóng mật ong, một cóng nước trong trùm áo lồng kín khi chim uống mật ong từ từ mở áo lồng ra đặt thêm một cóng đựng lăn quăn cho chim ăn thêm lăn quăn để giải nhiệt vì hút mật. Ngoài ra còn cho chim ăn lòng đỏ (trứng gà hoặc trứng cút trộn với mật ong. Đồng thời tắm thường xuyên cho chim, nếu chim không thích tắm ta phun nước cho chim cảnh được mát mẻ.

Sự sinh sản: Chim thường đẻ vào tháng 6 tháng 7 và tháng 8, chim làm tổ bằng màng nhện với xác bông trông rất xinh đẹp. Chim đẻ từ 3 – 5 trứng, ấp 14 ngày nở. Đến 45 ngày chim con tập bay, chuyền bốn tháng chim trưởng thành – lúc ba tháng chim có màu vàng chanh. Trưởng thành chim trông đổi màu rực rỡ, chim mái vẫn giữ màu vàng chanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *