Mục lục bài viết
MẬT ĐỘ – PHÂN BỐ:
Trăn là loài bò sát khá phổ biến và có mặt ở hầy khắp lãnh thổ nước ta, kể cả một số đảo lớn nằm trên biển như Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc. Nhưng do việc mở mang đô thị, các khu cư dân và công nghiệp và nhất là do việc khai hoang mở rộng diện tích đất đai canh tác nên môi trường sống của trăn ngày bịthu hẹp. Ở các tỉnh phía Bắc, chúng ta chỉ có thể tìm thấytrăn ở các tỉnh trung du và miền núi với số lượng không đáng kể. Số liệu điều tra động vật ở tỉnh Hòa Bình cho thấy hàng năm mỗi xã chỉ có thể bắt được từ 1-2 con. Ở các tỉnh phía Nam trăn còn khá phong phú ở nhiều nơi, nhất là dọc ven sông Vàm Cỏ Đông, vùng nông trường Lê Minh Xuân-Đức Hòa-Đức Huệ nối tiếp qua vùng Đồng Tháp Mười (Mộc Hóa, Đồng Tràm); vùng Đồng Xoài (Sông Bé), Ba Thê-Núi Sập (An Giang); vùng rừng tràm U Minh và rừng đước Nam Căn (Minh Hải).
Những người săn bắt trăn chuyên nghiệp vùng Đức Hòa – Đức Huệ (Long An) cho biết, trong những năm 1975 – 1976 có thể bắt được 50 – 60 con nhưng sang năm 1978 giảm xuống 20 – 30 con, thậm chí còn 5 – 10 con. Theo số liệu của Công ty xuất nhập khẩu lâm thổ sản cho biết, trong năm 1978 ba tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang và Kiên Giang đã thu mua được 11.677m da trăn. Sang năm 1979 có thêm ba tỉnh Long An, An Giang và Đồng Tháp đã nâng tổng số da xuất lên 33.293m. Cũng trong năm đó, Công ty hải sản tỉnh Tiền Giang đã thu mua được một lượng trăn sống lên tới 32.000 kg. Trong những năm 1980 – 1982 Xí nghiệp liên hợp dược tỉnh Minh Hải đã thu mua được 3 – 5 tấn trăn mỗi năm trên địa phận tỉnh nhà.
Những con số trên đây cho thấy trăn còn khá phổ biến và sản lượng khai thác trăn hàng năm là một con số đáng kể. Nhưng từ năm 1984 trở lại đây chúng ta đã không thu mua dược hay thu mua được không đáng kể da và trăn sống. Rõ ràng là trăn đã ngày càng trở nên hiếm và nguồn lợi trăn trong những năm gần đây bị giảm sút trầm trọng.
NƠI Ở:
Nơi ở thích hợp của Trăn là rừng thưa, rừng núi đá thấp và rừng cây bụi tái sinh. Trăn thích những nới râm mát, có bóng cây gần nước như bờ sông, suối, đầm, hồ.
Ở đồng bằng Nam Bộ trăn ưa sống ở những nơi hoang dã như bưng biền, đầm lầy, rừng tràm, rừng sú vẹt ngập nước, lung, bào … Nhưng nhiều khi người ta cũng phát hiện thấy trăn xâm nhập vào các khu vườn cây có người ở. Trăn không sống trong hang mà thường tìm các hốc cây, hốc đá hay bụi rậm trong các đám cỏ để trú ẩn. Đôi khi cũng gặp chúng quấn mình trên cây.
HOẠT ĐỘNG CHU KỲ NGÀY VÀ MÙA:
Cũng như nhiều loài bò sát khác, trăn là những động vật ưa ấm và ẩm, chịu được một cách dễ dàng với nhiệt độ cao về mùn hè. Ngược lại chúng rất nhạy cảm với lạnh. Chính vi vậy mà ở trăn hình thành chu kỳ hoạt động khá rõ rệt. Ở các tỉnh phía Bắc về mùa đông trăn phải tìm những nơi kín đáo để trú ẩn qua mùa đông giá rét. Còn ở đồng bằng Nam bộ, trong mùa khô trăn phải chịu rúc xuống đất hoặc vùi mình dưới cát lớp cỏ, để tránh ảnh hưởng của nóng và khô ráo. Trong suốt thời gian trú đông và trú khô, trăn nằm yên một chỗ, động tác hô hấp không trông thấy rõ ràng, quá trình trao đổi chất giảm xuống ở mức thấp nhất, và năng lượng cung cấp cho sự sống lúc này chủ yếu là do khối lượng mỡ được tích trữ vào cuối mùa thu hay cuối mùa mưa.
Người ta đã theo dõi thấy trăn Pytlion molurus là loài có khả năng chịu được biên độ giao động nhiệt khá rộng; chúng có thể phát triển tốt ở nhiệt độ 20 – 35°C và có thể tồn tại ở những nơi có nhiệt độ ngày 12 – 15°C vàbanđêmxuống tới 10°C. Trong chuồng nuôi, do việc tác động bằng các hệ thống điều hòa nhiệt độ, độ ẩm, thức ăn … nên chu kỳ hoạt động mùa của trăn không thể hiện rõ ràng.
Chu kỳ hoạt động ngày biểu hiện khá rõ nét. Trăn hoạt động chủ yếu về ban đêm còn ban ngày thường tìm những nơi kín đáo đểẩn nấp. Trong chuồng nuôi, chúng ta sẽ quan sát thấy trăn suốt ngày nằm quấn tròn thành một cục, ngủ li bì. Thời gian bắt đầu hoạt động trong ngày thay đổi và tùy thuộc vào lứa tuổi. Nói chung trăn nhỏ ra kiếm ăn sớm hơn trăn trưởng thành.
THỨC ĂN VÀ CÁCH THỨC SĂN MỒI:
Thành phần thức ăn của trăn khá đồng nhất, bao gồm chủ yếu các động vật có máu nóng như chim (bồ câu, gà, vịt,…), thú có guốc nhỏ (heo, cheo, mễn…), các loài gặm nhấm, khỉ. Đã có trường hợp trăn tấn công cả ngựa vằn và chó núi. Ngoài ra trăn còn ăn cả ếch nhái và bò sát cảnh khác. Không ít người tin rằng trăn cỏ khả năng quấn vào 2 thân cây rồi dùng thân mình tát nước như một chiếc gàu dây để bắt cá. Điều này hoàn toàn không thể xảy ra vì dễ dầu gì trăn tìm được 2 thân cây mọc gần nhau cho vừa tầm cỡ kích thước chiều dài của nó, vã lại trăn cũng không ăn cá bao giờ. Khi phân tích trên 100 dạ dày của trăn, chúng tôi nhận thấy 100% số dạ dày đều có chứa lông và xương chuột và có những dạ dày chứa tới 2 – 3 con chuột cùng một lúc. Khi nuôi và theo dõi với các loại thức ăn khác nhau, chúng tôi cũng đã xác định được chuột là loại thức ăn hợp khẩu vị nhất và giúp trăn tăng trọng mau nhất. Song có điều đặc biệt là đối với chuột xạ và chuột cống lang thì trăn có thể giết chết nhưng kiên quyết không ăn.
Quan sát một con trăn trong tư thế bắt mồi là một điều thú vị. Thông thường trăn chỉ nằm yên một chỗ để rình mồi, rấtít khi di động. Do màu sắc thích nghi với môi trường xung quanh mà trăn có thể ngụy trang rất khéo léo trước con mồi. Khi con mồi đã lọt vào tầm phục kích thì nhanh như chớp, nó phóng phần trước của thân tới để chụp lấy và sau đó dùng thân quấn chặt cho tới khi con mồi chết ngạt. Nạn nhân càng dãy dụa chống cự bao nhiêu, càng kích thích trăn xiết chặt bấy nhiêu. Chỉ vài phút sau, con vật xấu số tắt thở, khi đó trăn mới chịu nới ra, dùng lưỡi lần mò để tìm cho được phần đầu và bắt đầu nuốt. Nhờ có cấu tạo đặc biệt của hệ thống xương hàm và khả năng giản nở của da mà trăn có thể nuốt được của những con mồi có đường kính lớn hơn đường kính thân của nó. Chẳng hạn một con trăn vừa nở ra từ trứng dài 50-60cm sau một tuần lễhơn 10 ngày biết ăn đã có thể nuốt được một con chuột hay một con vịt nặng 20-30g. Khi lớn lên tới 3m, nó có thể nuốt mội con thỏ nặng 3-4kg, một con mèo hay một con gà lớn. Khi đạt tới 6m và nặng 82kg, nó có thể nuốt một con heo nặng 34kg. Thật là một kỉ lục về sự phàm ăn.
Sau khi ăn no, trăn tìm đến những nơi yên tĩnh, nằm đểtiêu hóa thức ăn. Nhờ có tác dụng mạnh của men tiêu hóa trong dạ dày mà cơ và xương được tiêu hóa hết, chỉ còn lại chất cứng (móng, lông) được thải ra ngoài. Quá trình tiêu hóa xảy ra trong vài ngày, chậm nhất là mội tuần. Tuy vậy, trong trường hựp không tìm được thức ăn, trăn cũng có khả năng nhịn đói hàng tháng. Người ta đã theo dõi trong vườn thú thấy một con trăn đất có thể nhịn đói trên 1 năm, một con nưa nhịn đói tới 2 năm rưỡi và một con trăn núi Châu Phi nhịn đói tới 2 năm 9 tháng.
Nước là một yếu tố cần thiết cho đời sống của trăn, tuy rằng nhu cầu không nhiều và thường xuyên vì lượng nước có trong thức ăn đã đủ cho nhu cầu của cơ thể. Sau khi ăn xong, trong quá trình tiêu hóa trăn cần uống nước. Những ngày nóng bức và đặc biệt khi sắp thay da trăn ưa trầm mình trong nước. Nước giúp cho quá trình lột xác mau chóng và dễ dàng hơn; thiếu nước lớp vẩy sừng thường bị sát khó bong. Vì vậy trong chuồng nuôi cần thiết phải có một chậu nước cho trăn.
SỰ SINH SẢN CỦA TRĂN:
Cúng giống như các loài trăn khác, việc phân biệt một con trăn đực với một con trăn cái thật không đơn giản vì chúng có hình dạng và màu sắc gần giống nhau, mặt khác chúng lại có cơ quan sinh sản nằm bên trong cơ thể nên rất khó nhận biệt. Phải quan sát khá tinh vi và ít nhiều có cặp mắt nhà nghề ta mới nhận thấy ở những con trăn đực thường có đuôi dài hơn và phần đầu của đuôi (nơi tiếp giáp với hậu môn) hơi phình ra, trong khi ở con cái thì hơi thắt lại. Kích thước và trọng lượng của trăn đực cũng thường nhỏ hơntrăn cái, số vẩy bụng ít hơn nhưng có đuôi dài và số lượng vẩy dưới đuôi nhiều hơn. Trăn đực còn có hai mấu cựa nằm hai bên khe huyệt trông tựa như chiếc cựa ở chân gà, có lẽ là một cơ quan dung để kích thích trăn cái khi giao phối. Trong một số trường bợp lại xuất hiện sự khác biệt về màu sắc: con đực có những hình vẽ đậm nét và sặc sở hơn; nhưng nếu hoàn toàn căn cứ vào màu sắc thường cũng không chính xác vì trăn có thể thay đổi màu sắc ít nhiều tùy thuộc vào môi trường và vùng phân bố địa lý.
Cách phân biệt trăn đực cái:
Trăn đực | Trăn cái |
– Cựa 2 bên hậu môn dài, lộ rõ ra ngoài
– Vẩy hậu môn to, chop vẩy tù – Vẩy quanh hậu môn nhỏ, xếp sít nhau – Khi ấn tay mạnh vào 2 bên huyệt thấy có cơ quan giao cấu lộ ra Cơ thể thuôn dài. |
– Cựa 2 bên hậu môn ngắn, nằm ẩn sâu trong hốc.
– Vẩy hậu môn nhỏ, chóp vẩy hơi nhọn – Vẩy quanh hậu môn to và xếp không sít nhau – Không có cơ quan giao cấu
– Cơ thể mập mạp. |
Thông thường trăn sống đơn độc. Chỉ đến mùa sinh sản những con trăn đực và trăn cái mới tìm đến nhau. Từ cờ thểcủa trăn cái tiết ra một chất có mùi đặc biệt; những con trăn đực phát hiện ra nhờ một cơ quan cảm giác đặc biệt nằm trong hóc mũi. Để thực hiện được chức năng này, chiếc lưỡi chẽ đôi của trăn đóng vai trò rất đặc biệt.Không phải chỉ có một mà có thể 5-7 trăn đực cùng lặng lẽ tìm đến bên một con trăn cái. Một cuộc “đọ sức tranh tài” sẽ xảy ra. Cuối cùng chỉ có một con đực giao phối nhưng những con đực còn lại cùng quấn lên nhau thành một cục lớn. Cuộc giao hoan kéo dài hàng giờ. Những người thợ săn gọi là trăn hội và mùa trăn giao phối là mùa trăn hội, xảy ra từ tháng 9 – tháng giêng âm lịch (đối với vùng Minh Hải). Ở các tỉnh phía Bắc có thể sớm hơn, từ khoảng 3 – 8 âm lịch. Đây cũng là thời kỳ mà trăn bị săn bắt nhiều nhất.
Sau khi giao phối khoảng 79 – 96 ngày sau trăn bắt đầu đẻ trứng. Trứngtrăn màu trắng đục, có lớp vỏ dai bao bọc bên ngoài, kích thước 7-10 cm, trọng lượng 120-130 g. Mỗi năm trăn đẻ một lứa với số lượng từ 8-60 trứng hoặc hơn. Số lượng trứng tùy thuộc vào kích thước của trăn cái, những con lớn đẻ nhiều hơn bởi vì kích thước trứng của con nhỏ và con lớn đều gần như nhau. Sau khi đẻ xong, trăn dùng thân khoanh tròn lại thành một cái ổ, bao bọc và bảo vệ lấy trứng, đầu luôn luôn nằm bên trên. Trong tư thế đó, trăn ấp khoảng 2 tháng (có thể sớm hoặc trễ hơn vài ngày) thì trăn con ra đời. Trong suốt thời gian đó, trăn hoàn toàn không ăn uống, tính tình trở nên hung dữ và thận trọng hơn. Một hiện tượng khá đặc biệt là trong quả trình ấp trứng, các cơ thân co giật liên tục làm cho thân nhiệt của nó cao hơn nhiệt độ của môi trường xung quanh 7 – 10°C.
Trăn con nở ra không cùng mội lúc, mà có thể kéo dài một tới hai ngày. Nhờ có chiếc răng sừng mà nó mổ rách vỏ trứng, thò đầu ra ngoài. Như ngỡ ngàng trước một thế giới hoàn toàn mới lạ, trăn con không bò ngay ra ngoài mà còn nằm trong trứng vài giờ như để nghe ngóng và thăm dò thế giới xung quanh. Những con trăn con ra đời, xa rời trăn mẹ ngay và thường bò xuống nước. Ít ngày sau xảy ra lần lột xác đầu tiền và khoảng 7 – 10 ngày sau khi lượng noãn hoàng của trứngcòn sót lại đã tiêu hóa hết, trăn mới bắt đầu ăn mồi. Con trăn mẹ sau một thời gian dài ấp ủ trứng, trở nên gầy rạc và kiệt sức, giờ đây không có chút quan tâm gì tới đàn con, bản năng hung dữ của nó cũng biến mất.
Không phải tất cả số lượng trứng đều nở thành trăn con mà qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy chỉ có khoảng 50%, cá biệt lên tới 80 – 90%. Số trứng còn lại, hoặc là không được thụ tinh, hoặc là phôi bị chết trong quá trình ấp và thường là những trứng đẻ sau cùng trong một lứa đẻ. Trăn con mới nở dài 50 – 60 cm, nặng 80 – 140g. Kinh nghiệm cũng cho thấy những con trăn dưới 80g thường yếu ớt và khó nuôi sống được.
LỘT XÁC:
Lột xác là một quá trình quan trọng xảy ra trong suốt đời sống của trăn cũng như ở tất cả các loài rắn khác. Theo thời gian, cơ thểtrăn ngày một lớn lên nhưng lớp vẩy sừng bên ngoài thì không lớn và cản trở sự phát triển đó, vì vậy chúng phải lột xác giống như ta thay mội chiếc áo cũ đã quáchật. Bên cạnh đó lột xác còn là quá trình “tự làm vệ sinh” vì khi lột nó sẽ loại bỏ đi các yếutố ngoại kí sinh như ve, mò, nấm mốc và các mầm bệnh ngoài da khác. Qua theo dõi, chúng tôi thấy hiện tượng lột xác ở trăn không xảy ra theo một quy luật nhất định mà phụ thuộc vào tuổi, mùa vụ, nhiệt độ và chế độ dinh dưỡng cũng như tùy thuộc vào từng cá thể một. Những con trăn non lột xác nhiều hơn trăn già và mùa hè lột xác nhiều hơn mùa đông.
Biểu hiện của sự lột xác là da có màu sậm mốc, mắt trở nên đục mờ, trăn ngừng ăn và ưa thích trầm mình dưới nước. Toàn bộ quá trình xảy ra trong vòng một đến hai tuần lễ. Trong thời gian này tính tình của trăn trở nên hung dữ, do đó trong khi chăm sóc làm vệ sinh chuồng trại ta cần thận trọng.
Sau khi lột xác xong, trăn sẽ có bộ da với màu sắc sặc sở nhất, và trong điều kiện cóánh sáng tốt, chúng ta sẽ thấy nó lấp lánh ánh kim. Biểu hiện rõ rệt nhất là ở loài trăn mắt võng (nưa). Sau một vài tuần, màu sắc trở nên sậm lại.
Xin lưu ý, có trường hợp chúng ta gặp những con trăn thường xuyên lột xác, khoảng cách giữa 2 lần lột xác rất gần nhau, đó là những con trăn bị mắc bệnh da hay do một sự biến đổi về hormol da nào đó. Hiện tượng này làm cho trăn ngày một suy yếu, do đó đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên theo dõi và có sự chăm sóc đặc biệt.
TĂNG TRƯỞNG, KÍCH THƯỚC VÀ TUỔI THỌ CỦA TRĂN:
Khác với nhiều động vật khác sẽ ngưng tăng trưởng khi đã thành thục sinh dục còn trăn (và các loài rắn) vẫn tiếp tục lớn lên trong suốt đời sống của mình mặc dù giai đoạn sau có chậm hơn. Sự gia tăng về kích thước và trọng lượng của cơ thể phụ thuộc chủ yếu vào thức ăn, nhiệt độ và ánh sáng. Chính vì vậy mà người ta nhận thấy trăn có kích thước lớn hầu như chỉ tập trung ở vùng nhiệt đới xích đạo.
Trong những năm đầu trăn lớn khá mau. Chẳng hạn một con trăn khi mới nở dài 60 cm, sau 2 tháng là 85 cm, sau 5 tháng 100cm và sau 1 năm đo được 120-130 cm. Clifford Pope, một nhà nghiên cứu về bò sát sống nhiều năm ở châu Á, khi theo dõi sự tăng trưởng của một con trăn đất mà ông ta đã nuôi trong nhiều năm, cho chúng ta những số liệu chính xác sau đây: ngày 10 tháng 2 năm 1946 đo được 102 cm, một năm sau đó đạt được 175cm, cuối tháng 9-1947 dài 251 cm, cuối tháng 5-1948 đã lên tới trên 3m. Sau đó nó bắt đầu lớn chậm lại cho tới tháng 10-1956 nó đạt được kích thước 360 cm (sau 11 năm bi giam giữ). Một tác giả khác đã nuôi con trăn mắt võng sau 9 năm đã tăng từ 2m lên hơn 5m và một con trăn núi Châu Phi sau 10 năm cũng từ l,2m lên 4,5m.
Những số liệu trên đây giúp cho ta mường tượng được phần nào tốc độ phát triển của trăn nhưng rất còn dè dặt vì không thể so sánh được tốc độ tăng trưởng một con trăn bị giam giữ trong chuồng nuôi với những con trăn ngoài thiên nhiên, nơi mà có chế độ thức ăn và các điều kiện tự nhiên khác nhau nhiều. Thông thường những con trăn nuôi mập mạp hơn.
Vậy kích thước tối đa của một con trăn là bao nhiêu? Trả lời câu hỏi này thật không dễ dàng! Một con trăn sống ít khi nào chịu nằm yên chongười ta đo đạc nó, trong khi đó những con trăn nằm trong các viện bảo tàng thường bị méo mó do tác động của con người. Người ta đã kiểm chứng gỉữa những bộ da và con vật khi còn sống, thấy mức độ sai lệch có khi tới 20% và những con trăn bắt được mà người ta cho là to lớn nhất thì chắc gì đà là những nhà vô địch trong tự nhiên vì những con trăn lớn thường sống nơi hoang da và có kinh nghiệm ẩn náu để lẩn tránh kẻ thù.
Trong họ hàng trăn cỏ hai nhà đương kim vô địch là Trăn mắt võng (Python reticulatus) và Trăn Anaconda (Eunecte nuirinus) đều có thể dài tới 10m và hơn, kế đến là trăn đất (Python molurus bivittatus) dài 8m, còn trăn đất Ấn Độ (Py- thon molurus molurus) và trăn Boa (Boa constrictor) ít khi dài tới 5m, các loài trăn còn lại đều dài không quá 4m. Trên báo chí ở khắp nơi thường xuất hiện những con số giật gân về những con trăn dài 15 – 20m. Những người thợ rừng ở U Minh cũng có kể chuyện về những con trăn to bằng chiếc khạp đựng đường… Nhưng có điều thực tế thú vị là cách đây nhiều năm Hội động vật Mỹ có treogiải thưởng 5000 đô la cho những ai bắt được một con rắn dài 10 thước. Đáng tiếc thay, giải thưởng hấp dẫn này cho tới nay vẫn chưa có người đoạt được.
Trăn có thể sống được bao nhiêu tuổi, Trước đây người ta cho rằng, tất cả các con vật có kích thước lớn đều có tuổi thọ cao. Song điều đó chỉ đúng với rùa, đặc biệt là những giống rùa khổng lồ có thể sống tới 200 tuổi. Còn cá sấu, voi vàtrăn thì không thể sống quá một đời người. Dựa vào kết quả theo dõi ở các vườn thú và của các nhà nuôi trăn lâu năm, cho thấy các loài trăn chỉ có thể sống được 30 – 40 năm.
TẬP TÍNH:
Trăn là một loài bò sát hiền lành, hoạt động chậm chạp. Khi ăn no thường nằm một chỗ để tiêu hóa, còn trong chuồng nuôi trănthường dồn đống nằm chồng chất lên nhau, Trong thời gian này trăn rất “lỳ”, dù bị trêu chọc cũng không có phản ứng gì. Cho nên nhân dân đi rừng gặp trăn lúc này bắt rất dễ dàng.
Ngược lại cũng có những lúc tính tình của trăn trở nên hung dữ, chẳng hạn khi trăn bị bỏ đói lâu ngày, khi lột xác và khi canh giữ trứng. Vì vậy khi chăm sóc làm vệ sinh chuồng trại trong những lúc này ta cần phải thận trọng. Câu chuyện trăn quấn người tuy là rất hiếm nhưng không phải là hoang đường. Wall đã ghi nhận trường hợp một em bé bị trăn ăn thịt ở Trung Hoa. Còn trong các vườn thú, không ít lần những người chăm sóc bị trăn tấn công.
Có điều đặc biệt là trăn (cũng như nhiều loại rắn khác) rất nhạy cảm với mùi thuốc lá và một số loại tinh dầu (sả, củ néng, tỏi, salyxilat de methyl…). Vì vậy trong chuồng nuôi trăn không nên có các chất này; nhưng nếu trong trường hợp bì trăn cắn, bạn chỉ việc nhét một nhúm thuốc rê (hoặc thuốc điếu) vào miệng, lập tức trăn sẽ nhả ra. Bạn chỉ cần xử lý qua vết cắn bằng các loại thuốc sát trùng (cồn, iod hoặc thuốc tím) và đừng sợ hăi vì trăn (kể cả nưa) đều không có nọc độc.
Trăn có khả năng thuần dưỡng và huấn luyện được không? Theo nguyên tắc chung thì khi muốn thuần dưỡng và huấn luyện một loài động vật nào đó, người ta thường bắt đầu từ những con vật còn nhỏ chưa trưởng thành. Và cũng như những trẻ em, các loài vật đều ưa thích sự dịu dàng, vuốt ve trìu mến. Do đó đòi hỏi người chăm sóc con vật phải thực sự yêu mến nó, hơn thế nữa phải hiểu được các đặc tính sinh học của loài và của từng cá thể.
Đối với trăn là một động vật thuộc lớp Bò sát có cấu tạo cơ thể chưa phát triển cao. Não bộ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với trọng lượng cơ thể. Hai bán cầu não và tiểu não có liên quan tới trí nhớ và các hoạt động phức tạp cũng rất nhỏ. Vì vậy ở loài trăn chưa có được trí khôn để có thể “học và nhớ” được những những gì mà người ta dạy cho nó.
Những gánh hát xiệc sơn đông, nhữngngườibánthuốccao đơn hoàn tán rong thường mang theo bên mình những con trăn và cố chứng tỏ rằng người ta có thể điều khiển được chúng. Kỳ thực dân chúng bu lại chỉ vì tính hiếu kỳ và người ta “thưởng thức” tiếng la hét cùng với những điệu bộ “dương oai múa võ” của người chủ hơn làđược xem những gì con trăn làm được: trong trạng thái ăn no, nó chỉ nằm im một chỗ.
Trong chuồng nuôi, chúng ta chỉ có thể biến một con trăn hoang dã thành một con trăn nhà bằng cách cho nó ăn no đều đặn, tiếp xúc và chăm sóc nó hàng ngày và tạo những điều kiện thuận lợi khác cho nó sinh sống.
VỀ DOGILY FARM & PETSHOP
Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái liên kết khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.
Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam (VKA)
- Thương hiệu Dogily Petshop là một trong những thương hiệu uy tín trong ngành thú cưng tại Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam (VKA) từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
- Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc liên hệ online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để được tư vấn chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.
Hình ảnh cửa hàng, nông trại
Địa chỉ liên hệ:
- 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. (Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa).
- 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
- Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
- Tiệm cà phê chó mèo thú cưng MeowGo Cafe Đà Lạt: 70/1 Pasteur, phường 4, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
- Nông trại Pet Farm Đà Lạt: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.