[Kinh nghiệm] Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa căng lửa

Chích Chòe lửa là giống chim hót rừng, vừa đẹp mã lại vừa có giọng hót thật hay. Hãy cùng Chomeocanh.com tìm hiểu thông tin về giống chim cảnh quý này cũng như chia sẻ về cách nuôi chim Chích chòe lửa nhé.

Chích chòe lửa có nguồn gốc từ đâu, địa bàn cư sinh sống?

Chúng tôi không rõ xuất xứ của nó từ đâu, nhưng được biết chúng có mặt tại nhiều nước trong vùng Đông Nam Á này. Ở nước ta, Chích Chòe lửa không phải nơi nào cũng có mà chỉ thấy xuất hiện nhiều nhất tại các vùng Trảng Bàng, Trảng Bom, Long Khánh, Chơn Thành, Bình Long, Bù Đăng, Bù Đốp, lẩn quẩn trong các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Bình Phước…

Có điều lạ là đừng nói chi ở các tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung bộ có khí hậu bốn mùa khác biệt vói Miền Nam, Chích  Chòe lửa không sống cũng phải, đằng này ở trong Nam khí hậu giữa các tỉnh Miền Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long đâu có khác gì nhau, nhưng, ngoài những vùng vừa kể ở trên đây, những tỉnh ở sông Tiền, sông Hậu “bói” cũng không ra được con Chích Chòe lửa!

Thế nhưng, chim Chích Chòe lửa khi nuôi nhốt trong lồng lại tỏ ra thích nghi được với nhiều vùng khí hậu khác nhau. Chẳng hạn đem chim nuôi ở vùng cao nguyên Lâm Đồng, hay nuôi ở các tỉnh Miền Bắc, Miền Trung chim vẫn sống mạnh khỏe bình thường…

Trái với chim Chích Chòe than chỉ sống quanh quẩn với người ở các làng mạc, chim Chích Chòe lửa lại thích sống ở nơi vùng sâu, núi cao, cách xa nơi ăn chốn ở của con người.

Những nơi nào có cây cao bóng cả, có thác có suối như vùng Long Khánh, Bình Long chẳng hạn thì càng thích nghi với Chích Chòe lửa.

So sánh Chích chòe lửa và chích chòe than

Thế nhưng, thỉnh thoảng người ta cũng bắt gặp chúng kéo ra bìa rừng kiếm ăn và làm tổ rải rác trên các cây cao gần đường xe be ra vào rừng chở gỗ. Ít có cặp nào dám lảng vảng kéo về làng mạc để kiếm ăn hay làm tổ như Chích Chòe than.

Tuy giống chim này thích sống xa người, nhưng khi bắt về nuôi chúng lại dạn người hơn cả Chích Chòe than, vốn là giống chim ở vườn. Đó là một điều lạ không sao giải thích được.

Nếu nuôi một con Chích Chòe than bổi và một con Chích Chòe lửa bổi cùng một thời điểm thì bạn sẽ nhận ra điều khác biệt đó ngay:

  • Chích Chòe than bổi dù bạn nuôi đến cả năm nó cũng chưa chịu dạn người; và có con nuôi đến năm sáu tháng vẫn chưa chịu mở miệng hót.
  • Trong khi đó con lửa bổi nuôi chýng vài tháng đã dạn, và có con bắt về hôm trước hôm sau đã hót. Con nào nhát lắm cũng nuôi độ vài tháng đã chịu mở miệng rồi!

Nếu bảo chúng mau chịu hót là do giống chim này “mau mồm mau miệng”, thì sự mau dạn người hơn Chích Chòe than thì ta giải thích sao đây? Đáng lẽ con chim chuyên sống trong rừng trong suối, cách xa làng mạc hàng chục cây số trở lên phải nhát người, gặp người đến gần phải chết khiếp mói phải chử? Trong khi đó con Chích Chòe than sống ở ngoài vườn, đôi khi còn dám sà vào tranh mồi với lũ gà vịt, có con dám làm tổ cạnh nhà, đứng cách người mười thước vẫn chưa chịu bay, thế nhưng khi bát vào lồng nuôi thì lại tỏ ra… nhát như thỏ đế!

Do con Chích Chòe lửa dạn người như vậy nên ai cũng thích nuôi. Và trong khi nhiều nguời phải nuôi Chích Chòe than con để cầu được sự dạn dĩ, thì với thích Chòe lửa cũng chang mấy ai mặn mà -lắm với lửa con, vùn đắt tiền vừa khổ công nuôi dưỡng, trong khi nuôi chim bổi vừa ít tiền, vừa khỏi tốn nhiều công của mà lại mau dạn, sướng hơn.

Nhiều người thích nuôi Chích Chòe lửa còn do ồ dẳng vóc tuyệt đẹp của con chim và giọng hót cực hay của nó nữa. Đây là con chim tài sắc vẹn toàn, ngay việc chỉ nuôi để làm cảnh cũng… có lý!

Đặc điểm chim Chích chòe lửa

Vóc dáng

Bạn hãy cùng chúng tôi quan sát vóc dáng của con Chích Chòe lửa xem sao:

Dáng chim quả là thanh tú quá chừng: đầu nhỏ, mình thon thả, đuôi lại dài tha thướt, đúng trên cầu trông như loài phượng, loài công. Và khi con chim hứng chí lên thì cái đuôi dài kia được giựt cao từng nhịp, trong khi miệng nó thốt ra từng tiếng “pặc! pặc!” trông vừa hùng dũng vừa vui tai. Giựt đuôi được coi là một lôi múa của giống Chích Chòe lửa. Đó là nét đặc trưng của nó mà các giống chim hót rừng khác không có được.

Con chim tuy có đuôi dài tha thướt, những khi xoay trở lại rất linh hoạt, nhẹ nhàng, chứng tỏ tuy thân mình mảnh khảnh nhung bên trong lại ẩn chứa một sức mạnh tiềm tàng không nhỏ.

Bộ lông

Bây giờ nói đên bộ lông trên mình của Chích Chòe lửa:

  • Trọn phần đầu, vòng cổ, lung, cánh và phần trên đuôi thì sắc lông toàn màu đen.
  • Phần ức và trọn phần bụng lông màu nâu sẫm.
  • Măt dưới của chiếc đuôi dài và một đốm nhỏ trên vùng thắt lưng và lòng màu trắng.

Ba màu đó được phân bố sắc nét rõ rệt từng vùng, nên tuy có tối ám một chút nhưng trông màu sắc con chim cũng, sạch sẽ dễ coi. Có điều trong giới chơi chim cũng có nhiều người thắc mắc về cái tên, “lửa” gắn cho con chim hơi có vẻ gượng ép một chút. Cái màu lông nâu ở ức và bụng Chích Chòe lửa làm sao so sánh được với màu vàng ánh của lửa được? Thế nhưng thử tìm cho con chim một cái tên gì thật thích hợp thì ai cũng chịu thua! Nhưng thôi, đây là chuyện nhỏ…

Ngoài sắc lông đó ra, thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp những con có sắc lông đặc biệt một chút, gọi là “lửa bông” vì trên mình nó rải rác có nhiều đốm lông trắng nhỏ trông cũng lạ mắt.

Kích thước thân hình

Về thân mình thì Chích Chòe lửa có con mình nhỏ, có con mình to. Chim mình nhỏ thì thân mình chỉ nhỉnh hơn ngón tay cái một chút, còn chim mình to, thì thân mình chỉ nhỉnh hơn một bảy một mười với chim thân nhỏ là cùng, nghĩa là cũng chưa bằng ngón chân cái về đuôi thì có chim ngắn khoảng độ mười phân, nhung cũng có con đuôi dài cả gang tay, hoặc hơn.

Không phải nhất thiết chim mình to thì đuôi ngắn, hoặc chim mình nhỏ thì đuôi dài. Với Chích Chòe lửa thì điều này có vẻ… lộn xộn, không theo một qui cách nào cả! Người nuôi chim thì vốn khó tính, vì người ta ta nuôi chim còn chú trọng đến vẻ đẹp bên ngoài của chim, nên ai cũng cố chọn một con chim có dáng vóc hợp với ý mình, mới chịu nuôi.

Có người thích chọn chim Chích Chòe lửa mình nhỏ đuôi dài, cho như vậy mới đồng thanh đồng thủ, mói có vẻ mảnh mai tha thựớt. Có người lại thích chọn chim mình to hay nhỏ, miễn là chiếc đuôi phải ngắn để khi chim múa đuôi “pặc! pặc!” chiếc đuôi do ngắn nên nhẹ, giúp chim giựt cao và mạnh mẽ hơn…

Điều này đúng, vì chim có đuôi ngắn khi giựt đuôi thì chiếc đuôi dựng đứng, trông có vẻ hùng tráng hơn. Trong khi con Chích Chòe Lửa đuôi dài, khi giựt đuôi, ngọn đuôi chỉ cất lên không caọ lắm. Tuy nhiên, mỗi con có một vẻ đẹp riêng, xấu hay đẹp là còn tùy vào ý thích riêng của mỗi người…

Mùa sinh sản của chích chòe lửa:

Mùa sinh sản của Chích Chòe lửa cũng trùng khớp với mùa sinh sản của các giống chim rừng khác ở trong Nam, tức là vào đầu mùa mưa cho đến hết mùa mưa khoảng tháng 10 âm lịch.

Sau mùa thay lông, chim trống mái đều đẹp mã ra, lúc này thức ăn lại dồi dào no đủ nên chim nào cũng mập mạnh cả. Sang xuân, khi trời ấm áp, cây cối thi nhau đâm chồi nảy lộc nên chim chóc cũng động tình mà bắt cặp với nhau. Thời gian này vào rừng, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy chim ở đâu kéo về nhiều vô số chúng cứ bay xẹt qua xẹt lại từ lùm này sang bụi khác để, tìm bạn tình cho xứng ý mới vui lòng.

Thời gian trước đó thì chim trống mái tản mát khắp nơi, mạnh con nào con nấy sống. Nhưng đến mùa sinh sản thì chim hội về một nai, nơi có những điều kiện lý tưởng để xây tổ cho nện ta mói thấy số lượng chim đông đảo đến thế.

Trước đây ta thấy chúng sống đơn lẻ từng con, thì nay đã sống với nhau từng cặp, đi đâu cũng có nhau, hễ con trước vừa vụt bay thì ngay tức thì con sau đã bay theo gén gót.

Thời gian trăng mật của hai anh chị kéo dài độ vài ba tháng thì lại bận rộn trong việc lùng sục trong bụi trong bờ để tìm nơi lót ổ.

Chích Chòe than thường làm tổ ở độ cao chừng vài ba mét, trong khi đó Chích Chòe lửa làm tổ cao hơn. Thời kỳ làm tổ là thời kỳ bận rộn nhất của cả hai vợ chồng nhà chim. Chúng nó thay nhau đi tha những đoạn cành khô cây mục, và cả cỏ khô để lót cho xong chiếc tổ êm ấm cho bầy con ra đời.

Trong mùa sinh sản, mỗi cặp Chích Chòe lửa đẻ được vài ba lứa, mỗi lứa đẻ được đến bốn năm trứng. Cách ấp trứng và nuôi con của chúng cũng giống như Chích Chòe than. Việc ấp trứng chỉ do một mình chim mái đảm trách, còn chim trông thì có nhiệm vụ ái tìm mồi về nuôi vợ. Khi chim con ra đời, tuần đầu chim mẹ vẫn nằm tại tổ ủ ấm cho con. Thời gian đó, chim trông nuôi cả con lẫn vợ. Sau một tuần, chim con đã khôn một chút, ban ngày không cần phải ủ ấm nữa nên chim mẹ hàng ngày cùng với chim cha lo bay đi kiếm mồi về nuôi lũ con…

Khoảng hai mươi ba ngày tuổi chim còn sắp ra ràng; thì chim mẹ lại sửa soạn đẻ lứa trứng khác. Khi thân xác nó đã suy kiệt, thân mình ốm yếu thì chúng ngưng sinh sản để thay lông. Vì vậy, tùy theo sức khỏe của mỗi cặp chim mà 7 số lứa đẻ trong mùa có thay đổi: chim mập mạnh thì đẻ được ba bốn lứa còn chim ốm yếu thì chỉ đẻ một vài lứa trứng mà thôi. Có nhiều cặp mới đẻ được lứa thứ hai thì một trong hai con trống, mái đã thay lông rồi.

Chim mái thay lông thì đang đẻ cũng ngưng, mà đang ấp cũng bỏ tổ không thiết tha gì đến ổ trứng của nó nữa.

Trong khi đó, chim trống thay lông thì dù mái đẻ tốt, trứng cũng không có cồ, do đó chim mái có ấp đủ ngày trứng vẫn không nở đượcc!

Mùa thay lông của Chích chòe lửa:

Mùa thay lông của Chích Chòe lửa ở trong rừng cũng bắt đầu sau mùa sinh sản của chúng. Đẻ và nuôi con xong, chim cha mẹ đều sức cùng lực kiệt mình nhẹ như bấc cơ hồ chỉ có túm lông, vì vậy chúng mới thay lông.

Chim rừng vốn mạnh hơn chim nuôi tại nhà, nên trong thời gian thay lông chúng vẫn đủ sức đi kiếm ăn được. Trong khi chim nuôi nhốt trong lồng, khi đã rớt lông thì dáng vẻ ủ rủ như bệnh hoạn, thậm chí biếng ăn và “quên” cả hót nữa!

Đa số Chích Chòe lửa thay lông chậm chạp hơn Chích Chòe than, và sau khi thay lông xong chim vẫn chưa chịu lại sức. Nhiều nguời nuôi chim hót lâu năm nhận thấy rằng Chích Chòe than thay lông tối đa là ba tháng, và chịu hót ngay. Nhưng với Chích Chòe lửa thì thời gian này kéo dài hơn một vài tháng, nghĩa là có con phải năm sáu tháng sau mới chịu hót trở lại…

Nuôi chim mà chậm nghe tiếng hót như vậy thì dễ nản lắm.

Giọng hót

Bình thường, Chích Chòe lửa rất siêng hót. Trong thời gian căng lửa, chim có thể hót cả ngày. Những giờ trưa ngưng hót thì chúng “đi chuyện” nghe cũng vui tai. Nhiều người mê cái lối “đi chuyện” đó mà phải treo lồng chim ở gần phòng ngủ để dễ dỗ giấc ngủ!

Chích Chòe lửa có giọng hót rất hay, mang âm điệu của rừng rú. Trong giọng hót của nó có dư âm của tiếng mưa rào quyện với tiếng gió hú, lẫn lộn có tiếng thác đổ suối reo rất hấp dẫn. Trong khi hót, thỉnh thoảng xen vào những tiếng “sổng” như nhịp trống rất to; khiến giọng hót của Chích Chòe lửa khác lạ hơn những giống chim khác.

Giống chim Chích Chòe lửa cũng có khả năng bắt chước những âm thanh lạ chung quanh môi trường sống của nó. Vì vậy, nếu nuôi trong nhà một vài mùa trở lên, chim có khả năng bắt chước được giọng gà cục tác, tiếng chó con kêu ăng ẳng, và những giọng chim khác…

 Tuy chim nuôi ở trong nhà lâu năm không còn mang bản sắc giọng rừng nguyên thủy, nhưng khi chim hót được những giọng lạ vừa kể thì ai cũng thích, nên được liệt vào hàng quí hiếm.

Cách nuôi chim Chích chòe lửa bổi:

Với Chích Chòe lửa, chim bổi tương đối bạo dạn người hơn là Chích Chòe than. Chim bổi bắt về nuôi không đến nỗi nhảy lồng đến lỗ đầu sứt trán nhưng nuôi nó sống được qua thời gian vài tuần đầu cũng không phải là việc dễ dàng gì.

Nhiều người mới nuôi chim, thấy Chích Chòe lửa dạn người tuởng là giống chim này dễ nuôi nên lơ là đến việc chăm sóc, nhất là khâu ăn uống, nên chim mới dễ bị chết. Giống chim nhịn khát thì dở, nhưng nhịn đói thì tài. Chúng có thể ăn cầm chừng mà sống lây lất để thân mình tóp đi dần mòn mà chết dần. Nhưng cũng có con chim nhịn đối luôn trong vài ba ngày đến năm bảy ngày rồi kiệt sức mà chết.

Chúng đói vì không thích ứng được với loại thức ăn mà ta vô tình áp đặt cho chúng!

Chích Chòe lửa bổi cũng vậy, dạn người hơn Chích Chòe than thì có thật, nhưng chúng không thể chấp nhận ăn ngay bột đậu phộng trộn trứng ngay đâu. Bạn phải cho ăn rất nhiều cào non và sâu tươi hay trứng kiến trong những ngày đầu mới bắt chim về. Tuy vậy, bạn cần phải theo dõi xem xin ăn có mạnh miệng hay không. Khi biết chim chịu ăn sâu hay cào cào thì lần hồi ta trộn chung thức ăn này với bột trứng để chim tập ăn dần cho quen.

Tốt hơn cả trong vài tháng đầu, ngày nào bạn cũng nên cho chim ăn đầy đô những thức ăn đạm động vật. Chỉ khi nào biết chắc chim bổi đã chịu ăn nhiểu bột trứng thì lúc đó ta mới bớt số lượng sâu tươi và cào cào lại mà thôi. Bớt ở đâu không có nghĩa là ngưng hẳn trong nhiều ngày…

Chính vì ta nuôi không kỹ nên chim mới dễ chết, có nhiều trường hợp buổi sáng đang hót, chiều lại trở nên ủ rũ rồi lăn đùng ra chết. Nếu cầm chim trên tay để quan sát thì bạn dễ nhận thấy con chim nhẹ tênh, và lườn chim nhô lên và mỏng dính như lưỡi dao cạo vậy!

Tóm lại nuôi Chích Chòe lửa bổi ta cũng nên cẩn trọng như cách nuôi Chích Chòe than bổi vậy. Nghĩa là thời gian đầu cũng lo trùm kỹ áo lồng, cũng cho ăn hết sức bổ dưỡng thì mới mong chúng sống được.

Cách nuôi chim Chích chòe lửa con:

Nuôi chim Chích Chòe lửa con cũng giống như cách thức nuôi chim con Chích Chòè than: cũng cho chúng ngủ nơi thật ấm áp, và chịu khó đút mồi no đủ cho chim thì chúng mới sởn sơ mau lớn.

Khi chim con được vài tuần tuổi, bạn có thể thả chúng vào lồng Chích Chòe lửa trống để nhờ “gà trống nuôi con” hộ cho. Vì có nhiều trường hợp Chích Chòe lửa lớn chịu nuôi chim con, như ở ngoài trời chúng nuôi con của chúng vậy. Cả ngày chim “cha” cứ lăng xăng bên con mọn, và đút mồ liên tục cho đến khi con khôn lớn.

Tất nhiên, đó phải là lửa con mới được. Nếu bạn thả chim con than vào thì không những lửa trống không đút mồi mà có thể giết hại chim con nữa đấy.

Được biết, vói Chích Chòe than trống thì dù bạn có thể Chích Chòe than con vào lồng, nó cũng chụp cổ đá ngay cho đến chết mới thôi.

Cách nuôi chích chòe lửa suy

Sự bực mình lớn nhài đối với các nghệ nhân nuôi chim là phái mất nhiều thì giờ và tốn công chăm sóc cho con chim bị suy yếu về sức lực. Còn đối với người mới vào nghề, thiếu kinh nghiệm thì đây lại là nỗi lo lắng to lỏn thực sự, đến nỗi phải chạy đôn chạy đáo hỏi han người nọ người kia về cách thức dưỡng nuôi, mong sao con chim suy khỏi bị chết…

Sự lo lắng của họ không phải là chuyện hão huyền. Con chim khi đà suy thì rất khó nuôi, không có kinh nghiệm nuôi dưỡng đúng phương pháp thì chim chết cùng là chuyện khó tránh khỏi. Vì con chim khi đã suy thì chẳng khác nào người bệnh, lạt mồm lạt miệng không chịu ăn uống nên thân xác gây mòn dần, và chim xuống sức rất nhanh…

Khổ nỗi giống chim rừng lại có nhiều lý do để suy, trừ những chim đã thuộc, đã nuôi trong lồng bốn năm mùa trở lên thì mới dễ nuôi. Chim rừng đã nuôi lâu năm cũng chẳng khác gì gia súc trong nhà. Chúng vừa hợp phong thổ vừa quen dần với mọi loại thức ăn mà người nuôi cung cấp, cho nên có sức chịu đựng để lướt qua những tình huống bất thường, mà con chim rừng mới nuôi không chấp nhận được.

Nguyên nhân Chòe Lửa bị suy

Chim suy vì những lý do chính sau đây:

  • Do thay đổi thức ăn: Thức ăn của chim không nên thay đổi đột ngột. Nếu cần phải thay đổi thì nên thay đổi từ từ mỗi tuần thêm hay bớt một ít thì bộ tiêu hóa của chim mới chấp nhận được. Vì vậy, khi mua lại một con chim của ai để nuôi ta nên hỏi cặn kẽ thức ăn mà họ pha chế cho chim như thế nào để về nhà tiếp tục cho nó ăn đúng như vậy, chim mới chịu ăn và tránh bị suy.
  • Do thiếu ăn: Nuôi chim cảnh mà cho ăn bữa đói bữa no, bữa có bữa không, chim dễ bị suy. Chim chỉ nhịn đói một ngày là suy kiệt sức lực, và đói ăn vài ngày là chết. Đang cho ăn cào cào mà bỗng dưng không cho ăn cào cào nữa, chim cũng suy.
  • Do thay đổi môi trường sống: Chim người ta nuôi trước hàng ba, nơi khoảng khoát, mình đem về nuôi trong phòng kín thì phản ứng đầu tiên của chim là ngưng hót, sau đó biếng ăn, và… suy! Hoặc trước đây chim được nuôi ở nơi yên tĩnh, nay về mình treo nơi hàng quán, đông người qua lại, chim cũng hoảng sự, cả ngày cứ nhảy lồng… Rõ rệt nhất là chim đang thích nghi với vùng khí hậu ấm áp, nay lại đem nuôi vùng có khí hậu lạnh thì làm sao nó thích nghi với cuộc sống mới được? Thế là suy.
  • Do thiếu chăm sóc: Giống chim rừng rất thích “ăn no tắm mát”, thế mà cả tháng mới cho tắm nước một lần thì bảo sao nó không bị suy! Mỗi ngày nên cho tắm nắng sáng (trước 8 giờ mđi tốt) độ 45 phút là vừa. Nhưng, nếu lâu ngày mới phơi chim ra nắng một lẫn, hoặc siêng tắm nắng, nhưng lại tắm quá lâu đến nồi chìm phải há mỏ ra thớ hồng hộc thì làm sao không suy được?
  • Do kiệt sức: Có nhiều lý do để chim kiệt sức, như cho đấu hót quá mức bình thường. Chích Chòe Lửa đang thời kỳ cảng lừa mà cặp được chim “kỳ phùng địch thủ” với nó thì nó chỉ biết hăng say đứng hót quên cả mệt nhọc! Có khi chúng hót với nhau liên tục một hai giờ. Sự lao động quá độ đó sẽ làm cho chim mau kiệt sức. Vì vậy, dượt chim hót với nhau chỉ nên dượt nửa giờ. rồi treo lồng qua chỗ vắng để chim được yên tĩnh nghỉ ngơi. Sau đó, một vài giờ, nếu xét cần thiết, ta sẽ cho chúng đấu hót thêm một “hiệp” nữa… Chim phải di chuyển đường xa, do thiêu ăn uống, thiếu tĩnh dưỡng nó cùng dễ suy.

Tất nhiên là còn nhiều lý do khác nữa.

Cách xử lý Chim Chích Chòe lửa bị suy

Khi biết con chim bị suy thì ta phải tìm cách chữa trị ngay từ đầu, để tránh tình trạng sức khỏe của chim suy yếu nhiều thêm, để dẫn đến việc thay lông bất thường còn nguy khốn hơn nửa.

Trước hết, phải trùm áo lồng lại và treo lồng vào nơi thật yên tĩnh để chim được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng… Sau đó, phải cố tìm hiểu xem nguyên nhân nào khiến con chim bị suy, có như vậy mới dễ dàng trong việc “tìm thầy chạy thuốc” được.

– Nếu suy do thay đổi thức ăn, thì phải kịp thời cho chim tiếp tạc ăn thức ăn cũ một thời gian dài, cho đến khi thực sự hồi sức.

Nếu suy do thiếu ăn thì nên cho chim ăn đều đặn hơn, đầy đủ hơn. Nuôi chim nghe hót mà không chịu khó cho chim ăn đủ bữa thì đó là điều nên… tự trách đến ngàn lần. Người minh có câu: “Chó gầy hổ mặt người nuôi”, ám chỉ những người nuôi gia súc mà không cho ăn no đủ để chúng phải ốm o xo bại. Có thể đây là do sự biếng lười của chủ nuôi, nhưng người ngoài họ lại nghĩ khác, cho là nhà chủ quá nghèo đến nỗi không có gì để cho thú ăn, đến nỗi phải ốm o suy kiệt sức lực!

– Nếu do thay đổi môi trường sống, thì nuôi con chim thuộc cũng như cách nuôi con chim bổi. Nghĩa là cứ trùm ao long ky trong thời gian dầu để cho chim được sống yên tĩnh, và quen dần với âm thanh khác lạ xảy ra xung quanh. Sau đó, ta hé áo lồng từ từ (mỗi ngày một ít) để chim quen mắt dần với cảnh trí bên ngoài…

Xin được lưu ý ià giống chim từ vùng lạnh chuyển sang vùng ấm áp lại thích hợp với chúng. Ngược lại, đang sống ở vùng có khí hậu ấm áp mà chuyển sang nuôi ở xứ lạnh thì mười con suy sức cả mười. Trong trường hựp này phải trùm kín áo lồng và treo chim vào nơi khuất gió, tốt nhất là ở phòng âm. Sau đó, chúng sẽ quen dần với thời tiết và sống mạnh.

– Nếu thiếu chăm sóc thì phải liệu mà chăm sóc đúng mức hơn. Lỗi này là do ở người nuôi, thiết nghĩ nếu muốn sửa đổi cũng không khó. Đó là vấn đề thuộc phạm vi kỹ thuật, nhưng kỹ thuật nuôi chim thì đâu có gì quá khó, chỉ cần chủ chim dành thêm ít thời gian rảnh rỗi, và chịu khó lưu tâm đến việc nuôi dường ihì chim sẽ mau bình phục.

Nếu do kiệt sức mà suy thì lỗi đó lại hoàn toàn qui vào chủ nuôi. Nên nhớ là sức lực của con Chích Chòe Lửa (và các giống chim rừng khác) không đáng bao nhiêu cả. Chúng chỉ cần hoảng hốt nhảy lồng khi bị bắt bằng tay vài giây đồng hồ đã bắt đầu thở hồng hộc! Sức lực đó mà rán cổ lên hót một hai giờ liền thì bảo sao chim không nhược? Sức lực đó mà phải đứng ngoài nắng gắt cả giờ bảo sao chim không suy? Trong khi di chuyển đường xa mà thiếu nước độ nửa ngày thì chim đã chết khát!…

Do đó, việc vận dụng kiến thức khoa học vào việc nuôi chim là chuyện thiết cần.

Con chim suy rất cần được sống yên tĩnh, và rất cần được ăn uống bổ dưỡng.

Mỗi ngày nên nhỏ trực tiếp vào họng mỗi con chim suy một giọt mật ong rừng nguyên chất, sẽ giúp chim tăng cường sức lực. Có thể hòa mật vào nước cho chim giải khát cả ngày. Nếu nước còn thừa thì đổ đi, mai lai pha nước mới.

Chim suy phải cho thức ăn bổ dưỡng hơn: cho ăn nhiều (non), sâu tươi (tuyệt đối không cho chim suy ăn sâu khô). Ngay đậu phộng cũng không được rang quá vàng (chỉ cần đủ chín) trước khi cán hay đâm thành bột.

Trong trường hợp suy kiệt quá mức thì nên thay sữa thế nước lã cho chim uống cả ngày, hôm sau rửa cóng sạch rồi cho uống sữa tiếp…

Nuôi một con chim suy chẳng khác gi nuôi một người bệnh nặng: phải cữ gió, cử nắng, cử nước, phải cho ăn uống bổ dưỡng, và nếu cần phải thuốc thang thì mới hy vọng sống và mau bình phục. Nếu chim đã suy mà còn nuôi cẩu thả, nuôi theo cách “sống nuôi chết chôn” thì kết quả sau cùng ra sao thì chắc mọi người cũng đã đoán biết được rồi!

Tóm lại, Chích Chòe Lửa sức chịu đựng dở hơn Chích Chòe Than và nhiều giống chim rừng khác. Đời sống tự nhiên đổi thay thất thường một chút, con chim đã có vẻ “khó ở” trong mình rồi! Vì vậy, chúng ta nên bình tĩnh khi gặp tình huống xâu này. Sự hốt hoảng, sự lo nghĩ vẩn vư thái quá, sẽ làm cho ta cuống lên, mất bình tĩnh để chăm lo chăm sóc đúng mức, sẽ gây hại sức khỏe cho chú chim thêm! Những chi tiết nào có thể đề phòng được thì ta nên đề phòng chẳng hạn như hỏi cặn kẽ người bán, xem con chim mình định mua ăn uống thức ăn gì; việc tắm táp ra sao; thường treo lồng chỗ nào trong nhà; và treo gần lồng những chim gì? Tính tốt và tật xấu của nó đều có?…Xin đừng ngại đặt ra câu hỏi, vì người bán thường không ngại ngần gì khi phải trả lời cặn kẽ những câu hỏi thuộc dạng tìm hiểu chánh đáng đó câu!

Về thức ăn

Chích Chòe lửa cũng ăn như Chích Chòe than cũng bột đậu phộng trộn trứng. So với sức ăn của Chích Chòe than thì Chích Chòe lửa ăn ít hơn. Cào cào dành cho loại chim này phải là cào cào nhỏ để vừa miệng nó nuốt.

Người ta nuôi Chích Chòe lửa để nghe giọng hót chứ không nuôi đá, mặc dầu khả năng của giống chim này nuôi để đá nhau cũng được. Chích Chòe lửa tính tình cũng hung hăng hiếu chiến lắm, nhưng cách đấu đá của chúng không hấp dẫn bằng Chích Chòe than, một phần do chiếc đuôi quá dài của nó tạo nên sự vướng víu.

Tóm lại, nhiều hguời thích nuôi Chích Chòe lửa là mê ở sắc vóc và tài nghệ của nó. Dáng đẹp của con chim thì không ai bàn cãi rồi, vì nuôi để làm cảnh cũng đủ hấp dẫn. Gòn giọng hót của nó thì phải nói‘là tuyệt vời, đến nỗi có người mê giọng hót của Chích Chòe lửa mà trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống chim này, và nuôi vói sô” lượng nhiều, đến ba bốn chục con!

Với những chim đã nuôi thuần thuộc, dù đó là không phải chim con nuôi lên, thỉnh thoảng người ta vẫn thả con chim tự do bay nhảy ở ngoài vườn cả ngày… Lúc chán chê chim sẽ nhơ lồng mà trở về tìm đến cóng ăn, cóng uống…

Chăm sóc chim Chích chòe lửa

Muốn cho chim quí được đẹp mãi, sung sức mãi thì ta cần phải gia công chăm sóc cho chim nhiều hơn, cẩn thận hơn. Ai nuôi chim hót mà không chịu khó bỏ công chăm sóc thì hậu quả sẽ đến với mình ra sao, có thể đoán biết trước được.

Nuôi Chích Chòe Lửa, công chăm sóc không nhiều, nhưng cũng đòi hỏi đến sự siêng năng cần mẫn của chủ nuôi.

Khó khăn nhất và tốn nhiều thời giờ nhất là khi nuôi dưỡng chim con. Nào là phải cho ăn đủ bữa, nào phải lo sưởi ấm khi tiết trời trở lạnh, nhất là về đêm. Nào là lo vệ sinh nơi ở (ổ nhân tạo) của chim sao cho lúc nào cũng sạch sẽ, tươm tất… Công việc đó gần như “buộc tay buộc chân” mình vđi chú chim con suốt ngày, không rời xa ra được! Chúng ta phải mất khoảng ba tuần để vất vả vđi những công việc nâng niu chăm sóc ấy…

Khó khăn kế tiếp là khi chăm sóc con chim bổi. Do tính chim quá nhát, không dám gần người, nên mọi công việc chăm sóc của ta đối với chú chim bổi lúc nào cũng tính toán kỹ để đánh nhanh rút lẹ nếu không thì bộ lông chim sẽ te tua, đầu chim sẽ bị chảy máu, do chim bay nhảy loạn xạ trong lồng mong tìm cách thoát thân… Đó là những lúc cho chim ăn uống.

May một điều là chim bổi Chích Chòe Lửa lại dễ nuôi. Với người có nhiều kinh nghiệm trong nghề, chim bổi vào tay họ ít có con bị chết!

Ở đời quả có nhiều chuyện lạ: Con Chích Chòe Than tuy sống gần người, làm tổ trong vườn cây trái quanh nhà, nhưng khi bắt về nuôi lại tỏ ra quá nhát, khó nuôi. Ngược lại, chim Chích Chòe Lửa lại sống trong rừng trong rú, xa làng mạc hàng chục cây số, thế mà con chim bổi Lửa lại dễ nuôi, mau thuần hóa hơn Chích Chòe Than!

Mấy ngày đầu tiên cho chim bổi ăn toàn trứng kiến, sau đó trộn trứng kiến với ít bột trứng để chim ăn quen đần mùi vị của bột. Sau cùng thì ăn bột nguyên chất với trứng kiến, cào cào, sâu… Thế là chim chịu sống trong môi trường sống mới tương đối dễ dàng!

Nuôi Chích Chòe Lửa, ai cũng phải nghĩ đến việc sắm cho con chim cảnh một chiếc lồng thích hợp với chúng. Vì Chích Chòe Lửa không thể nhốt trong lồng của Hoạ Mi hoặc lồng Chích Chòe Than được, vì đuôi nó quá dài, Trong khi đó, Họa Mi và Chích Chòe Than có thể nuôi cùng một cỡ lồng kết quả vẫn tốt.

Chích Chòe Lửa do có chiếc đuôi dài nên lồng nuôi chúng có tên là “lồng Lửa”. Nếu con chim có chiếc đuôi dài vừa phải thì người ta dùng loại lồng từ 64 đến 68 nan. Ngược lại, nếu chim có chiếc đuôi dài thậm thượt thì phải chọn loại lồng thật lớn, từ 72 đến 80 nan mới vừa.

Nuôi chim trong loại lồng không đúng kích cỡ thì không sao bảo vệ được bộ lông, nhất là lồng đuôi, vốn khá dài lại thường đánh đuôi lên xuống rất sinh động!…

Việc cho chim ăn ụống mỗi ngày cũng là việc nhẹ nhàng và đơn giản, do thức ăn đã được pha chế sẵn dành cho ăn về lâu về dài.

Thức ăn bột (trộn trứng) nên đổ vào cóng cho chim ăn tự do, nhưng không nên đổ đầy quá, mà chỉ cho ăn vừa vặn hai ngày. Hêt thời hạn này mà số bột trong cóng còn dư thì phải đổ đi, đừng tiếc, vì có thể đã bị nhiễm khuẩn, ăn vào có thể hại đến sự tiêu hỏa của chim.

Nước uống nên thay hằng ngày, mỗi sáng mỗi thay. Vì chim ăn thức ăn bột nên uống nước dễ bị vấy bẩn, mau chua, không nên để qua hôm sau. Xin nhớ mỗi lần thay nước quí vị chịu khó rửa sạch cóng nước để ngày nào chim cũng được uống nước tinh khiết.

Nước uống của chim không cần phải đun sôi như một số người bày vẽ ra, chỉ tốn công vô ích. Nước uống tốt nhất là nước mưa, nước máy hay nước giếng cũng được.

Việc cho chim ăn, nếu có tốn nhiều công, chính là việc phải cất công đi mua trứng kiến, cào cào hoặc sâu tươi. Sâu khô thì một lần mua cho ăn dần cả tháng cũng không sao.

Trứng kiến thì mua ngày nào cho ăn ngày nây, nhưng vđi chim thuộc thì ngày ăn ngày nghĩ, đời chim cũng đã là quá sướng rồi.

Cào cào thì vài ngày cho ăn một lần cũng được. Có điều nếu biết nuôi sống cào cào để dành cho chim ăn dần trong vài ba ngày thì đỡ tốn công đi mua. Nên đóng một cái hộp mà chung quanh bằng lưới muỗi để nhốt cào cào. Trong hộp cần để một ít lá chuối tươi, thỉnh thoảng phun vào ít nước lã là có thể nuôi sống được cào cào trong vài ba ngày.

Sâu tươi mua một lần có thể cho chim ăn được vài ba ngày, nếu trong cóng đựng sâu có để một mẩu bánh mì nhỏ để sâu có cái ăn mù sống. Chích Chòe Lửa do bầu diều nhỏ nên tiêu thụ khoảng vài muỗng cà phê sâu tưưi mỗi ngày là quá đủ… Ngay cào cào chim ăn cũng ít, độ mươi lăm con mỗi ngày ỉà nhiều. Trong khi Chích Chòe Than có thể ăn hết bôn năm chục cào

Tóm lại, cách vài ba ngày một lần, ta chịu khó cất công đi mua cào cào, trứng kiên, sâu cho chim ăn cùng đủ bổ dưỡng. Vì vậy, dù trong nhà nuôi hàng chục con Chích Chòe Lửa thì công cho ăn cũng không đáng là bao!

Ngoài việc cho chim ăn uống ra, mỗi sáng từ tám đến chín giờ, ta nên treo lồng chim nơi có ánh sáng ban mai chiếu vào để chim tắm nấng. Việc tắm nắng rất có ích, vì nhờ đó mà chim được sống mạnh, do hấp thụ được Vitamin D. Nhưng, việc cho chim tắm nắng không nhất thiết phải lo hằng ngày, mà hai ba ngày một lần cũng được. Tắm nắng cũng không nên tắm quá lâu, khiến chim phải há hốc miệng ra mà thở… Mỗi lần tắm nắng như vậy kéo dài khoảng 45 phút là quá đủ.

Vài ba ngày một lần ta cũng nên cho chim tắm nước. Khi tắm nên sang chim qua lồng tắm để chim tắm tư do trong mươi lăm phút là vừa. Trong khi đó thì chủ nuôi lo tranh thủ vệ sinh sạch sẽ lồng mới, trong đó có cóng ăn, cóng uống, cần đậu, bố lồng.

Chim sẽ sống mạnh và chịu trổ thần lực ra phục vụ chủ nuôi nếu phần chăm sóc chim được lo chu đáo. Sức khỏe bao giờ cũng được đánh giá là quí hơn vàng, dù đó là người… hay con chim cũng vậy! Con chim Chích Chòe Lửa nuôi thuộc, giá cả cũng gần chỉ vàng chứ đâu ít ỏi gì?

Giống chim thích sống yên tĩnh, thích được ngủ sớm. Nếu con chim tối được ngủ sớm như cách sống tự do ngoài rừng, thì cả ngày hôm sau chúnp không phải ngủ gà ngủ gật. Do thiêu ngủ nên chim biếng hót, mọi sinh hoạt đều sút kém. Mà nêu việc “ngủ ngày quen mắt” này trở thành thói quen, trở thành tật xấu, thì đó là chuyện không tốt đẹp gì!

Vì vậy, trứớc khi trời tối, ta nên phủ áo lồng rồi treo chim vào một nơi yên tĩnh nhất trong nhà để chúng được yên ổn mà nghỉ sớm. Tốt hơn hết là nên tắt đèn (nơi chim ngủ) để chúng được yên giấc hơn.

Việc trùm áo lồng suốt đêm cũng có điều lợi khác là giúp chim ngủ được ấm áp, tránh đưực gió độc, gió lạnh, và ngăn ngừa bọn chuột, gián, thằn lằn… tìm cách xâm nhập vào lồng để kiếm chút thức ăn…

Con chim mà tối được ngủ no giấc thì tờ mờ sáng hôm sau chúng đã cất tiếng hót chào đón bình minh, và sau đó cứ ri rả ca hót suốt ngày, khiến ai thấy cũng khen, ai nghe cũng thích. Tối cho chim ngủ sớm là thích hợp với lối sống tự nhiên của chúng.

Tóm lại, việc chăm sóc cho chú chim Chích Chòe Lửa không mấy nhiêu khê: có việc phải làm mỗi ngày, nhưng có việc phải hai ba ngày mới mó tới một lần. Chúng ta không nên vì cưng chim, vì quá đam mê với thú vui mà tự bày ra những phương thức chăm sóc cầu kỳ phiền phức, xét ra không lợi gì lắm cho sức khỏe của chim, để làm mất nhiều thì giờ của mình một cách vô ích.

Nuôi con chim quí mà biết để tâm chăm sóc thì đó là việc nên làm, chí trách những người dư ăn thừa để đám bỏ ra tiền triệu để mua chim nhưng lại lơ là trong việc dưỡng nuôi, chăm sóc khiến con chim quí phải sống dỏ chết dỏ trông thật tội nghiệp…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *