Top 12 các loại Cá Cảnh Biển đẹp – Setup hồ nuôi, thức ăn

Cá cảnh biển có hình dáng và màu sắc rất đa dạng và phong phú. Tuy vậy, cá cảnh có một điểm chung rất đơn giản, là chúng được thuần hóa để thích nghi với môi trường sống trong bể nuôi – Mội môi trường hoàn toàn khác xa với thế giới tự nhiên của chúng.

Các loại cá cảnh biển phổ biến nhất

1. Cá nẻ mặt khỉ

Đây là loại cá cảnh ở Thái Bình Dương, có màu sắc nổi bật với thân mình màu đen, viền cam trắng, đuôi màu cam, đường viền đuôi và vây màu xanh lục rất đẹp. Cá lớn có nhiều màu sắc hơn cá còn non. Bể nuôi phải rộng, đủ chỗ để cá bơi lội.

  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Achilles Tang, Red-Tailed Surgeon
  • Phân bổ: Thái Bình Dương
  • Kích thước: 25cm (10in)
  • Thức ăn: Thực vật, rau, tảo xanh, tôm bằm nhỏ, thức ăn đông lạnh
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

2. Cá mặt khỉ xanh

Một loại cá cảnh đặc biệt có màu sắc thay đổi rất đột ngột từ lúc còn non đến lúc trưởng thành. Cá còn non có màu vàng tươi với đường vệt xanh bao quanh mắt. Cá lớn hơn, đầu và thân mình màu xanh, đến khi cá trưởng thành lại hoàn toàn màu xanh.

  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Blue Tang
  • Phân bổ: Phía tây Đại Tây Dương
  • Kích thước: 30cm (12in)
  • Thức ăn: Hầu hết các loại rong, tảo
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

3. Cá đuôi gai

Do màu sắc rực rỡ đẹp đẽ nên thường được chọn nuôi để giải trí. Loại cá cảnh này màu sắc ổn định không thay đổi, có nhiều ở quần đảo Hoàng Sa. Bể nuôi đúng tiêu chuẩn và rộng rãi, cung cấp đầy đủ các thức ăn xanh. Nuôi ở bể riêng biệt, thả chung 2 con, chúng sẽ cắn nhau.

  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Powder Blue Surgeon
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương và thái Bình Dương
  • Kích thước: 25cm (10in)
  • Thức ăn: Thức ăn đông lạnh – rong, tảo thực vật
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

4. Hoàng gia bá tước đuôi én

Do dáng vẻ bên ngoài kiêu sa, Hoàng gia bá tước đuôi én có cung cách rất oai nghiêm, đường bệ. Những đường kẻ sọc trắng chạy dài trên nền đen của thân thể và đường viền trắng bao quan thân mình trông rất lạ mắt. Chỉ nên nuôi riêng biệt, vì cá cảnh còn trẻ rất hay gây sự với nhau.

  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Majestic Surgeon, Zebra Surgeon
  • Phân bổ: Hồng Hải
  • Kích thước: 25cm (10in)
  • Thức ăn: Rong tảo, thực vật
  • Nhiệt độ: 24 – 26°c (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

5. Cá mặt khỉ môi son

Là loài cá ôn hòa, hiền lành có thể nuôi chung với các loài cá cảnh khác làm tăng thêm vẻ hấp dẫn cho bể nuôi cá lớn. Phía sau đuôi có 2 gai nhọn, bén, có thể làm bạn nhức nhối nếu bắt nó không cẩn thận.

  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Lipstick Tang, Lipstick Surgeon
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 50cm (20in)
  • Thức ăn: Thức ăn đông lạnh, rong, rêu, tảo
  • Nhiệt độ: 24 – 26°c (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

6. Cá đuôi gai xanh

Là một loại cá cảnh rất dễ nhận dạng do màu xanh của thân mình và những vệt đen chạy dài, nổi bật nhất là vây đuôi cá màu vàng, ở góc đuôi có gai, có thể co lại được. Cung cấp thức ăn xanh dồi dào, đầy đủ.

  • Tên khoa học: (PARACANTHURUS HEPATUS)
  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Regal Tang, Blue Surgeon Fish
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 25cm (10in)
  • Thức ăn: Thức ăn đông lạnh, rong rêu, tảo
  • Nhiệt độ: 24 – 26°c (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

7. Cá chim ô dù mỏ chuột vàng

Cá có màu vàng rực sáng, đôi khi dễ nhầm lẫn với cá Mặt khỉ xanh (Acathurus coeruleus) khi còn nhỏ. Đây là loại cá cảnh bảo vệ lãnh thổ rất quyết liệt do đó hoặc thả chung một bầy 6 con hoặc nuôi riêng biệt 1 con trong hồ lớn.

  • Tên khoa học: ZEBRASOMA FLAVESCENS
  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Yellow Tang
  • Phân bổ: Thái Bình Dương
  • Kích thước: 20cm (8in)
  • Thức ăn: Thực vật, rong, rêu, lả
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

8. Cá mặt khỉ điện

Nhìn chung, đây là loại cá cảnh hiền hòa, không nên cho cá ăn các loài thủy sinh như giun ống hoặc cỏ chân ngỗng và trứng tôm. Chủ yếu cho chúng ăn các loại rong, tảo, thực vật. Bể bơi thông khí tốt và dòng chảy trong bể là điều kiện tốt nhất cho sức khỏe của cá.

  • Tên khoa học: ACANTHURUS GLAUCOPAREI
  • Dòng họ: Acanthuridae
  • Tên thường gọi: Gold-Rimmed Surgeon
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 20cm (8in)
  • Thức ăn: Rong, rêu, tảo
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

9. Cá bò rằn

Loài cá cảnh này rất dễ nuôi nếu chúng không hiếu chiến. Màu sắc của chúng khác nhau tùy theo vùng. Ở Ấn Độ Dương thì chúng có màu cam vàng ở đuôi, trong khi loài ở Thái Bình Dương thì đuôi lại có màu xanh lục với những tia màu cam.

  • Tên khoa học: LISTAPUS UNDULATUS
  • Dòng họ: Balistidae
  • Tên thường gọi: Undulate Triggerfish
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 15cm (6in)
  • Thức ăn: Ăn tạp
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F)
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

10. Cá bò the

Đây là loại cá cảnh bản chất rất hung hãng, dữ tợn, do vậy không nên cho chúng ăn bằng tay mà phải luôn luôn dùng kẹp gắp thức ăn. Khi lớn lên, chúng sẽ có những sợi tua nhỏ trên lưng, mỗi năm sẽ dài ra một tí. Loại cá này ăn tạp, chúng ăn được tất cả các loại thủy sinh và cá nhỏ, do vậy không nên thả chúng chung với các loại cá nhỏ khác.

  • Tên khoa học: BALISTES VETULA
  • Dòng họ: Balistidae
  • Tên thường gọi: Queen Triggerfish
  • Phân bổ: Từ Đại Tây Dương đến Ca-ri-bê
  • Kích thước: 15-20cm (6-8in)
  • Thức ăn: Ăn tạp
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F) .
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

11. Cá bò bông bi

Sở dĩ người ta gọi Bò bông bi là do dấu vết, cũng như những chấm tròn trên khắp thân mình của cá cảnh. Một số loài rất ngoan, dễ chịu, một số khác thì lại rất hung dữ. Vùng xung quanh miệng có màu vàng chói giúp chúng ta dễ xác định khả năng ăn thịt sống của chúng.

  • Tên khoa học: BALISTOIDES CONSPICULLUM
  • Dòng họ: Balistidae
  • Tên thường gọi: Clown Trigger
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 50cm (20in)
  • Thức ăn: Ăn tạp
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F) .
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

12. Cá bò xám

Trong tình trạng bị giam cầm loài cá cảnh này rất hiền hòa và có vẻ an toàn đối với các loại cá nhỏ, nhưng với các loại thủy sinh thì không. Toàn thân cá có màu nâu nhạt, các vây có màu đen được tách biệt rõ ràng với đường viền chỉ trắng trên vây lưng và vây đuôi.

  • Dòng họ: Balistidae
  • Tên thường gọi: Black-Finned Triggerfish
  • Phân bổ: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
  • Kích thước: 50cm (20in)
  • Thức ăn: Ăn tạp
  • Nhiệt độ: 24 – 26°C (75 – 79°F) .
  • pH: 8,4 Độ mặn: 1.023 – 1.027

Chức năng sinh lý của cá biển

Từ xa xưa loài cá đã xuất hiện và tồn tại trên hành tinh này cách nay khoảng 250 triệu năm, trước cả loài người. Qua quá trình chọn lọc tự nhiên, các chức năng sinh lý của cá đã phát triển tuần tự từ đơn giản đến phức tạp, để thích ứng với môi trường sinh thái mà chúng đang sinh sống.

Cá nước ngọt và cá biển

Hai yếu tố cơ bản khác nhau giữa hai loại cá này là nguồn nước và chức năng sinh lý của chúng. Cá nước ngọt sống ở môi trường nước ngọt như sông, hồ, ao, suối… Nhưng các yếu tố như lưu lượng mưa và sự bốc hơi của nưức, đã ảnh hưởng đến môi trường của cá, và như thế chúng phải nhanh chóng thay đổi chức năng sinh lý để thích nghi với điều kiện thay đổi của môi trường. Ngược lại, các rạn san hô ngầm dưới biển tương đối ổn định nên các loài cá sống ở đó không nhất thiết phải thay đổi nhiều. Có những loài cá biển không thể thích ứng được với điều kiện môi trường thay đổi, dù chỉ 1 phút cá cũng chết ngay.

Sự thẩm thấu

Cá nước ngọt có nồng độ muối trong máu cao hơn trong nước. Do đó, nước luôn luôn được hấp thụ vào cơ thể qua da. Để không bị vỡ tung ra, hang ngày cá phải thải ra những lượng nước lớn qua mang và nước tiểu.

Ngược lại, cá biển có nồng độ muối trong máu thấp hơn so với nước biển. Do hiện tượng thẩm thấu, cá bị mất nước liên tục, và chúng phải uống nhiều nước vào để bù trừ.

Vì lý do đó, mà cá nước ngọt không thể nuôi trong bể cá nước biển được.

Hồ nuôi cá cảnh biển

Nước, môi trường chung của tất cả loài cá, là thành phần chủ yếu của bể nuôi. Khi cá uống nước liên tục, sẽ thải ra một lượng rất nhỏ nước tiểu và thải lượng muối thừa qua phân. Do vậy, chúng phải tự điều chỉnh để thích hợp với điều kiện bên ngoài. Nếu độ mặn của nước bị thay đổi đột ngột, cá rất dễ bị tổn thương. Vì thế điều kiện sống trong bể nuôi phải luôn luôn giữ ổn định và nguồn nước phải luôn đạt được chất lượng cao nhất.

Chọn bể nuôi cá

Nếu nghĩ rằng mình “mới bắt đầu tập chơi cá cảnh” chỉ nên mua một bể nuôi nhỏ thôi, thì thật là sai lầm. Bạn hãy luôn luôn chọn bể nuôi lớn nhất, để bạn có thể đủ chỗ để trang trí, nhằm đáp ứng được các mặt về thẩm mỹ và chức năng.

Kích thước và hình dạng

Thông thường chất lượng nước ở bể nuôi mới không ổn định, và cá biển không thể chịu đựng được với những điều kiện biến đổi bất thường. Trong bể nuôi có kích thước lớn, điều kiện thay đổi sẽ xảy ra chậm hơn, ít bị ảnh hưởng đến cá.

Nên mua bể nuôi cá có kích thước tối thiểu là 91cm x 46cm x 46cm (36in x 18in x 18in) có nhiều hình dạng khác nhau sẵn có bán trên thị trường, nhưng có lẽ bạn nên chọn bể nuôi kiểu hình chữ nhật, vì dễ đặt . ánh sáng và làm vệ sinh hơn.

Kiểm tra chất lượng nước

Phải giữ sao cho nước càng được trong, sạch là tốt, thường xuyên kiểm tra thành phần hóa học của nước: như độ mặn, độ trung tính (pH). Nước tự nhiên có chỉ số độ mặn là 1,0; nhưng ở nước biển chỉ số độ mặn là 1,023 – 1,027. Độ pH là chỉ số đo lượng ion hydro có trong nước. pH dao động từ 0 (có tính acid) đến 14 (có tính kiềm). Nước có độ pH = 7 được gọi là nước trung tính. Hầu hết nước nuôi cá cảnh biển đòi hỏi có độ pH nằm trong khoảng 6,5 – 8,5.

Dụng cụ thử

Hiện nay ngoài thị trường có bán đầy đủ các dụng cụ để kiểm tra các thành phần hóa học trong nước dưới dạng bột, thuốc thử dạng lỏng hoặc máy đo bằng điện tử. Ngoài ra, các bạn cần phải mua thêm tỷ trọng kế để đo tỷ trọng của nước, và nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước trong bể nuôi, đây là 2 dụng cụ cần thiết trong một bể cá nước mặn.

Cách bày biện bể cá cảnh biển

Đá, san hô và các vật dụng trang trí khác đóng một vai trò hết sức quan trọng trong môi trường nuôi cá trong bể. Nó không chỉ làm tăng thêm vẻ hấp dẫn của bể cá cảnh mà còn là nơi giải trí an toàn cho cá nữa. Có nhiều loại vật dụng trang trí bể cá như: Đá, các nhánh san hô, vỏ sò…

  • Đá: Gồm các loại sỏi và đá, thường dùng các loại đá phún thạch nhân tạo, hoặc đá ong. Cả hai loại đá này có nhiều lỗ, dễ cầm nắm và ít chiếm chỗ, đá phún thạch rấtđắc nhưng chúng lại có nhiều màu sắc trông rất đẹp khi ở dưới nước,
  • Rạn san hô: Có nhiều hình dạng, kích thước và màu sắc khác nhau, ngoài ra bạn có thể nuôi thêm Hải quỳ, sơn, đá cuội, để bể nuôi thêm phong phú.
  • Vỏ sò: Đủ các loại kích cỡ và màu sắc. Các vỏ trai, vỏ ốc lớn có đủ chỗ để làm nơi ẩn nấp cho các loài cá nhỏ.
  • Các loại cây thủy sinh: Rong, rêu, tảo, cỏ chân ngỗng.

Xây dựng bể cá cảnh biển

  • Hình 1: Đặt một tấm lưới lọc vào đáy bể nuôi cá.
  • Hình 2: Đặt ống dẫn khí vào góc trong của bể.
  • Hình 3: Rải lớp cát san hô phủ lên toàn bộ đáy bể.
  • Hình 4: Dùng keo dán bộ hỗn hợp ổn nhiệt – điện trở vào thành bể.
  • Hình 5: Đặt máng đèn và . chiếu sáng.
  • Hình 6: Xếp đặt đá và san hô, trang trí lại cho đẹp sau đó cho nước vào.

Sự tương hợp trong bể nuôi

Cần thiết phải quan tâm đến tính tương hợp giữa các loài cá và các nhóm sẽ sống chung với nhau trong bể. Những tập tính về cách ăn không phải là không quan trọng. Các loài ăn thịt có thể tấn công các loài khác, còn các loài ăn cỏ thì tàn phá các cây trong bể kính. Hoặc có các loài sẽ đánh nhau khi tranh giành thức ăn, cũng có những loài cá rất ôn hòa hiền lành, nhưng sẽ tấn công quyết liệt để bảo vệ hang cũng như chỗ ẩn nấp của mình. Cá cha mẹ khi canh giữ tổ hoặc con mới đẻ cũng có hành động hung dữ như vậy. Tuy nhiên, cũng có những loại sống chung với cộng đồng rất hòa nhã, vui vẻ. Xem phần hướng dẫn các loài.

Thức ăn của cá cảnh biển

Trong các phần phân loại và hướng dẫn các loài đều đề cập đến thức ăn của cá trong tự nhiên và có phần hướng dẫn cho cá ăn loại thức ăn gì khi nuôi trong bể. Tuy nhiên, khi cho cá ăn chúng ta cũng cần lưu ý đến những đặc điểm sau:

  ,

  • Không nên cho cá ăn quá no: Chỉ nên cho cá ăn mỗi ngày 2 lần. Buổi sáng nên cho cá ăn các loại ngũ cốc, buổi chiều cho cá ăn các thức ăn đông lạnh hoặc thức ăn sống. Tùy theo loài cá, nhưng phải bảo đảm được các nhu cầu về vitamin, chất khoáng, lượng protein và glucid trong khẩu phần ăn của cá.
  • Các loại thức ăn công nghiệp: Dưới dạng khô, chế biến sẵn thành viên nhỏ, miếng mỏng, viên nén hay viên cốm. Mỗi dạng có một tác dụng khác nhau trong nước, để phù hợp với tập tính ăn mồi của những loại cá khác nhau.
  • Các loại thức ăn sống và đông lạnh: Thức ăn sống chứa nhiều thành phần dinh dưỡng. Ngoài ra còn phù hợp với đặc tính săn, bắt mồi của cá. Người ta có thể làm đông lạnh hay phơi khô các thức ăn thu được trong thiên nhiên để làm thức ăn cho cá, mà không làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng, như tôm, tép, rận nước, sò v.v…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *