Ông bà ta ngày xưa đâu đã biết tính toán theo kiểu bây giờ, nhưng cũng khôn ngoan biết được cách “mua heo chọn nái…”, tức là biết giống dòng là điều quan trọng trong việc lưu truyền nòi giống về sau.
Muốn mua heo con về nuôi, các cụ phải xem con heo mẹ có tốt nái hay không. Heo nái tốt là heo dài đòn, nở vai, nở mông, vú đều và nhiều. Ngoài ra, nó còn khỏe mạnh, tốt nết và phàm ăn…
Muốn mua Bồ câu về gây giống cũng nên theo phương pháp đó, đừng sợ tốn công tốn của, vì xa đến mấy cũng cố tìm đến, và giá bán có cao cũng đành chấp nhận, miễn đó là chim giống tốt.
Chim giống mà tốt thì bầy con cháu sau này của chúng sẽ tốt.
Thông thường, nếu chăn nuôi trong phạm vi nhỏ vài mươi cặp Bồ câu trở lại, người ta có thể mua liền một lúc số lượng đó để làm giống, và sô Bồ câu con ra ràng sẽ đem bán ngay. Còn nếu tính đến chuyện nuôi qui mô từ vài ba trăm cặp đến hàng ngàn cặp thì chủ nuôi phải nghĩ đến chuyện gầy giống.
Để thực hiện điều này, ta phải chịu khó tìm mua Bồ câu giống nhiều nơi khác nhau, tất nhiên là phải đúng với tiêu chuẩn về thể trọng, về giống dòng mà mình mong muốn. Tự gầy giống có nhiều điều lợi :
– Khởi đầu chỉ tung số vốn ít, vì số con giống phải mua đâu cần nhiều. Thí dụ muốnnuôi ba trăm cặp, thì khởi đầu chỉ cần mua từ 50 cặp giống đến 100 cặp giống là vừa.
– Tương lai chuồng trại mình sẽ có một giống Bồ câu riêng, đúng với tiêu chuẩn ưu việt mà mình mong muốn. Đó là nhờ vào sự lai tạo các giống chim các nơi mua về.
– Tạo được đàn bồ câu trong trại có số tuổi sàn sàn như nhau, và đó là Bồ câu tơ, sinh sản được bốn, năm năm mới phải thay lứa khác.
Tính chuyện về lâu về dài thì ta nên nuôi theo cách này. Nhưng bên cạnh những điều lợi vừa kẻ lại có một trở ngại là phải mất một thời gian gầy giống khá dài, ít ra cũng một năm.
Thật ra, thời gian này cùng không đến nổi uổng phí đối với việc làm ăn qui mô rộng lớn, vì đó là giai đoạn cần thiết để xây dựng chuồng trại, vốn là công việc nhiêu khêtốn rất nhiều thời gian chứ không thể thực hiện trong một sớm một chiều mà hoàn tất được.
Ngay việc mua chim giống quí vị cũng không nên quá gấp gáp. Nay đến vùng này chọn mua một ít, tuần sau đến tỉnh khác, hay địa phương khác để chọn mua một số ít nữa, miễn sao chim giống mua về phải là thứ thật tốt. Nên hỏi han, bàn bạc với chủchim về xuất xứ cua bày chim cua họ thuộc nhừng giống gì, nước nào, chúng có nhừng ưu điếm gì… và khi quan sát tại chỗ, nên dùng kinh nghiệm bản thân của mình đế đánh giá đàn chim đó tốt Xấu ra sao rồi mới đi đến quyết định chọn mua làm giông hay không…
Ở nước ngoài, và có lẽ nước ta trong tương lai gần cũng vậy, việc mua sắm Bồ câu giống sẽ không bị vất vả nhiều trong tìm kiếm và chọn lựa, vì các Hội viên trong Hội nuôi Bồ câu với nhau sẽ “trao đổi’’ cho nhau những giống tốt mà nuôi.
Xin được nhắc lại là mua chim về gầy giống để có cả bầy đàn đúng tiêu chuẩn như mình mong ước thì phải chọn mua từ những trại chăn nuôi to lớn, có tăm tiếng, chứ dứt khoát không mua loại chim “trôi nổi” ở các chợ chim, mặc dầu giá rất rẻ.
Ông bà ta có câu “của rẻ của ôi”. Của rẻ chắc chắn là chất lượng kém sút, vì nếu là của ngon lành thì ai dại gìđi hạ giá bán cho mình ?
Bồ câu giống mà đem ra bán ở chợ hầu hết là thứ chim… bị dạt, đó là thứ “phế phẩm” nuôi chơi làm kiểng thì được, chứ nuôi cho sinh sản thì không đạt yêu cầu. Nếu là được, chứ nuôi cho sinh sản thì không đạt yêu cầu. Nếu là chim tơ thì có thể bị đèo đẹt, lúc nhỏ bị bệnh gì đó nên chậm lớn… Nếu là chim lớn thì có thể sinh sản kém, ấp dở, nuôi con dở; hoặc là chim đã đẻ được nhiều lứa rồi, già rồi…
Mặt khác, chim ở chợ thường không phải là “chim mới” mà là đã nằm ở đó nhiều ngày, đâu được người bán chăm sóc chu đáo, cho ăn đầy đủ nên dễ bịsuy… Tất nhiên, nếu nuôi ít cặp làm kiểng thì được, cứ chọn kỹ những cặp nào trông khỏe mạnh, lanh lợi thì mua. Quá lắm, quí vị đem chim về nuôi một thời gian thấy không ưng ý thì… đem ra bán lại, chịu thiệt thòi chút đỉnh.
Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chuẩn của chim khỏe mạnh để quí vị chọn mua về làm giống :
– Nếu mua chim tơ, khoảng từ ba đến năm tháng tuổi. Không nên mua chim mới ra ràng làm giống vì năm sáu tháng sau mới được hưởng lợi, mà mua chim đẻ rồi thì… không mấy tin tưởng ở khả năng sinh sản tốt của nó. Thà là mua chim lứa để về nuôi thêm một vài tháng mới đẻ thì tốt hơn.
– Những con chim năng động, không chịu đứng yên một chỗ, không bay tới bay lui thì đi qua đi lại trong chuồng. Đã thế lúc nào nó cũng tỏ ra tò mò, như cố tìm hiểu những gì đang xảy ra chung quanh nó.
– Quan sát qua bộ lông, nếu là chim khỏe mạnh thì màu lông sáng và sạch sẽ trông có ánh sắc, nhất là cườm ở chim trống. Bộ lông phải đầy đủ, khôngxơ xác, còi cọc…
– Bồ câu khỏe mạnh thì mắt lanh lợi sáng ngời. Thường thì màu mắt của Bồ câu cho thấy mối tương quan rõ rệt với màu đầu của nó. Kinh nghiệm cho thấy, con Bồ câu có bộ lông đầu màu trắng thì đôi mắt nó sẽ là màu sẫm. Một con bồ câu lông đầu không phải là màu trắng thì mắt của nó sẽ có màu đo đỏ hay vàng vàng… Tuy nhiên, cũng có một số giống không theo những “qui luật” vừa kể.
Khi nhìn đôi mắt Bồ câu thấy trong sáng “nẩy lửa” là do chứa nhiều sắc tố. Ngược lại, nếu đôi mắt màu sẫm thì chim đó thiếu sắc tố vàng, nên tất cả những gì mình trông thấy chỉ là những mạch máu.
Sự thiếu vắng sắc tố trên bề mặt của mắt có liên quan đến sự thiếu vắng của sắc tố trong viền lông chung quanh mắt. Điều này thường được thấy ở vệt lông trắng chung quanh mắt ở giống Moorhead.
Chính bộ lông chim cũng chứa sắc tố mạnh nên khi quan sát ta mới thấy bộ lông chim toàn thân có vẻ bóng láng dễ thương.
– Quí vị hãy bắt một con chim cầm trên tay để quan sát các bộ phận trên cơ thể bên ngoài của nó như đầu, mắt, mỏ, lườn, chân chẳng hạn mà trước sau thấy con chim đó ít giẫy giụa, nghĩa là không bị kích động, chịu nằm yên trong tay ta, đó là con chim thực sự khỏe mạnh.
– Tuyệt đối không nên mua chim bị mạt, bọ chét. Nếu mua thì phải diệt hết loại ký sinh này trước khi đem chúng về nơi ở mới. Bồ câu bị các loại ký sinh này tấn công thì có những lớp vảy màu trắng trên mi mắt, ở góc mỏ, ở chân, ở các móng. Nếu chúng ta vạch lớp lông chung quanh hậu môn của chim thấy có sự hiện diện lớp vảy màu trắng này là đích thị con chim đó đang bị rận mạt, hoặc bọ chét tấn công.
Chim mà bị rận mạt thì ốm yếu, thụ động, chúng ưa rỉa lông tỉa cánh, và ngay khi ngủ cũng không được yên giấc, cứ rọ rạy liên hồi…
– Con chim khỏe mạnh cũng là con chim mập mạp, trông lúc nào cũng sởn sơ, năng động. Những chim ốm yêu, vẹo lườn, vẹo đuôi nên loại bỏ.
Tóm lại, với chim nuôi làm giống ta phải cố chọn những con thực sự khỏe mạnh, béo tốt, sau khi đã nắm vững phần lý lịch dòng giống của chúng. Trong khâu chọn lựa, ta nên khắt khe với chính mình, có như vậy mới tìm được những chim thật khỏe mạnh, dòng giống tốt mà nuôi.
Nên tự nhắc nhớ một điều : ta mua chim giống là để nhờ cậy về lâu về dài ở đàn con cháu đông đúc của chúng sau này. Chính đám con cháu “hậu duệ” về sau mới thực sự là đàn chim giống thực sự của ta. Vì vậy sự sơ xuất trong khâu chọn lựa lần đầu sẽ tác hại không nhỏ đến đàn chim chủ lực trong tương lai.
Phải hiểu được điều đó mới thấy rõ ý nghĩa câu “Dục tốc bất đạt” giá trị đến mức nào! Đồng ý thì giờ là vàng bạc, nhưng tính chuyện “đốt giai đoạn” trong trường hợp này, việc gì cũng muốn gấp gáp là gặp thất bại chua cay.
Có lẽ cũng cần xin trình bày thêm là khi vận chuyển Bồ câu từ nơi mua về nhà mình, ta cũng phải hết sức cẩn thận trong khâu gìn giữ sức khỏe cho chim, nhất là con đường vận chuyển quá xa, cách xa trăm bảy chục hoặc bằng trăm cây số…
Những việc nên làm như sau:
– Dùng các loại giỏ tre, giỏ mây loại lớn, hoặc thùng gỗ, thùng cạc tông rộng rãi có nhiều lỗ thông hơi để nhốt chim.
– Dưới đáy giỏ, đáy thùng nên lót một lớp dày rơm rạ sạch sẽ và khô ráo. Tốt nhất là lót một xấp giấy báo dày để Bồ câu giống đứng êm chân, đồng thời hút ẩm và nước phân chim.
– Không được nhốt chim với mật độ cao, nghĩa là mỗi giỏ, mỗi hộp như vậy chỉ nhốt số lượng chim vừa phải, để chúng có chỗ xoay trở, có đủ không khí để thở, và tránh con nọ đè lên con kia.
– Đi đường xa không nên cho xe chạy một mạch về nhà mà phải nghỉ dọc đường từng chặng. Xe chạy được 50 cây số thì nên dừng lại nghỉ chừng 15 phút để chim nghỉ ngơi, không bị sốc.
– Đi đường xa, Bồ câu có thể đói khát, vì vậy nên tìm cách cho chúng ăn uống dọc đường (lợi dụng lúc xe ngừng nghỉ). Nên cho chim uống nước âm ẩm thì tốt hơn. Nước ấm này do nước lạnh đun sôi để nguội cho uống hay nước trà càng tốt, nếu không tiện mua được dọc đường thì tốt hơn hết nên chứa trong bình thủy rồi mang theo xe.
Nhiều người do không chú tâm đến khâu vận chuyển, nên khi về nhà có nhiều chim cảnh giống bị chết oan uổng…
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Hình ảnh cửa hàng, nông trại
Địa chỉ liên hệ:
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.