Nuôi Bồ Câu không nặng công chăm sóc lắm, nhất là đối với chim nuôi thả. Ngoài việc cho chúng ăn đúng bữa, và ăn no đủ, ta còn làm những việc sau đây:
– TẮM NƯỚC: Công việc cho chim tắm không nhất thiết phải thực hiện mỗi ngày, mà vài ngày một lần cũng được. Trong mùa mưa, mùa lạnh thì chờ những ngày tạnh ráo, ấm áp mới cho chim tắm mà thôi.
Với chim nuôi lồng thì một là cho chúng tắm ngoài lồng bằng lồng tắm riêng, hai là cho tắm ngay trong lồng. Nếu tắm ngay trong lồng thì trước đó phải lấy các máng ăn, máng khoáng và cả ố đẻ (nếu có) ra ngoài, sau đó mới để thau nhỏ nước sạch vào lồng cho chim tắm. Nước tắm là nước lạnh có pha chút muối hơi mằn mặn, mục đích là để làm ung trứng rận mạt, hơn nữa nước có pha vị mặn này cùng kích thích sự ham tắm của Bồ Câu. Khi chim tắm xong, rủ lông lá tương đối khô rồi ta mới lấy thau nước ra và trả lại lồng cho chúng những vật dụng mà trước đó ta đã lấy ra ngoài.
Với chim nuôi chuồng, tập thể, thì đặt vài thau nước lớn cách xa máng ăn, máng khoáng để nước tắm do chim làm tung tóe không làm ướt thức ăn. Thấy nước là tất cả Bồ Câu trong chuồng đều sà xuống tranh nhau tắm thỏa thích. Tranh ăn thì thỉnh thoáng chúng có đánh nhau, nhưng tranh tắm thì con nào cũng tỏ ra hiền từ.
Bồ Câu đang ấp trứng hoặc đang nuôi con, cho tắm vẫn được. Sau khi tắm xong, chim thường đứng ngoài ổ cả nửa giờ, có khi hàng giờ để rỉa lông tỉa cánh cho đến lúc gần khô mới vào ấp tiếp, hoặc ủ con tiếp. Trứng chim đôi khi cùng nhờ vào độ ấm này mới nở tốt được.
-Trừ rận mạt: Bồ câu thuộc loài có lông vũ nên có rận mạt kí sinh. Ngoài bộ lông Bồ Câu ra, rận mạt còn làm ổ để sinh sôi nẩy nở trong các ổ Bồ Câu. Nếu không trừ hết rận mạt thì sức các giống ký sinh ngoài da này hút dần máu của chim mà sống.
Vì vậy việc bài trừ rận mạt là việc làm thường xuyên, không hàng ngày cũng hàng tuần, hàng tháng. Ngoài việc cho Bồ Cảu tắm bằng nước pha muối với nồng độ nhẹ để phòng ngừa, ta còn lo thường xuyên vệ sinh lồng nuôi, chuồng trại, các ổ đẻ… Nếu phát giác bầy chim nuôi đang bị rận mạt tấn công thì phải cho tắm với nước thuốc (có bán tại các trạm thú y), xịt thuốc sát trùng vào các kẽ lồng kẽ kê ổ và đốt hết rơm rạ trong ổ… Rậm mạt là kẻ thù đáng sợ nhất cho sức khỏe Bồ Câu.
– Kiểm soát trứng và chim con trong ổ: Việc kiểm soát trứng và chim con trong ổ Bồ Câu cũng là việc làm hàng ngày của chủ nuôi. Kiểm soát trứng để xem trứng có bị chim đạp móp hay bể hay không. Nếu trứng móp một chỗ nhỏ thì có thể cắt một miếng băng keo trong (vừa bằng chỗ móp) rồi dán bên ngoài cho chim ấp tiếp. Còn nếu trứng đã bể thì phải thay rơm mới để tránh mùi tanh tưởi khiến kiến bu vào. Mặt khác, còn phải xem trứng có tập trung một chỗ hay không, hay bị lọt ra góc ổ. Nếu lọt ra ngoài vài giờ thì có thể không ảnh hưởng gì đến phôi thai bên trong, còn nếu đã không được chim mẹ ấp quá lâu thì phôi thai có thể bị chết vì lạnh…
Chăn nuôi Bồ Câu, việc kiểm soát trứng ai cũng lo hàng đầu, vì rằng nếu mất đi một trứng thì sự lô lãi đã thấy rõ…
Với những ổ đang nuôi con, hằng ngày, thậm chí hằng buổi ta cũng phải lui tới quan sát. Công việc nên làm từ tốn, nhẹ nhàng để tránh gây cho Bồ Câu cha mẹ hoảng loạn. Có kiểm soát mới biết được tình trạng ổ chim con đó ra sao: có mất chim con nào không? Nếu mất phải tìm ra nguyên do tại sao chẳng hạn rơi ra khỏi ổ, bị chuột tha (thường thì chỉ có hai khả năng này). Xem chim con có bị chim cha mẹ đạp chết hay không? Cho ăn đủ no hay không? Bệnh hoạn gì hay không?
Ổ nào gặp sự cố là phải giải quyết ngay. Nếu ổ chỉ còn một trứng, một con thì phải gởi trứng, dồn con ngay, ổ nào có chim con không được cha mẹ mớm mồi no thì phải bơm thức ăn thêm cho nó được no nê…
– Trừ hết kẻ thu của Bồ Câu: Ngoài việc bài trừ rận mạt, ruồi muỗi như trên đã nói, qui vị cùng nên tìm mọi biện phap để trừ tuyệt các kẻ thù sau đây của Bồ Câu: những kẻ thù này có thể làm cho chim hoảng loạn, vồ chết chim hoặc truyền bệnh từ nơi khác đến…
a) Chó: Bồ Càu thường mau quen với chó, nhưng không phải con chó nào cùng duy trì mối thân thiện với Bồ Câ Bồ Câu mà đã bị chó vồ thì không chết cùng mắc chứng hoảng loạn, chim đang đẻ có thể mất hẳn khả năng sinh sản luôn.
Tốt hơn hết, khu nuôi Bồ Câu không nên cho chó lảng vảng đến gần. Với giống chó lớn như Danois, Berger, Boxer tiếng sủa ồm ồm của chúng cũng khiến Bồ Cầu sợ hãi.
b) Mèo: Kinh nghiệm cho chúng ta thấy loài mèo là kẻ thù không đội trời chung đối với tất cả các loại chim trong đó có Bồ Câu. Thấy Bồ Câu là mèo rình rập bắt giết cho bằng được. Vì vậy mèo không thể ở chung nhà hay chung một khu vườn với Bồ Câu.
Đối với Bồ Câu nhốt trong lóng hay trong chuồng dù mèo không vào trong để săn bắt được, nhưng nó vẫn vồ chụp bên ngoài khiến Bồ Câu hoảng sợ. Giốg chim nuôi tập thể, khi một vài con hoảng hốt bay tán loạn lên thì cùng dễ dàng lôi kéo những con khác trong bầy đàn sợ theo, nhất là khi con sát thủ vẫn còn lảng vảng đâu đó… Vì vậy, ta phải có biện pháp trừ tuyệt mèo không cho lai vãng đến khu nuôi Bồ Câu.
c) Chuột: Chuột có khả năng len lỏi qua những kẹt nhỏ để vào chuồng phá hại thức ăn, trứng và chim con của Bồ Câu. Tác hại của chuột rất lớn, nó còn truyền các bệnh truyền nhiễm từ nơi khác đến chuồng trại của mình.
Đừng nghĩ rằng chuồng mình quá kín đáo, che chắn kỹ càng nên xoa lãng việc ngừa chuột phá hại mà lầm. Dù quí vị có rào bên ngoài bằng lưới sắt lỗ nhỏ cỡ một phân vuông, những con chuột nhắt nhó xíu vẫn có thể lách mình vào được. Chúng vào và không cần ra, chúng núp đâu đó ở góc kệ, kẹt ô và lớn dần lên… Khi ta phát giác có chuột thì nhiều khi chúng đã hiện diện trong chuồng hàng đàn vài ba chục con chuột lớn rồi! Thử hỏi với một lực lượng phá hại như vậy, mỗi tháng ta tốn bao nhiêu thức ăn, bao nhiêu trứng và Bồ Câu con? Bài trừ chuột chỉ có bằng thuốc và bẫy từ bên ngoài, nhưng phải coi chừng gia súc và thú nuôi ăn phải…
d) Rắn: Ở vùng thôn quê mà lập chuồng trại nuôi Bồ Câu thì coi chừng nạn rắn bò vào chuồng giết hại chim con, trứng chim và làm hoảng loạn luôn Bồ Câu cha mẹ.
Giống rắn hễ “đầu xuôi đuôi lọt”, một khi chúng đã lách được đầu vào ô lưới kẽm là lần hồi thể nào nó cũng lọt được cả thân mình vào. Ngừa rắn là một chuyện khó, chỉ nên lo củng cố lại chuồng trại chim cảnh cho kỹ là được.
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Hình ảnh cửa hàng, nông trại
Địa chỉ liên hệ:
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.