Chim Khướu – Thông tin, đặc điểm cách nuôi, giá bán, nơi mua

Chim Khướu là 1 giống chim cảnh hót hay và hay hót. Không giống như loài chim cu gáy vốn nhút nhát, sợ người lạ thì chim Khướu ngược lại, loài này rất dạn người. Không phải ngẫu nhiên người ta đặt biệt danh cho loài này là “Khướu bách thanh” hay còn được hiểu là những chú chim hót được các thứ tiếng.

Từ khi xu hướng chơi chim cảnh tràn vào Việt Nam, những chú Chim Khướu đã được biết tới như những ngôi sao. Nhờ tiếng hót trời phú và khả năng nhái giọng cực siêu nên những chú chim này rất được ưa chuộng. Chính vì vậy ngày càng nhiều người chơi chim muốn tìm mua cho mình một em chim khướu làm cảnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ lưỡng về loài chim này trước khi ra quyết định đón các bạn ấy về nhé.

Giới thiệu về chim Khướu

Chim Khướu
Chim Khướu

Chim khướu hay còn được gọi tắt là khiếu là một giống chim thuộc họ chim Sẻ. Ở nước ngoài các bạn ấy có một cái tên rất tây là Timaliidae. chim khieu là một giống chim khá đặc biệt vì các bạn ấy rất đa dạng về chủng loại. Tùy thuộc vào khu vực sinh sống mà con khướu hình thành những đặc điểm riêng biệt để thích nghi. Tuy vậy đa số các bạn chim khướu thường khá bé nhỏ. Và nơi có tần suất bắt gặp các bạn chim này nhiều nhất có lẽ là các khu rừng thuộc khu vực Đông Nam Á.

Loài chim này rất nhanh nhẹn, tăng động, nó có thể di chuyển thành thạo trên cành cây và mặt đất. Yếu tố tạo nên đặc điểm này là do môi trường sống của loài chim này, chúng  thường sống thành đàn nhỏ, ẩn dật dưới tán rừng, tầng cây bụi, các khe suối hoặc nơi nào có nước chảy.

Chim phân bố chủ yếu là các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình,Lâm Đồng và Nam Trung Bộ. Hiện tại cũng chưa biết được nguồn gốc của loài chim này bắt nguồn từ đâu. 

Nguồn gốc của chim khiếu

Hiện nay chưa có bất kỳ nguồn thông tin chính xác nào nói về nguồn gốc xuất xứ của loài chim Khướu. Nhưng theo các nhà khoa học thì chắc chắn các bạn Chim Khướu đã đến Việt Nam khá sớm. Khoảng hơn 100 năm trở lại đây. Các bạn ấy có mặt tại tất cả những khu vực vắng vẻ và ít người như rừng nguyên sinh trên mọi miền tổ quốc.

Hình dáng

Chim Khướu còn được gọi là Bồ Chao Bạc Má, có kích thước tầm từ 20 -24 cm >>> Đa dạng về kích thước và màu sắc. Chim có đặc điểm dễ dàng nhận dạng: dáng thanh mảnh, đầu nhỏ và dài, mình hơi dài, mỏ thon dài, đuôi dài, to bản. Bộ lông của chim mềm, mượt, xốp và dày, màu xỉn, chân thon, cao, cánh tròn, yếm đen lan dài xuống dưới ngực.

Chim Khướu có thân mình lớn bằng con chim Nhồng (lớn gấp rưỡi Họa Mi), có đuôi dài. Từ mỏ đến chót đuôi, dài khoảng 25 phân. Tuy nhiên, có con lớn con, có con thân mình vừa phải nhích hơn chim Sáo. Khướu Mun lớn con hơn Khướu Bạc Má ở trong Nam.

Khướu Mun có lông màu xám đen, trông không được sắc sảo. Còn Khướu Bạc Má thì lông màu hung hung đỏ, hai bên má có hai đốm trắng nên trông có vẻ tươi tắn hơn.

Phần mỏ, cằm và ức của Khướu Mun và Bạc Má đều đen huyền. Riêng phần chân thì nó cũng đa dạng như chân gà, có con màu xám tro, có con màu vàng, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến giọng hót của chúng.

Với những nghệ nhân nuôi Khướu lâu năm, người ta nhận thấy những con Khướu bất kỳ Mun hay Bạc Má có cái “yếm” đen ở ức, càng lan sâu xuống phần ngực thì hót càng hay. Còn những con cái “yếm” này ngắn thì giọng hót bình thường không có gì đặc hiệt.

Giọng hót trời phú của chim khiếu

Có một đặc điểm cực kỳ nổi bật của những chú chim khuou đó là tiếng hót tuyệt vời. Khi hình ảnh chim khướu nảy ra trong đầu người chơi chim, chắc chắn họ sẽ nghĩ ngay tới giọng hót. Dù bạn có là người rất kỹ tính, nhưng chỉ cần nghe các bạn Khướu cất giọng hót cũng sẽ phải tấm tắc khen hay. Giọng hót của các bạn Khướu hiện nay được coi là “không có loài chim nào sánh ngang được”.

Không chỉ dừng lại là một danh ca, các bạn chim hay hót này còn một tài lẻ nữa. Đó chính là biệt tài nhái giọng rất tài tình. Các bạn chim khướu có thể nhại được giọng chim Họa Mi, vành khuyên hay thậm chí là tiếng chó sủa, nước chảy…

Tuy nhiên không phải bạn khướu nào cũng có thể nhái được nhiều giọng. Với những chú chim không được tài năng cho lắm. Dù cho có được tập luyện và huấn luyện trong thời gian dài, các bạn ấy cũng chỉ có thể hót tối đa được vài giọng. Giọng Khướu rừng sống trong môi trường tự nhiên cũng không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà.

Tại sao gọi là Khướu Bách Thanh

Sở dĩ người ta còn gọi Khướu bằng một tên khác là Khướu Bách Thanh, vì Khướu có khả năng hót được rất nhiều giọng, nghe rất vui tai.

Thật ra Khướu có hót được cả trăm giọng khác nhau hay không, nhưng khi được nghe Khướu hót ai cũng hài lòng và tấm tắc ngợi khen, do giọng Khướu có nhiều âm điệu khác nhau, và có bài bản hẳn hoi rất phong phú.

Trong giọng hót của chim Khướu phảng phất có giọng kèn, giọng quyển, giọng trống, giọng chiêng, và giọng của nhiều giống chim rừng khác như Họa Mi, Chích Chòe… Lẫn lộn trong đó còn có giọng của chó con, của mèo gào, gà mái cục tắc, và cả tiếng heo kêu nữa…

Giọng hót của Khướu rất đa dạng, bài bản, có tính đặc trưng, trên đời này chưa có giống chim nào hót nhiều giọng được như thế.

Tuy nhiên, Khướu cũng có con hay con dở, không phải con Khướu nào cũng có giọng hót hay như nhau. Có nhiều con rất siêng hót lại hót được nhiều giọng, nhưng cũng có con chỉ hót lai rai, đã thế giọng lại nhỏ, và quanh đi quẩn lại chỉ lặp đi lặp lại vài ba câu tẻ nhạt nào đó mà thôi.

Kinh nghiệm cho thấy, những chim đang sung sức thì nội lực mạnh, nó siêng hót và hót hay hơn, trái lại những chim suy yếu thì biếng hót mà giọng lại nhỏ, ít giọng nữa.

Khướu đuợc đánh giá là chim quí, khi nó vừa hót vừa múa đuôi múa cánh, trông rất đẹp và lạ mắt. Có con khi hót chỉ múa đuôi không thôi, có con lại vừa múa đuôi múa luôn đôi cánh. Khi hót, đuôi của Khướu xòe rộng ra như cái quạt rồi nhịp lên nhịp xuống nhẹ nhàng, trong khi đó hai cánh của nó xòe rộng ra và cũng bắt nhịp như vậy.

So với nhiều giống chim rừng khác, Khướu có vẻ siêng hót hơn, giọng nó to và vang xa, chính vì vậy ở thành thị mới ít người chọn nuôi, vì ai cũng ngại sự… gây ồn của nó. Dù có thích đi nữa, trong nhà ít nghệ nhân nào nuôi đến bốn năm con Khướu, trừ trường hợp họ có vườn rộng, nhà to.

Phân loại các dòng Chim Khướu

Ở Việt Nam, 2 dòng chim Khướu nổi tiếng nhất chính là là khướu bạc má khướu mun. Hai loại chim khướu này có khá nhiều đặc điểm khác biệt với nhau. Vì vậy, nếu bạn muốn nuôi khướu làm cảnh thì nên tìm hiểu kỹ sự khác biệt của khuou bac ma và khướu mun. Để lựa chọn cho mình dòng chim ưng ý.

Chim khướu mun

Trong khướu mun có nhiều người phân chia chi tiết thành 2 loại:

  • Khướu Ô lờ: Bên má có màu bạc và lông đen
  • Khướu Ô: tên gọi khác là Khướu Min -> Lông bóng mượt, có màu xám đen, dưới hầu đen mụn, mỏ đen, đầu lớt phớt vài cọng lông màu trắng, ức đen chảy dài xuống lồng ngực.

Để tìm được dòng chim khướu mun, người chơi chim cả nước sẽ phải tìm kiếm ở khu vực miền bắc. Vì đây chính là nơi mà các bạn ấy chủ yếu sinh sống. Thêm nữa nếu muốn tìm khieu mun hot hay thì càng phải tìm khiếu mun sống tại miền bắc.

Chim khướu mun
Chim khướu mun

Miêu tả đôi nét về ngoại hình của những bạn chim khướu mun. Các bạn ấy có thân hình cực kì thon gọn. Có thể nói là nhỏ hơn nhiều so với những người bạn khuu bac ma. Thêm nữa, giữa khuou mun mai và đực cũng có sự khác biệt. Các bạn Chim Khướu mun mái có đôi mắt đen cực kì tinh anh. Ở cuối đuôi mắt của các bạn ấy còn có một vệt đen nhìn như những cô gái làm dáng kẻ mắt. Trên đỉnh đầu các bạn khiếu còn được điểm xuyết một cụm lông trắng. Nên đôi khi các bạn ấy được biết đến với tên gọi là khuou dau trang.

Chim khướu bạc má

Khác với những bạn khướu mun có ngoại hình khá đồng đều. Các bạn chim khuou bac ma lại có nhiều khác biệt về ngoại hình nếu đến từ những vùng đất khác nhau. Tuy cùng có quê quán chính là khu vực miền trung và nam. Nhưng khướu bạc má sinh ra và lớn lên ở khu vực Bảo Lộc sẽ có bộ lông mang sắc xám nhạt. Trái ngược lại, vùng đất Phú Giáo lại là quê hương của những chú chim khướu lông đỏ mận.

Cái tên khướu bạc má này gắn với một đặc điểm cực kỳ nổi bật của giống chim này. Khác biệt với những bạn khướu mun có chỏm lông trên đầu nên được gọi là chim khướu đầu trắng. Các bạn khướu này lại có hai bên má phủ lớp lông trắng. Chính vậy nên từ lâu nay các cụ đã đặt cho các bạn ấy cái tên khướu Bạc Má.

Chiếc chân nhỏ nhắn màu đen của các bạn khướu bạc má chính là đặc điểm để người chơi chim đi tìm giọng ca vàng. Theo kinh nghiệm của những người chơi lâu năm thì bạn khuou bac ma hot hay sẽ có 2 chân với 4 ngón chắc mỗi bên.

Khướu bạc má
Khướu bạc má

Tùy quan điểm của từng người chơi chim mà họ sẽ thấy giọng loài nào hay hơn. Nhưng thực chất đây chỉ là ý kiến chủ quan và không có cơ sở. Nên các bạn không nên quá tin vào những lời mời chào mua chim khướu hót hay không xác thực trên mạng.

So sánh Khướu Bạc má và Khướu Mun

Hai giống Khướu sinh sống tại nước ta, đó là Khướu Bạc Má và Khướu Mun, và chúng phân vùng ra để sống rõ rệt.

Chẳng hạn tại Miền Nam thì chỉ có Khướu Bạc Má sinh sống, không nơi nào ở đây tìm thấy Khướu Mun. Ngược lại, ở các tỉnh thuộc Miền Bắc và bắc Trung bộ thì có Khướu Mun sinh sống.

Ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, và Đồng Nai, Khưóu Bạc Má sống với số lượng khá nhiều. Vùng Bảo Lộc cũng có Khướu Bạc Má nhưng mình có sắc lông hơi xám sinh sống. Còn Khướu ở Phú Giáo thì màu lông hơi hung hung đỏ.

Khướu Bạc má thường mang sắc lông màu xám nhạt, ở má có hai đốm lông màu trắng tinh, chân xám chì, và mỏ cũng có màu tương tự như vậy.

Ở Trung và Bắc thì có Khướu Mun. Giống này toàn thân phủ màu lông xám đen, ở má thay vì có vệt lông trắng thì thay vào đó là vệt lông đen to bằng móng tay. Màu lông đen ở má này có con đen bóng, nhưng lại có con chỉ đen mờ mờ. Không rõ đây có phải là hai loại Khướu Mun hay không. Có người cho rằng loại Khướu Mun có màu má đen bóng là “Mun thiệt”, còn Khướu có má màu lông đen mờ là Khướu “Mun lai” (?).

Ở Trung và Bắc cũng có Khướu Bạc Má sinh sống chung với Khướu Mun, nhưng vệt lông trắng trên má nó so với vệt lông trắng Khướu Bạc Má trong Nam thì nhỏ hơn một chút.

Về thân mình thì Khướu Bạc Má to hon Khướu Mun một chút, nhưng hình dáng thì giống hệt nhau, và giọng hót cũng không khác gì nhau.

Về tập tính sống của hai giống chim cảnh này cũng giống nhau: chúng thích sống nơi rừng rậm núi cao, nơi có thác có suối. Người ta cũng thường gặp chúng sinh sống tại các rừng thưa và cả rừng chồi. Đôi khi Khướu cũng lần mò về các làng mạc ven rừng ven núi để lùng sục kiếm ăn trong các bụi bờ như chim Bồ Chao, nhưng tuyệt nhiên vùng đồng bằng lại không thích hợp với Khướu.

Tùy theo sở thích của mỗi người mà kẻ này chọn nuôi Khướu Bạc Má, kẻ khác lại thích nuôi Khướu Mun. Nhưng bình tâm mà nói trông sắc lông của Khướu Bạc Má có vẻ tươi tắn hơn và sáng sủa hơn màu lông tối tăm của Khướu Mun nhiều. Và giọng con Khướu Mun cũng không hay bằng Khướu Bạc Má, trừ Khướu Mun vùng Khe Sanh.

Với Khướu Bạc Má thì Khướu vùng Phú Giáo được nhiều nghệ nhân nuôi Khướu có nhiều kinh nghiệm đánh giá là Khướu có giọng hót hay nhất.

Thỉnh thoảng ta cũng thấy xuất hiện một vài con Khướu có bộ lông khác lạ, như sắc lông trên mình nó vàng như lông gà và chân cũng như mỏ nó cũng có màu vàng như chân và mỏ gà Tàu, trông rất lạ mắt.

Cách phân biệt chim Khướu trống và chim Khướu mái

Chim Khướu trống hót hay và hay hót hơn, giọng hót vang và to hơn chim khướu mái nhiều, chim khướu mái chỉ hót được những tiếng như “rò, rò,…” âm cuối kéo dài. Có những chú chim Khướu mái còn không hót hoặc hót rất nhỏ.

>>> Chính vì nguyên nhân này mà người ta thường chuộng chim Khướu Trống hơn là Khướu mái

Giọng chim Khướu trống hót điệu hơn, nghe một lúc là bạn sẽ nhận ra ngay.

Những chú chim Khướu trống có chùm lông ở gần mũi to rậm hơn, nhô lên cao, mọc dài, còn chim Khướu mái thì nhỏ hơn, thưa hơn và mọc thấp hơn. Loài trống còn có vệt đen lớn bản ở đuôi mắt, kéo dài về phía sau và phần cuối nhọn hơn, còn vệt đen ở phần đuôi mắt của chim khướu mái ít nhọn hơn và có phần còn mọc hơi vuông góc.

Đa số chim chóc, chim trống và chim mái có sự khác biệt nhau rõ rệt, từ vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hoặc gáy, hót, nếu không khác nhau ở điểm này cũng có một vài điểm khác dị biệt nhau. Nhưng phần nhiều thì khác nhau ở màu lông, nhìn sơ qua là biết được ngay, chẳng hạn như sự khác nhau ở màu lông giữa trống mái chim Chích Chòe than, Chích Chòe lửa

Còn chim Khướu thì từ hình dáng đến sắc lông giữa chim trống và mái giống hệt như nhau, do đó nếu không có dịp nghe tiếng nó hót thì khó lòng phân biệt được trống mái. Khướu trống thì hót, nhưng Khướu mái thì chỉ kêu ro ro… Thế nhưng, nếu ta chỉ căn cứ vào điểm này không thôi thì e rằng cũng có khi lầm, là những con Khươu trống bổi, hoặc Khướu trong thời kỳ bị suy cũng thường kêu ro ro như Khướu mái.

Xưa nay đã có rất nhiều người bị mua lầm Khướu mái, đem về nhà nuôi năm bảy bữa, thậm chí cả tháng mới nghe con Khướu cất tiếng kêu ro ro, thì là chuyện đã rồi, chỉ còn có cách thả ra vườn hoặc đem đến chỗ bán chim trước đây cho mình để chịu lỗ một ít tiền…

Lầm lẫn như vậy một lần thì không sao, nhưng nếu xui rủi mua lầm vài lần thì chắc chắn bạn sẽ nản lòng mà không muốn bỏ tiền ra mua Khướu bổi về nuôi nữa.

Thật ra, phân biệt giới tính của Khướu có nhiều cách, nhưng cách dễ nhất và chính xác nhất là bạn hãy quan sát chùm lông mọc ở trên mũi của nó. Chùm lông đen này to bằng hột bắp nên rất dễ đập vào mắt ta. Chim nào có chùm lông này ngắn độ một Mili mét là Khướu mái, còn chim nào chùm lông mọc cao lên khoảng hai li mét thì đó là Khướu trống. Tóm lại, nếu đặt Khướu trống và Khướu mái gần nhau, bạn sẽ dễ dàng nhận diện được giới tính của chúng ngay. Việc này, bạn nên tập quan sát vài lần là suốt đời không còn lầm lẫn nữa.

Cách nuôi chim Khướu cơ bản

Nếu không phải là người cầu kỳ thì bạn có thể chăm sóc những bạn Chim Khướu như những giống chim khác. Nhưng nếu bạn muốn chú chim của mình có ngoại hình đẹp và giọng hót hay thì phải có cách chăm sóc riêng. cách nuôi khướu sinh sản cũng có nhiều khác biệt. Chính vì vậy, việc nuôi chim khướu đòi hỏi ở người chơi chim một nỗ lực tìm tòi và học hỏi.

Chim khướu ăn gì

Nước uống cho chúng chỉ cần là nước đun sôi để nguội là được. Còn về thức ăn, đây là 1 loài chim ăn tập, rất dễ nuôi, chúng có thể ăn thằn lằn, nhái nhỏ, cào cào, gián đất hoặc gạo rang, bột trộn trứng tự chế,..

Các bạn chim khướu thực chất không kén ăn và có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Nhưng chim khuou an gi còn tùy thuộc xem nếu bạn muốn nuôi khướu sinh sản hay nuôi khướu hót hay. Khi đó bạn sẽ phải chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của các bạn ấy

Chim khướu cũng không thể chịu được sự thay đổi đột ngột trong chế độ ăn uống. Chính vì vậy bạn cần phải thật tinh tế và chú ý khi định đa dạng hóa chế độ ăn uống của các bạn ấy. Và bạn cũng nên hỏi người bán chim về chế độ ăn trước của các bạn ấy.

Thức ăn bán sẵn cho chim khướu
Thức ăn bán sẵn cho chim khướu

Bạn có thể bổ sung thức ăn đạm cho các bạn chim khướu từ thịt ếch, nhái, thằn lằn, bò,.. Hay là bổ sung hoa quả tươi với nhiều vitamin và nước như táo, lê,… Tất cả những thức ăn này cần được thái nhỏ để tránh làm chim bị nghẹn. Chim khướu cũng đặc biệt thích ăn chuối. Nhưng việc ăn chuối có thể kích thích tiêu hóa khiến chim đi bậy bẩn lồng.

Nhưng trong tất cả các loại thuc an chim khuou, món phổ biến và thích hợp nhất chính là gạo rang trộn trứng. Các bạn có thể học làm thuc an cho chim khuou khá đơn giản với các nguyên liệu gạo tấm và trứng gà (vịt). Sau đó chỉ cần thực hiện một số bước như sau:

  • Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ (khoảng 1kg)
  • Khi rang gạo đến độ vàng thơm thì cho khoảng 20 lòng trứng gà hoặc vịt vào trộn đều.
  • Bạn có thể cho thêm chút gia vị như đường hoặc sữa bột để thuc an cho khuou được hấp dẫn hơn
  • Sau đó bạn mang thau hoặc chậu đựng thức ăn đó đi phơi dưới nắng

Món ăn này có thể để cho chim ăn dần trong thời gian dài. Tuy nhiên để tránh bị hỏng bởi nấm mốc thì bạn có thể mang đi phơi phóng thường xuyên dưới nắng.

Thêm một lưu ý nữa về vấn đề nước uống. Vì các bạn Chim Khướu ăn rất khỏe nên các bạn ấy cũng tiêu thụ một lượng nước khá lớn. Bạn cần chú ý bổ sung nước trong lồng liên tục. Tránh tình trạng chim chết khát.

Lồng chim

Khướu là loài chim lớn nên phải nuôi trong loại lồng 64 nan mới vừa. Lồng Khướu dùng lồng tre hay mây cũng được, miễn là chắc chắn, cứng cáp. Về cách chăm sóc thì vài ngày ta cho chim tắm mộl lần, và trong thời gian chim lắm ta nên tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, uống nhiều, thỉnh thoảng lại ăn chuối nên phân nhiều, và hôi, vì vậy, vệ sinh lồng nuôi là chuyện ta nên quan tâm thường xuyên.

Hướng dẫn chăm sóc chim đúng cách

Chim Khướu bổi mới mua về cần được người nuôi đút hoặc chim bố mẹ đút thức ăn cho, vì ở giai đoạn này chúng chưa đủ hiểu biết, trí khôn để phân biệt và nhận biết về mồi. Giai đoạn này bạn chỉ cho chúng ăn được cào cào và chuối.

Khi chim đã trưởng thành, bạn cần để sẵn nước và thức ăn như chuối chín, sâu, đặc biệt lồng chim nên được treo ở những nơi yên tĩnh, thanh vắng, và vài hôm bạn vệ sinh lồng và thay thức ăn cho chim một lần.

Nuôi chim Khướu khoảng 2 tháng tuổi bạn sẽ bắt đầu nghe được tiếng hót “bập bẽ” của chim rồi, đến khoảng 4 tháng tuổi nó đã quen chỗ ở mới và 6 tháng thì hoàn toàn được thuần hóa.

Về lồng chim: đường kính khoảng 40-45cm, cao khoảng 65 -80cm, nên làm lồng may hoặc lồng tre, cầu lớn bằng ngón tay và được thiết kế chắc chắn để chim có thể đứng vững.

Khi nuôi chim cảnh, dù là loài chim nào bạn cũng cần vệ sinh sạch sẽ, tắm táp cho nó thường xuyên, với chú chim Khướu của bạn thì khoảng vài ba ngày bạn nên tắm cho nó, mỗi lần tắm như thế chỉ khoảng 15 phút, sau khi tắm xong bạn nhớ sưởi ấm cho chim để tránh trường hợp chim bị cảm lạnh. Còn việc tắm nắng thì bạn nên cho chim tắm mỗi ngày nha!

Thỉnh thoảng ta nên cho Khướu tấm nắng, nếu mỗi ngày được tắm nắng độ nửa giờ thì tốt nhất. Nếu không chăm sóc kỹ trong khâu ăn uống và vệ sinh. Khướu sẽ xuống sức rất nhanh, trong mình thịt cứ tóp dần, ốm yếu dần và chết. Hiện tượng cho biết là chim hót yểu dần, tức là càng ngày càng ít hót hơn: chim suy. Con chim nào đà suy thì khó vực dậy được, phải tốn nhiều thì giờ chăm sóc và tăng cường thức ăn bổ dưỡng nhiều hơn trước. Nuôi Khướu phải cho ăn nhiều cào cào, mỗi tuần nên cho ăn một con thằn lằn (tự nó xé ra ăn dần), hoặc một con nhái nhỏ. Nhiều người tập Khướu ăn thịt bò vụn, nhưng không nên ăn nhiều.

Chăm Chim Khướu thay lông

Việc thay lông là một giai đoạn hết sức bình thường của các loại động vật. Chính việc thay lông sẽ giúp các bạn chim khướu có bộ lông bảnh hơn nhiều. Ở chim khướu việc thay lông thường xảy ra vào tầm tháng bảy âm hằng năm. Nhưng điều này còn khác biệt và tùy thuộc vào từng chú chim. Nếu chú chim của bạn có sức khỏe tốt và trạng thái tinh thần ổn định thì chúng sẽ thay lông sớm hơn.

Khi chú chim của bạn bước vào giai đoạn thay lông, bạn cần chăm sóc chúng với chế độ đặc biệt và dành cho chúng nhiều sự quan tâm hơn. Bởi khi thay lông những chú Chim Khướu sẽ thường mệt mỏi và bị xệ cánh. Việc thay lông có thể làm các bận chim khá stress nên người chơi chim cần chú ý chăm sóc, sưởi ấm cho chim.

Khướu đầu trắng chuẩn bị đến mùa thay lông
Khướu đầu trắng chuẩn bị đến mùa thay lông

Trong giai đoạn này, chế độ ăn uống của các bạn chim cũng cần được thay đổi và cân nhắc. Thức ăn thích hợp nhất cho thời điểm này là bột đậu xanh trộn trứng. Bởi món ăn này vừa cung cấp đầy đủ dưỡng chất, vừa mềm mịn để chim dễ ăn.

Nhiều người chủ nuôi bị vẻ ngoài của chim khướu đánh lừa nên không chăm sóc kĩ các bạn ấy. Một số bạn chim có thể hót rất khỏe và hay khi đang thay lông. Nhưng chỉ vài ngày  sau sẽ bị ốm nặng hoặc là chết. Chính vì vậy chủ nuôi chim thực sự cần phải chú tâm tới những chú chim của mình vào giai đoạn này.

Cách nuôi chim Khướu bổi

Khướu là chim sống xa làng mạc nên rất nhát người. Có đi bẫy Khướu bạn mới biết rõ điều đó, phải vào tận rừng sâu cách xa làng mạc hàng chục cây số mới tới lãnh địa của Khướu. Mỗi con Khướu trống đều tạo cho mình lãnh địa riêng, và trống mái đều dữ dằn cả, nhất là Khướu mái. Vì chim mái hung hăng háu đá, nên khi gặp chim mồi thì Khướu mái lăn xả vào đá ngay do đó mới bị sập bẫy nhiều hơn Khướu trống.

Tại các chợ chim, chắc bạn cũng dễ dàng nhận thấy điều đó: số lượng Khướu mái bao giờ cũng nhiều. Đặc biệt, ít có Khướu con bán ở chợ, vì lẽ tổ của giống chim này làm ở trong rừng sâu, chỉ có đồng bào thiểu số mới thỉnh thoảng bắt được. Có điều đồng bào thiểu số lại thích nuôi Khướu nên khi bắt được chim con họ không chịu bán lại cho ai.

Đồng bào thiểu số gọi chim Khưóu với một tên khác là “Bồ Chao Bạc Má”, do hình dạng con Khướu na ná vói chim Bồ Chao. Nhà nào họ cũng nuôi một hai lồng Khướu để cả ngày nó hót vang lên cho đỡ hiu quạnh.

Hơn nữa, Khướu nuôi tại nhà lâu ngày có thể thả ra vườn, ra rừng được. Chúng chỉ quanh quẩn kiếm ăn gần nhà rồi tối lại trở về lồng tìm chỗ ngủ.

Dù ở thành thị chung ta cũng có thể nuôi Khướu bằng cách thả rông như vậy. Miễn là tránh được cảnh mèo vồ con chim. Khướu nhớ chuồng mà về. Hoặc là, khi thả Khướu trống thì nhà phải nuôi Khươu mái, đó là cách trói chân buộc cẳng không để nó đi xa được.

Do Khướu sống xa người nên cũng như Họa Mi, gặp người đến gần chúng rất sợ hãi. Chim bổi bắt về rất nhát và khó nuôi. Cũng như Họa Mi chúng nhảy lồng rất bạo, không tránh được cảnh lỗ đầu sứt trán.

Cũng vì quá nhát nên đa số Khướu bổi không chịu ăn mồi, hoặc ăn chút ít mà thôi. Khổ nỗi, chúng là giống chim hót có thân xác lớn nhất so vớị các giống chim hót khác, nên hàng ngày Khướu phải cần tiêu thụ một lượng thức ăn khá nhiều mới đủ no. Còn chỉ ăn cầm chừng thì tránh sao thân mình không suy nhược được. Đa số Khướu bổi đem về nuôi, cũng thấy nhiều con chịu ăn cào cào và gạo trứng, nhưng chỉ băm bảy ngày sau, có con nuôi được vài tuần là lăn đùng ra chết. Những con chim đó cầm lên tay ta cảm thấy như cầm một túm lông, vì thân mình ốm o như xác ve sầu, bụng nhô cao lưỡi hái mỏng như dao cạo!

Vì Khướu bổi quá nhát, nên khi nuôi ta tránh làm cho nó hoảng vía thêm, khiếp đảm thêm. Muốn được vậy, tốt hơn hết là chọn chiếc lồng thật lớn để nuôi mới đem lại kết quả tốt. Do lồng rộng hoặc có chiều cao, mỗi khi ta cho Khướu ăn uống hoặc vệ sinh lồng, con Khướu có đủ chỗ rộng để né tránh. Trong khi đó, nếu nuôi trong chiếc lồng chật chội, Khướu sẽ bay loạn xạ để cố tìm lối thoát ra ngoài nên phải lỗ đầu bể trán, xệ cánh rớt lông là chuyện không thể tránh được. Một lần bị thương tật thảm thê như vậy thì thử hỏi mười lăm lần con chim vô tội sẽ còn tơi tả sao đây!

Thức ăn dành cho Khướu bổi trong mười ngày đầu cũng là cào cào hay trứng kiến, sâu tươi… đó là những thức ăn quen thuộc mà chúng tìm được ở ngoài thiên nhiên. Cho ăn như vậy là ta cố tình dụ dỗ nó tập quen dần với môi trường sống mới. Nêu chim chịu ăn mồi là hy vọng chim sẽ sống được. Dần dần ta tập nó ăn thức ăn do ta pha chế, như gạo trứng hoặc đậu phộng trứng…

Khi con Khướu đã thuần thuộc thì nó không còn nhát người nữa. Có nhiều Khướu bổi sống trong lồng hơn mười năm mới chết già. Ai nuôi Khướu con, Khướu chuyên thì đòi sống của chúng có thể thọ đến 15 năm hoặc hơn.

Bệnh thường gặp và cách chữa trị

Khướu thường bị bệnh tiêu chảy, phân lỏng và có mùi hôi. Bệnh này chim mau bị suy, biếng hót, dù ăn nhiều nhưng thân mình lại ốm yếu. Trị bệnh này rất dễ và không tốn kém: bạn thay nước uống hàng ngày của nó bằng nước trà. Bữa đầu pha trà hơi dợt một chút để tập cho Khướu quen với vị chát của trà, và mấy hôm sau thì pha đậm hơn. Chỉ cần uống nuớc trà một thời gian ngắn là bệnh tiêu chảy này của Khướu sẽ hết.

Dù có sức khỏe được coi là tốt hơn hẳn những giống chim cảnh khác. Nhưng những bạn Chim Khướu cũng có thể mắc một số loại bệnh khác như:

Bệnh ghẻ ở chân

Đây là một bệnh bắt nguồn từ thói quen lười dọn dẹp chuồng chim. Những chú chim đứng trên nước thải hoặc phân của mình nhiều sẽ bị vi khuẩn tấn công. Dẫn đến khó khăn trong việc đứng và tình trạng ngứa chân.

Cách điều trị đơn giản nhất là dùng nước muối vệ sinh chân chim và xịt thuốc Frontline lên vùng bị ghẻ cho đến khi khỏi thì thôi.

Bệnh rận

Đây là một bệnh phổ biến ở đa số thú nuôi có lông rậm. Lớp lông là  một môi trường cực kì lí tưởng cho rận sinh sống. Chúng sẽ chui và sống dưới lớp lông của Chim Khướu. Khiến cho những chú chim đáng thương bị ngứa và gãi bằng mỏ liên tục. Việc thường xuyên rỉa lông bằng mỏ để gãi ngứa sẽ khiến cho lớp lông này bị xù lên. Nhìn vừa mất thẩm mỹ mà còn gây ngứa ngáy khó chịu cho chim.

Điều trị: Các bạn có thể áp dụng cách điều trị giống như của bệnh ghẻ. Tuy đơn giản nhưng an toàn và đảm bảo đem lại hiệu quả.

Ngoài 2 bệnh phổ biến trên thì chim khướu còn có khá nhiều loại bệnh khác. Nhưng xác suất gặp không cao. Để tránh cho chim bị bệnh thì bạn nên chăm sóc chim chu đáo. Chú ý vệ sinh lồng chim cũng như cung cấp chế độ ăn uống hợp lý.

Mùa sinh sản của chim Khướu

Mùa sinh sản chính của chim Khướu thường vào mùa hè, khoảng tháng 4 đến tháng 6. Mỗi lần đẻ khoảng 3 đến 5 quả. Tổ của chim Khướu rừng được làm trên cành cây cao, lưng chừng núi, có mái che.

Thời gian ấp trứng của Khướu mái là 15 ngày. Khướu non mới sinh ra không thể nhận biết được mồi nên chim mẹ hoặc bố sẽ phải bón cho con. Đến độ 45 ngày tuổi thì chim con đã có thể tự đi kiếm ăn. Sau 4-5 tháng tuổi thì chúng thay lông và có thể tập hót rồi.

Thi hót:

Dự cuộc thi của Khướu rất lý thú vì giọng hót giàu âm điệu khoan nhặt, bổng trầm. Trong giọng Khướu trộn lẫn nhiều tiếng hót của Họa Mi, Chích Chòe, thậm chí có cả tiếng gà cục tác, chó sủa, mèo kêu. Nhiều con hót thật hay, nghe hoài không biết chán.

Nhiều chim lại có biệt tài vừa hót vừa múa: đôi cánh xòe ra, đuôi nhỏng lên nhỏng xuống rất ngoạn mục.

Chỉ tiếc một điều là tại thành thị, do số người nuôi loại chim này càng ngày càng ít, nên việc tổ chức thi hót chỉ láu láu mới có mội lần.

Xưa nay, chưa có ai nuôi Khướu để thi đá, nên không hiểu giống chim này có đòn đá hiểm độc gì không.

Cách chọn Chim Khướu tốt

Có nhiều nghệ nhân nuôi chim đánh giá sai giá trị của chim Khướu, họ cho rằng nuôi Khướu là chỉ chú trọng đến giọng hót hay dở của nó, chứ bộ lông tối ám như áo của thầy tu thì lựa chọn xấu tốt làm gì cho mất công ra. Thật ra, con Khướu là tốt có những đặc điểm riêng ta không thể chê được.

Những chú chim khướu khác nhau sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau. Những người mới chơi chim sẽ gặp nhiều khó khăn trong vấn đề lựa chọn để tìm được chú chim tốt. Vậy hãy cùng tìm hiểu ba tiêu chí thường được  sử dụng để đánh giá chim khướu tốt nhé.

Giọng hót

Khướu là chim hót nên ta phải đảnh giá giọng hót trước. Giọng hót của Khướu thường có ba âm chính là giọng Thổ, giọng Kim và Kim pha Thổ. Hai loại âm này sẽ khiến cho giọng hót của các bạn ấy có nhiều khác biệt. Tùy theo ý thích của mỗi người mà chọn lựa một trong ba giọng đó. Giọng Thổ thì trầm, to. Giọng Kim thì thanh, vừa nhưng vang xa. Còn Kim pha Thổ thì giọng vừa to vừa thanh.

Nhưng là một người chơi chim lành nghề, chắc chắn sẽ chọn một chú chim có giọng thổ pha kim. Vì những bạn chim này sẽ có giọng đủ trầm bổng với mức vang tốt. Người chơi chim đặc biệt ưa chuộng những bạn chim hót hay. Và những bạn có tài nhái nhiều loại giọng cũng được người chơi chim dành nhiều cảm tình.

Khướu hót hay là Khướu hót có bài bản, giàu tiết tấu, âm điệu nghe mãi không chán. Những con Khướu này có tài bắt chước những âm thanh khác lạ xảy ra chung quanh môi trường sống của nó. Nhưng ở gần nơi có thác, có suối thì trong giọng hót của nó ta vang vang nghe được có tiếng thác đổ và suối reo. Nếu đem về nuôi ở vùng quê thì nó bắt chước được tiếng gà mái cục tác, tiếng chó con kêu, hoặc tiếng mèo meo…

Nhiều người đồn đoán về sự khác biệt của giọng hót chim khướu mái và đực. Nhưng thực ra chúng không có nhiều khác biệt.

Vóc dáng

Các bạn chim thuộc giống khác nhau cũng sẽ có ngoại hình khác biệt. Đây sẽ là một số tiêu chí cơ bản của một bạn chim khướu đẹp.

  • Đầu vừa phải với một chiếc mỏ dài nhưng phải nhỏ
  • Mắt một chú chim khướu đẹp nhất là màu vàng. Sau đó có thể là mát hạt lựu hoặc màu nâu
  • Đuôi khướu càng dài và xòe thì càng đẹp
  • Một chú khướu có chân thẳng, dài và to bản sẽ là lựa chọn thích hợp nhất

Khướu tuy to con, nhưng nó cũng có dáng đẹp riêng của nó. Về phần đầu nên lựa những con đầu nhỏ mỏ thon là loại Khướu khôn, có khả năng tiếp thu nhanh được những âm thanh lạ xảy ra chung quanh mà nó nghe được. Chính những âm thanh lạ này sẽ làm giàu cho giọng hót của nó sau này được khỏi sắc hơn.

Về phần thân thì bạn nên chọn những con có mình dài, đuôi cũng phải dài như vậy mới đẹp. Chim này mà biết múa đuôi múa cánh nữa thì đẹp quá chừng.

Bộ lông của Khướu tuy không sặc sờ, nhung sạch sẽ. Nên chọn những chim có bộ lông đầv đủ và mướt mát, chùm lông ở má phải trắng bóng, và cái yếm đen trước ngực càng dài xuống phía bụng chừng nào tốt chừng nấy. Thường những con Khướu có chiếc yếm dài như vậy là Khướu khôn và hót rất hay.

Ngay bộ chân Khướu ta cũng phải chọn lựa. Những con Khướu chịu đứng thẳng chân trên cầu khi hót mới là Khướu có điệu bộ tốt. Bạn nên lựa Khướu có đôi chân vừa to vừa cao, ngón và móng đầy đủ và không bị thương tật mới quí.

Tiếng trong nghề có câu: “Cao cầu rộng háng” là chỉ con Khướu có điệu bộ tốt khi đứng hót trên cầu. Thế đứng của nó vừa dạng chân ra vừa thẳng chân lên khi hót trông bạo dạn, mạnh mẽ và ra dáng thách thức không sợ một ai. Nếu nó có khả năng vừa hót vừa múa đuôi múa cánh nữa lại càng tuyệt.

Về cử chỉ

Chắc bạn cũng biết là khi dự thi hót, Khướu cũng như các loại chim thi hót khác, được chấm điểm dưới ba dạng:

  • Giọng hót.
  • Vóc dáng.
  • Và điệu bộ.

Cả ba dạng đó số điểm được tính bằng nhau, cuối cùng tổng cộng lại mới sắp hạng. Tất nhiên chim nào được cao điểm nhất thì chiếm hạng cao nhất, chim nào ít điểm hơn thì được sắp vào hạng dưới kế tiếp…

Do đó chọn Khướu mà nuôi, ta không nên chỉ chú trọng giọng hót không thôi, mà còn phải chọn cả phần vóc dáng cũng như điệu bộ của chim nữa. Chỉ chim nào hoàn hảo cả ba điểm trôn mới nên chọn nuôi.

Dù nuôi Khướu không để dự thi đá, ta cũng nên nuôi những chim tốt để chơi cũng là điều lý thú cho mình.

Giá chim khướu cũng được quyết định dựa vào cử chỉ. Bởi nếu chỉ có giọng hay cũng chưa thể là một chú chim quý. Một chú khướu đẳng cấp thực sự phải có thần thái quý tộc và sang. Những chú chim duyên dáng sẽ rất được giá.

Giá chim Khướu bạc má, khướu mun hiện nay

Giá của chim khiếu khá cao so với đa số các loài chim khác. Và giữa những bạn chim khiếu thuộc những giống khác nhau lại có sự khác biệt về giá thành. giá chim khướu bạc má sẽ thường giao động trong khoảng từ 1 đến 2 triệu đồng. Nhưng cụ thể một chú khướu bạc má giá bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào những tiêu chí nói trên. giá khướu mun thì rẻ hơn chút xíu khi dao động từ 1-1,5 triệu đồng. Ngoài ra còn có loại chim khướu da bò với giá thành rơi vào khoảng 1,6 triệu.

Màu lông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá chim khiếu
Màu lông là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá chim khiếu

Màu lông của chim khướu cũng quyết định giá thành. Những bạn khuou den phổ biến hơn thì sẽ rẻ hơn những bạn có màu lông hiếm.

Tìm mua chim khướu hiện nay không khó. Bạn chỉ cần tìm kiếm  ở những shop bán thú cảnh hoặc chuyên chim cảnh. Những trang trại chuyên nuôi chim cũng là địa chỉ bán chim Khướu đáng tin cậy.

Mua chim Khướu ở đâu???

Trên thị trường hiện nay không thiếu nơi bán chim Khướu, bạn có thể ra chợ chim để mua, hoăc mua lại của người khác hay mua online qua các shop bán chim. Dưới đây mình sẽ chỉ rõ ưu điểm và nhược điểm qua 3 cách mua chim Khướu sau đây:

Mua chim Khướu của người anh em khác

Nếu bạn là một người đam mê về chim thì không thể không tham gia vào những cộng đồng chim trên mạng hoặc thường xuyên lui tiến những diễn đàn chim, ở đây bạn sẽ bắt gặp những chú chim cực kỳ xuất sắc và muốn sở hữu chúng, tuy nhiên không phải ai cũng có thể chuyển nhượng lại chú chim của họ cho bạn, nếu bạn có mua được thì cũng phải trả một cái giá cực kỳ cao để có được một chú chim Khướu ưng ý nhé. Còn nếu người ta có bán cho bạn một chú chim cực kỳ dễ dàng và giá tốt thì phải xem xét lại con chim đó có vấn đề gì về sức khỏe hoặc khả năng hót không nhé!

Mua chim Khướu ở chợ

Đây được xem là nơi buôn bán sầm uất nhất. Đủ loài chim cho bạn lựa chọn, giá thành cũng phù hợp với tất cả người muốn chơi chim từ tiền chuc, cho đến tiền trăm, tiền triệu. Tuy nhiên không phải ai cũng chọn được cho mình một chú chim ưng ý với giá cả hợp lý.

Bạn phải thật sự là người sành sỏi về chim, có khả năng đàm phán tốt, có mắt nhìn người thì mới chọn được 1 chú chim thật sự tốt. Bạn sẽ không nhận được sự đảm bảo nào sau khi chim của bạn mua về mắc bệnh, hoặc đột nhiên yếu đi.

Mình nghĩ bạn không nên đánh đổi công sức, tiền bạc khi chỉ có được mua và chăm sóc được một chú chim Khướu chỉ được vài ba ngày

Mua chim Khướu Bách Thanh ở shop online uy tín Chomeocanh.com

Nắm bắt được tâm lý của người chơi chim và chủ shop cũng là một dân chơi chim chính hiệu, Chomeocanh.com đã được lập ra để phục vụ những người có nhu cầu mua chim mà không biết chọn lựa ở đâu. Với những chú chim được chủ shop chọn lọc qua và chăm sóc một cách kỹ lưỡng, cùng kinh nghiệm dồi dào về chăm sóc chim, Chomeocanh.com shop tự tin là cửa hàng online đầu tiên cung cấp đầy đủ cho bạn thông tin chính xác nhất và là “sàn” giao dịch chim uy tín nhất trên cả nước.

Bạn không có thời gian di chuyển cũng như xem xét quá nhiều để mua một chú chim Khướu thì lựa chọn cách mua chim truyền thống thật quá khổ cho bạn. Thế tại sao bạn không chọn mua online. Đến với Chomeocanh.com bạn sẽ nhận được sự chăm sóc, tư vấn từ lồng, thức ăn, cách chim sóc chim từ A – Z. Bạn chỉ việc ngồi điều hòa mát lạnh, lướt từng bức ảnh để chọn ra một chú chim ưng ý, Chomeocanh.com sẽ hỗ trợ bạn. Ngoài ra đến với Chomeocanh.com bạn sẽ nhận được những chích sách bảo hành, giá cả cạnh tranh trên thị trường. Những chú chim đều qua sự sàn lọc kỹ lưỡng rồi mới cho lên hình. Nếu có vấn đề gì ở chú chim của bạn sau khi mua có thể liên hệ lại để hỏi chi tiết hơn.

Thế còn chần chừ gì nữa mà không liên hệ đến Chomeocanh.com Peshop!!!

Chúc bạn sẽ chọn mua một chú chim Khướu ưng ý với mình ở Chomeocanh.com Peshop!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *