Chích Chòe Lửa Hót

Mua bán chim Chích Chòe Lửa hót hay giọng rừng, mái hót kích trống ở đâu?

  • 127 đường số 9, Khu dân cư Trung Sơn, Bình Hưng, Quận 7, TP.HCM.
  • 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội.

☎️ Điện thoại: 0965 086 079

Thi hót đấu Chích Chòe Lửa và cách chấm điểm

Chích Chòe Lửa là con chim rừng nổi tiếng hót hay nhưng đá lại không hay. Nó khác với con Chích Chòe Than “văn võ song toàn” hót hay mà đá cũng giỏi. Vì vậy, người ta nuôi Chích Chòe Lửa là chỉ để nghe giọng hót, một phần để thưởng thức thêm vóc dáng, điệu bộ, chứ không ai nuôi để đá cả.

Cũng như loại cá Lia thia Phướng người ta chỉ nuôi cho đẹp chứ không ai nuôi đá như Lia thia ta hay Lia thia Xiêm vì với mớ kỳ vi dài thườn thượt như vậy, nó đá cũng như múa đâu có gì gọi là hấp dẫn? Đã thế, khi kỳ vi te tua thì con cá lại càng thảm não, hứng đâu không thây mà chỉ thấy thương hại cho con cá mà thôi!

Chích Chòe Lửa nếu thả thông lồng cho đá với nhau chắc cũng múa lượn như cá Phướng, rồi những chiếc lông dài từ đuôi, từ cánh lại rơi lả tả, chứ đòn, thế chúng tung ra như nghệ nhân tuồng Chèo múa võ thì... hấp dẫn được ai?

Đúng ra, thú vật rừng dù to như con voi hay nhỏ như con kiên, con nào cùng có tính hung dữ cả. Đó là bản năng sinh tồn của thú hoang, vì nếu “dịu hiền nết na” nó sẽ làm mồi cho kẻ mạnh!

Chuẩn bị cho chim trước khi đi thi hót đấu

Chích Chòe Lửa có giọng hót hay, giọng của núi rừng, mang những âm thanh hoang dã khác lạ nên được nhiều người ưa chuộng và chọn nuôi. Do bản tính của chim cũng thích sân si, háo thắng, thường dùng giọng hót lảnh lót của mình để hót tranh đua với những chim đồng loại, hăm hở trút hết tài năng để “đè” cho đực đối thủ chịu tắt giọng mới thỏa lòng, nên nhiều người mới nuôi Chích Chòe Lửa để thi hót mua vui.

Con chim đem ra thi hót tất nhiên là phải có giọng hót thật hay, trội vượt lên tất cả những chim thí sinh khác. Nhưng, để tưởng thưởng công chăm sóc nuôi nấng con chim quí đối với chủ chim, thể lệ cuộc thi còn chấm điểm thêm hai phần khác là vóc dáng con chim và điệu bộ con chim.

Như phần trên chúng tôi đã có dịp trình bày, vóc dáng và điệu bộ của mỗi con chim là do bẩm sinh mà có, nếu chủ nuôi khéo léo tập luyện thì cũng chỉ góp phần tô điểm một phần nhỏ nào đó mà thôi. Nhưng, nếu trong tay có một con chim đẹp về vóc dáng và điệu bộ, cũng chứng tỏ người chủ của nó đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tuyển chọn cho mình một con chim có đặc điểm tốt, mà người mới vào nghề không ai có thể chọn lựa được.

Lựa được con chim có những đặc điểm tốt là một chuyện, nhưng nuôi cho con chim mập mạnh, sung sức, bộ lông mướt mát lại là chuyện khác. Đây cũng là công việc không dễ dàng gì, chỉ những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghề nuôi chim mới dễ dàng thực hiện được. Nó còn đòi hỏi ở đức tính kiên nhẫn, chịu khó trong việc chăm sóc, nuôi nấng đúng phương pháp, qua việc chế biến thức ăn và tìm nguồn thức ăn bổ dưỡng; tắm nước, tắm nắng và vệ sinh lồng nuôi cùng những vật dụng trong lồng như cần đậu, cóng đựng thức ăn, nước uống...

Những công việc đó nếu không lo liệu chu đáo, nếu không biết tổ chức có khoa học thì cũng khó lòng thực hiện được toàn vẹn để đem lại kết quả tốt.

Đó là điều mà bất cứ ai đã từng nuôi chim hót rừng đều biết đến cả.

Một thí dụ nhỏ thôi, một mánh khóe nhỏ thôi trong việc chế biên thức ăn cho chim mà nhiều người tuy có biết đến, nhưng lại cho là việc nhỏ: đó là lòng trắng trứng. Có nhiều nghệ nhân nuôi chim lý luận rằng: con chim hót rừng vốn có thân hình nhỏ bé nên tiêu thụ đâu tốn bao nhiêu thức ăn, vậy sao không cho chúng ăn lòng đỏ trứng không thôi, lại cho ăn lòng trắng trứng làm gì... cho nặng bụng! Thật ra, họ đâu biết rằng chính lòng trắng trứng mới có tác dụng bồi bổ cho bộ lông chim được mượt mà, tươi tắn!

Con chim đẹp trước hết là nhờ ở bộ lông, cũng như con người đẹp cũng nhờ một phần lớn phân son và quần áo trợ lực. Con chim thí sinh mà bộ lông xuống sắc xác xơ cũng mất đi một số điểm quí hóa của Ban Giám Khảo chấm về vóc đáng của nó rồi!

Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc có nên đăng ký cho chim nhà dự thi hót hay không, ta phải tự khắt khe “chấm điểm” nó tại nhà qua ba phương diện:

- Giọng hót của chim thực sự đã hay chưa? Con chim đã thực sự căng lửa chưa?

- Vóc dáng đã toàn hảo chưa? Bộ lông đã thực sự thay xong chưa?

- Điệu bộ của chim có điểm nào đáng chê không?

Chỉ khi chim nhà đã hội đủ ba yếu tố đó rồi thì ta mới yên tâm ghi danh cho chim dự kỳ thi hót. Thế nhưng, cũng như con người “học tài thi phụn”, ở nhà học giỏi nhưng đi thi lại không gặp may, chim hót cũng có con “Khôn nhà dại chợ”, ở nhà chim hót thật hay, ai nghe qua cũng tấm tắc khen tài, nhưng khi ra trường rủi gặp một đối thủ cận kề quá dữ, nó cũng đành…xếp cánh im re! Nhưng, việc đó xảy ra cùng nên xem là việc ngoại lệ...

Cách thi hót đấu Chích Chòe lửa

Bây giờ xin trỏ lại vấn đề thi hót của chim Chích Chòe Lửa.

Chích Chòe Lửa tuy bề ngoài có dáng vẻ uyển chuyển thướt tha, nhưng cùng là giống chim háu đá và ưa gây sự. Việc hăng say “đấu võ mồm” là nghề của chúng. Người đời lợi dụng cái tính ưa tự tôn tự tại này của chúng để tổ chức thi hót mua vui.

Thường thì nhân các dịp lễ lớn hoặc trong các ngày chủ nhật, nhiều tụ điểm hay Câu Lạc Bộ chơi chim có tổ chức buổi thi hót hay thi đá của nhiều giống chim, trong đó có Chích Chòe Lửa.

Do Chích Chòe Lửa vừa đẹp lại có giọng hót hay nên những buổi thi hót của chúng đều lôi cuốn được đông đảo người xem, có khi vòng trong vòng ngoài rất là nhộn nhịp.

Ban Tổ Chức cuộc thi có nhiệm vụ thông báo ngày thi và thể lệ cuộc thi đến các nghệ nhân chơi chim một cách rộng răi và dài ngày để mọi người cùng hay biết, và có đủ thì giờ để chuẩn bị chu đáo. Thường thì thời điểm và ngày thi được Ban Tổ Chức công bố trước khoảng hơn một tháng.

Ban Tổ Chức cũng tự chỉ định thành phần Ban Giám Khảo hay còn gọi là Tổ Trọng Tài (có nơi thì do các nghệ nhân có chim dự thi tự chọn người có khả năng và hạnh kiểm tốt vào ban chấm thi này), và những vị này có nhiệm vụ công bố thể lệ cuộc thi và điều hành việc chấm thi sao cho công bằng, để cuộc thi hót được thành công tốt đẹp như ý mọi người mong muốn.

Nghệ nhân hưởng ứng cuộc thi đều có quyền gởi ít hay nhiều chim của mình đến dự thi. Trước một hai giờ cuộc thi hót mỏ màn, chim dự thi đều phải đăng ký trước với Ban Tổ Chức và mồi chim thí sinh đều nhận được một số báo danh theo thứ tự 1-2-3-4... cho đến chim dự thi cuối cùng. Những số báo danh này đều được dán trên lồng chim để Ban Giám Khảo nhìn biết mà chấm điểm.

Tất cả chim dự thi hót sau đó được chính chủ chim đem lồng treo trên những cây sào dài phía trước tầm nhìn của Ban Giám Khảo... Và thời gian thi được ấn định lâu hay mau là còn tùy ờ điều lệ của Ban Tổ Chức, nhưng thường thì khoảng nửa giờ là kết thúc.

Ban Giám Khảo thường là vài ba người đến bốn năm người, ngồi chung một bàn dài, và mỗi người với nhận xét riêng và công tâm riêng của mình dồn vào việc chấm điểm. Họ quan sát từng con chim thí sinh một, và với kinh nghiệm nhà nghề, chỉ trong năm mười phút đầu họ đã loại ra được những chim chưa đủ trình độ... và từ đó họ chỉ chú ý những chim có khả năng hơn.

Những chim bị loại được Ban Giám Khảo nêu số báo danh và chủ chim ngay sau đố phải đem chim ra ngoài phạm vi thi đấu ngay.

Cũng có trường hợp chủ chim tự động chịu thua cuộc, và họ ra hiệu xin phép Ban Giám Khảo cho mình được đem chim về (để lâu sợ chim hoảng quá mà... rót luôn), và tất nhiên Ban Giám Khảo phải đồng ý, vì thể lệ cuộc thi hót đã đề ra như vậy.

Những chim còn lại là những “anh tài xuất chúng”, chúng gân cổ hót căng với những bài bản điêu luyện, khiên mọi người có mặt đều hướng tầm nhìn vào chúng với sự trầm trồ cảm phục. Con nào hay dở người ta có thể phân biệt được dễ dàng...

Ban Giám Khảo chỉ còn việc cho điểm từng chim thí sinh một, sau khi đã cân nhắc từng li từng tí một.

Cách chấm điểm giọng Chích Chòe lửa hót đấu

Ngoài ra, Ban Giám Khảo còn chú ý đến phần vóc dáng và điệu bộ của mỗi chim thí sinh, để chấm điểm cho chuẩn xác. về vóc dáng thì chú trọng đến bộ lông chim có mướt mắt liền lặn hay không, thể hình có cân đối hay không, sức khỏe của chim như thế nào... Còn điệu bộ thì phải xem thế đứng của chim hót có thể hiện được sự tự tin, có “cao cầu rộng háng” hay không. Cao cầu rộng háng là tả thế đứng của con chim đang hót với vẻ tự tin, không hề biết e dè sợ hãi trước một đối thủ nào. “Cao cầu” có nghĩa là hai chân đứng thẳng trên cầu đậu chứ không chùn gôi. Còn “rộng háng” có nghĩa là khi hót chim cảnh đứng dạng hai chân ra, tỏ được thế đứng vững chắc, tức là thế mạnh của chim có đầy đủ sức khỏe.

Ba phần điểm: tài hót, dáng vóc và điệu bộ được Ban Giám Khảo chấm với điểm số từ 0 đến 10 điểm. Có nơi chấm từ 0 đến 100 điểm.

Cả ba số điểm này của mỗi chim thí sinh, cuối cùng được cộng lại với nhau. Và tùy theo tổng số điểm của mỗi con ra sao mà Ban Giám Khảo sắp hạng Nhất, Nhì, Ba để trao giải thưởng.

Giải thưởng cho Chích Chòe lửa hót đấu là gì?

Giải thưởng của các cuộc thi chim hót (và cả chim đá) đều do các nhà “Mạnh thường Quân” tài trợ, có khi cùng có phần đóng góp của Câu Lạc Bộ chơi chim, trích từ ngân quĩ riêng, nên giá trị của giải thường có tính tượng trưng: có khi bằng tiền mật, có khi bằng hiện vật như lồng chim, vật dụng nuôi chim, hoặc thức ăn dành cho chim...

Tuy vậy, giải vẫn có giá trị về mặt tinh thần cao quí. Những chim nhận được giải nhât, hay giải Huy chương vàng đã đem lại một phần thưởng tinh thần vô giá đối với chủ nuôi nó. Có trường hợp cả mươi năm sau người ta vẫn còn nhắc đến. Đó là những con chim có tài nghệ hết sức xuất sắc. Nuôi được con chim quí như vậy, thử hỏi ai lại không mừng và hành diện với bạn bè...

Chim được giải thường được nhiều người săn đón hỏi mua. Còn chim thua giải thì chủ chim đem về nuôi dưỡng để còn hy vọng đem ra dự thi kỳ tới.

Tiếng thì nói vậy, nhưng thực tế thì những con chim thi hót bị nằm ngoài giải phần nhiều bị chủ chim mặc cảm nên không muốn nuôi nữa. Từ một con chim tốt, chúng bị coi thường, không được đặc biệt hưỏng mức chăm sóc như trước! Người ta nghĩ rằng thà làm cái việc tập luyện cho một con chim khác còn dề hơn và có nhiều hy vọng hơn là tiếp tục nuôi dưỡng cho một con chim đã không có khả năng chứng tỏ được tài nghệ của mình... Những con chim thua đó sẽ đưực lần hồi bán tháo bán đổ, và hầu hết chúng sẽ không còn một cơ may nào nữa để thử tài nghệ...

Tiếng Chích Chòe Lửa hót giọng rừng hay Mp3

Giọng hót của chim rừng nào khác chi sắc đẹp của các loài hoa. Đã là hoa thì hoa nào cũng đẹp, dù đó là kỳ hoa dị thảo mà người đời nâng niu trồng trọt ở trong vườn, hay là cành hoa dại Trinh Nữ e ấp ở ven đường.

Mỗi giống hoa đều có một hương sắc riêng, nhưng, đẹp đến mức độ nào là còn tùy ở ý thích riêng tư của người thưởng ngoạn nó.

Giọng hót của chim cùng vậy, mỗi giống mỗi khác. Và mỗi giọng hót có cái hay đặc biệt riêng của nó. Thế nhưng, cũng tùy vào ý thích riêng, cảm nhận riêng của mỗi người mà khen giọng con chim này hay, hoặc giọng con chim khác hay...

Ở đời mỗi người mỗi ý, vì vậy mới có câu: “Bá nhân bá khấu”, có nghĩa là trăm người trăm miệng, trăm người tất nhiên có trăm ý kiến khác nhau, chưa chắc ai đã chịu đồng tình với ai.

Vì vậy cho nên trong việc nuôi chim cảnh, mới có cảnh người thích nuôi giống chim này, người lại thích nuôi giống chim khác.

Đó là ý thích riêng của mỗi người, ta không nên thắc mắc...

Chòe lửa, giọng hót hay của rừng rú

Thế nhưng, với con Chích Chòe Lửa thì hình như người nào cũng thích nuôi cả. Ngoài cái dáng đẹp của nó ra, con chim này còn có một giọng hót mang dư âm của rừng rú, khác hẳn với nhiều giống chim khác. Trong giọng hót của Chích Chòe Lửa, quí vị sẽ nghe được tiếng gió hú, tiếng mưa rào, lẫn lộn có tiếng suối reo, tiếng thác đổ... Giọng hót có lúc khoan, lúc nhặt lúc bổng lúc trầm; có khi rất khoan thai, lại có khi rất gấp gáp... khiến người nghe không hề biết chán.

Hãy lắng nghe vào lúc ban trưa, hay khi ngoài trời chuyển cơn mưa, Chích Chòe Lửa bắt đầu “đi chuyện” giọng chim như thầm thì, như chỉ hót riêng nho nhỏ cho một người nghe: nó có đặc tài chuyển đổi giọng hót, với nhiều giọng khác nhau, cơ hồ như không một lần lặp lại.

Sự tài tình đó là đo trời phú cho con chim bắt chước được giọng hót của các loài chim khác, vay mượn được những âm thanh khác lạ xảy ra trong môi trường sống hằng ngày: đó là tiêng suối reo, tiêng thác ầm ầm tuôn đổ, tiếng gió hú giữa rừng già mỗi khi trời đổ cơn giông thịnh nộ... Và nếu quí vị nuôi con chim Chích Chòe Lửa năm ba tháng hay một vài mùa, quí vị nghe nhận ra trong giọng chim hót có cả tiếng chó sủa, tiếng mèo kêu, tiếng gà mái nhảy ổ hoặc tiếng gà con kêu chíp chíp mỗi khi lạc mẹ...

Nhiều người nghe mãi nên ghiền, đến nỗi trên đầu giường treo sẩn một vài lồng Chích Chòe Lửa để nghe chim ri rả đi chuyện, ru hồn mình vào giấc ngủ trưa được êm ái hơn.

Và từ trước đến nay cũng không hiếm thây những nghệ nhân, trong đời chỉ thích nuôi mỗi một giống Chích Chòe Lửa chứ không nuôi một giống chim hót nào khác! Có người nuôi đến ba bốn chục con, tuyển lần những con nào hay thì giữ lại, ai nài nỉ giá nào cũng không chịu bán!

Về giọng hót của chim, trong giới nuôi chim có nhiều người ngộ nhận, cho rằng chim có thân mình to thì giọng hót sẽ to, chim có thân mình nhỏ, do yếu sức nên giọng hót của nó sẽ nhỏ.

Mà ý thích người đời cùng khác lạ: có người chỉ thích chim có giọng hót thật to, ngược lại có người chỉ thích chọn chim có giọng hót vừa phải.

Các âm giọng của chim Chích Chòe lửa

Không phải chim có thân mình to là giọng nó sẽ to, và chim có thân mình nhỏ giọng nó sẽ nhỏ! Giọng chim thường có ba âm chính sau đây:

- Âm Thổ: chim có giọng này thì tiếng to mà trầm (không có nghĩa là khàn) ngân vang như tiếng chiêng, tiếng cồng.

- Âm Đồng: Tiếng to mà thanh, cũng ngân vang xa.

- Âm Kim: Chim hót giọng này tiếng nhỏ, nhưng rất thanh, nghe nhẹ nhàng thanh thoát, êm tai.

Đó là ba âm chính. Ngoài ra còn có những âm phụ như Thổ pha Đồng, Thổ pha Kim, Đồng pha Thổ, Đồng pha Kim, Kim pha Thổ...

Như vậy, con chim giọng to hay nhỏ, trầm hay thanh là do ở âm giọng mà trời đã phú cho nó. Ta không thể sửa âm cho con chim, mà chỉ có thể sửa giọng khàn sang giọng thanh mà thôi. Khàn ỏ đây là do bệnh về đường hô hấp, hoặc có thể do suy yếu.

Chòe lửa hót hay do đâu?

Mặt khác, con chim hót hay hoặc hót dở có thể là do cách nuôi của mình, mà cùng có thể do bản tính trời sinh như vậy.

- Do cách nuôi: Nếu cho ăn không bổ dưỡng, chăm sóc không đúng phương pháp thì con chim dễ suy. Mà chim đã suy thì biếng hót. Mặt khác, nuôi chim mà chỉ nuôi một vài con trong nhà, lại không đưa chim đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim, thì nó đâu có cơ hội học hỏi những giọng chim khác lạ để làm vốn riêng cho mình!

Giống chim hót, bất kể giống nào cũng có tài bắt chước hay nhái giọng những con chim khác mà nó được nghe nhiều lần. Và khi nó nhập tâm được giọng mới lạ rồi, nó sẽ làm phong phú hóa cái giọng đặc thù của nỏ. Tiếng gà mái cục tác mà con chim Họa Mi hay Khướu bắt chước được, nó sẽ nhớ mãi đến ba bốn năm sau, có khi còn hơn nữa. Có điều vào những năm sau, thỉnh thoảng ta mới nghe chim lặp lại trong khi đi chuyện mà thôi, nhưng giọng thì vẫn rõ ràng...

Vì vậy, những con chim bổi bẫy được ở rừng nào thì giọng hót của nó mang âm vang vọng của khu rừng vùng ấy. Con Chích Chòe Lửa bẫy được ở Trị An có giọng hót hơi khác với chim bẫy được ở Bù Đăng, hay Chơn Thành. Một vùng có thác, có suối, một vùng quạnh quẽ chỉ có rừng già... Đó là điều ai ai cũng biết.

- Do bản tính Trời sinh: Chim cũng có con khôn con dại, cũng như người có kẻ khôn người ngu. Người khôn thì học đâu nhớ đó, nghe gì nhớ nây, lại mau mồm mau miệng. Còn người ngu thì đọc mười cuốn sách cũng không nhớ được một dòng. Nói chuyện với ai thì miệng cứ lắp bắp không nói được một câu suôn sẻ ra hồn...

Chim mà khon thì bát chước giọng chim khác một cách tài tình, vay mượn âm thanh khác lạ bên ngoài làm vốn liếng riêng tư của chính mình, khiên giọng hót càng ngày càng khởi sắc hơn, giàu âm điệu hơn. Còn con chim đã dại thi dù có tập dượt cho lắm, tài nghệ của nó cũng không tiến bộ được bao nhiêu, vì trí óc đần độn của nó không cho phép tiếp thu nhanh những âm thanh hay lạ xảy ra chung quanh.

Vì vậy, khi gặp con chim hót dở, lúc nào cũng chỉ có bấy nhiêu giọng điệu, mặc dù đă được chủ nuôi khổ công tập luyện (bằng cách cho chim dượt ở các tụ điểm chơi chim, bằng cách cho nghe băng cassette, bằng cách có chim bậc thầy kềm cặp...), thì tốt hơn hết ta nên thả chúng vào rừng để lưu truyền nòi giống, nuôi thêm chỉ tốn hao công của mà thôi!

Giọng hót của Chòe lửa có ý nghĩa gì?

Cũng như các loài chim muông khác, giọng hót của Chích Chòe Lửa cũng nhằm biểu tỏ sức mạnh của mình. Ở nơi hoang dã, mồi con chim trống mạnh khỏe được coi như là một vị lành chúa có quyền uy, tự mình cai quản một thung rừng, rộng hẹp tùy nơi, do nó phải khổ công đâu sức đến kỳ cùng để giành giựt lành địa cùa con chim cùng giông của nó. Luật rừng mạnh được yếu thua muôn đời là vậy. Một ngày nào đó do già nua sức yếu, nó cũng phải sống tha phương câu thực, sống vô gia cư, thac vô địa táng, khi không còn đủ sức giữ được vùng đất đang chiếm đóng của mình.

Vì vậy, khi còn oai, còn sức, chim trống dùng giọng hót của mình để thị oai với những chim lạ dám cả gan léo hánh đên vùng cương thổ của nỏ để ăn cắp con sâu, con bọ. Quí vị hãy nghe giọng hót con Chích Chòe Lửa trong thời kỳ căng lửa: trong làn điệu du dương bỗng nổi lên giọng “sổng” (hót như hét) có khác gì tiếng nạt nộ ra oai với kẻ thù đâu! Giọng “sổng” là giọng của con chim căng lửa: ai nghe cũng thích. Chim mà sáng cũng như trưa chỉ đi chuyện là chim chưa căng lửa.

Tóm lại, nếu nuôi được con chim hay (chim khôn), lại nuôi đúng phương pháp, tập dượt đúng kỹ thuật thì chim sẽ cho ta giọng hót hay hơn, đúng với ý muốn của mình. Trong khi đó, dù nuôi một con chim rừng (chim bổi) cho đến lúc thuần thục (chim thuộc) đi nữa mà không cho tập dượt thường xuyên, giọng của nó cũng chỉ là một điệp khúc cứ lặp đi lặp lại nghe hoài cùng phải nhàm tai, dù vẫn biết đó là giọng rừng thật sự. Như vậy, con chim hót hay hay dở một phần cũng do ở người nuôi, có chịu góp nhiều công sức để nuôi nâng và tập luyện hay không... Đổ lỗi hoàn toàn cho con chim, nhiều trường hợp đó là một lầm lẫn đáng tiếc.

Cách luyện Chích Chòe Lửa hót

Ai nuôi chim hót cũng muốn con chim của mình có giọng hót thật hay, vì mang danh là chim hót mà giọng hót không ra gì, thì dù con chim có vóc dáng đẹp đến đâu cũng không gây cho ai sự thích thú để tiếp tục nuôi nữa.

Con chim cảnh có vóc dáng đẹp mà hót không hay thì chẳng khác nào người đàn bà đẹp mà vô duyên, như hoa tươi tắn mà nhụy lại không thơm…

Như quí vị đã biết, không phải con chim nào cũng có giọng hót hay, vì vậy ngay từ khi nuôi chim con lớn lên, cũng như nuôi chim bổi, ta phải luôn luôn khắt khe với chính mình trong việc chọn lựa những con chim vừa ý mà nuôi, trong đó chú ý nhiều đến giọng hót. Những chim nào lộ nét “vô tài bất tướng” thì nên loại dần, thả vào rừng đừng tiếc. Nhiều người có tính ôm đồm, tiếc rẻ cuối cùng nên phải nuôi “báo cô” những con chim xâu, giá trị chẳng đáng là bao.

Tìm hiểu tiếng hót của Chích Chòe lửa

Chích Chòe Lửa sở dĩ có giọng hót đầy vẻ rừng rú là vì giống chim này có khả năng bắt chước nhanh được giọng hót của các loài chim khác, cùng những âm thanh đặc biệt mà nó nghe được. Chính vì vậy, trong tiếng hót của Chích Chòe Lửa mới có giọng Hòa Mi, Khướu, Hoành Hoạch, gà mái cục tác, gà con, rồi tiếng mưa rơi, tiếng suối chảy, tiếng thác đổ ầm ầm… Những âm thanh đó qua giọng hót của con chim, có khi tách bạch rõ ràng ra từng tiếng, có khi trộn lẫn vào nhau chẳng khác gì tiếng dương cầm dồn dập…

Vì vậy, nghe tiếng chim hót, ta có thể hiểu được những vùng chim đã đi qua, đã sống lại ở đó nhiều hay ít thời gian. Nếu đây là con người, thì đây là tay lịch lãm, “cơm nem đã trải, tay tranh đã từng”, tức là đã đi nhiều nơi, lưu lạc nhiều chỗ…

Chim có khả năng bắt chước cũng nhanh mà trí nhớ cũng dai. Có những con chim được nuôi gần trại gà công nghiệp, tất nhiên ngày nào nó cùng nghe tiếng gà mái cục tác tìm ổ đẻ, đem về nuôi ở thành phố đến vài năm sau, chúng ta vẫn nghe được tiếng cục tác rõ mồn một trong giọng hót của chim!

Vì vậy, chúng ta đừng ngạc nhiên khi thấy các nghệ nhân nuôi chim nhiều kinh nghiệm thỉnh thoảng “rước” con chim hót bậc thầy về dạy cho chim nhà. Hoặc là thâu băng giọng chim hót bậc thầy về phát lại cho chim nhà học giọng.

Ở các nước Tây phương, các nhà điểu học còn dùng cả kèn đồng, đờn violon, hoặc piano dạo lên cho chim nghe để bắt chước hót theo tiếng kèn, hay tiếng đờn mà chúng nghe được.

Phương pháp dượt cho Chích chòe lửa hót hay

Chính vì con chim hót có khả năng bắt chước được âm thanh lạ, nhất là âm thanh đặc trưng nổi bật chung quanh mội trường sống của nó, lại có trí nhớ dai, nên các nghệ nhân mới nghĩ đến việc tập luyện cho chim hót hay hơn.

Tất nhiên, nếu việc làm này không đem lại kết quả tốt, thì không ai lại mất công sáng nào cũng đem lồng chim đến các tụ điểm chơi chim mà tập dượt cho mất thì giờ.

Khổ nỗi con chim mà, không được đi dượt, nghĩa là chỉ nuôi ở nhà, không có dịp nghe giọng những chim khác lạ thì giọng nó chẳng khác nào một điệp khúc nghe chán ngấy. Tệ hại hơn nữa là chim trở nên biếng hót hơn.

Dượt chim có nghĩa là hằng ngày hoặc đôi ba ngày một lần ta đem chim nhà đến các tụ điểm chơi chim hay Câu Lạc Bộ chơi chim (hoặc gởi chim tại nhà một người bạn có nuôi cùng giống chim như mình, để chúng có dịp đấu hót với nhau. Thời gian dượt như vậy khoảng vài giờ là quá đủ).

Có điều xin lưu ý quí vị là đem chim đi dượt phải là chim đã thay lông xong, và chim đã thực sự căng lửa thì đi dượt mới có lợi. Ngược lại, nếu chim còn đang thay lông dang dở, sức khỏe như người đau mới mạnh thì gặp chim lạ hót căng, nó sẽ sợ hãi và “rót” luôn! Có nhiều trường hợp do sợ quá, thời gian thay lông của chim kéo dài thêm khiến sức lực con chim bị suy kiệt thảm hại!

Nếu chim chưa đủ lửa mà đem đi dượt thì phải treo lồng gần vào những chim yếu lửa hơn nó, như vậy mới có lợi. Giống chim ưa đè nhau bằng giọng hót. Con nào tỏ ra thắng thế thì hót căng hơn, mà chim nào đã tỏ ra yếu thế thì cuối cùng cũng phải… tắt giọng không dám hó hé chi nữa.

Vì vậy, khi đi dượt chim, chủ chim phải lân la gần đó để theo dõi tình trạng con chim của mình mạnh yếu ra sao. Nếu thấy nó vẫn đấu hót thì yên tâm, còn nếu thấy nó đứng trơ ra như tượng gỗ hoặc nhảy lồng loạn xạ thì phải kịp thời treo chim sang sào khác, gần những con kém lửa hơn.

Luật rừng mạnh được yếu thua, không hề có sự tương nhượng. Thú rừng lớn nhỏ nào cũng biết điều đó. Con mạnh thì cứ hiếp đáp mãi con yếu, còn con yếu thì chỉ còn cách chạy trốn để giữ mạng sống mà thôi.

Chăm sóc Chích chòe lửa đang luyện hót

Luyện cho chim hót hay cũng có nghĩa là phải biết cách cho chim ăn uống bổ dưỡng và chăm sóc chim đúng phương pháp mới được.

Muốn cho chim căng lửa thì thức ăn phải có chất’“nóng”: bột đậu phộng phải rang vàng hơn và tăng lượng sâu khô lên khoảng năm mươi phần trăm, hoặc hơn càng tốt. Sâu tươi, nhất là cào cào ngày nào cũng phải có. Được ăn bổ dưỡng như vậy con chim mới sung sức và hót hay hơn, siêng hơn.

Giống chim rất thích “ăn no tắm mát”, vì vậy, khoảng gần trưa ta nên cho chim tắm nước, một hay vài ngày một lần, để chim mát mẻ khỏe mạnh hơn. Kinh nghiệm cho thấy Chích Chòe Lửa và những chim hót khác, lâu ngày không được tắm dễ bị suỳ, và có thể dẫn đến đợt thay iông bất thường vô cùng nguy hại.

Tắm nắng cũng rất cần thiết, nhất là nắng ban mai, nhờ đó trừ được ký sinh trùng rận mạt, đồng thời giúp chim hấp thụ được sinh tố D, tránh bệnh còi xương. Nhưng tắm nắng cũng ở mức độ vừa phải mới tốt, độ 45 phút là vừa, nếu để lâu ngoài nắng chim sẽ bị hóc nắng, và cũng có thể từ đó mà suy kiệt sức lực, dẫn đến việc thay lông bất thường… Đó là những điều ta nên tránh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *