Chim Bạc Má – Thông tin, đặc điểm, chăm sóc và nuôi sinh sản

Chim Bạc Má (tên khoa học: PADDRA ORIZIVOR) , nguyên thủy ở quần đảo Sumatra (Nam Dương), Malaisia (Mã Lai) và các nước thuộc Đông Dương. Sở dĩ gọi nó là Bạc Má vì ở loại chim Bạc Má xám, hai bên má có vá trắng rất đẹp. Ở miền Bắc và miền Trung nước ta có loại Bạc Má rừng giống hệt như Bạc Má cảnh (kiếng ) của ngoại quốc, chỉ khác một điều là màu lông xám hơi sậm hơn.

Thông tin chung về loài chim Bạc Má

Chim Bạc Má so với chim Bảy Màu thì có thân mình lớn hơn, thân mình nó dài đến 14 phân. Giống này có hai loại là Bạc Má trắng và Bạc Má xám.

Loại trắng thì lông toàn thân màu trắng, mỏ màu đỏ. Mái trống đều như nhau, có điều chim mái thường nhỏ con hơn và màu đỏ ở mỏ lợt hơn.

Loại xám thì mình phủ lông xám đậm, bụng màu xám lợt, và hai bên má có đốm lông trắng, do đó nó mới có tên Bạc Má.

Bạc Má xuất xứ từ Bali và Java, nhưng ngày nay thì nó đã có mặt ở khắp các nước châu Á.

Ngoài thiên nhiên, Bạc Má thích sống thành bầy đàn và thích bay đến các cánh đồng lúa để tìm thức ăn, khiến nhà nông thường phàn nàn. Chính vì nó xuất hiện nhiều ở các cánh đồng lúa, nên tại Mỹ Bạc Má được gọi với tên Ricebird. Chim ăn hạt ngũ cốc, thức ăn xanh và cả thức ăn tươi.

Nuôi nhốt trong lồng, chúng ăn được lúa, hột kê và rau cải.

Chúng đẻ trứng trong các hộp gỗ (như ổ Yến Phụng), mỗi lứa đẻ được từ bốn đến sáu trứng, và tự biết ấp, nuôi con giỏi. Chim con một tháng tuổi đã tự biết mổ thức ăn để ăn, nhưng phải đến ba tháng tuổi nó mới có được sắc lông đẹp đẽ của chim cảnh lớn, và đến tuổi, này ta mới phân biệt được trống mái (chim xám).

Hiện nay, tại Úc người ta đang lai giống thành công loại Bạc Má có màu lông màu nâu pha với màu vàng nhạt.

Chúng thích sống nơi yên tĩnh, không thích nghi với chỗ ồn ào náo nhiệt.

Hình dáng:

Chim Bạc Má có thân hình lớn bằng con chim sẻ, mỏ to, ngắn và mạnh. Chim rất linh hoạt, thường nhảy nhót trong lồng. Thân chim dài khoảng 12 phân.

Màu sắc:

Bạc Má có hai loại: Bạc Má trắng, và Bạc Má xám.

  • Bạc Má trắng: Toàn thân màu trắng tinh, không lẫn lộn một lông màu nào khác. Mỏ chim màu đỏ như ớt chín. Chim mái có thân mình nhỏ hơn chim trống, màu mỏ đỏ lợt hơn.
  • Bạc Má xám: Đầu và phần trên thàn mình mang màu xám sẫm, hai bên má có hai đốm trắng lớn, dưới bụng xám lột.

Trong hai loại này thì Bạc Má xám mạnh hơn, và nuôi con giỏi hơn. Tuy nhiên, giá cả thị trường thì lúc nào giá Bạc Má trắng cũng cao hơn giá Bạc Má xám.

Cũng như chim Manh Manh, người ta phân biệt Bạc Má trống mái bằng cách nhìn vào màu mỏ của chúng: Chim trống lúc nào màu mỏ cũng đỏ choét, mỏ chim mái màu lợt hơn, gần như vàng phớt đỏ vậy.

Bạc má trắng Munia Oryzivora

Xuất xứ: Chim lai tạo.

Đặc tính: Trắng

Màu sắc: Calfat trắng đầu tiên do các nhà nuôi chim kiểng Nhặt Bản lai giống thành công. Đây là một giống mới rất đẹp, chúng vẫn giữ màu hồng ở mỏ, vành mắt và đôi chân.

Còn xuất hiện giống thứ hai có bộ lông bao gồm màu đen và xám.

Ở Châu Âu, loài chim này có bộ lông màu tự nhiên rất thường thấy tại các chợ chim. Tuy vậy, màu trắng lại rất hiếm. Các nhà chơi chim sành điệu thường lựa chọn rất kỹ không chấp nhận bất cứ một vết đen hay xám dầu cho các màu đó thật lợt.

Bạc Má xám Việt Nam lai tạo với giống chim Bạc Má trắng Hồng Kông sẽ sinh ra chim Bạc Má đốm.

Thức ăn và chăm sóc: Chim ăn giống như Bạc Má xám, gồm hạt kê, lúa, có người cho chim ăn gạo vang trộn trứng hoặc lúa cho nảy mầm. Nuôi chim lồng cao cỡ lồng Yến hót.

Sự sinh sản: cũng như Bạc Má xám Chim thường làm tổ trong hốc cây, nó dùng cỏ lót cho êm trứng. Còn nuôi lồng nên tạo cho chúng một ổ đẻ kín và không được tới lui thăm trứng, cứ để mặc nó đẻ và ấp trứng tự nhiên.

Bạc má xám Munia Oryzivora

Xuất xứ: Quần đảo Sumatra và Java.

Họ: Plocéidés.

Màu sắc: Loại chim cảnh này có kích thước bằng con chim sẻ, được ưa chuộng vì bộ lông có màu đẹp. Từ nguồn gốc Indonesia ngày nay chúng đã xuất hiện ở nhiều nơi trong vùng Châu Á và thế giới

Thức ăn và chăm sóc: Chúng thường nhặt thóc và bắt sâu trên đồng ruộng và vì thế được goi là Padda hay Paddy (thóc), ở Châu Á người ta nuôi nhiều loài chim này.

Chim rất khoẻ, thích nghi cuộc sống trong lồng với hạt ngũ cốc và cây cỏ thỉnh thoảng cho chúng ít bánh sữa.

Bạc Má Xám nuôi con tốt và có giá trị trên thị trường.

Sự sinh sản: Chim đẻ 2 đến 3 trứng, ấp 14 ngày nở con. Nuôi con 4 tháng rưỡi chim con trưởng thành. Thường sống cặp, hót hay và dài (Bạc má rừng của Việt Nam).

Lồng chim và ổ đẻ:

Chim Bạc Má có thân hình lớn, nên ta phải nuôi chúng trong lồng lớn. Chúng ta có thể dừng kiểu lồng Yến hót cho chúng là hợp nhất.

Về ổ đẻ thì trong thiên nhiên, Bạc Má làm tổ trong hốc cây, có cỏ rác lót cho êm trứng, cho ấm con. Nay nuôi đẻ trong lồng thì ta cũng tạo cho chúng một loại ổ đẻ kín đáo. Ổ đẻ của Bạc Má cần thiết kẻ như ỏ Yến Phụng, nhưng chiều cao phải cao hơn vài ba phân. Bên trong ổ, phía Yến Phụng đẻ, ta đặt vào đó, một cái ổ như ổ Yến hót, bên trong cũng để xơ dừa xé nhỏ, hay cỏ khô ép chặt xuống. Loại chim này coi vậy mà rất mẫn cảm (sensible), do đó, ta không nên thăm ổ hoài, cứ để mặc nó trong thời gian đẻ và ấp trứng. Có thực hiện đúng như vậy thì kết quả mới tốt đẹp được.

Thức ăn:

Bạc Má cũng thích ăn hột như hột kê, lúa. Có người cưng chim cho ăn gạo rang trộn trứng như nuôi Họa Mi. Có người lại tập cho chim ăn lúa mộng (ngâm lúa vài bữa cho nứt mộng). Có điều cần nhớ là cho ăn thức gì cũng được, điều cần là ta nên tập cho chim ăn một thứ, đừng nay thứ này mai thứ khác bất lợi cho sự sinh trưởng của chim. Mỗi ngày nhớ cho ăn rau.

Sự sinh sản:

Khoảng 6 tháng tuổi, Bạc Má mới đẻ lứa đầu. Mỗi lứa nó đẻ từ 3 đến 6 trứng, ấp 16 ngày thì nở. Chim tự ấp lấy trứng và tự nuôi con, ta khỏi cần nuôi chim vú.

Chim con thường đến tháng thứ ba mới trổ lông màu (đối với chim xám), từ đó, ta mới phân biệt đươc đâu là trống, đâu là mái.

So với các giống Bảy Màu và Manh Manh thì Bạc Má rất dễ nuôi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn cho là giống này ấp và nuôi con dở.

Sự thực, cái nhược điểm đó không phải do chim mà do ở mình: chim càng đẹp thì càng chăm lo, săn sóc hoài, càng để gần mình hoài, trong khi chim lại muôn được thực sự yên tĩnh, muôn vắng bóng người lui tới lâu chừng nào tốt chừng ấy.

Đó là bí quyết chung của việc nuôi ba loại chim cảnh Bạc Má, Bảy Màu, Manh Manh nói riêng, và các loại chim cảnh nuôi lồng để sinh sản nói chung.

Cùng xin được nói thêm, các loại sắc Nhật, Bảy Màu, Manh Manh, Bạc Má, ngoài việc cho chúng ăn khoáng chất đầy đủ, còn phải để vào lồng của chúng những vỏ trứng gà, vịt để chúng ăn dần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *