Họa mi hót

Cửa hàng mua bán chim Họa Mi hót giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Giọng hót tuyệt vời của chim Họa Mi

Có nhiều người cả đời chưa một lần được nghe chim Họa Mi hót, thế nhưng họ vẫn tin rằng chỉ có Hỏa Mi là giống chim có giọng hót vượt trội hon tất cả các chim cảnh khác trong rừng mà thôi!

Và, điều mà ai cũng biết, Yến hót là giống chim hót nổi tiếng, được đánh giá là cao cấp nhất, suốt mấy trăm năm naỵ được các nhà điểu học tài ba trên thế giới hết lời tán tụng là có giọng hót du dưong nhất, tuyệt vời nhất. Thế mà tại vương quốc Bỉ khi lại tạo được giống Yến Malinois, có giọng hót đặc sắc nhất, người ta lại không ngần ngại đặt cho nó cái tên là “Rossignol de Paris”! (chữ Rossignol tiếng Pháp có nghĩa là chim Họa Mi).

Cả trong đời thường, xưa nay ca sĩ nào có giọng hót lảnh lót nhất, truyền cảm nhất, người ta thường “thưởng” cho danh hiệu là: “Con chim Họa Mi của Đoàn hát... hay Nhà hát...”.

Tiếng hót của Họa Mi hay đến độ nào mà có thể vượt cả không gian và thời gian như vậy?

Câu hỏi này, thú thật, rất khó trả lời một cách thỏa đáng vì mỗi giống chim đều có một giọng hót hay riêng. Hơn nữa, còn tùy vào sự cảm nhận, tùy vào trình độ thưởng thức của mỗi người mà đánh giá giọng giống chim này hay, giống chim khác dở... ra sao nừa! Nhưng, dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng có một sự vượt trội nào đó đối với các giống chim hót rừng khác, nên mới được người đời chú ý và ngợi khen.

Theo sự đánh giá của chúng tôi và cũng của nhiều nghệ nhân khác thì, giọng hót của chim Họa Mi ngoài âm tiết lảnh lót và thanh trong ra, còn toát ra được tính tự tin cao. Nhờ đó mà giọng hót của Họa Mi có sức truyền cảm mạnh gây được sự chú ý cao độ ở người nghe và có tác dụng dọa nạt hữu hiệu đốì với chim đồng loại.

Trong một căn phòng, ít khi ta được thưởng thức giọng hai con Họa Mi cùng song hót, vì thường con căng lửa nhiều hót “đè” con căng lửa ít. Con chim khi đã bị đè thì suốt ngày cứ im thin thít, nêu có gắng hót cũng chỉ cất lên một vài tiếng rời rạc nào đó rồi thôi!

Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thế hót suốt nơày cơ hổ không biết mỏi mệt.

Họa Mi hót rất có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lắp nên nghe rất sướng tai. Tuy nhiên, không phải con chim Họa Mi nào cùng có giọng hót hay cả. Giống này cũng có con hay con dỡ, con giọng nhỏ con giọng to... Hót hay hoặc dở là tính bẩm sinh đã có từ lúc nhỏ, cũng như con người khi sinh ra cũng có người khôn kẻ dại vậy. Nhưng, nêu chủ nuôi biết cách tập luyện cho chim thường xuyên học tập được giọng hót của các chim bậc thầy hoặc cho nghe báng cassette (thâu giọng hót của chim Họa Mi) hay đi dượt chim thường xuyên tại các tụ điểm chơi chim... thì có thể giúp chim hót dở trở thành chim hót hay được. Vấn đề đòi hỏi là phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian.

Riêng giọng to hay nhỏ cũng do đặc tính bẩm sinh của mỗi con, khó lòng sửa đổi được. Thế nhưng, điều này không gây một trở ngại nào cho thú chơi chim Họa Mi của người đời. Vì thực tế cho thấy có nhiều nghệ nhân chỉ thích nuôi chim Họa Mi có giọng hót nhỏ, cho rằng hót vừa đủ nghe như vậy chất giọng của chim mới trong trẻo và thanh tao hơn.

Người ta chỉ có thể thay đổi giọng khàn thành giọng thanh, bằng cách hạn chế thức ăn có nhiều chất dầu, hoặc quá “nóng”, và cho chim uống nước chanh đường thay nước lã trong một thời gian...

Con chim hót hay được đánh giá là con chim khôn. Vì khôn nên nó mới tiếp thu nhanh những âm thanh khác lạ và hay ho xảy ra chung quanh nó. Nhờ đó mà giọng hót của nó mới khởi sắc hơn, bài bản hơn. Chẳng hạn trong những buổi dượt chim tại các tụ điểm chơi chim, chim được nghe giọng hót của nhau. Con Họa Mi khôn, do nhạy cảm và sáng ý để chớp lấy cơ hội tốt này mà học hỏi ngay những làn điệu mới của chim khác, để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót vốn nghèo nàn của mình được hay hơn.

Còn con chim dở vốn là con chim tối. dạ, do đó tiếp thu chậm, nên nó hót rất ít giọng.

Với chim tôi dạ thì cần phải nuôi mái Mi thúc để cho nó siêng hót hơn. Và từ đó, nó mới tự biến đổi giọng hót để càng ngày càng được khơi sắc hơn.

Giọng hót cùa chim, như quí vị đã biết, ngoài mục đích dùng làm lợi khí sắc bén dọa nạt kẻ thù, còn để ve vãn chim mái. Khi nghe tiếng chim Họa Mi mái xùy, chắc chắn Họa Mi trống sẽ lấy hết sức bình sinh ra trổ tài để thuyết phục “người đẹp” để ý đến mình. Lời tỏ tình đó hy vọng không phải là những lời tầm thường cục mịch hàng ngày, mà phải pha chút lãng mạn bay bướm... Cũng như người ta vậy, dù có quê mùa dốt nát đến đâu mà khi đứng gần người yêu, ai cũng phải cố gắng “nặn” ra một số câu nói văn hóa nào đó để mong làm vừa lòng người đẹp. Chim chóc, muông thú ngoài đời cũng vậy mà thôi...

Có lẽ cùng xin được nhắc nhở điều mà quí vị cũng thừa biết đến, là trong mùa động dục, các loài chim thú khi giống đực giống cái gần nhau, chúng đều biết tỏ những cử chỉ cũng như tiếng kêu rên khác lạ mà bình thường chứng ta không hề thấy được. Chẳng hạn chúng biết nhảy múa bên nhau, trửng giỡn với nhau hàng giờ liền. Và thay vì kêu hay hót thì chúng kèu rên khe khẽ... Chẳng lẽ con chim Họa Mi trỏng đứng gần con chim Họa Mi mái lại không biết “sửa giọng” quê kệch của nó sao?

Nuôi chim Họa Mi còn có cái thú nữa là buôi trua được nằm nghe chim “đi chuyện”. Đây không phải là hót mà là “đi chuyện” hay “kể chuyện”. Giọng chim chỉ phát ra nho nhỏ trong cổ họng một cách đều đều và trầm buồn. Cái lối “đi chuyện” của Họa Mi cũng giống như cách kể chuyện đời xưa của ông bà kể cho các cháu nghe, để giúp các cháu lịm vào giấc ngủ một cách êm đềm...

Cái chất giọng giữa cách đi chuvện và hót lớn của Họa Mi gần như không giống nhau. Hót thì có bài bản hẳn hoi, còn đi chuyện thì như một bản nhạc hòa tấu với nhiều hợp âm, có lúc trầm buồn, có lúc sôi nổi. Trong đó ta dễ đàng nhận ra đirợc tiếng chuông reo, thác đổ, mưa tuôn... Càng lắng tai nghe càng cảm thấy thích thú vì khám phá ra được nhiều âm thanh lạ.

Nhiều nghệ nhân ghiền lối đi chuyện này của Họa Mi, đến nỗi buổi trưa nào không được nghe thì không tài nào chợp mắt được. Chim dù bình thường hót lớn hay nhỏ giọng, nhưng khi đi chuyện vẫn cứ đều đều một giọng rĩ rả nho nhỏ vừa đủ nghe, kéo dài một vài giờ liên tục. Và, hình như chính nó cũng đang ngái ngủ vì cái giọng “kể lể” trầm buồn của nó...

Khi nghe chim Họa Mi đi chuyện vào lúc giữa trưa, mới biết giọng nó quá phong phú và đa dạng, nhiều nghệ nhân lấy làm tiếc là nếu chim phát huy được những giọng ri rả êm đềm này thành giọng hót lớn thì còn thú vị biết chừng nào!

Dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng đã được nhiều người đánh giá là giọng hót tuyệt vời, ai đã được nghe một lần thì không tài nào quên nổi!

Cách thi hót chim Họa Mi

Họa Mi là con chim văn võ song toàn: vừa hót hay lại đấu đá giỏi. Chính vì tài năng “siêu quần hạt chúng” đó nên từ trước đến nay, giống chim này được nhiều người ưa thích, chọn nuôi.

Trong những phần trước, chúng tôi đã có dịp trình bày về tài hót và đá của Họa Mi, bây giờ xin trình bày tiếp thể thức thi hót chim Họa Mi.

Cuộc thi hót thường có ba vị Giám Khảo, có nhiệm vu điều hành cuộc tranh tài của các chim thí sinh, như chấm điểm rồi bình chọn những chim hót xuất sắc mà sắp hạng, phát thưởng.

Công việc cửa Giám Kháo tuy không nặng nề, nhưng trong suốt thời gian chấm thi đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, vì phải cân phân sự hay dở của từng con chim một, để chấm điểm một cách công bằng, có đặt mình vào vị trí của các Giám Khảo ta mới thấy được công việc của họ khó khăn đến nhường nào, khi phải cố căng mắt ra, cố nhỏng tai lên để nhìn từng điệu bộ của môi con chim đang hót, từng giọng luyến láy của từng con chim đang thi đấu hơn kém ra sao. Trước mắt họ đâu phải chí năm ba con thi đấu, có khi đến vài ba ra ươi con, treo kín suốt mây cây sào dài.

Mỗi chim cảnh dự thi đều được Ban Tổ Chức cuộc thi cấp cho một số thứ tự. Số này được viết lên một mảnh giấy trắng và dán ở cửa lồng.

Chim thi hót được treo lên trên những cây sào dài bắc ngang phía trước bàn Giám khảo. Và chung quanh đó là sự tham dự của đông đảo chủ chim và các khán giả khác.

Số chim thi đấu nếu quá nhiều sẽ được chia ra nhiều đợt thi, mỗi đợt chừng 15 phút (có nơi 30 phút).

Tuy số chim dự thi trong mỗi đợt khá nhiều, nhưng vào cuộc thi độ một hai phút mà những chim nào xù đầu không hót (do non lửa) sẽ bị Ban Giám Khảo loại ngay. Những chim này được chính chủ chim mang ra ngoài. Những con mở miệng hót từ phút đầu được để lại dự thi tiếp cho đến khi mãn cuộc thi.

Giám Khảo phải căn cứ vào ba điểm chuẩn sau đây của mỗi con chim (mang số nào) mà chấm điểm.

  • Giọng hót: Siêng hót, hót nhiều giọng, thường luyến láy những âm trầm bổng...
  • Điệu bộ: Chim vừa hói vừa ra điệu bộ múa: rung cánh, xòe đuôi, lắc mình...
  • Tướng chim đẹp, lông mượi mà...

Muốn được nhiều điểm, chim phải không những hội đủ ba điểm chuẩn trên đây mà còn vượt trội hơn những con khác.

Cách chấm của Giám khảo là mỗi điểm chuẩn như vậy có số điểm tối đa là 10 điểm. Như:

  • Điểm hót: tối đa là 10 điểm.
  • Điểm điệu bộ: tối đa là 10 điểm.
  • Điểm hình dáng: tối đa là 10 điểm.

Cộng ba số điểm trên lại để lấy điểm trung bình cho mỗi con chim. Và cuối cùng con nào có số điểm trung bình cao nhất sẽ trúng giải nhất, con ít điểm hơn đứng hạng nhì, và con ít điểm hơn con thứ hai sẽ đứng hạng ba. Đó là ba con chim đặc sắc nhấl của cuộc thi.

Cuộc thi coi như chấm dứt sau khi ba chim chiếm giải được công bố và lãnh giải của Ban Tổ Chức.

Cửa hàng mua bán chim Họa Mi hót giá rẻ ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Giọng hót tuyệt vời của chim Họa Mi

Có nhiều người cả đời chưa một lần được nghe chim Họa Mi hót, thế nhưng họ vẫn tin rằng chỉ có Hỏa Mi là giống chim có giọng hót vượt trội hon tất cả các chim cảnh khác trong rừng mà thôi!

Và, điều mà ai cũng biết, Yến hót là giống chim hót nổi tiếng, được đánh giá là cao cấp nhất, suốt mấy trăm năm naỵ được các nhà điểu học tài ba trên thế giới hết lời tán tụng là có giọng hót du dưong nhất, tuyệt vời nhất. Thế mà tại vương quốc Bỉ khi lại tạo được giống Yến Malinois, có giọng hót đặc sắc nhất, người ta lại không ngần ngại đặt cho nó cái tên là “Rossignol de Paris”! (chữ Rossignol tiếng Pháp có nghĩa là chim Họa Mi).

Cả trong đời thường, xưa nay ca sĩ nào có giọng hót lảnh lót nhất, truyền cảm nhất, người ta thường “thưởng” cho danh hiệu là: “Con chim Họa Mi của Đoàn hát... hay Nhà hát...”.

Tiếng hót của Họa Mi hay đến độ nào mà có thể vượt cả không gian và thời gian như vậy?

Câu hỏi này, thú thật, rất khó trả lời một cách thỏa đáng vì mỗi giống chim đều có một giọng hót hay riêng. Hơn nữa, còn tùy vào sự cảm nhận, tùy vào trình độ thưởng thức của mỗi người mà đánh giá giọng giống chim này hay, giống chim khác dở... ra sao nừa! Nhưng, dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng có một sự vượt trội nào đó đối với các giống chim hót rừng khác, nên mới được người đời chú ý và ngợi khen.

Theo sự đánh giá của chúng tôi và cũng của nhiều nghệ nhân khác thì, giọng hót của chim Họa Mi ngoài âm tiết lảnh lót và thanh trong ra, còn toát ra được tính tự tin cao. Nhờ đó mà giọng hót của Họa Mi có sức truyền cảm mạnh gây được sự chú ý cao độ ở người nghe và có tác dụng dọa nạt hữu hiệu đốì với chim đồng loại.

Trong một căn phòng, ít khi ta được thưởng thức giọng hai con Họa Mi cùng song hót, vì thường con căng lửa nhiều hót “đè” con căng lửa ít. Con chim khi đã bị đè thì suốt ngày cứ im thin thít, nêu có gắng hót cũng chỉ cất lên một vài tiếng rời rạc nào đó rồi thôi!

Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thế hót suốt nơày cơ hổ không biết mỏi mệt.

Họa Mi hót rất có bài bản, âm thanh réo rắt, ít có sự trùng lắp nên nghe rất sướng tai. Tuy nhiên, không phải con chim Họa Mi nào cùng có giọng hót hay cả. Giống này cũng có con hay con dỡ, con giọng nhỏ con giọng to... Hót hay hoặc dở là tính bẩm sinh đã có từ lúc nhỏ, cũng như con người khi sinh ra cũng có người khôn kẻ dại vậy. Nhưng, nêu chủ nuôi biết cách tập luyện cho chim thường xuyên học tập được giọng hót của các chim bậc thầy hoặc cho nghe báng cassette (thâu giọng hót của chim Họa Mi) hay đi dượt chim thường xuyên tại các tụ điểm chơi chim... thì có thể giúp chim hót dở trở thành chim hót hay được. Vấn đề đòi hỏi là phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian.

Riêng giọng to hay nhỏ cũng do đặc tính bẩm sinh của mỗi con, khó lòng sửa đổi được. Thế nhưng, điều này không gây một trở ngại nào cho thú chơi chim Họa Mi của người đời. Vì thực tế cho thấy có nhiều nghệ nhân chỉ thích nuôi chim Họa Mi có giọng hót nhỏ, cho rằng hót vừa đủ nghe như vậy chất giọng của chim mới trong trẻo và thanh tao hơn.

Người ta chỉ có thể thay đổi giọng khàn thành giọng thanh, bằng cách hạn chế thức ăn có nhiều chất dầu, hoặc quá “nóng”, và cho chim uống nước chanh đường thay nước lã trong một thời gian...

Con chim hót hay được đánh giá là con chim khôn. Vì khôn nên nó mới tiếp thu nhanh những âm thanh khác lạ và hay ho xảy ra chung quanh nó. Nhờ đó mà giọng hót của nó mới khởi sắc hơn, bài bản hơn. Chẳng hạn trong những buổi dượt chim tại các tụ điểm chơi chim, chim được nghe giọng hót của nhau. Con Họa Mi khôn, do nhạy cảm và sáng ý để chớp lấy cơ hội tốt này mà học hỏi ngay những làn điệu mới của chim khác, để tạo thêm vốn liếng cho giọng hót vốn nghèo nàn của mình được hay hơn.

Còn con chim dở vốn là con chim tối. dạ, do đó tiếp thu chậm, nên nó hót rất ít giọng.

Với chim tôi dạ thì cần phải nuôi mái Mi thúc để cho nó siêng hót hơn. Và từ đó, nó mới tự biến đổi giọng hót để càng ngày càng được khơi sắc hơn.

Giọng hót cùa chim, như quí vị đã biết, ngoài mục đích dùng làm lợi khí sắc bén dọa nạt kẻ thù, còn để ve vãn chim mái. Khi nghe tiếng chim Họa Mi mái xùy, chắc chắn Họa Mi trống sẽ lấy hết sức bình sinh ra trổ tài để thuyết phục “người đẹp” để ý đến mình. Lời tỏ tình đó hy vọng không phải là những lời tầm thường cục mịch hàng ngày, mà phải pha chút lãng mạn bay bướm... Cũng như người ta vậy, dù có quê mùa dốt nát đến đâu mà khi đứng gần người yêu, ai cũng phải cố gắng “nặn” ra một số câu nói văn hóa nào đó để mong làm vừa lòng người đẹp. Chim chóc, muông thú ngoài đời cũng vậy mà thôi...

Có lẽ cùng xin được nhắc nhở điều mà quí vị cũng thừa biết đến, là trong mùa động dục, các loài chim thú khi giống đực giống cái gần nhau, chúng đều biết tỏ những cử chỉ cũng như tiếng kêu rên khác lạ mà bình thường chứng ta không hề thấy được. Chẳng hạn chúng biết nhảy múa bên nhau, trửng giỡn với nhau hàng giờ liền. Và thay vì kêu hay hót thì chúng kèu rên khe khẽ... Chẳng lẽ con chim Họa Mi trỏng đứng gần con chim Họa Mi mái lại không biết “sửa giọng” quê kệch của nó sao?

Nuôi chim Họa Mi còn có cái thú nữa là buôi trua được nằm nghe chim “đi chuyện”. Đây không phải là hót mà là “đi chuyện” hay “kể chuyện”. Giọng chim chỉ phát ra nho nhỏ trong cổ họng một cách đều đều và trầm buồn. Cái lối “đi chuyện” của Họa Mi cũng giống như cách kể chuyện đời xưa của ông bà kể cho các cháu nghe, để giúp các cháu lịm vào giấc ngủ một cách êm đềm...

Cái chất giọng giữa cách đi chuvện và hót lớn của Họa Mi gần như không giống nhau. Hót thì có bài bản hẳn hoi, còn đi chuyện thì như một bản nhạc hòa tấu với nhiều hợp âm, có lúc trầm buồn, có lúc sôi nổi. Trong đó ta dễ đàng nhận ra đirợc tiếng chuông reo, thác đổ, mưa tuôn... Càng lắng tai nghe càng cảm thấy thích thú vì khám phá ra được nhiều âm thanh lạ.

Nhiều nghệ nhân ghiền lối đi chuyện này của Họa Mi, đến nỗi buổi trưa nào không được nghe thì không tài nào chợp mắt được. Chim dù bình thường hót lớn hay nhỏ giọng, nhưng khi đi chuyện vẫn cứ đều đều một giọng rĩ rả nho nhỏ vừa đủ nghe, kéo dài một vài giờ liên tục. Và, hình như chính nó cũng đang ngái ngủ vì cái giọng “kể lể” trầm buồn của nó...

Khi nghe chim Họa Mi đi chuyện vào lúc giữa trưa, mới biết giọng nó quá phong phú và đa dạng, nhiều nghệ nhân lấy làm tiếc là nếu chim phát huy được những giọng ri rả êm đềm này thành giọng hót lớn thì còn thú vị biết chừng nào!

Dù sao thì giọng hót của Họa Mi cũng đã được nhiều người đánh giá là giọng hót tuyệt vời, ai đã được nghe một lần thì không tài nào quên nổi!

Cách thi hót chim Họa Mi

Họa Mi là con chim văn võ song toàn: vừa hót hay lại đấu đá giỏi. Chính vì tài năng “siêu quần hạt chúng” đó nên từ trước đến nay, giống chim này được nhiều người ưa thích, chọn nuôi.

Trong những phần trước, chúng tôi đã có dịp trình bày về tài hót và đá của Họa Mi, bây giờ xin trình bày tiếp thể thức thi hót chim Họa Mi.

Cuộc thi hót thường có ba vị Giám Khảo, có nhiệm vu điều hành cuộc tranh tài của các chim thí sinh, như chấm điểm rồi bình chọn những chim hót xuất sắc mà sắp hạng, phát thưởng.

Công việc cửa Giám Kháo tuy không nặng nề, nhưng trong suốt thời gian chấm thi đầu óc lúc nào cũng căng thẳng, vì phải cân phân sự hay dở của từng con chim một, để chấm điểm một cách công bằng, có đặt mình vào vị trí của các Giám Khảo ta mới thấy được công việc của họ khó khăn đến nhường nào, khi phải cố căng mắt ra, cố nhỏng tai lên để nhìn từng điệu bộ của môi con chim đang hót, từng giọng luyến láy của từng con chim đang thi đấu hơn kém ra sao. Trước mắt họ đâu phải chí năm ba con thi đấu, có khi đến vài ba ra ươi con, treo kín suốt mây cây sào dài.

Mỗi chim cảnh dự thi đều được Ban Tổ Chức cuộc thi cấp cho một số thứ tự. Số này được viết lên một mảnh giấy trắng và dán ở cửa lồng.

Chim thi hót được treo lên trên những cây sào dài bắc ngang phía trước bàn Giám khảo. Và chung quanh đó là sự tham dự của đông đảo chủ chim và các khán giả khác.

Số chim thi đấu nếu quá nhiều sẽ được chia ra nhiều đợt thi, mỗi đợt chừng 15 phút (có nơi 30 phút).

Tuy số chim dự thi trong mỗi đợt khá nhiều, nhưng vào cuộc thi độ một hai phút mà những chim nào xù đầu không hót (do non lửa) sẽ bị Ban Giám Khảo loại ngay. Những chim này được chính chủ chim mang ra ngoài. Những con mở miệng hót từ phút đầu được để lại dự thi tiếp cho đến khi mãn cuộc thi.

Giám Khảo phải căn cứ vào ba điểm chuẩn sau đây của mỗi con chim (mang số nào) mà chấm điểm.

  • Giọng hót: Siêng hót, hót nhiều giọng, thường luyến láy những âm trầm bổng...
  • Điệu bộ: Chim vừa hói vừa ra điệu bộ múa: rung cánh, xòe đuôi, lắc mình...
  • Tướng chim đẹp, lông mượi mà...

Muốn được nhiều điểm, chim phải không những hội đủ ba điểm chuẩn trên đây mà còn vượt trội hơn những con khác.

Cách chấm của Giám khảo là mỗi điểm chuẩn như vậy có số điểm tối đa là 10 điểm. Như:

  • Điểm hót: tối đa là 10 điểm.
  • Điểm điệu bộ: tối đa là 10 điểm.
  • Điểm hình dáng: tối đa là 10 điểm.

Cộng ba số điểm trên lại để lấy điểm trung bình cho mỗi con chim. Và cuối cùng con nào có số điểm trung bình cao nhất sẽ trúng giải nhất, con ít điểm hơn đứng hạng nhì, và con ít điểm hơn con thứ hai sẽ đứng hạng ba. Đó là ba con chim đặc sắc nhấl của cuộc thi.

Cuộc thi coi như chấm dứt sau khi ba chim chiếm giải được công bố và lãnh giải của Ban Tổ Chức.

Người đời xem loài Cọp là chúa sơn lâm; xem chim Phượng Hoàng là vua của loài chim, và đánh giá tiếng hót chim Họa Mi xứng đáng là giọng hót bậc thầy của các loài chim rừng.

Người Trung Quốc, cũng như các nước khác trên thế giới trong đó có dân Việt mình, ai cũng thích Họa Mi hót. Ca sĩ nào có giọng hát hay cũng được khen là “Con Họa Mi của ban nhạc…”.

Tiếng hót của Họa Mi đã đem lại cho người nghe một sự thích thú, ngay người khó tính cũng không thể chê vào đâu được.

Xuất xứ

Chim Họa Mi là loại chim rừng, sống rất nhiều ở Trung Quốc. Ở nước ta, chim này sống nhiều nhất ở Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Móng Cái… Chim thích sống ở các nơi rừng rậm núi cao, có khí hậu mát, lạnh.

Cách chọn chim họa mi nuôi thi đá

Hình dáng

Chim Họa Mi lớn gần bằng con chim Cu ngói, mang trên mình bộ lông màu nâu sẫm, lông ngực và bụng màu vàng hung, mắt có viền trắng bao quanh và viển kéo dài ra phía sau thành một vệt dài độ phân rưỡi. Bề dài thân chim từ mỏ đến chót đuổi độ hai mươi phân. Mỏ và chân có màu nâu lợt.

Nhìn bề ngoài thì con chim Họa Mi không có nét gì hấp dẫn cả. Đến nỗi nhiều người vốn tai được nghe, hay được người khác khen nhiều về tiếng hót độc đáo của Họa Mi, nay nhìn thấy lần đầu, họ không tin chim Họa Mi lại xấu đến thế.

Người đời vốn nghĩ rằng chim hót hay tết chim phải có bộ mã rất đẹp. Với giọng hót lảnh lót ngân vang của Họa Mi, đáng lẽ nó phải được khoác lên mình một bộ lông sặc sỡ, ít ra cũng như Công, như Trĩ mới tương xứng được.

Chim Họa Mi mái thân mình nhỏ hơn chim trống, sắc lông hung nâu, viền trắng ở mắt nhỏ hơn, và vệt trắng đuôi mắt ngắn hơn. Chim mái không hót như chim trống, mà chỉ kêu “sè..sè..” (Tiếng nhà nghề gọi là chim xùy).

Cách nuôi chim họa mi bổiCách nuôi chim họa mi bổi

Họa Mi là chim rừng, nên khi bắt về rất nhát. Chim bổi đem về, ta nhốt ngay vào lồng, sau khi đã sẵn sàng để thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim. Bên ngoài phải phủ áo lồng kín mít, và treo nơi yên tĩnh vắng người qua lại một thời gian khá lâu.

Nếu việc nuôi chim bổi đúng phương pháp thì độ nửa năm, chim đã dạn người. Ngược lại, nếu không cẩn thận trong những tháng đầu, thì sự nhút nhát của chim sẽ kéo dài có khi cả năm, lại bể đầu, xệ cánh rất khó coi nữa.

Với những nghệ nhân người miền Nam thì nuôi chim Họa Mi bổi đỡ vất vả hơn. Vì rằng, chim bắt được từ núi rừng miền Bắc về, người ta rộng lại đổi khi cả tuần để có số nhiều mới mang vào. Cộng vào đó, di chuyển tàu hỏa cũng hết mấy ngày, nên con chim vào đến trong Nam đều đã biết “ăn mồi”, nuôi không sợ chết nữa. Con nào quá nhát, không “ăn mồi” thì đã chết hết ở dọc đường rồi.

Nuôi được chừng một tuần, thấy chim bớt nhát, người nuôi có thể hé áo lồng ra từ từ, và treo lồng chim gần chỗ có bóng người qua lại để chim quen dần với người.

Chim bổi vẫn cho tắm như thường, có điều những ngày đầu cho chim tắm, ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.

Muốn tập chim Họa Mi (bổi) trống mau dạn, ta nên nuôi một con chim mái, để khi nghe tiếng “xùy” của mái, chim trống hăng lên và dạn dĩ dần. Có thể nhờ đó mà chim trống bối mở miệng hót sớm hơn.

Xin lưu ý là lồng chim mái nên treo xa lồng chim trông, khuất mặt nhau càng tót. Một con chim mái, đủ sức giúp hai ba chim trống “tăng lửa”.

Thức ăn

Trong số các loài chim cảnh, Họa Mi và Khướu ăn thức ăn giản dị nhất. Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là đủ.

Cách chế biến gạo trứng như sau:

Lấy một lon sữa bò tấm (tức là 250gr) bắc lên chảo rang vàng. Xin lưu ý là rang hơi vàng, đừng để vàng khét. Xong, bắc chảo xuống, đập vào gạo rang ấy độ bốn lòng đỏ trứng gà (hay vịt) rồi trộn cho đều để trứng quyện vào tấm, sau đó đem phơi nắng độ vài giờ cho khô. Nếu gặp lúc trời không nắng thì có thể bắc chảo lên bếp sây với lửa riu riu cho đến khi các hột tấm rời ra là được.

Họa Mi tuy lớn con, nhưng ăn uống không tốn bao nhiêu. Mỗi ngày nó chỉ ăn một muỗng cà phê nhỏ. Muốn cho chim sung, phải cho ăn cào cào, mỗi ngày độ vài ba chục con.

Lồng chim và cách chăm sóc

Lồng nhốt Họa Mi khoảng 60 nan là vừa, đường kính đáy lồng khoảng 40 phân. Có thể dùng nhỏ hơn cũng được. Ta có thể dùng lồng mây hay tre.

Đây là giống chim lớn, uống nhiều nước, do đó, ta nên coi chừng cóng nước, hễ thấy cạn là châm ngay.

Mỗi lần cho chim tắm là mỗi lần ta vệ sinh lồng cho nó. Phải kỳ cọ cóng nước cho sạch. Phải thay bố lồng, và dùng cọ quét sạch những rác rến ở đáy lồng cho kỹ.

Tóm lại, nuôi chim Họa Mi không tốn công phu nhiều, và đồ ăn thức uống cũng giản dị, rẻ tiền.

Cách nuôi Họa Mi để đá

Bản tính của chim Họa Mi rất hung hăng, háu đá. Chính vì cái tính hung hăng này, người ta mới dễ bẫy nó, và dùng nó để đấu đá với Họa Mi khác.

Nuôi chim Họa Mi đá rất công phu, không dễ dàng như nuôi chim để hót.

Trước hết, người ta phải chọn giống chim :

  • Theo kinh nghiệm của giới nuôi Họa Mi đá thì phải chọn chim ở vùng Lạng Sơn, Móng Cái mới là loại chim dữ. Cũng như nuôi gà nòi, người ta phải chọn được gà Cao Lãnh vậy.
  • Bắt chim về rồi phải chọn những con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp, móng đầy đủ và sắc nhọn, mắt lanh và mỏ cứng.
  • Xong,  người  ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào “lồng thể lực”, tức là loại lồng lớn, chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng 60 phân, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám (nếu không thì lấy giấy nhám dán vào) để chim khi đậu mài móng cho thêm sắc bén.
  • Với Họa Mi dùng để đá, người tá phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót. Chim bớt hót mái sung. Ngoài ra, người nuôi chim còn cho chim ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bí quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai. Có kẻ dùng thịt ó cho chim ăn, có người cho ăn dái gà trống tơ…
  • Đây là chuyện bàn thêm để quý vị xem chơi, chứ chúng tôi không ngầm khuyến khích.
  • Mục đích của chúng ta là nuôi chim để hót, chứ không phải nuôi chim để đá. Một con chim khi đã đá xong, dù thắng hay bại, thân hình cũng xơ xơ xác xác, tĩnh dưỡng lại cũng mất một thời gian dài. Ở người nuôi chim hót, chắc chắn không bao giờ để phí phạm thời gian và công sức của mình đến như vậy.
  • Họa Mi khi thay lông xong – tức đủ lửa – sẽ hót suốt ngày. Tiếng hót lảnh lót vang xa như thách thức những ai dám ngang nhiên vào xâm lăng giáng sơn cẩm tú của nó.
  • Hai con chim “đồng sức ngang tài” để gần nhau, chúng sẽ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.

Xin lưu ý: Họa Mi thích hợp với những nơi có khí hậu mát, lạnh, vì vậy ta không nên tắm nắng quá lâu, chim dễ bị “hốc”, suy yếu. Cũng không nên để ở chỗ có gió lùa, chim dễ bị chết thình lình. Tốt hơn hết, tối ngủ phải trùm áo lồng kín đáo cho chim.

CHỌN HỌA MI NUÔI ĐÁ

Chim Họa Mi nuôi đá khác với con Họa Mi nuôi hót. Khác ở chỗ chim đá phải có dáng vóc vừa to lớn, vừa nhanh nhẹn, mọi cử động đều toát ra được sự mạnh mẽ lanh lợi của một chú chim “võ sĩ” dám đương đầu thách đấu với những chim khác. Trong khi đó thì chim nuôi hót, người ta không chú ý đến dáng vóc, mà chỉ chú trọng đến giọng hót hay hay không mà thôi.

Chọn một con Họa Mi để nuôi đá không phải là việc dễ dàng, đôi khi vài mươi con mới chọn được một, và những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề mới tinh mắt biết được đâu là con chim có nhiều ưu điểm đấu đá để chọn nuôi.

Chọn đầu:

Chim Họa Mi nuôi đá phải có dạng đầu xà (đầu rắn), tức là đĩnh đầu không gồ lên mà băng phẳng. Loại đầu nầy cũng như đầu chim ó, vừa lanh lẹ lại vừa né đòn nhanh.

Chọn mắt:

Mắt chim phải méo hình hột dưa, có màu xanh mới tốt. Loại mắt này vừa nhanh, vừa lì đòn.

Chọn mỏ:

Mỏ chim Họa Mi nuôi đá phải to, đài và dày, không cong. Loại mỏ này cắn mạnh, mổ đau. Nên nhớ là khi đấu đá, mỏ chim Họa Mi rất lợi hại, có thể làm long gối, đơ chân và bể đầu địch thủ.

Chọn thân mình:

Họa Mi đá phải có vóc dáng to, dài đòn, khỏe mạnh. Chim nhỏ thó ra trận khó lòng thắng ai.

Chọn chân: Đôi chân Họa Mi đá phải to, màu trắng hoặc vàng mới tốt. Bàn chân chim cũng phải to, ngón và móng không thương tật và vững mạnh. Móng không đóng lệch, đủ độ cong và sắc bén để khóa chặt địch thủ, không cho vuột mất. Xin lưu ý là bộ chân chim đóng vai trò rất quan trọng trong việc đấu đá, vì đó là “bộ khóa” lợi hại để áp đảo tinh thần và làm suy yếu sức lực của địch thủ.

Chọn lông:

Chim thay lông hoàn tất xong mới cho ra đá, nghĩa là lông đã già dặn, chứ không còn non như thời còn đang thay lông. Nên chọn chim có bộ lông mỏng, vì đó là chim có nội lực thâm hậu, dai sức, dễ thắng.

Chọn đuôi:

Đuôi chim Họa Mi đá phải chọn dài và dày. Những đuôi còi coc, thưa thớt sẽ đem đến sự thất lợi cho chim, vì không có điểm tựa vững vàng cho chim đứng vững, và lách lái cũng khó khăn. Bình thường thì đuôi chim không chạm xuống đất mà chim vẫn đứng vững, nhưng khi đá mệt mỏi, nếu không có đuôi chông đỡ thì chim dễ bị ngã về sau, tạo sơ hở cho địch tân công. Vì thế đá của Hoa Mi rất hốc hiểm, còn độc địa hơn thế đá của gà nòi:

  • Như thế lấy móng lấy gối: Khóa chặt bộ chân địch thủ không cho xoay trở, rồi mổ liên tục vào gốỉ, vào móng làm địch thủ phải tê dại đôi chân, gối và móng bị thương nặng đứng vững không được nên phải chạy dài.
  • Như thế khóa cổ, bấu đầu: Là nhanh nhẹn đưa chân khóa chặt cần cổ của địch khiến địch chỉ còn trân mình chịu mổ vào đầu, vào mắt… Nhiều con còn bấu vào đầu địch thủ, khiến địch thủ tối tăm mặt mũi, và chỉ chống đỡ cầm chừng.

Những thế hiểm đó chỉ có những Họa Mi dữ dằn mới có. Vì vậy đã nuôi Họa Mi đá, ai cũng cố chọn cho mình những con dữ dằn nhất mà nuôi.

Website: https://chomeocanh.com/

Facebook: https://www.facebook.com/Chomeocanh.comPetshop

Youtube: https://www.youtube.com/c/Chomeocanh.comPetshop/

Instagram: https://www.instagram.com/Chomeocanh.competshop/

  • 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
  • Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Tiệm cà phê thú cưng MeowGo Coffee Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Chomeocanh.com Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

 

Hình ảnh cửa hàng, nông trại

Địa chỉ liên hệ:
  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.
  • Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Chomeocanh.com quận 10
Chó Phốc sóc tại Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Quyền lợi khách hàng mua mèo Anh lông ngắn tại Chomeocanh.com Petfarm
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chế độ bảo hành khi mua Phốc sóc từ Chomeocanh.com
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Chomeocanh.com Petfarm Đà Lạt
Cửa hàng bán chó Border Collie tại Chomeocanh.com quận 1, Tp Hcm.

Block "88770" not found

HÃY GỬI EMAIL CHO CHÚNG TÔI
NẾU BẠN CẦN THÊM THÔNG TIN CHI TIẾT

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *