Chim Cuốc lủi là gì, thức ăn, cách bẫy và nuôi chim bổi

Người mình rất thích nghe tiếng Cuốc kêu “Quốc! Quốc! Quốc!…” giọng nó đều đều, buồn buồn, nhất là trỗi lên giữa buổi trưa hè im vắng. Nhưng, nuôi Cuốc thì ít người chịu nuôi, vì thấy không có giá trị gì. Nhưng, nay thì nhiều người lại liệt chúng vào loại chim kiểng. Những nhà có vườn rộng, dùng lưới kẽm vây một cái chuồng ở góc vườn, thả năm bảy con cũng thấy hay hay. Cuốc trống nuôi dạn cũng kêu.

Tại sao lại gọi chim Cuốc là Cuốc lủi

Nhiều vùng gọi con Cuốc là Cuốc Lủi, do chúng có biệt tài lủi bờ lủi bụi rất nhanh. Có nơi gọi nó với cái tên là Cuốc Bèo, vì gặp chúng thường lần mò kiếm ăn trên đám bèo cây thủy sinh nối lều bều trên mặt nước. Nhưng, thường thì chim Cuốc đi kiếm ăn từng bầy từ vài con đến hàng chục con trong các lùm bụi trong vườn, hoặc quanh ao hồ, ruộng rẫy…

Thức ăn của chim Cuốc

Ngoài thiên nhiên, Cuốc ăn sâu bọ, trùn dế, tôm tép và ngũ cốc. Nhưng, nuôi nhốt trong chuồng thì chỉ cho ăn lúa như nuôi gà chúng cũng sống được. Thỉnh thoảng, ta nên cho chúng ăn thêm cào cào, cóc nhái, cá con, tôm tép…

Chim Cuốc có bộ lông màu nâu sẫm, bụng và ức có khoan trắng, đôi chân cao lêu khêu màu xám chì, gốc mỏ màu đỏ phía ngoài vàng. Trông dáng Cuốc đi nhún nhảy cũng hay hay.

Cách bẫy và nuôi chim Cuốc Bổi

Người ta bẫy Cuốc bằng lưới, bằng dò, bằng nhựa dính, có khi móc mồi trùn vào lười câu. Đi bẫy Cuốc phải dùng Cuốc mồi, hoặc bắt chước giọng kêu của chúng để dụ chúng lại phía bẫy mà bắt.

Cuốc bổi đánh về, con nào không bị thương tích có thể nuôi được, giống này rất nhát người, nhưng tập dần sẽ dan, và nuôi thá trong nhà như các loài gia cầm khác. Chính vì sự dạn dĩ đó mà nhiều người có vườn rộng thích nuôi chúng.

Chim Cuốc rất rẻ, thường được bán với giá chim thịt, nhưng chim mồi thì có cái giá riêng đặc biệt của nó.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *